Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Xác định một số chỉ tiêu về thổ nhưỡng, một số nguyên tố đa lượng, trung lượng trong đất ngập mặn ở 2 xã hộ độ và thạch hạ, tỉnh hà tĩnh, đề xuất phương án sử dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

VÕ THANH TRÀ

XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ THỔ NHƯỠNG,
MỘT SỐ NGUYÊN TỐ ĐA LƯỢNG, TRUNG LƯỢNG
TRONG ĐẤT NGẬP MẶN Ở 2 XÃ HỘ ĐỘ VÀ THẠCH HẠ,
TỈNH HÀ TĨNH, ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

NGHỆ AN - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ THỔ NHƯỠNG,
MỘT SỐ NGUYÊN TỐ ĐA LƯỢNG, TRUNG LƯỢNG
TRONG ĐẤT NGẬP MẶN Ở 2 XÃ HỘ ĐỘ VÀ THẠCH HẠ,
TỈNH HÀ TĨNH, ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG
Chun ngành: Hóa vơ cơ
Mã số: 60.44.0113

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN QUỐC THẮNG
Học viên thực hiện : VÕ THANH TRÀ

NGHỆ AN - 2014




LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hồn thành tại phịng thí nghiệm Hóa Vơ cơ - Khoa
Hóa học - Trường Đại học Vinh, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt.
Để hồn thành luận văn này, tơi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến:
- PGS. TS. Nguyễn Quốc Thắng đã giao đề tài, tận tình hướng dẫn và
tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
- Hai sinh viên Phạm Thị Thúy Quỳnh, Phạm Thị Sông Hương, Trường
Đại học Hà Tĩnh đã có sự cơng tác nhiệt tình.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa sau Đại học, Ban Chủ
nhiệm Khoa Hóa học, các thầy cơ giáo, cán bộ Phịng thí nghiệm Khoa Hóa
học trường Đại học Vinh, Trung tâm Phân tích Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà
Lạt, Trung tâm Quan trắc Kỹ thuật môi trường tỉnh Hà Tĩnh đã giúp đỡ, tạo
mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Xin cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã động viên,
giúp đỡ tơi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 10 năm 2012
Tác giả

Võ Thanh Trà


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ................................................................................ 3
1.1. Khái quát về đất ngập mặn và tình hình xâm nhập mặn ở Việt Nam ......... 3

1.1.1. Khái quát về đất ngập mặn ................................................................ 3
1.1.2. Tình hình xâm nhập mặn ở Việt Nam ............................................... 3
1.2. Rừng ngập mặn ........................................................................................ 4
1.2.1. Vai trị của rừng ngập mặn ................................................................ 4
1.2.2. Tình hình khai thác và sử dụng rừng ngập mặn ................................ 6
1.3. Khái quát về vùng đất nghiên cứu, tình hình xâm nhập mặn ở 2
xã Lộc Hà và Thạch Hạ, tỉnh Hà Tĩnh .......................................................... 10
1.3.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Hà Tĩnh ............................................... 10
1.3.2. Đất ngập mặn ở Hà Tĩnh .................................................................. 11
1.3.3. Thổ nhưỡng xã Hộ Độ ..................................................................... 13
1.3.4. Thổ nhưỡng xã Thạch Hạ ................................................................ 14
1.4. Một số nguyên tố đa lượng và chức năng sinh lý đối với cây trồng ....... 15
1.4.1. Clo .................................................................................................... 15
1.4.2. Sắt .................................................................................................... 16
1.4.3. Nhôm................................................................................................ 17
1.4.4. Kali ................................................................................................... 18
1.4.5. Canxi và magiê ................................................................................ 20
1.4.6. Nitơ .................................................................................................. 21
1.4.7. Photpho ............................................................................................ 22
1.4.8. Lưu huỳnh ........................................................................................ 23


1.5. Các phương pháp nghiên cứu ................................................................ 24
1.5.1. Các phương pháp chung .................................................................. 24
1.5.2. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ................................... 24
1.5.3. Phương pháp quang kế ngọn lửa ..................................................... 26
1.5.4. Phương pháp Kjendhal .................................................................... 27
Chƣơng 2. THỰC NGHIỆM ......................................................................... 29
2.1. Phương pháp thu và xử lý mẫu .............................................................. 29
2.1.1. Thu mẫu ........................................................................................... 29

2.1.2. Xử lý mẫu ........................................................................................ 29
2.2. Hố chất, dụng cụ, máy móc .................................................................. 30
2.2.1. Hố chất ........................................................................................... 30
2.2.2. Dụng cụ, máy móc ........................................................................... 30
2.3. Pha chế dung dịch phân tích .................................................................. 30
2.3.1. Pha chế dung dịch KCl 1N .............................................................. 30
2.3.2. Pha dung dịch NaOH 0,02M ........................................................... 30
2.3.3. Pha dung dịch CH3COONa 1M ....................................................... 30
2.4. Phương pháp xác định pH của H2O và của KCl .................................... 30
2.5. Phương pháp xác định độ chua thủy phân ............................................. 31
2.6. Phương pháp xác định độ chua trao đổi................................................. 32
2.7. Phương pháp xác định anion clorua (Cl-) theo TCN - STPT 1999........ 33
2.7.1. Ngun tắc ....................................................................................... 33
2.7.2. Qui trình phân tích ........................................................................... 33
2.8. Phương pháp xác định độ mặn theo TCN - STPT 1999 ........................ 34
2.8.1. Nguyên tắc ....................................................................................... 34
2.8.2. Qui trình phân tích ........................................................................... 34


