Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết biển và chim bói cá của bùi ngọc tân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (770.18 KB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

VÕ THỊ LIỄU

NGƠN NGỮ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
BIỂN VÀ CHIM BĨI CÁ CỦA BÙI NGỌC TẤN

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.02.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN XUÂN BÌNH

NGHỆ AN - 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình theo học ngành Ngơn ngữ học - Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Vinh và q trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, chúng tơi
đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn,
Trường Đại học Vinh. Ngồi ra, chúng tơi cịn nhận được sự động viên, khích
lệ của gia đình, bạn bè. Nhân dịp này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn các
thầy cô giáo, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ chúng tơi trong suốt quá trình học
tập và thực hiện luận văn.
Đặc biệt, chúng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo,
TS. Nguyễn Xuân Bình, người thầy đã tận tâm hướng dẫn chúng tôi thực
hiện luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, chúng tơi đã hết sức


cố gắng nhưng do khả năng có hạn nên luận văn chắc chắn khơng tránh khỏi
sai sót. Do vậy, chúng tơi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các
thầy cô giáo và các bạn.
Nghệ An, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Võ Thị Liễu


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 1
3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 6
4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu ............................................................ 6
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 6
6. Đóng góp của đề tài ................................................................................... 6
7. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................. 7
1.1. Tiểu thuyết và ngôn ngữ tiểu thuyết ....................................................... 7
1.1.1. Nhìn chung về tiểu thuyết ................................................................ 7
1.1.2. Ngơn ngữ tiểu thuyết ...................................................................... 10
1.2. Nhân vật và ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết ................................ 12
1.2.1. Nhân vật trong tiểu thuyết .............................................................. 12
1.2.2. Ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết.............................................. 14
1.3. Giới thiệu Bùi Ngọc Tấn và tiểu thuyết Biển và Chim bói cá.............. 16
1.3.1. Giới thiệu nhà văn Bùi Ngọc Tấn .................................................. 16
1.3.2. Tiểu thuyết Biển và Chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn ..................... 20
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 26

Chƣơng 2. NGÔN NGỮ ĐỘC THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT
BIỂN VÀ CHIM BĨI CÁ ............................................................................... 27
2.1. Ngơn ngữ độc thoại trong tiểu thuyết .................................................. 27
2.1.1. Khái niệm ngôn ngữ độc thoại ...................................................... 27
2.1.2. Vai trị của ngơn ngữ độc thoại trong tiểu thuyết .......................... 33
2.2. Cách tổ chức ngôn ngữ độc thoại trong tiểu thuyết Biển và
Chim bói cá .................................................................................................. 36
2.2.1. Đặc điểm các nhân vật độc thoại trong Biển và Chim bói cá ........ 36
2.2.2. Ngữ cảnh độc thoại trong Biển và Chim bói cá ............................. 38


2.3. Các bình diện ngơn ngữ trong lời độc thoại ở Biển và Chim bói cá .......... 42
2.3.1. Đặc điểm từ ngữ trong lời độc thoại .............................................. 42
2.3.2. Đặc điểm câu trong lời độc thoại ................................................... 56
2.3.3. Cấu trúc của lời độc thoại .............................................................. 59
2.4. Hiệu quả nghệ thuật trong lời độc thoại của Biển và Chim bói cá ........... 61
2.4.1. Lời độc thoại biểu hiện nội tâm, tích cách nhân vật ...................... 61
2.4.2. Lời độc thoại trong vai trò triển khai nội dung câu chuyện .......... 63
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 64
Chƣơng 3. NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT
BIỂN VÀ CHIM BĨI CÁ ............................................................................... 65
3.1. Ngơn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết .................................................... 65
3.1.1. Các quan niệm về đối thoại ............................................................ 65
3.1.2. Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết ............................................. 67
3.2. Hệ thống nhân vật trong Biển và Chim bói cá...................................... 69
3.2.1. Nhân vật văn học ............................................................................ 69
3.2.2. Hệ thống nhân vật trong Biển và Chim bói cá ............................... 70
3.3. Cách tổ chức đối thoại trong Biển và Chim bói cá ............................... 74
3.3.1. Tổ chức song thoại ......................................................................... 74
3.3.2. Tổ chức đa thoại ............................................................................. 85

3.4. Các hành động ngôn ngữ tiểu thuyết trong lời thoại nhân vật ở
Biển và Chim bói cá ..................................................................................... 92
3.4.1. Hành động trần thuật ...................................................................... 92
3.4.2. Hành động ứng xử .......................................................................... 98
3.4.3. Hành động giới thiệu .................................................................... 105
3.5. Tính cá biệt hóa trong lời thoại nhân vật ở tiểu thuyết Biển và
Chim bói cá ................................................................................................ 106
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 108
KẾT LUẬN ................................................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 111


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại vẫn đang vận động với những tìm
tịi, khám phá. Sự xuất hiện của một tác phẩm mới bao giờ cũng khiến người
đọc, nhất là giới chuyên môn quan tâm. Điều đó thể hiện sự trơng chờ vào
những thành tựu mới. Nghiên cứu các phương diện của một tiểu thuyết là tiếp
tục góp một cái nhìn, góp phần phát hiện những tín hiệu mới, những tín hiệu
nổi bật để khẳng định được những thành tựu, diện mạo của tiểu thuyết.
1.2. Bùi Ngọc Tấn là nhà văn có một số tác phẩm để lại ấn tượng khá
tốt trong lòng bạn đọc. Nghiên cứu Bùi Ngọc Tấn là góp phần làm rõ thêm
chân dung tác giả này.
1.3. Biển và Chim bói cá là tiểu thuyết được viết sau nhiều năm dừng bút
của Bùi Ngọc Tấn. Đây không phải là một tác phẩm mang đến sự bất ngờ với
những cái hay, cái lạ, những câu chuyện gây sốc hay những tìm tịi sơi nổi của tiểu
thuyết hiện đại, nhưng là một tiểu thuyết có giá trị, có nét riêng khơng thể lẫn
trong nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Nghiên cứu Biển và Chim bói cá là

góp phần nào đó cho việc nghiên cứu những vấn đề mới của tiểu thuyết.
2. Lịch sử vấn đề
Biển và Chim bói cá được nhà văn Bùi Ngọc Tấn công bố vào năm
2008, là cuốn tiểu thuyết thứ hai của nhà văn sau 20 năm ngừng bút. Tác
phẩm đánh dấu sự xuất hiện trở lại của nhà văn ở thể loại tự sự cỡ lớn và ngay
khi mới xuất hiện tác phẩm đã được bạn đọc chú ý và giới chuyên môn quan
tâm, khai thác, bình luận ở nhiều góc cạnh.
Trong bài viết Những con chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn, tác giả Châu
Diên tập trung quan tâm đến đặc trưng thể loại và đặc trưng nhân vật được thể
hiện trong tiểu thuyết này. Tác giả tổng quát nội dung bài viết: “Tiểu thuyết
Biển và Chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn có thể được nhìn dưới hai góc độ, như


