Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.95 KB, 21 trang )

XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
THỐNG KÊ ĐỂ ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG CHỈ TIÊU.
Trong điều kiện nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, các mối
quan hệ xã hội và sự ràng buộc giữa các bên trong hoạt động sản xuất kinh doanh bị
xoá nhoà, tiêu chuẩn để đánh giá doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả là hoàn thành các
chỉ tiêu pháp lệnh do nhà nước giao. Do vậy, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hầu như
không tồn tại, không thúc đẩy được doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của đơn vị mình. Với thực trạng hoạt động như vậy, công tác báo cáo thống kê là
không cấp thiết, mang tính hình thức, các cơ quan chức năng khó nắm bắt được chính
xác tình hình sản xuất kinh doanh.
Cùng với sự mở cửa nền kinh tế là sự thay đổi lớn lao trong tư duy kinh tế của nhà
nước, mọi thành phần kinh tế đều có điều kiện tham gia vào các hoạt động sản xuất
kinh doanh. Họ hoạt động với phương thức tự chủ về tài chính và tự thực hiện hạch
toán thu chi. Do đó, hệ thống chỉ tiêu đánh giá cũ không còn hợp lý, đòi hỏi phải có sự
thay đổi trong hệ thống chỉ tiêu nói chung và thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh nói
riêng.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh phải đảm bảo bao quát được
mọi mặt của các yếu tố cấu thành hiệu quả, phải mang tính tổng hợp bao gồm các chỉ
tiêu hiệu quả bộ phận và phản ánh các khía cạnh khác nhau của hiệu quả chung.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh cần bảo đảm các yêu cầu sau:
 Số lượng các chỉ tiêu phải đủ lớn để bao quát hết những mặt cơ bản có liên quan tới
hiệu quả chung.
 Các chỉ tiêu được chọn phải là những chỉ tiêu đặc trưng nhất, đồng thời phải phản
ánh và phân tích được mối quan hệ tồn tại khách quan giữa các mặt, các bộ phận.
 Các chỉ tiêu được chọn phải đảm bảo có nội dung, phạm vi và đơn vị tính phù hợp
với yêu cầu đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu hiệu quả, lợi nhuận của doanh
nghiệp.
 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh được chia thành hai phần:
hiệu quả sử dụng nguồn lực và hiệu quả chi phí thường xuyên, trong đó mỗi loại lại


bao gồm hiệu quả toàn phần và hiệu quả cận biên.
Để đánh giá một cách chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nhất
là doanh nghiệp nhà nước thì doanh nghiệp đó cần phải hội đủ 6 tiêu chuẩn sau:
 Bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh, trích khấu hao tài sản cố định theo
đúng quy định của chế độ hiện hành.
 Kinh doanh có lãi, nộp đủ tiền thu sử dụng vốn và lập đủ các quãy doanh nghiệp: dự
phòng tài chính, trợ cấp mất việc làm cho người lao động, đầu tư phát triển, quỹ
khen thưởng, quỹ phúc lợi...
 Trả đầy đủ các khoản nợ đến hạn (tức không có nợ quá hạn).
 Nộp đủ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động theo quy định.
 Nộp đủ các khoản thuế theo quy định.
 Trả lương cho người lao động tối thiểu phải bằng mức bình quân của các doanh
nghiệp trên cùng địa bàn.
II. XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG
KÊ ĐỂ ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.
1. Công thức tổng quát xác định các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đo lường bằng các chỉ tiêu tương đối cường độ
phản ánh mối quan hệ so sánh giữa đầu vào (chi phí kinh tế C) và đầu ra (kết quả kinh
tế Q). Quan hệ so sánh đó được xác lập theo phương pháp ma trận, tức là nếu có m chỉ
tiêu phản ánh kết quả kinh tế Q và n chỉ tiêu phản ánh chi phí kinh tế C thì ta có 2.m.n
chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh, trong đó có ít nhất m.n chỉ tiêu có ý
nghĩa.
Để phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh, ta xác lập hai loại chỉ tiêu:
a) Dạng thuận
H
KÕt qu kinh tÕ
Chi phÝ kinh tÕ
Q

