Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

de cuong mon HCnndoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.39 KB, 78 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Câu 1. Tài phán hành chính, tài phán tư pháp, thực trạng giải quyết các vụ án hành chính ở nước ta hiện nay. 1. Tài phán hành chính, tài phán tư pháp: Tài phán: xuất phát điểm của từ Tài phán là sự phân xử đúng sai; sau đó có phân xử và có phán quyết; phân xử có phán quyết và phán quyết có hiệu lực pháp lý. Thuật ngữ “Tài phán” có nghĩa là tổng thể các quyền hạn của tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước về việc đánh giá khía cạnh pháp lý của những sự kiện cụ thể, trong đó có việc giải quyết những tranh chấp và áp dụng các chế tài cụ thể. * Tài phán hành chính: là toàn bộ các hoạt động, các hành vi của các tổ chức, cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền theo luật định trong việc giải quyết các vụ việc tranh chấp hành chính. Hay nói cách khác, Tài phán hành chính (TPHC) là việc xem xét và ra phán quyết có giá trị pháp lý nhằm giải quyết tranh chấp liên quan đến các quyết định hành chính và hành vi hành chính. Đó là tranh chấp giữa một bên là cơ quan hành chính nhà nước với một bên là đối tượng tác động của hành vi, quyết định hành chính (công dân và các tổ chức cụ thể). Như vậy, có thể hiểu TPHC là hoạt động giải quyết các tranh chấp hành chính hay các tranh chấp nảy sinh trong quá trình điều hành, quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước, trong đó chủ yếu là việc xem xét, phán quyết về tính đúng đắn của các quyết định hay hành vi quản lý của cơ quan quản lý nhà nước. Ở nước ta, trong cải cách nền hành chính, Đảng và Nhà nước ta khẳng định phải thiết lập các cơ quan tài phán hành chính. Quan điểm này đã trở thành hiện thực từ nửa cuối năm 1996. Hiện tại, địa vị của tài phán hành chính được xác định bởi địa vị chính trị - pháp lý của hoạt động Tòa hành chính trong hệ thống Tòa án nhân dân với tư cách là Tòa chuyên trách. Tòa hành chính có chức năng xét xử về hành chính, giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước giữa công dân, cơ quan, tổ chức với cơ quan hành chính nhà nước và các cơ quan khác khi thực hiện việc chấp hành và điều hành và nhân viên nhà nước trong bộ máy đó khi thi hành công vụ. Trong khi xét xử, Tòa hành chính có quyền và nghĩa vụ kiểm tra tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện; xét xử các vụ kiện hành chính. Việc thiết lập Tòa hành chính ở nước ta hiện nay đáp ứng nhu cầu cần thiết, khách quan cho bước đầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt nam, một mặt bảo đảm pháp chế, kỷ cương pháp luật trong hoạt động hành chính nhà nước; mặt khác bảo đảm được các quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, từ đó tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà nước và công dân. Hoạt động TPHC ở nước ta bao gồm: - Hoạt động xem xét giải quyết khiếu nại hành chính của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hoạt động thanh tra, kiểm tra trong hệ thống cơ quan hành chính. Thủ tục giải quyết theo quy định của Luật khiếu nại tố cáo 1998 (sửa đổi, bổ sung 2004, 2005). - Hoạt động xét xử các tranh chấp hành chính do Tòa án nhân dân thực hiện. Thủ tục giải quyết theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996 (sửa đổi, bổ sung 1998, 2006). * Tài phán tư pháp: hoạt động xét xử của các vụ án hình sự, dân sự, lao động, thương mại của tòa án để đưa ra những phán quyết cuối cùng (phân xử ai đúng ai sai). 2. Thực trạng giải quyết các vụ án hành chính ở nước ta hiện nay. Nhà nước đã có nhiều cố gắng trong công tác lập quy, nhiều luật và các văn bản dưới luật được ban hành, phần nào đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nhà nước, bảo vệ các quyền dân chủ cơ bản của công dân. Quốc hội cũng đã giao thêm thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính cho tòa án nhằm đảm bảo mọi khiếu kiện của nhân dân được giải quyết tại tòa án. Tuy nhiên, hoạt động giải quyết khiếu kiện của Tòa hành chính và các cơ quan hành chính nhà nước vẫn còn nhiều bất cập, kém hiệu quả và chưa đáp ứng được yêu cầu. Thời gian qua, các khiếu kiện của công dân xảy ra trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, với số lượng lớn và ngày càng tăng. Từ năm 2006-2008, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp nhận 303.026 đơn khiếu nại về 238.888 vụ việc. Tuy các cơ quan hành chính nhà nước đã thụ lý, giải quyết được khá nhiều vụ việc song hiệu quả còn nhiều hạn chế. Bất cập là do cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính hiện nay còn mang tính khép kín, chưa đảm bảo tính khách quan, dân chủ. Quy định pháp luật hiện hành cho phép cơ quan hành chính cấp trên tiếp tục giải quyết các khiếu nại mà cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới đã giải quyết, nếu công dân còn khiếu nại. Điều này dẫn đến tình trạng người dân có tâm lý không tin tưởng vào việc giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> nước cấp trên đối với các quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính cấp dưới, vì cho rằng cấp trên bênh vực cấp dưới. Trên thực tế, đa số các quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đều được cấp trên công nhận. Một nguyên nhân khác, là hiện nay cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính cũng chưa phân định và tách bạch giữa hoạt động quản lý điều hành với hoạt động giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước. Các cơ quan hành chính nhà nước phải mất nhiều thời gian, công sức vào việc giải quyết khiếu nại nhưng hiệu quả vẫn không cao, thậm chí còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý điều hành của các cơ quan này. Để khắc phục tình trạng kém hiệu quả trong giải quyết khiếu kiện của các cơ quan hành chính nhà nước, Quốc hội đã giao thẩm quyền xét xử các vụ án cho tòa án. Tuy nhiên, số vụ việc công dân khởi kiện ra tòa tính trên số vụ việc khiếu nại cơ quan hành chính nhà nước đã giải quyết đạt tỷ lệ rất thấp, dưới 1%. Cụ thể, theo báo cáo kết quả giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, số liệu thống kê từ 28 tỉnh, thành thì trong số 56.788 vụ việc đã giải quyết, chỉ có 310 vụ việc công dân khởi kiện ra tòa. Tình trạng Tòa hành chính thụ lý ít, có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, nguyên nhân được lặp đi lặp lại từ nhiều năm nay, là hệ thống pháp luật của nước ta chưa hoàn chỉnh và đồng bộ. Qua các lần sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, số lượng vụ việc tòa án có thẩm quyền giải quyết ngày càng tăng nhưng chỉ dừng lại ở một số loại việc nhất định. Điều này mâu thuẫn với cơ chế giải quyết khiếu nại hiện nay, là một vụ việc khiếu nại được giải quyết tối đa ở 2 cấp hành chính và người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án nhân dân trong các lần giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính. Như vậy những loại việc không thuộc thẩm quyền của Tòa hành chính, người dân đương nhiên bị giới hạn quyền khởi kiện ra tòa. * Để khắc phục cơ bản tình trạng bất cập trong cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính hiện nay, Quốc hội đã thảo luận thông qua Dự án Luật Tố tụng hành chính. Tuy nhiên, trong hướng tới cần nghiên cứu thành lập cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam. Xuất phát từ yêu cầu khách quan, từ tính đặc thù của việc giải quyết khiếu kiện hành chính thì cơ quan tài phán hành chính phải được thành lập theo hệ thống dọc, thuộc hành pháp, trực thuộc Thủ tướng Chính phủ, độc lập với cơ quan hành chính các cấp. Cơ quan tài phán hành chính có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính; có quyền phán quyết về tính hợp pháp, hợp lý của quyết định hành chính, hành vi hành chính. - Việc giải quyết khiếu kiện được tiến hành theo những thủ tục chặt chẽ. Cơ quan hành chính bình đẳng với công dân trong quá trình giải quyết khiếu kiện. Công dân có quyền nhờ luật sư thay mặt mình thực hiện việc khiếu kiện.Việc giải quyết khiếu kiện được thực hiện thông qua hội đồng. Phán quyết của hội đồng bằng bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số . - Hệ thống cơ quan tài phán hành chính bao gồm; Cơ quan tài phán hành chính Trung ương, cơ quan tài phán hành chính vùng, cơ quan tài phán hành chính khu vực. Cơ quan này độc lập với cơ quan hành chính về tổ chức, công tác, kinh phí vì vậy sẽ độc lập trong việc phán quyết đối vối quyết định hành chính, hành vi hành chính. Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng cơ quan Tài phán hành chính trong tổng thể cải cách nền hành chính, cải cách tư pháp, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm góp phần đưa hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính ở nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế, từ đó tạo cơ sở cho kinh tế nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc xây dựng cơ quan Tài phán hành chính chuyên trách thực hiện việc giải quyết khiếu nại hành chính đồng thời với việc thiết lập cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính công khai, minh bạch góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là việc làm hết sức cần thiết. Song đây là vấn đề mới, liên quan đến Hiến pháp và tổng thể bộ máy Nhà nước, do đó việc xây dựng cơ quan Tài phán hành chính cần phải được các cơ quan có trách nhiệm nghiên cứu một cách thấu đáo, toàn diện và phải có lộ trình, bước đi thích hợp, sao cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, qua đó giải quyết được những vấn đề bức xúc từ thực tiễn tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại đặt ra. 3. Đặc thù của tài phán hành chính:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Người bị kiện: là cơ quan HCNN, cbcc nhà nước trong phạm vi thực hiện công vụ. Điểm khác với vụ kiện dân sự ở chổ người bị quản lý kiện người quản lý. Đây là một quan hệ bất bình đẳng, cho nên đây là hoạt động đơn phương. - Về đối tượng của khởi kiện: là quyết định hành chính và hành vi hành chính. - Phạm vi khiếu kiện: chỉ phát sinh trong quá trình thực thi quyền lực HC (QL công) của cơ quan NN. - Về phạm vi xem xét của TA: chỉ xem xét tính hợp pháp và ra phán quyết đối với các quyết định HC của CQNN hoặc hành vi HC của nhân viên khi thực thi công vụ. 4. Phân định thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính: * Những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của TA: Khiếu kiện QĐHC, HVHC (trừ các QĐHC, HVHC thuộc phạm vi bí mật của NN, mang tính nội bộ). Khiếu kiện về DS cử tri bầu cử đb QH, HĐND. Khiếu kiện qđ kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ tổng cục trưởng và tương đương trở xuống (nếu xét góc độ tổ chức bộ máy thì đó là qđmang tính nội bộ). khiếu kiện qđ giải quyết khiếu nại về qđ xử lý vụ việc cạnh tranh. 5. Thẩm quyền của TAND cấp huyện (lãnh thổ HC) Xét xử sơ thẩm các khiếu kiện về: - QĐHC, HVHC của cơ quan NN, người có thẩm quyền trong cơ quan NN từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới HC với TA. - Khiếu kiện qđ kỷ luật buộc thôi việc cũng cùng phạm vi địa giới HC. - Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu QH, HĐND của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính với TA. 6. Thẩm quyền của TAND cấp tỉnh: - Đối với khiếu kiện QĐHC, HVHC của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, VP chủ tịch nước, VPQH, Kiểm toán NN, TAND tối cao, VKSND tối cao và của người có thẩm quyền trong cơ quan đó; QĐHC, HVHC của các cơ quan trong các cơ quan này và của người có thẩm quyền trong cơ quan này: + TAND cấp tỉnh nơi người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc có trụ sở. + TA nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra QĐHC, HVHC cư trú, có trụ sở (nếu người khởi kiện ko có nơi cư trú hoặc ko cư trú trên lãnh thổ VN). - Đối với khiếu kiện QĐHC, HVHC của cơ quan NN cấp tỉnh: TA cấp tỉnh trong cùng phạm vi địa dưới HC. - Đối với khiếu kiện QĐHC, HVHC của cơ quan đại diện ngoại giao của nước CHXHCNVN ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan đó: TA cấp tỉnh nơi người khởi kiện có nơi cư trú. Trường hợp người khởi kiện ko có nơi cư trú ở VN, thì TA có thẩm quyền là tòa án nd TP HN và TAND TPHCM. - Đối với khiếu kiện qđ buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành, TW: TA cấp tỉnh nơi người khởi kiện có nơi làm việc khi bị kỷ luật. - Đối với qđ giải quyết khiếu nại về qđ xử lý vụ việc cạnh tranh: TA cấp tỉnh nơi người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở. - Đối với một số vụ khiếu kiện thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện trong trường hợp cần thiết. 7. Phân định thẩm quyền giữa TAND và CQ HCNN: trường hợp người khởi kiện có đơn kiện vụ án hành chính tại TA có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết k/n thì thẩm quyền giải quyết theo sự lựa chọn của người khởi kiện. 8. Người tiến hành TTHC: Chánh án TAND, với góc độ là người quản lý sẽ phân công thẩm phán tham gia. Thẩm phán: người có phán quyết. Hội thẩm nhân dân. TKTA. Viện trưởng VKS, là người quản lý sẽ phân công KSV tham gia. KSV: để kiểm soát toàn bộ quá trình này có tuân thủ PL ko. 9. Người tham gia tố tụng: Đương sự: người khởi kiện và bên bị kiện. Người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Người làm chứng. người giám định. Phiên dịch. Người có quyền và nghĩa vụ liên quan. 10. Các giai đoạn tố tụng HC: Khởi kiện và thụ lý vụ án. Chuẩn bị xét xử (hđ nghiệp vụ cơ quan TA). Phiên tòa sơ thẩm (nếu có kháng cáo, chuyển phúc thẩm). Xem xét lại bản án, qđ đã có hiệu lực pháp luật, thủ tục tái thẩm, giám đốc thẩm, thủ tục đặc biệt. Thi hành bản án, qđ của TA..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 2: Sơ đồ bộ máy hành chính, thực trạng tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước của nước ta. 1. Sơ đồ Bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam: * Sơ đồ Bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam - cách thức thành lập: (vẽ theo slide bài giảng, trang 7).. Sơ đồ Bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp 1992: -Quốc Hội Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ - HĐND tỉnh  UBND tỉnh …. 2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước VN: * Thành tựu: + Về Tổ chức: - Thống nhất từ TW đến địa phương (trước đây 22 bộ, 6 cơ quan ngang bộ. Hiện nay 18 bộ, 4 cơ quan), giảm về số lượng và đầu mối. Cơ cấu tổ chức được bố trí, sắp xếp ngày càng phù hợp. - Cơ cấu bên trong các cơ quan của chính phủ và chính quyền địa phương cũng đã có bước điều chỉnh mạnh, giảm đầu mối tổ chức, khắc phục tình trạng phân tán và nhiều tầng nấc trung gian. Kết quả quan trọng nhất của việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và sắp xếp tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước là xác định rõ và ngày càng phù hợp hơn về vai trò và chức năng của nhà nước trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; bộ máy hành chính nhà nước từ TW đến địa phương từng bước được tăng cường và đã hoạt động ngày càng có hiệu lực, hiệu quả và thông suốt hơn. - Chất lượng đngũ cbộ, cgchức có bước nâng lên, đáp ứng ycầu. + Về hoạt động: - Kết quả quan trọng của cải cách hành chính thời gian qua, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước được điều chỉnh, sắp xếp phù hợp hơn, quản lý nhà nước ngày càng tốt hơn trong điều kiện mới. - Việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước đã chú trọng sự phù hợp với tình hình thực tế, bao quát hết các lĩnh vực cần quản lý nhà nước, khắc phục sự trùng lặp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Đã thực hiện việc phân cấp mạnh hơn cho chính quyền địa phương về quản lý tài chính, ngân sách, đầu tư, xây dựng, đất đai, y tế, giáo dục, tổ chức, cán bộ... Chính phủ, các bộ, ngành TW tập trung vào chức năng quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô là xây dựng thể chế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, điều hành tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra. Đã thực hiện việc đẩy mạnh sắp xếp đổi mới doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp công, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp, giảm mạnh sự can thiệp và điều hành cụ thể của cơ quan hành chính đối với doanh nghiệp nhà nước và đơn vị sự nghiệp công. - Thể chế pluật về qlý tchính công được tích cực xdựng và hthiện - Thủ tục HC và hđộng của các cquan HC được đmới, hlực, hquả qlý được tăng cường hơn..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> * Hạn chế: + Về tổ chức: - Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, phân công trách nhiệm chưa nhịp nhàng, trùng lắp. Đầu mối tuy gọn hơn nhưng chưa thay đổi về chất, Biên chế ngày càng tăng lên so với trước. Cấp phó ở nhiều cơ quan, đơn vị quá nhiều so với qui định. Chất lượng đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu. Chẳng hạn: tất cả các cơ quan bộ, ngành ở TW đều có văn phòng đại diện ở phía nam, trong khi luật không cho phép (trừ trường hợp cần thiết) - Số lượng các cơ quan của chính phủ mặc dù đã giảm, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều đầu mối, tạo ra sự trùng lắp và chia cắt trong quản lý, gây khó khăn, chậm trễ trong phối hợp hành động, làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả trong chỉ đạo điều hành. Tổ chức bên trong của các bộ, ngành TW có chiều hướng chia nhỏ các lĩnh vực công tác để lập thêm tổ chức và có xu hướng tìm mọi lý do để nâng cấp tổ chức không hợp lý. + Về hoạt động: - Mặc dù đã qua một số lần điều chỉnh, nhưng nhìn chung, chức năng, nhiệm vụ của chính phủ, các bộ, của các cấp chính quyền vẫn chưa đủ rõ và phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và cơ chế quản lý mới. Tư tưởng bao cấp và giành quyền làm mọi việc vẫn còn khá phổ biến trong các cơ quan hành chính nhà nước. Trong khi đó vẫn còn một số lĩnh vực công việc không rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của cơ quan nào, dẫn đến những lúng túng, chậm trễ trong quản lý, điều hành. Mối quan hệ giữa nhà nước với thị trường, giữa nhà nước với doanh nghiệp, nhất là với doanh nghiệp nhà nước, cũng như giữa quản lý của nhà nước với tự quản của người dân trong xã hội... trên nhiều lĩnh vực vẫn chậm được làm rõ. - Vẫn còn nhiều trùng lắp, chồng chéo về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước giữa các bộ, ngành trong chính phủ và giữa các bộ, ngành với chính quyền địa phương trên một số lĩnh vực chậm được khắc phục. Việc thực hiện phân cấp theo ngành và lĩnh vực giữa TW và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương vẫn còn chậm, chưa đạt mục tiêu và yêu cầu đề ra; mặt khác, việc phân cấp cũng chưa đi liền với việc tăng cường quản lý thống nhất và nâng cao năng lực cho cơ quan được phân cấp và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện. - Chưa làm thật rõ chức năng, nhiệm vụ của chính quyền các cấp nên tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương vẫn chưa ổn định, thiếu sự phân biệt rành mạch giữa tổ chức bộ máy của chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, giữa các địa phương có quy mô và tính chất khác nhau. Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp cơ sở vẫn chưa thật hợp lý, chưa thật gắn bó sâu sát với cộng đồng dân cư. - Chất lượng đngũ cbộ, cgchức chưa đáp ứng ycầu., tệ tnhũng, lphí, qliêu vẫn còn nghiêm trọng. - Thể chế pluật về qlý tchính công được tích cực xdựng và hthiện * Nguyên nhân CCHC chậm, hiệu quả còn thấp có ~ nguyên nhân chủ yếu sau đây: Thứ nhất, công tác chỉ đạo thực hiện CCHC từ CP, thủ tướng CP, các Bộ trưởng tới Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW không thật sự kiên quyết, nhất quán và cũng không bảo đảm tính thường xuyên, liên tục. Hoạch định chính sách, thể chế vốn đã khó, thường phải kéo dài, nhưng một khi đã được ban hành thì khâu tổ chức thực hiện lại quá chậm và kém hiệu quả. Trạng thái chung là chờ đợi, chờ hướng dẫn, chờ đôn đốc, rất ít bộ, ngành và tỉnh chủ động, quyết liệt triển khai. - Thứ hai, chậm nghiên cứu, kết luận và thể chế hoá các vấn đề liên quan mật thiết tới CC HC. Thực tế cho thấy, bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đặt ra nhiều vấn đề, đòi hỏi có thời gian nghiên cứu, nhưng một số vấn đề như “bỏ cơ chế bộ chủ quản”, “bộ thực hiện vai trò chủ sở hữu phần vốn NN tại doanh nghiệp”…, tuy đã có kết luận, nhưng khi vào cụ thể thì việc ban hành các quy định lại rất chậm. Lý luận thì khẳng định bộ tập trung vào thực hiện chức năng QL NN ở tầm vĩ mô, không can thiệp sâu vào hoạt động of doanh nghiệp, nhưng thực tiễn thì Bộ trưởng vẫn phải xử lý khá nhiều công việc không thuộc tầm vĩ mô; nếu không giải quyết thì cũng không rõ ai giải quyết. Mối quan hệ giữa HC, doanh nghiệp và sự nghiệp đang đòi hỏi phải tiếp tục làm rõ hơn, cụ thể hơn. - Thứ ba, khá nhiều vấn đề of CCHC đòi hỏi phải được giải quyết trong tổng thể các cuộc CC, đổi mới đang diễn ra ở nước ta. Mối quan hệ, chi phối lẫn nhau giữa CCHC, CC kinh tế, CC tư pháp, đổi mới hoạt động lập pháp và đổi mới từng bước hệ thống chính trị, nếu không được bảo đảm, thiếu đồng bộ sẽ ảnh hưởng tới tiến trình CC đổi mới nói chung và CCHC nói riêng. Nội dung và phương thức lãnh đạo of Đảng đối với NN nói chung và đối với cơ quan HC nói riêng cũng chậm đổi mới..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Thứ tư, chưa có biện pháp, cơ chế tạo động lực, hưởng ứng CC of đa số cán bộ, công chức cũng như chưa xử lý nghiêm bộ phận cán bộ, công chức thoái hoá, kém phẩm chất trong thực thi công vụ. * Các bài học kinh nghiệm - Một là, về bảo đảm sự nhất quán, kiên trì liên tục trong triển khai CCHC bao gồm từ xây dựng chương trình, kế hoạch CCHC hàng năm of CP, các bộ, ngành TW và các tỉnh cần xác định rõ các mục tiêu, các nhiệm vụ và giải pháp bảo đảm thực hiện, đến tổ chức và kiểm tra thực hiện, đánh giá, kiểm điểm công tác CCHC phải dựa vào đánh giá ~ mục tiêu đã đề ra cũng như tác động tới XH thông qua công tác CCHC. - Hai là, về công tác chỉ đạo triển khai thống nhất CCHC từ CP tới chính quyền ĐP các cấp đóng vai trò quyết định sự thành công of CC, do đó phải được duy trì và bảo đảm. Chương trình công tác, các cuộc họp of CP các bộ và UBND các cấp phải có phần về CCHC, coi đây là một nội dung quan trọng thường xuyên phải đề cập. - Ba là, về sự thống nhất cao về nhận thức, tư tưởng và hành động trong CCHC xuất phát từ mức độ khó khăn, phức tạp of công tác này. - Bốn là, về bảo đảm sự đồng bộ giữa CCHC với đổi mới từng bước hệ thống chính trị, với CC kinh tế, CC lập pháp và CC tư pháp. - Năm là, về coi trọng công tác thí điểm, làm thử trong triển khai CC HC. Quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường, chuyển sang nền HC phục vụ đặt ra nhiều vấn đề mới, chưa kết luận được ngay, nhưng thực tiễn đòi hỏi phải thực hiện. Thông qua thí điểm để có điều kiện đánh giá, sơ kết tổng kết, rút ra ~ vấn đề cần xử lý tiếp và nhân rộng nếu thấy đúng. Các cơ chế CC như “một cửa”, khoán . . . đã được hình thành qua phương thức thí điểm. Đây là bài học tốt cần chú ý trong giai đoạn II(2006 - 2010). . - Sáu là, về xây dựng và tổ chức thực hiện các Chương trình hành động. Trong giai đoạn I, các Chương trình hành động đặt ra quá nhiều mục tiêu, vừa quá sức vừa không thiết thực ở một số kết quả phải đạt tới. Việc tổ chức thực hiện các Chương trình hành động không gắn với tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính of các Bộ, ngành, do đó bị coi nhẹ. Cơ chế tổ chức thực hiện các Chương trình hành động, sự phân công, phối hợp giữa các bộ có liên quan chưa phù hợp với tính hệ thống of chương trình tổng thể làm ảnh hưởng tới kết quả và tính thời gian of sản phẩm các chương trình hành động. 2. Phương hướng CCHC (1đ) - Về cải cách thể chế. Đổi mới cơ bản quy trình ban hành chính sách theo hướng làm rõ trách nhiệm of CP, các Bộ trong quá trình xây dựng thể chế, nâng cao chất lượng, tính đồng bộ của chính sách, khắc phục tình trạng luật chờ nghị định, nghị định chờ thông tư; Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện thể chế phục vụ trực tiếp CCHC, đặc biệt là thể chế về tổ chức bộ máy, công chức, công vụ, phân cấp, tài chính công; CC mạnh mẽ thủ tục HC theo hướng đơn giản, thuận tiện cho dân, doanh nghiệp; nghiên cứu giảm thẩm quyền các Bộ, ngành TW ban hành thủ tục hành chính, xây dựng Luật về thủ tục HC; Triển khai thực hiện đồng loạt cơ chế “một cửa” tại cơ quan HC các cấp, bao gồm cả các cơ quan HC of TW. - Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính Trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ of các cơ quan HCNN, điều chỉnh cơ cấu CP, các Bộ theo hướng giảm bớt các Bộ chuyên ngành về kinh tế, tiếp tục thực hiện chủ trương xây dựng bộ QL NN đa ngành, đa lĩnh vực, khắc phục chồng chéo chức năng, thẩm quyền giữa các cơ quan HC; Đơn giản hóa cơ cấu tổ chức các Bộ, đổi mới phương thức làm việc của các cơ quan HC; Đến năm 2008, xác định xong và thực hiện các quy định mới về phân cấp QL HCNN giữa TW và ĐP, giữa các cấp chính quyền ĐP; tổ chức hợp lý và ổn định các đơn vị HC, định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và tổ chức bộ máy chính quyền ở đô thị và nông thôn; CC các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công, bảo đảm tách rõ hành chính với sự nghiệp, hoàn thiện thể chế tư chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công trong tổ chức và hoạt động. - Về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Rà soát, đánh giá đội ngũ công chức HC để cơ cấu lại công chức, bố trí lại theo từng vị trí, rõ chức trách; Xây dựng và đưa vào thực hiện phương pháp khoa học đánh giá kết quả công tác của cán bộ công chức; Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút người có tài vào làm việc trong khu vực công, tạo động lực cho cán bộ, công chức làm việc có hiệu quả; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương HC; xây dựng và áp dụng chế độ thanh tra, kiểm tra công vụ ở các cấp, kể cả chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. - Về hiện đại hóa nền hành chính.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Áp dụng CNTT và hoạt động of các cơ quan HCNN, xây dựng vận bành nền HC điện tử; Triển khai hệ thống QL chất lượng trong hoạt động of cơ quan HCNN; Xây dựng, hoàn thiện Quy chế làm việc of các cơ quan HCNN; ban hành và thực hiện quy chế văn hóa công sở; Tiếp tục đổi mới phương thức điều hành theo hướng tăng cường khâu tố chức thực hiện và cơ chế hậu kiềm; Nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân và từng bước xóa bỏ tình trạng quan liêu trong hoạt động of các cơ quan HCNN; Giải quyết xong tình trạng không có trụ sở hoặc trụ sở không đạt yêu cầu of chính quyền cấp xã. - Về chỉ đạo, điều hành công tác CCHC Đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành công tác CCHC từ TW tới ĐP; Kiện toàn Ban Chỉ đạo CCHC các cấp. * Giải pháp: Để khắc phục những hạn chế vừa nêu, cần nhanh chóng triển khai một số nội dung cụ thể: - Một là: Tăng cường sự lđạo của đảng đvới ctác CCHC:- Qđịnh các mục tiêu quan điểm gia pháp lớn về CCHC : qtriệt trong đảng, hệ thống chính trị; lđạo xdựng hthống thể chế pluật.- Qđịnh, gthiệu cbộ, đviên đủ pchất, nlực để NN xét bnhiệm;- Tăng cường ktra, chđạo thực hiện ctrương của đảng về CCHC - Hai là, điều chỉnh, xác định rõ chức năng của từng cơ quan hành chính nhà nước. Đây là một nhiệm vụ, một công việc chúng ta phải tiến hành không chỉ trước mắt mà còn cả trong một thời gian dài trong những năm tới. Bước chuyển từ nền kinh tế tập trung kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đòi hỏi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước vốn được thiết kế, xây dựng và vận hành phù hợp với cơ chế kinh tế cũ sẽ phải có những thay đổi tương thích với cơ chế kinh tế mới, trong đó thay đổi quan trọng nhất là về chức năng của từng cơ quan. Chính phủ tập trung thực hiện tốt hơn chức năng quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực mà pháp luật đã quy định; tập trung làm tốt hơn việc hoạch định thể chế, cơ chế, chính sách, xây dựng giải pháp, bảo đảm các cân đối lớn và ổn định kinh tế vĩ mô, cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và nâng cao năng lực chỉ đạo thực hiện, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra. - Ba là, thực hiện mạnh việc phân cấp TW – địa phương, phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương, thông qua đó giảm đáng kể những loại công việc không nhất thiết phải do chính phủ, các bộ trực tiếp quản lý, quyết định, đồng thời tăng cường được hơn nữa tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trên các nhiệm vụ được phân cấp. Giảm đầu mối, bỏ khâu trung gian, hình thành bộ quản lý đa ngành đa lĩnh vực, sắp xếp theo hướng tinh gọn, hiệu quả. - Bốn là, trên cơ sở xác định rõ chức năng của chính phủ, các bộ và chính quyền địa phương các cấp để sắp xếp tổ chức bộ máy gọn hơn, hợp lý hơn. Nghị quyết TW 5 khóa X khẳng định tiếp tục hình thành bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, giảm số đầu mối các bộ, cơ quan ngang bộ một cách phù hợp không giữ các cơ quan thuộc chính phủ có chức năng quản lý nhà nước, chỉ duy trì một số cơ quan cần thiết thuộc chính phủ là đơn vị sự nghiệp. - Năm là, tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, phân biệt rõ những khác biệt giữa chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị. Về vấn đề này, NQ TW 5 khóa X xác định 3 điểm mới như sau: + Tổ chức chính quyền đô thị phải bảo đảm tính thống nhất và liên thông trên địa bàn về quy hoạch đô thị, kết cấu hạ tầng (như điện, đường, cấp thoát nước, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường) và đời sống dân cư... + Thí điểm không tổ chức HĐND ở huyện, quận, phường, nhưng có cơ quan hành chính là UBND để quản lý và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của chính quyền cấp trên (Hiện nay vấn đề này đang được thực hiện thí điểm tại TP.HCM và ở một số địa Phương). + Thí điểm việc nhân dân bầu trực tiếp chủ tịch UBND xã, chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp quyết định phê chuẩn. Câu 3: Yêu cầu và nội dung quản lý công sản? Giải pháp chống thất thoát tài sản công? Công sản là những tài sản được đầu tư, mua sắm từ nguồn ngân sách NN hoặc có nguồn gốc từ ngân sách NN, tài sản được xác lập quyền sở hữu NN theo quy định của PL, tài sản của các chương trình, dự án kết thúc chuyển giao, đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách NN, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời. 1. Yêu cầu quản lý công sản:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Quản lý công sản là một tất yếu thể hiện qua một số điểm sau đây: - Công sản là tài sản của NN, của nhân dân do đó việc quản lý tốt để tạo lập, khai thác và sử dụng tài sản công hiệu quả là đòi hỏi KQ trong quá trình XD và phát triển của đất nước. - Công sản đặc biệt là cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng XH phản ánh sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi địa phương, mỗi vùng. Nhà nước cần có kế hoạch tạo lập, quản lý, khai thác phần tài sản công này một cách hợp lý, đồng thời đều nhằn đảm bảo sự phát triển cân đối các vùng, miền, lãnh thổ. - Công sản đặc biệt là phần tài sản công trong các cơ quan NN, là phần vốn hiện vật của cơ quan, được hình thành từ nguồn chi tiêu công. Đó là ĐK đảm bảo cho các cơ quan NN thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ đươc giao. - Quản lý công sản là yêu cầu mong muốn của mọi người dân, tạo lập, khai thác, sửng dụng công sản có ý nghĩa KT, CT và XH to lớn. Uy tín của NN, của CBCC NN một phần rất lớn được công dân đánh giá thông qua việc quản lý, sử dụng công sản. 2. Nội dung quản lý công sản: * Nguyên lý quản lý: - Thống nhất về cơ chế, chính sách, chế độ quản lý; phải có cơ chế, chính sách, chế độ quản lý, sử dụng đối với những tài sản có tính đặc thù riêng, đối với ngành, địa phương, tổ chức sử dụng tài sản phục vụ cho các hoạt động có tính đặc thù riêng. - Thực hiện quản lý và sửng dụng công sản theo tiêu chuẩn, định mức để công tác quản lý, sử dụng công sản phù hợp, đạt được hiệu quả và tiết kiệm. - Thực hiện phân cấp quản lý công sản. Việc phân cấp quản lý công sản phải phù hợp với phân cấp về QL KT-XH, về T/c bộ máy NN; phải phù hợp với phân cấp về quản lý NSNN; phải phù hợp với trình độ và năng lực quản lý của mỗi cấp, mỗi ngành và đơn vị được giao trực tiếp sử dụng công sản). Phân cấp quản lý công sản bao gồm 2 nội dung cơ bản: + Phân cấp về việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, chế độ quản lý công sản. + Phân cấp về quản lý NN đối với tài sản công. - Quản lý công sản phải gắn với quản lý NSNN, có nghĩa là: mọi cơ chế, chính sách, chế độ quản lý, định mức, tiêu chuẩn sử dụng công sản phải phù hợp với quy định về quản lý NSNN. * Công cụ quản lý: Sử dụng tổng hợp các công cụ quản lý sau: - Xây dựng các VBPL về quản lý công sản. - Sử dụng các cơ chế kinh tế để quản lý tài sản công (hệ thống kế hoạch hóa, hệ thống đòn bẩy kinh tế, trong đó các cơ chế tài chính có vai trò rất quan trọng). - Phân định rõ phạm vi, nội dung và trách nhiệm quản lý giữa cơ quan thực hiện sự quản lý NN với cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản. * Phạm vi quản lý: - Đối với tài sản trong các cơ quan NN, nguyên tắc chung là: phải được cơ quan quản lý công sản trực tiếp quản lý chặt chẽ quá trình đầu tư XD, mua sắm, quá trình sử dụng và kết thúc sử dụng. - Đối với tài sản được xác lập sở hữu NN theo PL quy định: cơ quan quản lý công sản phải trực tiếp quản lý, xử lý tài sản này. Đối với một số hàng hóa đặc biệt (vàng bác, đá quý, vũ khí…) có thê giao cho cơ quan chuyên ngành bảo quản và xử lý, nhưng về nguyên tắc CQQLCS phải thực hiện QL ngay từ ban đầu đến kết thúc và xử lý thu về cho NS. - Đối với tài sản thuộc CSHT phục vụ lợi ích công cộng: được giao cho các đơn vị hoạt động sự nghiệp, một chuyên ngành nhất định bảo tồn, duy trì, bảo dưỡng… khai thác sử dụng phục vụ cho hoạt động XH, quốc phòng, an ninh của đất nước. - Đối với tài sản NN đầu tư vào các DN: DN có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn. - Đối với tài sản là đất đai và các ngồn tài nguyên khác: Các CQQLCS có trách nhiệm XD cơ chế QL tài chính trong việc xác định nguồn tài nguyên, trong việc khai thác sử dụng nguồn tài nguyên và thực hiện sự QL của tài chính NN. - Đối với tài sản dự trữ NN: Đảm bảo QL chặt chẽ là hết sức quan trọng và cần thiết. 