2

một phóng sự dài và như một tiểu thuyết. Hoặc cũng có thể nói, đó là một
cuốn tiểu thuyết viết bởi một tay viết báo kỳ tài với văn phong báo chí điêu
luyện. Thế nhưng, như chủ đích của tác giả, đó căn bản là cuốn tiểu thuyết.
Và ta nên xem xét những đóng góp của tác phẩm này với tư cách thể loại tiểu
thuyết và đó chính là mục đích của bài viết này”. [9,tr5]
Trong bài viết Sum suê và khúc khích, tác giả Nguyễn Xuân Khánh
quan tâm nghiên cứu Biển và Chim bói cá trên nhiều bình diện và khía
cạnh khác nhau như: chi tiết, ngơn ngữ, cốt truyện, tính hư cấu, bản chất
của xã hội và con người trong tác phẩm. Tác giả chú ý đến Biển và Chim
bói cá trước hết ở việc miêu tả chi tiết. Ơng nhìn nhận đây là một điểm
mạnh của người viết. Bùi Ngọc Tấn là người nắm bắt chi tiết rất giỏi. Tác
giả đã tung sự ê hề ấy ra trước mắt người đọc và nó trở thành nỗi ám ảnh.
Đó là một thủ pháp của tiểu thuyết hiện đại. Sự sinh động hấp dẫn của cuốn
sách là ở chỗ ấy. Nguyễn Xuân Khánh cũng đánh giá cao biệt tài của Bùi
Ngọc Tấn khi làm cho văn ơng có nét riêng tếu táo, hài hước, điều này phù

hợp với môi trường ông miêu tả. Thế giới lao động, nhất là người lao động
trên biển thường ăn sóng nói gió, ưa cách nói toạc, nói thẳng, nói trắng
trợn, lắm khi rất tục tĩu. Ngôn ngữ thô ráp, suồng sã ấy đầy rẫy trong tác
phẩm. Theo Nguyễn Xuân Khánh điều chú ý trong tác phẩm là vấn đề cốt
truyện. Cốt truyện ở đây bị phá vỡ, nó lỏng lẻo. Trong nghiên cứu về nghệ
thuật của Biển và Chim bói cá, Nguyễn Xuân Khánh thấy rằng tác phẩm có
sự hư cấu nhiều. Theo ông “Thế giới hư cấu trong tác phẩm chủ yếu là Bùi
Ngọc Tấn đã sử dụng những kinh nghiệm của đời ơng lăn lộn ở đất Hải
Phịng. Chỉ riêng việc lựa chọn các chi tiết cả đời ấy cái nào bỏ, cái nào
dùng, rồi sắp xếp sao cho có nghệ thuật. Điều ấy cũng là hư cấu theo nghĩa
rộng”. [23,tr3].


3

Tác giả không dừng lại ở việc nghiên cứu nghệ thuật mà cịn đi sâu
phân tích nội dung của tác phẩm, ở vấn đề phản ánh xã hội với những ung
nhọt, như bệnh thành tích, bệnh tủ kính, bệnh giáo điều rồi cả cách dùng
người tài, người trí thức… Đây là bài nghiên cứu có tính chất khá tồn diện
và sâu sắc về nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết Biển và Chim bói cá.
Tác giả Dương Tường trong bài viết Biển và Chim bói cá đã đề cập đến
tính dứt khốt phi tuyến tính trong cấu trúc tác phẩm. Ơng cho rằng tác phẩm
khơng có cốt truyện cũng khơng có nhân vật chính. Trong bài viết này ơng đã
khái quát bức tranh xã hội trong tác phẩm: “Cuốn tiểu thuyết khoảng 500
trang bày ra hỗn độn, tung tãi những mẩu đời vụn của những người làm công
ăn lương cố sống cố chết ngoi ngóp trong nguy cơ đắm tàu. Những câu
chuyện kì cục khiến người ta vừa phì cười vừa muốn khóc. Những con người
cùn mằn tội nghiệp - nhân viên văn phòng, cạo giấy, thủy thủ…hỗn độn
những nhân vật được khắc họa sắc nét nhưng hòa trộn thành một khối vơ
dạng hình, qua đó lấp ló sự suy tàn không tránh khỏi của hệ thống”. [47,tr2].

Và ông cho rằng tác phẩm là một sử thi của sự tan rã. Đây là bài nghiên cứu
mang tính chất định hướng, mở đầu trong việc tiếp cận và nghiên cứu tiểu
thuyết Biển và Chim bói cá.
Khánh Phương trong bài viết Cái hài hước, giễu nhại trong Biển và
Chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn đã tập trung nghiên cứu cái hài hước và giễu
nhại trong tác phẩm. Ông cho rằng Biển và Chim bói cá vốn khơng phải là
tiểu thuyết hoạt kê. Vì vậy khi xem xét lối biểu đạt hài hước khơng cần thiết
phải áp đặt những tiêu chí của thể loại hoạt kê, mà hợp lý hơn là tìm hiểu
những biểu hiện, thành cơng sáng tạo của nó trong lối thể hiện đặc sắc của
toàn bộ tác phẩm. Khi nói về cái hài hước trong tác phẩm, ơng cho rằng Bùi
Ngọc Tấn đã cố tình xóa đi nhân vật trung tâm. Đây là một dụng công thi
pháp chứ không đơn thuần là vấn đề nội dung. Ông đã chỉ ra những biểu hiện


4

của cái hài hước trong tác phẩm đó là: tính chất vui nhộn, cái thậm xưng, dị
hợm đến mức gây cười sảng khối của ngơn ngữ dân gian. Thủ pháp dùng
nghịch lý, cái bất ngờ để tạo nên tính hài hước đi liền với giễu nhại là lối xây
dựng nhân vật chính yếu của tác phẩm. Ơng cho rằng “Cái hài đóng vai trị linh
hoạt và quan trọng. Trong rừng rừng chi tiết, nhấp nhơ những nhóm tỏ, nhóm
mờ, cái hài hước của Bùi Ngọc Tấn giúp xác định nhân vật mang tính chất phê
phán đến đâu, cái hài trở thành phương tiện để khắc họa cái bi, nhiều lúc bi hài
đồng thời được hiển lộ trên cơ sở cái nghịch lý, cái bất ngờ, đồng nhất với nhau
trở nên khó phân định ranh giới”. Cũng theo tác giả Khánh Phương “Biển và
Chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn là trường hợp hiếm gặp, khi tiếng cười cân bằng
và ngang hàng với cảm hứng bi thương”.[37, tr3]
Có thể nói rằng Khánh Phương là người có cơng khai mở để đi sâu vào
giọng điệu và ngôn ngữ trong tác phẩm Biển và Chim bói cá. Nhà phê bình
Phạm Xn Ngun trong một bài viết trên mạng nhận xét: “Đây là một đề

tài khó viết, nhưng đọc vẫn thấy hấp dẫn, bởi nhà văn đã có khoảng thời gian
đủ lâu để trải nghiệm, có những ngun mẫu cịn hay hơn cả hư cấu”. Với ưu
thế của người dày dặn vốn sống, Bùi Ngọc Tấn còn rất tinh tế khi thể hiện cái
nghèo, cái khổ khiến con người ta hèn đi của thời đại bấy giờ. Nhưng cái vốn
sống phong phú, tràn trề ấy lúc này lúc kia khiến nhà văn rối trí. Chi tiết quá
nhiều khiến nhà văn rối rắm, khó đọc, khó nắm bắt”.[39,tr2]
Nhà văn Phạm Xuân Nguyên đã nhấn mạnh tính chân thực trong ngịi
bút của Bùi Ngọc Tấn và sự hạn chế khi ông sử dụng quá nhiều chi tiết trong
tác phẩm. Đây cũng là bài nghiên cứu mang tính chất định hướng trong việc
tiếp cận và nghiên cứu tiểu thuyết Biển và Chim bói cá.
Tác giả Nguyễn Thanh Sơn trong một bài viết trên mạng cho rằng:
“Chi tiết rất quan trọng trong tiểu thuyết. Nhưng đưa quá nhiều chi tiết mà
chưa được tổ chức một cách chặt chẽ như Bùi Ngọc Tấn chưa hẳn là một


