Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Kinh tế nông trường quốc doanh 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
_______________________________________

NGUYỄN THỊ LIẾU

KINH TẾ NÔNG TRƢỜNG
QUỐC DOANH 3/2 (QUỲ HỢP, NGHỆ AN)
TỪ 1958 ĐẾN NĂM 1985

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGHỆ AN - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
_______________________________________

NGUYỄN THỊ LIẾU

KINH TẾ NÔNG TRƢỜNG
QUỐC DOANH 3/2 (QUỲ HỢP, NGHỆ AN)
TỪ 1958 ĐẾN NĂM 1985

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG VĂN

NGHỆ AN - 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Kinh tế nông trường Quốc doanh
3/2 (Quỳ Hợp, Nghệ An) từ 1958 đến năm 1985”, tác giả vô cùng biết ơn
PGS.TS Nguyễn Trọng Văn - ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn và nhiệt tình giúp
đỡ trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài.
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy, cô giáo khoa Sau
Đại học và khoa Lịch Sử Trƣờng Đại Học Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi
trong quá trình tác giả thực hiện luận văn. Đặc biệt là sự quan tâm, động viên,
khu 28 yến khích của PGS.TS Nguyễn Trọng Văn trong việc nghiên cứu đề
tài này.
Qua đây, tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám
đốc, cán bộ, công nhân nơng trƣờng Quốc doanh 3/2 đã nhiệt tình cung cấp
cho tác giả những tƣ liệu hết sức quan trọng để thực hiện đề tài.
Tác giả cũng xin cảm ơn đến cán bộ, nhân viên làm việc tại Trung tâm
lƣu trữ Quốc gia III, Thƣ viện tỉnh Nghệ An, Trung tâm lƣu trữ tỉnh Nghệ
An, Trung tâm thƣ viện Nguyễn Thúc Hào đã tạo mọi điều kiện để tác giả thu
thập tài liệu nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè
thân thiết đã ln tạo mọi điều kiện động viên, giúp đỡ mọi mặt để tác giả
hoàn thành luận văn.

Tác giả

Nguyễn Thị Liếu



MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
NỘI DUNG ....................................................................................................... 9
CHƢƠNG 1. SỰ RA ĐỜI CỦA NÔNG TRƢỜNG QUỐC DOANH 3/2 Ở
HUYỆN QUỲ HỢP .......................................................................................... 9
1.1 Điều kiện tự nhiên, dân cƣ và lịch sử huyện Quỳ Hợp ............................... 9
1.1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên ............................................................. 9
1.1.2 Dân cƣ .................................................................................................... 11
1.1.3 Lịch sử .................................................................................................... 13
1.2 Hoạt động khai thác đồn điền của ngƣời Pháp ở Nghệ An....................... 15
1.2.1 Khái quát quá trình thực dân Pháp xâm lƣợc nƣớc ta............................ 15
1.2.2 Thực dân Pháp đánh chiếm và bình định Nghệ An ............................... 16
1.2.3 Quá trình thiết lập và khai thác đồn điền của thực dân Pháp ở miền Tây
Nghệ An .......................................................................................................... 17
1.3 Chính sách phát triển kinh tế nơng trƣờng của Đảng Cộng Sản
Việt Nam ........................................................................................................ 24
1.3.1 Các đồn điền của Phủ Quỳ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 ............ 24
1.3.2 Chủ trƣơng phát triển kinh tế nông trƣờng của Đảng ta từ sau năm 1954 ... 26
1.3.3 Sự ra đời, phát triển của nông trƣờng Quốc doanh 3/2 .......................... 31
1.3.4 Phƣơng thức quản lý và lực lƣợng lao động trong nông trƣờng............ 33
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 35
CHƢƠNG 2. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH CỦA NÔNG
TRƢỜNG QUỐC DOANH 3/2 TỪ NĂM 1958 ĐẾN NĂM 1985 ............... 36
2.1. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của nông trƣờng Quốc doanh 3/2 ở
huyện Quỳ hợp từ năm 1958 đến năm 1965 ................................................... 36



2.1.1 Tổ chức sản xuất và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1958 1965)................................................................................................................ 36
2.1.2 Hoạt động kinh doanh của nông trƣờng................................................. 43
2.2 Đẩy mạnh sản xuất, chống chiến tranh phá hoại của quốc Mĩ và chi
viện cho chiến trƣờng Miền Nam trong giai đoạn từ 1965 đến năm 1975 48
2.2.1 Đẩy mạnh sản xuất ................................................................................. 48
2.2.2 Tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu ............................................. 54
2.2.3 Chi viện cho chiến trƣờng miền Nam .................................................... 56
2.3 Hoạt động sản xuất và kinh doanh của nông trƣờng Quốc doanh 3/2 giai
đoạn từ năm 1976 đến năm 1985 .................................................................... 57
2.3.1 Đẩy mạnh khôi phục, tái thiết kinh tế nông trƣờng sau chiến tranh và
hoạt động sản xuất kinh doanh (1976 - 1980)................................................. 57
2.3.2 Thực hiện cơ chế quản lí sản xuất mới trong nơng trƣờng, phát triển
kinh tế, cải thiện đời sống công nhân (1981 - 1985)....................................... 63
Tiểu Kết Chƣơng 2 .......................................................................................... 69
CHƢƠNG 3. TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ NƠNG TRƢỜNG ĐẾN TÌNH
HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN QÙY HỢP TỪ NĂM 1958 ĐẾN NĂM
1985 ................................................................................................................. 71
3.1 Tác động của kinh tế nơng trƣờng đến tình hình kinh tế huyện Quỳ Hợp 71
3.1.1 Giao thông vận tải .................................................................................. 71
3.1.2 Công nghiệp ........................................................................................... 75
3.1.3 Nông nghiệp ........................................................................................... 77
3.1.4 Chăn ni ............................................................................................... 79
3.1.5 Cơng trình thủy lợi ................................................................................. 81
3.1.6 Thƣơng nghiệp ....................................................................................... 82
3.2 Tác động của sự chuyển biến kinh tế nơng trƣờng đến tình hình xã hội
huyện Quỳ Hợp 1958 - 1985 ........................................................................... 83


3.2.1 Thay đổi cơ cấu dân cƣ .......................................................................... 84
3.2.2 Văn hóa .................................................................................................. 85

3.2.3 Giáo dục ................................................................................................. 88
3.2.4 Y tế ......................................................................................................... 93
Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................ 94
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 102


