Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu hiệu quả sử dụng sữa có bổ sung vi chất izzi ngon s+ lên sự phát triển của trẻ em từ 4 6 tuổi tại địa bàn xã nam thanh, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THIỆN HỒNG

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG SỮA
CĨ BỔ SUNG VI CHẤT IZZI NGON S+ LÊN SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA TRẺ EM TỪ 4-6 TUỔI TẠI ĐỊA BÀN XÃ NAM THANH,
HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN

LU N V N THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC

NGHỆ AN - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THIỆN HỒNG

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG SỮA
CĨ BỔ SUNG VI CHẤT IZZI NGON S+ LÊN SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA TRẺ EM TỪ 4-6 TUỔI TẠI ĐỊA BÀN XÃ NAM THANH,
HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN

Chu n ng nh Sinh học thực nghiệm
M s

6 4

4



LU N V N THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

TS NGUYỄN NGỌC HIỀN

NGHỆ AN - 2014


i
LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Thầy giáo, TS
Nguyễn Ngọc Hiền ngƣời Thầy tâm huyết đã tận tình hƣớng dẫn, động
viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và định hƣớng cho tơi trong
q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới :
Ban Giám Hiệu trƣờng Đại học Vinh
Khoa Đào tạo Sau Đại học, trƣờng Đại học Vinh
Bộ mơn Sinh lí – Động Vật, khoa Sinh học, trƣờng Đại học Vinh
Ban Giám Đốc Bệnh Viện đa khoa huyện Nam Đàn
Trƣờng mầm non Nam Thanh
Trạm Y tế xã Nam Thanh
Ủy Ban Nhân Dân xã Nam Thanh
Đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành biết ơn sự động viên của gia đình, sự khích lệ và
giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè, trong quá trình nghiên cứu.
Vinh, ngày 20 tháng 07 năm 2014

Ngu ễn Thiện Ho ng



ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU .............................................................. vi
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ ........................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
Chƣơng

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3

1. Tình trạng dinh dƣỡng của trẻ em ................................................................. 3
1.1. Khái niệm về dinh dƣỡng và tình trạng dinh dƣỡng .............................. 4
1.1.1. Một số khái niệm về dinh dƣỡng .................................................... 4
1.1.2. Khái niệm tình trạng dinh dƣỡng ..................................................... 5
2. Tổng quan về thiếu vi chất dinh dƣỡng ........................................................ 9
2.1. Ý nghĩa của vi chất dinh dƣỡng đối với cơ thể trẻ em ........................... 9
2.2. Thực trạng liên quan đến thiếu vi chất dinh dƣỡng ở trẻ em ............... 10
2.2.1. Thực trạng thiếu vitamin A ............................................................ 10
2.2.2. Thực trạng thiếu sắt ........................................................................ 15
2.2.3. Thực trạng thiếu kẽm ..................................................................... 19
3. Tổng quan các can thiệp bổ sung vi chất dinh dƣỡng ở trẻ em .................. 21
3.1. Can thiệp bổ sung các vitamin A .......................................................... 21
3.2. Can thiệp bổ sung sắt hoặc acid folic ................................................... 23

3.2.1. Can thiệp bổ sung sắt ..................................................................... 23
3.2.2. Bổ sung acid folic ........................................................................... 25
3.3. Can thiệp bổ sung Kẽm......................................................................... 25
3.4. Can thiệp bổ sung đa vi chất dinh dƣỡng cho trẻ ................................. 27
3.4.1. Kết hợp bổ sung vitamin A và sắt .................................................. 27


iii
3.4.2. Can thiệp bổ sung kết hợp sắt và kẽm ............................................ 28
4. Một số sản phẩm sữa có bổ sung thêm vi chất dinh dƣỡng ........................ 32
Chƣơng

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 38

2.1. Địa điểm và đối tƣợng nghiên cứu ....................................................... 38
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 38
2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................... 38
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 38
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 38
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 38
2.3.2. Cỡ mẫu ........................................................................................... 39
2.3.3. Phƣơng pháp chọn mẫu .................................................................. 40
2.3.4. Phƣơng pháp tính tuổi và đánh giá tình trạng dinh dƣỡng

....40

2.3.5. Tiến hành nghiên cứu ..................................................................... 44
2.4. Xử lí và phân tích số liệu ...................................................................... 45
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LU N ........................... 46
3.1. Mô tả đối tƣợng nghiên cứu ................................................................. 46

3.2 Tình hình dinh dƣỡng trẻ em từ 4-6 tuổi tại địa bàn huyện Nam Đàn .. 46
3.2.1. Tình trạng dinh dƣỡng theo độ tuổi và giới tính X ± SD ............... 47
3.2.2 Tỷ lệ suy dinh dƣỡng của trẻ ở huyện Nam Đàn ........................... 47
3.2.3Tình hình suy dinh dƣỡng theo nhóm tuổi ....................................... 48
3.2.4 Tình hình suy dinh dƣỡng ở trẻ em theo giới .................................. 48
3.2.5. Ảnh hƣởng của ngành nghề bà mẹ lên tình trạng SDD của trẻ. .... 49
3.3 Đánh giá tác động của việc can thiệp bổ sung sữa izzi ngon S+ lên các
chỉ số nhân trắc và một số chỉ số huyết học. ............................................... 49
3.3.1 Hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dƣỡng bằng sữa có bổ sung vi chất .. 51
3.3.1.1 Thay đổi các chỉ số nhân trắc sau can thiệp ............................. 51
3.3.1.2. Tác động lên tình trạng dinh dƣỡng của trẻ sau can thiệp. ...... 55
3.3.1.3 Thay đổi chỉ số Hb máu và tình trạng thiếu máu .................... 57
3.3.1.4 Thay đổi các chỉ số ferritin huyết thanh và tình trạng dự trữ sắt..... 58


iv
3.3.1.5 Thay đổi các chỉ số kẽm huyết thanh và tình trạng thiếu kẽm . 59
KẾT LU N VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 60
1.Kết luận ..................................................................................................... 60
2. Khuyến nghị............................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 62
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 72


v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CC/T

Chiều cao theo tuổi


CN/CC

Cân nặng theo chiều cao

CN/T

Cân nặng theo tuổi

CT

Can thiệp

CSHQ

Chỉ số hiệu quả

ĐC

Đối chứng

Hb

Hemoglobin

HQCT

Hiệu quả can thiệp

NCKN


Nhu cầu khuyến nghị

NCHS

National Center of Health Statistics of America
(Trung tâm thống kê sức khỏe quốc gia Mỹ)

QTTC

Quần thể tham chiếu

SD

Độ lệch chuẩn

SDD

Suy dinh dƣỡng

WHO

World Health Organization
(Tổ chức Y tế thế giới)