5

thành công, sự ngồn ngộn chi tiết khiến độc giả rất khó đọc, rất mệt để đọc
đến dịng cuối cùng”.[54,tr2]
Ngồi những đánh giá, những bài viết trên đây, một số tờ báo cũng đã
đăng tải nhiều ý kiến đánh giá, nhận xét về Biển và Chim bói cá. Báo Lao
động viết: “Câu chuyện là kết tinh vốn sống của nhà văn Bùi Ngọc Tấn trong
suốt hai mươi năm chứng kiến những chìm nổi, ngang trái của cuộc sống và
con người trong một đơn vị quốc doanh đánh cá lừng danh và cũng lắm truân
chuyên. Khắc họa nhân vật chủ yếu trên phương diện cuộc sống riêng tư, Bùi
Ngọc Tấn, qua đó tái hiện thành cơng diện mạo tinh thần của một thế hệ, một
thời đại với những bi kịch của lòng tốt, sự chân thiện chất phác, những khát
vọng đẹp đẽ trước hiện thực tàn nhẫn và lạnh lùng, vượt xa khỏi sự hình dung
về những quy phạm luân lý và ranh giới tình người. Bên cạnh mạch truyện
được trần thuật khách quan, Biển và Chim bói cá cịn tồn tại một mạch truyện

song song, đó là những dịng nhật ký về chuyến đi biển đầu tiên của cậu bé
Ngô Xuân Phong”. [57,tr1]. Đánh giá này nhấn mạnh đến việc khắc họa nhân
vật và mạch truyện trong tác phẩm. Tuy khơng có những phát hiện mới về
nghệ thuật trong tác phẩm nhưng nó góp phần nhìn nhận đúng hành trình sáng
tạo đầy gian lao, thử thách của Bùi Ngọc Tấn.
Báo Hà Nội mới viết: “Thời gian phản ánh của tiểu thuyết vào quãng
những năm tám mươi, còn "nhân vật" là một quốc doanh đánh cá trên biển.
Nói thế là vì ở tuổi ngồi 70, Bùi Ngọc Tấn cịn rất chịu làm mới mình khi sử
dụng nhiều người kể, thời gian khơng nhất thiết tuyến tính, cũng khơng đi
theo tiêu chí xây dựng nhân vật”. [43,tr2]
Những đánh giá trong bài viết này mới chỉ nêu lên một cách sơ lược
về nghệ thuật kể chuyện và thời gian sử dụng trong tác phẩm. Bài viết
chưa mang lại cái nhìn mới mẻ về nghệ thuật của tiểu thuyết Biển và
Chim bói cá.


6

Nhìn chung những bài viết về tiểu thuyết Biển và Chim bói cá vẫn cịn
ít, những đánh giá của các tác giả đối với tác phẩm này vẫn chưa thực sự đầy
đủ, việc nghiên cứu tiểu thuyết Biển và Chim bói cá vẫn cịn nhiều khoảng
trống. Tác phẩm vẫn cịn đón đợi nhiều hướng nghiên cứu mới. Tất cả bài
bình luận, bài nghiên cứu về Biển và Chim bói cá của các tác giả sẽ là tài liệu
tham khảo quý báu cho chúng tơi trong q trình hồn thành luận văn này.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Như tên đề tài đã xác định, đối tượng nghiên cứu của luận văn là Ngơn
ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Biển và Chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn.
4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu sự xuất hiện của Biển và Chim bói cá trong tiểu thuyết Việt
Nam đương đại.

Tìm hiểu ngơn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Biển và Chim bói cá.
Hiệu quả ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Biển và Chim bói cá.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng 3 phương pháp nghiên cứu cơ bản,
đó là phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích.
6. Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu một cách tương đối hệ thống đặc điểm ngôn ngữ nhân vật
trong tiểu thuyết Biển và Chim bói cá.
7. Cấu trúc luận văn
Luận văn được chia làm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học của đề tài
Chƣơng 2: Ngôn ngữ độc thoại trong tiểu thuyết Biển và Chim bói cá
Chƣơng 3: Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Biển và Chim bói cá


7

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tiểu thuyết và ngơn ngữ tiểu thuyết
1.1.1. Nhìn chung về tiểu thuyết
1.1.1.1. Sự ra đời
Tiểu thuyết ra đời muộn hơn so với các thể loại khác. Sự ra đời của nó
gắn liền với một thời kỳ lịch sử khá cao của xã hội loài người - thời kỳ hoàn
thành và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Hêghen gọi
tiểu thuyết là sử thi lịch sử hiện đại, còn Banzac gọi tiểu thuyết là tấn kịch tư
sản. Sở dĩ như vậy là bởi xã hội tư sản là xã hội của nền kinh tế thị trường và
tự do cá nhân. Chính ý thức tự do cá nhân là điều kiện chính cho tiểu thuyết ra
đời và phát triển. Hơn nữa, bản chất của tiểu thuyết là dân chủ. Vì thế, tiểu
thuyết chỉ có thể ra đời trong hồn cảnh mà ở đó dân chủ được phát huy. Sự

ra đời của tiểu thuyết gắn liền với tính dân chủ của các lễ hội văn hóa dân
gian, tương tự như lễ hội Carnaval.
1.1.1.2. Khái niệm
Tiểu thuyết (tiếng Pháp: Roman, tiếng Anh: novel, fiction), xung quanh
khái niệm tiểu thuyết, chức năng nhiệm vụ nó đảm nhận có nhiều ý kiến khác
nhau, thậm chí là trái ngược nhau.
Có thể khái qt một số định nghĩa về tiểu thuyết như sau: Hêghen gọi tiểu
thuyết là “Anh hùng ca của tầng lớp thị dân”. Tiểu thuyết được nhìn từ góc độ
kinh tế hàng hóa, nhấn mạnh đến quy mô và điều kiện của tiểu thuyết.
Bêlinxki lại gọi tiểu thuyết là sử thi của đời tư bởi “Nó miêu tả những
tình cảm, dục vọng và những biến cố thuộc đời sống riêng tư và đời sống nội
tâm của con người”. [2,tr26] Ông cho rằng tiểu thuyết là sự tái hiện thực tại
với sự thật trần trụi của nó, là xây dựng một bức tranh tồn vẹn, sinh động
và thống nhất.