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1. Quỳ Hợp - một địa danh vốn nằm trong miền đất Phủ Quỳ xƣa kia,
đƣợc khai sinh từ hơn bốn mƣơi năm nay. Là một trong những huyện miền
núi nằm về phía Tây của tỉnh Nghệ An. Nơi đây là cái nôi của ngƣời Việt cổ,
là vùng có vị trí kinh tế và quốc phòng quan trọng. Thời Pháp thuộc, Quỳ
Hợp - Phủ Quỳ đƣợc coi là thủ phủ của miền Tây Nghệ An. Nơi đây nổi tiếng
bởi vùng đất đỏ Phủ Quỳ và truyền thống yêu nƣớc.
Vùng đất Quỳ Hợp dù ở bất cứ hồn cảnh nào, thời kỳ nào vẫn ln là
trung tâm của vùng núi phía Tây Bắc, đất đai màu mỡ, khí hậu tốt tƣơi, giao
thƣơng thuận lợi. Nhận thấy tầm quan trọng đó của Quỳ Hợp, ngay từ khi
sang xâm lƣợc Việt Nam thực dân Pháp đã thiết lập ở đây “chế độ đồn điền”.
Sau này khi chính quyền thuộc về Việt Nam, chế độ đồn điền đó của tƣ bản
Pháp đƣợc thay thế bằng chế độ quản lí của chính quyền cách mạng Nhà nƣớc
dân chủ nhân dân, đồn điền đƣợc các ban tổng quản địa phƣơng quản lí.
Nhƣng buổi đầu mới tiếp nhận, các đồn điền ở Phủ Quỳ nói chung và ở Quỳ
Hợp nói riêng chƣa hoạt động có hiệu quả: bất cập trong quản lí, việc làm…
Năm 1947, đồn điền ở Phủ Qùy đƣợc hạt khẩn hoang di dân quản lí. Sang
năm 1949, theo chủ trƣơng của Bộ Nông Lâm, Hạt khẩn hoang di dân Phủ
Quỳ chuyển thành Trại doanh điền Quốc gia quản lí.
Sau khi miền Bắc đƣợc hồn tồn giải phóng (1954), các trại doanh

điền đƣợc đổi thành nông trƣờng quốc doanh do Bộ Nơng trƣờng quản lí. Kể
từ đây, nơng trƣờng bắt đầu đi vào hoạt động có hiệu quả hơn. Tất cả những
biến đổi kinh tế - xã hội ấy đến lƣợt nó lại trở thành nguyên nhân, điều kiện
thúc đẩy những biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội của huyện Quỳ Hợp nói
chung và kinh tế Nơng trƣờng huyện Quỳ Hợp nói riêng.


2

2. Nông trƣờng quốc doanh đƣợc thành lập với nhiệm vụ chủ yếu là
khai hoang mở rộng diện tích canh tác ở những vùng đất mới và tiếp quản
những cơ sở của chế độ cũ, phát triển sản xuất nông - lâm sản hàng hoá cung
cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu kết hợp với đảm bảo an
ninh, quốc phòng ở những nơi xung yếu, vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn,
đồng bào dân tộc ít ngƣời. Trong suốt quá trình phát triển cùng với những
thay đổi về cơ chế quản lý kinh tế, các Nông trƣờng quốc doanh đã đáp ứng
đƣợc những yêu cầu nhất định về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng trong
từng giai đoạn lịch sử. Trong những năm tháng kinh tế cịn mang nặng cơ chế
bao cấp kế hoạch hóa tập trung, nông trƣờng quốc doanh đã đảm nhận khá tốt
vai trò doanh nghiệp Nhà nƣớc, một mặt sản xuất kinh doanh tạo ra của cải
vật chất cho xã hội, mang lại ích kinh tế cho Nhà nƣớc và quan trọng hơn nhất
Nông trƣờng đã thực sự là công cụ giúp Nhà nƣớc thực hiện mục tiêu phát
triển kinh tế, xã hội, hạ tầng cơ sở, bảo đảm an ninh xã hội ở các vùng sâu
vùng xa, miền núi hải đảo, vùng dân tộc ít ngƣời.
3. Dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Nông trƣờng, các nông trƣờng ở
huyện Quỳ hợp đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nƣớc giao cho,
cung cấp hàng triệu tấn lƣơng thực, thực phẩm, nông sản cho nhân dân miền
Bắc; Chi viện kịp thời, đầy đủ về ngƣời và của cho chiến trƣờng miền Nam
đánh Mĩ, làm tròn nhiệm vụ cầu nối đối với các nƣớc xã hội chủ nghĩa bằng
việc xuất khẩu hàng triệu tấn thực phẩm nông sản sang các nƣớc xã hội chủ

nghĩa Liên Xô và Đông Âu… Xứng đáng là đơn vị trọng điểm về kinh tế của
miền Bắc trong thập niên 60 - 80.
Cho đến nay, Quỳ Hợp vẫn là một trong những tâm điểm cây cơng
nghiệp của phía Tây xứ Nghệ, hệ thống các nơng trƣờng ở huyện Quỳ Hợp
đang từng bƣớc thay đổi cho phù hợp với tình hình đất nƣớc.


3

Vì vậy, nghiên cứu “Kinh tế nơng trường huyện Quỳ Hợp trước thời kì
đổi mới” càng trở nên bức thiết hơn, bởi Nông trƣờng Quốc doanh, kinh tế
nông trƣờng trƣớc đổi mới là mơ hình kinh tế, một hình thức quản lý cần
đƣợc nghiên cứu, làm rõ, mà bắt đầu từ những nơng trƣờng cụ thể.
Với những ý nghĩa đó, chúng tôi đã quyết định chọn “Kinh tế nông
trường Quốc doanh 3/2 (Quỳ Hợp, Nghệ An) từ năm 1958 đến năm 1985”
làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phát triển kinh tế nông trƣờng đƣợc xem là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm trong công cuộc khôi phục và phát triển đất nƣớc mà Đảng và Nhà
nƣớc ta đã đƣa ra ngay từ khi giành đƣợc chính quyền, trƣớc đổi mới cũng
nhƣ ngày nay.
Viết về kinh tế nông trƣờng và vai trị của kinh tế nơng trƣờng từ trƣớc
đổi mới có rất nhiều tài liệu đã cơng bố. Trong q trình nghiên cứu và điền
dã để thực hiện đề tài, chúng tơi đƣợc tiếp cận nhiều cơng trình và tài liệu viết
về kinh tế nơng trƣờng, có thể nhóm lại và phân chia thành ba cấp độ.
Ở các bài viết về nơng trƣờng nói chung chủ yếu là những báo cáo của
Hội đồng chính phủ và của Bộ nơng trƣờng về q trình hình thành, phát triển
của hệ thống nơng trƣờng ở địa phƣơng, nhƣ: “Báo cáo tóm tắt của Bộ nơng
trường về q trình xây dựng Nơng trường quốc doanh khi thành lập đến năm
1965”; “Kế hoạch phát triển nông trường Quốc doanh năm 1961”; “Những

vấn đề rút ra từ tổng kết 10 năm 1960 - 1969 của ngành Nông trường Quốc
doanh”;… Đáng chú ý là tài liệu do Hội đồng chính phủ cơng bố năm 1969,
“Kết quả thi đua năm 1964 - 1968 chống Mĩ cứu nước của Ngành Nông
trường Quốc doanh”; “Hồ sơ tội ác chiến tranh của giặc Mĩ đối với các
Nông trường Quốc doanh miền Bắc 1965 - 1968”; “Hồ sơ tội ác của giặc Mĩ
với các Nông trường 19/5 và 1/5 1965 - 1968”, tác phẩm “Giới thiệu anh