YNSKCĐ

Ý nghĩa sức khỏe cộng đồng

YNTK


Ý Nghĩa thống kê


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Trang
Bảng 1.1. Tỷ lệ bệnh khô mắt ở trẻ em dƣới 5 tuổi năm 1988 (%) ................ 11
Bảng 1.2. Phân bố tỷ lệ vitamin A huyết thanh thấp ở trẻ dƣới 5 tuổi theo
vùng sinh thái .................................................................................................. 12
Bảng 1.3. Tỷ lệ (%) thiếu máu ở trẻ em theo vùng sinh thái – 2008 . ............ 16
Bảng 3.1. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo các Trƣờng Mầm Non ........... 46
Bảng 3.2. Đặc điểm các bà mẹ của đối tƣợng nghiên cứu tình trạng dinh dƣỡng 46
Bảng 3.3 Tình trạng dinh dƣỡng theo độ tuổi và giới tính X ± SD ................ 47
Bảng 3.4.Tình hình suy dinh dƣỡng chung của trẻ em ................................... 47
Bảng 3.5 Tỷ lệ % suy dinh dƣỡng ở trẻ em theo nhóm tuổi ........................... 48
Bảng 3.6. Tỷ lệ % suy dinh dƣỡng ở trẻ em theo giới .................................... 48
Bảng 3.7, Ảnh hƣởng của ngành nghề bà mẹ lên tình trạng SDD của trẻ ...... 49
Bảng 3.8 Đặc điểm chung về nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng tại thời
điểm điều tra ban đầu. ..................................................................................... 49
Bảng 3.9. Một số đặc điểm chung của các bà mẹ ở 2 nhóm nghiên cứu. ....... 50
Bảng 3.10 Chỉ số nhân trắc và huyết học tại thời điểm trƣớc can thiệp của
nhóm chứng và nhóm can thiệp ...................................................................... 50
Bảng 3.11. Tình trạng dinh dƣỡng của đối tƣợng tham gia 2 nhóm can thiệp. ...... 50
Bảng 3.12. Tác động lên cân nặng tại các thời điểm can thiệp ....................... 51
Biểu đồ 3.1. Thay đổi cân nặng của trẻ tại các thời điểm can thiệp ............... 51
Bảng 3.13. Tác động lên chiều cao đứng tại các thời điểm can thiệp ............ 52
Bảng 3.14. Tình trạng dinh dƣỡng của trẻ theo WAZ-Score ± SD tại các thời
điểm nghiên cứu: ............................................................................................. 53
Bảng 3.15. Tình trạng dinh dƣỡng của trẻ theo HAZ-Score ± SD ................. 54

tại các thời điểm nghiên cứu ........................................................................... 54
Bảng 3.16. Tác động của can thiệp lên tình trạng SDD nhẹ cân: n (%). ........ 55
Bảng 3.17. Tác động của can thiệp lên tình trạng SDD Thấp cịi: n (%). ...... 55
Bảng 3.18. Tác động của can thiệp lên tình trạng SDD Gầy cịm: n (%). ...... 56
Bảng 3.19. Thay đổi chỉ số Hb ( mg/dL) ± SD ............................................... 57
Bảng 3.20. Thay đổi các chỉ số ferritin huyết thanh. Ferritin (μ/L) ± SD ...... 58
Bảng 3.21. Thay đổi các chỉ số kẽm huyết thanh. Kẽm (μmol/L) ± SD ........ 59


vii
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Trang
Biểu đồ 3.1. Thay đổi cân nặng của trẻ tại các thời điểm can thiệp ............... 51
Biểu đồ 3.2. Thay đổi chiều cao của trẻ tại các thời điểm can thiệp .............. 52
Biểu đồ 3.3. Thay đổi WAZ-Score sau 6 tháng can thiệp .............................. 53
Biểu đồ 3.4. Thay đổi HAZ-Score sau 6 tháng can thiệp ............................... 54
Biểu đồ 3.5. CSHQ lên cân nặng và chiều cao của nhóm ĐC và Nhóm CT. . 56
Biểu đồ 3.6. So sánh chỉ số Hb máu nhóm can thiệp và nhóm đơi chứng trƣớc
và sau can thiệp ............................................................................................... 57
Biểu đồ 3.7. So sánh chỉ số Ferritin nhóm can thiệp và nhóm đơi chứng trƣớc
và sau can thiệp. .............................................................................................. 58
Biểu đồ 3.8. So sánh chỉ số kẽm huyết thanh nhóm can thiệp và nhóm đơi
chứng tại thời điểm trƣớc và sau can thiệp. .................................................... 59


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề t i
Trẻ em là những mầm non của đất nƣớc. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí
Minh ln dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng tình thƣơng yêu và quan

tâm đặc biệt. Với Bác, trẻ em là những mầm non, những ngƣời chủ tƣơng lai
của đất nƣớc mà Ngƣời hết lòng yêu quý và tin tƣởng. Bác nói: “cái mầm có
xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tƣơi quả mới tốt, con trẻ có
đƣợc ni dƣỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cƣờng tự lập” . Trong
bản di chúc trƣớc lúc đi xa, Ngƣời dặn: “Bồi dƣỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”. Qua các bài nói, bài viết và bằng
những việc làm cụ thể, Ngƣời đã đặt nền tảng tƣ tƣởng và nêu tấm gƣơng
sáng về việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Dinh dƣỡng có vai trị rất
quan trọng trong cung cấp năng lƣợng các hoạt động hằng ngày của trẻ, cho
sự phát triển thể chất cũng nhƣ trí lực . Giai đoạn 5 năm đầu của cuộc đời cơ
thể trẻ em phát triển rất nhanh về thể chất và tinh thần do đó nhu cầu dinh
dƣỡng của trẻ rất cao. Ở giai đoạn này cơ thể trẻ còn non yếu về chức năng
các bộ phận cơ thể, nhất là chức năng tiêu hố, là giai đoạn thích ứng với mơi
trƣờng, nhạy cảm với bệnh tật và cũng là giai đoạn tiền đề cho sức khoẻ và trí
tuệ sau này, tác động trực tiếp vào sự phát triển toàn diện của trẻ. Tình trạng
thiếu vi chất dinh dƣỡng vẫn đang tồn tại phổ biến ở Việt Nam nhƣ thiếu sắt,
kẽm, các vitamin nhóm B, vitamin D, mà đối tƣợng chủ yếu vẫn là trẻ em .
Thiếu vi chất dinh dƣỡng không chỉ ảnh hƣởng đến chiều cao của trẻ mà còn
dẫn đến tử vong, suy giảm trí tuệ.
Ở Việt Nam tình trạng thiếu vitamin A, thiếu sắt và thiếu Iốt đã giảm
nhiều trong những năm qua nhƣng vẫn còn tiếp tục là mối đe doạ tiềm ẩn đối
với tình trạng dinh dƣỡng và sức khoẻ. Nghiên cứu mới đƣợc thực hiện tại
Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực ASEAN cho thấy tỉ lệ thiếu sắt ở
trẻ dƣới 6 tuổi là 23%. Tình trạng thiếu hụt I-ốt cũng rất đáng quan tâm khi tỷ
lệ hộ gia đình sử dụng muối i-ốt trong cả nƣớc cịn thấp chỉ 69,5%. Theo ƣớc
tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới hiện có 3,5 tỷ ngƣời bị