8

Theo từ điển Larousse của Pháp (Grand Larousse eneyclop’edique 1964): “Tiểu thuyết là sản phẩm của trí tưởng tượng, một truyện dài bằng
văn xuôi, kể lại một cuộc phiêu lưu, nhận xét về những phong tục, mơ tả
những tính tình, những đam mê để gây hứng thú cho người đọc”. [17, 36]
Theo M.Bakhtin, tiểu thuyết là sản phẩm tinh thần tiêu biểu của thời đại
mới, nó thể hiện được tư duy văn học mới gắn với thời hiện tại. Tư duy này gắn
với một thứ triết học mới nhân bản về con người, nhìn nhận con người như một cá
thể độc lập, những cá nhân tồn tại với bản ngã của nó và trong sự đối thoại với
những bản ngã khác. Ở phương diện này, tiểu thuyết hiện ra như một thể loại đặc
biệt dân chủ. “Tiểu thuyết là thể loại ở thời hiện tại, một thể loại đang vận động
và phát triển. Nó tồn tại với tư cách như một thể loại chủ đạo của văn học hiện
đại, nó giễu nhại và thu hút các thể loại khác vào nó. Điều đó làm cho ngơn ngữ
tiểu thuyết có tính đa thanh, các lớp ngôn ngữ soi sáng và bổ sung cho nhau

(ngôn ngữ dân tộc, thổ ngữ, phương ngữ…) thiết lập nên một quan hệ mới giữa
ngôn ngữ và thế giới hiện thực”. [3,tr16]
Đời Hán bên Trung Quốc, trong sách Hán thư, Thiên Văn nghệ chí,
Ban Cố cho rằng các tiểu thuyết gia là những nhà văn và họ là: “Loại tiểu
thuyết gia xuất thân từ hạng quan nhỏ, nghe các lời nói trong các thơn cùng
ngõ hẻm khắp các nẻo đường mà viết nên”. Và Khổng Tử nói thêm: “Tuy là
con đường nhỏ, nhưng tất yếu cũng có cái có thể xem được”. Cùng thời với
Ban Cố, Hồn Đàm cũng cho rằng: “Các nhà tiểu thuyết thu nhặt những lời
nói vụn vặt, rồi dùng phép tỉ dụ, viết nên những sách ngắn, để sửa mình và
sắp xếp việc nhà, có những ngơn từ có thể xem được”.
Ở Việt Nam, từ năm 1921, tác giả Phạm Quỳnh trong bài Bàn về tiểu
thuyết đăng trên báo Nam Phong đã cho rằng: “Tiểu thuyết là một loại truyện
viết bằng văn xuôi, đặt ra để tả tình tự người khác, phong tục xã hội hay
những sự tích lạ đủ làm cho người đọc có hứng thú”.


9

Nhà văn Vũ Trọng Phụng, một cây bút hiện thực phê phán sắc sảo và
tài hoa tuyên bố: “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà
văn cùng chí hướng như tơi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời”. Rõ ràng, ngay
từ đầu thế kỉ XX, sáng tác tiểu thuyết đã đặt ra yêu cầu phản ánh cuộc sống,
phản ánh xã hội mang đầy màu sắc hiện thực, khơng lấy đề tài từ những tuồng
tích, những chuyện hoang đường, quái dị nhằm tạo nên sự ly kỳ, hấp dẫn cho
tác phẩm. Càng về sau, đề tài phản ánh trong tiểu thuyết càng được mở rộng,
các nhà văn quan tâm đến mọi vấn đề, mọi ngõ ngách của cuộc sống bề bộn
và phức tạp.
Khái Hưng, một cây bút lãng mạn trong nhóm Tự Lực văn đồn cho
rằng: “Tiểu thuyết phải gần đời, phải là đời với những lúc sướng, lúc khổ,
phải có những cái nhỏ nhen, tầm thường, cao thượng của cuộc đời, phải có

những cái đáng thương, những cái đáng buồn cười, những cái đáng bực tức…
Tiểu thuyết chỉ là tiểu thuyết, chỉ là đời”.
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi đưa ra khái niệm: “Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có
khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn khơng và thời gian.
Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh của
của thiên nhiên, đạo đức của xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp,
tái hiện nhiều tính cách đa dạng”. [20, tr42]
Trong 150 thuật ngữ văn học, tác giả Lại Nguyên Ân cho rằng: “Tiểu
thuyết là tác phẩm tự sự, trong đó trần thuật tập trung vào số phận một cá
nhân trong qua trình hình thành và phát triển của nó; sự trần thuật ở đây
được triển khai trong không gian thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền
đạt cơ cấu của nhân cách”. [2,tr36]
Như vậy, có thể thấy có nhiều quan niệm khác nhau về tiểu thuyết. Nó
là kết quả của một q trình phát triển mạnh mẽ nhận thức về tiểu thuyết.


10

Điểm chung trong các quan niệm đó là vấn đề phản ánh trong tiểu thuyết đều
xuất phát từ hiện thực cuộc sống với đầy đủ mọi cung bậc của nó. Quan niệm
đó hồn tồn đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển của tiểu thuyết hiện
đại. Khái niệm tiểu thuyết được định nghĩa dựa trên sự đối sánh với truyện ngắn
và truyện vừa - hai thể loại tương đối gần gũi với nó. Nếu như truyện ngắn, truyện
vừa chỉ có thể đề cập đến một lát cắt nhỏ, một giai đoạn nào đó của cuộc đời thì
tiểu thuyết lại có thể miêu tả một cách dàn trải những biến cố trong cuộc đời, số
phận một con người. Vì lẽ đó, tiểu thuyết có ngơn ngữ phong phú và đa dạng,
không chịu những giới hạn nhất định về dung lượng và nội dung ý nghĩa như các
thể loại khác trong ngôn ngữ văn xuôi.
Trong luận văn này, chúng tôi lấy định nghĩa của nhóm tác giả Lê Bá

Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong Từ điển thuật ngữ văn học làm
định nghĩa cơ sở dùng trong luận văn.
1.1.2. Ngôn ngữ tiểu thuyết
Tiểu thuyết là một bộ phận của văn xuôi tự sự, ra đời muộn hơn và là
thể loại mở trong sáng tác và tiếp nhận. Với dung lượng đồ sộ, tiểu thuyết bao
chứa trong nó những đặc điểm của thể loại văn học khác nhưng vẫn có những
đặc điểm riêng trong sự so sánh về mặt ngôn ngữ. Ngôn ngữ tiểu thuyết hiện
đại cũng luôn vận động và có nhiều điểm khác biệt so với các thể loại khác.
Theo nhà nghiên cứu văn học - ngôn ngữ học người Nga Bakhtin, ngơn ngữ
tiểu thuyết có thể khái quát qua một số đặc điểm sau:
1.1.2.1. Về mặt hình thức
Tiểu thuyết là một thể loại có dung lượng lớn về nội dung và ngơn từ,
nó chứa đựng tất cả mọi hình thức ngơn ngữ của các thể loại khác trong văn
xuôi nghệ thuật. Tiểu thuyết không đặt ra yêu cầu một cách quá khắt khe việc
lựa chọn và chắt lọc ngôn từ. Trong một cuốn tiểu thuyết nhà văn có thể sử
dụng nhiều kiểu câu dài, ngắn khác nhau, như câu tỉnh lược, câu mệnh lệnh,