4

hùng nơng nghiệp trong nơng trường”… Nhìn chung, các tài liệu và những
báo cáo trên đều tập trung đề cập đến tình hình phát triển của hệ thống nơng
trƣờng ở tất cả các địa phƣơng trên cả nƣớc, đóng góp của kinh tế nông
trƣờng trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nƣớc và công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội.
Bên cạnh những báo cáo, tài liệu do Đảng và Chính phủ cơng bố trên,
trong q trình xây dựng và phát triển kinh tế nơng trƣờng, Đảng và Chính
phủ đã khảo cứu, học tập kinh nghiệm của các nƣớc xã hội chủ nghĩa, đặc biệt
là của Liên Xơ trong q trình xây dựng nông trƣờng quốc doanh, qua các tác
phẩm: “Tổ chức sản xuất trong Nông trường quốc doanh và Nông trang tập
thể” của Eva.M.I.CHIKHMIROVA và N.M.DOBRODEEAF, do Hồ Sỹ Phần
dịch, nội dung của tác phẩm đã mơ tả một cách có hệ thống các Nông trƣờng
ở Liên Xô. Tác phẩm “Tập thể Nông trường ở Liên Xô”, “Sổ tay của cán bộ
kinh tế ở các Nông trang tập thể và Nông trường Quốc doanh” của
G.V.KBLO đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của kinh tế nông trƣờng trong
công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc ở Liên Xô…
Viết về “Kinh tế nông trường ở Phủ Quỳ”, các bài viết cũng chỉ ở
dạng báo cáo. Trong thời kì Pháp thuộc, những tác động của kinh tế đồn
điền đối với sự chuyển biến kinh tế, xã hội của đất nƣớc đã thu hút đƣợc
nhiều học giả quan tâm khi nghiên cứu về lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội ở

Việt Nam, cũng nhƣ Nghệ An đã đề cập đến kinh tế nông nghiệp và kinh tế
nông trƣờng ở Phủ Quỳ. Tác phẩm “Kinh tế nông nghiệp ở Đông Dương”
của Yves Henry đã thống kê tình hình sở hữu ruộng đất ở Nghệ An, việc
kinh doanh cà phê ở vùng Phủ Quỳ, việc sử dụng nhân công trong các đồn
điền, và so sánh tiền lƣơng giữa các vùng. Ngoài ra, khi viết về vùng Phủ
Quỳ các nhà canh nông ngƣời Pháp nhƣ F.L.W với nhan đề “Nhược điểm
lớn của Phủ Qùy”, Castanhon đã nghiên cứu “Báo cáo về việc khai hoang


5

trong vùng Phủ Quỳ”, tác giả H.Cusorutsse với bài viết “Trong những vùng
đất đỏ Phủ quỳ”… Tất cả các bài viết đó đƣợc đăng trên tạp chí “Kinh tế
Đơng Dƣơng”, “Sự thức tỉnh kinh tế Đông Dương”, “Chấn hưng kinh tế
Đông Dương”… Các bài viết của các học giả trên khi viết về Phủ Quỳ đều
tập trung nghiên cứu về cây cơng nghiệp nhƣ cà phê, cao su… Qua đó thấy
đƣợc rằng, ngƣời Pháp quan tâm nhiều tới việc trồng cây cà phê ở Phủ Quỳ.
Họ cho rằng Phủ Quỳ là nơi có đất tốt nhất Đơng Dƣơng để trồng cà phê, và
trong thực tế ngƣời Pháp đã thiết lập ở Phủ Quỳ những đồn điền lớn hàng
ngàn ha chủ yếu để trồng cà phê.
Riêng có một cơng trình nghiên cứu một cách chung nhất về các nông
trƣờng ở huyện Nghĩa Đàn là cơng trình “Kinh tế nơng trường ở huyện Nghĩa
Đàn trước thời kì đổi mới (1956 - 1985”) của Thạc sĩ Trần Cao Nguyên. Đây là
lần đầu tiên có một cơng trình khoa học nghiên cứu đầy đủ, chi tiết về các nông
trƣờng ở huyện Nghĩa Đàn. Mặc dầu cũng có nói sơ qua về vùng đất Phủ Quỳ, tuy
nhiên đây là cơng trình nghiên cứu về kinh tế nơng trƣờng ở tại Nghĩa Đàn.
Khi tìm kiếm số liệu, tài liệu phục vụ cho đề tài, chúng tôi bắt gặp
nhiều cuốn lịch sử Đảng bộ địa phƣơng ở cấp huyện và cấp xã, nhƣ cơng trình
“Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳ Hợp (1963 - 2013)” đã khái quát khá đầy đủ về
sự ra đời của các nông trƣờng ở huyện Quỳ Hợp. Đặc biệt, các cơng trình viết

về lịch sử Đảng bộ của các xã nhƣ: “Lịch sử Đảng bộ nhà nhân dân xã Minh
Hợp” (1953 - 2009),… các cơng trình đó đều viết về sự ra đời và đóng góp
của kinh tế nơng trƣờng đối với các địa phƣơng.
Các nông trƣờng ở huyện Quỳ Hợp cũng xuất hiện các bài viết, các
cơng trình đề cập đến kinh tế nông trƣờng, cụ thể nhƣ: “Nửa thế kỉ trên nông
trường 3 - 2”, “Truyền thống 55 Công ty TNHH một thành viên Nông Công
nghiệp 3-2 kỷ niệm 55 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Độc
lập hạng Ba”, báo cáo tóm tắt “Truyền thống 55 năm xây dựng và trưởng


6

thành của nông trường 3 - 2”, “Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Xuân
Thành - ba mươi năm xây dựng và phát triển”.
Nhìn chung các cơng trình, bài viết về nơng trƣờng ở huyện Quỳ Hợp
nói riêng và vùng Phủ Quỳ nói chung từ trƣớc cho tới nay mới chỉ xuất bản
chủ yếu những tác phẩm điểm qua, sâu hơn cũng chủ yếu tập trung nói về lịch
sử ra đời, phát triển và ít nhiều đã đề cập đến vai trị của kinh tế nơng trƣờng
đối với sự nghiệp xây dựng và thống nhất đất nƣớc… Nhƣng chỉ mang tính
chất ở từng nông trƣờng cụ thể hoặc ở giai đoạn trƣớc đổi mới.
Nhƣ vậy, các tài liệu đã công bố dù ở cấp quốc gia hay tài liệu nƣớc
ngoài, tạp chí hay các bài viết cụ thể ở từng địa phƣơng viết về nông trƣờng
đã cho thấy, việc nghiên cứu về kinh tế nơng trƣờng huyện Quỳ Hợp trƣớc
thời kì đổi mới vẫn chƣa đƣợc các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu một
cách đầy đủ. Do đó, chúng tơi có thể khẳng định đề tài luận văn thạc sĩ khoa
học Lịch Sử “Kinh tế nông trường Quốc doanh 3/2 (Quỳ Hợp, Nghệ An) từ
năm 1958 đến năm 1985” không trùng lặp với bất cứ một cơng trình khoa học
nào đã nghiên cứu.
3. Đối tƣợng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu vấn đề
3.1. Đối tượng

Đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động sản xuất, kinh doanh của nông
trƣờng Quốc doanh 3/2 ở huyện Quỳ Hợp và tác động của nó đối với tình
hình kinh tế - xã hội của địa phƣơng trong giai đoạn trƣớc thời kì đổi mới
(1958 - 1985).
3.2 Nhiệm vụ
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, dân cƣ, lịch sử huyện Quỳ Hợp, quá
trình ra đời, phát triển của nông trƣờng Quốc doanh 3/2 ở huyện Quỳ Hợp.
- Nghiên cứu tình hình sản xuất, kinh doanh ở nơng trƣờng Quốc doanh
3/2 thời kì trƣớc đổi mới.


7

- Nghiên cứu tác động kinh tế nông trƣờng Quốc doanh 3/2 đối với tình
hình kinh tế xã hội của huyện Quỳ Hợp (1958 - 1985).
3.3 Phạm vi nghiên cứu
3.3.1 Phạm vi thời gian
Nghiên cứu đề tài: “Kinh tế nông trường Quốc doanh 3/2 (Quỳ Hợp,
Nghệ An) từ năm 1958 đến năm 1985”. Đây là một đề tài về lịch sử kinh tế
địa phƣơng, nghiên cứu một giai đoạn nhỏ, đó là q trình đổi mới kinh tế
trên vùng đất huyện Quỳ Hợp từ năm 1958 đến năm 1985. Do vậy xác định
đối tƣợng là từ năm 1958, khi Đảng và Chính phủ ta ra quyết định thành lập
nơng trƣờng 3/2 đến năm 1985 khi Chính phủ có quyết định tách nông trƣờng
Quốc doanh 3/2 thêm một nông trƣờng Xuân Thành nữa, và đây cũng là giai
đoạn năm cuối của lịch sử dân tộc trƣớc một giai đoạn mới - Giai đoạn cải
cách mở cửa.
3.3.2 Phạm vi không gian
Nghiên cứu hoạt động sản xuất và kinh doanh của nông trƣờng Quốc
doanh 3/2 ở huyện Quỳ Hợp.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tư liệu
4.1.1 Tư liệu gốc
Các tập san kinh tế, niên giám kinh tế Đông Dƣơng, các văn kiện Đại
hội Đảng, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nghệ An và lịch sử Đảng bộ huyện Quỳ Hợp
và lịch sử Đảng bộ một số xã ở huyện Quỳ Hợp, Thƣ viện tỉnh Nghệ An, cục
lƣu trử tỉnh Nghệ An, Trung tâm lƣu trữ Quốc gia 3…
4.1.2 Tư liệu điền dã
Qua khảo sát điền dã một số nông trƣờng ở huyện Quỳ Hợp, chúng tôi
thu thập đƣợc một số tranh ảnh chụp đƣợc từ thời xây dựng và phát triển của
các nông trƣờng ở huyện Quỳ Hợp.


8

4.1.3 Tư liệu tham khảo
Những cơng trình nghiên cứu về kinh tế nông trƣờng: luận văn, bài
báo…
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện đề tài chúng tơi đã sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu: Phƣơng pháp Lịch sử, phƣơng pháp Logic, phƣơng pháp tổng
hợp, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp đối chiếu,
phƣơng pháp phân tích.
5. Đóng góp của luận văn
Trƣớc hết, luận văn làm rõ q trình ra đời và phát triển của nơng
trƣờng Quốc doanh 3/2 ở huyện Quỳ Hợp trƣớc thời kì đổi mới (1958 - 1985).
Nghiên cứu kinh tế nông trƣờng ở huyện Quỳ Hợp trƣớc thời kì đổi
mới sẻ góp phần nhìn nhận, đánh giá khách quan về vấn đề phát triển kinh tế
nơng trƣờng, làm rõ những đóng góp về kinh tế - xã hội và rút ra nhiều bài
học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế nông trƣờng
của Đảng ta.

Nghiên cứu về kinh tế nơng trƣờng ở huyện Quỳ Hợp là góp phần
nghiên cứu kinh tế nông trƣờng ở khu vực miền Tây Nghệ An nói riêng và
nghiên cứu về kinh tế nơng trƣờng trên phạm vi cả nƣớc nói chung.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, dánh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn đƣợc trình bày gồm 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Sự ra đời của nông trƣờng Quốc doanh 3/2 ở Huyện Quỳ Hợp.
Chƣơng 2: Tình hình sản xuất, kinh doanh của nơng trƣờng Quốc
doanh 3/2 ở huyện Quỳ Hợp từ năm 1958 đến năm 1985.
Chƣơng 3: Tác động của kinh tế nông trƣờng Quốc doanh 3/2 đến tình
hình kinh tế, xã hơi của huyện Quỳ Hợp từ năm 1958 đến năm 1985.


9

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
SỰ RA ĐỜI CỦA NÔNG TRƢỜNG QUỐC DOANH 3/2
Ở HUYỆN QUỲ HỢP
1.1 Điều kiện tự nhiên, dân cƣ và lịch sử huyện Quỳ Hợp
1.1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Huyện Quỳ Hợp là một huyện miền núi, 1 trong 21 đơn vị hành chính
của tỉnh Nghệ An, nằm trong vùng sinh thái phía Bắc tỉnh. Quỳ Hợp có vị trí
kinh tế - chính trị - an ninh - quốc phòng quan trọng, đƣợc coi là trung tâm
kinh tế - văn hóa - xã hội của cụm 4 huyện vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An.
Nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, nằm trong tọa độ từ 19’10” đến
19’29” vĩ độ bắc và từ 10456’ đến 10521 kinh độ đơng. Quỳ Hợp là huyện
miền núi có vị trí địa lý khá thuận lợi, phía Bắc giáp huyện Quỳ Châu, phía
Nam giáp huyện Tân Kỳ, phía Đơng giáp huyện Quỳ Hợp, phía Tây giáp
huyện Con Cng, Tƣơng Dƣơng và một phần huyện Quỳ Châu.