2
thiếu máu do thiếu sắt. Liên hợp quốc ƣớc tính rằng hiện nay trên thế giới có

khoảng hai tỷ bị thiếu hụt vi chất dinh dƣỡng. và vấn đề này đƣợc gọi là "nạn
đói tiềm ẩn"..
Các nghiên cứu của Trung tâm Dinh dƣỡng thành phố Hồ Chí Minh cho
thấy hiện khẩu phần ăn của chúng ta chƣa cung cấp đủ nhu cầu khuyến nghị
các vi chất dinh dƣỡng. Hầu hết trẻ em ăn ít rau và trái cây- là nhóm thực
phẩm giàu vi chất dinh dƣỡng, chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu khuyến nghị
về rau, trái cây. Nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới tập trung vào bổ
sung vi chất cho trẻ nhằm cải thiện tình trạng dinh dƣỡng nhƣ dùng sữa giàu
vi chất. Dùng bánh biscuit, bổ sung sắt, iod, β- caroten[53], dùng dầu ăn bổ
sung vitamin A[1]. Một số nghiên cứu khác sử dụng vi chất nhằm cải thiện
suy dinh dƣỡng [4] hay bổ sung kẽm trong điều trị tiêu chảy kéo dài [20]. Các
nhà khoa học mặc dù đã bắt đầu hƣớng những nghiên cứu của mình về vấn bổ
sung thêm vi chất dinh dƣỡng cho trẻ nhƣng nhìn chung các nghiên cứu hiện
nay vẫn đang con ít. Căn cứ vào những vai trị quan trọng và thực trạng thiếu
vi chất dinh dƣỡng ở trẻ hiện nay. Vậy tôi chọn đề tài: “Nghi n cứu hiệu
quả sử dụng sữa có bổ sung vi chất Izzi ngon S+ l n sự phát triển của trẻ
em từ 4-6 tuổi tại địa b n x Nam Thanh, hu ện Nam Đ n, tỉnh Nghệ
An” nhằm thực hiện mục tiêu sau:
2. Mục ti u của đề t i
Khảo sát tình trạng dinh dƣỡng của trẻ em từ 4-6 tuổi tại địa bàn huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Đánh giá tác động của việc bổ sung vi chất dinh dƣỡng bằng sữa izzi
ngon S+ lên tình trạng dinh dƣỡng và một số chỉ số huyết học của trẻ em từ 46 tuổi tại địa bàn xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.


3
Chƣơng

TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1. Tình trạng dinh dƣỡng của trẻ em
Vi chất dinh dƣỡng có vai trị hết sức quan trọng đối với sức khỏe của
con ngƣời, đặc biệt là sự tăng trƣởng thể chất và phát triển trí não của trẻ em.
Hiện nay, vấn đề thiếu hụt các vi chất dinh dƣỡng quan trọng nhƣ vitamin A,
sắt, Iốt còn phổ biến trên thế giới và luôn đƣợc xem là những vấn đề sức khỏe
cộng đồng quan trọng đặc biệt ở các nƣớc đang phát triển. Theo ƣớc tính của
Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới hiện có 3,5 tỷ ngƣời bị thiếu máu
do thiếu sắt..
Ở Việt Nam tình trạng thiếu vitamin A, thiếu sắt và thiếu Iốt đã giảm
nhiều trong những năm qua nhƣng vẫn còn tiếp tục là mối đe doạ tiềm ẩn đối
với tình trạng dinh dƣỡng và sức khoẻ.
Theo điều tra của Viện Dinh dƣỡng Quốc gia năm 2009, tỷ lệ thiếu
máu dinh dƣỡng ở trẻ em dƣới 5 tuổi là 29,2%, ở phụ nữ tuổi sinh đẻ là
28,8%, phụ nữ mang thai 36,5%. Nghiên cứu mới đƣợc thực hiện tại Việt
Nam và một số quốc gia trong khu vực ASEAN cho thấy tỉ lệ thiếu sắtở trẻ
dƣới 6 tuổi là 23% và ở học sinh tiểu học là 11,8% .
Tình trạng thiếu hụt I-ốt cũng rất đáng quan tâm khi tỷ lệ hộ gia đình sử
dụng muối i-ốt trong cả nƣớc cịn thấp chỉ 69,5%, hậu quả là có khoảng ½
phụ nữ có thai và trẻ em bị thiếu I-ốt tiền lâm sàng ở mức độ nhẹ và trung
bình. Chƣơng trình phịng chống các rối loạn do thiếu i-ốt tại TP.HCM đã
triển khai đƣợc gần 20 năm. Tuy nhiên, đến nay tỉ lệ hộ gia đình tại TP.HCM
sử dụng muối iod chỉ là 77,7%, và i-ốt niệu trung vị chỉ là 8,9µg/dL (số liệu
2012), vẫn còn rất thấp so với mục tiêu cần để thanh toán các rối loạn dothiếu
iod (≥ 90% và 10-20 µg/dL). Tỉ lệ thiếu i-ốt (i-ốt niệu <10 µg/dL) ở phụ nữ
mang thai TP.HCM (2007) là 72,8% và ở học sinh các cấp vào khoảng 50%.
Đâylà vấn đề rất cần sự quan tâm của cộng đồng.


4
Mặc dù đã thanh tốn cơ bản tình trạng thiếu vitamin A có biểu hiện

lâm sàng nhƣng tỷ lệ thiếu vitaminA tiền lâm sàng ở trẻ em dƣới 5 tuổi còn
14,2% và tỉ lệ này ở bà mẹ cho con bú là 28%.
Một nghiên cứu mới đƣợc tiến hành tại Việt Nam cho thấy thiếu
vitamin D ở trẻ em tuổi tiểu học lên đến gần 50% [78].
1.1. Khái niệm về dinh dƣỡng v tình trạng dinh dƣỡng
1.1.1. Một số khái niệm về dinh dưỡng
Theo Hán Việt tự điển, Dinh Dƣỡng là lấy những chất bổ trong đồ ăn
để nuôi dƣỡng thân thể. Ngƣời Mỹ gọi là “Nutrition”. Việc ăn uống (ẩm thực)
là một trong những nhu cầu sinh lý thiết yếu, cho đời sống con ngƣời. Trong
đó, đồ ăn (thực phẩm) đóng một vai trị căn bản, trong việc cung cấp nguồn
năng lƣợng sống cho cơ thể. Đồ ăn (thực phẩm) đƣợc cấu tạo bởi các chất bổ
dƣỡng (Nutrients), bao gồm những thành phần hóa học, để ni sống cơ thể.
Trong việc ni dƣỡng cơ thể, nhằm hữu dụng hóa, đồ ăn (thực phẩm) phải
đƣợc trải qua hai tiến trình: cung cấp và biến năng. Cung Cấp (do nhu cầu ăn
uống). Biến Năng (do các phản ứng hóa học bên trong cơ thể, giúp cho các
chất hóa học trong thực phẩm đƣợc biến thành nguồn chất bổ, có năng lƣợng
ni dƣỡng cơ thể)Do đó, hai tiến trình cung cấp và biến năng đồ ăn còn đƣợc
gọi là Dinh Dƣỡng (Nutrition) [79].
Dinh dƣỡng là quá trình cung cấp năng lƣợng từ thức ăn và chuyển hóa
năng lƣợng trong tế bào để ni dƣỡng cơ thể.
Dinh dƣỡng chiếm một vai trị quan trọng trong việc hình thành, phát
triển cơ thể và giữ gìn sức khỏe của con ngƣời. Ở mỗi thời kỳ phát triển của
một đời ngƣời, nhu cầu về dinh dƣỡng hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên việc
đáp ứng nhu cầu ấy một cách hợp lý lại luôn luôn là vấn đề đáng chú ý, vì đó
là nền tảng của sức khỏe. Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ,
vì các sai lầm về dinh dƣỡng trong giai đọan ấu thơ có khi gây những hậu quả
nghiêm trọng và không thể phục hồi kéo dài đến suốt đời.
Dinh dƣỡng liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ nông nghiệp,
công nghiệp chế biến, mạng lƣới phân phối, mạng lƣới y tế, mạng lƣới truyền