11

câu đặc biệt… làm cho ngôn ngữ tiểu thuyết cũng trở nên linh hoạt và phong
phú. Nếu như truyện ngắn không chấp nhận ngay cả một từ không rõ nghĩa thì
tiểu thuyết sẵn sàng chấp nhận một vài từ khơng đâu, thậm chí là vài trang
trong một cuốn tiểu thuyết. Nhưng thực ra, mỗi từ ngữ, câu văn được sử dụng
trong tiểu thuyết vẫn phải đem đến một nét nghĩa nào đó, góp phần làm nên
giá trị biểu đạt chủ đề tư tưởng của toàn bộ tác phẩm, thể hiện ý đồ sáng tác
của nhà văn.
Ngôn ngữ trong tiểu thuyết cũng nói lên đặc điểm ngơn ngữ và văn hóa
thời đại. Thời trung đại, tiểu thuyết chịu sự quy định của hệ thống thi pháp
văn học trung đại mang tính ước lệ, tượng trưng,... nên ngôn ngữ dày đặc

những điển tích, điển cố, được viết theo kết cấu chương hồi… Ngày nay,
ngôn ngữ tiểu thuyết hiện đại ngày càng trở nên gần gũi với ngôn ngữ đời
thường, mang hơi thở của bộn bề cuộc sống. Các lớp từ tồn tại trong xã hội
như lớp từ tình thái, lớp từ địa phương, tục ngữ, quán ngữ… đều được các nhà
văn vận dụng vào trong sáng tác góp phần thể hiện phong cách độc đáo của
mình trong tác phẩm. Theo M. Bakhtin: “Các nhà văn lấy ngơn ngữ từ cuộc
sống, mã hóa nó để đưa vào tác phẩm văn học nói chung và tiểu thuyết nói
riêng nhằm thể hiện cách cảm nhận cuộc sống và ý đồ sáng tạo của nhà văn
và hướng tính nghệ thuật và tính thẩm mỹ cao”. [3, tr32]
1.1.2.2. Về mặt ngữ nghĩa
Ngôn ngữ tiểu thuyết phản ánh mọi mặt cuộc sống, đi sâu vào khám phá,
phản ánh đời sống tâm lý phức tạp của của cuộc sống đang tranh đấu và phát
triển từng ngày, từng giờ… Ngôn ngữ tiểu thuyết hiện đại ngày càng giản dị,
gần gũi với cuộc sống nhưng cũng uyên bác, thấm đẫm tính chất triết lý sâu
sắc. Tiểu thuyết vận dụng đầy đủ và phù hợp các biện pháp tu từ nhằm tạo ra
các tầng nghĩa cho ngôn từ, làm đậm đặc thêm q trình mã hóa tín hiệu ngơn
ngữ nghệ thuật. Càng về sau, tiểu thuyết hiện đại càng thể hiện rõ tính đa


12

thanh trong các tác phẩm. Tính đa thanh giúp cho tiểu thuyết có nhiều tầng
nghĩa, tạo dư âm trong lịng người đọc.
Tiểu thuyết có thể có những từ, những đoạn, thậm chí những trang
tưởng chừng như bị thừa, bị bỏ qua nhưng điều đó khơng có nghĩa là ngơn
ngữ tiểu thuyết có thể đi lệch nhiệm vụ của mình. Mọi yếu tố ngơn ngữ trong
tác phẩm đều góp phần thể hiện chủ đề và ý đồ sáng tạo của nhà văn và ln
hướng tới hồn thiện các tiêu chí của văn học, những giá trị chân - thiện - mỹ
và việc xây dựng các hình tượng văn học - yếu tố làm nên giá trị nghệ thuật
của tác phẩm văn học.

1.1.2.3. Về phong cách nhà văn
Ngôn ngữ tiểu thuyết thể hiện được phong cách nhà văn. Phong cách
nhà văn là kết quả của một quá trình miệt mài sáng tạo nghệ thuật, được tạo
dựng từ tính cá thể của ngơn ngữ nghệ thuật. Dựa theo khuynh hướng ưa
thích và sở trường sử dụng những loại phương tiện ngôn ngữ nào đó mà tác
giả đưa nó vào tác phẩm.
Thời trung đại, các tác giả ưa sự khuôn mẫu. Song hiện nay, trong sáng
tạo văn học, mỗi tác giả đều tạo một lối viết riêng nhằm khẳng định phong
cách hay ít nhất là cái riêng của mình trong sáng tạo văn học. Cái riêng của
nhà văn không lẫn vào bất cứ ai, trước hết là việc hình thành những đặc điểm
ngơn ngữ trong tác phẩm. Ngơn ngữ tác phẩm góp phần thể hiện phong cách
của nhà văn, là nơi để tác giả phơ diễn tài năng và vốn hiểu biết của mình về
ngôn từ, về cuộc sống. Tuỳ thuộc vào tài năng và cá tính của mỗi nhà văn mà
ngơn ngữ được sử dụng theo các cách khác nhau.
1.2. Nhân vật và ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết
1.2.1. Nhân vật trong tiểu thuyết
Một trong những thành phần quan trọng của tiểu thuyết là nhân vật.
Nhân vật là linh hồn, là yếu tố không thể thiếu trong tiểu thuyết, là chiếc cầu


13

nối giữa cuộc đời thực và chi tiết hư cấu trong tiểu thuyết. Qua thế giới nhân
vật, người đọc nhận thấy những vấn đề nhân sinh tác giả muốn truyền tải và
gửi gắm. Nhân vật tiểu thuyết chính là con người, sự vật trong tiểu thuyết do
nhà văn xây dựng nên.
Đầu tiên, nhân vật tiểu thuyết phải thấm đẫm chất vị chân thực và nóng
bỏng của đời thực. Nhà văn chỉ có thể xây dựng nhân vật tiểu thuyết bằng
chính vốn sống, sự trải nghiệm và hiểu biết để nhân vật có mối liên hệ với
cuộc đời. Nhân vật tiểu thuyết phải mang hình bóng của con người, có tác

động đến lối sống của con người. Trong phương thức xây dựng nhân vật, dù
theo quan niệm nào, phương thức nào thì nhân vật tiểu thuyết cũng bắt nguồn
từ cuộc đời thực và phải độc lập với tác giả. Nhân vật tiểu thuyết phải có đời
sống riêng, số phận riêng phù hợp với sự phát triển tính cách của nhân vật và
logic của đời sống.
Khi sáng tạo, mỗi nhà văn thường chọn một thế giới nhân vật phù hợp
với sở thích, cá tính của mình để miêu tả, thể hiện. Nhà văn Nguyễn Đình Thi
từng chia sẻ: “Vấn đề trung tâm của nghệ thuật tiểu thuyết theo tôi, là miêu tả
những con người và đường đi của họ trong xã hội. Người viết tiểu thuyết nghĩ
mọi vấn đề đều phải thông qua các nhân vật, xuất phát từ nhân vật hơn là từ
sự việc”. Cuộc sống vẫn luôn là nguồn cảm hứng khơng bao giờ cạn. Nhà văn
ln tìm thấy ở cuộc đời những chất liệu để xây dựng tác phẩm, xây dựng
nhân vật. Cho nên nhân vật tiểu thuyết vừa là sản phẩm vừa là chủ thể tác
động đến cuộc sống. Trong cuộc sống, khơng ít người lấy nhân vật tiểu thuyết
làm khuôn mẫu, làm lẽ sống. Những nhân vật lý tưởng trong tiểu thuyết đơi
lúc có sức ám ảnh lớn đối với con người ngồi cuộc đời. Nhưng khơng vì thế
mà đồng nhất nhân vật tiểu thuyết với con người ngồi cuộc đời.
Có ý kiến cho rằng nhân vật trong tác phẩm là hình ảnh của tác giả,
nhưng cũng có ý kiến ngược lại. M.Bakhtin trong cuốn Lý luận và thi pháp
tiểu thuyết cho rằng: “Tiểu thuyết khơng có những quy phạm như những thể