2.9. Phương pháp xác định hàm lượng nitơ dễ tiêu theo TCVN 5255:2009 ....... 35
2.9.1. Nguyên tắc ....................................................................................... 35
2.9.2. Quy trình phân tích .......................................................................... 35
2.10. Phương pháp xác định hàm lượng nitơ tổng bằng phương pháp
Kjeldahl theo TCVN 6498:1999 ................................................................... 36
2.10.1. Ngun tắc ..................................................................................... 36
2.10.2. Quy trình phân tích ........................................................................ 36
2.11. Phương pháp xác định hàm lượng photpho dễ tiêu bằng phương
pháp Olsen theo TCVN 8661:2011 .............................................................. 38
2.11.1. Nguyên tắc ..................................................................................... 38
2.11.2. Quy trình phân tích ........................................................................ 38

2.12. Phương pháp xác định hàm lượng photpho tổng số theo TCVN
4052:1985...................................................................................................... 39
2.12.1. Ngun tắc ..................................................................................... 39
2.12.2. Quy trình phân tích ........................................................................ 39
2.13. Phương pháp xác định hàm lượng lưu huỳnh tổng số bằng
phương pháp đốt khô theo TCVN7371:2004 ............................................... 41
2.13.1. Nguyên tắc ..................................................................................... 41
2.13.2. Quy trình phân tích ........................................................................ 41
2.14. Phương pháp xác định hàm lượng kali dễ tiêu theo TCVN
8662:2011...................................................................................................... 42
2.14.1. Ngun tắc ..................................................................................... 42
2.14.2.Quy trình phân tích ......................................................................... 42
2.15. Phương pháp xác định hàm lượng kali tổng số theo TCVN 8660:2011 ...... 43
2.15.1. Nguyên tắc ..................................................................................... 43
2.15.2. Quy trình phân tích ........................................................................ 43


2.16. Phương pháp xác định hàm lượng canxi, magie trao đổi bằng
phương pháp chuẩn độ theoTCN-STPT 1999 .............................................. 44
2.16.1. Nguyên tắc ..................................................................................... 44
2.16.2. Quy trình phân tích ........................................................................ 44
2.17. Phương pháp xác định hàm lượng canxi tổng số bằng phương
pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa theo TCVN 9284:2012..................... 45
2.17.1. Ngun tắc ..................................................................................... 45
2.17.2. Qui trình phân tích ......................................................................... 45
2.18. Phương pháp xác định hàm lượng magie tổng số bằng phương
pháp phổ hấp thụ nguyên tử theo TCVN 9285:2012 .................................... 47
2.18.1. Nguyên tắc ..................................................................................... 47
2.18.2. Qui trình xác định .......................................................................... 47
2.19. Phương pháp xác định hàm lượng sắt trao đổi theo TCN - STTP 1999....... 47

2.19.1. Nguyên tắc ..................................................................................... 47
2.19.2. Quy trình phân tích ........................................................................ 48
2.20. Phương pháp xác định hàm lượng sắt tổng số theo TCVN 9283:2012 ...... 48
2.20.1. Ngun tắc ..................................................................................... 48
2.20.2. Qui trình phân tích ......................................................................... 48
2.21. Phương pháp xác định hàm lượng nhôm tổng số bằng phương
pháp so màu theo TCVN 3803:1983 ............................................................ 50
2.21.1. Nguyên tắc ..................................................................................... 50
2.21.2. Quy trình phân tích ........................................................................ 50
2.22. Phương pháp xác định tổng cation trao đổi theo TCVN 4621:2009....... 51
2.22.1. Ngun tắc ..................................................................................... 51
2.22.2. Quy trình phân tích ........................................................................ 51


2.23. Phương pháp xác định độ dẫn điện riêng theo TCVN 6650:2000 ...... 51
2.23.1. Nguyên tắc ..................................................................................... 52
2.23.2. Quy trình phân tích ........................................................................ 52
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 53
3.1. Độ pH của H2O và KCl trong các mẫu đất nghiên cứu ......................... 53
3.2. Độ chua thủy phân trong các mẫu đất nghiên cứu................................. 53
3.3. Độ chua trao đổi trong các mẫu đất nghiên cứu .................................... 53
3.4. Độ mặn, độ dẫn điện và tổng cation trao đổi trong đất nghiên cứu....... 54
3.5. Hàm lượng các nguyên tố đa lượng, trung lượng trong đất nghiên cứu ....... 55
3.6. So sánh hàm lượng các nguyên tố trong đất ngập mặn mặn ở 2 xã
Hộ Độ và Thạch Hạ, tỉnh Hà Tĩnh và trong đất trồng lúa nước [38] ........... 55
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 59


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


FAO

:

Tổ chức nông lương thế giới

KH&CN

:

Khoa học và công nghệ

NN&PTNN

:

Nông nghiệp và phát triển nông thơn

RNM

:

Rừng ngập mặn

TCN-STPT

:

Tiêu chuẩn ngành - Sổ tay phân tích


TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

:

Ủy ban nhân dân

UNESCO

:

Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Trang
Bảng:
Bảng 1.1. Diện tích RNM trên thế giới ........................................................... 7
Bảng 1.2. Phân bố diện tích RNM ở Việt Nam ............................................... 9
Bảng 1.3. Đất mặn và phân loại đất mặn ở Hà Tĩnh ..................................... 12
Bảng 3.1. Độ pH của H2O và của KCl .......................................................... 53
Bảng 3.2. Độ chua thủy phân ........................................................................ 53
Bảng 3.3. Hệ số khô kiệt K............................................................................ 54
Bảng 3.4. Độ chua trao đổi ............................................................................ 54