Từ thị trấn Quỳ hợp - trung tâm của huyện có thể đi ơ tô xuống yên Lý
để ra thủ đô Hà Nội với quãng đƣờng khoảng 300km, hoặc đi về phía nam,
vào thành phố Vinh, với quãng đƣờng gần 120km.
Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 987,97km2 (bằng 98797 ha) đứng
thứ 7 diện tích tự nhiên của tỉnh Nghệ An. Trong đó đất lâm nghiệp chiếm
45946 ha, đất rừng có 43756 ha, đất nơng nghiệp có 5290 ha, đất xây dựng và
đất thổ cƣ có 3700 ha. Đất có khả năng sản xuất nơng nghiệp trong tồn
huyện là 15210 ha.
Là một thung lũng nằm trong thềm lục địa cổ, ngày xƣa có hoạt
động của núi lửa, nên địa hình Quỳ Hợp khá phức tạp. Các dãy núi lớn


10

cùng nhiều dãy núi nhỏ đẫ cắt miền đất này thành nhiều vùng có đặc điểm
tự nhiên riêng biệt.
Về thổ nhƣỡng, đất dai, phần lớn diện tích là đất Fhe - ra - li - tic màu
đỏ vàng hoặc vàng đỏ, phát triển trên phiến thạch sét, phiến thạch mica, với
tầng đất dày, có lớp đất mịn trên 120 cm và tầng đất trung bình với lớp đất
dày 40 - 120cm. Riêng vùng từ phà Dinh đến xứ Châu yên, tuy địa hình tƣơng
đối bằng phẳng nhƣng lại có đá ong chặt, ở cách mặt đất 40 -50cm.
Do đặc điểm thổ nhƣỡng nhƣ vậy nên rừng có nhiều cây to, đất đai có
thể trồng cây cơng nghiệp dài ngày nhƣ cà phê, cao su, cây ăn quả lâu năm và
cây lƣơng thực. Ngồi ngơ, khoai, sắn, lúa khơ, Quỳ Hợp có nhiều diện tích
cấy đƣợc lúa nƣớc hơn các huyện lân cận nhƣ Quỳ Châu, Quế Phong.
Diện tích rừng chiếm khoảng 87% so với tổng diện tích. Rừng có
trử lƣợng gỗ cao, bình quân 150m3 trên một ha, với nhiều loại gỗ quý:
lim, gọ, sến, lát hoa, kim giao, táu, trai, đinh hƣơng… Trong rừng có
nhiều tre nứa, giang, song, mây và nhiều loại cây đặc sản, dƣợc liệu: Quế,
Sa nhân, Cánh kiến, Nám hƣơng, Thiên niên kiện, Hoài sơn, Ngũ gia bì,

Hà thủ ơ, Cẩu tích…
Về động vật có rất nhiều chủng loại, có cả những động vật quý hiếm
nhƣ Voi răng kiến, Gấu mèo, Hổ, Bị tót, Hƣơu sao… nhƣng nay số lƣợng
cịn rất ít, có lồi vắng bóng hẳn.
Lịng đất có nhiều khống sản q: vàng, đá quý, thiếc, an timoan.
Quặng, thiếc có hàm lƣợng cao, trữ lƣợng lớn nhất nhì nƣớc. Trong quặng
thiếc cịn có sắt, vôn phơ ram, ti tan. Đá hoa cƣơng trắng và vân đẹp, đƣợc
nhiều ngƣời trong nƣớc ƣa dùng. Đá vôi có trữ lƣợng lớn, đáp ứng tốt nhu cầu
vật liệu xây dựng.
Ngồi ra cịn có nguồn diêm tiêu với trữ lƣợng khá dồi dào và suối
nƣớc khoáng ở Bản Khang (Yên Hợp).


11

Khí hậu vùng này chịu ảnh hƣởng của khí hậu Mekong. Trên những
vùng cao thƣờng có khí hậu á nhiệt đới. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt. Mùa
đơng rất rét và mùa hạ rất nóng nực, xen kẽ giữa hai mùa là mùa xn và mùa
thu, có khí hậu mát mẻ, dễ chịu hơn, nhƣng thỉnh thoảng vẫn có sự thay đổi
nóng lạnh đột ngột.
Về giao thơng, đƣờng thủy có sơng Dinh, phụ lƣu của sơng Hiếu. Sơng
Dinh cịn có hai phụ lƣu là sơng Nậm Nhạ chảy từ Quỳ Châu xuống, qua
Châu Quang, Châu Đình. Ngồi ra cịn có hệ thống khe suối, bốn mùa nƣớc
chảy qua hầu khắp các xã từ thƣợng nguồn về sông Dinh, chảy ra sơng Hiếu,
có độ dài khoảng 30 - 40 km. Đƣờng bộ có quốc lộ 48, đƣợc hình thành từ
thời Pháp thuộc (1921), nối Kẻ Bọn về Yên Lý, gặp đƣờng quốc lộ số 1.
Đƣờng đi Quế Phong, Quỳ Châu để sang Lào đã dễ dàng hơn xƣa. Ngồi ra,
cịn có nhiều đƣờng từ thị trấn về các xã trong huyện.
1.1.2 Dân cư
Sau khi phát hiện ra di chỉ Thẩm Ồm, các nhà khảo cổ học cho chúng ta

biết rằng, trên giải đất miền tây bắc Nghệ An này đã có vƣợn ngƣời mang đặc
điểm của ngƣời vƣợn hiện đại (cách ngày nay khoảng hai mƣơi vạn năm).
Gần đây (9/1993) các nhà sử học đã phát hiện ở Hang Hổ (xóm Dồng
Chiềng, xã Hợp Đồng, Quỳ Hợp) một cái hang có mái che dìa 7 -8 mét, so với
những hiện vật nhƣ: Dao găm đồng, rìu đá có vành khun tai đá và đặc biệt
là bao tay (tức vòng ống bằng đồng đeo ở cánh tay, có đính lục lạc) - một hiện
vật mà các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều ở di chỉ Làng Vạc (xã Nghĩa
Tiến, huyện Quỳ Hợp). Do những hiện vật đó rất giống các hiện vật ở Làng
Vạc nên các nhà sử học đã bƣớc đầu đoán định rằng Hang Hổ là một di chỉ
văn hóa tƣơng đƣơng với văn hóa tƣơng đƣơng với văn hóa Làng Vạc (tức
thuộc nền văn hóa Đơng Sơn, cách ngày nay khoảng 2000 năm).