5
thông... Trong y khoa, dinh dƣỡng là một yếu tố liên quan đến hầu hết các
chuyên khoa, giữ vai trò quan trọng khơng thể bỏ qua, vì tình trạng dinh
dƣỡng của bệnh nhân cũng nhƣ các chế độ ăn phù hợp với các bệnh lý khác
nhau đóng góp một phần đáng kể, đơi khi là phần chính yếu đến kết quả điều
trị. Dinh dƣỡng hợp lý cịn có vai trị phòng ngừa bệnh và phục hồi sau bệnh.
1.1.2. Khái niệm tình trạng dinh dưỡng
Từ lâu ngƣời ta đã biết có mối liên quan chặt chẽ giữa tình trạng dinh
dƣỡng và tình trang sức khỏe. Tình trạng dinh dƣỡng có thể đƣợc định nghĩa
là tập hợp các đặc điểm cấu trúc, các chỉ tiêu hóa sinh và đặc điểm các chức
phận của cơ thể phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng. Khi mới hình
thành khoa học dinh dƣỡng, để đánh giá tình trạng dinh dƣỡng, ngƣời ta chỉ
dựa vào các nhận xét đơn giản nhƣ gầy, béo, tiếp đó là một số chỉ tiêu nhân
trắc nhƣ Brock, Quetelet, Pignet. Nhờ phát hiện về vai trò các chất dinh
dƣỡng và các tiến bộ kỹ thuật, phƣơng pháp đánh giá tình trạng dinh dƣỡng
ngày càng hoàn thiện và ngày nay trở thành một chuyên khoa của dinh dƣỡng
học.
Tình trạng dinh dƣỡng của cá thể là các kết quả của ăn uống và sử dụng
các chất dinh dƣỡng của cơ thể. Số lƣợng và chủng loại thực phẩm cần để đáp
ứng nhu cầu dinh dƣỡng của con ngƣời khác nhau tùy theo tuổi, giới, tình
trạng sinh lý ( ví dụ: thời kỳ có thai, cho con bú

) và mức độ hoạt động thể

lực và trí lực. Cơ thể sử dụng thực phẩm chủ yếu phụ thuộc vào tình trạng sức
khỏe của cá thể. Ví dụ: tiêu chảy ảnh hƣởng tức thì đến tiêu hóa hấp thu thức
ăn. Tình trạng dinh dƣỡng tốt phản ảnh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và
tình trạng sức khỏe, khi cơ thể có tình trạng dinh dƣỡng không tốt, ( thiếu
hoặc thừa dinh dƣỡng) là thể hiện có vấn đề về sức khỏe hoặc dinh dƣỡng

hoặc cả hai
Tình trạng dinh dƣỡng của một quần thể dân cƣ đƣơc thể hiện bằng tỷ
lệ của các cá thể bị tác động bởi các vấn đề dinh dƣỡng. Tình trạng dinh
dƣỡng của trẻ em từ 0 đến 5 tuổi thƣờng đƣợc coi là đại diện cho tình hình
dinh dƣỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ làm đại diện. Các tỷ lệ trên phản ánh tình


6
trạng dinh dƣỡng của toàn bộ quần thể dân cƣ ở cộng đồng đó, ta có thể sử
dụng để so sánh với số liệu quốc gia hoặc cộng đồng khác.
Suy dinh dƣỡng ( SDD) ở trẻ là tình trạng trẻ ngừng phát triển do thiếu dinh
dƣỡng, gây giảm năng lƣợng. Tất cả các chất đều thiếu, nhƣng phổ biến nhất
là chất đạm và chất béo. Tuỳ theo mức độ và thời gian thiếu, bệnh sẽ có tác
hại chẳng những đến chiều cao và cân nặng mà cả tâm thần, vận động và trí
thơng minh.
Suy dinh dƣỡng thƣờng gặp ở cộng đồng chia làm ba thể: thể nhẹ cân,
đƣợc đánh giá dựa vào chỉ tiêu cân nặng theo tuổi (CN/T). Quá trình chậm
phát triển chiều cao ở trẻ em dẫn đến chiều cao thấp hơn bình thƣờng so với
tuổi ( CC/T) đƣợc gọi là suy dinh dƣỡng thấp còi và căn cứ vào chỉ tiêu cân
nặng theo chiều cao ( CN/CC) để xác định suy dinh dƣỡng thể gầy còm.
Trong quá trình phát triển, trẻ có những đặc điểm sau đây: não trƣởng
thành rất sớm, lúc 6 tuổi, cả về kích thƣớc, cân nặng và tổ chức, gần bằng
100% của ngƣời lớn, chiều cao chỉ ngừng phát triển ở tuổi 20, cơ quan sinh
dục chỉ hoạt động thật sự, trung bình đối với trẻ em ở Việt nam, lúc 12 tuổi và
góp phần tăng tốc độ phát triển của chiều cao và cân nặng trong giai đoạn dậy
thì, từ 12 đến 20 tuổi. Cũng giống nhƣ chiều cao, cân nặng có tốc độ phát
triển mạnh nhất ở quý III của thai kỳ, trong 3 năm đầu sau đẻ và ở lứa tuổi
thanh thiếu niên, 12-20 tuổi.
Tác hại của bệnh suy dinh dƣỡng càng nặng, nếu bệnh xuất hiện lúc các
cơ quan chƣa trƣởng thành, trƣớc 6 tuổi đối với não và trƣớc 20 tuổi đối với

chiều cao. Bệnh gây chậm phát triển trí tuệ nếu xuất hiện trƣớc 6 tuổi và chậm
phát triển chiều cao nếu xuất hiện trƣớc 20 tuổi. Mức độ chậm phát triển song
song với thời gian kéo dài của bệnh và nhiều nhất ở giai đoạn trẻ có tốc độ
phát triển cao nhất: trí thơng minh dễ dàng bị ảnh hƣởng, nếu trẻ bị suy dinh
dƣỡng bào thai và ở tuổi dƣới 12 tháng, chiều cao thấp nếu bệnh xuất hiện
trƣớc 20 tuổi và kéo dài triền miên trong nhiều tháng, nhiều năm. Khác với
chiều cao, trí tuệ khơng phục hồi sau điều trị. Vì vậy, theo dõi cân nặng hàng
tháng, sẽ giúp phát hiện bệnh và khi điều trị sẽ giúp đánh giá kết quả.