14

loại khác”. Nhân vật là con đẻ của nhà văn nên tất nhiên phải là hình bóng, là
hiện thân tư tưởng của nhà văn. Trong xây dựng nhân vật, nhà văn muốn nhân
vật thành nơi chở tư tưởng của mình, gửi gắm những ý tưởng của mình về đời
người và người đời. M.Bakhtin cho rằng “Bản chất tiểu thuyết không có gì đố
kỵ với tư tưởng, miễn là tư tưởng đừng thủ tiêu, đừng hút hết máu tươi và da
thịt của nhân vật để chỉ còn lại những bộ xương khơ”. [3,tr39]. Nhưng dù

nhân vật có là cái loa phát ngơn cho tư tưởng của nhà văn, thì nhân vật cũng
khơng bao giờ là hình hài của tác giả, là đồng nhất với tác giả. Nhân vật tiểu
thuyết vẫn luôn độc lập với tác giả. Khi nhà văn tạo ra nhân vật, là đã cho
nhân vật một đời sống riêng, một định mệnh riêng, từ đó nhân vật sẽ định liệu
số phận của mình.
Và đúng như nhà văn Võ Phiến khẳng định xây dựng nhân vật tiểu
thuyết chưa bao giờ là dễ dàng: “Nhân vật tiểu thuyết thuở đầu tiên là những
kẻ phi thường, hành tung gây nên kinh ngạc. Sau đó đến một thời kỳ họ là
những kẻ làm cho độc giả xúc động, thổn thức trong cõi lòng. Nhưng rồi đến
lúc độc giả tinh tế trông thấy rõ tâm lý quá thô sơ của họ, nhân vật tiểu thuyết
bèn vứt bỏ mọi huênh hoang, hạ mình xuống làm những kẻ tầm thường như
bất cứ ai ngoài đời. Nhưng tầm thường rồi lại vẫn không được yên thân. Một
thế hệ khác lại khám phá ra rằng họ chưa chân thực. Ngang tàng là giả dối,
đắm đuối là giả dối, tầm thường trong khuôn phép lại cũng giả dối. Lớp tác
giả sau này phát giác rằng phía sau cái bề mặt đúng đắn, hợp lý, phía sau cái
cuộc sống theo ước lệ xã hội đó - cái lớp vỏ rất mỏng ấy- cịn có cái thế giới
mênh mơng của sinh hoạt bản năng, của những phản ứng phi lý, kỳ quặc, vô
thường. Họ khai phá thế giới ấy và nhân vật tiểu thuyết hóa thành những kẻ
dị thường, nhảm nhí, tự mâu thuẫn”.[41, tr8]
1.2.2. Ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết
Ngơn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết là lời nói của nhân vật trong tiểu
thuyết. Ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết là phương tiện quan trọng để nhà


15

văn thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật trong tiểu thuyết đó. Trong tiểu
thuyết, nhà văn có thể cá thể hóa ngơn ngữ nhân vật bằng nhiều cách như
nhấn mạnh cách đặt câu, ghép từ, lời phát âm... để tạo nên phong cách ngôn
ngữ của nhân vật. Dù tồn tại dưới dạng nào hoặc thể hiện bằng cách nào ngôn

ngữ nhân vật bao giờ cũng đảm bảo sự kết hợp sinh động giữa cá thể và tính
khái quát, nghĩa là một mặt nhân vật có ngơn ngữ mang đặc điểm riêng, có lời
ăn tiếng nói riêng; một mặt ngôn ngữ phải phản ánh được ngôn ngữ của một
tầng lớp người nhất định, gần gũi về nghề nghiệp, tâm lý, giai cấp, trình độ
văn hóa... Ngơn ngữ nhân vật còn là phạm trù lịch sử. Với tiểu thuyết đương
đại, ngôn ngữ nhân vật trở thành một yêu cầu thẩm mỹ.
Trong tiểu thuyết, các nhà văn luôn ý thức khai thác tối đa khả năng
của ngôn ngữ nhân vật trong việc thể hiện tính cách, tâm trạng, số phận nhân
vật. Ngơn ngữ nhân vật có thể là lời nói trực tiếp thể hiện ngay trong những
đối thoại, trong những mâu thuẫn hội thoại giữa các nhân vật (ngôn ngữ đối
thoại), cũng có thể là tiếng nói tinh thần trong những độc thoại nội tâm, trong
những dòng suy nghĩ, dòng cảm xúc nhân vật trải qua (độc thoại nội tâm).
Trong đó, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật làm cho chân dung của nhân vật
hiện lên sinh động, chân thực trong sự tưởng tưởng của người đọc, vì lời nói
của nhân vật có giọng điệu như người thực ngồi đời. Cịn độc thoại nội tâm
giúp thế giới bên trong của nhân vật được khai thác tối đa, đạt đến đỉnh cao về
miêu tả tâm lý nhân vật để từ đó khắc họa tính cách nhân vật.
Với đặc trưng là tác phẩm tự sự cỡ lớn, tiểu thuyết là địa hạt thuận lợi
để nhà văn lựa chọn và xây dựng ngôn ngữ nhân vật đa dạng, phong phú.
Trong đó, có ngơn ngữ nhân vật mang đặc trưng vùng miền; ngơn ngữ mang
tính cách, vị thế xã hội của nhân vật, ngôn ngữ mang đặc trưng nghề nghiệp
của nhân vật và ngôn ngữ trong từng thời đại...
Đặc biệt, ngôn ngữ nhân vật trong các tiểu thuyết đương đại có nhiều
đổi mới, lạ hóa. Các nhà văn đã tạo nhiều cách tân trong ngôn ngữ nhân vật


16

như tâm lý hóa lời đối thoại của nhân vật, đối thoại như một cách tra vấn,
cuộc hội ngộ của nhiều kênh ngôn ngữ; tạo độc thoại nội tâm như dịng xốy