12

Đặc biệt, tại Quỳ Hợp, đồng bào địa phƣơng đã đào đƣợc một số
trống đồng loại hai Hêgơ ở xã Tam Hợp, xã Yên Hợp và xã Văn Lợi.
Theo các nhà sử học, trống đồng loại II Hêgơ đƣợc chế tác muộn hơn
trống đồng Đông Sơn.
Tất cả những bằng chứng trên đã chứng tỏ một điều, tại địa bàn Quỳ
Hợp ngƣời nguyên thủy đã từng sinh sống và đã chiến đấu với thiên nhiên
khắc nghiệt để tồn tại, phát triển qua nhiều thời đại; đồng thời cũng khẳng
định kỹ thuật luyện kim tinh xảo thời đại đồ đồng và văn minh, khiếu thẩm
mỹ của ngƣời trên xứ sở này.
Ngoài ngƣời bản địa, trải qua nhiều thế kỷ, mảnh đất Quỳ Hợp ngày
nay tiếp nhận nguồn dân cƣ khắp nơi xa gần trong tỉnh, trong nƣớc. Trƣớc
cách mạng tháng Tám năm 1945, vùng này rừng núi âm u, dân cƣ thƣa thớt,
sống du canh du cƣ với kinh tế là hái lƣợm và săn bắt là chủ yếu. Theo một tài
liệu điều tra của ngƣời Pháp, mãi tới năm 1921, cả vùng chƣa có tới 4000
ngƣời. Sau này con số tăng dần lên. Năm 1963, khi mới thành lập huyện Quỳ

Hợp có 23.250 ngƣời. Năm 1975 có 38.000 ngƣời. Năm 1984 có 65.000
ngƣời. Năm 1989 có 92.956 ngƣời. Năm 1991 lên 99.517 ngƣời và năm 1994
có 106.700 ngƣời.
Theo điều tra dân số ngày 1/4/1989, tồn huyện có tới 24 dân tộc anh
em cùng sinh sống. Đồng bào dân tộc thiểu số phần lớn dùng đƣợc tiếng
Kinh. Trong 24 dân tộc ấy, Thái, Thổ, Kinh có số dân đơng hơn cả.
Quỳ Hợp có 3 dân tộc chính là: Thái, Thổ, Kinh cùng với đó là sự hội
tụ của 54 dân tộc anh em trên cả nƣớc. Do vậy, đời sống văn hóa, tinh thần
của nhân dân Quỳ Hợp mang màu sắc của nhiều địa phƣơng hòa chung, lại
hòa đồng với sắc thái của dân bản địa đã tạo nên sự phong phú về bản sắc văn
hóa Quỳ Hợp.


13

Văn hóa Quỳ Hợp đã là sự phức hợp của nhiều “Dịng văn hóa”, trong
đó ảnh hƣởng lớn là các dịng văn hóa bản địa của ngƣời Thổ, ngƣời Thái,
dịng văn hóa của ngƣời Kinh.
1.1.3 Lịch sử
Ngƣợc dịng lịch sử, trƣớc Cách mạng tháng 4 năm 1963, Quỳ Hợp
nằm trong huyện lớn Quỳ Châu và một phần huyện Quỳ Hợp.
Vùng Quỳ Châu từ năm 1415 (tức Vĩnh Lạc thứ XIII) có tên là Châu
Quỳ. Năm 1469, dƣới triều vua Lê Thánh Tông, Châu Hoan và Châu Diễn
đƣợc sáp nhập thành Thừa Tuyên Nghệ An, gồm 9 phủ và 25 huyện cùng với
2 châu. Vùng đất Châu Quỳ lập thành Phủ Quỳ Châu (bao gồm hai huyện:
Trung Sơn và Thúy Vân).
Năm Minh Mệnh thứ 7 (1827), đổi Trung Sơn thành huyện Quế
Phong. Năm Minh Mệnh thứ 21 (1840), trích đất của 7 bảy tổng huyện
Quỳnh Lƣu và 1 tổng huyện Yên Thành lập thành huyện Nghĩa Đƣờng
(thuộc Phủ Quỳ Châu).

Phủ Quỳ Châu gồm 3 huyện:
- Huyện Nghĩa Đƣờng, gồm 8 tổng và 49 xã thôn.
- Huyện Quế Phong, gồm 4 tổng và 16 xã thôn.
- Huyện Thúy Vân gồm một phần đất huyện Quỳ Châu và Quỳ Hợp
ngày nay, với 5 tổng, 30 xã thôn.
Năm 1887, nhà Nguyễn lại chia Nghệ An thành 5 phủ: Anh Sơn, Diễn
Châu, Hƣng Nguyên, Tƣơng Dƣơng, Quỳ Châu, Nam Đàn, Thanh Chƣơng,
Nghi Lộc, Yên Thành, Quỳnh Lƣu, Quỳ Hợp.
Trong thời Pháp thuộc, tồn quyền Đơng Dƣơng ra nghị định (ngày
22/10/1907) củng cố lại vùng Quỳ Châu - Quỳ Hợp, đặt tại Nghĩa Hƣng một


14

cơ sở đại diện của chính quyền cấp tỉnh. Đến ngày 1/9/1908 đƣợc gọi là trạm
Nghĩa Hƣng. Ngày 3/3/1930, Toàn quyền Đông Dƣơng ra nghị định mới: nâng
trạm Nghĩa Hƣng lên thành Sở đại lý Phủ Quỳ với quyền hạn lớn hơn trƣớc, kiểm
soát cả vùng Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Quỳ Hợp ngày nay.
Tên gọi Phủ Quỳ châu, huyện Quỳ Hợp tồn tại mãi đến Cách mạng
tháng 8 năm 1945. Sau đó, chính phủ ta bỏ cấp phủ và tổng, Phủ Quỳ Châu
đƣợc đổi thành huyện Quỳ Châu (cũ), bao gồm huyện Quế Phong, Quỳ
Châu và huyện Qùy Hợp ngày nay. Còn huyện Quỳ Hợp bao gồm cả Tân
Kỳ ngày nay.
Đến ngày 19/4/1963, Hội đồng Chính Phủ đã ra quyết định 52 - CP,
phê chuẩn việc chia lại địa giới 3 huyện Quỳ Châu, Anh Sơn, Quỳ Hợp thành
7 huyện mới. Tên gọi huyện Quỳ Hợp đƣợc khai sinh từ đấy.
Tính đến ngày nay, huyện Quỳ Hợp gồm 1 thị trấn: Quỳ Hợp - huyện lị
và 20 xã: Minh Hợp, Châu Hồng, Châu Tiến, Yên Hợp, Châu Thành, Liên Hợp,
Châu Lộc, Tam Hợp, Châu Cƣờng, Châu Quang, Thọ Hợp, Nghĩa Xuân, Châu
Thái, Châu Đình, Châu Lý, Văn Lợi, Nam Sơn, Bắc Sơn, Hạ Sơn, Đồng Hợp.