7
Các nghiên cứu gần đây về ảnh hƣởng của thiếu vi chất dinh dƣỡng
đến SDD thể thấp còi đặc biệt là thiếu sắt, kẽm, Iốt và vitamin A.
Thiếu máu dinh dƣỡng là tình trạng bệnh lý xảy ra khi hàm lƣợng huyết
cầu tố (Hemoglobin) trong máu xuống thấp hơn bình thƣờng do thiếu một hay
nhiều chất dinh dƣỡng cần thiết cho quá trình tạo máu.
Theo số liệu điều tra trong nƣớc và trên thế giới thì thiếu máu dinh dƣỡng rất
phổ biến, trung bình có khoảng 30% dân số thế giới (khoảng 700-800 triệu
ngƣời) bị thiếu máu. Những đối tƣợng hay bị thiếu máu nhất là trẻ em và phụ
nữ có thai. ở Việt Nam có đến 60% số trẻ em ở độ tuổi 6-24 tháng và 30-50%
số chị em có thai bị thiếu máu.
Thiếu iốt là một vấn đề lớn hiện nay của nhân loại, có ý nghĩa tồn
cầu. Chính vì vậy mà nhiều diễn đàn quốc tế, ngƣời ta đã đề ra mục tiêu và
kêu gọi các quốc gia tích cực hành động để loại trừ “nạn đói giấu mặt” này
vào năm 2000.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, trên thế giới hiện có hơn một
trăm nƣớc có vấn đề thiếu iốt , khoảng một tỷ rƣỡi ngƣời sống trong vùng
thiếu iốt và có nguy cơ bị các rối loạn do thiếu iốt , trong đó có hơn 11 triệu
ngƣời bị chứng đần độn do thiếu iốt.
Việt nam là một nƣớc nằm trong vùng thiếu iốt . Nhiều năm trƣớc đây,

tình trạng bƣớu cổ thƣờng đƣợc ghi nhận ở các vùng miền núi. Thực tế không
phải nhƣ vậy mà thiếu iốt tồn tại ở tất cả các địa phƣơng trong cả nƣớc.
Cuộc điều tra quốc gia năm 1992 (do UNICEF và Bệnh viện Nội tiết tiến
hành) trên 28 tỉnh cho thấy 84% trƣờng hợp bị thiếu iốt (dựa vào định lƣợng
iốt niệu), trong đó tỷ lệ thiếu nặng là 16% (iốt niệu dƣới 2 (g/dl), thiếu vừa là
45% (iốt niệu từ 2 - 4.9 (g/dL), thiếu nặng là 23% (iốt niệu từ 5 - 9.9 (g/dL).
Năm 1994 và 1995, cuộc điều tra mở rộng toàn quốc cho thấy vùng đồng
bằng sông Cửu Long, tỷ lệ mắc bƣớu cổ là 18%, trong khi đó tỷ lệ bƣớu cổ ở
vùng đồng bằng sông Hồng dao động từ 10-30%. Cuộc điều tra toàn quốc mới
đây(1998) cho thấy, tỷ lệ bƣớu cổ đã nghĩa, tỷ lệ có hàm lƣợng iốt niệu thấp
giảm từ 84% (1992) xuống còn 43.5%. Các tỉnh miền núi, nơi đã dùng muối


8
iốt và dầu iốt tiêm từ năm 1976, nay tỷ lệ bƣớu cổ có giảm đi và xét nghiệm
nƣớc tiểu thấy iốt ở mức trung bình, trong khi đó ở các tỉnh chƣa đƣợc phòng
bệnh, iốt nƣớc tiểu ở vào mức rất thấp. Nhƣ vậy tình trạng thiếu iốt ở Việt
nam mang tính tồn quốc, khơng kể miền núi, thành thị hay vùng đồng bằng,
ven biển. Iốt là vi chất dinh dƣỡng rất cần cho sự phát triển của cơ thể. Iốt là
chất không thể thiếu trong việc tổng hợp ra nội tiết tố (hc-mơn) giáp trạng,
một hc-mơn đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể. Thiếu Iốt dẫn đến
thiếu hc-mơn giáp và ảnh hƣởng tới nhiều chức năng quan trọng của cơ thể,
gây ra nhiều rối loạn khác nhau gọi chung là “các rối loạn do thiếu iốt”: bƣớu
cổ, chậm phát triển trí tuệ, chiều cao, chậm phát triển sinh dục, đần độn, điếc,
lác mắt, liệt cứng chi, sẩy thai tự nhiên, đẻ non, thai chết lƣu... Hậu qủa
nghiêm trọng nhất của thiếu iốt là ảnh hƣởng tới phát triển của bào thai.
Ngƣời mẹ bị thiếu iốt sẽ đẻ ra con kém trí tuệ. Trẻ thiếu iốt có thể bị bệnh
thiểu trí, khơng có khả năng học hành [81].
Thiếu kẽm cũng đƣợc biết đến nhƣ một thiếu vi chất dinh dƣỡng quan
trọng, mặc dù việc đánh giá tình trạng thiếu kẽm trên cộng đồng cịn gặp

nhiều khó khăn. Nhiều nghiên cứu đã khảng định, ở những cộng đồng có vấn
đề thiếu máu thiếu sắt thƣờng đi kèm với tình trạng thiếu kẽm. Nhƣ vậy, thiếu
kẽm cũng là một thiếu vi chất dinh dƣỡng cần quan tâm ở Việt nam, nơi đang
tồn tại các bệnh thiếu sắt, thiếu vitamin A và suy dinh dƣỡng-protein năng
lƣợng. Đáng chú ý là một chế độ ăn nghèo sắt thƣờng cũng nghèo kẽm.
Nguồn cung cấp kẽm chủ yếu và có giá trị sinh học cao chủ yếu từ thức ăn
động vật. Thiếu kẽm đã đƣợc chứng minh là làm tăng biến chứng trong thời
kỳ thai nghén, cản trở sự phát triển trí lực và thể lực ở trẻ em, làm giảm khả
năng đáp ứng miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Kẽm đóng một vai trị quan trọng đối với sức khoẻ: Tham gia vào hoạt
động của các enzym, tham gia vào biểu hiện kiểu gen, phân chia tế bào và
phát triển cơ thể, tham gia vào chức năng miễn dịch, tham gia vào điều hoà vi
giác, cảm giác ngon miệng. Ngƣời ta cũng nhận thấy rằng kẽm còn tham gia
vào quá trình nhìn vì tham gia vào hoạt động cuả tế bào thị giác võng mạc.


9
Bệnh còi xƣơng do thiếu vitamin D đƣợc ghi nhận từ khá lâu ở Việt
nam. Các cơng trình nghiên cứu của ngành Nhi từ thập kỷ 70 cho thấy, tỷ lệ
còi xƣơng ở trẻ em dao động từ 10-40% tuỳ theo vùng, mặc dù Việt nam là
nƣớc nhiệt đới chan hoà ánh sáng mặt trời. Gần đây, một nghiên cứu điều tra
tại một số xã thuộc tỉnh Thái nguyên, Hà Giang, Lạng sơn và Lai châu
(Nguyễn Văn Sơn, 2000) cho thấy tỷ lệ trẻ em dƣới 3 tuỗi bị mắc cịi xƣơng
là 14,4%, nhóm tuổi 7-18 tháng có tỷ lệ mắc còi xƣơng cao nhất (39%) [80].
2. Tổng quan về thiếu vi chất dinh dƣỡng
2.1. Ý nghĩa của vi chất dinh dƣỡng đ i với cơ thể trẻ em
Hàng ngày, cơ thể chúng ta cần rất nhiều vi chất dinh dƣỡng để tăng
trƣởng, phát triển và duy trì các hoạt động nhƣ: học tập, lao động, vui chơi...
Tuy nhiên, ở Việt Nam, các bệnh do thiếu vi chất dinh dƣỡng nhƣ: thiếu
Vitamin A, Vitamin D, acid folic, thiếu máu do thiếu sắt đều rất phổ biến và