C
= =

Chỉ tiêu H biểu thị mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra bao nhiêu đơn vị đầu ra.
Chỉ tiêu H được dùng để xác định ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng nguồn lực hay chi
phí thường xuyên đến kết quả kinh tế.
b) Dạng nghịch
E
Chi phÝ kinh tÕ
KÕt qu kinh tÕ
C
Q
= =

Chỉ tiêu E cho biết để có được một đơn vị đầu ra cần bao nhiêu đơn vị đầu vào.
Chỉ tiêu E là cơ sở để xác định quy mô tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực và chi phí
thường xuyên.
2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế (Q) và chi phí kinh tế (C).
2.1. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế (Q).
Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những sản phẩm mang lại lợi ích tiêu
dùng xã hội được thể hiện là sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm dịch vụ. Những sản
phẩm này phải phù hợp với lợi ích kinh tế và trình độ văn minh của tiêu dùng xã hội.
Nó phải được người tiêu dùng chấp nhận. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp được biểu thị bằng các chỉ tiêu hiện vật và các chỉ tiêu giá trị. Kết quả kinh
doanh có liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh, phân tích kết quả cùng với phân
tích điều kiện sản xuất kinh doanh sẽ giúp ta đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh
doanh. Vì thế, việc phân tích kết quả sản xuất kinh doanh là vô cùng quan trọng và cần
thiết.
a) Các chỉ tiêu tính bằng đơn vị hiện vật.
 Nửa thành phẩm là chỉ tiêu theo dõi kết quả sản xuất của một sản phẩm hoặc một

chi tiết sản phẩm. Nửa thành phẩm là kết quả sản xuất đã qua chế biến ở một hoặc
một số giai đoạn công nghệ nhưng chưa qua chế biến ở giai đoạn công nghệ cuối
cùng trong qui trình công nghệ chế biến sản phẩm.
 Chỉ tiêu sản phẩm hoàn thành (thành phẩm) là những sản phẩm đã qua chế biến ở tất
cả các giai đoạn công nghệ cần thiết trong qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm và
đã hoàn thành việc chế biến ở giai đoạn cuối cùng, đã qua kiểm tra và đạt tiêu
chuẩn chất lượng sản phẩm.
 Chỉ tiêu sản phẩm qui ước (tính theo sản phẩm tiêu chuẩn) phản ánh lượng sản
phẩm tính đổi từ các lượng sản phẩm cùng tên nhưng khác nhau về mức độ, phẩm
chất và qui cách. Sản phẩm qui ước được tính theo công thức:
Lượng sản phẩm qui ước =
( )

dæitÝnhsèHÖxii¹lovËthiÖnphÈmn¶sîng­L
b) Các chỉ tiêu tính bằng đơn vị tiền tệ
 Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (GO).
• Khái niệm: Tổng giá trị sản xuất là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo
ra trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp, thường tính cho một năm.
Tổng giá trị sản xuất bao gồm: giá trị những sản phẩm vật chất và giá trị những hoạt
động dịch vụ phi vật chất.
Mỗi doanh nghiệp thường hoạt động trên nhiều lĩnh vực, vì vậy để tính tổng giá trị sản
xuất của doanh nghiệp, thống kê cần phải tính ra giá trị sản xuất của từng loại hoạt động
của doanh nghiệp, sau đó tổng hợp lại mới có chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất.
Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất phản ánh qui mô kết quả hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp trong thời kỳ nghiên cứu. Chỉ tiêu này biểu hiện thành tựu hoặc kết quả của tập
thể lao động của một doanh nghiệp. Theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), GO được
xác định theo phương pháp xí nghiệp, phương pháp ngành, phương pháp nền kinh tế
quốc dân. Để xác định GO một doanh nghiệp, trong thống kê sử dụng phương pháp xí
nghiệp, GO của doanh nghiệp công nghiệp làm cơ sở để xác định GO của ngành và của
nền kinh tế quốc dân.