Bảng 3.5. Độ mặn, độ dẫn điện và tổng cation trao đổi ................................ 54
Bảng 3.6. Hàm lượng các nguyên tố đa lượng, trung lượng ......................... 55
Bảng 3.7. Ngưỡng giới hạn một số chỉ tiêu của đất trồng lúa nước.............. 56

Hình:
Hình 1.1. Vị trí xã Thạch Hạ và Hộ Độ ........................................................ 13
Hình 2.1. Lấy mẫu và cảnh quan vùng lấy mẫu............................................ 29


1
MỞ ĐẦU
Xâm nhập mặn là một vấn đề lớn trên thế giới và ở Việt Nam, nó có xu
hướng trầm trọng hơn trong tương lai do mực nước biển dâng và nguồn nước
từ thượng nguồn suy giảm. Trước đây, sự xâm nhập mặn được nói đến nhiều
ở đồng bằng sơng Cửu Long, thì nay đã được đề cập ngay cả đồng bằng Bắc
Bộ. Nhiều nơi xâm mặn đã vào sâu tới 55-60km, ảnh hưởng đến hàng vạn ha
gieo trồng của nông dân, đặc biệt nông dân vùng duyên hải.
Đất ị nhiễm mặn ở Việt Nam có diện t ch khoảng 1 triệu ha, chiếm
khoảng 3

diện t ch tự nhiên cả nước. Tập trung chủ yếu ở đồng ằng sông

Cửu Long, ở đây có hơn 700 ngàn ha đất mặn và nhiễm mặn, địa àn ị mặn
xâm nhập vào sâu trong nội đồng từ 30-40km. Ngoài ra, ở các tỉnh duyên hải
miền Trung như Quảng

ình, Hà Tĩnh, Ninh Thuận

diện t ch đất nhiễm


mặn c ng lên đến vài chục ngàn ha.
Tình trạng hạn hán gay gắt khắp các tỉnh miền Bắc và miền Trung
khiến vùng hạ lưu nhiều con sông lớn bị nhiễm mặn nặng hoặc mực nước
sông Mê Kông c ng có liên hệ đến hiện tượng nội đồng ị nhiễm mặn.
ên cạnh tình trạng xâm mặn theo tác động tự nhiên của môi trường,
thực tế cho thấy vai tr của con người c ng quan trọng. Ch ng hạn, nơi nhiễm
mặn nặng nhất của tỉnh Cà Mau là khu vực giáp ranh giữa vùng trồng lúa và
ni tơm. Vì thiếu tuyên truyền hướng dẫn, nhiều nơi người dân phá đê, đưa
nước mặn vào vùng ngọt hóa để ni trồng thủy sản. Ở Ninh Thuận, việc
canh tác các đồng muối quy mô lớn nhưng thiếu quy hoạch đã làm cho đất và
nước trong khu vực ị nhiễm mặn nghiêm trọng.
Độ mặn của đất ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý của cây như:
- Sự trao đổi nước: mặn thường cản trở sự hấp thu nước của cây và có
thể gây nên hạn sinh lý và cây bị héo lâu dài


2
- Ảnh hưởng đến sinh trưởng các cơ quan của cây do sự tổng hợp
xytokinin bị ngừng.
- Sự hút khoáng (trong đó có P2O5) của rễ cây bị ức chế, làm cho cây
thiếu P2O5, nên q trình phosphoryl hố bị kìm hãm và cây thiếu năng lượng.
- Sự vận chuyển và phân bố các chất đồng hoá trong mạch libe bị kìm hãm
nên các chất hữu cơ khơng đi vào cơ quan dự trữ mà tích luỹ ngay trong lá.
- Sự dư thừa các ion trong đất làm rối loạn tính thấm của màng tế bào.
Q trình trao đổi chất, đặc biệt là trao đổi protein bị rối loạn, dẫn đến tích luỹ
các axit amin và amit trong cây
- Sự ức chế sinh trưởng của cây khi bị mặn là đặc trưng rõ rệt nhất.
Nồng độ muối càng cao thì kìm hãm sinh trưởng càng mạnh. Tuỳ theo mức
độ mặn và khả năng chống chịu mà cây có thể bị chết hoặc giảm năng suất
nhiều hay ít [6,36].

Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài “Xác định một
số chỉ tiêu về thổ nhưỡng, một số nguyên tố đa lượng, trung lượng trong
đất ngập mặn ở 2 xã Hộ Độ và Thạch Hạ, tỉnh Hà Tĩnh, đề xuất phương án
sử dụng” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ.
Đề tài này đưa ra là cần thiết vì nó vừa mang ý nghĩa khoa học vừa
mang tính thực tiễn, áp dụng được yêu cầu thực tế ở 2 xã Hộ Độ và Thạch Hạ,
tỉnh Hà Tĩnh. Đặc biệt kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo cho các cơ quan
chức năng ở Hà Tĩnh để có biện pháp sử dụng hợp l đất nhiễm mặn.
Thực hiện đề tài này chúng tôi giải quyết các vấn đề sau:
- Lấy mẫu
- Xác định độ mặn
- Xác định một số chỉ tiêu về thổ nhưỡng
- Xác định hàm lượng một số nguyên tố đa lượng, trung lượng trong
đất nghiên cứu
- So sách các kết quả với các tài liệu tham khảo
- Nhận xét và đề xuất hướng xử lí.