đƣợc coi là những vấn đề cộng đồng.
Vi chất dinh dƣỡng là các chất mà cơ thể chúng ta chỉ cần với một
lƣợng rất nhỏ nhƣng nếu thiếu hụt sẽ gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng
đối với sức khỏe. Có khoảng 90 các vi chất dinh dƣỡng khác nhau cần thiết
cho cơ thể, có thể chia chúng thành các nhóm. Nhóm thứ nhất: Các acid amin,
đặc biệt là 8 acid amin (lơ xin, ly zin,...) mà cơ thể không thể tự tổng hợp
đƣợc. Nhóm thứ 2: Các acid béo: Dịng Omega 6 và Omega 3. Nhóm thứ 3:
Các Vitamin nhƣ: B1, B6, B12, Vitamin C, Vitamin A,D,E... Nhóm thứ 4:
Các chất khống nhƣ: Na, Ca, K, P, Fe, Cu , Al... Nhóm thứ 5: Các chất xơ.
Vi chất dinh dƣỡng tham gia vào việc xây dựng nên các tế bào, các mô;
tham gia vào các hoạt động nhƣ hơ hấp, chuyển hóa, bài tiết của tế bào, xây
dựng nên hệ thống miễn dịch của cơ thể và tham gia vào nhiều cơ chế hoạt
động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Bên cạnh đó, vi chất dinh dƣỡng có tác
dụng duy trì sự cân bằng của hệ thống nội môi, giúp phục hồi các tế bào, các
mơ bị tổn thƣơng. Ngồi ra, vi chất dinh dƣỡng còn là thành phần chủ yếu để
tạo ra các hoocmon, các dịch tiêu hóa... Có thể khẳng định rằng vi chất dinh
dƣỡng có rất nhiều vai trò khác nhau đối với cơ thể, giúp cho cơ thể có thể


10
phát triển trí tuệ, thể chất, giúp cho cơ thể khỏe mạnh chống đỡ bệnh tật. Đặc
biệt vi chất dinh dƣỡng có vai trị rất quan trọng trong tăng trƣởng về chiều
cao và cân nặng ở trẻ em.
Vi chất dinh dƣỡng có trong thực phẩm hàng ngày nhƣ: thịt, cá, sữa,
rau, củ, dầu động vật, thực vật; tinh bột, các loại Vitamin, khống chất. Thứ 2,
vi chất dinh dƣỡng có trong thuốc có thể dƣới dạng đơn chất (nhƣ: vitamin A,
viên sắt..) hoặc dƣới dạng hợp chất (viên đa vitamin tổng hợp). Thứ 3, Một số
thực phẩm có bổ sung vi chất dinh dƣỡng (nhƣ sữa, muối..).
2.2 Thực trạng li n quan đến thiếu vi chất dinh dƣỡng ở trẻ em
2.2.1. Thực trạng thiếu vitamin A

Bệnh khô mắt do thiếu vitamin A là một bệnh đƣợc biết đến khá từ lâu.
Cách đây 3500 năm, ngƣời cổ Ai cập đã biết dùng gan động vật để điều trị
bệnh quáng gà. Điều này đƣợc danh y Hypocrate mô tả. Năm 1816 Magendie
quan sát triệu chứng loét giác mạc ở những con chó chỉ cho ăn đƣờng và uống
nƣớc lọc. Năm 1860, Hubbenet mô tả triệu chứng diễn biến từ giai đoạn
quáng gà đến vảy kết mạc và loét giác mạc mắt trên các em bé mồ côi ở Pháp.
Năm 1863, Bitot một thầy thuốc ngƣời Pháp mô tả tổn thƣơng vảy kết mạc
kèm theo quáng gà ở trẻ em ( sau này gọi là vệ Bitot). Năm 1904, Mỏi mô tả
bệnh nhũn giác mạc ở Nhật bản dƣới tên gọi “ Hikan”. Vào năm 1920, các
biểu hiện lâm sàng của thiếu vitamin A và phƣơng pháp điều trị lần đầu tiên
đƣợc nêu ra một cách hệ thống. Năm 1975, một tổ chức có tên là Nhóm tƣ
vấn quốc tế về vitamin A đƣợc thành lập. Tổ chức này vừa kỷ niệm 25 năm
ngày thành lập và tổ chức hội nghị lần thứ 20 tại Việt nam vào tháng 02/2001.
Vào giữa thập kỷ 90, Tổ chức Y tế Thế giới ƣớc tính có khoảng gần 3
triệu trẻ em có biểu hiện lâm sàng khơ mắt do thiếu vitamin A và có tới 251
triệu trẻ em bị thiếu vitamin A tiền lâm sàng. Cũng theo một thơng báo của tổ
chức trên, năm 1997 có 41 nƣớc còn tồn tại các thể lâm sàng bệnh khơ mắt và
49 nƣớc khác vẫn cịn tình trạng thiếu vitamin A tiền lâm sàng.
Ở Việt Nam, những năm 80 tỷ lệ khơ mắt có tổn thƣơng giác mạc ở trẻ
em trƣớc tuổi đi học cao hơn ngƣỡng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 7


11
lần và ƣớc tính mỗi năm khoảng 5000 – 6000 trẻ bị mù lịa do khơ mắt ( Điều
tra của Viện Dinh dƣỡng, Viện Mắt). Nhƣ vậy thiếu vitamin A là vấn đề có ý
nghĩa sức khỏe cộng đồng quan trọng ở nƣớc ta.
Bảng 1.1. Tỷ lệ bệnh khô mắt ở trẻ em dƣới 5 tuổi năm 1988 (%)
Biểu hiện lâm sàng

Tỷ lệ mắc bệnh (%)


Ngƣỡng ý nghĩa SKCĐ
của WHO (1981)

Quáng gà ( XN)

0,37

> 1%

Vệt bitot (X1B)

0,16

> 0,5%

0,07

>0,01%

0,12

>0,05%

Khô nhuyễn giác mạc
(X2, X3A, X3B)
Sẹo giác mạc (XS)

Từ năm 1988, Việt nam bắt đầu triển khai chƣơng trình phịng chống
thiếu vitamin A và năm 1993, mở rộng bổ sung vitamin A liều cao định kỳ ra

phạm vi cả nƣớc. Năm 1994, điều tra đánh giá cho thấy, các thể lâm sàng đã
giảm hẳn nhƣng từ đó đến nay, thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em còn tồn
tại và thiếu vitamin A ở bà mẹ nuôi con bú cũng là vẫ đề cần quan tâm. Tổ
chức Y tế Thế giới (1997) đã xếp nƣớc ta vào danh sách 19 nƣớc trên thế giới
có tình trạng thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở mức độ nặng. Các điều tra mới
đây của Viện Dinh dƣỡng (2001) cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng
(retinol huyết thanh 0.70 μmol/l) còn cao và chênh lệch giữa các vùng. Một số
địa phƣơng miền núi, tỷ lệ này lên tới 20%.
Những điều tra gần đây ( năm 2000, 2005, 2006) cho thấy tỷ lệ thiếu
vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em, biểu hiện bằng nồng độ vitamin A (VA)
huyết thanh thấp, dao động ở mức 10-25%, khá hơn ở những vùng có độ bao
phủ viên nang VA cao, kém hơn ở những vùng núi có độ bao phủ viên nang
thấp. Ngay tại một số vùng thành phố, vào thời điểm chiến dịch uống VA, tỷ
lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng vẫn dao động xung quanh 10% ( thuộc mức
trung bình về YNSKCĐ). Tuy nhiên thiếu vitamin A tiền lâm sàng vẫn ảnh