3. Giải pháp chống thất thoát tài sản công. Một là, Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Ban hành đồng bộ, thống nhất hệ thống văn ban triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng TSNN; đặc biệt chú trọng hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSNN phù hợp với điều kiện mới đảm bảo yêu cầu tiết kiệm, chống lãng phí và phục vụ được nhu cầu công tác. - Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thống nhất về quản lý TSNN thuộc kết cấu hạ tầng theo nguyên tắc: Mọi TSNN thuộc kết cấu hạ tầng đều phải được Nhà nước giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng; có phân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan; đầu tư xây dựng và sử dụng đúng mục đích; bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ theo chế độ quy định... - Hoàn thiện chính sách tài chính đối với đất đai, bao gồm sửa đổi, bổ sung Luật đất đai, xây dựng Luật thuế sử dụng đất, sửa đổi, bổ sung chính sách thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, hướng dẫn cơ chế điều tiết phần giá trị tăng thêm của đất do Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng... Hai là, Đổi mới cơ chế quản lý TSNN tại các đơn vị sự nghiệp, tiến tới chuyển các đơn vị sự nghiệp sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp; Quy định cơ chế quản lý, sử dụng TSNN giữa đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính và đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính do phù hợp với đặc điểm của từng loại hình. Ba là, Đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước, hoàn thành trước ngày 31/12/2010 với các mục tiêu cơ bản là: - Tiếp tục sử dụng hệ thống công sở phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được giao, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất; - Chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất tạo Quỹ đất mới cho các mục đích hiệu quả hơn (thương mại, nhà ở, công cộng…); - Tạo ra nguồn lực mới để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Bốn là, Trên cơ sở rút kinh nghiệm từ thí điểm mua sắm TSNN theo phương thức tập trung để nghiên cứu, xây dựng cơ chế thống nhất trên cả nước. Đồng thời, thiết lập hệ thống các công cụ hỗ trợ cho việc thực hiện mua sắm tập trung. Năm là, Hiện đại hoá công tác quản lý công sản, xây dựng, cập nhật và hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về TSNN. Sáu là, Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng TSNN. Bảy là, Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng TSNN tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức. Tám là, Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý công sản từ trung ương đến địa phương. Với nhiệm vụ nặng nề như vậy, tổ chức của Cục Quản lý công sản cần được sắp xếp theo hướng chuyên sâu hơn. Đặc biệt, cần nhanh chóng phát triển Trung tâm cơ sở Dữ liệu về tài sản nhà nước để có thể bao quát một cách hệ thống toàn bộ hệ thống tài sản nhà nước, cập nhật được số liệu thông qua các chương trình sử dụng công nghệ thông tin hiện đại. Công khai và minh bạch hoá các số liệu về tài sản và cung cấp thông tin tài sản nhà nước phục vụ chủ trương “vốn hoá” TSNN. Tại các Bộ, ngành và các địa phương cần có tổ chức chuyên về quản lý công sản, các Chi cục hoặc các phòng độc lập, các Trung tâm. Bên cạnh đó cần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý TSNN thông qua chương trình đào tạo ban đầu, đào tạo lại và cập nhật kiến thức hàng năm.. Câu 4. So sánh hoạt động công vụ với các hoạt động khác không mang tính công vụ. 1. So sánh: - Khái niệm: Công vụ là một loại lao động mang tính quyền lực nhà nước và pháp lý, được thực thi bởi đội ngũ cán bộ, công chức NN nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trong quá trình quản lý toàn diện các mặt của đời sống xã hội nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân. - Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt nam: Công vụ là công việc chủ yếu thuộc về Nhà Nước, do các cơ quan NN và cán bộ, công chức NN tiến hành theo các quy định của PL. Công vụ cũng có thể hiểu là công việc công, bao gồm cả công việc của các cơ quan thuộc các tổ chức CT-XH tiến hành. - Theo Luật CBCC năm 2008: Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật CBCC và các quy định khác có liên quan..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Hoạt động không mang tính công vụ cũng có thể là hoạt động của các cơ quan NN, của CB, CC NN nhưng không mang tính thực hiện chức năng quản lý NN, không mang tính thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan NN, của CB, CC theo quy định của PL. VD: tổ chức hoạt động và tham gia các hoạt động VH, VN, TDTT của cơ quan, đơn vị, hoặc một số hoạt động dịch vụ của viên chức trong các đơn vị sự nghiệp. - Một số điểm khác nhau cơ bản của hoạt động công vụ với các hoạt động khác không mang tính công vụ: + Mục đích: Hoạt động công vụ phục vụ nhân dân và xã hội. Hoạt động khác không mang tính công vụ: Không đặt mục tiêu phục vụ nhân dân và xã hội lên hàng đầu. + Nội dung: Hoạt động công vụ: thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước; thực hiện chức năng tổ chức phục vụ các nhu cầu chung của xã hội không vì mục đích lợi nhuận. Hoạt động khác không mang tính công vụ: Không nhất thiết phải phục vụ các nhu cầu chung của xã hội. Có thể vì lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận. + Chủ thể: Hoạt động công vụ: Là cán bộ và công chức Hoạt động khác không mang tính công vụ: Bất kỳ chủ thể nào + Tính chất: Hoạt động công vụ: Hoạt động công vụ không chỉ thuần tuý mang tính quyền lực nhà nước, mà còn bao gồm cả hoạt động của các tổ chức do nhà nước thành lập (được nhà nước uỷ quyền) để phục vụ các nhu cầu của nhân dân. Các hoạt động này đều do công chức, nhân danh nhà nước tiến hành Nó bao gồm các hoạt động nhân danh quyền lực và các hoạt động của các tổ chức được nhà nước uỷ quyền. Ở các nước trên thế giới, khi đề cập đến công vụ, người ta ít nói đến yếu tố quyền lực nhà nước mà thường chỉ nói tới công chức nhân danh pháp luật hoặc nhân danh nhà nước mà thôi. Bởi lẽ, pháp luật là công cụ chính, chủ yếu do nhà nước ban hành. Nhân danh quyền lực hoặc được nhà nước uỷ quyền. Theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của nhà nước. Tuân theo pháp luật. Mang tính thường xuyên, chuyên nghiệp. Hoạt động khác không mang tính công vụ: Hoạt động không nhân danh nhà nước, không mang tính thường xuyên chuyên nghiệp nhưng phải tuân thủ pháp luật. Công vụ là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước hoặc trực tiếp phục vụ cho việc thực hiện quyền lực đó. Bắt nguồn từ bản chất của nhà nước nên hoạt động công vụ có những nguyên tắc riêng của mình bao gồm: Tính tối cao của lợi ích nhân dân - lợi ích nhà nước; Tính tối cao của quyền lực nhân dân; Đảng lãnh đạo; Bình đẳng của mọi công dân; Thay thế và bãi miễn; Đối với cán bộ - Công chức - viên chức quyền đồng thời là nghĩa vụ và ngược lại; Tính thống nhất giữa quyền, nghĩa vụ với trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức; Tính vô tư không có đặc quyền, đặc lợi về công vụ. 2. Xu hướng chung của các nền công vụ: Nền công vụ dựa trên cơ sở là theo chế độ công trạng. Nền công vụ các nước ngày càng hiện đại. Về kỹ thuật, thủ tục đang xích lại gần nhau. Sử dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công vụ. Hoạt động công vụ thiết thực và gần dân hơn. Năng động, chú trọng chất lượng và làm cho nền công vụ ngày càng trong sạch, hiệu quả. 3. Đặc trưng của công vụ: - Mục tiêu: phục vụ NN, ND, duy trì an ninh, trật tự, an toàn XH; đảm bảo tăng trưởng và pt; không vì lợi nhuận. - Nguồn lực: Q Lực NN trao cho có tính pháp lý; NSNN; đội ngũ cán bộ CC có năng lực, phẩm chất. - Cách thức tiến hành: thủ tục qui định trước, công khai, bình đẳng, không thiên vị; hệ thống thứ bậc, phân công, phân cấp; có sự tham gia của nd. Thủ tục qui định trước: mang tính pháp lý, ổn định phù hợp với qui luật và thực tiễn. Công khai cho mọi người đều biết để thực hiện và trên cơ sở bình đẳng như nhau, không được thiên về ai. Hệ thống thứ bậc, đó là sự phân cấp về mặt quản lý, tránh sự chồng chéo giữa cấp trên và cấp dưới. 4. Cấu thành nền công vụ:.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Thể chế: hệ thống PL, qui định, qui tắc, cơ chế vận hành, thủ tục (cần nói về thực trạng) - Tổ chức bộ máy: là yếu tố trực tiếp của cơ quan NN (có 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý NN). Nhìn chung có tinh gọn đầu mối; tuy nhiên, con người trong bộ máy vẫn giữ nguyên thậm chí tăng lên. - Công chức: là trung tâm của mọi vấn đề, cán bộ là gốc của công việc do vậy yêu cầu đặt ra là cbcc phải có trình độ, năng lực, phẩm chất phục vụ công việc,… 5. Cải cách công vụ: - Nguyên tắc chung: qui mô công vụ thu nhỏ lại, các cơ quan NN chỉ tập trung vào công vụ cốt lõi, quan trọng. XHH hoạt động cung cấp dịch vụ vốn được coi là hoạt động công vụ như giáo dục, y tế,… - Áp dụng cách thức thực thi công vụ theo mô hình “Hiệu quả”: thay đổi chức năng quản lý, sử dụng nguồn lực hiệu quả. Hiệu quả là tiêu chí trong đánh giá thực thi công vụ của tổ chức hoặc cá nhân công chức. Nhấn mạnh vào trách nhiệm cá nhân trong thực thi công việc. - Hoàn thiện các thể chế NN và thể chế hành chánh: các văn bản PL để điều chỉnh các hoạt động công vụ. Tổ chức bộ máy và nhân sự theo hướng tinh gọn nhẹ, linh hoạt, đẩy mạnh phân quyền theo hướng: phân quyền cho các bộ, cơ quan tổ chức cấp dưới trong quản lý CC, TW chỉ tập trung vấn đề chiến lược; đơn giản hóa các qui tắc, thủ tục; chấn chỉnh hệ thống quản lý CC và hđ công vụ thống nhất, có kỷ cương, linh hoạt hơn. Câu 5: Quản lý nhà nước về thi hành án dân sự - yêu cầu và nội dung. Thi hành án dân sự (THADS) là hoạt động của các cơ quan THADS cấp tỉnh, huyện (cơ quan THADS cấp quân khu) trên cơ sở thẩm quyền được Luật THADS năm 2008 quy định, tổ chức thi hành các: bảncv án, quyết định của TA cấp sơ thẩm (không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm); TA cấp phúc thẩm; quyết định tái thẩm hoặc giám đốc thẩm của TA; bản án, quyết định dân sự của TA nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài đã được TAVN công nhận và cho thi hành tại VN; quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh mà sau 30 ngày kể từ ngày có hiệu lực pháp luật đương sự không tự nguyện thi hành, không khởi kiện tại TA; quyết định của Trọng tài thương mại. 1. Yêu cầu Quản lý Nhà nước về THADS: * Một là, Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định (theo điều 4 Luật THADS năm 2008): Bản án, quyết định quy định tại Điều 2 Luật THADS năm 2008 phải được cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án. * Hai là, Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (theo điều 5 Luật THADS năm 2008): Trong quá trình thi hành án, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. * Ba là, Bảo đảm công tác pháp chế THADS. * Bốn là, Bản án phải được thực thi theo trình tự thủ tục quy định, tránh tình trạng kéo dài làm mất đi tính nghiêm minh của pháp luật. * Năm là, Trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân với cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên (theo điều 11 Luật THADS năm 2008): - Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của mình cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc thi hành án. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên theo quy định của Luật THADS năm 2008. Mọi hành vi cản trở, can thiệp trái pháp luật đối với hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. 2. Nội dung quản lý nhà nước về THADS: * Hệ thống tổ chức cơ quan THADS bao gồm: - Hệ thống cơ quan QLNN về THADS (Bộ tư pháp, UBND cấp tỉnh, huyện, xã; cơ quan THADS thuộc Bộ Quốc phòng)..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Hệ thống cơ quan THA (cơ quan THADS cấp tỉnh, huyện; cơ quan THADS quân khu và tương đương). * Chấp hành viên:- Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 2 Luật THADS năm 2008. Chấp hành viên có ba ngạch là Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp. - Chấp hành viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm. - Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thi tuyển, bổ nhiệm Chấp hành viên. * Nội dung quản lý: - Chính phủ thống nhất QLNN về THADS trong phạm vi cả nước; chỉ đạo các cơ quan của Chính phủ, UBND cấp tỉnh trong THADS; phối hợp với TAND tối cao, VKSND tối cao trong THADS; định kỳ hàng năm báo cáo QH về công tác THADS. - Bộ Tư pháp: + Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự; + Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, kế hoạch về thi hành án dân sự; + Phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án dân sự; + Quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự; quyết định thành lập, giải thể các cơ quan thi hành án dân sự; đào tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm Chấp hành viên, Thẩm tra viên; + Hướng dẫn, chỉ đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Chấp hành viên, Thẩm tra viên và công chức làm công tác thi hành án dân sự (QL nghiệp vụ THADS: do Cục THADS thực hiện theo sự phân công của BTBTP); + Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng, xử lý vi phạm trong công tác thi hành án dân sự; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự; + Quản lý phân bổ kinh phí, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự; + Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thi hành án dân sự; + Tổng kết công tác thi hành án dân sự; + Ban hành và thực hiện chế độ thống kê về thi hành án dân sự; + Báo cáo Chính phủ về công tác thi hành án dân sự. + Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự và thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự theo quy định của Chính phủ. - Các Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, TAND tối cao, VKSND tối cao có trách nhiệm với BTP thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể được quy định cụ thể tại Luật THADS năm 2008. - UBND cấp tỉnh, huyện, xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về THADS theo quy định tại Luật THADS năm 2008 và các VB hướng dẫn của cơ quan NN cấp trên. Câu 6: Thực trạng thi hành án dân sự ở nước ta hiện nay. 1. Về kết quả đạt được: - Nhiều đổi mới trong thủ tục thi hành án, tạo điều kiện cho việc thi hành án được thực hiện chặt chẽ, hiệu quả hơn. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về THA DS được đẩy nhanh tiến độ, tăng cường đối thoại, chú trọng kỹ năng công tác dân vận, giải quyết dứt điểm hoặc 1 bước cơ bản nhiều vụ việc khiếu nại phức tạp, tồn đọng kéo dài. Nhiều địa phương, đơn vị đã giải quyết dứt điểm khiếu nại tại cơ sở, không để xảy ra tình trạng khiếu nại vượt cấp lên TW. - Luật THADS năm 2008 và nhiều quy định mới góp phần tháo gỡ vướng mắc trong công tác thi hành án, tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết án tồn đọng, kéo dài trong nhiều năm qua, đồng thời tạo tiền đề cho việc thực hiện chủ trương xã hội hoá trong hoạt động thi hành án dân sự. - Công tác quản lý, chỉ đạo về TTHADS đã thu được những kết quả bước đầu, đồng thời t iếp tục phát huy vai trò quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự ở địa phương của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành ở Trung ương, sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị ở cơ sở trong công tác thi hành án dân sự. - Một số tổ chức quốc tế hỗ trợ có hiệu quả về mặt kỹ thuật cho việc nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện thể chế THA và đào tạo, bồi dưỡng CB THA. Việc áp dụng CNTT vào hoạt động chuyên môn được đẩy mạnh hơn. Công tác tuyên truyền, phổ biến PL THA ở nhiều địa phương dần khắc phục được tính hình thức, dàn trải..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Đạt được những kết quả tích cực nêu trên là do công tác lãnh đạo sâu sát của Đảng ta; là do CP, các cấp, các ngành đã nêu cao quyết tâm, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp thực sự tạo chuyển biến trong công tác THADS; Cơ quan THA đã thực hiện nhiều giải pháp sáng tạo để giải quyết án tồn đọng; nhiều cấp ủy, chính quyền các địa phương đã quan tâm hơn đến công tác THADS, đặc biệt là trong việc phối hợp kiện toàn tổ chức, CB, chỉ đạo THA; các Đoàn ĐBQH và MTTQ VN các cấp đã quan tâm, giám sát đối với công tác THADS. 2. Những hạn chế: - Theo thống kê của Bộ Tư pháp, năm 2009, các cơ quan THADS thụ lý 662.961 việc, đã thi hành xong 354.490 việc, đạt 81,05% số việc có điều kiện thi hành. Tuy nhiên, công tác thi hành án dân sự vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là số lượng án tồn đọng. Tình trạng khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự còn nhiều, nhiều vụ việc phức tạp, khiếu nại tố cáo gay gắt, kéo dài… - Theo thống kê tại Hội nghị chuyên đề triển khai công tác thi hành án dân sự năm 2010 khu vực phía Bắc do Bộ Tư pháp tổ chức, hiện nay cả nước còn 270.925 án tồn đọng. Trong đó, 188.000 việc chưa có điều kiện thi hành án; hơn 89.000 việc người phải thi hành án ốm nặng, chưa xác định được nơi cư trú, người phải thi hành án không có tài sản; 98.754 án tồn đọng vì có kháng nghị; tuyên không rõ ràng, không phù hợp với thực tế, tài sản kê biên chưa xử lý được hoặc có khiếu nại… - Cơ chế QLNN về THADS còn hạn chế hiệu quả, trách nhiệm của cơ quan THADS chưa được đề cao. - Các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan hữu quan chưa thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của PL, chưa tạo được mối quan hệ phối hợp hiệu quả trong công tác THADS. - Tình trạng khiếu nại về THA ngày càng tăng, nhiều vụ việc có tính bức xúc kéo dài, chưa có cơ chế giải quyết. Công tác quản lý nhà nước về đất đai ở một số địa phương còn buông lỏng, để xảy ra sai phạm. Quá trình thực hiện thu hồi đất của dân chưa đúng trình tự, thủ tục, thiếu công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng và trong một số trường hợp số tiền bồi thường, hỗ trợ chưa đủ để người dân tạo lập chỗ ở mới tốt hơn. Có một số dự án thu hồi đất sản xuất của dân nhưng không được sử dụng hợp lý, đất đai bỏ hoang, lãng phí, trong khi nông dân thiếu đất sản xuất, dẫn đến bức xúc, phát sinh khiếu nại. Khi phát sinh khiếu nại, tố cáo, một số chính quyền địa phương chưa làm tròn trách nhiệm của mình, thiếu quan tâm giải quyết từ cơ sở, có nhiều vụ việc giải quyết chậm, thẩm tra, xác minh sơ sài, thu thập chứng cứ không đầy đủ, kết luận thiếu chính xác, áp dụng pháp luật cứng nhắc, phương án giải quyết thiếu thuyết phục, dân không đồng tình, tiếp tục khiếu nại, tố cáo. Trong khi đó, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước để giải quyết khiếu nại, tố cáo có lúc chưa tốt, còn có hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm, chuyển đơn lòng vòng, trả lời thiếu thống nhất. Việc tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục, hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo và công tác hòa giải ở cơ sở chưa được quan tâm thực hiện đúng mức nên có những vụ việc đơn giản vẫn phát sinh đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp. - Hệ thống PL nói chung và PL về THADS vừa thiếu, vừa bộc lộ nhiều bất cập. - Công tác tổ chức, biên chế, đầu tư cơ sở, vật chất chưa tương xứng với nhiệm vụ ngày càng nặng nề của cơ quan THA. - Ý thức thi hành án của một bộ phận nhân dân và một số cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chưa cao, gây tình trạng ách tắc, dây dưa việc kéo dài thi hành án. 3. Biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả THADS: Cần tiến hành đồng bộ các biện pháp: - Kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường đội ngũ cán bộ (nòng cốt là đội ngũ cán bộ Chấp hành viên THADS) cho cơ quan THADS. - Xác định cụ thể mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý THADS và các cơ quan THADS ở địa phương, nhằm vừa đảm bảo tính KH chặt chẽ, có hiệu quả, hiệu lực trong quản lý vừa tránh được sự can thiệp thái quá vào hoạt động nghiệp vụ của cơ quan THA. - Tăng cường đầu tư CSVC, nơi làm việc, phương tiện hoạt động, kinh phí và các điều kiện bảo đảm khác cho cơ quan, Chấp hành viên, công chức trong các cơ quan THADS. - Xây dựng đề án cải cách thủ tục hành chính trong công tác THA, tạo điều kiện để nhân dân giám sát công tác THA, kịp thời phát hiện những việc làm sai trái, thiếu công minh, vi phạm dân chủ, phát hiện và xử lý kiên quyết những hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu trong đội ngũ cán bộ THADS. - Nâng cao trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, trước hết là nhờ vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý điều hành của chính quyền. Trong quá trình giải quyết, các cơ quan nhà nước phải thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ khách quan, làm.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> rõ nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo, kết luận rõ đúng, sai, đề ra phương án giải quyết phù hợp, có lý, có tình. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, nhân dân. Bên cạnh đó, cần tăng cường vận động, thuyết phục công dân chấp hành pháp luật và các quyết định giải quyết của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo sự đồng bộ, nâng cao tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật; chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực đất đai… - Tăng cường công tác giải thích PL, thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành, chỉ tiến hành cưỡng chế trong trường hợp thật cần thiết, phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan THA với cơ quan quản lý, chính quyền địa phương, các cơ quan công an, TA, Kiểm sát, các cơ quan liên quan khác đảm bảo cho công tác THA có hiệu lực, hiệu quả. Trước mắt tổ chức làm tốt công tác thí điểm thực hiện chế định Thừa phát lại tại TP.HCM để XHH từng bước hoạt động THADS cho phù hợp với lộ trình cải cách tư pháp và cải cách bộ máy NN, XDNNPQ, phát huy dân chủ, huy động sức mạnh của cộng đồng vào hoạt động quản lý và THADS. Câu 7. So sánh chức năng HCNN với chức năng lập pháp và tư pháp ở nước ta.  Chức năng HCNN QLNN là một dạng QL đặc biệt được sửng dụng các quyền lực NN như lập pháp, hành pháp và tư pháp để quản lý mọi lĩnh vực của đời sống XH. QLHCNN là một bộ phận của QLNN, là quản lý mang tính quyền lực NN để thực thi quyền hành pháp và quyền hành chính trong cả nước. Nhìn chung chức năng HCNN là hoạt động điều hành và chấp hành, trong đó: ĐIỀU HÀNH: Là việc chỉ đạo các đối tượng thuộc quyền trong quá trình quản lý CHẤP HÀNH: Là hoạt động đưa pháp luật vào thực tiễn quản lý Nhà nước, chấp hành Nghị quyết của cơ quan quyền lực. Hai chức năng trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, là hai mặt không thể tách rời của hoạt động quản lý. Cụ thể chức năng QLHCNN bao gồm: + chức năng HC đối với dân. +Chức năng QL nền KT quốc dân. + Chức năng HC đối với XH. + Chức năng HC đối ngoại. + Chức năng quy hoạch, kế hoạch. + Chức năng tổ chức bộ máy HC. + Chức năng bố trí, sắp xếp CB, PT nguồn nhân lực. + Chức năng điều hành, hướng dẫn, thi hành. + Chức năng phối hợp. + Chức năng tài chính. + Chức năng theo dõi, kiểm tra, giám sát,báo cáo. + Chức năng sơ kết, tổng kết, đánh giá.  Chức năng lập pháp Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp. Việc soạn thảo, thông qua, công bố Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp và thủ tục, trình tự giải thích Hiến pháp do Quốc hội quy định. Căn cứ vào Hiến pháp, Quốc hội ban hành luật, nghị quyết. Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh, nghị quyết. Quy trình xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật của Quốc hội bao gồm các giai đoạn : 1) xây dựng và thông qua chương trình xây dựng văn bản pháp luật, 2) giai đoạn soạn thảo, 3) giai đoạn thẩm tra của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban, 4) giai đoạn xem xét tại Uỷ ban thường vụ Quốc hội, 5) giai đoạn thảo luận tại các kỳ họp của Quốc hội và 6) giai đoạn thông qua tại Quốc hội..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> * Giống nhau: Lập pháp, hành pháp và tư pháp là 3 bộ phận cấu thành quyền lực NN, các cơ quan Lập pháp, hành pháp (HCNN), tư pháp là các cơ quan cấu thành bộ máy NN. Do đó chức năng HCNN và chức năng lập pháp, tư pháp ở nước ta đều thể hiện chức năng NN XHCN Việt nam, đó là: - Chức năng đối nội: + Phát huy quyền lực của nhân dân. + Tổ chức, quản lý kinh tế. + Tổ chức, quản lý VH-XH. + Giữ vững ANCT, TTATXH. - Chức năng đối ngoại: + Bảo vệ Tổ quốc XHCN. + Hòa bình hữu nghị, hợp tác. + Ủng hộ phong trào đấu trnh chính nghĩa. * Khác nhau: - HCNN, xét theo nội hàm gồm có: chức năng chấp hành (hoạt động thi hành, thực hiện pháp luật), chức năng điều hành, chức năng phục vụ. + Khác với chức năng Lập pháp là hoạt động xây dựng pháp luật, cụ thể là soạn thảo và ban hành các đạo luật và những văn bản quy phạm pháp luật khác (việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật được gọi là lập quy); chức năng giám sát. + Và khác với chức năng Tư pháp là hoạt động bảo vệ pháp luật (kiểm sát, truy tố, xét xử). - Ngoài ra HCNN còn có những chức năng riêng: + Theo cơ cấu tổ chức hệ thống: là những hoạt động hành chính của CQNN ở trung ương, những hoạt động hành chính của CQNN ở địa phương. + Theo nhóm ngành lĩnh vực: chức năng chính trị, chức năng kinh tế, chức năng văn hóa… Câu 8. Phân tích đường lối, chủ trương cải cách hành chính trong tiến trình đổi mới. CCHC ở VN là công việc mới mẻ, diễn ra trong điều kiện thiếu kiến thức và kinh nghiệm về QL HCNN trong thời kỳ mới, có nhiều vấn đề phải vừa làm, vừa tìm tòi rút kinh nghiệm. Vì vậy, việc hình thành quan niệm và những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo công cuộc CCHC cũng như việc đề ra những nội dung, phương hướng, chủ trương, giải pháp thực hiện trong từng giai đoạn là một quá trình tìm tòi sáng tạo không ngừng, là một quá trình nhận thức liên tục, thống nhất trong tiến trình đổi mới được khởi đầu từ ĐH VI của Đảng CSVN năm 1986. Từ xác định những nguyên nhân của tình hình khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, ĐH VI đã chỉ rõ nguyên nhân của mọi nguyên nhân là công tác tổ chức và đề ra chủ trương thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước. Thực hiện NQ ĐH VI, tổ chức bộ máy nhà nước đã được sắp xếp lại một bước theo hướng gọn nhẹ, bớt đầu mối. Tuy nhiên, nhìn chung tổ chức và biên chế của bộ máy nhà nước vẫn còn quá cồng kềnh, nặng nề. Đến ĐH VII, Đảng xác định tiếp tục CCHC NN và đề ra những nhiệm vụ về sửa đổi Hiến pháp, cải tiến tổ chức và hoạt động của Quốc hội, sửa đổi cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Chính phủ, của chính quyền địa phương. Trên cơ sở những nhiệm vụ do ĐH VII đề ra, trong nhiệm kỳ này đã tiến hành đợt sắp xếp lần thứ hai kể từ ĐH VI hệ thống chính trị ở nước ta bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 do ĐH VII thông qua đã khẳng định bước tiến về lý luận, nhận thức về nền hành chính nhà nước. Cương lĩnh đã nêu: về nhà nước “phải có đủ quyền lực và có đủ khả năng định ra luật pháp về tổ chức, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật. Sửa đổi hệ thống tổ chức nhà nước, cải cách bộ máy hành chính, kiện toàn các cơ quan lập pháp để thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý của nhà nước”. Chiến lược cũng nêu trọng tâm cải cách “nhằm vào hệ thống hành chính với nội dung chính là xây dựng một hệ thống hành chính và quản lý hành chính nhà nước thông suốt, có đủ quyền lực, năng lực, hiệu quả”. Thực hiện NQ ĐH VII, tháng 04/1992, Quốc hội nước CHXHCN VN đã thông qua Hiến pháp mới thay thế Hiến pháp 1980. Hiến pháp 1992 thể hiện sự nhận thức đầy đủ hơn về phân công,.