• Nội dung kinh tế: Tuỳ từng điều kiện mỗi doanh nghiệp có thể tính GO theo hai
loại giá.
- Chỉ tiêu GO tính theo giá so sánh (cố định) bao gồm:
+ Giá trị thành phẩm làm bằng nguyên vật liệu của xí nghiệp gồm cả thành phẩm bán
ra, tồn kho và gửi bán.
+ Giá trị thành phẩm làm bằng nguyên vật liệu của khách hàng (kể cả giá trị vật tư và
giá trị chế biến). Trong thực tế nếu doanh nghiệp nào không có giá trị thành phẩm làm
bằng nguyên vật liệu của khách hàng thì không phải tính nội dung này.
+ Giá trị phế liệu, phế phẩm, thứ phẩm, phụ phẩm thu hồi đã tiêu thụ được.
Phụ phẩm: là những sản phụ phát sinh khi sản xuất sản phẩm chính.
+ Giá trị dịch vụ công nghiệp đã hoàn thành cho bên ngoài như: sửa chữa máy móc
thiết bị, phương tiện vận tải cho khách hàng, gia công ngắn và hoàn chỉnh sản phẩm cho
khách hàng.
+ .Những chênh lệch giữa cuối và đầu kỳ của sản phẩm trung gian (sản phẩm dở dang
và nửa thành phẩm). Có hai loại dấu: dương (+) và (-). Đầu kỳ dùng nhiều hơn so với
cuối kỳ mang dấu âm và ngược lại.
+ Giá trị cho thuê máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất chính.
- Chỉ tiêu GO tính theo giá hiện hành bao gồm:
+ Doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính.
+ Doanh thu tiêu thụ sản phẩm phụ.
+ Doanh thu bán phế liệu, phế phẩm, thứ phẩm, phụ phẩm thu hồi trong kỳ.
+ Doanh thu cho thuê máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất chính.
+ Chênh lệch cuối và đầu kỳ thành phẩm tồn kho.
+ Chênh lệch cuối và đầu kỳ thành phẩm gửi bán.
+ Chênh lệch giữa cuối và đầu kỳ sản phẩm trung gian.
+ Giá trị công việc dịch vụ công nghiệp.
• Ý nghĩa: Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất được sử dụng để tính toán hàng loạt các
chỉ tiêu kinh tế khác như: năng suất lao động, giá thành tổng hợp, hiệu năng sử
dụng lao động, tài sản,...Muốn tính được phần giá trị tăng thêm, trước hết phải
tính được chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất.

 Chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA).
• Khái niệm: Giá trị gia tăng là một chỉ tiêu tổng hợp tính bằng tiền biểu hiện
phần giá trị do hai yếu tố tích cực của sản xuất tạo ra là lao động và tư liệu lao
động. Chỉ tiêu phản ánh toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất
và dịch vụ được tạo ra ở doanh nghiệp đó trong một thời kỳ nhất định (thường
là một năm).
• Nội dung kinh tế: Chỉ tiêu giá trị gia tăng xét theo yếu tố bao gồm:
- Thu nhập của người lao động (hay thu nhập lần đầu của người lao động) gồm các
khoản sau:
+ Tiền lương, tiền công.
+ Tiền thưởng có liên quan đến sản xuất kinh doanh: thưởng tiết kiệm vật tư; thưởng
năng suất hoặc chất lượng...
+ Các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...mà doanh nghiệp trả thay cho
người lao động.
+ Các khoản trợ cấp mà doanh nghiệp hoặc cơ quan bảo hiểm trả thay lương do nghỉ
ốm, trợ cấp khó khăn, trợ cấp thai sản...
+ Chi phí đi du lịch nghỉ mát (doanh nghiệp chi cho người lao động) lấy từ kết quả sản
xuất kinh doanh từ năm tính toán.
+ Tiền phụ cấp công tác phí (không kể tiền tàu xe, tiền thuê chỗ ở...)
- Khấu hao tài sản cố định: giá trị khấu hao tài sản cố định phát sinh trong năm được coi
là một bộ phận giá trị gia tăng của doanh nghiệp.
- Thuế sản xuất bao gồm tất cả các loại thuế đánh vào sản xuất như thuế môn bài, thuế
tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, các loại lệ phí coi như thuế...
- Lãi (lỗ) của doanh nghiệp: đây là phần lãi gộp mà doanh nghiệp thu được trong quá
trình sản xuất kinh doanh (thường gọi là thu nhập lần đầu của doanh nghiệp).
• Ý nghĩa: Chỉ tiêu giá trị gia tăng phản ánh tổng hợp toàn bộ thành quả của đơn vị
trong một thời gian nhất định. Nó là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất
mở rộng, cải thiện đời sống người lao động và là cơ sở để tính thuế VAT thay cho
thuế doanh thu.
Thuế doanh thu đánh vào doanh thu của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất

kinh doanh và thu nhập của doanh nghiệp.
Thuế VAT là thuế gián thu, người tiêu dùng phải chịu nhưng lại thông qua kết quả sản
xuất của doanh nghiệp nên không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh và thu
nhập của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu VA được tính theo phương pháp SNA, là một bộ phận của giá trị sản xuất của
doanh nghiệp, là cơ sở để tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng sản phẩm quốc
dân (GNP) của nền kinh tế quốc dân. Nó phản ánh phần giá trị mới sáng tạo của từng
doanh nghiệp đóng góp vào chỉ tiêu chung của nền kinh tế.
 Chỉ tiêu giá trị gia tăng thuần (NVA).
• Khái niệm: Giá trị gia tăng thuần là chỉ tiêu biểu hiện toàn bộ giá trị mới được sáng
tạo trong năm của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ của doanh nghiệp.
• Nội dung kinh tế: Chỉ tiêu giá trị gia tăng thuần bao gồm:
+Thu nhập lần đầu của người lao động.
+Thuế sản xuất.
+Lãi (lỗ) của doanh nghiệp.
• Ý nghĩa: Chỉ tiêu NVA phản ánh kết quả tổng hợp nhất những cố gắng của
doanh nghiệp trong quản lý và tổ chức sản xuất. Đối với mọi doanh nghiệp,
điều kiện tiên quyết để tồn tại và phát triển là giá trị gia tăng thuần phải không
ngừng tăng lên. Giá trị gia tăng thuần là nguồn gốc cho việc cải thiện mức sống
cho người lao động. Một phần của nó đóng góp cho xã hội, phần còn lại được
sử dụng để trích lập các quỹ của doanh nghiệp như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ
phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất
việc làm, quỹ khen thưởng,...
 Chỉ tiêu doanh thu:
• Khái niệm: Doanh thu là chỉ tiêu tổng hợp tính bằng tiền bao gồm toàn bộ
giá trị sản phẩm mà doanh nghiệp đã tiêu thụ và thu tiền về trong một thời
kỳ dưới dạng tiền mặt hay thông qua chuyển khoản ở ngân hàng.
• Nội dung kinh tế: Chỉ tiêu doanh thu được tính theo giá hiện hành bao gồm:
- Giá trị sản phẩm vật chất và các dịch vụ đã hoàn thành được tiêu thụ ngay
trong kỳ báo cáo.

- Giá trị sản phẩm vật chất hoàn thành trong các kỳ trước tiêu thụ được trong kỳ
báo cáo.
- Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành đã giao cho người mua trong
các kỳ trước và nhận được thanh toán trong kỳ báo cáo.
• Do tính theo giá bán thực tế nên chỉ tiêu doanh thu của doanh nghiệp chia ra
các mức độ:
.Doanh thu thuần: là tổng doanh thu bán hàng đã trừ đi các khoản giảm trừ như
thuế sản xuất, giảm giá hàng, giá trị hàng đã bán bị trả lại, các khoản đền bù sửa
chữa hàng hư hỏng còn trong thời hạn bảo hành.
Doanh thu thuần là chỉ tiêu dùng để tính chỉ tiêu lãi lỗ trong kinh doanh của
doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
• Ý nghĩa: Doanh thu là chỉ tiêu dùng để đánh giá quan hệ tài chính, xác định
lỗ lãi hiệu quả kinh doanh, đồng thời đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và xác
định số vốn đã thu hồi. Chỉ tiêu này có tác dụng khuyến khích chẳng những
ở khâu sản xuất tăng thêm số lượng, chất lượng mà còn ở cả khâu tiêu thụ.
 Chỉ tiêu lợi nhuận.
• Khái niệm: Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi phần chi phí sản xuất hay
giá thành sản phẩm.
• Nội dung kinh tế: Lãi kinh doanh là phần chênh lệch dương giữa doanh thu và
chi phí bao gồm:

×