Là huyện trung du miền núi nằm về phía Bắc - Tây Bắc của tỉnh Nghệ
An. Nơi đây là một trong những cái nơi của ngƣời Việt cổ, là vùng có vị trí
kinh tế và quốc phịng quan trọng. Quỳ Hợp nổi tiếng bởi vùng đất đỏ Phủ
Quỳ và truyền thống yêu nƣớc, sƣ gắn bó thủy chung với quê hƣơng xứ sở
của nhân dân các dân tộc Quỳ Hợp. Quỳ Hợp là vùng quê giàu truyền thống
cách mạng và có bề dày lịch sử.
Vùng đất Quỳ Hợp bƣớc qua những bƣớc thăng trầm của lịch sử dân
tộc nhƣng ở bất cứ hồn cảnh nào, thời kỳ nào vẫn ln là trung tâm của vùng
núi phía Tây Bắc, đất đai màu mỡ, khí hậu tốt tƣơi, giao thƣơng thuận lợi. Từ


15

cái nôi của ngƣời Việt cổ đến các thế hệ ngƣời Thanh, ngƣời Thái, ngƣời Thổ
và ngƣời Kinh chung sống trong cộng đồng hoà thuận. Và trong lịch sử đấu
tranh để sinh tồn và phát triển dài lâu ấy, ngƣời dân Quỳ Hợp đã hun đúc nên
truyền thống tốt đẹp: yêu nƣớc và không chịu khuất phục trƣớc cƣờng quyền
và xâm lăng; truyền thống đoàn kết chung lƣng đấu cật; nhân ái thủy chung;
cần cù chịu thƣơng chịu khó và sáng tạo trong lao động sản xuất, trong phát
triển kinh tế và làm nên một đời sống văn hoá đa dạng và đậm bản sắc Quỳ
Hợp. Làm nên một Quỳ Hợp "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".
Nửa thế kỷ đã qua, trong cuộc hành trình cùng đất nƣớc, trên mảnh đất
thân yêu này đã diễn ra những biến động to lớn, những bƣớc đổi thay nhanh
chóng, để có đƣợc những thành tựu quan trọng và xây đắp nên 1 diện mạo
mới cho quê hƣơng Quỳ Hợp hôm nay.
1.2 Hoạt động khai thác đồn điền của người Pháp ở Nghệ An
1.2.1 Khái quát quá trình thực dân Pháp xâm lược nước ta
Ngày 31/8/1858, quân Pháp dƣới sự chỉ huy của GioNuy phối hợp với
Tây Ban Nha do Đại tá Palanca cầm đầu quân kéo đến bờ biển Đà Nẵng dàn
trận. Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm

lƣợc Việt Nam.
Pháp đã tấn cơng Đà Nẵng, sau đó đánh vào Gia Định, chiếm ba tỉnh
miền Đông Nam Kỳ, đánh chiếm ba tỉnh miền Tây, rồi đánh ra Bắc lần thứ
nhất, lần thứ hai thực hiện chiến tranh xâm lƣợc trên phạm cả nƣớc Việt Nam.
Trƣớc những hành động xâm lƣợc của thực dân Pháp, nhân dân ta đã
đứng lên đánh đuổi kẻ thù nhƣng các phong trào lần lƣợt thất bại. Đây cũng là
thời điểm vƣơng triều nhà Nguyễn đang lâm vào khủng hoảng suy vong, triều
đình Huế khơng quyết tâm cao việc phịng chống Pháp nên đã không huy


16

động đƣợc sức dân đánh giặc, không bảo vệ đƣợc nền độc lập của dân tộc,
ngƣợc lại còn đi nhƣợng bộ này đến nhƣợng bộ khác đối với kẻ thù. Lần lƣợt
các hiệp ƣớc đầu hàng chia đất cho địch đƣợc kí kết: Đầu tiên là hiệp ƣớc
Nhâm Tuất (1862), hiệp ƣớc Giáp Tuất (1874), hiệp ƣớc Quý Mùi (1883) và
cuối cùng là hiệp ƣớc Giáp Thân (1884). Nƣớc ta bắt đầu rơi vào sự nô dịch
của một đế quốc phƣơng Tây, chấm dứt thời kì độc lập tự chủ trong lịch sử
phong kiến Việt Nam.
1.2.2 Thực dân Pháp đánh chiếm và bình định Nghệ An
“Ngày 20/7/1885 tướng Somong đem hai đại đội lính Pháp gồm 188 tên
đổ bộ lên cửa Hội tiến đánh thành Nghệ An” [50, Tr.25].
Khi thành Nghệ An bị chiếm cũng là lúc chiếu Cần Vƣơng lần thứ nhất
đƣợc ban bố. Tại Nghệ An, nhà nho u nƣớc Nguyễn Xn Ơn: “Khơng thể
ngồi n trước cảnh giang sơn bị chìm đắm… đã liên hệ với các bạn bè trong
vùng chuẩn bị khỡi nghĩa” [6, Tr.16]. Ông cùng Lê Doãn Nhã lãnh đạo nhân
dân trong tỉnh tiến hành khởi Nghĩa (1885 - 1889) lập nhiều chiến công ở các
huyện phía Bắc của Nghệ An (Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh
Lƣu). Tuy nhiên, trong trận Cồn Voi ở Minh Thành (Yên Thành - Nghệ An),
Nguyễn Xuân Ôn đã bị trọng bị thƣơng, bị quân Pháp vây bắt ngày

25/7/1887, qua đời vào tháng 10/1889. Mặc dầu Nguyễn Xuân Ơn khơng cịn
để lãnh đạo phong trào nhƣng cuộc khởi nghĩa do ông khởi xƣớng vẫn tiếp
tục. Những thủ lĩnh kiên cƣờng của cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục lãnh đạo
nhân dân cùng phối hợp với các cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng và
Cao Thắng. Trong hơn 10 năm, phong trào Cần Vƣơng ở Nghệ An của các
văn thân sĩ phu và nhân dân đã tạo nên tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên
cƣờng trong cuộc chiến chống xâm lăng. Tuy nhiên, với ƣu thế và vũ khí


17

quân sự, cho đến cuối thế kỷ XIX, ngƣời Pháp tuyên bố hoàn toàn chiến
thắng, từng bƣớc thiết lập bộ máy thống trị ở Nghệ An.
1.2.3 Quá trình thiết lập và khai thác đồn điền của thực dân Pháp ở
miền Tây Nghệ An
Mục tiêu xâm lƣợc Việt Nam của thực dân Pháp là biến Việt Nam
thành thuộc địa, hoàn toàn phụ thuộc vào chính quốc. “Khai thác những vùng
lãnh thổ rộng lớn mà chúng chiếm được, thiết lập ở đó những đồn điền phát
triển sức sản xuất của thuộc địa và chính bằng con đường phát triển thương
mại của chính quốc” [23, Tr.32].
Nghị định ngày 15/1/1890 của tồn quyền Đơng Dƣơng cho phép mỗi
ngƣời đƣợc chiếm 500 ha đất. “Theo thống kê của thực dân Pháp, tính đến
năm 1890 đã có 11 đồn điền của người Âu. Tuy nhiên, diện tích đồn điền chủ
yếu tập trung ở Nam Kì và Bắc Kì. Cho đến năm 1900, tổng diện tích đồn
điền của người Pháp đã lên đến 32.200 ha, trong đó chủ yếu tập trung ở Nam
Kì 78.000 ha”, “Bắc kì trong giai đoạn 1884 -1896 có khoảng 106 đồn điền”
[23, Tr.39]. Trong các đồn điền của Pháp lúa trồng là chủ yếu. Nhƣng từ năm
1888 trở đi, ngƣời Pháp đã bắt đầu cho trồng cà phê, cao su.
Trƣớc khi tiến hành thiết lập và và làm kinh tế đồn điền, ngƣời Pháp đã
ban hành nhiều văn bản pháp lí để hợp pháp hóa q trình chuyển nhƣợng đất