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> phối hợp giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong tổng thể quyền lực thống nhất của nhà nước. Sau ĐH VII, từ 1992 đến 1995 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ tư duy, quan niệm, nhận thức của Đảng về nền HCNN và về CCHC. HN TW 8 khoá VII (1/1995) đánh dấu bước phát triển mới về xây dựng và phát triển nền hành chính nhà nước. Cải cách một bước nền hành chính nhà nước được xác định là trọng tâm của việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước, với mục tiêu là xây dựng một nền hành chính trong sạch có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hoá để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc của nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong xã hội. Lần đầu tiên 3 nội dung chủ yếu của cải cách hành chính nhà nước được trình bày một cách hệ thống trong NQ TW 8, đó là cải cách thể chế của nền hành chính, chấn chỉnh tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Việc thực hiện NQ TW 8 khoá VII đã mở ra một giai đoạn mới, giai đoạn chuyển biến thật sự trong cải cách hành chính ở nước ta. Có thể nói NQ TW 8 (khoá VII) có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính của hơn 20 năm đổi mới vừa qua. Tiếp tục khẳng định cải cách hành chính là trọng tâm của việc xây dựng, hoàn thiện NN trong những năm trước mắt, NQ ĐH VIII (năm 1996) nhấn mạnh yêu cầu tiến hành cải cách hành chính đồng bộ, dựa trên cơ sở pháp luật, coi đó là một giải pháp cơ bản để thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996-2000. Với tinh thần đẩy mạnh CCHC được đề ra trong NQ TW 8 (khoá VII) một cách tích cực theo chương trình, kế hoạch, NQ ĐH VIII nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với cơ chế mới; cải tiến quy trình xây dựng và ban hành văn bản pháp luật của Chính phủ, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, và sắp xếp lại bộ máy hành chính từ TW đến địa phương, hợp nhất một số cơ quan quản lý chuyên ngành về kinh tế trên cơ sở xác định rõ và thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành. Theo đó, 4 điểm bổ sung quan trọng trong định hướng cải cách được NQ đề ra là: - Phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của từng cấp hành chính; - Tiếp tục nghiên cứu để cụ thể hoá sự phân cấp QLNN giữa các cơ quan của Chính phủ với chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Đổi mới chế độ công chức và công vụ (bao gồm sửa đổi quy chế thi tuyển, bồi dưỡng, đào tạo mới và trẻ hoá đội ngũ cán bộ, công chức, kiên quyết xử lý và sa thải những người thoái hoá, biến chất; tăng cường biện pháp và phối hợp lực lượng đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, cửa quyền trong bộ máy QLNN và các tổ chức kinh tế NN); - Thành lập Toà án hành chính và thực hiện xã hội hoá đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực dịch vụ công. HN lần thứ 3 của BCH TW (khoá VIII) họp tháng 06/1997 ra NQ về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng NN CHXHCN VN. Một trong những chủ trương và giải pháp lớn về CCHC được nhấn mạnh trong NQ quan trọng này là bảo đảm thực hiện dân chủ hóa đời sống chính trị của xã hội, giữ vững và phát huy bản chất tốt đẹp của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Nhà nước, trong giám sát hoạt động của bộ máy Nhà nước và hoạt động của cán bộ, công chức. Từ đó, Chính phủ ban hành các quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở. Trong việc xây dựng chiến lược về cán bộ cho thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đến năm 2020, NQ TW 3 đặc biệt nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực, coi đó là yếu tố quyết định đến chất lượng bộ máy NN. Cán bộ lãnh đạo phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức toàn diện, được bố trí, điều động theo nhu cầu và lợi ích của đất nước. NQ TW 6 (lần 2), NQ TW 7 (khoá VIII), đã biểu thị một quyết tâm chính trị rất lớn về việc tiếp tục tiến hành CCHC, đặt CCHC trong tổng thể của đổi mới hệ thống chính trị. Từ việc kiểm điểm tình hình và rút kinh nghiệm thực tiễn, Đảng đã đi đến khẳng định, trong điều kiện một đảng cầm quyền, sự đổi mới chưa đồng bộ các tổ chức trong hệ thống chính trị là trở ngại lớn của công cuộc CCHC trong thời gian qua. Không thể tiến hành cải cách riêng nền hành chính tách rời sự đổi mới tổ chức và phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới tổ chức và.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> phương thức hoạt động của các đoàn thể nhân dân. Cũng không thể CCHC một cách biệt lập mà không đồng thời đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp. Từ nhận thức đó, NQTW7 (khoá VIII) đề ra chủ trương tiến hành sắp xếp lại tổ chức bộ máy đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị gắn liền với CCHC theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, với việc kiên quyết sắp xếp một bước bộ máy các tổ chức trong hệ thống chính trị, thực hiện tinh giảm biên chế, cải cách chính sách tiền lương. ĐH IX (năm 2001) bên cạnh việc khẳng định mục tiêu xây dựng nền HCNN dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá đã đưa ra một loạt chủ trương, giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong CCHC thời gian tới như điều chỉnh chức năng và cải tiến phương thức hoạt động của Chính phủ, nguyên tắc bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; phân công, phân cấp; tách cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công; tiếp tục cải cách doanh nghiệp nhà nước, tách rõ chức năng QLNN với SXKD của các doanh nghiệp; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực; thiết lập trật tự kỷ cương, chống quan liêu, tham nhũng… Đại hội X (năm 2006), Đảng ta tiếp tục chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính và đề ra các chính sách, giải pháp đẩy mạnh CCHC công, nâng cao hiệu lực quản lý NN về KT, XH. Tập trung đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ theo hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại. Luật hóa cơ cấu tổ chức của chính phủ; tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, bảo đảm tinh gọn và hợp lý. Phân cấp mạnh, giao quyền chủ động hơn nữa cho chính quyền địa phương, nhất là trong việc quyết định về ngân sách, tài chính, đầu tư, nguồn nhân lực, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với trung ương. Triển khai NQĐH X, NQ số 17-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 BCH TW (khóa X) về “đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước” đã đánh giá những kết quả bước đầu quan trọng của CCHC, những hạn chế, yếu kém, đồng thời đề ra nhiều chủ trương về CCHC, trong đó luôn xác định CCHC là một khâu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới để phát triển đất nước. Các chủ trương đó là: - Tăng cường sự LĐ của Đảng đối với công tác CCHC. - Thực hiện đồng bộ CCHC với cải cách lập pháp, cải cách tư pháp. - Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế. - Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. - Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ và các cơ quan HCNN. - Tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức. - Cải cách tài chính công. - Hiện đại hoá nền hành chính. - Giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với nhân dân, huy động sự tham gia có hiệu quả của nhân dân và xã hội vào hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước. - Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên đối với công tác CCHC. Tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương của tổ chức đảng và đảng viên trong cả hệ thống chính trị về CCHC, đặc biệt là thủ tục CCHC. Xây dựng chương trình hành động thiết thực, cụ thể về CCHC trong từng cơ quan hành chính nhà nước. Tập trung chỉ đạo thực hiện có trọng tâm, trọng điểm và có sơ kết, uốn nắn trong từng thời gian. Bảo đảm cho công tác CCHC thật sự là một khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội và là một nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của các cấp uỷ và cơ quan hành chính nhà nước. Câu 9: Phân tích nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành, theo lĩnh vực và theo lãnh thổ trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy HCNN ta, cho ví dụ. 1. QLNN theo ngành theo lĩnh vực. * K/n: - Ngành trong kinh tế là tổng hợp của nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh, mà hoạt động của chúng có những đặc trưng kỹ thuật – sản xuất giống nhau, hoặc tương tự nhau về: cùng thực hiện 1 phương pháp công nghệ, hoặc công nghệ tương tự; sản phẩm sản xuất ra từ 1 loại nguyên liệu hay nguyên liệu đồng loạt; sản phẩm có công dụng cụ thể giống nhau hoặc tương tự nhau. - Quản lý theo ngành là việc quản lý về mặt kỹ thuật, về nghiệp vụ chuyên môn của Bộ, quản lý ngành ở trung ương đối với tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc ngành trong phạm vi cả nước..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Quản lý nhà nước theo lĩnh vực là sự quản lý các lĩnh vực trong ngành, như trong ngành KH&CN thì gồm nhiều lĩnh vực như lĩnh vực nghiên cứu khoa học, lĩnh vực ứng dụng khoa học, lĩnh vực hợp tác quốc tế về KH&CN, lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, lĩnh vực khoa học tự nhiên, … hay nói khác hơn là sự chia nhỏ quản lý theo ngành nhằm thực hiện quản lý nhà nước có hiệu quả hơn là quản lý theo lĩnh vực. * Nội dung: Quản lý NN theo ngành bao gồm các nội dung sau: - Xây dựng và triển khai thực hiện pháp luật, chủ trương chính sách phát triển kinh tế tòan ngành. - Xây dựng và triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các dự án phát triển kinh tế tòan ngành. - Xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách, biện pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực, nguồn vốn, nguồn nhiên liệu, KH&CN… cho toàn ngành. - Xây dựng và triển khai thực hiện các quan hệ tài chính giữa các đơn vị kinh tế trong tòan ngành với Ngân Sách NN. - Thống nhất trong tòan ngành và liên ngành v/v tiêu chuẩn hóa quy cách, chất lượng sản phẩm. Hình thành tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng sản phẩm. - Thực hiện các chính sách, biện pháp phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chung cho tòan ngành và thực hiện sự bảo hộ sản xuất của ngành nội địa trong những trường hợp cần thiết. - Áp dụng các hình thức tổ chức sản xuất khoa học và hợp lý các đơn vị sản xuất kinh doanh trong cùng ngành. - Thanh tra và kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế trong ngành. Định hướng đầu tư xây dựng lực lượng của ngành, chống sự mất cân đối trong cơ cấu ngành và vị trí ngành trong cơ cấu chung của nền kinh tế quốc dân. - Thực hiện các chính sách, các biện pháp phát triển thị trường chung cho toàn ngành, bảo hộ sản xuất ngành nội địa. - Thống nhất hóa, tiêu chuẩn hóa quy cách, chất lượng hàng hóa và dịch vụ, hình thành hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng sản phẩm để cơ quan có thẩm quyền ban bố. - Thực hiện các biện pháp các chính sách quốc gia trong việc phát triển nguồn nhân lực, nguồn nguyên liệu, nguồn trí tuệ khoa học và công nghệ chung cho tòan ngành. - Tham gia xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, pháp quy thể chế kinh tế theo chuyên môn của mình để cùng các cơ quan chức năng chuyên môn khác hình thành hệ thống văn bản pháp luật quản lý ngành. 2. Quản lý theo lãnh thổ. * K/n: - Lãnh thổ của 1 nước có thể chia ra nhiều vùng lãnh thổ khac nhau, trong đó có lãnh thổ của các đơn vị hành chính với các cấp độ khác nhau. - Quản lý theo lãnh thổ: QLNN về kinh tế trên lãnh thổ là việc tổ chức, điều hòa, phối hợp hoạt động của tất cả các đơn vị kinh tế phân bổ trên địa bàn lãnh thổ. * Nội dung: - Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển ktế - XH trên lãnh thổ nhằm xây dựng 1 cơ cấu kinh tế lãnh thổ hợp lý và có hiệu quả. - Điều hòa phối hợp hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các đơn vị kinh tế trên lãnh thổ nhằm tận dụng tối đa và sử dụng 1 cách có hiệu quả nguồn nhân lực sẵn có địa phương. - Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật của từng vùng lãnh thổ bao gồm: hệ thống giao thông vận tải; cung ứng điện năng; cấp thoát nước; đường, cầu cống; thông tin liên lạc… để phục vụ chung cho cả cộng đồng kinh tế trên lãnh thổ. - Thực hiện công tác thăm dò, đánh giá tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn lãnh thổ. - Thực hiện sự phân bố các cơ sở sản xuất trên địa bàn lãnh thổ 1 cách hợp lý và phù hợp với lợi ích quốc gia. - Quản lý kiểm soát việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên quốc gia trên địa bàn lãnh thổ. - Quản lý, kiểm soát việc xử lý chất thải bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn lãnh thổ. 3. Kết hợp quản lý theo ngành theo lĩnh vực và theo lãnh thổ: * K/n: Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế. Cả 2 chiều quản lý đều phải có trách nhiệm chung trong việc thực hiện mục tiêu của ngành cũng như của lãnh thổ..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> * Nội dung kết hợp: Sự kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ được thể hiện như sau: - Thực hiện quản lý đồng thời theo cả 2 chiều: quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ. Có nghĩa là các đơn vị phải chịu sự quản lý của ngành (Bộ), đồng thời phải chịu sự quản lý lãnh thổ của chính quyền địa phương trong 1 số nội dung theo chế độ quy định. - Có sự phân công quản lý rành mạch cho các cơ quản lý theo ngành và theo lãnh thổ, không trùng lắp, không bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. - Các cơ quan quản lý NN theo mỗi chiều thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý theo thẩm quyền của mình trên cơ sở đồng quản, hiệp quản, tham quản với cơ quan thuộc chiều kia, theo quy định cụ thể của NN. Tổng thể kinh tế của một đơn vị lãnh thổ có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau với tổng thể kinh tế của các vùng kinh tế lớn nhằm bảo đảm sự phát triển kinh tế chung của cả nước và bảo đảm sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên tại chỗ và nhận từ bên ngoài, bảo vệ và cải tạo môi trường thiên nhiên xung quanh trên cơ sở khắc phục những mâu thuẫn giữa ngành và ngành, giữa ngành và lãnh thổ, giữa lãnh thổ và lãnh thổ; nó xoá bỏ tình trạng phân bổ riêng lẻ, phân tán, mỗi đơn vị kinh tế khép kín trong hàng rào của mình, thiếu mối quan hệ hợp tác sử dụng công suất, nhiên liệu, phế liệu, năng lượng, cơ sở hạ tầng và sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành. Định hướng phát triển kinh tế các vùng lãnh thổ là phát huy các thế mạnh kinh tế tự nhiên, tài nguyên, khí hậu, xã hội và nhân văn... của các vùng để xác định quy hoạch, cơ cấu ngành kinh tế, thành phần kinh tế... thích hợp để có hiệu quả kinh tế. - xã hội cao. Định hướng phát triển các vùng lãnh thổ hiện nay là trung du và miền núi phía bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, đồng bằng Cửu Long. Yêu cầu khách quan của quản lí nhà nước về kinh tế, nhằm đảm bảo cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ trong nền kinh tế quốc dân. Các đơn vị thuộc các ngành kinh tế - kĩ thuật nằm trên các địa bàn lãnh thổ khác nhau cũng đều chịu sự quản lí nhà nước theo ngành của các bộ (trung ương) và của các cơ sở chuyên môn (ở địa phương). Trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của luật pháp, quản lí theo ngành bảo đảm cơ cấu ngành phát triển hợp lí trong phạm vi cả nước và có hiệu quả nhất. Các đơn vị kinh tế nằm trên một đơn vị hành chính - lãnh thổ cũng chịu sự quản lí nhà nước theo lãnh thổ của chính phủ trung ương trên tổng thể, và của chính quyền địa phương các cấp theo quy định phân cấp của luật pháp. Trong cơ cấu quyền lực và phân công trách nhiệm quản lí hành chính - nhà nước, chính phủ quản lí thống nhất các ngành và các đơn vị lãnh thổ; chính quyền địa phương là người chịu trách nhiệm quản lí kinh tế - xã hội trên địa bàn lãnh thổ, đại biểu cho quyền lợi nhân dân ở địa phương; đồng thời là một bộ phận của quyền lực nhà nước thống nhất ở địa phương, là người đại diện cho nhà nước (trung ương) ở địa phương. Vì những lí do đó nên nhất thiết phải kết hợp hai mặt: quản lí theo ngành và quản lí theo lãnh thổ. Trên cơ sở phân định rõ chức năng quản lí, các quy định về phân công, phân cấp và xây dựng nội dung và mức độ thống nhất quản lí ngành cho từng ngành theo đặc điểm ngành; nội dung và mức độ quản lí theo lãnh thổ; nội dung, mức độ kết hợp quản lí theo ngành với quản lí theo lãnh thổ, nhằm phát huy cao độ nhất hiệu quả sử dụng nguồn lực của cả nước, của từng vùng kinh tế, từng địa phương trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm thống nhất lợi ích quốc gia và lợi ích từng địa phương trong sự phát triển một cách có lợi nhất những lợi thế của địa phương. Sự kết hợp và thống nhất hai mặt quản lí chủ yếu được thể hiện : 1) Tổ chức điều hoà, phối hợp các hoạt động của tất cả các đơn vị thuộc các ngành, các thành phần kinh tế, các cấp quản lí, cũng như các tổ chức văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng để phát triển nền kinh tế quốc dân theo một cơ cấu hợp lí nhất, có hiệu quả nhất về ngành cũng như về lãnh thổ. 2) Quản lí công việc chung của quốc gia trên phạm vi cả nước, cũng như trên từng đơn vị hành chính lãnh thổ kết hợp hài hoà lợi ích chung của cả nước, cũng như lợi ích của địa phương. 3) Phục vụ tốt các hoạt động của tất cả các đơn vị nằm trên lãnh thổ, như về kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường và tài nguyên, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, an ninh, trật tự công cộng, phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của dân cư sống và làm việc trên lãnh thổ, bất kể là thuộc cơ quan, xí nghiệp trung ương hay địa phương..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Câu 10. Phân tích thực trạng cải cách nền hành chính ở nước ta hiện nay, phương hướng, giải pháp cải cách hành chính. 1. Thực trạng nền hành chính VN Trong báo cáo Tổng kết việc thực hiện giai đoạn I (2001 - 2005) Chương trình tổng thể CCHC NN giai đoạn 2001-2010 của Ban chỉ đạo CCHC của Chính phủ ngày 27/4/2006, đã đánh giá : CCHC đã được triển khai toàn diện trên cả bốn nội dung là : Cải cách thể chế; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính; Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; Cải cách tài chính công. Chúng ta đã thực hiện được nhiều việc, tạo ra những chuyển biến đáng ghi nhận của nền HC và CCHC được coi là một trong các giải pháp quan trọng trong thực hiện chiến lược phát triển KT-XH (2001 - 2010) thiết thực thực hiện các nghị quyết của Đảng về CCHC và đổi mới từng bước hệ thống chính trị: Chiến lược, mục tiêu, giải pháp thực hiện CCHC là đúng đắn, có cơ sở, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh; thực tế của nước ta. Kết quả CCHC đã thúc đẩy quá trình đổi mới kinh tế, dân chủ hoá đời sống XH; hội nhập kinh tế quốc tế; củng cố và duy trì ổn định chính trị. *Thành tựu - Kết quả rõ nét nhất là hiệu lực và hiệu quả QL HCNN của hệ thống HC được nâng cao rõ rệt, không chỉ thể hiện trong điều kiện bình thường mà còn được bảo đảm trong những tình huống cấp bách, khó khăn như thiên tai, dịch bệnh v.v. . - Thể chế của nền HC được CC và hoàn thiện 1 bước cơ bản phù hợp với yêu cầu phát huy dân chủ với thiết lập chế độ công khai, minh bạch và cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Phần lớn các chủ trương quan trọng của Đảng về các vấn đề cơ bản trong quá trình đổi mới, xây dựng và hoàn thiện NN pháp quyền XHCN được thể chế hóa và tổ chức triển khai. CC thủ tục HC đã cải thiện mối quan hệ giữa NN và nhân dân và làm tăng tính dân chủ trong quan hệ giữa các cơ quan HCNN; thu hút sự quan tâm của nhân dân đến các công việc của NN và hoạt động của nền HC. - Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan HCNN tiếp tục được điều chỉnh, bảo đảm QL NN và phục vụ XH. Thông qua kết quả và tác động của những CC, điều chỉnh trong phân công, phân cấp, quan niệm và nhận thực về vai trò và chức răng QL vĩ mô của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường ngày càng rõ nét và phù hợp hơn, tổ chức bộ máy các cơ quan HC từ TW đến ĐP từng bước được sắp xếp lại theo hướng hợp lý, gọn đầu mối. - Mối quan hệ giữa cơ quan HC với người dân, doanh nghiệp đã được cải thiện đáng kể, nền HC mới theo hướng phục vụ phát triển đang hình thành. Thông qua một loạt các CC và biện pháp như CC thủ tục HC, cơ chế ''một cửa'', tăng cường công tác kiềm tra, thanh tra công vụ v.v. . . phương châm phục vụ dân, doanh nghiệp của bộ máy HC đã bước đầu được thiết lập, tạo đà cho những chuyển động mạnh mẽ trong cả hệ thống công vụ … - Cùng với những tác động của các cuộc CC khác như CC kinh tế, CC tư pháp…, CC HC đã góp phần quan trọng vào những thành tựu phát triển KT-XH ở nước ta, củng cố lòng tin của nhân dân, giữ vững ổn định CT-XH. * Hạn chế- Nhiều chủ trương, giải pháp đúng đắn nhưng chưa được triển khai kiên quyết nên chưa được hoàn thành dứt điểm và nhân rộng ở quy mô lớn. - Tệ cửa quyền, quan liêu, tham nhũng vẫn còn là vấn nạn, tính công khai minh bạch của nền HC còn nhiều thách thức, một bộ phận cán bộ, công chức suy giảm lý tưởng, lối sống, vi phạm đạo đức công vụ gây bất bình trong nhân dân. - Mức độ chuyên nghiệp, tính chuyên sâu, kỹ năng HC của cán bộ, công chức thấp. Trình độ hiểu biết và kỹ năng của cán bộ, công chức với hàm lượng khoa học, thông qua đó có đủ trình độ đê xử lý các vấn đề QL ở tầm vĩ mô, vi mô thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của một nền HC hiện đại. Các kết quả bước đầu trong việc áp dụng CNTT vào HC, trang thiết bị công sở chưa khắc phục được thực trạng nền HC của chúng ta còn lạc hậu so với khu vực và thế giới. * Nguyên nhân CCHC chậm, hiệu quả còn thấp có những nguyên nhân chủ yếu sau đây: Thứ nhất, công tác chỉ đạo thực hiện CCHC từ CP, thủ tướng CP, các Bộ trưởng tới Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW không thật sự kiên quyết, nhất quán và cũng không bảo đảm tính thường xuyên, liên tục. Hoạch định chính sách, thể chế vốn đã khó, thường phải kéo dài, nhưng một khi.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> đã được ban hành thì khâu tổ chức thực hiện lại quá chậm và kém hiệu quả. Trạng thái chung là chờ đợi, chờ hướng dẫn, chờ đôn đốc, rất ít bộ, ngành và tỉnh chủ động, quyết liệt triển khai. - Thứ hai, chậm nghiên cứu, kết luận và thể chế hoá các vấn đề liên quan mật thiết tới CC HC. Thực tế cho thấy, bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đặt ra nhiều vấn đề, đòi hỏi có thời gian nghiên cứu, nhưng một số vấn đề như “bỏ cơ chế bộ chủ quản”, “bộ thực hiện vai trò chủ sở hữu phần vốn NN tại doanh nghiệp”…, tuy đã có kết luận, nhưng khi vào cụ thể thì việc ban hành các quy định lại rất chậm. Lý luận thì khẳng định bộ tập trung vào thực hiện chức năng QL NN ở tầm vĩ mô, không can thiệp sâu vào hoạt động của doanh nghiệp, nhưng thực tiễn thì Bộ trưởng vẫn phải xử lý khá nhiều công việc không thuộc tầm vĩ mô; nếu không giải quyết thì cũng không rõ ai giải quyết. Mối quan hệ giữa HC, doanh nghiệp và sự nghiệp đang đòi hỏi phải tiếp tục làm rõ hơn, cụ thể hơn. - Thứ ba, khá nhiều vấn đề của CCHC đòi hỏi phải được giải quyết trong tổng thể các cuộc CC, đổi mới đang diễn ra ở nước ta. Mối quan hệ, chi phối lẫn nhau giữa CCHC, CC kinh tế, CC tư pháp, đổi mới hoạt động lập pháp và đổi mới từng bước hệ thống chính trị, nếu không được bảo đảm, thiếu đồng bộ sẽ ảnh hưởng tới tiến trình CC đổi mới nói chung và CCHC nói riêng. Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với NN nói chung và đối với cơ quan HC nói riêng cũng chậm đổi mới. - Thứ tư, chưa có biện pháp, cơ chế tạo động lực, hưởng ứng CC của đa số cán bộ, công chức cũng như chưa xử lý nghiêm bộ phận cán bộ, công chức thoái hoá, kém phẩm chất trong thực thi công vụ. * Các bài học kinh nghiệm - Một là, về bảo đảm sự nhất quán, kiên trì liên tục trong triển khai CCHC bao gồm từ xây dựng chương trình, kế hoạch CCHC hàng năm của CP, các bộ, ngành TW và các tỉnh cần xác định rõ các mục tiêu, các nhiệm vụ và giải pháp bảo đảm thực hiện, đến tổ chức và kiểm tra thực hiện, đánh giá, kiểm điểm công tác CCHC phải dựa vào đánh giá những mục tiêu đã đề ra cũng như tác động tới XH thông qua công tác CCHC. - Hai là, về công tác chỉ đạo triển khai thống nhất CCHC từ CP tới chính quyền ĐP các cấp đóng vai trò quyết định sự thành công của CC, do đó phải được duy trì và bảo đảm. Chương trình công tác, các cuộc họp của CP các bộ và UBND các cấp phải có phần về CCHC, coi đây là một nội dung quan trọng thường xuyên phải đề cập. - Ba là, về sự thống nhất cao về nhận thức, tư tưởng và hành động trong CCHC xuất phát từ mức độ khó khăn, phức tạp của công tác này. - Bốn là, về bảo đảm sự đồng bộ giữa CCHC với đổi mới từng bước hệ thống chính trị, với CC kinh tế, CC lập pháp và CC tư pháp. - Năm là, về coi trọng công tác thí điểm, làm thử trong triển khai CC HC. Quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường, chuyển sang nền HC phục vụ đặt ra nhiều vấn đề mới, chưa kết luận được ngay, nhưng thực tiễn đòi hỏi phải thực hiện. Thông qua thí điểm để có điều kiện đánh giá, sơ kết tổng kết, rút ra những vấn đề cần xử lý tiếp và nhân rộng nếu thấy đúng. Các cơ chế CC như “một cửa”, khoán . . . đã được hình thành qua phương thức thí điểm. Đây là bài học tốt cần chú ý trong giai đoạn II(2006 - 2010). . - Sáu là, về XD và tổ chức thực hiện các Chương trình hành động. Trong giai đoạn I, các Chương trình hành động đặt ra quá nhiều mục tiêu, vừa quá sức vừa không thiết thực ở một số kết quả phải đạt tới. Việc tổ chức thực hiện các Chương trình hành động không gắn với tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính của các Bộ, ngành, do đó bị coi nhẹ. Cơ chế tổ chức thực hiện các Chương trình hành động, sự phân công, phối hợp giữa các bộ có liên quan chưa phù hợp với tính hệ thống của chương trình tổng thể làm ảnh hưởng tới kết quả và tính thời gian của sản phẩm các chương trình hành động. 2. Ý nghĩa cải cách HCNN (lý do): - Là 1 công việc thường xuyên của bất kỳ 1 nn nào để nâng cao hiệu quả hoạt động HCNN, để đáp ứng được những biến động, thay đổi của tình hình trong nước và thế giới. Công tác QLHCNN hiện nay đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng, nhất là dân trí ngày càng cao, xã hội ngày càng pt, KH-CN ngày càng pt, các phát minh khoa học nhanh đến chóng mặt, làm cho nguyên tắc, pp, biện pháp quản lý NN không theo kịp, dẫn đến lạc hậu. Chức năng nhiệm vụ NN cũng thay đổi, từ chức năng bảo hộ, sx trong nước, bây giờ chuyển sang 1 chức năng khác thúc đẩy sx để xuất khẩu. Nhà nước từ thống trị trong nước, tức là đảm bảo được chế độ, nay chuyển sang thích ứng thông lệ quốc tế; Nhà nước kiểm soát XH sang phải tạo điều kiện thuận chi người dân tự do làm ăn, sinh sống… cho nên muốn kiểm soát, quản lý được thì buộc NN phải thay đổi..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - CCHC là 1 giải pháp quan trọng mang tính quyết định nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động QLNN, mà CCQLHCNN là một trong 3 nội dung lớn của đổi mới hệ thống chính trị, mà đổi mới hệ thống chính trị thì liên quan đến chế độ. - CCHC ở nước ta vừa là đk đồng thời là động cơ thức đẩy KT-XH pt nhanh hơn, mạnh hơn. Nếu cơ chế quản lý phù hợp thì sẽ tạo cho cơ chế kinh tế pt nhanh và ngược lại. Trước đổi mới, chúng ta thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Khi chuyển sang kinh tế thị trường, thì do thị trường quyết định, tuy nhiên thị trường vẫn bị bóp méo do một số cơ chế quản lý chưa mở…Vì vậy yêu cầu phải cải cách hành chính. - Là một giải pháp quan trọng để nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, đảm bảo cho nước ta vượt qua được những thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Ngăn ngừa và khắc phục tình trạng tham nhũng trong QLHCNN ta hiện nay. 3. Phương hướng CCHC - Về cải cách thể chế. Đổi mới cơ bản quy trình ban hành chính sách theo hướng làm rõ trách nhiệm của CP, các Bộ trong quá trình xây dựng thể chế, nâng cao chất lượng, tính đồng bộ của chính sách, khắc phục tình trạng luật chờ nghị định, nghị định chờ thông tư; Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện thể chế phục vụ trực tiếp CCHC, đặc biệt là thể chế về tổ chức bộ máy, công chức, công vụ, phân cấp, tài chính công; CC mạnh mẽ thủ tục HC theo hướng đơn giản, thuận tiện cho dân, doanh nghiệp; nghiên cứu giảm thẩm quyền các Bộ, ngành TW ban hành thủ tục hành chính, xây dựng Luật về thủ tục HC; Triển khai thực hiện đồng loạt cơ chế “một cửa” tại cơ quan HC các cấp, bao gồm cả các cơ quan HC của TW. - Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính Trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan HCNN, điều chỉnh cơ cấu CP, các Bộ theo hướng giảm bớt các Bộ chuyên ngành về kinh tế, tiếp tục thực hiện chủ trương xây dựng bộ QL NN đa ngành, đa lĩnh vực, khắc phục chồng chéo chức năng, thẩm quyền giữa các cơ quan HC; Đơn giản hóa cơ cấu tổ chức các Bộ, đổi mới phương thức làm việc của các cơ quan HC; thực hiện các quy định mới về phân cấp QL HCNN giữa TW và ĐP, giữa các cấp chính quyền ĐP; tổ chức hợp lý và ổn định các đơn vị HC, định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và tổ chức bộ máy chính quyền ở đô thị và nông thôn; CC các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công, bảo đảm tách rõ hành chính với sự nghiệp, hoàn thiện thể chế tư chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công trong tổ chức và hoạt động. - Về XD và nâng cao chất lượng đội ngũ CB, công chức Rà soát, đánh giá đội ngũ công chức HC để cơ cấu lại công chức, bố trí lại theo từng vị trí, rõ chức trách; Xây dựng và đưa vào thực hiện phương pháp khoa học đánh giá kết quả công tác của cán bộ công chức; Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút người có tài vào làm việc trong khu vực công, tạo động lực cho cán bộ, công chức làm việc có hiệu quả; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương HC; xây dựng và áp dụng chế độ thanh tra, kiểm tra công vụ ở các cấp, kể cả chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. - Về hiện đại hóa nền hành chính Áp dụng CNTT và hoạt động của các cơ quan HCNN, xây dựng vận bành nền HC điện tử; Triển khai hệ thống QL chất lượng trong hoạt động của cơ quan HCNN; Xây dựng, hoàn thiện Quy chế làm việc của các cơ quan HCNN; ban hành và thực hiện quy chế văn hóa công sở; Tiếp tục đổi mới phương thức điều hành theo hướng tăng cường khâu tố chức thực hiện và cơ chế hậu kiềm; Nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân và từng bước xóa bỏ tình trạng quan liêu trong hoạt động của các cơ quan HCNN; Giải quyết xong tình trạng không có trụ sở hoặc trụ sở không đạt yêu cầu của chính quyền cấp xã. - Về chỉ đạo, điều hành công tác CCHC Đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành công tác CCHC từ TW tới ĐP; Kiện toàn Ban Chỉ đạo CCHC các cấp. 4. Một số yêu cầu CCHCNN: - Làm thay đổi được chức năng bộ máy QLHCNN trong nhận thức và hành động, từ quản lý để quản lý chuyển sang quản lý để phát triển. - Cải cách phải đạt được mục tiêu là thay đổi chức năng của NN, từ người cung cấp dịch vụ công, trở thành người kiểm soát việc cung cấp dịch vụ công. - Phải hướng tới hiệu quả, kết quả công việc chứ không bám vào thủ tục, qui định do chính mình đặt ra. - Làm hạn chế tình trạng hướng nội, từng bước thúc đẩy chuyển sang hướng ngoại..