của tâm trạng, độc thoại nội tâm mang tính đối thoại; sự pha trộn các kiểu
câu, lạ hóa ngơn từ....
1.3. Giới thiệu Bùi Ngọc Tấn và tiểu thuyết Biển và Chim bói cá
1.3.1. Giới thiệu nhà văn Bùi Ngọc Tấn
1.3.1.1. Tiểu sử
Bùi Ngọc Tấn sinh ngày 3-7-1934 trong một gia đình địa chủ nhỏ tại
Câu Tử, Hợp Thành, Thủy Ngun, Hải Phịng. Bố mẹ ơng có 4 con trai, ông
là con út.
Từ năm 1945, bố mẹ ông và các anh trai ơng đã sớm tìm đến với cách
mạng. Bố ông làm chủ tịch xã khi cách mạng tháng Tám thành công và làm
chủ tịch mặt trận Liên Việt huyện Thủy Nguyên khi kháng chiến toàn quốc
bùng nổ. Năm 1947, Thủy Ngun bị qn Pháp chiếm đóng, ơng theo bố mẹ
tản cư lên Bắc Giang, Thái Nguyên và tiếp tục học văn hóa. Ơng học giỏi, thi
tiểu học, đỗ đầu liên khu Việt Bắc. Phần thưởng là một chiếc cặp da do thầy
Hoàng Ngọc Phách, nhà tiểu thuyết đầu tiên ở nước ta, lúc đó là giám đốc sở
Giáo dục Liên khu tặng. Suốt thời gian học trung học, ông ln học giỏi nhất
lớp, được học bổng tồn phần. Năm 1954, ông vào đội Thanh niên xung phong
tiếp quản thủ đô. Cuối năm 1954, hết đợt tiếp quản ông từ chối đi học kỹ thuật
ở nước ngoài, xin về làm phóng viên tại báo Tiền Phong, cơ quan của Trung
ương Đồn Thanh niên Lao động Việt Nam … Ơng bắt đầu viết văn, viết báo
từ năm 1954. Khi mới ngoài 20 tuổi, Bùi Ngọc Tấn đã có sáng tác in ở các
nhà xuất bản Văn học, Lao động, Thanh niên, Phổ thơng…. Trước khi viết văn,
ơng là phóng viên báo Tiền Phong ở Hà Nội, với bút danh Tân Sắc.
Cuối năm 1959 ơng chuyển về báo Hải Phịng, thành phố quê hương,
thâm nhập công nông để “viết tác phẩm của đời mình”. Từ tháng 5/1975, ơng


17

làm việc tại Quốc doanh đánh cá Hạ Long, đến tháng 5/1995, ơng nghỉ hưu.

Tìm hiểu về tiểu sử của Bùi Ngọc Tấn, cho thấy ơng là người có lịng đam mê
đọc thơ văn từ nhỏ, lớn lên lại tham gia viết báo, viết văn từ rất sớm đã tạo
nền tảng vun đắp cho những thành công không nhỏ sau này của ông.
Những năm tháng sống và làm việc tại Quốc doanh đánh cá Hạ Long,
chứng kiến những đổi thay tại quốc doanh này là cơ sở để ông viết nên tiểu
thuyết Biển và Chim bói cá - một tác phẩm có giá trị về nội dung và hình
thức. Tác phẩm khẳng định vị trí của Bùi Ngọc Tấn sau 20 năm ngừng bút.
1.3.1.2. Hành trình sáng tạo
Sau khi ở rừng núi chiến khu Việt Bắc về tiếp quản thủ đô Hà Nội, Bùi
Ngọc Tấn về làm việc tại báo Tiền Phong, với bút danh Tân Sắc. Thời kỳ này
ông được đi nhiều xuống nơng thơn, cơng trường, xí nghiệp để viết những bài
báo phản ánh công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc mới giải
phóng. Nhưng Bùi Ngọc Tấn vẫn mơ ước được trở về thành phố quê hương
để sống và viết về mảnh đất nơi ông sinh ra, để hy vọng có “một tác phẩm của
đời mình”. Ngồi viết báo, phóng sự, bút ký làm trường ca phản ánh cuộc
chiến đấu anh dũng của quân và dân thành phố chống chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mỹ, ơng cịn viết sách.
Các tác phẩm: Mùa cưới, Ngày và đêm trên Vịnh Bái Tử Long, Đêm
tháng 10, Người gác đèn cửa Nam Triệu, Nhật ký xi măng, Nhằm thẳng quân
thù mà bắn… lần lượt đến với độc giả.
Bùi Ngọc Tấn bắt đầu viết văn từ năm 1954 khi ơng trịn 20 tuổi.
Truyện ngắn đầu tay gửi dự thi báo Văn nghệ - Chị Trúc - được Tô Hồi đánh
giá cao.
Cuộc đời viết văn của ơng chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất: Từ
năm 1954 tới tháng 11/1968. Những sáng tác giai đoạn này chủ yếu là truyện
ngắn, ca ngợi con người mới, cuộc sống mới, ca ngợi Đảng. Bùi Ngọc Tấn đã


18


thể hiện niềm tin về hiện thực xã hội chủ nghĩa, mô tả cuộc sống dưới sự lãnh
đạo của Đảng, đang phát triển đi lên.
Giai đoạn thứ hai: từ 1990 tới nay. Giai đoạn này đánh dấu sự già dặn
trong bút pháp của ơng qua hàng loạt tập sách có giá trị. Tập sách đầu tiên
được in là tập hồi ký "Một thời để mất" xuất bản năm 1995, viết về nhà văn
Nguyên Hồng và thế hệ viết văn của ông. Từ đó đến nay, Bùi Ngọc Tấn đã
xuất bản các tập sách: Nguyên Hồng thời đã mất (1993), Một thời để mất
(1995), Những người rách việc (truyện ngắn - 1996), Một ngày dài đằng đẵng
(truyện ngắn - 1999), Rừng xưa xanh lá (chân dung văn học - 2004), Biển và
Chim bói cá (tiểu thuyết - 2009), Người chăn kiến (truyện ngắn - 2010). Các
tập sách này đều đã được tái bản nhiều lần. Ngoài những cuốn đã in, Bùi Ngọc
Tấn cịn tích cóp vốn sống, kỷ niệm với mảnh đất, con người thành phố nơi ông
sinh sống để viết nên hàng nghìn trang bản thảo với nhiều cảm xúc, tâm huyết và
hy vọng…Với Bùi Ngọc Tấn nghề văn như là cái nghiệp, nó cứ thơi thúc ơng
cầm bút và viết.
Viết về bạn bè là một đề tài được Bùi Ngọc Tấn hết sức quan tâm.
Nguyên Hồng là một người anh của nghiệp văn, một người bạn vong niên,
cuốn Một thời để mất là một trong những hồi ức xuất sắc nhất viết về nhà văn
lớn Nguyên Hồng.
Bên cạnh những tác phẩm dài hơi, Bùi Ngọc Tấn còn sáng tác một loạt
truyện ngắn: Người chăn kiến, Cún, Người ở cực bên kia, Trung sĩ, Đồng
hương… Hầu hết các tác phẩm của ơng viết về những con người bình thường
với sự trân trọng, thương xót.
Truyện ngắn của ơng được ơng tập hợp trong hai cuốn: Những người rách
việc và Một ngày dài đằng đẵng. Tác phẩm nào của ông cũng xúc động và nổi bật
với cái chất hóm hỉnh đơi khi trào lộng rất riêng không giống ai.