đai lập đồn điền. So với Nam Kì và Bắc Kì, đồn điền ở khu vực Trung Kì
đƣợc thiết lập muộn hơn.
Trên cở sở các văn bản, nghị định của chính quyền đã ban hành, căn cứ
vào tình hình ruộng đất cơng nơng nghiệp, tồn quyền Đơng Dƣơng và khâm
sứ xứ Trung Kì đã ra các nghị định về việc thu hồi, chuyển nhƣợng, cấp đất
đai và thiết lập đồn điền.


18

Ở Nghệ An, từ năm 1897, một số ngƣời Pháp đã làm đơn xin đƣợc cấp
không vùng trung du, bởi nơi đây còn hoang dã, đất đai lại rất tốt. Năm 1913,
Vante bắt đầu khai phá đồn điền Tiên Sinh và Nai Sinh (nay thuộc nông
trƣờng Đông Hiếu - Nghĩa Đàn) đồn điền của ông đã gặt hái đƣợc nhiều thành
quả, điều đó khích lệ các chủ đồn điền khác đến vùng đất đỏ Phủ Quỳ xin
nhƣợng đất đầu tƣ kinh doanh cây công nghiệp.
Năm 1917, một chủ đầu tƣ tƣ bản Pháp thuộc hội SIFA - công ty
thƣơng mại Nông Sản và Diêm Đông Dƣơng đã chiếm đất lập đồn điền phía
Tây sơng Hiếu. Theo báo cảo của Sở Trung chính, Trung Kì đến năm 1923 ở
Nghĩa Đàn đã có 10 đồn điền. Đến năm 1928 ở Nghệ An đã có trên 30 đồn
điền lớn đƣợc đƣa vào sử dụng, tập trung chủ yếu ở vùng Phủ Quỳ thuộc phía
Tây của tỉnh Nghệ An.
Vante có 6.000 ha ở vùng Đơng Hiếu và Tây Hiếu, Lapicco có 7.500 ha
ở vùng đội Nghĩa Hƣng, Xanta có 500 ha ở vùng Nghĩa Hợp, Marolto có 418
ha ở vùng Cát Mộng, Satsto có 350 ha ở vùng Nghĩa Hƣng, Galie có 40 ha ở
vùng Hữu Lập, Macanh có 130 ha ở vùng Cao Trai, Toma có 100 ha ở vùng
Nghĩa Hƣng.
Chủ tƣ bản Pháp tuyển những ngƣời nghèo khổ thuộc các tỉnh Ninh
Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… tha hƣơng cầu thực có lúc lên đến
2.000 ngƣời. Dân phu làm thuê bị chủ tƣ bản bóc lột thậm tệ tiền cơng rẻ mạt,

làm lụng vất vả, ăn đói, mặc rách. Thực dân Pháp đã xây lô cốt, dựng trại
giam đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam.
Đồn điền ở Nghệ An thời thuộc Pháp so với các tỉnh ở phía bắc và phía
Nam khơng nhiều, nhƣng so với các tỉnh ở vùng Bắc Trung Kì thì đƣợc xếp
hàng thứ hai sau tỉnh Thanh Hóa. Huyện có nhiều đồn điền nhất là huyện
Nghĩa Đàn.


19

Quỳ Hợp thuộc vùng miền núi ở phía Bắc tỉnh Nghệ An, phía Bắc giáp
huyện Quỳ Châu, phía Nam giáp huyện Tân Kỳ, phía Đơng giáp huyện Nghĩa
Đàn, phía Tây giáp huyện Con Cuông, Tƣơng Dƣơng và một phần huyện Quỳ
Châu. Với vị trí tiếp giáp nhƣ thế, chính quyền thực dân đã cho xây dựng
những con đƣờng từ Yên Lý đi qua huyện Nghĩa Đàn lên Quỳ Hợp, Quỳ
Châu, Quế Phong dài 130km. Trên tạp chí kinh tế Đơng Dƣơng ngày
4/5/1919: “Con đường Phủ Quỳ sẻ có lợi cho việc lưu thơng ở một địa
phương rất giàu, có nhiều đất đỏ rừng cây, quặng mỏ… Việc lưu thông ấy
cũng đáng làm cho nó một con đường” [31, Tr.18].
Sau khi đƣờng Yên Lý - Phủ Quỳ đƣợc hoàn thành và đƣợc đặt tên
đƣờng 48 từ Quỳ Hợp đi Đô Lƣơng dài 60Km, đi Nhƣ Xuân - Thanh Hóa dài
30 Km. Nhờ đó, huyện Quỳ Hợp vừa có thể giao lƣu, trao đổi với các huyện
trong tỉnh.
Với một vùng có diện tích đất đai màu mỡ, giàu tài ngun khống sản
nay đã thu hút bọn tƣ bản Pháp đến khai thác. Để thuận lợi cho việc chiếm cứ
đất đai lập đồn điền và khai thác đƣợc nhiều lâm - thổ sản cũng nhƣ để nắm
chắc các làng đạo địa phƣơng, thực dân Pháp càng ngày càng cũng cố thêm
bộ máy chính quyền cai trị ở Phủ Quỳ (trong đó có Quỳ Hợp ngày nay). Đồng
thời chúng ra sức thực hiện bao chiếm đất đai bằng thủ đoạn cadat (đạc điền),
cắm mốc, trồng nêu, mặc nhiên coi đó là đất rừng của chúng. Chúng mở

những cuộc tấn công vào dân làng sinh sống ở đây, đuổi dân đi nơi khác hoặc
bắt buộc trở thành ngƣời làm thuê. Vì vậy, Phủ Quỳ vốn là vùng đất hoang sơ,
rừng rậm, dân cƣ thƣa thớt lại càng trở nên vắng vẻ hơn, diện tích canh tác
rộng lớn đang cịn bị bỏ hoang hóa nhiều tạo điều kiện cho tƣ bản Pháp đầu tƣ
lập đồn điền.
Ngay từ năm 1910, tên Ba Canh - chủ kho bạc Pháp đã mở đồn điền
Quán Mít; đến năm 1913, Ba Canh lại mở đồn điền Cát Mộng… Sau khi


×