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 5. Các giải pháp CC HC - Thứ nhất, tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành CCHC thống nhất, đề cao vai trò trách nhiệm người đứng đầu cơ quan HC các cấp. - Thứ hai, Thực hiện CCHC đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị. - Thứ ba, thực hiện CC HC đồng bộ từ TW đến địa phương. - Thứ tư, tăng cường nguồn lực cho CC HC. - Thứ năm, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền. Đại hội XI: Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; giảm mạnh và bãi bỏ các loại thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân. Nâng cao năng lực, chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách. Đẩy mạnh xã hội hoá các loại dịch vụ công phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Câu 11. So sánh QLNN về đô thị và nông thôn. Ở nước ta hiện nay cần xây dựng mô hình chính quyền đô thị không, tại sao ?. 1. Đặc điểm của đô thị và nông thôn: - Đô thị: Mật độ dân số cao; lao động phi nông nghiệp là chủ yếu; là nơi đóng vai trò chủ đạo cho sự phát triển của một vùng, khu vực hay quốc gia. Người dân sống theo lối sống đô thị, mức sống cao hơn vùng nông thôn, các dịch vụ phát triển mạnh hơn và phong phú hơn. - Nông thôn: Mật độ dân số thấp, nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu. Người dân sống theo lối sống đơn giản của vùng nông thôn, mức sống thấp và trung bình, các dịch vụ không mạnh và không nhiều. 2. Chủ thể và đối tượng quản lý: * Chủ thề quản lý: - Cơ quan QLNN thẩm quyền chung: + Chính phủ: thống nhất quản lý qui hoạch Xây Dựng đô thị cả nước. Các bộ, ban, ngành có liên quan (Bộ XD…) giúp chính phủ quản lý. +UBND tỉnh, TP trực thuộc TW quản lý địa bàn phụ trách. UBND TP thuộc tỉnh, thị xã, quận, huyện và UBND phường, thị trấn chịu trách nhiệm quản lý theo sự phân cấp hành chính trong địa bàn mình phụ trách. - Cơ quan QLNN thẩm quyền riêng: + Các sở, ban, ngành của địa phương giúp UBND tỉnh thành phố trực thuộc TW ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của chính phủ, của UBND tỉnh, TP trực thuộc TW và bộ, ngành về QLXD đô thị theo uỷ quyền của UBND tỉnh, TP trực thuộc TW. Các cơ quan chuyên môn có trách nhiệm giúp UBND các cấp tương ứng quản lý QHXD đô thị theo uỷ quyền của UBND và cơ quan chuyên môn cấp trên. Tuy nhiên cũng không tuyệt đối hóa lĩnh vực quản lý, đôi khi có những cơ quan QLNN cả về đô thị và cả về nông thôn. * Đối tượng quản lý: - Đô thị: đối tượng quản lý là người dân đô thị gọi là thị dân. - Nông thôn: đối tượng quản lý là người dân vùng nông thôn gọi là nông dân. 3. Cơ sở chính trị - pháp lý: * Chính trị: Các Nghị quyết, văn kiện đại hội Đảng, cụ thể là: - Văn kiện đại hội 10: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương. ... - Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư: Ngày 5-8, Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh đã ký ban hành Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn" do Hội nghị BCH Trung ương Ðảng lần thứ 7 họp từ ngày 9 đến 17-7 đã thảo luận và thông qua. Mục tiêu tổng quát: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng …Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn…Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội hiện đại… * Pháp lý: - Về Đô thị, điển hình như: Nghị định 29/2007/NĐ-CP về Quản lý kiến trúc đô thị. Nghị định 64/2010/NĐ-CP về Quản lý cây xanh đô thị. NĐ 60/CP ngày 5/7/1994 về nhà ở, đất ở, NĐ 61/CP ngày 5/7/1994 về mua bán, kinh doanh nhà ở và các văn bản pháp quy khác của TW và địa phương … - Về nông thôn, điển hình như:: Ngày 08/01/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông. Ngày 12/4/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nghị định Số: 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. 4. Nội dung QLNN: * Khái quát: Có 4 nội dung khái quát như sau: + Ban hành VB QPPL làm cơ sở pháp lý cho QLNN. + Tổ chức thực hiện VB QPPL bao gồm: Tổ chức bộ máy, triển khai thực hiện, tuyên truyền phổ biến,… + Kiểm tra thực hiện VB QPPL. + Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại tố cáo, … * Cụ thể: Các nội dung cơ bản cụ thể như sau: Về Đô thị: 1.Quản lý Nhà nước về qui hoạch XD đô thị. + Lập và xét duyệt quy hoạch XD đô thị. + QLNN về cải tạo và xây dựng công trình. + Trách nhiệm và quyền hạn quản lý quy hoạch và XD đô thị của các cấp chính quyền: 2. Quản lý Nhà nước về nhà ở, đất ở đô thị: -nội dung quản lý nhà ở đô thị: + Ban hành các chính sách, quy chế, tiêu chuẩn về quy hoạch, thiết kế, xây dựng, sử dụng và quản lý nhà ở. + Lập kế hoạch xây dựng, phát triển nhà ở. + Quản lý, kiểm soát việc xây dựng, cải tạo nhà ở. + Cấp GCN quyền sở hữu nhà ở, điều tra, thống kê nhà ở. + Mua bán , chuyển nhượng nhà ở không mang tính chất kinh doanh. + Quản lý kinh doanh phát triển nhà. + Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm và giải quyết các tranh chấp về nhà ở. - nội dung quản lý đất ở đô thị: + Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính và giá đất ở đô thị. + Lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đô thị. + Giao đất, cho thuê đất đô thị, cấp giấy CN quyền sử dụng đất, thu hồi đất. + Làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất. + Thống kê, cập nhật các biến động về sử dụng đất ở đô thị. + Ra các văn bản hướng dẫn quản lý đất đô thị và ngoại đô. + Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại về đất ở 3. QLNN về hạ tầng kỹ thuật đô thị - Về giao thông vận tải đô thị: + Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và văn bản pháp quy của ngành giao thông vận tải. + Ban hành các quy định về an toàn giao thông vận tải đô thị. + Phân công phân cấp và xây dựng cơ chế phối hợp quản lý. + Tổ chức phân luồng, phân tuyến, phân cấp loại đường đô thị, quản lý sử dụng đường đô thị. + Xây dựng các chính sách nhằm khai thác các tiềm năng, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển giao thông vận tải..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> + Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm. + Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông cho người dân đô thị. - QLNN về cung cấp nước sạch đô thị. - QLNN về thoát nước đô thị. - QLNN về cấp điện, chiếu sáng công cộng. 4. QLNN về bảo vệ cảnh quan và môi trường đô thị: 5. QLNN về một số lĩnh vực hạ tầng xã hội và an ninh, trật tự an toàn xã hội. Về Nông thôn: 1.Quản lý về nông nghiệp và kinh tế nông thôn. 2.Quản lý về quy hoạch các điểm dân cư nông thôn. - Quản lý quy hoạch các điểm dân cư : + Ban hành các quy định về quy hoạch xây dựng và quản lý quy hoạch xây dựng các điểm dân cư ; Lập quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn. - Quản lý đất đai, xây dựng và môi trường trong các điểm dân cư: + Tổ chức giao đất và cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất nông nghiệp, đất ở theo quy định của luật đất đai và các văn bản pháp quy khác; + Chính quyền địa phương, các nhà chuyên môn tư vấn việc xây dựng, cải tạo công trình kiến trúc nhà ở; + Quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật . + Bảo vệ môi trường, vệ sinh công cộng bằng cách tổ chức quản lý từ khâu bàn bạc, ban hành quy chế, nội quy, hương ước, ký kết hợp đồng thực hiện với tổ chức xã hội, cá nhân theo chế độ thầu khoán và duy trì phong trào toàn dân đóng góp tham gia. - Ql các vấn đề về xã hội, an ninh và trật tự nông thôn: + Thực hiện các chính sách xã hội: xoá đói giảm nghèo, CS đối với gia đình có công với cách mạng, CS dân số KHHGĐ; CS phát triển giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng nông thôn mới; + Có biện pháp hạn chế các tệ nạn xã hội ở nông thôn; + Thực hiện quy chế dân chủ thực sự ở nông thôn. 3. Quản lý về xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn - Quản lý kết cấu hạ tầng kỹ thuật: + PT thuỷ lợi theo hướng đa dạng hoá mục tiêu; + Giao thông nông thôn: phát triển theo hướng thành mạng lưới nối liền mạng quốc gia thông suốt mọi thời tiết. + Hệ thống điện: Nhà nước hỗ trợ một phần cùng sức dân, khuyến khích nhà đầu tư trong và ngoài nước. + Cấp nước sạch sinh hoạt bằng nhiều hình thức. + Thoát nước, chống ô nhiễm gây hại sức khoẻ nhân dân. - Quản lý kết cấu hạ tầng xã hội: + Gồm: nhà trẻ, trường học, nhà văn hoá, các cơ sở phòng chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá… + Nhà nước và chính quyền ban hành các chính sách và biện pháp quản lý để hạn chế các tiêu cực do thị trường gây ra; + Thực hiện phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”. + Nhà nước tạo điều kiện cho vay lãi suất ưu đãi, giảm nhẹ thuế nông nghiệp, ưu tiên tiếp nhận dự án tài trợ nước ngoài về phát triển nông thôn 5. Mục tiêu: * Mục tiêu riêng:QLNN về nông thôn nhằm đạt mục tiêu là xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lí, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; đồng thời đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. QLNN về đô thị nhằm mục tiêu từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị Việt Nam phát triển theo mô hình mạng lưới đô thị; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có môi trường và chất lượng sống đô thị tốt; có nền kiến trúc đô thị tiên tiến, giàu bản sắc; có vị thế xứng.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> đáng, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, khu vực và quốc tế, góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc. * Mục tiêu chung:Mục tiêu xây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển và phân bố hợp lý trên địa bàn cả nước, tạo ra sự phát triển cân đối giữa các vùng. Tạo mối liên kết đô thị - nông thôn, bảo đảm chiến lược an ninh lương thực quốc gia; nâng cao chất lượng đô thị, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống phù hợp từng giai đoạn phát triển chung của đất nước, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Câu 12. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo tổ chức và hoạt động của bộ máy HCNN Việt nam (cho ví dụ để làm rõ). 1. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý HCNN: Thực tế lịch sử đã chỉ rõ sự lãnh đạo của ĐCS là hạt nhân của moị thắng lợi của CM nước ta. Bàng những hình thức và phương pháp hoạt động của mình ĐCS giữ vai trò quyết định đối với việc xác định phương hướng hoạt động của Nhà nước trên mọi lãnh vực. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước mang tính toàn diện cả về chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa, KHKT, …. Tuy vậy, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước không đồng nghĩa với việc can thiệp của Đảng vào hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan Nhà nước, mà Đảng chỉ định hướng chính trĩ về đường lối quan điểm, phương châm cộng sản, công tác tổ chức lên trên công tác chuyên môn. Hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước không phải là không có giới hạn. Hiến pháp nước ta đã xác định rõ “Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật “ (Điều 4 - Hiến pháp nước CHXHCN VN); Quy định này không những không phủ nhận vai trò của Đảng đối với Nhà nước mà còn nêu cao uy tín lãnh đạo của tổ chức này. Nhìn vào thành qủa cách mạng, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới hiện nay chúng ta khẵng định hoạt động của Đảng đối với hoạt động Quản lý Nhà ước là điều tất yếu khách quan, vì vậy sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là một nguyên tắc được đặt lên hàng đầu của Quản lý hành chính Nhà nước và cũng tại Điều 4 Hiến pháp nước ta đã khẳng định “ĐCS VN đội tiên phong của giai cấp công nhân VN, đại biểu trung thành cho quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo Chủ nghĩa Mác - Lêni và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và XH”. * Nội dung nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý HCNN: Nguyên tắc này được đưa ra từ ĐH IV của Đảng CS VN và được hoàn thiện dần qua các ĐH VI, VII, VIII, IX và X với nội dung cụ thể như sau: - Đảng lãnh đạo bằng đường lối, chính sách chủ trương, nghị quyết của Đảng về các lĩnh vực hoạt động khác của quản lý HCNN. Các vấn đề quan trọng của quản lý Nhà nước đều cần có đường lối, chủ trương của các tổ chức Đảng. Từ chi bo cơ sở đến các cấp ủy Đảng, việc đưa ra phương hướng hoạt tạo tiền đề cơ sở quan trọng để các chủ thể quản lý HCNN có thẩm quyền thể chế hóa thành văn bản pháp luật thực hiện trong quản lý HCNN. Điều 22 Luật ban hành văn bản pháp luật quy định “chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được xây dựng trên cơ sở đường lới chủ trương của Đảng, chiến lược phát triển KT-XH”. Khi quyết định vấn đề trong quản lý HCNN bao giờ cũng dựa trên chủ trương chính sách của Đảng; Tuy vậy cần nhấn mạnh rằng: Nghị quyết của Đảng không phải là văn bản mang tính quyền lực pháp lý nên muốn thực hiện phại thông qua quyền lực của Nhà nước; Qua những hoạt động này đường lới chủ trương chính sách của Đảng mới được thực hiện, cụ thể hoá trong quản lý HCNN - Đảng lãnh đạo thông qua công tác tổ chức cán bộ. Đây là công việc có vai trò đặc biệt quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý HCNN. Vì lẽ đó, một trong những nguyên tắc về quản lý CBCC được quy định tại Điều 5 của Luật Cán bộ, Công chức có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2010 có quy định “Nguyên tắc quản lý CBCC phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng công sản Việt Nam”. Đồng thời, nội dung quản lý CBCC và thẩm quyền quyết định biên chế CBCC cũng được quy định rõ tại điều 65, 66 và 67 của Luật CBCC, tại Điều 66 có nêu rõ “Thẩm quyền quyết định biên chế cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền của Đảng Công sản Việt Nam”. - Đảng lãnh đạo không chỉ bằng đường lới chủ trương chính sách, công tác tổ chức cán bộ mà còn thông qua công tác kiểm tra việc thực hiện nhằm đánh giá tính hiệu quả, tính thực tế của các chính sách mà Đảng đề ra đảm bảo cho các hoạt động của các tổ chức Đảng có tính thông tin 2 chiều để có.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> biện pháp uốn nắn kịp thời là cho hoạt động quản lý HCNN đi đúng định hướng phù hợp lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc. Cùng với những hình thức trên, sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý HCNN còn thực hiện thông qua: vai trò tiên phong gương mẫu của các tổ chức Đảng và Đảng viên trong tất cả các cơ quan quản lý HCNN. Chính điều đó đã tạo cơ sở quan trọng đề nâng cao uy tín của Đảng đối với nhân dân, với cơ quan Nhà nước nhằm làm cho tổ chức Đảng trở thành hạt nhân lãnh đạo trong cơ quan quản lý HCNN. Điều này thể hiện rõ hơn trong văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ IX: đã đưa ra thêm 2 nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý HCNN của ta làø: - Cố gắng tạo điều kiện nhất nguyên hóa chức danh bên Đảng và bên nhà nước. - Các cấp ủy viên trực tiếp đối thoại với dân về những vấn đề, những lĩnh vực mà mình phụ trách. Và tại Đại hội X, một lần nữa Đảng ta khẳng định được tầm quan trọng trong công tác tổ chức và hoạt động của mình đối với bộ máy HCNN, thể hiện rõ ở việc “Phát huy quyền làm chủ XH của nhân dân, đảm bảo vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Đồng thời, cần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, thể hiện ở “Đảng lãnh đạo nhưng không bao biện, làm thay nhà nước” và “Thống nhất việc lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ trong hệ thống chính trị, thực hiện luân chuyển cán bộ, khắc phục tình trạng khép kính, cục bộ về cán bộ. Tăng cường trách nhiệm của cán bộ Đảng viên là thủ trưởng cơ quan nhà nước”. * Ý nghĩa: - Xét về chính trị: Đây là một nguyên tắc có ý nghĩa chính trị, nó thể hiện sự tín nhiệm và tôn vinh của nhân dân, của dân tộc đối với Đảng Cộng sản VN. Sự tôn vinh này thông qua một quá trình lịch sử từ khi mới được thành lập Đảng cho đến nay; và Đảng ta luôn đưa ra đường lối, chủ trương đều vì quyền lợi của nhân dân và dân tộc ta, không vì lợi ích riêng của Đảng. - Ở góc độ pháp lý: Đảng lãnh đạo đã được quy định trong điều IV của hiến pháp nước CHXH VN. 2. Để phân biệt văn bản nào là văn bản quản lý NN thì chúng ta phải căn cứ vào tính chất pháp lý, dựa vào căn cứ này thì quyết định hành chính được chia thành: quyết định chủ đạo, quyết định quy phạm và quyết định cá biệt. Căn cứ vào loại văn bản và chủ thể ban hành để xác định, thì văn bản quản lý nhà nước (hay quyết định hành chính), bao gồm: - Nghị quyết, Quyết định của chính phủ. - Chỉ thị, Quyết định của bộ trưởng. - Quyết định của UBND các cấp. Ví dụ: - Quyết định công nhận tốt nghiệp. - Quyết định cấp nhà. - Quyết định xử phạt hành chính. - Chỉ thị phòng chống lụt bão. Ví dụ: để làm rõ nguyên tắc Đảng lãnh đạo tổ chức và hoạt động của bộ máy HCNN Việt Nam. - Mỗi đc tự đưa ra ví dụ cho riêng mình;. Câu 13. So sánh cán bộ, công chức, viên chức. Thực trạng đội ngũ cán bộ công chức ở Việt Nam hiện nay? 1. So sánh cán bộ, công chức, viên chức: - Khái niệm: + Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của ĐCSVN, NN, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc QĐND, CAND và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; Công chức cấp xã: được tuyển dụng giữ 1 chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, phường, thị trấn, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước (khỏan 2 và 3, Điều 4, Luật cán bộ công chức 2008) + Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành; quận, huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> + Viên chức: (Theo Dự thảo Luật Viên chức, dự kiến có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011) là người được tuyển dụng, bổ nhiệm một chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập theo vị trí việc làm và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.. - Phân biệt giống nhau, khác nhau: * Giống nhau: - Là công dân Việt Nam. - Được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. * Khác nhau: Cán bộ, Công chức: - Trong biên chế (số lượng biên chế do cấp có thẩm quyền quyết định cho 01 đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao); - Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh (Riêng cán bộ thì không tuyển dụng, cán bộ được phê chuẩn, bổ nhiệm). - Làm việc tại các cơ quan nhà nước, của Đảng, tổ chức chính trị xã hội, một số đối tượng làm việc tại cơ quan, đơn vị thuộc Q.Đội nhân dân, CAND; làm việc tại đơn vị sự nghiệp với vai trò quản lý. - Được điều chỉnh bằng Luật cán bộ công chức năm 2008 và các văn bản hướng dẫn dưới luật. Viên chức: - Được định biên về số lượng biên chế sự nghiệp, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt. - Tuyển dụng dưới hình thức hợp đồng làm việc. - Làm việc tại các đơn vị sự nghiệp. - Hiện nay còn thực hiện theo Pháp lệnh cán bộ công chức năm 1998, sửa đổi bổ sung năm 2003 và NĐ 116/2003/NĐ-CP đã hết hiệu lực. 2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức nước ta hiện nay Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức nước ta hiện nay tuy đã cơ bản đủ về số lượng và được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, qua đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ của cán bộ công chức, có những mặt đạt được và hạn chế, yếu kém sau: - Những kết quả đạt được: Về chất lượng, phần lớn đội ngũ cán bộ, công chức hiện đang công tác đã được rèn luyện, thử thách qua quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với sự nghiệp cách mạng. Kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được nâng cao về mọi mặt, góp phần tích cực vào thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước trong giai đoạn vừa qua. Đội ngũ CBCC ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng cũng như chất lượng. Từ một đội ngũ mỏng và yếu, ít được đào tạo trong thời kỳ chiến tranh đến một đội ngũ lớn mạnh đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Trình độ đào tạo ngày càng được nâng cao, kỹ năng làm việc được tăng cường đã tạo ra sự tự tin của CBCC trong thực thi nhiệm vụ. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong 20 năm đổi mới đã có những chuyển biến quan trọng về nhận thức, quan điểm tư tưởng, được thể hiện trong cơ chế, chính sách, pháp luật từ khâu tuyển dụng, đào tạo và quản lý, từng bước đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. - Những hạn chế yếu kém: + Chưa có đội ngũ cán bộ, công chức hành chính ổn định và chuyên nghiệp. Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ công chức chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, còn bất cập hẫng hụt về nhiều mặt: tri thức và năng lực quản lý nhà nước về xã hội, kinh tế thị trường, pháp luật, hành chính, kỹ năng thực thi công vụ cũng như khả năng vận dụng khoa học công nghệ hiện đại trong công tác quản lý còn rất hạn chế + Tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận cán bộ, công chức còn yếu, phong cách làm việc chậm đổi mới; tinh thần phục vụ nhân dân chưa cao; tệ quan liêu tham nhũng, sách nhiễu dân chưa được ngăn chặn gây nên sự trì trệ, trở ngại lớn cho công cuộc cải cách, làm giảm hiệu lực của bộ máy nhà nước + Số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài; tình trạng hẫng hụt giữa các thế hệ cán bộ, công chức trong mỗi cơ quan, đơn vị còn phổ biến; thiếu đội ngũ cán bộ, nòng cốt kế cận có trình độ chuyên môn cao và các chuyên gia hoạch định chính sách ở các cấp. Đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa và miền núi, hải đảo, đại bộ phận cán bộ, công chức yếu về năng lực, trình độ chuyên môn, thiếu nguồn nhân lực bổ sung vào bộ máy hành chính.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> + Việc bố trí cán bộ, công chức ở nhiều cơ quan, đơn vị chưa có tỷ lệ phù hợp với đặc điểm, tính chất và yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ của mỗi loại cơ quan, tổ chức nhà nước. Tiêu chuẩn chức danh chuyên môn nghiệp vụ các nghạch công chức chưa được bổ sung, sửa đổi, hoàn chỉnh phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của từng loại công chức + Cơ chế quản lý, sử dụng và chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức còn nhiều bất hợp lý, chưa tạo được động lực khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức đề cao trách nhiệm, phấn đấu rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác Tóm lại: việc chỉnh đốn và nâng cao chất lượng và trình độ của đội ngũ công chức trong thời đại mới là cần thiết trong xu thế hội nhập toàn cầu.Với rất nhiều những nhược điểm cần phải sửa chữa cả về mặt tổ chức quản lý và cá nhân các công chức thì chúng ta không thể thực hiện tốt công cuộc đổi mới đất nước và cải cách hành chính hiện nay. Đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì chúng ta cần có những biện pháp, giải pháp cần thiết nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ công chức để đáp ứng được sự phát triển của nền kinh tế xã hội, văn hoá, chính trị... của đất nước.. Câu 14. Xây dựng đề cương của một đề án giải quyết m ột vấn đ ề mà b ạn cho là bức xúc, nổi cộm cần giải quyết khi thực hiện QLHCNN ? UBND HUYỆN B. CH XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. UBND XÃ A Số: 1001/ĐA Xã A, ngày 06 Tháng 07 năm 2010 ĐỀ ÁN Về việc lập lại trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã A huyện B tỉnh C trong sáu tháng cuối năm 2010 ----I- Mô tả hiện trạng - kết cấu – nguyên nhân Trong 6 tháng đầu năm 1994 tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã A có chiều hướng xấu đi. Nạn đua xe của các băng nhóm thanh niên thường xảy ra trên trục lộ 832 làm cản trở lưu thông và gây tai nạn cho người đi đường. Việc xây cất nhà lấn chiếm đất công, lấn chiếm lòng lề đường, xây trên cống rãnh, đường thoát nước không theo quy hoạch khá phổ biến làm tắt nghẽn cống rãnh, gây ngập úng, ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường khu dân cư tập trung. Tệ nạn rượu chè say xưa đập phá, đánh nhau gây thương tích liên tục xảy ra, các quán cà phê video, các điểm dịch vụ kinh doanh quá giờ quy định làm ảnh hưởng đến giờ giấc nghỉ ngơi của nhân dân lao động. Qua báo cáo sơ kết 6 tháng cuối đầu năm 2010 của ngành công an đã xảy ra 12 vụ đua xe gắn máy gây 4 vụ tai nạn làm 3 người đi đường bị thương nặng; 24 vụ uống rượu gây rối; 22 căn hộ xây cất không phép, lấn chiếm đất công; 19 điểm kinh doanh Karaoke quá giờ quy định. II- Mục đích – mục tiêu – kết quả cần đạt được. Để khắc phục tình trạng trên và lập lại trật tự xã hội trên địa bàn xã A, từ nay đến cuối năm 2010 Uỷ ban nhân dân xã A xây dựng đề án “Lập lại trật tự an toàn xã hội trong 6 tháng cuối năm 2010 với mục tiêu cơ bản như sau: Mục tiêu chính của đợt công tác này là nhằm lập lại trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã A. Qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý trật tự xã hội trên địa bàn trong những năm tới. Cùng huyện củng cố và chấn chỉnh lại việc xây cất trái phép, không phép, không theo quy hoạch để đảm bảo vẽ mỹ quan chung, không ảnh hưởng đến việc quy hoạch trong kế hoạch 5 năm sắp tới 2010 – 2015 của xã A. Mục tiêu cụ thể: Nhiệm vụ cụ thể trong đợt công tác này là làm thế nào triệt phá cho được các băng nhóm đua xe gây mất trật tự đường 832, ngăn chặn kịp thời các trường hợp uống rượu gây rối, không để phát sinh các trường hợp xây cất trái phép, tháo gỡ và phục hồi hiện trạng các công trình lấn chiếm lòng lề đường làm cản trở giao thông, ách tắc đường thoát nước, dẹp bỏ các lều quán bán dọc theo trục lộ gây mất an toàn giao thông. Yêu cầu các quán ăn, các điểm kinh doanh dịch vụ karaooke, dịch vụ giải trí Internet hoạt động đúng giờ quy định..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Lập danh sách các thanh niên thường hay nhậu nhẹt quậy phá để có biện pháp giáo dục và ngăn chặn kịp thời, kiên quyết xử lý nghiêm đối với các hộ, các cá nhân cố tình vi phạm. III- Giải pháp và hoạt động. - Để thực hiện có hiệu quả đợt công tác này đòi hỏi toàn thể cán bộ công nhân viên tích cực tham gia, nhất là lực lượng công an, xã đội, dân quân tự vệ. - Văn hoá thông tin thường xuyên tuyên truyền chủ trương chung của địa phương trong đợt công tác này nhằm làm cho các đối tượng biết và nhân dân nắm rõ để phối hợp cùng chính quyền thực hiện. Uỷ ban nhân dân xã A thành lập 3 tổ lập biên bản vi phạm gồm các đồng chí có tên sau đây: Tổ 1: 1. Lê Văn A – Phó Công an xã : Tổ trưởng 2. Nguyễn Văn B- đội trưởng DQTV: Thành viên 3. Hà Văn C – Công an viên : Thành viên. Nhiệm vụ của tổ 1 có trách nhiệm theo dõi ngăn chặn trước các vụ đua xe gắn máy trên tuyến trục lộ 832, hạn chế đến mức tối đa các vụ việc xảy ra, phối hợp cùng Công an giao thông trật tự huyện lập biên bản tạm giữ các phương tiện của các đối tượng vi phạm, để huyện có biện pháp xử lý theo pháp luật. Tổ 2: 1. Trần Văn D- PCT Uỷ ban nhân dân xã: Tổ trưởng 2. La thị E- Công an viên: Thành viên 3. Tạ Văn G – Cán bộ tư pháp: Thành viên. Nhiệm vụ cả tổ 2 có trách nhiệm lập biên bản các trường hợp xây cất lấn chiếm lòng lề đường, lấn chiếm đất công …. phối hợp cùng Đội quy tắc huyện tháo gỡ các nhà xây cất trái phép, không phép, các nhà đã có quyết định tháo gỡ nhưng chưa thực hiện. Mọi trường hợp vi phạm mới phát sinh phải lập đầy đủ thủ tục chuyển cơ quan có chức năng có thẩm quyền xử lý theo pháp luật. Tổ 3: 1. Đổ thị thúy H- Phó công an xã: Tổ trưởng 2. Bùi Văn K- Trưởng ban VHTT: Thành viên 3. Trần đình L- Quản lý trật tự: Thành viên. Nhiệm vụ cả tổ 3 có trách nhiệm lập biên bản các trường hợp kinh doanh trái phép, không phép, lấn chiếm lòng lề đường, kiên quyết đình chỉ kinh doanh đối với các hộ kinh doanh karaoke, các quán cà phê video, dịch vụ video không phép và tạm đình chỉ các trường hợp có phép mà vi phạm giờ quy định, đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý hành chính theo luật định. Đối với các hộ gia đình có cán bộ công nhân viên vi phạm, hoặc cố tình vi phạm, thì liên hệ với các cơ quan nơi họ làm việc để phối hợp cùng đơn vị, thuyết phục giáo dục và có biện pháp hỗ trợ cho địa phương. Hàng tháng tổng hợp báo cáo công việc đã thực hiện được, việc chưa thực hiện được, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ báo cáo với thường trực UBND xã A, để Uỷ ban nhân dân xã A kịp thời chỉ đạo và giải quyết. Cuối đợt công tác sơ tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện cho năm tới trong công tác quản lý trật tự xã hội trên địa bàn xã A. Khen thưởng kịp thời các cá nhân có thành tích nổi bật trong đợt công tác, đồng thời nghiêm khắc phê bình các đồng chí có hiện tượng tiêu cực, cố tình không thực hiện nhiệm vụ được giao. Với những nội dung và biện pháp vừa nêu trên, sau khi đã được phổ biến, toàn thể cán bộ công nhân viên và các cá nhân có tên trên có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được giao. T/M UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ CHỦ TỊCH. Câu 15. Thực trạng Bộ máy hành chính Nhà nước. Những giải pháp hoàn thiện? 1. Những thành tựu:.