3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Khái quát về đất ngập mặn và tình hình xâm nhập mặn ở Việt Nam
1.1.1. Khái quát về đất ngập mặn [37]
Nói đơn giản thì đất ngập mặn là vùng đất bị xâm hóa bởi nước mặn,
do đó có 3 yếu tố đặc trưng:
- Vì cây cối thích nghi chậm, nên thực vật kém phong phú, tiêu biểu
như đước, sú, vẹt, dừa...
- Vì là sự tổng hợp của nước mặn và đất ngọt, nên động vật lại rất
phong phú, ngược lại với thực vật. Giả sử ở rừng ngập mặn như U Minh, Cần
Giờ, ta dễ dàng câu bắt được vơ số lồi cá tơm, lươn, rùa và chim chóc c ng

khá phong phú.
- Đặc điểm vật lý: đất bị nhiễm mặn thì bở, lượng sét trong đất bị biến
đổi, cát nhiều, nên không vững chắc. Phần ùn ph a dưới bị lỏng hơn ùn
sông nước ngọt, do đó ta thấy các lồi thực vật thường phải có bộ rễ vĩ đại để
đứng vững trong mơi trường này.
C ng có thể nói đất ngập mặn là đất có chứa nhiều cation natri hấp phụ
trên bề mặt keo đất và trong dung dịch đất. Cation này có nguồn gốc từ nước
biển, xác động thực vật hay từ đá mẹ.
Nguyên nhân hình thành đất ngập mặn là do nước biển tràn vào hay do
ảnh hưởng của nước ngầm về mùa khơ muối hịa tan theo các mao quản dẫn
lên làm đất nhiễm mặn.
1.1.2. Tình hình xâm nhập mặn ở Việt Nam [6, 37]
Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 32.894.398 ha với chiều dài bờ
biển 3.260 km; có 606.792 ha đất ngập mặn ven biển, trong đó có 209.741 ha
diện tích rừng ngập mặn ven biển [6].


4
Sau đây là một số vùng bị xâm nhập mặn:
- Ở đồng bằng sông Cửu Long: các địa phương đang ở mức áo động
là Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng,
Giang

ạc Liêu, Cà Mau, Kiên

, trên các tuyến sơng thuộc vùng tây sông Hậu nước mặn vào sâu nội

đồng khoảng 30km. Tại tỉnh Sóc Trăng, nước mặn đã xâm nhập mặn vào 2
kênh Năm Kiện và Nàng Rền, còn tại tỉnh Bạc Liêu, nước mặn xâm nhập đợt
1 có độ mặn từ 3.3‰-5‰; đợt 2 có độ mặn từ 6‰

- Ở các tỉnh miền Trung sự xâm nhập mặn c ng đáng kể đến: tại vùng
biển Nghệ An, chủ yếu là xâm nhập mặn ở hạ lưu sông Cả, nước mặn có thể
xâm nhập vào các sơng trong đất liền, có nơi cách ờ biển đến 40-50km; tại
tỉnh Quảng Nam mặn xâm nhập đã làm cho người dân thiếu nước sinh hoạt
Như vậy, tình hình xâm nhập mặn ở Việt Nam đang là một vấn đề đáng
quan tâm và cần đưa ra được các biện pháp xử lý nhằm nâng cao đời sống cho
người dân.
1.2. Rừng ngập mặn
1.2.1. Vai trò của rừng ngập mặn [6, 10, 37]
1.2.1.1. Đối với tự nhiên
Rừng ngập mặn (RNM) là rừng nhiệt đới ven iển, có vai tr

ảo vệ ờ

iển, chống lại xói m n do gió ão thường xảy ra ở vùng ven iển nhiệt đới.
Những nghiên cứu gần đây nhất cho thấy rằng RNM góp phần gia tăng sản
lượng của nhiều quần thể thủy sinh vật sống gần dãy san hô ngầm (Mumby
etal., 2004).
RNM c n cung cấp chất hữu cơ và dinh dưỡng như chất đạm và lân
cho vùng ven iển từ sự phân hủy của vật rụng, từ đây hình thành chuỗi thức
ăn từ những mảnh vỡ vụn của vật rụng và chuỗi thức ăn này là nguồn dinh
dưỡng quan trọng cho các loài thủy sản ven iển (Alongi, 1990; Alongi et
al.,1989).


5
RNM đóng vai tr quan trọng trong việc điều h a kh hậu, cung cấp
chất hữu cơ để tăng năng suất ni trồng, phát triển kinh tế vùng ven iển.
Tóm lại, rừng ngập mặn có vai tr hết sức to lớn đối với tự nhiên. Vì
vậy, ảo vệ rừng ngập mặn là nhiệm vụ quan trọng trong mỗi con người