19


Nhìn một cách khái qt đóng góp của Bùi Ngọc Tấn cho nền văn học Việt
Nam có ý nghĩa lớn phải kể đến các tiểu thuyết. Sự lựa chọn thể loại tiểu thuyết
nơi Bùi Ngọc Tấn là một sự lựa chọn độc sáng. Với tiểu thuyết, nhà văn đã tung
hoành, sống nhiều cái tơi, đứng trên mn vàn khía cạnh để rọi những lăng kính
khác vào cuộc đời.... Một Bùi Ngọc Tấn luôn bao dung, lạc quan, tin tưởng và yêu
thương con người.
1.3.1.3. Quan niệm về nghệ thuật
Bùi Ngọc Tấn bắt đầu sự nghiệp bằng thể loại truyện ngắn và thực sự
nổi lên bằng tiểu thuyết. Ơng khơng phải là nhà văn hiện thực lớn, không phải
là nhà viết tiểu thuyết vĩ đại, một nhà nhân đạo chủ nghĩa tiêu biểu nhưng
sáng tác của ông đã vượt qua những thử thách của thời gian, của số phận,
càng thử thách lại càng ngời sáng. Khơng có những tác phẩm với số lượng đồ
sộ nhưng với hàng loạt truyện ngắn: Cún, Người chăn kiến, Khói…và tiểu
Biển và Chim bói cá…Bùi Ngọc Tấn đã bộc lộ được ý nghĩa hiện thực sâu
sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện.
Cả một đời, Bùi Ngọc Tấn luôn tâm niệm “Với tôi, văn chương thuộc
về những kẻ yếu, những người tầng đáy, những người chịu đựng lịch sử. Văn
chương không có chức năng lên án, có chăng chỉ nói lên thân phận con
người”. Quan niệm về văn chương của Bùi Ngọc Tấn tiến bộ và thấm đẫm
tinh thần nhân văn. Ông viết văn là để thấu hiểu, đồng cảm với những con
người nghèo khổ, dưới đáy xã hội.
Bùi Ngọc Tấn cả một đời hi sinh cho nghệ thuật, ông luôn dành mọi
tâm huyết cho đứa con tinh thần của mình. Ông ghét lối viết dối trá, xa rời
hiện thực. Bùi Ngọc Tấn quan niệm về nghệ thuật “Chỉ có viết thật, thật với
lịng mình. Người ta khơng thể lảng tránh sự thật, và tôi chấp nhận”. Bùi
Ngọc Tấn viết văn trầm tĩnh và đơn hậu, đó là kết quả của sự kết hợp bản tính
người và trải nghiệm đời nơi ơng. Ơng đưa lại cho người đọc những dịng văn


20


tự nhiên dung dị, hóm hỉnh, chất phác, đầy tình người. Một giọng văn làm
người đọc hiểu ông, tin ông, đồng cảm với ơng.
Một nhà văn có kinh nghiệm lâu năm, đi nhiều, viết nhiều, trải nghiệm
qua nhiều mảnh đất nên Bùi Ngọc Tấn thấm thía về nghề viết văn. Theo ông
nghề viết là “một sự lao động cực nhọc”. Cái cực nhọc đó thể hiện ở chỗ để
có một tác phẩm chống chọi được với thời gian, đòi hỏi nhà văn phải có tài,
có trách nhiệm với ngịi bút của mình, hiểu sâu sắc những gì mình viết và nhất
định khơng uốn cong ngịi bút, cũng như khơng mong được in và được trao
giải thưởng.
Suy nghĩ về nghề văn ông viết: “Với tôi, mỗi lần ngồi vào bàn viết là
một lần tơi tốt hơn lên bởi lúc đó tơi gạt hết mọi ưu tư phiền muộn, thanh lọc
mình khỏi những vướng mắc, những ham muốn của cuộc đời thường nhật, sao
cho sát gần với Chân - Thiện - Mỹ để đắm mình vào những dịng chữ, một
cơng việc tơi gọi là “Dọn mình đối thoại với vơ cùng”.
Ơng quan niệm nghề viết: “Phải hịa nhập vào cuộc sống thì anh mới
có thể viết được. Phải biết vui cái vui, buồn cái buồn của cuộc đời thì anh
mới có thể cầm bút”. Đó là một sự trải nghiệm, và đó cũng là một chân lý.
Nếu một nhà văn khơng hịa mình vào cuộc sống, khơng hiểu được cuộc sống
thì khơng thể viết nên một tác phẩm đích thực. Suốt cuộc đời Bùi Ngọc Tấn
sống như thế, sáng tác như thế với hệ thống quan điểm sáng tác nêu trên.
1.3.2. Tiểu thuyết Biển và Chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn
1.3.2.1. Biển và Chim bói cá - Hồi ức của nhà văn về một quãng sống
đáng nhớ
Biển và Chim bói cá là kết tinh vốn sống của tác giả trong suốt hai
mươi năm chứng kiến những chìm nổi, ngang trái của cuộc sống và con người
trong một đơn vị quốc doanh đánh cá lừng danh lúc bấy giờ. Tác phẩm kể lại
những câu chuyện về đêm trước giai đoạn đổi mới của một liên hiệp đánh cá



21

biển Đơng đầy thành tích nhưng cũng lắm cơ hội tha hóa, nhiều nhân văn
nhưng cũng khơng ít lưu manh. Bên dưới những câu chuyện, cuộc đời là
những đợt sóng ngầm của một thời kỳ dữ dội và cũng đầy khắc khoải. Cái
khơng khí, tinh thần quốc doanh đầy khẩu hiệu thi đua nhưng ẩn sau rất nhiều
góc khuất: từ chuyện buôn lậu vài ký đá lửa từ Trung Quốc đến chuyện “khai
phá” con đường nhập lậu điện tử gia dụng, từ chuyện mua chuộc hải quan,
những vụ thanh toán lẫn nhau theo luật rừng trên biển… như chuyện vừa mới
xảy ra. Có lẽ với sự am hiểu vốn sống của một thời kỳ từng là nhân viên
quốc doanh đánh cá Hạ Long (1975 -1995), Bùi Ngọc Tấn muốn lật lại ký
ức về một thời kỳ, một bối cảnh nhỏ đặt trong tương quan bối cảnh lớn của
dân tộc, thời đại đầy biến động ngấm ngầm và dữ dội mà mình đã sống qua.
Bản thân nhà văn cũng thừa nhận, ngay từ những ngày đầu còn lênh đênh
đánh cá trên biển, ông đã tự nhủ, đây sẽ là mảnh đất phì nhiêu để ơng canh
tác. “Tơi nghĩ thế nào cũng phải viết”, ơng nói và đã viết, trải rộng trên tất
cả những gì mắt thấy tai nghe và ghim sâu những trăn trở của bao nhiêu năm
tháng chiêm nghiệm.
Với ưu thế của một người dày dạn vốn sống, Bùi Ngọc Tấn rất tinh tế
khi thể hiện cái nghèo, cái khổ khiến con người ta hèn đi của thời đoạn bấy
giờ. Ơng khơng bình luận, chỉ thản nhiên tả những chi tiết rất thực: “Khi
thuyền trưởng đem bia và nước ngọt ra mời, anh đã làm ra vẻ rất tự nhiên,
cười rất vô tư và khảng khái: “Hôm nay bị đầy hơi, chỉ xin thuyền trưởng
chén trà thơi. Cịn cái này xin phép thuyền trưởng mang về, lúc khác uống.
Thực ra có phải bụng dạ làm sao đâu. Mà nó nằm trong kế hoạch của anh.
Phải đem được ít nhất một lon bia, một lon nước ngọt về cho mẹ, anh Vận và
lũ cháu... Anh mở lon nước ngọt, rót ra cốc. Cả nhà trịn mắt nhìn những bọt
nước thẫm màu nảy lên lách tách như mưa trong cốc. Mẹ uống một ngụm. Mẹ
bảo ngon rồi đưa cho cả nhà nếm mỗi người một ngụm…”



×