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> - Kết quả quan trọng của CCHC thời gian qua là chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan trong hệ thống HCNN được điều chỉnh, sắp xếp phù hợp hơn, QLNN ngày càng tốt hơn trong điều kiện mới. Việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan HCNN đã chú trọng sự phù hợp với tình hình thực tế, bao quát hết các lĩnh vực cần QLNN, khắc phục sự trùng lắp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Đã thực hiện việc phân cấp mạnh hơn cho chính quyền địa phương về quản lý tài chính, ngân sách, đầu tư, xây dựng, đất đai, y tế, giáo dục, tổ chức, cán bộ…Chính phủ, các Bộ, Ngành TW tập trung vào chức năng QLNN ở tầm vĩ mô là xây dựng thể chế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, điều hành tổ chức thực hiện về kiểm tra, thanh tra. Đã thực hiện việc đẩy mạnh sắp xếp đổi mới doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp công, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp, giảm mạnh sự can thiệp và điều hành cụ thể của cơ quan hành chính đối với doanh nghiệp Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công. - Cơ cấu trong các cơ quan của Chính phù và chính quyền địa phương cũng đã có bước điều chỉnh mạnh, giảm đầu mối tổ chức, khắc phục tình trạng phân tán và nhiều tầng nấc trung gian. Kết quả quan trọng nhất của việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và săp xếp tổ chức các cơ quan HCNN là xác định rõ và ngày càng phù hợp hơn về vai trò và chức năng của NN trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; bộ máy HCNN từ TW đến địa phương từng bước được tăng cường và đã hoạt động ngày càng có hiệu lực, hiệu quả và thong suốt hơn. 2. Những hạn chế: - Mặc dù đã qua một số lần điều chỉnh, nhưng nhìn chung, chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các Bộ, của các cấp chính quyền vẫn chưa đủ rõ và phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và cơ chế quản lý mới. Tư tưởng bao cấp và giành quyền làm mọi việc vẫn còn khá phổ biến trong các cơ quan HCNN. Trong khi đó vẫn còn một số lĩnh vực, công việc không rõ trách nhiệm QLNN của cơ quan nào, dẫn đến những lung túng, chậm trễ trong quản ly, điều hành. Mối quan hệ giữa Nhà nước với thị trường, giữa Nhà nước với doanh nghiệp, nhất là với doanh nghiệp Nhà nước, cũng như giữa quản lý của Nhà nước với tự quản của người dân trong xã hội… trên nhiều lĩnh vực vẫn chậm được làm rõ. - Vẫn còn nhiều trùng lắp, chồng chéo về thẩm quyền, trách nhiệm QLNN giữa các Bộ, Ngành trong Chính phủ và giữa các Bộ, Ngành vơi chính quyền địa phương trên một số lĩnh vực chậm được khắc phục. Việc thực hiện phân cấp theo ngành và lĩnh vực giữa TW và địa phương, giữa cac cấp chính quyền địa phương vẫn còn chậm, chưa đạt mục tiêu và yêu cầu đề ra; mặt khác, việc phân cấp cũng chưa đi liền với việc tăng cường quản lý thống nhất và nâng cao năng lực cho cơ quan được phân cấp và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện. - Số lượng các cơ quan của Chính phủ mặc dù đã giảm, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều đầu mối, tạo ra sự trùng lắp và chia cắt trong quàn lý, gây khó khăn, chậm trễ trong phối hợp hành động, làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả trong chỉ đạo điều hành. Tổ chức bên trong của cac Bộ, Ngành TW có chiều hướng chia nhỏ các lĩnh vực công tác để lập thêm tổ chức và có xu hướng tìm mọi lý do để nâng cấp tổ chức không hợp lý. - Chưa làm thật rõ chức năng, nhiệm vụ của chính quyền các cấp nên tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương vẫn chưa ổn định, thiếu sự phân biệt rành mạch giữa tổ chức bộ máy của chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, giữa các địa phương có quy mô và tính chất khác nhau. Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp cơ sở vẫn chưa thật hợp lý, chưa thật gắn bó sâu sát với cộng đồng dân cư. 3. Những giải pháp hoàn thiện Bộ máy hành chính Nhà nước: Để khắc phục những hạn chế vừa nêu, cần nhanh chóng triển khai một số nội dung cụ thể: Một là, điều chỉnh, xác định rõ chức năng của từng cơ quan HCNN. Đây là một nhiệm vụ, một công việc chúng ta phải tiến hành không chỉ trước mắt mà còn cả trong một thời gian trong những năm tới. Bước chuyển từ nền kinh tế tập trung kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đòi hỏi hệ thống các cơ quan HCNN vốn được thiết kế, xây dựng và vận hành phù hợp với cơ chế kinh tế cũ sẽ phải có những thay đổi tương thích với cơ chế kinh tế mới, trong đó thay đổi quan trọng nhât là về chức năng của từng cơ quan. Chính phủ tập trung thực hiện tốt hơn chức năng QLNN trên tất cả các lĩnh vực mà pháp luật đã quy định; tập trung làm tốt hơn việc hoạch định thể chế, cơ chế, chính sách, xây dựng giải pháp, bảo đảm các cân đối lớn và ổn định kinh tế vĩ mô, cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và nâng cao năng lực chỉ đạo thực hiện, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Hai là, thực hiện mạnh việc phân cấp TW- địa phương, thong qua đó giảm đáng kể những loại công việc không nhất thiết phải do Chính phủ, các Bộ trực tiếp quản lý, quyết định, đồng thời tăng cường được hơn nữa tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trên các nhiệm vụ được phân công. Ba là, trên cơ sở xác định rõ chức năng của Chính phủ, các Bộ và chính quyền địa phương các cấp để sắp xếp tổ chức bộ máy gọn hơn, hợp lý hơn. Nghị quyết TW 5 khóa X khẳng định tiếp tục hình thành bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, giảm số đầu mối các Bộ, cơ quan ngang bộ một cách phù hợp không giữ các cơ quan thuộc Chinh phủ có chức năng QLNN, chỉ duy trì một số cơ quan cần thiết thuộc Chính phủ là đơn vị sự nghiệp. Bốn là, tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, phân biệt rõ những khác biệt giữa chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị. Vấn đề này, Nghị quyết TW5 khóa X xác định 3 điểm mới như sau: - Tổ chức chính quyền đô thị phải bảo đảm tính thống nhất và liên thông trên địa bàn về quy hoạch đô thị, kết cấu hạ tầng (như điện, đường, cấp thoát nước, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường) và đời sống dân cư…. - Thí điểm không tổ chức HĐND ở huyện, quận, phường, nhưng có cơ quan hành chính là UBND để quản lý và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của chính quyền cấp trên. - Thí điểm việc nhân dân bầu trực tiếp Chủ tịch UBND xã, Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp quyết định phê chuẩn./. Câu 16 : Hãy phân tích vai trò of NN trong xây dựng và  đô thị ? 1. NN hoạch định chiến lược  hệ thống đô thị quốc gia và hệ thống đô thị vùng trên cơ sở chiến lược và kế hoạch  KT-XH of đất nước. NN soạn thảo ban hành các chiến lược  hệ thống đô thị quốc gia và từng vùng thông qua hệ thống quy hoạch lãnh thổ và đồ án quy hoạch vùng nhằm phục vụ cho mục tiêu phát trển KT-XH of quốc gia và of các địa phương (1đ) 2. Thể chế hóa các luật và văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cho xây dựng,  và QL đô thị (1đ) 3. NN lập quy hoạch, xây dựng  các đô thị trên cơ sở định hướng  hệ thống đô thị quốc gia of vùng và các quy định quy chế chính sách các tiêu chuẩn quy phạm. Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương xác lập các quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền of mình, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng và QL tăng trưởng các đô thị (1đ) 4. NN xây dựng các chính sách quy động vốn đầu tư, khai thác các nguòn vốn trong và ngoài nước, thành lập quỹ đầu tư xây dựng đô thị, ngoài nguồn vốn và ngân sách NN thì chính quyền địa phương xây dựng các chính sách tạo vốn, tạo nguồn thu để  đô thị, đồng thời tạo điều kiện và khuyến khích động viên các thành phần kinh tế cùng tham gia  đô thị (1đ) 5. NN thực hiện QL toàn diện trên mọi lĩnh vực, mọi địa bàn, đối với các thành phần KT-XH, các tổ chức cá nhân ở đô thị phải chấp hành theo đúng pháp luật (0,5đ) 6. NN tiến hành thanh kiểm tra, xử lý các vi phạm về xây dựng và QL đô thị theo đúng quy định of pháp luật, bảo vệ trật tự an toàn đô thị (0,5đ) Câu 17: Phân tích các quan điểm hoàn thiện chế độ công vụ (CĐCV) và các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức (CB,CC) ở Việt Nam hiện nay (5đ) * Quan điểm hoàn thiện CĐCV (2,5đ) - Hoàn thiện CĐCV phải bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất of Đảng về công tác cán bộ. ; - Hoàn thiện CĐCV gắn với đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới hệ thống tổ chức và hoạt động of Bộ máy NN ; Hoàn thiện CĐCV bảo đảm hội nhập kinh tế quốc tế ; - Hoàn thiện CĐCV nhằm xây dựng nền công vụ phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát of nhân dân. ; - Hoàn thiện CĐCV gắn với tăng cường chuyên môn, nâng cao đạo đức công vụ, bảo đảm chế độ thủ trưởng trong các cơ quan công quyền. * Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức (2,5đ) HN lần thứ 5 BCH TW Đảng khóa X đã thông qua Nghị quyết "Về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QL of bộ máy NN". (Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 1/8/2007) Công cuộc đổi mới,  KT-XH và hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra ~ yêu cầu cấp bách về nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC. CB,CC vẫn là khâu quyết định nhất trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật, thực thi công vụ. - Xác định rõ vị trí, cơ cấu và tiêu chuẩn chức danh, công chức trong từng cơ quan of NN để làm căn cứ tuyển dụng và bố trí sử dụng CB,CC..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> - Làm tốt công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch CB,CC; thông qua việc đánh giá, phân loại CB,CC, xác định rõ ~ người đủ và không đủ tiêu chuẩn. Có chính sách thích hợp đối với ~ người k0 đủ tiêu chuẩn phải đưa ra khỏi bộ máy. - Đổi mới chế độ tuyển dụng và QL CB,CC. Tuyển dụng CB,CC phải căn cứ vào nhu cầu, vị trí, cơ cấu và tiêu chuẩn chức danh CB,CC. Thông qua việc thi tuyển, sát hạch, kiểm tra để tuyển dụng CB,CC đủ phẩm chất và năng lực vào làm việc trong bộ máy. Khắc phục tình trạng vào cơ quan rồi mới đưa đi đào tạo và chủ yếu là đào tạo tại chức. - Việc đánh giá, phân loại CB,CC phải căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. - Thực hiện việc thi tuyển đối với một số chức danh lãnh đạo gắn với chuyên môn nghiệp vụ trong bộ máy hành chính NN và các đơn vị sự nghiệp. - Đổi mới công tác QL biên chế. Đối với các cơ quan NN: trên cơ sở xây dựng chức danh, tiêu chuẩn, vị trí việc làm và cơ cấu công chức, từng cơ quan NN rà soát lại đội ngũ công chức, đối chiếu với tiêu chuẩn để bố trí lại cho phù hợp. Tiếp tục thực hiện mạnh chế độ hợp đồng để thực hiện một số loại việc trong cơ quan NN. Đối với các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công: căn cứ vào nhu cầu hoạt động thực tế để xác định số lượng các vị trí việc làm trong từng đơn vị sự nghiệp dịch vụ công. Thực hiện chế độ hợp đồng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công. - Thực hiện cải cách tiền lương và các chế độ, chính sách khác đối với đội ngũ CB,CC. Nghiên cứu để có chính sách, chế độ thích hợp về nhà ở cho CB,CC. NN có chính sách xây dựng và sử dụng nhà công vụ, quy định rõ chế độ, tiêu chuẩn sử dụng nhà công vụ để áp dụng trong cả hệ thống chính trị. Xây dựng chế độ phụ cấp đối với CB,CC hành chính, bao gồm cả CB,CC đảng, đoàn thể trong hệ thống chính trị. - Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC. Đổi mới phương thức và nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng CB,CC sát với thực tế, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực thi công vụ, nhất là kỹ năng hành chính. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng hành chính bảo đảm tính thống nhất trong hoạt động of cơ quan hành chính, nhất là trong giải quyết các yêu cầu of dân, doanh nghiệp. Coi trọng công tác giáo dục đạo đức và phẩm chất chính trị cho đội ngũ CB,CC để nâng cao lòng yêu nước, yêu chế độ, niềm tự hào dân tộc và tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân of đội ngũ CB,CC. - Để khắc phục tình trạng quá nhiều cấp phó trong cơ quan hành chính, trước hết cần tập trung đổi mới phương thức, lề lối làm việc of các cơ quan; giảm hội họp, phân định rõ trách nhiệm of tập thể và người đứng đầu cơ quan. Từ đó, giảm hợp lý cấp phó trong các cơ quan HCNN. Câu 18 : Phân tích chức năng QLNN về kinh tế ? Nhận xét về việc thực hiện các chức năng này of NN ta ? (5đ) (QH: quan hệ)I. Sự cần thiết khách quan of QLNN đối với nền kinh tế: NN phải can thiệp vào nền kinh tế bởi các lý do sau : Một là, do tính giai cấp trong kinh tế và bản chất giai cấp of NN : NN bao giờ cũng đại diện cho lợi ích of giai cấp thống trị, trong đó có lợi ích kinh tế. NN ta là NN of dân, do dân và vì dân. Do mục tiêu  KT-XH đất nước là đem lại lợi ích vật chất và tinh thần cho nhân dân, vì vậy NN ta phải thể hiện bản chất giai cấp để bảo vệ lợi ích of dân tộc và of nhân dân. Hai là, lĩnh vực kinh tế thường chứa đựng nhiều mâu thuẫn và chỉ có NN mới có quyền và khả năng để xử lý 1 cách tối ưu. Trong nền kinh tế thị trường chứa đựng ~ >< cơ bản, đó là ~ >< giữa các doanh nhân với nhau, mâu thuẫn giữa chủ với thợ trong các doanh nghiệp có bóc lột lao động và mâu thuẫn giữa giới SXKD với toàn thể cộng đồng. Ba là, tính khó khăn phức tạp of sự nghiệp kinh tế: Sự can thiệp of NN rất cần thiết trong việc hỗ trợ công dân có ~ điều kiện cần thiết thực hiện sự nghiệ kinh tế (làm cách nào để làm giàu, tri thức, vốn, môi trường KD). Bốn là, trong nền kinh tế có 1 phần là kinh tế NN. NN nào cũng đều sở hữu 1 bộ phận khá lớn các giá trị vật chất trong nền kinh tế (tài nguyên, cơ sở hạ tầng, vốn, ...) NN cần có lực lượng kinh tế riêng, cụ thể là các doanh nghiệp NN để sản xuất và cung ứng ~ hàng hóa, dịch vụ mà khu vực tư nhân không làm được. Hơn nữa NN cần có thực lực kinh tế để thực hiện chính sách XH. II. Chức năng QLNN về kinh tế 1. CN bảo vệ lợi ích giai cấp : Để bảo vệ lợi ích giai cấp trong QLNN về kinh tế, NN trước hết phải thiết lập và bảo vệ chế độ sở hữu về TLSX, chế độ QL tối ưu, xây dựng và bảo vệ chế độ phân phối, hưởng thụ có ưu thế cho giai cấp mà NN là đại biểu..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 2. CN điều chỉnh các hành vi SXKD : Để điều chỉnh các hành vi SXKD, trước hết phải điều chỉnh các QH lao động SX, đồng thời điều chỉnh các hành vi phân chia lợi ích. + Trong XH, thuộc tầm điều chỉnh of NN có rất nhiều QH, đó là QH quốc gia với quốc tế, QH phân công và hợp tác nội bộ nền kinh tế quốc dân, QH phân công hợp tác theo lãnh thổ nội bộ quốc gia. Để điều chỉnh các QH này, NN phải định hướng  chung cho toàn XH thông qua công tác xây dựng đường lối, chiến lược, qui hoạch, kế hoạch  KT-XH, qui định thiết kế chất lượng sản phẩm và dịch vụ, định hướng cụ thể cho các doanh nhân trong việc  sự nghiệp SXKD of họ. Mục tiêu điều chỉnh of NN là hiệu quả tối đa. Trong chức năng này NN xuất phát từ lợi ích of tất cả mọi doanh nhân, of toàn XH. + Điều chỉnh các hành vi phân chia lợi ích : Trong lĩnh vực kinh tế có các QH lợi ích, đó là: QH trao đổi hàng hóa. NN điều chỉnh QH này nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng of các bên tham gia QH; QH phân chia lợi ích trong các công ty; QH tiền công, tiền lương, NN điều chỉnh QH này nhằm giữ cho QH được thực hiện công bằng, văn minh, hợp lý, hợp tình, bảo vệ quyền lợi chính trị of Đảng cầm quyền; QH đối với công quỹ quốc gia. Để thực hiện chức năng điều chỉnh các hành vi phân chia lợi ích, NN cần phải xây dựng thể chế kinh doanh, trao đổi hàng hoá để can thiệp vào các QH trao đổi hàng hoá of doanh nhân, xây dựng chế độ tiền công, tiền lương, bảo hộ lao động, BHXH để can thiệp vào các QH thù lao cho người lao động, xây dựng chế độ đóng góp of công dân vào công quỹ quốc gia như các thể chế về thuế, phí, lệ phí và các loại đóng góp có tính chất nghĩa vụ khác. 3. Hỗ trợ doanh nhân lập thân, lập nghiệp trên lĩnh vực kinh tế: NN là nhân tố không thể thiếu được đối với mọi công dân làm kinh tế, NN thực hiện chức năng này có ý nghĩa lớn cho sự củng cố NN, tạo nên sự tin tưởng và biết ơn NN trong lòng dân. NN có thể hỗ trợ doanh nhân trên các mặt như hỗ trợ công dân ý chí làm giàu; hỗ trợ về tri thức cho công dân lập thân, lập nghiệp về kinh tế; hỗ trợ về phương tiện SXKD và hỗ trợ doanh nhân về môi trường kinh doanh. Để hỗ trợ công dân về ~ mặt trên, NN phải tiến hành các hoạt động QL sau: - Tuyên truyền giới thiệu giúp cho công dân biết được thế nào là cuộc sống giàu có, đầy đủ, sung sướng để từ đó gây dựng và nuôi chí làm giàu trong nhân dân. - Xây dựng và ban hành đường lối chính trị, hệ thống pháp luật có tính khoa học và thực tiễn cao, đủ mức để công dân có cơ sở tin tưởng vào sự ổn định chế độ chính trị, pháp luật, xã hội, ở thái độ trước sau như một of NN và cộng đồng đối với người biết làm giàu. - Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân học tập để có đủ tri thức dựng nghiệp. - Định hướng cho mọi hoạt động of doanh nhân. - Cung cấp cho giới doanh nhân các thông tin kinh tế, KHCN, chính trị, quân sự trong nước và quốc tế có liên quan đến hoạt động SXKD. - Mở ra các trung tâm hội tụ doanh nhân, các địa bàn xúc tác kinh tế. - Đầu tư xây dựng hoặc chủ trì việc xây dựng kết cấu hạ tầng cho kinh tế , xây dựng lực lượng nòng cốt kinh tế. - NN bảo vệ tài sản và tính mạng cho doanh nhân, phòng chống tội phạm hình sự, tiến hành các biện pháp phòng chống thiên tai, hạn chế tối đa các rủi ro, tai họa tự nhiên đối với doanh nhân. 4. Bổ sung cho thị trường ~ hàng hoá, dịch vụ khi cần thiết bằng các phương thức thích hợp. Thực chất of chức năng này nhằm bổ sung cho tính hoàn hảo of kinh tế thị trường. Trong QH hoàn hảo về cung-cầu of kinh tế thị trường mọi nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ of XH đều được khu vực tư nhân đáp ứng, từ đó tạo ra lổ hổng về cung, bức xúc về cầu, làm nảy sinh ra vấn đề bổ sung. Như vậy bổ sung này là dùng 1 lực lượng ngoài hệ thống để tăng cường nội bộ khi nội bộ thiếu sót, chỉ có NN là lực lượng tăng cường hữu hiệu và không thể thay thế. NN xây dựng các doanh nghiệp NN để trực tiếp cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho cộng động bằng phương thức trực tiếp, NN sử dụng phương thức gián tiếp với việc đóng vai trò đại diện tiêu dùng thay mặt toàn XH để mua 1 số hàng hóa và dịch vụ of khu vực tư trong và ngoài nước. Mỗi hình thức đều có ưu, nhược điểm riêng, thích ứng với từng lúc, từng nơi, từng loại hàng hóa, dịch vụ (khi nền kinh tế ở giai đoạn khởi phát, khả năng QL of nền hành chính quốc gia còn hạn chế- hình thức trực tiếp được trọng dụng; khi năng lực kinh tế of khu vực  lên, khả năng QL XH of NN vững vàng hơn - phương thức gián tiếp sẽ chiếm ưu thế)..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> 5. Bảo vệ công sản và khai thác công sản như 1 công cụ QL: Công sản là tài sản công, NN là người QL và sử dụng, tuy nhiên NN không trực tiếp mà giao ủy quyền trực tiếp QL và sử dụng. NN thực hiện chức năng này nhằm bảo vệ công sản đồng thời khai thác nguồn tài sản công. Khi giao quyền về QL trực tiếp và sử dụng chính người được giao quyền này có thể tham ô, lãng phí đồng thời có các nguy cơ tổn thất tự nhiên. Do vậy công sản cần được bảo vệ. Bên cạnh đó, NN phải là người sử dụng công sản với tính chất như là 1 công cụ QL, phải làm cho kinh tế NN thực sự là vũ khí lợi hại of NN trong QLNN về kinh tế nói riêng, QL XH nói chung. * Nhận xét hạn chế trong công tác QL kinh tế of NN Từ khi đổi mới đến nay, với chức năng of mình, NN đã kịp thời ban hành và từng bước đưa vào cuộc sống một hệ thống luật pháp khá đầy đủ theo hướng đổi mới, tạo khuôn khổ pháp lý cơ bản cho nền kinh tế vận hành và  với tốc độ cao trong một thời gian dài. Huy động được nguồn lực tài chính khá lớn để chủ động đầu tư  các lĩnh vực kết cấu hạ tầng cơ bản; chuyển đổi cách thức định hướng, hướng dẫn từ kiểu trực tiếp trước đây sang kiểu gián tiếp: NN chủ yếu QL kinh tế vĩ mô, tăng cường sử dụng các chính sách kinh tế như tài chính, tiền tệ. Thực hiện tốt việc điều tiết, đảm bảo các tiêu chí công bằng xã hội trong điều kiện, trình độ  kinh tế còn thấp. Bước đầu làm quen và từng bước đổi mới phương pháp kiểm tra, kiểm soát phù hợp với điều kiện thị trường. Bên cạnh ~ thành tựu đã đạt được, trong quá trình đổi mới, QLNN về kinh tế còn nhiều mặt hạn chế và yếu kém: Thứ nhất, QLNN chưa ngang tầm với đòi hỏi of thời kỳ mới, chưa phát huy đầy đủ mặt tích cực và hạn chế được tính tự phát, tiêu cực of kinh tế thị trường. Thứ hai, hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách chưa đồng bộ và nhất quán, thực hiện chưa nghiêm. Thứ ba, QL các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, giá cả, kế hoạch hoá, thương mại, phân phối thu nhập, xây dựng cơ bản, đất đai, vốn, tài sản NN chưa tốt và chậm đổi mới. Thứ tư, tổ chức bộ máy NN còn nặng nề, QH phân công và hiệp tác chưa rõ ràng, còn nhiều vướng mắc, tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phân tán cục bộ còn nghiêm trọng; cán bộ và công chức NN còn nhiều hạn chế cả về trình độ, năng lực và phẩm chất, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Thứ năm, CCHC tiến hành chậm, hiệu quả thấp. III. Vai trò of NN ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Hiện nay,  nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một quá trình khách quan, hợp quy luật và là một nội dung cơ bản của công cuộc đổi mới ở nước ta. Đây là một quá trình khó khăn và phức tạp vì phải đổi mới cả cơ cấu kinh tế, cơ chế QL, tổ chức bộ máy QL và con người, đổi mới tư duy, phong cách, và lối sống cũ đã ăn sâu vào từng con người. Do đó, đổi mới thành công hay không lại phụ thuộc vào sự lãnh đạo của Đảng và QL of NN. Như vậy, trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường cũng như khi cơ chế thị trường đã được xây dựng đồng bộ, vai trò QL kinh tế của nhà nước không hề suy giảm mà còn tăng lên. Điều đó, không có nghĩa là nhà nước nắm tất cả, can thiệp vào tất cả mọi hoạt động kinh tế của toàn xã hội, mà trái lại nhà nước chỉ nắm ~ lĩnh vực, ~ khâu then chốt, thực hiện ~ công việc quan trọng nhất mà thị trường và nhân dân không làm được, biết sử dụng cơ chế thị trường một cách khôn khéo để phục vụ cho mục tiêu QL của mình, biết phát huy ~ mặt tích cực của cơ chế thị trường và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế đó, phát huy động lực của sự  kinh tế, xử lý ~ bất trắc và tình huống mới nảy sinh, đảm bảo cho cơ chế thị trường ra đời đồng bộ và vận hành thông suốt, thúc đẩy kinh tế . Như vậy, vai trò của nhà nước trong bước chuyển đổi sang cơ chế thị trường hết sức quan trọng và nặng nề, vừa phải tiến hành đổi mới, cách thức điều hành từ chỗ trước đây vốn quen với cơ chế cũ sang cách thức điều hành, QL theo cơ chế mới, nguyên tắc mới nhằm thiết lập mối quan hệ hợp lý giữa nhà nước - thị trường - doanh nghiệp, vừa phải liên tục hoàn thiện phương pháp, công cụ và kỹ thuật điều hành trong điều kiện vừa chuyển đổi, vừa hội nhập, vừa  theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà nước phải thực hiện vai trò là người đại diện cho nhân dân để QL nền kinh tế vì lợi ích của đất nước và nhân dân nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Câu 19 : Phân tích thực trạng  hệ thống đô thị (ĐT) và thực trạng QL đô thị Việt nam hiện nay ? (5đ) 1. Thực trạng  đô thị VN (3đ) : *Ưu điểm :.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> - Tốc độ  ĐT nước ta khá nhanh cả về số lượng và chất lượng, tạo nên 1 số lượng cơ sở hạ tầng bằng mấy chục năm trước đây, đã đáp ứng được sự  KT-XH of đất nước đồng thời nó trở thành nhân tố quan trọng of quá trình  các ĐT đã đảm nhận được vai trò là trung tâm of ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… - ĐT đã đảm bảo được việc tăng ngân sách NN, đảm bảo vững nền QP-AN. - Phương pháp QLNN về ĐT trong thời gian qua đã đổi mới 1 cách đáng kể thể hiện ở các văn bản pháp luật, QL quy hoạch, đất đai xây dựng ĐT đã được soạn thảo và ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ góp phần tăng cường QL ĐT trên cả lĩnh vực đặc biệt là trong việc đổi mới lập xét duyệt quy hoạch ĐT, tăng nguồn vốn thu tài chính. - ĐT đã được cải tạo từ hình thức manh mún nhỏ lẻ sang xây dựng tập trung theo quy hoạch, dự án. - Việc triển khai cải cách các thủ tục hành chính nhằm nâng cao hiệu lực QLNN về ĐT đã thu được 1 số kết quả đáng quan tâm. * Hạn chế : - Cơ sở kinh tế kỹ thuật of ĐT còn yếu, tăng trưởng kinh tế chưa cân xứng với dân số, gây nên tình trạng thất nghiệp ngày càng cao, số dân cư từ nông thôn di cư ra ĐT nhiều làm tăng tình trạng vô gia cư gây bức xúc lớn. - Tình trạng phân bố dân cư và sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích xây dựng ĐT đang là 1 nguy cơ lớn đối với vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm, hiện nay 70% số dân cư ĐT đang ở các vùng đòng bằng ven biển nơi tập trung chủ yếu quỹ đất nông nghiệp of nước. - Hệ thống các ĐT tại trung tâm vẫn chưa hình thành, đều khắp các vùng, khoảng 50% tập trung tại 2 ĐT lớn là Hà Nội và HCM, các vùng sau, xa, núi hải đảo thiếu ĐT trung tâm, thiếu động lực . - Cơ sở hạ tầng nhìn chung còn yếu kém, không đảm bảo được các điều kiện cho CNH, HĐH đất nước, hạ tầng không đồng bộ, môi trường sống bị ô nhiễm, xuống cấp, mạng lưới giao thông chưa , giao thông công cộng chiếm tỷ lệ thấp dẫn đến tình trạng ách tắc giao thông. - Vấn đề cấp thoát nước rất kém, chỉ có 47% dân cư được dùng nước sạch, còn 45% bị thất thoát, mạng lưới cổng thoát nước, vệ sinh ĐT chưa được giải quyết còn hiện tượng ngập úng, ô nhiễm. - Quá trình ĐT hoá diễn ra nhanh chóng nhưng cũng đặt ra cho chúng ta 1 nhiệm vụ là BVMT vì ở ĐT bị xuống cấp nghiêm trọng, nước, không khí, đất đai bị ô nhiễm nặng nề… 2. Thực trạng QL ĐT : (2đ) - Quản ký ĐT chưa làm chủ được tình hình  ĐT, còn có nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu  of ĐT hiện nay. Cụ thể, tình trạng  ĐT khá lộn xộn, chỉ  ở dọc các trục quốc lộ không theo quy định và pháp luật còn khả phổ biến, mặc dù vậy vấn chưa có biện pháp để ngăn chặn, vai trò of các cấp chính quyền vấn chưa được phát huy đầy đủ trong công việc tổ chức thực hiện pháp luật và các quy hoạch ĐT. - Các quy hoạch ĐT chi tiết: còn thiếu, chưa khả thi hay kém chất lượng, kiến trúc ĐT chưa được định hướng kỹ nhiều di sản kiến trúc văn hoá truyền thống đang bị vi phạm biến dạng 1 cách nghiêm trọng, cần được khôi phục lại. - Hiện nay còn có nhiều cơ quan đơn vị tham gia vào việc QL ĐT, nhưng lại thiếu hẳn cơ quan điều phối chung, nó gây ra nhiều vấn đề chồng chéo, phức tạp và không hợp lý. - Trong công tác QL ĐT, thì thủ tục hành chính trong vấn đề cấp đất, giấy phép xây dựng, thẩm định các dự án đầu tư còn nhiều phiếu hà, vấn đề về thuế, phí còn bất hợp lý chưa phù hợp với thực tiễn nên gây khó khăn cho các nhà đầu tư và nhân dân, dẫn đến tình trạng xây dựng không phép, chuyển nhượng ngầm đất đai,… Nói chung thực trạng QL như hiện nay nói lên rằng ĐT nước ta rất lộn xộn, các trật tự kỷ cương bị vi phạm, môi trường sinh tháí xuống cấp, tệ nạn xã hội gia tăng và khá phức tạp điều đó là tại sự yếu kém trong khâu QL..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Câu 20. Chức năng hành chính Nhà nước là gì? Phân loại chức năng hành chính nhà nước. Chức năng hành chính Nhà nước là những phương diện, hoạt động chủ yếu của hành chính được hình thành thông qua quá trình phân công lao động trong các cơ quan Nhà nước. Chức năng hành chính phản ảnh vai trò của hành chính trong hoạt động quản lý Nhà nước. Chức năng hành chính nhà nước là loại hoạt động hành chính Nhà nước được tách ra trong quá trình phân công lao động. Quyền lực Nhà nước về chuyên môn hóa lao động của các cơ quan hành chính nhà nước được thực thi từng thời kỳ nhất định. Thông qua các chức năng hành chính phản ánh vai trò hoạt động của các cơ quan thực thi quyền hành pháp đối với đời sống xã hội. Chức năng hành chính nhà nước có thể phân loại dựa trên các tiêu chí khác nhau; 1.căn cứ vào phạm vi thực hiện chức năng chia ra chức năng đối nội và đối ngoại. 2.Phân loại theo chức năng hành chính cơ bản nhất chia ra chức năng chính trị, chức năng kinh tế, chức năng văn hoá và chức năng hành chính nhà nước. 3.Phân loại theo đối tượng tác động hành chính nhà nước:- Chức năng đối với dân; - Chức năng đối với nền kinh tế thị trường; - Chức năng đối với xã hội;- Chức năng đối với bên ngoài. 4.phân loại theo trình tự vận hành xã hội và nội dung của quá trình thực hiện chức năng:- Chức năng kế hoạch hoá ;- Chức năng tổ chức;- Chức năng lãnh đạo;- Chức năng báo cáo;- Chức năng dự toán ngân sách;- Chức năng kiểm tra, đánh giá 5.Phân loại Chức năng theo lĩnh vực và các mặt hoạt động chí ra Chức năng hành chính nhà nước về tài chính, ngân sách nhà nước, kế toán kiểm toán thống kê, hội đồng chứng khoán, ngân hàng tín dụng, bảo hiểm, tài sản công, Chức năng quản lý hành chính nhà nước về khoa học, công nghệ, môi trường tài nguyên thiên nhiên nhiên, Chức năng quản lý và phát triển nguồn nhân lực, xây dựng chế độ công vụ, quy chế công chức và Chức năng quản lý hành chính nhà nước về tổ chức bộ máy và nhân sự. 6.Phân loại theo chức năng của các ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ chia ra công nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, nông thôn, thương mại, dịch vụ du lịch, các công trình đô thị phục vụ dân cư. 7.Phân loại theo tính chất hoạt động:- Chức năng lập quy ;- Chức năng hành chính. Câu 21. Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ X của ĐCS Việt Nam có nêu: Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức hoạt động của chính phủ theo hướng xây dựng cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại… phân cấp mạnh, giao quyền chủ động hơn nữa cho chính quyền đại phương…” ĐCSVN văn kiện ĐH X tr 126 – 127. Bằng kiến thức KHHC đồng chí phân tích làm sáng tỏ quan điểm trên. Bài làm: Thực hiện đường lối đổi mới đảng ta có nhiều chủ trương về cải cách hành chính và xác định cải cách hành chính là một khâu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. các cơ quan nhà nước, trong đó chính phủ đã ban hành và tổ hức thực hiện nhiều chương trình , kế hoạch đã triển khai cải cách hành chính theo chủ trương NQ của Đảng, nhất là chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010. Mục tiêu, quan điểm, yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính. Mục tiêu: Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch vững mạnh, từng bước hiện đại; đội ngũ cán bộ công chức có đủ phẩm chất và năng lực; hệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu , hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước Quan điểm cải cách hành chính được tiến hành trên cơ sở các nguyên tắc và nghị quyết của Đảng và xây dựng hệ thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tiếp tục hoàn thiện chức năng nhiệm vụ và quy chế phối hợp cả bộ máy nhà nước. Thực hiện phân công phân cấp rõ ràng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính phục vụ tốt nhất cho nhân dân và chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân. Các chủ trương, giải pháp cải cách hành chính phải đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc VN XHCN, đẩy mạnh CNH – HĐH. cải cách hành chính phải được tiến hành đồng bộ vững chắc, có trọng tâm trọng điểm, phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể và đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Yêu cầu: cải cách hành chính phải đáp ứng yêu cầu hoàn thiện nhanh và đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, nâng cao hiệu quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; phát huy dân chủ trong đời sống XH; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và tham gia của mọi người dân vào tiến trình phát triển của đất nước. cải cách hành chính nói chung đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính phải bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân, doanh nghiệp và góp phần tích cực chống quan liêu, phòng và chống và chống tham nhũng lãng phí. Xây dựng tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tin gọn, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân định rõ trách nhiệm giửa các cơ quan, giữa các cấp chính quyền, giữa chính quyền đô thị với chính quyền nông thôn, giữa tập thể và người đứng đầu cơ quan hành chính, hoạt động có kỷ luật, kỷ cương và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. cải cách hành chính phải đáp ứngyêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất chính trị trình độ chuyên môn nghiệp vụ , tinh thần trách nhiệm và tận tuỵ trong phục vụ nhân dân. cải cách hành chính phải hướng tới xây dựng một nền hành chính hiện đại, ứng dụng có hiệu quả thành tựu phát triển của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin. Thành tựu: cải cách hành chính đã đạt được kết quả bước đầu quan trọng, góp phần vào thành tựu chung của đất nước. Hệ thống thể chế, luật pháp tiếp tục được đổi mới và hoàn thiện, hình thành dần cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền dân chủ của nhân dân. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước được điều chỉnh xắp xếp phù hợp hơn, quản lý nhà nước ngày càng tốt hơn trong điều kiện mới. Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy HCNN có bước được nâng lên, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ. Thể chế, pháp luật về quản lý tài chính công được được tích cực xây dựng và từng bước hoàn thiện thủ tục hành chính và hoạt động của các cơ quan HCNN có bước đổi mới, hiệu lực hiệu quả, kỷ luật kỷ cương được tăng cường hơn. Tuy nhiên, nền hành chính nhà nước còn nhiều hạn chế yếu kém. Hệ thống thể chế, pháp luật nhất là thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN vẫn còn nhiều bất cập, vướn mắc, chức năng nhiệm vụ của một số cơ quan trong hệ thống HCNN chưa đủ rõ, còn trùng lập và chưa bao quát hết các lĩnh vực quản lý nhà nước, cơ cấu bộ máy tổ chức còn cồng kềnh ,chưa phù hợp. chất lượng đội ngũ cán bộ, chưa đáp ứng kịp yêu cầu, tình trạng quan liêu, lãng phí còn nghiêm trọng thể chế, luật pháp về quản lý tài chính công còn bất cập thủ tục hành chính còn nhiều vướn mắc, gây phiền hà cho tổ chức và công dân; kỷ luật kỷ cương cán bộ, công chức chưa nghiêm, hiệu lực hiệu quả của quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém. Trong thời gian tới cải cách hành chính phải được tiếp tục thực hiện hoàn thiện trên tất cả các lĩnh vực đảm bảo tuân thủ các mục tiêu, quan điểm yêu cầu chủ trương và giải pháp của đảng đã đặt ra. Về đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ theo hướng xây dựng cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt hiện đại – phân cấp mạnh, giao quyền chủ động hơn nữa cho chính quyền địa phương. - Chức năng, nhiệm vụ của chính phủ: tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của chính phủ theo hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại và đúng với vai trò là cơ quan HCNN cao nhất, tập trung xây dựng các quy định hướng dẫn thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính phủ đầy đủ và cụ thể thực hiện nhất quán nguyên tắc: một việc chỉ giao cho một cơ quan, một người chịu trách nhiệm chính. Chính phủ tập trung thực hiện tốt hơn nữa chức năng quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực mà pháp luật đã quy định, xác định rõ phạm vị và nội dung quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội cho phù hợp với yêu cầu phát triển. Tập trung làm tốt hơn việc hoach định thể chế, cơ chế chính sách, xây dựng giải pháp, bảo đảm các cân đối lớn và ổn định kinh tế vĩ mô. Cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, xã hội. xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và nâng cao nâng lực chỉ đạo tổ chức thực hiện, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra. - Xây dựng quy chế làm việc của chính phủ chặt chẽ và thiết thực và thiết thực, xác định cụ thể nhiệm vụ của chính phủ, thủ tướng chính phủ, các phó thủ tướng và từng thành viên của chính phủ , bảo đảm bao quát hết các chức năng, nhiệm vụ của chính phủ xác định rõ phạm vi và nội dung quản lý nhà nước của CQ HCNN các cấp - Về cơ cấu tổ chức của Chính phủ: tiếp tục bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; giảm phù hợp số đầu mối các bộ, cơ quan ngang bộ; khắc phục tình trạng bỏ bỏ trống hoặc trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ, ngành không giử các cơ quan thuộc chính phủ có chức năng quản lý nhà nước; chỉ duy trì một số cơ quan cần thiết thuộc chính phủ và đơn vị sự nghiệp..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Tập trung xây dựng các bộ để làm tốt chức năng chủ yếu và xây dựng thể chế luật pháp, cơ chế chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đối với các lĩnh vực được phân công, tổ chức chỉ đạo thực hiện và đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành. Thực hiện phân công, phân cấp mạnh và phù hợp hơn nhiệm vụ từ chính phủ và các bộ cho chính quyền địa phương, phát huy tinh thần trách nhiệm, tính năng động sáng tạo của chính quyền địa phương trên cơ sở phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp trong bộ máy chính quyền, đồng thời xây dựng hành lang pháp lý bảo đảm sự thống nhất quản lý của nhà nước trung ương. Cơ cấu bên trong của các bộ phải được sắp xếp hợp lý, bỏ cấp trung gian, giảm tầng nấc, thủ tục, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, tránh chồng chéo, nâng cao trách nhiệm của từng bộ phận và đề cao trách nhiệm cá nhân trong thực hiện công việc. Đối với nhiệm vụ của Bộ công an, bộ QP có đủ điều kiện dân sự hoá thì chuyển cho các bộ không thuộc lĩnh vực an ninh QP quản lý nhằm tập trung hơn nhiệm vụ xzây dựng quân đội, công an cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Việc thực hiện chủ trương này phải đảm bảo thận trọng chặt chẽ và hiệu quả. - Về chính quyền địa phương: khẩn trương xây dựng và thực hiện quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các cấp, trên cơ sở đó ổn định cơ bản các đơn vị hành chính ở cả 3 cấp: tỉnh, huyện, xã kiện toàn thống nhất hệ thống cơ quan chuyên môn của các cấp chính quyền. Tính thống nhất và thông suốt của hệ thống hành chính nhà nước được đảm bảo trên cơ sở xác định rõ vị trí, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong hệ thống cơ quan nhà nước chính quyền địa phương được xây dựng, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nhà nước đơn nhất, quyền lực nhà nước là thống nhất. theo đó cần điều chỉnh, bổ sung các quy định để thực hiện nhất quán chủ trương này, đồng thời có cơ chế bảo đảm nguyên tắc xây dựng chính quyền của dân, do dân và vì dân, tăng cường công tác giám sát của cấp ủy mặt trận tổ quốc và các đoàn thể đối với hoạt động của chính quyền địa phương. Đối với chính quyền nông thôn: không tổ chức HĐND cấp huyện; ở huyện chỉ có uỷ ban nhân dân với tính chất là đại diện cơ quan của chính quyền cấp tỉnh để giải quyết các nhiệm vụ hành chính và công việc liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo quy định của pháp luật. Chính quyền xã có HĐND và UBND chịu trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển KT – XH, quản lý ngân sách xã , quản lý nhà nước về các lĩnh vực GD – YT, đất đai, xây dựng, hộ tịch… trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ của chính quyền cấp xã, xác định cụ thể các chức danh công chức xã theo hướng ổn định và chuyên sâu về nghiệp vụ Đối với chính quyền đô thị: xác định cấp dân cư đô thị có HĐND là HĐND thành phố trực thuộc TW, HĐND thành phố trực thuộc tỉnh, HĐND thị xã; không tổ chức HĐND ở quận và phường. Tại quận và phường có UBND là đại đại diện cơ quan hành chính cấp trên tại địa bàn để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của chính quyền cấp trên. Ở huyện, quận, phường không tổ chức HĐND nhưng có cơ quan hành chính là UBND để quản lý và thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp của chính quyền cấp trên. UBND huyện, quận, phường bao gồm chủ tịch, các phó chủ tịch và các ủy viên do uỷ ban nhân dân cầp trên bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở xem xét nhân sự do cấp uỷ quận, huyện, phường giới thiệu và được cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ đồng ý. Khi thực hiện không có tổ chức HĐND cấp quận, huyện, phường, cần tăng cường HĐND tỉnh, Thành phố trực thuộc TW về số lượng, chất lượng đại biểu, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc. Qua thí điểm sẽ tổng kết, đánh giá và xem xét để có chủ trương sửa đổi, bổ sung hiến pháp về tổ chức chính quyền địa phương cho phù hợp.Thí điểm việc nhân dân bầu trực tiếp chủ tịch UBND xã, chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp quyết định phê chuẩn; trên cơ sở tổng kết thí điểm xem xét thực hiện chính sách chủ trương này cùng với việc xem xét sửa đổi, bổ sung hiến pháp về việc nhân dân trực tiếp bầu chủ tịch UBND cấp xã. Bản thân công tác ở ngành Toà án thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TƯ (ngày 2-6-2005) của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp (CCTP) đến năm 2020.là tổ chức hệ thống toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính gồm: toà án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở 1 hoặc 1 số đơn vị hành chính cấp huyện; tòa phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; toà thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm việc thành lập yòa án chuyên trách phải.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> căn cứ vào thực tế xét xử của từng cấp toà án, từng khu vực. Đổi mới tổ chức của toà án nhân dân tối cao theo hướng tinh gọn đội ngũ, thẩm phán là chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm trong ngành. Đổi mới việc tổ chức phiên toà xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm, của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ nghiêm minh nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử coi đây là đột phá của hoạt động tư pháp. Mở rộng thẩm quyền xét xử của toà án đối với các khiếu kiện hành chính. Đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại toà án, tạo điều kiện thuận lợi cho ngừoi dân tham gia tố tụng đảm bảo sự bình đẳng giửa công dân và cơ quan công quyền trước toà án. Khi xét xử phải độc lập và tuân theo pháp luật. Từng bước thực hiện việc công khai hoá các bản án, trừ những bản án hình sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc liên quan đến thuần phong mỹ tục. Xây dựng cơ chế đảm bảo mọi bản án của toà án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành các cơ quan hành chính vi phạm bị xử lý theo phán quyết của toà án phải nghiêm chỉnh chấp hành.. Câu 22: a)- phân biệt cán bộ, công chức, viên chức. b)- Phân biệt cán bộ, công chức với người lao động khác c) So sánh hoạt động công vụ với hoạt động khác không mang tính công vụ d) Phân biệt hành chính công và Hành chính tư đ) Phân biệt quản lý - quản lý nhà nước a) Giống nhau: điều là công dân VN, có địa chỉ thường trú tại VN, trung thành với chế độ, hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác do nhà nước qui định. * Khác nhau: - Cán bộ: được phê chuẩn, bầu cử, bổ nhiệm theo nhiệm kỳ trong các cơ quan đảng, nhà nước và tổ chức chính trị - XH - Công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Công chức g ắn với công vụ, gắn với cơ quan nhà nước. - Viên chức: được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức danh, được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và được bồ trí đảm nhiệm các nhiệm vụ ở các đơn vị sự nghiệp của đảng, nhà nước, và các đoàn thể. Viên chức gắn với nhiệm vụ được giao trong đơn vị sự nghiệp. b)- Phân biệt cán bộ, công chức với người lao động khác:.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> * Giống nhau: điều tạo ra của cải vật chất, tinh thần phục vụ đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội; đều là hoạt động có mục đích. * khác nhau: Dựa vào hình thức lao động: +CB,CC : gián tiếp + Người lao động khác: trực tiếp -Dựa vào kết quả lao động: + CB,CC: bao giờ cũng phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật mới. + Người lao động khác: các sản phẩm từ lao động vật chất. -Dựa vào chủ thể tuyển dụng và hình thức tuyển dụng: + CB, CC: là NN, thi tuyển + Người lao động khác: là người sử dụng lao động, thiết lập các hợp đồng lao động -Dựa vào hình thức kỷ luật, trách nhiệm pháp lý và thẩm quyền xử lý: + CB, CC Luật cán bộ, cc… do nhà nước xử lý + Người lao động khác: dựa vào điều 77 luật LĐ xử lý c)- So sánh hoạt động công vụ với hoạt động khác không mang tính công vụ: * giống nhau: đều là hoạt động có mục đích nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người và xã hội. *Khác nhau: Hoạt động công vụ: - Mục đích: của Hoạt động công vụ là phục vụ nhân dân và XH - Thường là hoạt động nhân danh quyền lực NN, được nhà nước ủy quyền, mang tính quyền lực nhà nước. - chủ thể thực thi là công chức nhà nước (được uỷ quyền) - phục vụ các nhu cầu của công dân, không mang mục đích lợi nhuận - Hoạt động công vụ sử dụng công cụ là hệ thống pháp luật. * Hoạt động khác: - Mục đích của Hoạt động khác phục vụ cho cá nhân hoặc cho một nhóm người - Lao động nhân danh cá nhân, một nhóm người; không mang tính quyền lực nhà nước. - Chủ thể thực thi là mọi công dân - Hoạt động có mang tính chất lợi nhuận - Hoạt động khác sử dụng quy chế, điều lệ d) Phân biệt hành chính công và Hành chính tư: Dựa vào chủ thể quản lý: +HCC: nhà nước và cán bộ + HCT: hoạt động theo điều lệ hoặc là ý chí do 1 người đứng đầu - Dựa vào mục đích: + HCC: là vì lợi ích chung để bảo đảm ổn định XH. + HCT: phục vụ cho 1 cá nhân, một lĩnh vực, một nhóm người nào đó -Dựa vào phạm vi điều chỉnh: + HCC: toàn bộ lãnh thổ hoặc một khu vực + HCT: hẹp hơn nhiều, bộ phận lĩnh vực nào đó -Dựa vào sử dụng công vụ: +HCC: công cụ là hệ thống pháp luật + HCT: các quy chế điều lệ riêng biệt -Dựa vào tính chất quyền lực: + HCC: bao giờ cũng dựa vào quyền lực nhà nước và bắt buộc + HCT: không mang quyền lực nhà nước nhưng bắt buộc. đ) Phân biệt quản lý - quản lý nhà nước * giống nhau: đều là hoạt động điều hành, điều khiển, quản lý hoạt động của con người, là hoạt động có mục đích, mục tiêu đã được xác định trước. * khác nhau: - Quản lý: phạm vị quản lý điều hành hẹp, một bộ phận, một lĩnh vực nào đó. Chủ thể quản lý đa dạng, bằng ý chí của một cá nhân, người đứng đầu, quản lý dùng công cụ là quy chế, điều lệ, điều chỉnh các quan hệ, quản lý bằng phương thức giáo dục, vận động là chính, không mang quyền lực, quản lý phục vụ 1 lợi ích, 1 cá nhân, 1 tổ chức nào đó..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> -Quản lý NN: phạm vi quản lý điều hành rộng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực KT – VH – XH. Chủ thể quản lý là nhà nước, cán bộ được nhà nước uỷ quyền, quản lý dùng công cụ là hệ thống pháp luật, quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người, có bắt buột, có cưỡng chế, quản lý nhằm phục vụ lợi ích chung của XH. - QLNN về đô thị và nông thôn: cũng là dạng quản lý nhà nước có những nét giống và khác nhau so với quản lý và quản lý nhà nước nhưng nét khác nhau cơ bản là quản lý mang tính đặc thù, phạm vi quản lý phải phù hợp theo đặc điểm của địa bàn đô thị và nông thôn Câu 23. Đồng chí hãy trình bày đường lối, chủ trương của Đảng về cải cách hành chính trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam?(5 điểm) Đáp án: CCHC là công việc mới mẻ, diển ra trong điều kiện thiếu kiến thức và kinh nghiệm qlý hc trong thời kỳ đổi mới, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Vì vậy, việc hình thành qniệm, qđiểm, ntắc chỉ đạo, ctrương, gpháp thực hiện công cuộc CCHC trong mổi gđoạn là cả qtrình tìm tòi sáng tạo không ngừng từ ĐH VI đến nay. *Đại hội VI và các Nghị quyết trong nhiệm kỳ Đại hội VI. Xđịnh đúng ngnhân của tình hình khủng hoảng KTXH, ĐH chỉ rỏ nguyên nhân của mọi ngnhân là ctác tchức và đề ra chủ trương thực hiện một cuộc cải cách lớn về tchức bmáy các cquan nhà nước, sắp xếp lại tchức bmáy theo hướng gọn nhẹ bớt đầu mối. *Đại hội VII và các Nghị quyết trong nhiệm kỳ Đại hội VII. Tiếp tục CCBMNN và đề ra nhvụ sửa đổi HP, cải tiến tchức và hđộng QH, sửa đổi CCTC, pthức hđộng của CP, cquyền đphương CLỉnh và Clược ptriển KTXH đến 2000: NN phải có đủ qlực, đủ khả năng định ra luật pháp và tchức qlý mọi mặt đsống XH bắng pl. Sửa đổi hthống tchức NN, CCBMHC, kiện toàn các cquan hpháp,tpháp, thực hiện có hiệu quả chức năng qlnn Hp 1992 ra đời thay thế HP 1980 thể hiện sự nhận thức đđủ hơn về phân công phối hợp giửa 3 quyền lpháp, hpháp, tpháp trong tổng thể qlực thống nhất của NN HNTW8(1-95) đánh dấu bước ptriển mới về xdưng nền HCNN. CCmột bước nền HCNN được xđịnh là trong tâm của việc tiếp tục xdưng và hthiện NN, với mục tiêu xdựng nến Hc trong sạch có đủ năng lựcqlý có hiệu quả công việc NN. Lần đầu tiên ndung chủ yếu của CCHC được trình bày một cách có hthống đó là CC thể chế của nề hchính, chấn chỉnh tchức bmáy và xdưng đội ngủ cán bộ công chưc. Mở ra gđoạn mới gđoạn chuyển biến thật sự trong CCHC ở nước ta, có ý nghĩa qtrong thúc đẩy tiến trình CCHC trong 20 năm đmới *Đại hội VIII và các Nghị quyết trong nhiệm kỳ Đại hội VIII. Nhấn mạnh việc tiến hành CCHC thực hiện đồng bộ, dựa trên cơ sở pluật, coi đó là gpháp cơ bản để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu để ptriển KTXH đến năm 2000. Nội dung CC tập trung: - Xdựng hthống pluật phù hợp cơ chế mới - Cải tiến qtrình xdựng ban hành vbqppl; đẩy mạnh CCTTHC; sắp xếp bộ máy HC, hợp nhất các cquan qlý chuyên ngành KT, xdựng Bộ qlý đa ngành, lĩnh vực - Phân định rỏ thquyền của từng cấp qlý HC - Phân cấp qlý giữa CP và chquyền cấp tỉnh, thành phố - Dổi mới chđộ công chức, công vụ; - Thlập TA hành chính HNTW 3 (6-1997) ra NQ về phát huy quyền làm chủ của dân, tiếp tục xdựng nhà nước XHCH; từ đó CP ban hành các qchế thực hiện dân chủ cơ sở. Trong xdựng chlược cán bộ NQ nhấn mạnh và xem đây là ytố qđịnh chất lương bmáy NN. Cán bộ phải có pchất và năng lực, được đtạo, bố trí theo nhu cầu, lợi ích của đnước. NQTW6 (lần 2)thể hiện qtâm chính trị rất lớn về CCHC, đặt CCHC trog tổng thể đmới HTCT; CCHC đthời đmới tchức, cơ chế hđộng của các cquan lpháp, hpáhp, tpháp. Từ nthức đó NQTW7: tiến hành sắp xếp tchức bmáy đảng, NN và các tchức trong HTCT gắn CCHC theo hướng tin gọn, hđộng có hlực, hquả; thực hiện CC tiền lương *Đại hội IX và các Nghị quyết trong nhiệm kỳ Đại hội IX. Bên cạnh kđịnh mtiêu xdựng nền HC dchủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước HĐH đã đưa ra nhiều chtrương, gpháp có ý nghĩa:.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> - Đ chỉnh chnăng và cải tiến pthức hđộng của CP; ngtắc Bộ qlý đa ngành, lĩnh vực - Pcông, pcấp qlý rỏ ràng; tách cquan HC với tchức sự nghiệp, dvụ công - tiếp tục CC DNNN, tách chnăng qlý NN với SXKD của DN - Tiếp tục CCTTHC; xdưng đngủ cbộ công chức trong sạch, mạnh, có năng lực; thiết lật kỷ cương, chống qliêu tnhũng. *Đại hội X đã đề ra chủ trương tiếp tục xdựng và hthiện NN pháp quyền XHCN, trong đó nhấn mạnh việc CCHC, đổi mới tchức và hđộng của BMNN: - Hoàn thiện hthống pluật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong vbpl. - Tiếp tục đmới tchức và hđộng của QH; đmới qtrình ban hành luật, giảm mạnh việc ban hành pháp lệnh. - đẩy mạnh việc CCHC, đổi mới tchức và hđộng của CP theo hướng xdưng cquan hpháp thống nhất, thông suốt, hiện đại; tchức bộ qlý đa ngành; phân cấp mạnh cho địa phương. - Xdựng hthống cquan tư pháp trong sạch, mạnh, dchủ, nghiêm minh, bvệ công lý, quyền con người. - năng cao chất lượng hđộng của HĐND,UBND - cơ cấu lại đngũ cán bộ và đtạo bdưỡng theo ycầu nâng cao chất lượng cả về năng lực, phẩm chất đđức HNTW 5 kX: Phương hướng mục tiêu: - Đẩy mạnh CCHC nhằm tiếp tục xdưng NN pháp quyền XHCN - Xây dựng nền HC dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại - Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có đủ phẩm chất, năng lực - Xây dựng hthống các cquan NN hđộng có hquả, hlực, phù hợp thể chế KTTT định hướng * Đại hội XI: Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; giảm mạnh và bãi bỏ các loại thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân. Nâng cao năng lực, chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách. Đẩy mạnh xã hội hoá các loại dịch vụ công phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Câu 24. Đồng chí hãy phân tích các quan điểm hoàn thi ện ch ế độ công v ụ và các gi ải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ở Việt Nam hiện nay? (5 điểm) Đáp án: Quan điểm 1. phải bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng về công tác cán bộ Phải dựa trên cơ sở quan điểm, đường lối chính trị, chủ trương, chính sách của Đảng về công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Kịp thời thể chế hóa quan điểm của Đảng về công tác cán bộ thành pháp luật điều chỉnh quan hệ công vụ, công chức. Xây dựng đội ngũ công chức ngày càng chính quy, hiện đại, có phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức trong công vụ. Tôn trọng sự kiểm tra, hướng dẫn, lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ và tôn trọng sự giới thiệu của các cơ quan, tổ chức đảng trong lựa chọn, đề bạt cán bộ. Xây dựng đạo đức công vụ theo những tiêu chí đạo đức cách mạng. 2 - gắn với đổi mới hệ thống chính trị: Bên cạnh việc đổi mới hệ thống chính trị nói chung, việc hoàn thiện chế độ công vụ gắn với đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, và phải gắn với đổi mới cơ cấu tổ chức bên trong của từng cơ quan nhà nước, tới phân công chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận cơ quan nhà nước. Chính vì vậy, khi hoàn thiện chế độ công vụ cần phải chú ý tới việc định rõ chức trách của từng chức vụ quản lý, từng vị trí, chức danh công chức. 3 - bảo đảm hội nhập kinh tế quốc tế: việc hoàn thiện chế độ công vụ cần hướng tới việc đáp ứng các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn cao ngang tầm với khu vực và quốc tế, có khả năng đáp ứng linh hoạt yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. 4 - nhằm xây dựng nền công vụ phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân Xuất phát từ bản chất Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, chế độ công vụ nước ta là chế độ công vụ phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Điều này đòi hỏi việc hoàn thiện chế độ công vụ phải đặc biệt quan tâm đến các quy tắc, quy định trách nhiệm, bổn phận công vụ của cán bộ, công chức, viên chức nói chung, công chức trong bộ máy nhà nước nói riêng. Phải thiết lập cơ chế để mọi hoạt động công vụ của cán bộ, công chức đều chịu sự giám sát của nhân dân,.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> 5 - gắn với tăng cường chuyên môn, nâng cao đạo đức công vụ, bảo đảm chế độ thủ trưởng trong các cơ quan công quyền Hồng và chuyên là hai phẩm chất hàng đầu của cán bộ, công chức, và trở thành thuộc tính của công chức thời kỳ xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội công dân. Sự tập trung, thống nhất quyền lực là một nguyên tắc, thuộc tính của quản lý hành chính nhà nước, nếu không sẽ không bảo đảm được sự thống nhất trong điều hành, chỉ huy hoạt động công vụ. Chính điều đó đòi hỏi phải phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của tập thể và cá nhân người đứng đầu cơ quan. Trong điều hành công vụ, đòi hỏi phải đề cao vai trò của người đứng đầu cơ quan, đồng thời cần phải xác định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước và người đứng đầu các bộ phận trong cơ quan đó. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức 1 - Đổi mới quy trình, chế độ tuyển dụng công chức theo hướng tổ chức thi tuyển chung công chức ở các ngạch cho các cơ quan nhà nước ở trung ương, địa phương; không nên giao cho từng cơ quan nhà nước tự tuyển công chức như hiện nay 2 - Thi nâng ngạch công chức trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh là động lực thúc đẩy tính tích cực, sự phấn đấu của công chức, nhằm nâng cao năng lực của công chức, khắc phục được tình trạng trì trệ "sống lâu lên lão làng". Kể cả đối với các chức vụ quản lý, lãnh đạo Tiến hành trả lương công chức theo chức vụ chuyên môn (ngạch, bậc chuyên môn) và chức vụ quản lý, người không giữ chức vụ quản lý thì chuyển hưởng lương theo chức vụ chuyên môn. Trân trọng tính chuyên nghiệp, chuyên môn sâu của công chức. 3 - Đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, đổi mới chương trình, nội dung đào tạo; Để nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức, ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức hành chính, cần chú trọng đào tạo về kỹ năng hành chính. Thường xuyên thi sát hạch công chức để đánh giá năng lực công chức Hoàn thiện chế độ công vụ ở nước ta hiện nay là yêu cầu cần thiết khách quan, là nhiệm vụ vừa mang tính cấp thiết vừa mang tính lâu dài, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hoàn thiện chế độ công vụ nhằm khắc phục những hạn chế, nhược điểm của chế độ công vụ ở nước ta hiện nay, đặc biệt là yếu tố thể chế của nền công vụ, đồng thời đáp ứng xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng chuyển từ nền hành chính điều hành sang nền hành chính phục vụ các khách hàng của nền hành chính: cá nhân, cơ quan, tổ chức. Đại hội XI: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới Rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy chế quản lý cán bộ, công chức; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cán bộ, công chức; tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân. Tổng kết việc thực hiện “nhất thể hoá” một số chức vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước để có chủ trương phù hợp. Thực hiện bầu cử, bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo theo hướng cấp trưởng giới thiệu cấp phó để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Câu 25. Đồng chí hãy phân tích chức năng của quản lý nhà nước về kinh tế? Nhận xét việc thực hiện các chức năng này của nhà nước ta? (5 điểm) Đáp án: * Chức năng - Bảo vệ lợi ích giai cấp: là thiết lập, bvệ chế độ sở hữu về TLSX; chế độ pphối, hưởng thụ tối ưu cho gcấp mà NN là đbiểu - Điều chỉnh các hành vi sản xuất kinh doanh, trước hết: Đchỉnh qhệ lđộng SX: qgia với qtế; pcông, hợp tác trong nội bộ nền KT; Đ chỉnh các hành vi phân chia lợi ích: qhệ trao đổi hành hoá, phân chia lợi tức, tiền lương; giữ cho xh công bằng, bình đẳng, văn minh - Quan hệ đối với công quỹ quốc gia để bảo đảm cho các doanh nhân có nghĩa vụ đóng góp công quỹ..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> - Hỗ trợ doanh nhân lập thân, lập nghiệp trên lĩnh vực kinh tế: Chức năng này được hiểu như là sự giúp đỡ của nhà nước đối với doanh nhân cụ thể . - Hỗ trợ công dân ý chí làm giàu: thông qua chế độ kinh tế ổn định, pháp luật khả thi, nghiêm minh - Hỗ trợ về tri thức: như tri thức sản xuất, quản lý kinh doanh, thông tin thời sự mọi mặt - Hỗ trợ về phương tiện sản xuất và kinh doanh như vốn, kết cấu hạ tầng kinh tế, và những phương tiện kỹ thuật đặc biệt. - Hỗ trợ doanh nhân về môi trường kinh doanh cần có như: tuyên truyền giới thiệu, giúp cho môi trường kinh tế cụ thể, môi trường an ninh, chật tự, an toàn xã hội . - Bổ sung thị trường những hàng hoá và dịch vụ khi cần thiết bằng phg thức thích hợp. - Bảo vệ công sản và khai thác công sản như 1 phương thức quản lý. Bảo vệ trước sự lãng phí, tham ô, khai thác nó để phát triển kinh tế . * Liên hệ thực tiễn Việt Nam ( Ưu: NN đã thực hiện tốt các chức năngcủa mình; thiết lập được chế độ sở hữu đa dạng, phgthức qlý, chế độ pphối hợp lý. Giữ vững ổn định ctrị, tạo mtrường lành mạnh cho hđộng sxkd; thu hút sự đóng góp của dân Hạn: Bảo vệ công sản và khai thác công sản còn bất cập, lảng phí, hiệu quả thấp… Việc đchỉnh cơ chế chính sách, hđộng hổ trợ còn chậm Câu 26. Đồng chí hãy phân tích thực trạng phát tri ển h ệ th ống đô th ị và th ực tr ạng qu ản lý đô thị Việt Nam hiện nay? 1. Thực trạng phát triển đô thị Việt Nam: *Về ưu điểm: - Tốc độ phát triển đô thị nước ta khá nhanh cả về số lượng và chất lượng, tạo nên 1 số lượng cơ sở hạ tầng bằng mấy chục năm trước đây, đã đáp ứng được sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trở thành nhân tố quan trọng của quá trình phát triển các đô thị đã đảm nhận được vai trò là trung tâm của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… - Đô thị đã đảm bảo được việc tăng ngân sách Nhà nước, đảm bảo vững nên quốc phòng an ninh. - Phương pháp quản lý Nhà nước về đô thị trong thời gian qua đã đổi mới 1 cách đáng kể thể hiện ở các văn bản pháp luật, quản lý quy hoạch, đất đai xây dựng đô thị đã được soạn thảo và ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ góp phần tăng cường quản lý đô thị trên cả lĩnh vực đặc biệt là trong việc đổi mới lập xét duyệt quy hoạch đô thị, tăng nguồn vốn thu tài chính. - Đô thị đã được cải tạo từ hình thức manh mún nhỏ lẻ sang xây dựng tập trung theo quy hoạch, dự án. - Việc triển khai cải cách các thủ tục hành chính nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về đô thị đã thu được 1 số kết quả đáng quan tâm. * Nhược điểm : - Cơ sở kinh tế kỹ thuật của đô thị còn yếu, tăng trưởng kinh tế chưa cân xứng với dân số,gây nên tình trạng thất nghiệp ngày càng cao, số dân cư từ nông thôn di cư ra đô thị nhiều làm tăng tình trạng vô giá cư gây bức xúc lớn. - Tình trạng phân bố dân cư và sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích xây dựng đô thị đang là 1 nguy cơ lớn đối với vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm, hiện nay 70% số dân cư đô thị đang ở các vùng đòng bằng ven biển nơi tập trung chủ yếu quỹ đất nông nghiệp của cả nước. - Hệ thống các đô thị tại trung tâm vẫn chưa hình thành, đều khắp các vùng, khoảng 50% tập trung tại 2 đô thị lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh; các vùng sâu, vùng xa, vùng núi, hải đảo thiếu đô thị trung tâm, thiếu động lực phát triển. -` Cơ sở hạ tầng nhìn chung còn yếu kém, không đảm bảo được các điều kiện cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, hạ tầng không đồng bộ, môi trường sống bị ô nhiễm, xuống cấp, mạng lưới giao thông chưa phát triển, giao thông công cộng chiếm tỷ lệ thấp dẫn đến tình trạng ách tắc giao. - Vấn đề cấp thoát nước rất kém, mạng lưới cổng thoát nước, vệ sinh đô thị chưa được giải quyết còn hiện tượng ngập úng, ô nhiễm. - Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng nhưng cũng đặt ra cho chúng ta 1 nhiệm vụ là bảo vệ môi trường vì ở đô thị bị xuống cấp nghiêm trọng, nước, không khí, đất đai bị ô nhiễm nặng nề….