chúng ta.
1.2.1.2. Đối với con người
Rừng ngập mặn đóng một vai tr quan trọng đối với cuộc sống của
hàng triệu người dân nghèo ven iển Việt Nam. Rừng ngập mặn (RNM) cung
cấp cho con người rất nhiều hàng hoá và dịch vụ môi trường. RNM được sử
dụng làm củi đốt, vật liệu làm nhà ở nông thôn và quan trọng đây ch nh là nơi
sinh sản, nuôi dưỡng nguồn hải sản sử dụng trong nước và xuất khẩu, đem lại
lợi nhuận kinh tế cao (Lee, 1995; Rasolofo, 1997; Slim et al., 1997; Athithan
& Ramadhas, 2000).
Mặt khác, RNM là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái hết sức quý giá.
Tại Việt Nam, những năm gần đây khách du lịch ngày càng có xu hướng tìm
đến tham quan, nghiên cứu các khu RNM, theo đó, nguồn lợi ngành du lịch
thu được từ hệ sinh thái này c ng tăng lên. RNM thực sự trở thành đối tượng
tiềm năng đối với hoạt động khai thác phát triển du lịch nói riêng, kinh tế - xã
hội nói chung.
Sau đây là một số nguyên cứu nói lên vai tr RNM trên:
Theo áo cáo của Ủy an Liên quốc gia (IPCC) thuộc Liên hợp quốc sự
nóng lên toàn cầu cho iết nhờ vai tr quan trọng của RNM như việc lọc sinh
học trong việc xử lý chất thải. Ngồi ra, nó c n có tác dụng xử lý chất dinh
dưỡng từ đất liền và giữ vai tr vùng đệm chống lại các d ng chảy ô nhiễm, vì
thế cho đến nay các hiện tuợng iến đổi kh hậu như hiệu ứng nhà k nh, ăng
tan đã giảm đi một phần đáng kể .


6
Theo nhóm khảo sát của GS.TSKH Phan Nguyên Hồng (Trung tâm
Nghiên cứu hệ sinh thái RNM, ĐH Sư Phạm Hà Nội) cho thấy độ cao sóng
iển giảm mạnh khi đi qua dải RNM với mực iến đổi từ 75

đến 85


từ

1,3m xuống 0,2-0,3m.
Tóm lại, qua những nguyên cứu trên ta thấy được vai tr quan trọng
của rừng ngập mặn.
1.2.2. Tình hình khai thác và sử dụng rừng ngập mặn
1.2.2.1. Tình hình khai thác và sử dụng RNM trên Thế giới [1,10,33,35]
Diện tích rừng ngập mặn trên tồn thế giới ước tính khoảng 18 triệu ha,
phân bố tại 82 nước. Trong đó, ở khu vực Châu Á, rừng ngập mặn có khoảng
8,4 triệu ha, chiếm tới 46% tổng diện tích rừng ngập mặn thế giới, riêng 7
nước Đơng Nam Á, diện tích rừng ngập mặn chiếm tới 36% tổng diện tích
rừng ngập mặn thế giới (Mark Spalding và cộng sự, 1997).
Từ lâu các ngành khoa học đã quan tâm nghiên cứu về đất ngập mặn
c ng như rừng ngập mặn trên nhiều lĩnh vực vì những giá trị to lớn về sinh
học, sinh thái và kinh tế xã hội của vùng ven biển.
- Nghiên cứu về giải phẫu, phân loại, phân bố:
Lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất là phân loại thực vật, thảm thực vật
và phân bố. Có 2 cơng trình nổi tiếng là Mangrove vegetation của V.J.
Chapman (1975) và The botany of mangroves của P. . Tomlinson (1986) đã
nghiên cứu về giải phẫu, phân loại, phân bố, sinh thái một số loài cây ngập
mặn trên thế giới [33,35].
- Nghiên cứu về các nhân tố sinh thái:
Nghiên cứu các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự hình thành và phát
triển rừng ngập mặn có nhiều tác giả đề cập đến. Theo V.J. Chapman (1975)
có 7 yếu tố sinh thái cơ ản ảnh hưởng đến sự phát triển rừng ngập mặn là:


7
nhiệt độ, thế nền đất bùn, sự bảo vệ, độ mặn, thủy triều, dịng chảy hải lưu,

biển nơng [33].
Tổ chức UNESCO (1979) và FAO (1982) khi nghiên cứu về rừng và
đất rừng ngập mặn ở vùng châu Á Thái

ình Dương cho rằng: hệ sinh thái

rừng ngập mặn trong khu vực này đã và đang ị đe dọa nghiêm trọng bởi
nhiều ngun nhân khác nhau. Trong đó, ngun nhân chính là do việc khai
thác tài nguyên rừng, đất rừng ngập mặn không hợp lý gây ra các biến đổi tiêu
cực đối với môi trường đất và nước. Các tổ chức này đã khuyến cáo các quốc
gia có rừng và đất ngập mặn, cần phải có những biện pháp hữu hiệu để khắc
phục tình trạng này bằng các giải pháp như: xây dựng các hệ thống chính
sách, văn ản pháp luật về quản lý sử dụng đất, rừng ngập mặn và nghiên cứu
các biện pháp kỹ thuật trồng, khoanh nuôi bảo vệ rừng kết hợp với việc xây
dựng các mơ hình lâm ngư kết hợp [1].
Bảng 1.1. Diện tích RNM trên thế giới
Diện tích (km2)

Tỷ lệ (%)

Nam và Đơng Nam Á

75.173

41.5

Austrailia

18.789


10.4

Châu Mỹ

49.096

27.1

27.999.5

15.5

Đơng Phi và Trung Đông

10.024

5.5

Tổng cộng

181.077

100

Vùng

Tây Phi

(Nguồn: Spalding, Blasco, Field, 1997)
Qua bảng 1.1 ta thấy diện tích RNM ở mỗi vùng đều khác nhau. Trong đó,

diện tích ở vùng Nam và Đơng Nam Á chiếm diện tích cao nhất. Sau đó, là Châu
Mỹ và Tây Phi. Chỉ riêng khu vực Ấn Độ - Tây Thái ình Dương, cho đến năm
1991 đã có 1,2 triệu ha rừng ngập mặn chuyển thành ao nuôi tôm.