12
hƣởng đến 140-250 triệu trẻ em ở các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt
Nam và tình trạng này liên quan đến tỉ lệ tử vong và mắc bệnh cịn cao
[12],[16-19].
Bệnh khơ mắt do thiếu vitamin A thƣờng gặp ở trẻ em dƣới 6 tuổi là
lứa tuổi có nhu cầu cao và chế độ ăn thƣờng nghèo các thức ăn chứa nhiều
vitamin A.
Bảng 1.2. Phân bố tỷ lệ vitamin A huyết thanh thấp ở trẻ dƣới 5 tuổi
theo vùng sinh thái
N thiếu /

Tỷ lệ % thấp


Mức

tổng số

<0,7mcmol/L

YNSKCĐ

Vùng 1: ĐB Sơng Hồng

109/1087

9,1

Nhẹ

Vùng 2: Núi Đơng Bắc

193/1289

13,0

Trung bình

Vùng 3: Núi Tây Bắc

144/600

19,4


Trung bình

Vùng 4: Bắc Miền Trung

88/448

16,4

Trung bình

Vùng 5: Nam Miền Trung

68/397

15,2

Trung bình

Vùng 6: Tây Ngun

125/474

20,9

Nặng

Vùng 7: Đơng Nam Bộ

176/1534


10,3

Trung bình

Vùng 8: ĐB Sơng Mê Kơng

322/1569

17,0

Trung bình

Tồn quốc

1255/8605

14,2

Trung bình

Vùng

Theo tác giả Nguyễn Công Khẩn, Nguyễn Xuân Ninh và CS năm 2007
tiến hành nghiên cứu đánh giá tình hình thiếu vitamin A tiền lâm sàng và
thiếu máu ở 1.657 trẻ nhỏ tại 40 xã ở 4 vùng sinh thái khác nhau của Việt
Nam đã cho kết quả thiếu vitamin A tiền lâm sàng là 12% và thiếu máu là từ
28,4% đến 35,1%. Đặc biệt ở đối tƣợng trẻ dƣới 6 tháng tuổi tỷ lệ thiếu
vitamin A tiền lâm sàng rất cao chiếm tới 61,7%. Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền
lâm sàng và thiếu máu này rất khác nhau ở các vùng sinh thái khác nhau.
Trong đó đạt tỷ lệ cao nhất ở vùng miền núi phía Bắc và vùng Đồng bằng

sơng Hồng. Những kết luận này cho thấy thiếu vitamin A tiền lâm sàng và
thiếu máu là vấn đề YNSKCĐ quan trọng của Việt nam. Vẫn rất cần duy trì


13
các chiến lƣợc về phòng chống thiếu vitamin A va thiếu máu dinh dƣỡng ở
những nhóm đối tƣợng nguy cơ cao đặc biệt trẻ nhỏ và trẻ suy dinh dƣỡng ở
những vùng đang có tỷ lệ thiếu cao [44].
Gần đây nhất trong một nghiên cứu năm 2010 về đánh giá tình trạng
carotenoid và retinol huyết thanh và thiếu máu ở 682 trẻ nhỏ ở các vùng miền
núi phía Bắc của Việt nam, tác giả Nguyễn Công Khẩn, Phan Văn Huân và cs
đã phát hiện thấy tỷ lệ thiếu máu và thiếu vitamin A ở những vùng này vẫn rất
cao với tỷ lệ 53,7% và 7,8% theo thứ tự, và chỉ tiêu nồng độ retinol huyết
thanh và tiền vitamin A carotenoids hồn tồn độc lập với tình trạng thiếu
máu. Các tác giả cũng đƣa ra khuyến nghị về các nghiên cứu trong tƣơng lai
cần xác định xem nếu tăng tiêu thụ tiền vitamin A carotenoids thì có giảm
đƣợc tỷ lệ thiếu máu ở trẻ nhỏ hay không [45].
Điều tra trên 6 tỉnh miền núi phía Bắc năm 2011 của tác giả Nguyễn
Xuân Ninh và cs đã phát hiện thấy tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng (retinol
huyết thanh < 0,7 umol/L) ở trẻ em là 16,9%, thuộc mức trung bình về
YNSKCĐ, dao động từ 7,9% đến 30,1% [11].
Nhƣ vậy, nhờ vào thành cơng của chƣơng trình phịng chống thiếu
vitamin A do Viện Dinh Dƣỡng phối hợp với UNICEFF thực hiện trong 30
năm qua mà hiện nay tình trạng thiếu vitamin A thể nặng đã giảm rất nhiều và
các biến chứng của thiếu vitamin A lâm sàng đã gần nhƣ bị biến mất ở tất cả
các vùng. Tuy vậy, các kết quả điều tra gần đây cho thấy vấn đề này vẫn còn
tồn tại với mức YNSKCĐ, đặc biệt , >30% trẻ dƣới 6 tháng tuổi, nhóm đang
đƣợc bú sữa mẹ, vẫn bị thiếu vitamin A tiền lâm sàng [19].
Các ngu n nhân thiếu vitamin A
- Do nguồn thức ăn ( sữa mẹ, thức ăn bổ sung) bị thiếu vitamin A.

Bình thƣờng trẻ đẻ ra nếu đƣợc bú sữa mẹ sẽ không bị đe dọa thiếu
vitamin A. Tuy nhiên từ 6 tháng tuổi, do nhu cầu tăng, nếu lúc này nguồn
cung cấp thực phẩm không đáp ứng đủ trẻ sẽ bị đe dọa thiếu vitamin A. Do
vậy bổ sung vitamin A liều cao đƣợc khuyến nghị từ 6 tháng tuổi [9],[47].


14
Sữa mẹ là nguồn dinh dƣỡng chính cung cấp vitamin A cho trẻ sơ sinh.
Các triệu chứng lâm sàng của thiếu vitamin A rất hiếm gặp ở trẻ bú sữa mẹ
trong năm đầu đời, thậm chí cả những nơi có tỷ lệ thiếu vitamin A cao [47].
Tình trạng thiếu vitamin A ở mẹ, gây hậu quả thấp nồng độ retinol
trong sữa mẹ, là một nhân tố nguy cơ sớm gây thiếu vitamin cho trẻ sơ sinh,
giống nhƣ các trƣờng hợp cai sữa mẹ sớm [59].
Ở tuổi ăn dặm, nguyên nhân chủ yếu của thiếu vitamin A là do tiêu thụ
ít thực phẩm nguồn gốc động vật, là thực phẩm giàu retinol dễ hấp thu.
Vitamin A có thể đƣợc dự trữ trong gan tới 90%
Đặc biệt ở những vùng nông thôn nghèo của Việt Nam thiếu vitamin A
thƣờng do nguyên nhân khẩu phần ăn bị thiếu hụt vitamin A: Đây là tình
trạng phổ biến ở nhiều vùng miền núi, vùng sâu. Trẻ em trong giai đoạn ăn bổ
sung với một chế độ ăn nghèo thức ăn động vật, rau xanh quả chín ( chứa
nhiều tiền vitamin A ( caroten). Thiếu dầu mỡ trong khẩu phần làm giảm hấp
thu vitamin A. Tập quán cho trẻ ăn bổ sung chỉ có bột gạo, đƣờng hoặc muối
cũng là một sai lầm về chế độ nuôi dƣỡng ở các vùng nghèo dẫn tới thiếu
vitamin A và các vi chất dinh dƣỡng khác. Nhiều trẻ bị mù dinh dƣỡng do
không đƣợc bú mẹ hoặc cai sữa mẹ quá sớm [12].
- Nguyên nhân thiếu vitamin A do bệnh lý
Có thể gặp thiếu vitamin A trong nhiễm trùng tiết niệu hoặc đƣờng sinh
dục; nôn và kém ăn; và chế độ nghèo nàn chung tất cả các loại thực phẩm [28].
Ở Việt Nam, tình trạng nhiễm trùng đặc biệt là lên sởi, viêm đƣờng hô
hấp, tiêu chảy cũng là các nguyên nhân quan trọng dẫn đến thiếu hụt vitamin