<span class='text_page_counter'>(46)</span> 2.Thực trạng Quản lý đô thị Việt Nam hiện nay đã có bước phát triển nhưng nhìn chung quản lý đô thị chưa làm chủ đước tình hình phát triển đô thị, còn có nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đô thị hiện nay. - Tình trạng phát triển đô thị khá lộn xộn, chỉ phát triển ở dọc các trục quốc lộ không theo quy định và pháp luật còn khả phổ biến, mặc dù vậy vấn chưa có biện pháp để ngăn chặn, vai trò của các cấp chính quyền vấn chưa được phát huy đầy đủ trong công việc tổ chức thực hiện pháp luật và các quy hoạch đô thị. - Các quy hoạch đô thị chi tiết còn thiếu, chưa khả thi hay kém chất lượng, kiến trúc đô thị chưa được định hướng kỹ nhiều di sản kiến trúc văn hoá truyền thống đang bị vi phạm biến dạng 1 cách nghiêm trọng, cần được khôi phục lại. - Có nhiều cơ quan đơn vị tham gia vào việc quản lý đô thị, nhưng lại thiếu hẳn cơ quan điều phối chung, nó gây ra nhiều vấn đề chồng chéo, phức tạp và không hợp lý. - Trong công tác quản lý đô thị, thì thủ tục hành chính trong vấn đề cấp đất, giấy phép xây dựng, thẩm định các dự án đầu tư còn nhiều phiếu hà, vấn đề về thuế, phí còn bất hợp lý chưa phù hợp với thực tiễn nên gây khó khan cho các nhà đầu tưvà nhaan dân, dẫn đến tình trạng xây dựng không phép, chuyển nhượng ngầm đất đai,… - Đô thị nước ta rất lộn xộn, các trật tự kỷ cương bị vi phạm, môi trường sinh thaí xuống cấp, tệ nạn xã hội gia tăng và khá phức tạp điều đó là tại sự yếu kém trong khâu quản lý. Đại hội XI: Nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị và đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở các đô thị lớn, nhất là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hình thành hệ thống đô thị vừa và nhỏ theo hướng phân bố hợp lý trên các vùng, khắc phục tình trạng tự phát trong phát triển đô thị. Xây dựng đô thị ven biển cần tính đến nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Hỗ trợ quy hoạch, xây dựng, tổ chức tốt hơn các điểm dân cư nông thôn theo hướng sạch, đẹp, văn minh. Câu 27. Thông qua công tác thực tiễn, làm rõ Vai trò và chức năng cơ bản của QLHCNN. Bài làm: - Vai trò và chức năng cơ bản của QLHCNN: Quản lý HCNN là hoạt động thực thi quyền hành pháp nhằm tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực NN đối với các quá trình XH và hành vi của công dân do các cơ quan trong hệ thống hành chính từ TW đến cơ sở tiến hành để thực hiện được chức năng nhiệm vụ của NN, phát triển kinh tế XH, duy trì TT an ninh, thỏa mãn nhu cầu hàng ngày của nhân dân. Hay, Quản lý HCNN là hoạt động của các cơ quan thực thi quyền lực hành pháp (CQHCNN), là hoạt động ban hành VBQPPL dưới luật (VB pháp quy) thực thi chúng và cung cấp dịch vụ công cho toàn XH. Chøc n¨ng HCNN lµ loại hoạt động hành chính được tách ra trong quá trình phân công lao động quyền lực và chuyên môn hoá lao động của các cơ quan HCNN được thực thi trong từng thời kỳ nhất định. Thông qua các chức năng hành chính phản ánh vị trí, vai trò hoạt động của các cơ quan thực thi quyền hành pháp đối với đời sống xã hội. Đây là một cách tiếp cận để chỉ rõ những hoạt động bên trong các cơ quan hành chính phải tiến hành. Các chức năng bên trong nhằm: - Bảo đảm để có một cơ cấu tổ chức hiệu quả nhất. - Bảo đảm để hành chính phải tuân thủ pháp luật. Chức năng bên trong của hành chính trong một số tài liệu gọi là chức năng cần thiết để vận hành cơ quan HC vận động có hiệu quả. Xem xét chức năng HCNN khi vận hành vào một cơ quan công quyền nào đó là sự chi tiết hoá các chức năng HC thành những hoạt động HC thường xuyên ổn định. Các cơ quan HCNN có nhiều chức năng bên trong. Một số chức năng bên trong của cơ quan HC cần chú ý là: 1) Chøc n¨ng quy hoạch, kế hoạch: là dựa trên cơ sở cương lĩnh, chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã được hoạch định trong đường lối của Đảng và được nhất trí thông qua. Chính phủ, các Bộ, các chính quyền địa phương phải xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, địa phương trong từng giai đoạn cụ thể. Đây là chức năng hàng đầu trong tiến trình HCNN, vì xét theo góc độ vận hành, nó có nội dung dưới đây:.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> - Xác lập hệ thống mục tiêu, xác định tốc độ phát triển cơ cấu và các cân đối lớn; các chính sách, giải pháp để dẫn dắt đất nớc phát triển theo định hớng kế hoạch . - TiÕn hµnh dù b¸o, dù to¸n, m« h×nh ho¸; x©y dùng chiÕn lîc, quy ho¹ch ph¸t triÓn, lËp c¸c ch¬ng tr×nh dù ¸n cho tõng ngµnh, tõng vïng, tõng lÜnh vùc, kÕ ho¹ch 5 n¨m lµ chÝnh, song cã ph©n ra hµng n¨m. - ViÖc quy ho¹ch vµ kÕ ho¹ch ph¶i bao qu¸t c¸c ngµnh c¸c vïng, c¸c lÜnh vùc vµ c¸c thµnh phÇn kinh tÕ phï hîp víi c¬ cÊu vµ c¬ chÕ qu¶n lý kinh tÕ míi ë níc ta . 2) Chøc n¨ng tæ chøc bé m¸y HCNN: là xây dựng được một bộ máy gọn, có hiệu quả nhằm xác định các mối quan hệ chỉ đạo, quan hệ ngang dọc, quan hệ phối hợp; quản lý chặt chẽ cường độ, năng suất hoạt động của bộ máy; quản lý sự thay đổi của tổ chức. Đây là chức năng then chốt, gồm nhiều nhiệm vụ và hoạt động cụ thể sau: Chức năng tổ chức bộ máy là một tiến trình quản lý mà thông qua đó nhà quản lý duy trì sự ổn định của tổ chức loại bỏ những mâu thuẫn giữa con ngời với công việc hoặc trách nhiệm phát triển m«i trêng lµm viÖc tËp thÓ. Chøc n¨ng tæ chøc bộ máy bao gåm 1 số nhiệm vụ và hoạt động cụ thể sau: - Xây dựng bộ máy. - Chỉ đạo sự vận hành của bộ máy. - Hiệp đồng bên trong và hiệp đồng bên ngoài khi triển khai nhiệm vụ. - Liên kết công việc, liên kết tổ chức và liên kết con người. 3) Chøc n¨ng sắp xếp, bố trí, phát triển, quản lý nguồn nhân lực: là sắp xếp cán bộ, công chức theo tiêu chuẩn chức danh; tieu chuẩn hoá đội ngũ công chức hành chính, tổ chức hệ thống công việc theo số lượng định biên thích hợp. Đây là chức năng gắn liền với việc sử dụng và phát triển nguồn nhân lực của các cơ quan hành chính. Đó là sắp xếp cán bộ, công chức theo tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn hoá đội ngũ công chức hành chính, tổ chức hệ thống công việc thích hợp. Chức năng này từ xa đến nay đã quan trọng và từ nay về sau còn quan trọng hơn, vì việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài là quốc sách hàng đầu, là nguyên nhân cội nguồn của sự hng thịnh của một quốc gia. Quản lý con ngời và tối u hoá nguồn nhân lực đòi hỏi nhiều hoạt động hành chính cụ thể; 4) Chức năng ra quyết định hành chớnh: là tập hợp đầy đủ cỏc thụng tin, xử lý thụng tin, đề ra cỏc phương án khác nhau, thẩm định hiệu quả từng phương án, ban hành quyết định quản lý HCNN. Xét cho cùng, thì quyết định là sản phẩm, là hành vi quan trọng nhất của công chức lãnh đạo, quản lý. Đó là sự lựa chọn tiên quyết để sẵn sàng thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Những vấn đề về phương pháp ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định luôn luôn là đối tượng quan tâm của các nhà hành chính. 5) Chức năng điều hành, hướng dẫn thi hành: là xây dựng các chỉ dẫn cụ thể để thực hiện các quyết định của cấp trên, bên ngoài và trong nội bộ cơ quan, đặc biệt là kế hoạch chi tiết cho từng hoạt động, tiến độ thực hiện, chỉ dẫn các quy định, hiệu quả và chất lượng hoạt động. 6) Chức năng phối hợp: là sự chỉ đạo dọc, sự đồng bộ hoạt động theo cấp hành chính về thời gian, phối hợp ngang giữa các đơn vị khác nhau, xây dựng cơ chế phối hợp có hiệu quả. 7) Chức năng tài chính: là xây dựng ngân sách, chú trọng nuôi dưỡng và khai thác nguồn thu, nhất là thuế, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm ngân sách được cấp đúng chế độ, đúng chủ trương phân cấp, quản lý chặt chẽ công sản bao gồm cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và những vật tư cần thiết khác. 8) Chức năng theo dõi, giám sát, kiểm tra: là nhằm làm sáng tỏ những kết quả đạt được; dự đoán chiều hướng hoạt động của từng bộ phận và toàn hệ thống, phát hiện những sai sót, vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện những hoạt động hành chính. Chức năng này gắn liền nghĩa vụ, trách nhiệm các nhân và tổ chức, là cơ sở đánh giá thực thi và điều chỉnh hoạt động công vụ. Lãnh đạo, quản lý mà không theo dõi, giám sát, kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo và quản lý. Do đó để thực hiện tốt chức năng này đòi hỏi phải thiết lập một hệ thống kiểm tra có đủ thẩm quyền, công việc theo dõi, giám sát, kiểm tra có đủ thẩm quyền, công việc theo dõi, giám sát, kiểm tra có tính toàn diện, liên tục, thuyết phục, công khai và quần chúng, là một biện pháp quan trọng phản ánh trung thực hiện trạng, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả HCNN. 9) Chức năng báo cáo, sơ kết, tổng kết, đánh giá: là thiết lập báo cáo định kỳ (tháng, quý, 6 tháng, năm) và báo cáo tổng kết dài hạn (2 năm, 5 năm, 10 năm). Trong các bản báo cáo này cần đánh giá việc thực hiện mục tiêu, số lượng, chất lượng, hiệu quả thực hiện công vụ. Chức năng này đóng vai trò quan.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> trọng, giúp người lãnh đạo thẩm định những việc đã làm được, những việc chưa làm được, làm cho phong phú thêm tính lý luận và thực tiễn hành chính từ đó định ra phương hướng, giải pháp cho những nằm tiếp theo. Câu 28. Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức. Theo quy định tại Điều 4, Luật Cán bộ, công chức, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008: 1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội; 2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước 3. Viên chức là công dân Việt Nam, trong biên chế, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ( trừ lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội) hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật (đối tượng này không được điều chỉnh bởi Luật CBCC 2008). 2. Công tác đánh giá CBCC hàng năm. Mục đích đánh giá công chức: Đánh giá công chức để làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất đạo đức làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với công chức. Việc đánh giá công chức sau 1 năm công tác được tiến hành vào thời gian cuối năm theo trình tự sau: a) Công chức viết bản tự nhận xét công tác theo nội dung : - Chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước; - Kết quả công tác (số lượng công việc hoàn thành trong năm); - Tinh thần kỷ luật (ý thức tổ chức kỷ luật trong công tác, việc thực hiện nội quy cơ quan) - Tinh thần phối hợp trong công tác (phối hợp công tác với các cơ quan liên quan và đồng nghiệp); - Tính trung thực trong công tác (Trung thực trong báo cáo cấp trên và tính chính xác trong báo cáo); - Lối sống, đạo đức; - Tinh thần học tập nâng cao trình độ. - Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân. * Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo đơn vị (được bổ nhiệm giữ các chức vụ cấp trưởng cấp phó phòng) ngoài những nội dung quy định ở trên, còn phải đánh giá về kết quả hoạt động của đơn vị, khả năng tổ chức quản lý đơn vị, tinh thần hợp tác với đơn vị bạn và mức độ tín nhiệm với mọi người. b) Tập thể phòng nơi công chức làm việc tham gia vào bản tự nhận xét và ghi phiếu phân loại công chức(không ký tên) . c) Thủ trưởng phụ trách người công chức trực tiếp đánh giá công chức theo từng nội dung quy định trên và tham khảo ý kiến nhận xét của tập thể để tổng hợp, xếp loại công chức theo 4 mức độ: Xuất sắc, khá, trung bình và kém..

<span class='text_page_counter'>(49)</span> d) Đối với công chức giữ chức vụ Trưởng, phó phòng thực hiện việc tự phê bình trước đơn vị, công chức trong đơn vị góp ý kiến, cấp trên (Giám đốc Sở)trực tiếp đánh giá. e) Thủ trưởng phụ trách trực tiếp đánh giá công chức thông báo ý kiến đánh giá đến từng công chức của đơn vị. * Qua thực tế công tác đánh giá CBCC hàng năm, bản thân tự nhận thấy: Công tác đánh giá cán bộ đã dần đi vào nề nếp, công khai, dân chủ góp phần quan trọng vào việc quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ hợp lý, từ đó tạo nhiều chuyển biến về chất lượng đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên, trong đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu nhất hiện nay, trong đó, tiêu chí đánh giá cán bộ chưa rõ ràng, cụ thể; việc đánh giá còn nặng cảm tính và chưa gắn kết đánh giá với quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ. Trong đánh giá cán bộ còn những trườg hợp không phản ánh được đúng bản chất, nghĩa là chưa đánh giá được hết mặt mạnh, mặt yếu của mỗi cán bộ, nhất là những cán bộ được bố trí vào những vị trí,chủ chốt. Một trong những vấn đề đánh giá là quan hệ giữa đức và tài. Có khi quá nhấn mạnh tài năng mà xem nhẹ phẩm chất đạo đức, hoặc nhấn mạnh phẩm chất đạo đức mà xem nhẹ tài năng, vẫn chưa được nhìn nhận và giải quyết một cách khoa học. Việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ nhiều khi còn chủ quan, chưa thật công tâm, chưa hợp lý, thiếu dân chủ, hoặc dân chủ hình thức, chưa lấy hiệu quả công việc làm thước đo. Cách đánh giá chưa thật sự đổi mới, chưa thật quan tâm đến những ý kiến khác với ý kiến tập thể, thường là thống nhất với đánh giá của người đứng đầu. Bố trí cán bộ trong nhiều trường hợp còn nặng về cơ cấu, lúng túng, bị động, chưa mạnh dạn để bạt cán bộ trẻ, cán bộ nữ. Hiện tượng bố trí những người thân trong gia đình vào những vị trí quan trọng trong bộ máy quản lý, điều hành, nhất là những vị trí gắn liền với kinh tế, tài chính, đang còn tồn tại. Có thực trạng là cán bộ bỏ việc, thôi việc, sao nhãng làm việc.. cũng có nguyên nhân từ việc đánh giá cán bộ không đúng, làm cho cán bộ thiếu động cơ phấn đấu, nên lãng phí nguồn nhân lực, nhất là hiện tượng chảy máu chất xám từ lĩnh vực công khác lĩnh vực khác. Tuy nhiên, việc đánh giá CBCC mang nặng tính hình thức; các CBCC còn nễ nang ngại nhận xét lẫn nhau, sợ mất lòng nhau, nhất là nhận xét và đóng góp cho lãnh đạo quản lý; nội dung đánh giá chưa cụ thể nên việc tự nhận xét, đánh giá còn mang tính chung chung; thang bậc xếp loại chưa hợp lý (thiếu loại tốt); hệ thống đánh giá CBCC chưa chuẩn xác, nên khi đánh giá CBCC chưa đúng với mức độ hoàn thành công việc của từng người…Việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ nhiều khi còn chủ quan, chưa thật công tâm, chưa hợp lý, thiếu dân chủ, hoặc dân chủ hình thức, chưa lấy hiệu quả công việc làm thước đo. Cách đánh giá chưa thật sự đổi mới, chưa thật quan tâm đến những ý kiến khác với ý kiến tập thể, thường là thống nhất với đánh giá của người đứng đầu. Để việc đánh giá CBCC được chính xác và công bằng, xin kiến nghị: - Xây dựng hệ thống đánh giá thật cụ thể và chuẩn: các mục lớn nên chia thành các mục nhỏ và cho điểm từng mục cụ thể. - Việc đánh giá CBCC không nên bó hẹp trong hệ thống nội bộ, mà nên tiếp cận đánh giá từ nhiều hướng – theo phương pháp 360 độ (như cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp, các tổ chức, cá nhân đến liên hệ công tác cùng đánh giá CBCC) thì mới chính xác 3. Hoàn thiện đạo đức CBCC hiện nay. Về tổng quát, đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội. Theo đó, có thể nói, đạo đức công vụ là những giá trị đạo đức và chuẩn mực pháp lý được áp dụng cho những đối tượng cụ thể - đó là cán bộ, công chức hoạt động trong lĩnh vực công vụ. Người công chức có đạo đức công vụ là thể hiện lương tâm và trách nhiệm của mình vì lợi ích chung và lợi ích của người khác, ý thức rõ về cái cần phải làm và mong muốn được làm vì những lợi ích đó. Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân vấn đề nâng cao đạo đức công vụ là hết sức quan trọng. Đảng và Nhà nước ta đang ra sức phấn đấu đẩy mạnh cải cách hành chính xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước…Trước hết, cần khẳng định đại bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức của chúng ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, cố gắng thực hiện và phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững đạo đức, phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, chấp hành sự.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> phân công của tổ chức, có lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân. Mặc dù gặp nhiều khó khăn và chịu tác động phức tạp trong điều kiện chuyển đổi kinh tế - xã hội, nhưng đội ngũ cán bộ, công chức đã góp phần đóng vai trò quyết định những thành tựu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Kế thừa và phát huy những ưu điểm trên, xác định nhân tố con người đóng vai trò then chốt trong công cuộc cải cách hành chính, xây dựng được một đội ngũ công chức giỏi về nghiệp vụ và đáp ứng được những chuẩn mực của đạo đức công vụ là một trong những yêu cầu cấp bách góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính xây dựng Nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đồng thời nâng cao trách nhiệm và đạo đức công vụ còn là một trong những công cụ hữu hiệu phục vụ cho cuộc đấu tranh chống tham nhũng và tiêu cực. Trên thực tế, hiện vẫn còn tình trạng cán bộ sợ trách nhiệm nên chỉ "khư khư” lo bảo vệ mình để không bị sai. Do vậy nhiều khi qui định là 7 thì lại "đẻ” thêm thành 9-10 để bắt tổ chức, cá nhân bổ sung cho hoàn chỉnh. Điều này gây phiền hà rất nhiều cho người dân. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, kể cả một số cán bộ, đảng viên cao cấp thiếu tu dưỡng, rèn luyện bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, tha hóa về đạo đức, lối sống. Một bộ phận cán bộ, công chức né tránh, thiếu bản lĩnh đấu tranh với những hành vi quan liêu, tham nhũng, tiêu cực. Một số khác chưa thực sự lấy việc phục vụ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu, làm thước đo chủ yếu nhất cho mức độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình. Từ đó, dẫn đến tình trạng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà đối với nhân dân và lợi dụng chức trách, thẩm quyền được Nhà nước và nhân dân giao phó để nhận hối lộ, tham nhũng, buôn lậu, làm biến dạng những giá trị và tiêu chuẩn đích thực của người cán bộ, rơi vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng làm suy giảm uy tín của Đảng và niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước. Tìm hiểu thực trạng của những khuyết, nhược điểm về phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức ta thấy có phần do nguyên nhân khách quan là sự tác động của những nhân tố tiêu cực của tình hình thế giới đến tư tưởng, tình cảm của cán bộ, công chức. Nhưng ở đây, chủ yếu vẫn là do những nguyên nhân chủ quan, bao gồm: Thứ nhất, Đảng và Nhà nước chưa quan tâm đầy đủ đến việc giáo dục tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, công chức cũng như xử lý các vi phạm đạo đức của cán bộ, công chức chưa nghiêm đã dẫn đến hạn chế kết quả răn đe, giáo dục; còn thiếu những quy định cụ thể về chế độ trách nhiệm của cán bộ, công chức. Thứ hai, nhiều cán bộ, công chức còn xem thường những chuẩn mực đạo đức, nhân cách, nên thiếu nghiêm khắc với bản thân, không thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, dùi mài tinh thần trách nhiệm; mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, tự tư, tự lợi, tư tưởng cục bộ, địa phương. Thứ ba, cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát của tổ chức và thủ trưởng trực tiếp cũng như của nhân dân đối với hoạt động của cán bộ, công chức còn hạn chế, chưa thường xuyên, nghiêm túc và thiếu đồng bộ. Lãnh đạo của nhiều cơ quan hành chính thiếu tinh thần trách nhiệm trong quản lý cán bộ, công chức. Thứ tư, trong tổ chức chỉ đạo thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, chưa có quy định rõ ràng về trách nhiệm của cơ quan chủ trì và trách nhiệm của các cơ quan phối hợp. Do đó, khi mắc khuyết điểm thiếu tinh thần trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ thì không cơ quan nào, không người nào chịu trách nhiệm chính và bị xử lý kỷ luật. Đất nước đã và đang chuyển mình hội nhập vào sân chơi toàn cầu. Điều đó đặt nước ta đứng trước hai vấn đề nan giải: Làm thế nào để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của quản lý Nhà nước? Làm thế nào để đứng vững trong thời buổi cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực và trên thế giới? Nền tảng đầu tiên là phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính ở nước ta hiện nay . Do đó, xây dựng và hoàn thiện đạo đức CBCC trong giai đoạn mới hiện nay phải dựa trên nền tảng tư tưởng của HCM về đạo đức cán bộ: Một là, trung với nước, hiếu với dân, suốt đời chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội và hạnh phúc của nhân dân. Hai là, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Ba là, tu dưỡng đạo đức cách mạng suốt đời. Bốn là, nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức. Năm là, xây đi đôi với chống. Sáu là, luôn luôn tự phê bình và phê bình. Để làm được việc đó chúng ta cần thực hiện đồng thời các giải pháp sau:.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> Trước tiên, cần xây dựng một khung pháp lý chặt chẽ trong đó quy định cụ thể hoá các chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức như: - Đạo đức cá nhân: Phải có nguyên tắc và phẩm chất đạo đức tốt, Thực hiện nhiệm vụ một cách trung thực và không vụ lợi cá nhân. Có lối sống trong sạch, cần cù, sáng tạo. có ý chì vươn lên về mọi mặt. Có thái độ cư xử đúng mực và phải luôn hoàn thiện mình. - Đạo đức với cơ quan: Phải trung thực, công bằng và không thiên vị. Thực hiện nhiệm vụ bằng hết khả năng của mình với tinh thần tận tụy, nhiệt tình. Phải luôn đúng giờ và tận dụng tối đa thời gian cho công việc. Bảo vệ và sử dụng an toàn, tiết kiệm tài sản công. - Mối quan hệ với đồng nghiệp, với cấp trên và với cấp dưới: Hợp tác, giúp đỡ và tư vấn, khuyên bảo. Quan tâm thường xuyên tới tư cách, động cơ và lợi ích của cấp dưới. Xây dựng làm việc theo đội, nhóm với tinh thần tương trợ lần nhau khi thi hành nhiệm vụ. Có thái độ lịch sự, nhã nhặn và có mối quan hệ tốt với mọi người. Cố gắng kiềm chế phê phán công việc của người khác và phàn nàn về công việc của mình. - Đạo đức với công chúng và với xã hội: Phục vụ nhân dân với thái độ lịch sự và công bằng, đáng tin cậy, không nhận quà biếu hay ân huệ vượt quá giới hạn cho phép. Thứ hai, thực hiện tự phê bình và phê bình trong tất cả các cơ quan hành chính các cấp nhằm đề cao giá trị đạo đức, sự hướng thiện của con người, ngăn ngừa, hạn chế sự sa sút, suy thoái đạo đức... Cần làm rõ mỗi cán bộ, công chức có hoàn thành nhiệm vụ được giao hay không. Trên cơ sở đó, xem xét, đánh giá tinh thần trách nhiệm của họ và có thái độ xử lý thỏa đáng đối với những người thiếu tinh thần trách nhiệm nhằm giáo dục và răn đe cán bộ, công chức, đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân vào Nhà nước và pháp luật. Cần xây dựng cơ chế trách nhiệm người đứng đầu, trong đó có cơ chế từ chức, được nâng lên thành "văn hóa từ chức". Vấn đề từ chức rất cần sức mạnh của dư luận xã hội, như là một nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận. Thứ ba, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, từng cá nhân cán bộ, công chức, loại bỏ những cơ chế, thủ tục dẫn tới khả năng tiêu cực, sách nhiễu nhân dân nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức làm điều tốt, có điều kiện cống hiến, phát huy năng lực phục vụ đất nước và nhân dân. Quy định rõ ràng về trách nhiệm của cơ quan chủ trì và trách nhiệm của các cơ quan phối hợp Bốn là, xây dựng chế độ trách nhiệm cá nhân của cán bộ, công chức, nhất là đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Trên cơ sở đó, thường xuyên tiến hành kiểm tra việc làm của họ, đồng thời phải lựa chọn những cán bộ, công chức được giao thực hiện cơ chế “một cửa”, tiếp dân không những phải được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức tổng hợp, trình độ nghiệp vụ và công tác dân vận, mà còn phải có quy định rõ về chức trách, nhiệm vụ của những người đó, ngoài ra thái độ tiếp dân phải được chấn chỉnh, đúng mực. Năm là, giáo dục đạo đức cho công chức bằng nhiều hình thức cùng với việc giáo dục nâng cao giác ngộ chính trị, kỹ năng lao động nghề nghiệp. Cần chú trọng giáo dục tinh thần "hướng nội", khai thác giáo dục phẩm hạnh, lòng tự trọng, sự hảo tâm, lòng vị tha cao cả, tình thương yêu con người, đồng loại. Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức xã hội để xây dựng cho được thước đo giá trị đạo đức mới phù hợp với điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tôn trọng lợi ích chính đáng của cá nhân. Sáu là, thiết lập cơ chế kiểm tra, giám sát thường xuyên, độc lập, khách quan trong nội bộ cơ quan, đơn vị cũng như của nhân dân đối với hoạt động của cán bộ, công chức nhằm khắc phục tình trạng khép kín, thiếu công khai, minh bạch dễ phát sinh tiêu cực trong việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức . Bảy là, cần kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời và công bằng những sai phạm của cán bộ, công chức có hành vi vi phạm, gây nhũng nhiễu, phiền hà về thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của công dân, đặc biệt là các trường hợp tái phạm, có tổ chức, có tình tiết nghiêm trọng nhằm góp phần to lớn trong việc giáo dục và răn đe cán bộ, công chức, đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân vào Nhà nước, vào pháp luật. Tám là, quy định rõ ràng về trách nhiệm liên đới đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, tổ chức sự nghiệp dịch vụ công để xảy ra việc cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> trực tiếp của mình có hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà trong việc tiếp nhận và giải quyết công việc của công dân. Chín là, cần hoàn thiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan chức năng như thanh tra, kiểm tra việc chấp hành thể chế, trước hết là việc thực thi công vụ trong cơ quan nhà nước phải được đặt thành một nhiệm vụ quan trọng thường xuyên trong hoạt động của Chính phủ và chính quyền các cấp. Bên cạnh việc tăng cường các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, Thủ tướng Chính phủ và thủ trưởng cơ quan hành chính các ngành, các cấp phải dành thì giờ làm việc trực tiếp với cấp dưới, với cơ sở, kiểm tra công tác, qua đó, đánh giá đúng về cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý trực tiếp. Mười là, thực hiện công khai hoá quá trình tuyển chọn, sử dụng, đánh giá cán bộ, công chức. Đưa các yếu tố về đạo đức công vụ vào nội dung tuyển dụng và đánh giá kết quả hoạt động. Công khai các lợi ích của công chức. Cải cách hệ thống tiền lương, tiền thưởng, đảm bảo trả đúng sức lao động và giá trị cống hiến của cán bộ, công chức, tạo động lực thực hiện công vụ là giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, nâng cao phẩm giá người công chức. Xây dựng các chế độ, chính sách tôn vinh, khuyến khích sự tận tâm thực hiện công vụ, khen thưởng thoả đáng cho những cán bộ, công chức làm việc tốt. Mười một là, tăng cường phát huy vai trò của các phương tiện hữu hiệu để truyền đạt nhanh chóng các giá trị và chuẩn mực trong công vụ cho xã hội và theo đó thực hiện mục tiêu bồi dưỡng, giáo dục đạo đức cán bộ, công chức. Mặt khác, nhờ đó mà chúng ta có điều kiện thuận lợi trong việc học tập, tiếp thu những kinh nghiệm bổ ích về đạo đức công vụ của các nước có nền công vụ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Mười hai là, tiến hành rà soát, bổ sung, sửa đổi các quy định nội bộ về quy trình, thủ tục hành chính không còn phù hợp, gây phiền hà cho việc tiếp nhận và xử lý công việc của công dân; kiên quyết loại bỏ những khâu trung gian, những thủ tục rườm rà, chồng chéo, những loại giấy tờ không cần thiết, công khai hoá, minh bạch hoá các quy định về trình tự, thủ tục hành chính liên quan đến việc giải quyết công dân nhằm tránh tình trạng cán bộ, công chức có thể vận dụng một cách tuỳ tiện các quy định mà rất khó bị phát hiện. Song song với các giải pháp nêu trên, các cơ quan, đơn vị cần công bố công khai các số điện thoại đường dây nóng, địa chỉ hộp thư điện tử của cơ quan, đơn vị, tổ chức mình để tiếp nhận các góp ý về quy trình, thủ tục; các thông tin, vướng mắc của cá nhân, tổ chức đối với những việc làm sai trái, sách nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà của cán bộ, công chức, viên chức. Phân công trách nhiệm cụ thể trong việc theo dõi, ghi nhận đầy đủ các thông tin, góp ý, xây dựng quy chế thẩm tra, xác minh, xử lý kịp thời và công bố công khai kết quả xử lý… Trong tiến trình phát triển đất nước trong giai đoạn mới không thể tách rời vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức mà điều tiên quyết là mỗi người phải tự thực hiện tốt lề lối làm việc và tự hoàn thiện nâng cao, đạo đức, tinh thần trách nhiệm của mình, thật sự đóng vai trò nòng cốt và đầu tàu đổi mới vai trò quản lý nhà nước nhằm tạo nên một động lực mạnh mẽ thúc đẩy việc thực hiện chương trình cải cách hành chính nhà nước đi đến thắng lợi. Câu 29. Trình bày các chức năng của nhà nước trong quản lý kinh tế xã hội. Vai trò của công sản và nguyên tắc quản lý và sử dụng công sản. Nội dung cơ bản quản lý nhà nước về tài chính công. 1. Chức năng của NN trong QL KT-XH. -Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế: - QLNN về kinh tế hay QL của NN đối với nền KTQD là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của NN (thường sử dụng hai công cụ: Pháp luật và tổ chức NN ) lên nền KTQD nhằm sử dụng có hiệu quả nhất, các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước. Nhà nước sử dụng tất cả các biện pháp có thể, để can thiệp vào nền kinh tế nhằm hạn chế những khuyết tật của nền KTTT, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, phân bổ nguồn lực một cách tối ưu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. - Các chức năng nhiệm vụ chủ yếu: +(1) Định hướng phát triển kinh tế: Nhà nước định hướng và hướng dẫn bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ quản lý. Thực chất định hướng là xác định con đường và hướng vấn đề của nền kinh tế nhằm đạt đến mục đích..

<span class='text_page_counter'>(53)</span> Trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan căn cứ vào các mục tiêu phát triển kinh tế XH mà Đảng đ đề ra, Nhà nước định hướng phát triển kinh tế thực hiện chức năng định hướng của Nhà nước là : Xác định có căn cứ khoa học những mục tiêu xây dựng chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, phát triển các ngành và vùng lnh thổ. Lập cc quy hoạch, kế hoạch đồng thời lựa chọn các biện pháp chủ yếu để đạt được các mục tiêu đó trong thời gian nhất định. Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong thời kỳ mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước càng phải tăng cường định hướng, hướng dẫn pht triển kinh tế, vì sự vận hnh của nền kinh tế thị trường mang tính tự phát và tính không xác định rất lớn. Do đó Nhà nước thực hiện chức năng định hướng pht triển nền kinh tế của mình. Điều này không chỉ cần thiết đối với sự phát triển kinh tế chung m cịn cần thiết cho sự sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo các cơ sở sản xuất kinh doanh dự đoán được sự biến đổi của thị trường, từ đó nắm lấy cơ hội trong sản xuất kinh doanh cũng như lường trước những bất lợi có thể xảy ra. Để thực hiện chức năng định hướng phát triển kinh tế Nhà nước phải tiến hành các công việc sau : Phân tích đánh giá thực trạng của nền kinh tế hiện nay, những nhân tố trong nước và Quốc tế có ảnh hưởng đến sự phát triển hiện tại và tương lai của nền kinh tế nước nhà. Dự báo phát triển kinh tế. (+) Xây dựng đường lối phát triển kinh tế - XH. (+) Hoạch định chiến lược pht triển kinh tế - XH. (+) Hoạch định chính sách phát triển kinh tế - XH (+) Hoạch định phát triển ngàng, vùng, địa phương. (+)Lập chương trình mục tiu v dự án để phát triển. +(2) Điều chỉnh và điều tiết quan hệ thị trường. Điều chỉnh, điều tiết thực chất là chỉnh sửa, đổi lại sắp xếp lại cho đúng. Trong khi quản lý nền kinh tế thị trường, Nhà nước phải vận dụng các quy luật các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, nhằm điều chỉnh, điều tiết chi phối thị trường theo định hướng của Nhà nước, đảm bảo cho kinh tế phát triển công bằng, ổn định và và có hiệu quả. Đảm bảo mọi hoạt động kinh tế phải đạt được hiệu quả cao nhất, mọi nguồn lực phải được sử dụng tiết kiệm nhất nhưng cung cấp cho XH các hàng hóa và dịch vụ tốt nhất. Các quan hệ lao động, như phân công và hiệp tác, phân bố lực lượng sản xuất, ….giữa các doanh nghiệp, sao cho các quan hệ đó được thiết lập một cách tối ưu. Các quan hệ phân phối lợi ích. Đó là các quan hệ trao đổi và thanh toán giữa các doanh nhân với nhau, quan hệ chia lợi nhuận giữa các cổ đông trong một công ty, quan hệ chủ thợ trong mỗi doanh nghiệp có lao động làm thuê, quan hệ giữa các doanh nhân với Nhà nước trong sử dụng tài nguyên và môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn XH, quan hệ giữa người cung ứng hàng hóa, dịch vụ với người tiêu dùng qua giá cả và chất lượng sản phẩm….. +(3) Tạo lập môi trường, điều kiện và hỗ trợ công dân lập nghiệp. Môi trường cho sự phát triển kinh tế là tập hợp các yếu tố, các điều kiện tạo nên khung cảnh tồn tại và phát triển của nền kinh tế. Nói cách khác là tổng thể các yếu tố và điều kiện khách quan, chủ quan; bên ngoài; bên trong; có mối liên hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng trực tiếp hảy gián tiếp đến việc phát triển kinh tế và quyết định đến hiệu quả kinh tế. Một môi trường thuận lợi được coi là bệ phóng, là điểm tựa vững chắc cho nền phát triển kinh tế nói chung và cho sản xuất kinh doanh của các doanh của các doanh nghiệp nói riêng. Ngược lại môi trường kinh doanh không thuận lợi, không những sẽ kìm hm, cản trở m còn làm cho nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng, trì trệ và các doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản hàng loạt. Vì vậy, việc tạo lập mơi trường cho sự phát triển kinh tế nói chung của đất nước và cho sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một chức năng quản lý kinh tế của Nh nước. Để tạo lập môi trường, nhà nước cần tập trung tốt các vấn đề sau: . Đảm bảo sự ổn định về chính trị và an ninh quốc phịng, mở rộng quan hệ đối ngoại trong đó có quan hệ kinh tế đối ngoại. . Xây dựng v thực thi một cch nhất qun các chính sách kinh tế XH theo hướng đổi mới và chính sách dân số hợp lý. . Xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật..