8
Ở khu vực Châu Á - Thái ình Dương, người ta ước tính tốc độ suy giảm
rừng ngập mặn khoảng 1 /năm (Ong, 1995). Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là
do việc khai thác diện t ch RNM để phục vụ cho mục đ ch nuôi tôm.
Ở Philippines, khoảng 50 % trong số 279.000 ha rừng ngập mặn bị mất
đi trong giai đoạn từ năm 1951 đến 1988 do phá rừng làm ao nuôi tôm và
95% các ao nuôi tôm ở nước này trước đó là rừng ngập mặn (Primavera
(1995)).
Ở cấp quốc gia, Madagascar, Indonesia, Mexico, Pakistan, Papua New
Guinea và Panama là những nước có diện tích rừng bị mất lớn nhất trong
những năm 1980. Tổng diện tích rừng bị mất ở năm nước này là khoảng 1
triệu ha, tương đương với diện t ch Jamaica. Nhưng trong những năm 1990,
Pakistan và Panama đã thành công trong việc giảm tỷ lệ mất rừng ngập mặn.
Ngược lại, Madagasca, Việt Nam và Malaysia lại trải qua thời kỳ phá rừng
tăng lên và nằm trong số năm quốc gia đứng đầu về diện tích rừng bị mất
trong thập niên 1990 và giai đoạn 2000-2005. FAO (Tổ chức nông lương thế
giới) chỉ ra rằng áp lực dân số cao, sự chuyển đổi quy mô lớn một diện tích
rừng ngập mặn sang ni trồng tơm cá, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và du lịch,
c ng như ô nhiễm và các thảm họa tự nhiên là những nguyên nhân chính dẫn
đến tàn phá rừng ngập mặn. Như vậy, do áp lực vấn đề dân số và q trình đơ
thị hố, cơng nghiệp hố con người đang ngày càng tác động đến RNM. Vì
vậy, diện tích RNM suy giảm đáng kể.
1.2.2.2. Tình hình khai thác và sử dụng RNM tại Việt Nam [6,10,37]
Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển kéo dài, có điều kiện tự nhiên
phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các lồi cây ngập mặn. Tổng

diện tích rừng ngập mặn của nước ta là 400.000 ha. Tuy nhiên, trong những
năm qua do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đã tác động vào hệ
sinh thái RNM làm cho diện tích RNM của nước ta bị suy giảm đáng kể.


9
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn
(NN&PTNT) cho thấy, năm 1943 diện tích RNM Việt Nam trên 400.000 ha,
đến năm 1996 giảm c n 290.000 ha và 279.000 ha vào năm 2006. Như vậy,
diện t ch RNM nước ta bị suy giảm rất lớn gần 50%.
Bảng 1.2. Phân bố diện tích RNM ở Việt Nam
Các vùng

Diện tích RNM

Tỷ lệ (%)

Ven biển Bắc Bộ

43.811 ha

28.1%

Ven biển Trung Bộ

3.000 ha

2%

Ven biển Nam Bộ


82.387 ha

53%

(Nguồn: Paul Maurand, 1943; Rollet, 1962; Viện điều tra Quy hoạch
rừng, 1982, 1999)
Qua bảng 1.2 ta thấy lượng rừng ngập mặn tại ven biển Nam Bộ là rất
lớn và lớn hơn rất nhiều so với rừng ngập mặn ven biển Trung Bộ, trong khi
đó rừng ngập mặn tại ven biển Bắc Bộ bằng 1/2 diện tích rừng ngập mặn tại
ven biển Nam Bộ.
Dưới đây là một số nghiên cứu về diện tích rừng ngập mặn ở các tỉnh
thành phố nước ta:
Hiện nay, theo PGS.TS Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện Hải
dương học Nha Trang cho biết, rừng ngập mặn huyện Núi Thành - tỉnh Quảng
Nam trước đây rộng khoảng trên 220 ha với các loài thực vật bậc cao như
mắm, bần, đước, dừa nước... Do phong trào nuôi tôm phát triển mạnh, nên
rừng ngập mặn đã ị người dân chặt phá làm ao ni tơm. Đến năm 1997 chỉ
cịn lại khoảng 63 ha và hiện nay chỉ còn khoảng 10 ha. Đặc biệt vẫn còn giữ
được khoảng gần 5 ha rừng dừa nước ở lưu vực sơng Bến Đình, xã Tam
Nghĩa.


10
Theo số liệu của ngành Nông nghiệp, đến năm 2000, tồn tỉnh Khánh
Hồ chỉ cịn 11,5 ha rừng ngập mặn, trong đó huyện Vạn Ninh cịn 11 ha,
Cam Ranh 0,5 ha. Hiện nay, diện tích rừng ngập mặn ở Khánh Hồ đã thu hẹp rất
nhiều. Chính tình trạng đào đất, thay đổi diện mạo địa hình, ngăn d ng chảy đã
triệt hạ hàng loạt khu rừng ngập mặn mà khả năng tái tạo cực kỳ khó. Sự việc
càng i đát hơn khi việc ni tơm thất át, hàng nghìn ha đất đìa ị bỏ hoang

khiến cả một vùng ven biển trước đây xanh tươi, trù phú ây giờ tiêu điều.
Ở Cà Mau, trong v ng 12 năm (1983-1995), đã có 66.000 ha rừng bị
chặt phá để chuyển sang nuôi tôm. Năm 1998, có đến 120.000 ha ao ni nằm
trong khu vực đất rừng. Năm 1999, Cà Mau có 130.000 ha đất rừng, tuy nhiên
chỉ có 58.285 ha đất được phủ rừng.
Tóm lại, diện tích rừng ngập mặn Việt Nam suy giảm rất đáng kể, hiện
nay rừng ngập mặn chỉ còn rải rác ở một số nơi như huyện Cần Giờ, thành
phố Hồ Chí Minh, tỉnh Cà Mau. Do ý thức chủ quan và khách quan của người
dân Việt Nam và do lợi ích kinh tế trước mắt mà hàng ngàn diện tích rừng
ngập mặn Việt Nam suy giảm trầm trọng trên lãnh thổ Việt Nam.
1.3. Khái quát về vùng đất nghiên cứu, tình hình xâm nhập mặn ở
2 xã Lộc Hà và Thạch Hạ, tỉnh Hà Tĩnh
1.3.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Hà Tĩnh [29]
1.3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp Thành phố
Vinh, tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng

ình, ph a Tây giáp nước

Cộng hồ dân chủ nhân dân Lào, ph a Đông là iển Đông. Về tổ chức hành
ch nh, Hà Tĩnh có 1 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện. Vị tr địa lý đó là điều
kiện thuận lợi cho Hà Tĩnh phát triển sản xuất hàng hố, tiếp thu tiến bộ khoa
học - cơng nghệ, phát triển nhanh những ngành kinh tế m i nhọn, mở rộng
liên kết, giao lưu kinh tế với các tỉnh khác và quốc tế.


11
Địa hình đồi núi chiếm 80% diện tích tự nhiên, dãy núi ph a Tây có độ
cao trung bình 1.500 m, phân hoá phức tạp và bị chia cắt mạnh, hình thành
các vùng sinh thái khác nhau, địa hình dốc nên đất đai phần lớn bị xói mịn,

bạc màu.
Hà Tĩnh có lượng mưa nhiều, trừ một phần nhỏ ở phía Bắc, cịn lại các
vùng khác có lượng mưa ình qn hàng năm đều trên 2000 mm, cá biệt có
nơi trên 3000 mm.
1.3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
Diện t ch đất tự nhiên tồn tỉnh là 605.574 ha. Trong đó, đất nơng
nghiệp 103.720 ha, chiếm 17,13 ; đất lâm nghiệp 231.100 ha, chiếm
38,16 ; đất chuyên dùng 45.700 ha, chiếm 7,55%; đất ở 6.920 ha, chiếm
1,14%; đất chưa sử dụng còn khá nhiều: 218.134 ha, chiếm 36,02% diện tích
đất tự nhiên.
Hà Tĩnh hiện có trên 300.000 ha rừng và đất rừng, trong đó diện tích
rừng chiếm 66%, cịn lại trên 100.000 ha đất trống, đồi trọc, đất cây bụi và bãi
cát. Rừng tự nhiên có 164.978 ha, trong đó rừng sản xuất kinh doanh là
100.000 ha, rừng phòng hộ 63.000 ha. Trữ lượng gỗ là 20 triệu m2, hàng năm
khai thác khoảng 2 vạn m2. Hiện nay, Hà Tĩnh c n giữ được một số vùng rừng
nguyên sinh có hệ động, thực vật phong phú và đa dạng như khu ảo tồn thiên
nhiên V Quang, khu rừng phòng hộ hồ Kẻ Gỗ, có trên 86 họ và 500 loại cây
dạng thân gỗ với nhiều loại gỗ quí và các loại động thực vật quí hiếm.
1.3.2. Đất ngập mặn ở Hà Tĩnh [29]
Theo Báo cáo tổng hợp số liệu đất nhiễm mặn của Hà Tĩnh do sở
KH&CN Hà Tĩnh cung cấp được chỉ ra ở bảng 1.3. Đất mặn Hà Tĩnh được
phân bố ở các huyện ven biển như Nghi Xuân, Can Lộc, Lộc Hà, Cẩm Xuyên,
Kì Anh và một phần nhỏ thuộc thành phố Hà Tĩnh.


12
Bảng 1.3. Đất mặn và phân loại đất mặn ở Hà Tĩnh

TT



hiệu

Tên đất Việt Nam

Ký hiệu

M

Đất mặn

FLs

Mn

Đất mặn nhiều

FLsh

1 Mn-1

Đất mặn nhiều nông

FLsh-1

2 Mn-2

Đất mặn nhiều sâu

FLsh-2


3 Mn-a

Đất mặn nhiều cơ giới nhẹ

FLsh-a

Đất mặn trung bình và ít

FLsm

II
II.
1

II.
2
4

M

M-a

5 M-g1

6 M-g2

7

8


Đất mặn trung bình
và t cơ giới nhẹ
Đất mặn trung bình
và ít glây nơng
Đất mặn trung bình
và ít glây sâu

M-

Đất mặn trung bình

sp2

và ít phèn tiềm tàng sâu

Mg-

Đất mặn glây có tầng phèn

sp2

tiềm tàng sâu

FLsm-a

FLsm-g1

FLsm-g2


Tên đất FAO UNESCO
Salic Fluvisols
Hyper Salic
Fluvisols
Epi Hyper Salic
Fluvisols
Endo Hyper Salic
Fluvisols
Arei Hyper Salic
Fluvisols
Molli Salic
Fluvisols
Areni Molli Salic
Fluvisols
Epi Gleyi Molli
Salic Fluvisols
Endo Gleyi Molli
Salic Fluvisols

Diện
tích
(ha)

Tỷ lệ
(%)