A. Kém hấp thu vitamin A [6] cũng có thế xuất hiện ở những trƣờng hợp tiêu
chảy và sốt, vì trong q trình này có sự tăng sử dụng và tăng đào thải loại
vitamin này.
Trong những trƣờng hợp suy dinh dƣỡng protein- năng lƣợng nặng,
việc tống hợp protein mang retinol bị rối loạn. Do vậy, suy dinh dƣỡng
protein năng lƣợng thể nặng thƣờng kèm theo thiếu vitamin A


15
Trong những trƣờng hợp thiếu đa vi chất dinh dƣỡng: thiếu kém và sắt
cũng ảnh hƣởng tới việc sử dụng và vận chuyển retinol dự trữ [25].
2.2.2. Thực trạng thiếu sắt
Ngƣời ta ƣớc tính có khoảng 600-700 triệu ngƣời trên toàn thế giới
thiếu sắt [72]. Thiếu sắt và mối liên quan đến thiếu máu từ lâu đã là vấn đề có
ý nghĩa sức khỏe cộng đồng tồn cầu, trong đó trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn bú
mẹ nằm trong nhóm nguy cơ cao nhất. Thiếu máu và thiếu sắt ở trẻ nhỏ cịn
có thể dẫn tới chậm phát triển cả về tinh thần và thể chất và rất nhiều ảnh
hƣởng xấu khác tới sức khỏe [70],[34].
Tỷ lệ thiếu sắt (feritin huyết thanh thấp, sắt dự trữ giảm mạnh) cao nhất
ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ nhỏ. Chủ yếu thiếu sắt gặp ở các nƣớc đang phát
triển, nhƣng cũng là vấn đề ở những nƣớc đã phát triển. Theo số liệu đã đƣợc
cơng bố thì có tới 700.000 trẻ sơ sinh ở Mỹ [59].
Các nƣớc đang phát triển tỷ lệ thiếu sắt thiếu máu ở trẻ em vẫn rất cao:
53% ở Ấn độ, 45% ở Inddonessia; 37,9% ở Trung quốc; và 31,8% ở
Phillipine, trong khi đó ở các nƣớc phát triển tỷ lệ này tƣơng đối thấp: Mỹ 320%; Hàn quốc 15%. Ở các nƣớc đang phát triển vấn đề về tình trạng thiếu
sắt vẫn đang đƣợc chú ý ở rất nhiều nhóm đối tƣợng, đặc biệt ở trẻ nhũ nhi
bƣớc vào thời kỳ ăn dặm [72],[69].
Ở Việt nam, theo kết quả tổng điều tra dinh dƣỡng 2009 – 2010 [19],
cho thấy ở nhóm tuổi càng nhỏ trẻ càng có nguy cơ thiếu máu cao, và trẻ lớn
ít có nguy cơ thiếu máu hơn: nhóm trẻ 0 -12 tháng và 12-24 tháng có tỷ lệ

thiếu máu cao nhất đạt 45,3% và 44,4%; trong khi đó ở nhóm 24-35 tháng tỷ
lệ này chỉ còn 27,5% [3],[16],[17].
Bảng 2.3 cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở nƣớc ta đang ở mức vừa và nặng nề
về YNSKCĐ tại hầu hết các tỉnh trên các nhóm nguy cơ. Tỷ lệ thiếu máu
trung bình ở trẻ em ở mức trung bình về YNSKCĐ là 36,7%, cao nhất ở Bắc
Cạn 73,4%, thấp nhất ở An Giang 17%, Bắc Ninh và Đắc Lắc 25,6, Hà nội
32,5% Huể 38,6%. Tỷ lệ thiếu máu cao nhất ở nhóm 6-12 tháng tuổi, tới
56,9%; có xu hƣớng giảm khi tuổi của trẻ tăng lên: 45% ở nhóm 12-24 tháng


16
tuổi, 38% ở nhóm 25-36 tháng tuổi, 29% ở nhóm 36-48 tháng tuổi; 19,7% ở
nhóm 48-59 tháng tuổi.
Bảng 1.3. Tỷ lệ (%) thiếu máu ở trẻ em theo vùng sinh thái – 2008 [16],[17].
N tổng

N thiếu

số

máu

Vùng 1: ĐB Sông Hồng

1202

282

23,5


Trung bình

Vùng 2: Núi Đơng Bắc

1580

282

23,5

Trung bình

Vùng 3: Núi Tây Bắc

595

256

43,0

Nặng

Vùng 4: Bắc Miền Trung

539

198

33,1


Trung bình

Vùng 5: Nam Miền Trung

599

198

33,1

Trung bình

Vùng 6: Tây Ngun

545

144

26,4

Trung bình

Vùng 7: Đơng Nam Bộ

1538

351

22,8


Trung bình

Vùng 8: ĐB Sơng Mê Kơng

1545

468

30,3

Trung bình

Tồn quốc

8152

2378

29,2

Trung bình

Các vùng sinh thái

% thiếu máu

Mức
YNSKCĐ

Một số điều tra năm 2004 về thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em tại một số

vùng nông thơn ( Sóc Sơn- Ngoại thành Hà Nội) của tác giả Lê Thị Hợp Năm
2005 [35]; vùng núi miền Bắc của tác giả Nguyễn Xuân Ninh [12], Cao Thị
Thu Hƣơng [8] cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em Việt Nam vẫn còn ở mức rất
cao tới 60-90%. Nghiên cứu điều tra tình hình thiếu vi chất ở 6 tỉnh miền núi
phía Bắc của tác giả Nguyễn Xuân Ninh và cs năm 2011 đã phát hiện thấy tỷ
lệ thiếu máu ở trẻ em là 29,1%, thuộc mức trung bình về YNSKCĐ. Tỷ lệ dự
trữ sắt thấp (Ferritin<30ng/mL) là 49,1%. Tƣơng tự, tỷ lệ thiếu máu do thiếu
sắt ( cả Hb và Ferritin thấp) là 52,9% [11].
Mặc dù có những nỗ lực của Chƣơng trình phịng chống thiếu máu do
thiếu sắt những năm qua đã góp phần đƣa tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt chung ở trẻ
em dƣới 5 tuổi xuống còn 34,1%, giảm một nửa so với những năm 90 khi bắt
đầu chƣơng trình [14] nhƣng cho đến nay ở Việt nam, tỷ lệ trẻ trong những


×