5593

0.92


982

0.16

540

0.09

220

0.04

222

0.04

4611

0.76

790

0.13

1078

0.18

1300


0.21

802

0.13

641

0.11

Endo Protho
FLsm-sp2

Thionic Molli
Salic Fluvisols
Endo Protho

FLsg-sp2

Thionic Gleyi
Salic Fluvisols


13

1.3.3. Thổ nhưỡng xã Hộ Độ [30, 31]
Hình 1.1. Vị trí xã Thạch Hạ và Hộ Độ

Xã Hộ Độ có diện tích tự nhiên 648,48 ha, trong đó đất lâm nghiệp là
54,73 ha rừng, chiếm 8,4% diện tích tự nhiên của xã, đây là rừng phịng hộ

góp phần trong việc phòng chống bão lụt, giảm nhẹ thiên tai, là tiềm năng, lợi
thế to lớn cần được phát huy, khai thác có hiệu quả. Trong những năm qua mặc
dù trong điều kiện cịn nhiều khó khăn, nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn hạn
chế, cơ chế ch nh sách chưa đồng bộ, nhưng U ND xã vẫn đạt được những thành
tựu đáng ghi nhận. Rừng đã và đang giữ vai trị to lớn cho phịng hộ, chống xói
mịn và bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn xã.


14
Tuy vậy công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vẫn bộc lộ nhiều
vấn đề hạn chế, chưa được đầu tư đúng mức, yếu kém về hạ tầng kỹ thuật,
kinh phí, nguồn lực, ý thức bảo vệ rừng của nhân dân còn hạn chế, sự phối
hợp giữa các cơ quan chức năng với chính quyền địa phương thiếu đồng bộ,
chặt chẽ cho nên rừng vẫn còn bị khai thác trái phép.
1.3.4. Thổ nhưỡng xã Thạch Hạ [32]
Thạch Hạ nằm ở cửa ngõ phía Bắc thành phố Hà Tĩnh, đây là vị trí
chiến lược quan trọng trong vành đai: " Cụm tuyến an toàn làm chủ sẵn sàng
chiến đấu". Có các trục giao thơng huyết mạch như đường Quang Trung
xuyên suốt từ trung tâm Thành phố Hà Tĩnh theo hướng Đông ắc đi qua địa
bàn xã nối với vùng biển thuộc huyện Lộc Hà và tuyến đường Ngô Quyền nối
với vùng bãi ngang của huyện Thạch Hà. Phía Tây Bắc giáp huyện Can Lộc,
phía Bắc giáp huyện Lộc Hà, phía Nam giáp huyện Cẩm Xuyên và thành phố
Hà Tĩnh, ph a Tây giáp huyện Hương Khê, ph a Đông giáp biển Đông. Thành
phố Hà Tĩnh nằm xen giữa huyện Thạch Hà, chia huyện thành 2 nửa bên phía
tây và ên ph a đông của thành phố.
Thổ nhưỡng xã Thạch Hạ phèn chua nhiễm mặn chiếm 1/5 diện tích vì
vùng đất này được các nhánh sông bồi đắp lấn biển từ hàng trăm năm trước.
Địa hình có độ dốc thoải về ph a Đông ắc, chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa, hạn hán, l lụt thường xuyên. Song Thạch Hà là một địa
phương luôn giữ vững ổn định các mặt nhờ truyền thống đoàn kết vượt khó

của Đảng bộ và nhân dân. Mấy năm trở lại đây, đã có những ước tiến vững
chắc về phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phịng an ninh. Hạ tầng cơ sở
xây dựng tương đối hoàn chỉnh, tạo đà phát triển kinh tế dân sinh. Xã đã hoàn
thành về đ ch nông thôn mới 19/19 tiêu ch theo đánh giá của Tỉnh.


15
Thạch Hạ có điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi, giao thơng thuỷ bộ,
đất đai, mặt nước sơng ngịi, ao hồ diện tích ni trồng thuỷ hải sản rộng, cần
phát triển thế mạnh về lĩnh vực này.
Tồn xã có diện tích tự nhiên rộng: 769,16 ha, đất nơng nghiệp là
502,91 ha. Thu nhập ình quân đầu người năm 2012 là 18,2 triệu đồng/người;
năm 2013 là: 22,28 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo hiện cịn 69 hộ = 4,24%,
khơng có hộ đói.
1.4. Một số nguyên tố đa lƣợng và chức năng sinh lý đối với cây trồng
1.4.1. Clo [7, 8, 39]
Hàm lượng clo trong cây dao động từ 0,015-5,5% chất khơ. Clo là
ngun tố ít dao động nên hàm lượng clo trong các lá già cao hơn so với lá
non, trong lá và chồi cao hơn so với rễ.
Nhu cầu clo của cây trồng khoảng trên 6kg/ha/vụ. Triệu chứng thiếu
clo xuất hiện ở các bộ phận non của cây. an đầu đỉnh sinh trưởng và lá non
bị héo, úa vàng lá, sau chuyển màu đồng thau và chết khô. Khi ngộ độc clo,
chóp lá và mép lá bị khơ, lá nhỏ, một số trường hợp lá mất màu. Ngộ độc chỉ
thường xuất hiện ở các vùng đất mặn ven biển.
Ngoài ra, clo còn là thành phần của các axit auxin chloindole-3acetic,
amylasa, asparagirne synthetate và ATP, c ng là thành phần của nhiều hợp
chất tìm thấy trong vi khuẩn và nấm.
Chức năng sinh lý:
- Clo có vai trị thiết yếu trong phản ứng quang hợp của cây trồng.
- Nó có chức năng không đặc trưng là làm tăng áp suất thẩm thấu qua

màng tế ào và hút nước của cây trồng, clo có tác dụng giảm bớt tình trạng
sâu bệnh ở cây trồng.


×