<span class='text_page_counter'>(54)</span> . Xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng bảo đảm điều kiện cơ bản cho hoạt động kinh tế có hiệu quả : Giao thông, điện, nước, thông tin, dự trữ quốc gia….. . Xây dựng cho được một nền văn hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trên cơ sở giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc và thừa kế tinh hoa văn hóa của nhân loại. . Xây dựng một nền khoa học kỹ thuật và công nghệ tiến tiến cần thiết và phù hợp đáp ứng yêu cầu của sự phát triển của nền kinh tế và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cải cách nền giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật và trí tuệ phục vụ cho sự phát triển kinh tế. . Xây dựng và thực thi chính sách và pháp luật về bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên của đất nước, bảo vệ hoàn thiện môi trường tự nhiên, sinh thái. + Tổ chức các đơn vị kinh tế và hệ thống QLNN về kinh tế. . Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị kinh tế và khu công nghiệp. . Vai trò chủ đạo của hệ thống KTNN. . Trực tiếp tổ chức các DNNN . Tổ chức lại hệ thống quản lý. . Chống thất thoát, lãng phí, tham ô… +(4) Giám sát kiểm tra hoạt động của nền KTQD. Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế là nhà nước xem xét, đánh giá tình trạng tốt xấu của các hoạt động kinh tế, và theo dõi, xem xét sự hoạt động kinh tế được thực thi đúng hoặc sai đối với quy định của pháp luật. Đảm bảo tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản công, khắc phục khuyết tật của kinh tế thị trường và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các họat động sản xuất kinh doanh nhà nước phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm sốt. * Những giải pháp chủ yếu thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế: - Tăng cường chức năng giám sát của Quốc hội, HĐND các cấp đối với Chính phủ và các Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nh nước về kinh tế. - Tăng cường chức năng kiểm tra của các viện kiểm sát nhân dân, các cấp thanh tra của Chinh phủ và của Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan an ninh kinh tế các cấp đối với hoạt động kinh tế. - Nâng cao tinh thấn trch nhiệm v chịu trách nhiệm của nhũng người lãnh đạo nhà nước (Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các ngành kinh tế) và có lợi ích liên quan từ trung ương đến địa phương trong việc kiểm tra giám sát sự hoạt động kinh tế trong cả nước, trong các địa phương, trong các ngành mình. - Sử dụng các cơ quan chuyên môn trong nước như kiểm toán nhà nước, các tổ chức tư vấn kinh tế vv.. khi cần thiết có thể sử dụng các tổ chức Quốc tế, các chuyên gia nước ngoài vào việc kiểm tra hoạt động kinh tế. - Nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân, của các tổ chức chính trị XH, cc cơ quan ngôn luận, các cơ quan thông tin đại chúng trong việc kiểm tra hoạt động kinh tế. - Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra , giám sát hoạt động kinh tế. - Cũng cố hoàn thiện hệ thống cơ quan kiểm tra, giám sát của Nhà nước và xây dựng các cơ quan mới cần thiết , thực hiện việc phân công và phân cấp rõ ràng nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức của công chức trong bộ máy kiểm tra và giám sát các hoạt động kinh tế. 2. Vai trò của công sản và nguyên tắc quản lý và sử dụng công sản: + Khái niệm công sản: Công sản bao gồm tất cả các tài sản (động sản và bất động sản) thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý để sử dụng vào mục đích phục vụ lợi ích của nhà nước lợi ích của toàn dân. + Các đặc trưng của công sản: - Về sở hữu, công sản là tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà nhà nước là người đại diện chủ sở hữu. - Về mục đích sử dụng, công sản được sử dụng vì lợi ích chung của đất nước, của nhân dân - Về chế độ quản lý, công sản được quản lý thep quy định của nhà nước. 2.1. Vai trò của công sản: *Công sản có vai trò đặc biệt quan trọng. - Một là, công sản là tài sản vật chất, của cải của đất nước, phản ánh sức mạnh về kinh tế của đất nước, là tiền đề, yếu tố vật chất để nhà nước tổ chức thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH đã đề ra..

<span class='text_page_counter'>(55)</span> - Hai là, việc sử dụng, khai thác các TSC có tác dụng kích thích quá trình phát triển KT-XH, tạo ra những khoản thu lớn cho tài chính công. - Ba là, TSC, đặc biệt là tài tài sản trong các cơ quan NN phản ánh trình độ HĐH nền hành chính QG, HĐH hoạt động công sở. - Bốn là, bộ phận TSC thuộc CSHT kỹ thuật và CSHT xã hội, nó phản ánh tính hiện đại, trình độ đô thị hóa của đất nước. * Sự cần thiết quản lý công sản. Quản lý công sản là quá trình tác động và điều chỉnh vào sự hình thành và vận động của công sản nhằm khai thác, sử dụng công sản một cách có hiệu quả nhất vì lợi ích của đất nước. Bởi vì: - Công sản là tài sản của quốc gia và của nhân dân - Công sản (CSHT Kỹ thuật và CSHT KT-XH) phản ánh sự phát triển của mỗi quốc gia, địa phương, vùng. - Công sản, đặc biệt là phần tài sản công trong các cơ quan NN, là phần vốn hiện vật của cơ quan, được hình thành từ nguồn chi tiêu công. - Yêu cầu mong muốn của mọi công dân. 2.2. Nguyên tắc quản lý và sử dụng công sản. (3 nguyên tắc). (trang 110-q3) - Một là, tập trung thống nhất. Công sản là tài sản quốc gia phải được qảun lý tập trung theo quy định pháp luật thống nhất của nhà nước. Việc phân cấp quản lý công sản hiện nay là nhằm phân công trách nhiệm, nghĩa vụ cho các ngành, các cấp quản lý tài sản công thuộc ngành, địa phương theo luật pháp thống nhất của nhà nước. Tuyệt đối không phân chia tài sản quốc gia, tài nguyên đất nước. Nhà nước giao quyền quản lý tài sản côngcho các ngành, địa phương, đơn vị là để thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng được giao. Mọi sự chiếm dụng công sản làm của riêng đều là vi phạm pháp luật. - Hai là, theo kế hoạch. Quản lý công sản phải trên cơ sở kế hoạch đã được lập ra. Điều đó có nghĩa là việc khai thác công sản hiện có, tạo lập công sản mới, sử dụng công sản đều theo kế hoạch. Quản lý công sản theo nguyên tắc kế hoạch cho phép việc khai thác, sử dụng công sản phù hợp kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân, tạo lập sự cân đối, hài hòa trong quản lý công sản, đặc biệt đối với tài nguyên, khoáng sản, các công trình thủy lợi, thủy điện… Tính kế hoạch cho phép các cơ quan, đơn vị chủ động sử dụng cò hiện quả, hợp lý tài sản quốc gia. Nguyên tắc này chống khuynh hướng tùy tiện, tự do trong khai thác, tạo lập cũng như sử dụng công sản. - Ba là, nguyên tắc tiết kiệm. Công sản phải được sử dụng tốt nhằm bảo đảm sử dụng một cách tiết kiệm. Tiết kiệm ở đây cần nhận thức theo 2 khía cạnh: - Tiết kiệm phải đáp ứng tính hợp lý khi tạo lập, khai thác, sử dụng công sản. - Tiết kiệm phải đảm bảo tính hiệu quả của công sản. Tóm lại,Việc quản lý công sản phải tạo điều kiện để công sản phục vụ hợp lý và hiệu quả nhất cho quá trình xây dựng, phát triển đất nước, phục vụ tốt quá trình cải cách nền hành chính quốc gia và cho việc quản lý và điều hành đất nước của nhà nước. 2.3. Nội dung cơ bản QLNN về tài sản công (sử dụng công sản). Nguồn hình thành TSC: Cấp trên giao khi thành lập (đất đai, nhà cửa, phương tiện); Mua sắm theo quy định từ nguồn NS của CQ; cấp phát bổ sung, tài trợ thêm trong quá trình hoạt động; các tổ chức quốc tế tài trợ; quà biếu, tặng cho CQ, ĐV. * Tài sản trong các CQNN được quản lý theo các khâu: - QL quá trình hình thành TSC trong CQNN - QL quá trình khai thác, sử dụng, bảo quản TSC - Kết thúc quá trình sử dụng TSC a. Quản lý quá trình hình thành tài sản công trong cơ quan nhà nước: -Một là, khi CQ được thành lập, cùng với quy định chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ công chức, cơ quan được cấp một số tài sản ban đầu nhất định để làm công sở và phương tiện làm việc, bao gồm: đất đai, nhà cửa, phương tiện đi lại, phương tiện làm việc… Cơ quan có toàn quyền sử dụng các tài sản này để thực hiện nhiệm vụ được giao..

<span class='text_page_counter'>(56)</span> Bên cạnh tài sản được cấp, cơ quan có kế hoạch mua sắm tài sản lần đầu từ nguồn ngân sách của CQ. Những tài sản này được quản lý theo quy chế do cơ quan xây dựng trên cơ sở chế độ của NN và đặc thù hoạt động của CQ. Quy chế này được thảo luận dân chủ, công khai. Từng loại tài sản được giao cho các đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, khai thác, sử dụng. Cần chú ý là quy chế quản lý sử dụng cũng như phân công cá nhân trực tiếp phụ trách quản lý, khai thác sử dụng cần được công bố công khai cho tất cả công chức trong cơ quan biết để thực hiện và kiểm tra, giám sát. -Hai là, việc mua sắm bổ sung tài sản. Tài sản cơ quan được mua sắm bổ sung, sửa chữa hàng năm đều được thực hiện thông qua kế hoạch hàng năm. Theo quy trình kế hoạch, các đơn vị trongCQ lập dự trù đề nghị mua sắm. CQ tập hợp dự trù của các đơn vị đưa vào kế hoạch ngân sách hàng năm. Căn cứ vào kế hoạch ngân sách để tổ chức mua sắm tài sản của CQ. Trong công tác quản lý cần chú ý là chỉ được mua sắm tài sản đã được ghi vào kế hoạch. Tuyệt đối không thực hiện các nhu cầu ngoài kế hoạch. Trừ các trường hợp được cấp chủ quản cấp bổ sung, các tổ chức quốc tế tài trợ hay quà biếu, tặng… b. Quản lý quá trình khai thác, sử dụng, bảo quản tài sản: Đây là khâu có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy hết hiệu quả của tài sản công. Quản lý ở khâu này cần tập trung xử lý một số vấn đề chủ yếu sau: - Giao tài sản cho các đơn vị và cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, khai thác, sử dụng, bảo quản. Mỗi tài sản đều có cá nhân trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo quản - Xây dựng và ban hành nội quy, quy chế sử dụng tài sản công. - Có sự kiểm kê đột xuất và định kỳ đối với tài sản công trong cơ quan. Qua kiểm kê đánh giá số lượng, chất lượng tài sản công. - Thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng, bảo quản tài sản công. - Xử lý các trường hợp rủi ro xãy ra có liên quan đến tài sản công của cơ quan. Tài sản cần được sửa chữa, bảo dưỡng theo yêu cầu kỹ thuật và đặc điểm sử dụng. Mọi sự sửa chữa, bảo dưỡng phải có kế hoạch và theo lịch trình kỹ thuật sử dụng. Tránh mọi sự tùy tiện trong sửa chữa, bảo dưỡng tài sản. Đồng thời cần tuân thủ quy định chặt chẽ về quản lý tài chính đối với hoạt động này. c. Kết thúc quá trình sử dụng tài sản công: Tài sản công hết kỳ sử dụng, đã khấu hao hết hoặc đổi mới kỹ thuật được tiến hành thanh lý. Quá trình thanh lý phải tuân thủ đúng các quy định pháp luật như sau: - Thành lập ban thanh lý. - Căn cứ vào đặc điểm kỹ thuật, giá trị tài sản còn lại để lựa chọn phương thức thanh lý phù hợp: + Thanh lý theo hình thức đấu giá. Thường được áp dụng đối với các tài sản có giá trị lớn như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. + Thanh lý theo hình thức quy định giá. Thường được áp dụng đối với các tài sản có giá trị thấp, đã khấu hao hết song còn sử dụng được. Hình thức này thường bán cho CBCC trong nội bộ CQ. Dù hình thức nào cũng phải công bố và thực hiện công khai. Đồng thời phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ quản lý tài chính. Ở đây tránh tình trạng đặc quyền, đặc lợi của cán bộ lãnh đạo CQ khi thanh lý tài sản công. * Một số nội dung chủ yếu đổi mới quản lý tài sản công trong CQNN: Cùng với tiến trình cải cách nền hành chính quốc gia, cải cách quản lý tài chính công, đổi mới quản lý tài sản công trong các CQNN cần tập trung thực hiện một số nội dung chủ yếu sau đây: - Một là, hoàn thiện các tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công trong các CQNN, đặc biệt là các phương tiện đi lại, công cụ làm việc… Nhằm đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng. - Hai là, tăng cường sự kiểm tra, kiểm soát đối với việc quản lý sử dụng tài sản công trong các cQNN. Trong đó cần xây dựng cơ chế bảo đảm sự kiểm tra, kiểm soát của dân (CQ dân cử cũng như mọi công dân) đối với việc sử dụng tài sản công. - Ba là, có chế tài pháp lý, với tính răng đe mạnh đối với các cá nhân, lãnh đạo cũng như công chức trực tiếp quản lý, sử dụng bảo quản tài sản công về sự thất thoát tài sản công trong cQNN..

<span class='text_page_counter'>(57)</span> - Bốn là, đổi mới công tác thẩm định chủ trương đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản của cQNN. Bảo đảm cắt bỏ những nhu cầu đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản vượt tiêu chuẩn định mức, thật sự chưa cần thiết. Kiên quyết không thanh toán, quyết toán các khoản chi về đầu tư, mua sắm tài sản ngoài dự toán ngân sách được duyệt. - Năm là, kiên quyết xử lý dứt điểm các trường hợp sử dụng tài sản công sai mục đích hoặc chưa sử dụng. Điều phối các tài sản này bảo đảm đưa vào sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn. - Sáu là, xây dựng quy chế nhằm phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm vật chất của các thủ trưởng Bộ, ngành, địa phương, đơn vị về việc quản lý tài sản công trong các CQNN. Đồng thời, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý tài sản công từ TW đến các sở nhằm tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng cũng như quy định rõ ràng trách nhiệm, nghiã vụ, quyền hạn của từng cấp, cá nhân trong quản lý tài sản công ở các CQNN. 3. Nôi dung cơ bản QLNN về Tài chính công. Tài chính công: là các hoạt động thu và chi bằng tiền của NN, phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của NN nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng vốn có của NN đối với XH. Đặc trưng của TCC: phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng; mang tính chính trị rõ rệt; mang tính lịch sử; mang tính không bồi hoàn trực tiếp; việc phân phối các nguồn tài chính không những liên quan đến lợi ích của người đóng góp và người được hưởng thụ mà còn tác động sâu sắc đến các vấn đề chính trị, KT, ANQP và đối ngoại. Vai trò của TCC: -Huy động các nguồn lực tài chính bảo đảm duy trì sự ổn định và hoạt động của BMNN. -Đáp ứng các nhu cầu chỉ tiêu nhằm thực hiện các chức năng vốn có của NN. -Bào đảm cho NN thực hiện các MT về phát triển KT-XH, ổn định chính trị của đất nước. -Thực hiện công bằng XH. -Góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển có hiệu quả và ổn định. * Khái niệm, mục tiêu của quản lý tài chính công: a. Khái niệm: Quản lý tài chính công là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát hoạt động thu chi của NN nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của NN một cách hiệu quả nhất. * Các đặc điểm của quản lý tài chính công là: - Quản lý TCC là một loại quản lý hành chính NN. - Quản lýTCC được thực hiện bởi một hệ thống các CQ NN và tuân thủ những quy phạm PL của NN. - Quản lý TCC là một phương thức quan trọng trong việc điều tiết các nguồn lực tài chính nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của NN đối với XH. b. Mục tiêu của quản lý tài chính công: Các mục tiêu cụ thể của quản lý tài chính công là: - Thứ nhất, bảo đảm kỷ luật tài khoá tổng thể. Chính phù quản lý các nhu cầu có tính cạnh tranh nhau trong giới hạn nguồn lực tài chính công cho phép, từ đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. - Thứ hai, bảo đảm hiệu quả phânbổ và huy động nguồn lực. Chính phủ phải xác định được thứ tự ưu tiên trong phân bổ nguồn lực; phù hợp với với các chiến lược và kế hoạch quốc gia, của các Bộ ngành và các tỉnh (chiến lựơc phân bổ hay sự lựa chọn mang tính chiến lược). - Thứ ba, đảm bảo hiệu quả hoạt động, tức là làm thế nào để có thể cung ứng được các hàng hoá và dịch vụ công có hiệu quả mong muốn trong phạm vi ngân sách cho trước hoặc với chi phí thấp nhất. * Các yêu cầu đối với quản lý tài chính công là: - Tập trung được nguồn lực tài chính công để giải quyết các nhiệm vụ quan trọng, đúng với chức năng của NN. - Sử dụng tập trung nguồn lực TCC cho các ưu tiên chiến lược với chính sách nhất quán và thống nhất. - Đảm bảo sự công bằng trong phân phối thu nhập của nền kinh tế, tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường. - Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính công ở tầm vĩ mô và hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính công ở những đơn vị trực tiếp sử dụng. - Nâng cao được tính chủ động, quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị trực tiếp sử dụng nguồn lực TCC..

<span class='text_page_counter'>(58)</span> - Hướng tới mục tiêu của cải cách hành chính NN, đó là nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy NN, nâng cao chất lượng những dịch vụ công được cung cấp. c. Nguyên tắc của quản lý tài chính công: Hoạt động quản lý tài chính công được thực hiện theo những nguyên tắc cơ bản sau đây: - Nguyên tắc tập trung dân chủ: Tập trung dân chủ là nguyên tắc hàng đầu trong quản lý TCC. Điều này được thể hiện ở quản lý ngân sách NN, quản lý các quỹ tài chính NN và quản lý tài chính đối với các CQHC và đơn vị sự nghiệp. Tập trung dân chủ đảm bảo cho các nguồn lực của XH, của nền kinh tế được sử dụng tập trung và phân phối hợp lý. Các khoản thu – chi trong quản lý tài chính công phải được bàn bạc thực sự công khai, dân chủ nhằm đáp ứng các lợi ích chung của cộng đồng. - Nguyên tắc hiệu quả: Hiệu quả trong quản lý tài chính công được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và XH. Khi thực hiện các nội dung chi tiêu công cũng như khi khai thác các nguồn lực TCC., NN luôn xuất phát từ lợi ích của toàn thể cộng đồng - Nguyên tắc thống nhất: Thống nhất quản lý theo những văn bản luật pháp là nguyên tắc không thể thiếu trong quản lý tài chính công. Thống nhất quản lý chính là việc tuân thủ theo các quy định chung từ việc hình thành, sử dụng các quỹ tài chính công, thanh tra, kiểm tra, thanh quyết toán., xử lý những vướn mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Thực hiện nguyên tắc quản lý thống nhất sẽ đảm bảo tính bình đẳng, công bằng đảm bảo hiệu quả, hạn chế những tiêu cực và những rủi ro khi quyết định các khoản chi tiêu công. - Nguyên tắc công khai, minh bạch: Công khai minh bạch trong động viên, phân phối các nguồn lực tài chính công là nguyên tắc đảm bảo cho việc thực hiện quản lý TCC thống nhất, hiệu quả. Thực hiện công khai minh bạch quản lý sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng có thể giám sát, kiểm soát các quyết định về thu, chi trong quản lý tài chính công, hạn chế những thất thoát, đảm bảo hiệu quả của những khoản và chi tiêu công. * Nội dung cơ bản QLNN về tài chính công. (5 nội dung)(trang 78 – 81, Q.III) Xuất phát từ khái niệm tài chính công chúng ta thấy rằng quản lý tài chính công bao gồm việc quản lý những bộ phập sau: - Quản lý ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước là công cụ quan trọng nhất của nhà nước trong việc thực hiện các chính sách của mình. Ngân sách nhà nước phản ánh các mối quan hê5 kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể trong xã hội. Phát sinh khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp. Như vậy, xét về khía cạnh kinh tế, hoạt động thu – chi của ngân sách nhà nước thể hiện quá trình phân phối và phân phối lại một bộ phận giá trị tổng sản phẩm xã hội. Quản lý ngân sách nhà nước là quản lý sự vận động của các nguồn tài chính gắn liền với quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thực hiện các hiện các chức năng của Nhà nước. - Quản lý các quỹ tài chính khác của Nhà nước: Ở Việt Nam đã hình thành một số quỹ tài chính nhà nước như: Quỹ hỗ trợ phát triển, Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ hỗ trợ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ khuyến khích hỗ trợ xuất khẩu…Các quỹ tài chính nhà nước được quản lý thông qua các quy trình riêng biệt (khác với quy trình quản lý ngân sách nhà nước), qua đó tạo ra được sự linh hoạt trong quyết định chi tiêu của Nhà nước, tránh được những nguyên tắc quản lý cứng nhắc và khắc khe của quản lý ngân sách nhà nước. Nguồn hình thành chủ yếu của các quỹ tài chính nhà nước thường từ ngân sách nhà nước hoặc là sự kết hợp nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước và huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân. Việc sử dụng quỹ tài chính nhà nước này không được hạch toán theo kiểu quản lý ngân sách nhà nước, mà được quản lý theo các quy định riêng biệt. - Quản lý tài chính trong các cơ quan HCNN: Cơ quan hành chính là hệ thống cơ quan công quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước và cung cấp các dịch vụ hành chính công cho các tổ chức và công dân. Ở những cấp độ quản lý khác nhau, các cơ quan hành chính đều có nguồn lực tài chính tưng ứng để phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan mình. Nguồn tài chính cho các cơ quan này hoạt động chủ yếu dựa vào các khoản cấp phát theo chế độ từ ngân sách nhà nước nước theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp để thực hiện những nhiệm vụ mà Nhà nước giao..

<span class='text_page_counter'>(59)</span> Nguồn tài chính của các đơn vị hành chính được sử dụng tuân thủ theo cac quy định của Luật ngân sách nhà nước, các văn bản đặc thù cho từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương. - Quản lý tài chính trong các đơn vị cung ứng dịch vụ công của Nhà nước: Một bộ phận lớn các dịch vụ công được các đơn vị trực thuộc nhà nước cung ứng. Đơn vị cung ứng dịch vụ công thuộc nhà nước là những đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ (ví dụ như các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành giáo dục, y tế, khoa học, thể dục thể thao…)hoặc các đơn vị thực hiện các hoạt động công ích (ví dụ như cung ứng điện, nước, xây dựng đường xá…) không vì mục đích kinh doanh lợi nhuận. Các đơn vị này cung ứng dịch vụ công nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của người dân và của xã hội. Nguồn tài chính cho các đơn vị này hoạt động là từ nguồn ngân sách nhà nước, một số những khoản thu khác có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, các khoản thu do đơn vị tự khai thác, các khoản thu từ quyên góp, tặng, biếu không phải nộp ngân sách nhà nước. Nguồn tài chính của các đơn vị cung ứng dịch vụ công được sử dụng, chi tiêu theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và những quy định khác nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng dịch vụ công và tạo quyền chủ động cho đơn vị cung ứng dịch vụ công. - Quản lý tài sản công: Tài sản công là nguồn lực tài chính quan trọng của đất nước. Nhà nước là chủ sở hữu mọi tài sản công, song Nhà nước không phải là người trực tiếp sử dụng toàn bộ tài sản công. Tài sản công được Nhà nước giao cho các cơ quan trực thuộc bộ máy nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội… trực tiếp quản lý, sử dụng. Để thực hiện vai trò chủ sở hữu tài sản công củaq mình, Nhà nước phải thực hiện các chức năng quản lý nhà nước đối với tài sản công, có trách nhiệm bảo tồn, phát triển nguồn tài sản công một cách tiết kiệm và có hiệu quả phục vụ cho sự phát triển đất nước. Một phần tài sản công được hình thành từ hoạt động chi tiêu các quỹ tiền tệ của Nhà nước, đồng thời tài sản công cũng tạo ra một nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước. Xét dưới giác độ đó, một bộ phận tài sản công chính là biểu hiện của hoạt động thu chi bằng tiền của ngân sách Nhà nước. Giá trị các tài sản công chiếm một phần rất lớn trong chi ngân sách nhà nước hàng năm. Vì vậy, việc quản lý các tài sản công là một nội dung quan trọng trong quản lý tài chính công./. Câu 30. Các nguyên tắc được áp dụng trong xử lý vi phạm hành chính: Có 4 nhóm nguyên tắc: *Các nguyên tắc về xử lý vi phạm hành chính: (điều 3) -Mọi vi phạm hành chính đều phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành ù nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng qui định của pháp luật. -Cá nhân ,tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do PL quy định. Hoặc cá nhân chỉ bị áp dụng các biện xử lí hành chính khác nếu thuộc một trong các đối tượng được qui định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002. -Việc xử lý vi phạm hàng chính do người có thẩm quyền tiến hành đúng theo qui định của pháp luật. -Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt 1 lần, Nhiều người cùng thực hiện 1hành vi thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt, Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt từng hành vi vi phạm. -Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lí thích hợp. - Không xử lý hành chính những trường hợp tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình. *Các nguyên tắc về thời hiệu: (điều 10) - Thời hiệu xử phạt vi phạmhành chính là 1 năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện; - Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực sau đây:Tài chính, chứng khoán, sở hữu trí tuệ, xây dựng, môi trường, an toàn và kiểm soát bức xạ, nhà ở đất đai, đê điều, xuất bản, xk, nk xuất cảnh, nhập cảnh hoặc vi phạm hành chính là hành vi buôn lậu, SX buôn bán hàng gỉathì thời hiệu là 2 năm. - Nếu quá thời hiệu nói trên thì không xử phạt, nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại các điểm a,b,c,d và đ khoản 3 điều 12 của PL XLVPHC..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> - Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời hiệu xử phạt vi phạm vi phạm hành chính thì bị xử lý theo quy định tại điều 121 của PL XLVPHC - Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính thì bị xử phạt hành chính; trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp này thời hiệu xử phạt VPHC là 3 tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm; - Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 của điều 10 PL XPVPHC mà cá nhân tổ chức lại thực hiện vi phạm hành chính mới trong cùng lĩnh vực trước đây đã vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 10; Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoạc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt. - Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác được qui định tại các điều 23,24,25,26 của PL XLVPHC *Các nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chánh :(điều 42) -CT UBND các cấp có quyền xử phạt vi phạm hành chánh trong các lĩnh vực quản lý hành chánh nhà nước ở địa phương. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều 31-40 của pháp lệnh XL VPHC ( CA nhân dân; Bộ đội biên phòng; Cảnh sát biển; Hải quan; Kiểm lâm; Thuế; QL thị trường; Thanh tra chuyên ngành; Giám đốc cảng vụ hàng hải, giám đốc cảng vụ thủy nội địa, giám đốc cảng vụ hàng không; toà án nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự) có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý. Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phát của nhiều người, thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện. - Thẩm quyền xử phạt của những người được quy định tại các điều 28 đến 40 của PL XLVPHC thì thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể. - Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây : + Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt, thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó. + Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt. + Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các thẩm quyền khác nhau, thì quyền xử phạt thuộc CT UBND cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm. *Các nguyên tắc xử lý khác: -1 hành vi vi phạm hành chính chỉ chịu một hình thức xử phạt chính, còn các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả có thể áp dụng ít hoặc nhiều tùy trường hợp cụ thể. -Hình thức xử phạt chính được áp dụng độc lập còn các hình thức biện pháp khác không được áp dụng độc lập trừ trường hợp đã hết thời hiệu. 2. a)UBND… sai vì Điều 28 PL XLVPHC thì chỉ có CT UBND xã mới có thẩm quyền phạt tiền đến 500.000 đồng. Còn UBND xã không có thẩm quyền phạt. b)UBND phường… sai vì theo khoản 3 Điều 28 PL XLVPHC thì chỉ có CT UBND phường mới có quyền tịch thu tan vật phương tiện. được xử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng. Còn UBND phường không có quyền tịch thu. c)Sai : căn cứ Khoản 3 điều 30 của PL XLVPHC thì CT UBND tỉnh có thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền nhưng sai ở đây là không nói rõ giấy phép do ai cấp. Nếu Giấy phép chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm uyền của mình thì là đúng còn nếu không thuộc thẩm quyền của mình là sai..

<span class='text_page_counter'>(61)</span> d)Đúng : vì theo mục b khoản 1 điều 31 PL XLVPHC thì chiến sĩ CAND đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 100.000 đồng. e)Đúng : vì theo khoản 3 điều 31 PL XLVPHC thì Trưởng công an phường có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng g)Đúng : vì theo mục b khoản 5 điều 31 PL XLVPHC thì Trưởng phòng CSHS có quyền phạt tiền đến 10.000.000 đ h)Sai : vì theo khoản 5 điều 31 PL XLVPHC thì trưởng phòng CSĐT không có thẩm quyền phạt. i)Đúng : vì theo mục b khoản 3 điều 32 PL XLVPHC thì trưởng đồn biên phòngcó quyền phạt tiền đến 10.000.000 đồng. 3.Cơ quan có thẩm quyền xử phạt như trên là sai, vì thiếu hình thức xử phạt chính. Theo nguyên tắc áp dụng hình thức xử phạt là hành vi vi phạm hành chính chỉ chịu một hình thức xử phạt chính, còn những hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác có thể áp dụng ít hay nhiều tùy từng trường hợp cụ thể. Ở đây cơ quan có thẩm quyền chỉ tước quyền sử dụng giấy phép và tiêu hủy toàn bộ số hàng giả, hình thức này chỉ là hình phạt bổ sung mà thôi, thiếu hình thức xử phạt chính. Mặt khác, căn cứ vào điều 37 nghị định 49/CP ngày 15/8/1996 của Chính phủ, việc tước giấy phép kinh doanh và tiêu hủy hàng giả là hình thức xử phạt bổ sung không được áp dụng độc lập mà chỉ áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. Nếu có xử phạt chính thì phạt bổ sung trên là đúng vì căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 điều 12 PL XLVPHC thì việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền đối với ông A bằng cách ra quyết định tước quyền sử dụng giấy phép và tiêu hủy toàn bộ số hàng giả là đúng. Câu 31. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý HCNN: Thực tế lịch sử đã chỉ rõ sự lãnh đạo của ĐCS là hạt nhân của moị thắng lợi của CM nước ta. B8àng những hình thức và phương pháp hoat5 động của mình ĐCS giữ vai trò quyết định đ/v việc xác định phương hướng hoạt động của NN trên mọi lãnh vực. Sự lãnh đạo của Đảng đối với NN mang tính toàn diện cả về CT, KT, TƯ TƯỞNG, VH, KHKT….Tuy vậy sự lãnh đạo của Đảng đối với NN không đồng nghĩa với việc can thiệp của Đảng vào hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của các CQ NN mà Đảng chỉ định hướng CT về lối quan điểm, phương châm cộng sản, công tác tổ chức lên trên làm việc chuyên môn. Hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với NN không phải là không giới hạn. Hiến pháp nước ta đã xác định rõ “Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật “ (Điều 4-HP nuớc ta)Quy định này không những không phủ nhận vai trò của Đảng đối với NN mà còn nêu cao uy tín lãnh đạo của tổ chức này. Nhìn vào thành quả CM đặc biệt là trong công cuộc đổi mới hiện nay chúng ta khẵng định hoạt động của Đảng đối với hoạt động Quản lý NN là điều tất yếu khách quanvì vậy sự lãnh đạo của Đảng đối với NN là một nguyên tắc được đặt lên hành đầu của Quản lý hành chính NN Điều 4 HP nước ta đã khẳng định “ĐCS VN đội tiên phong của g/c CN VN, đại biểu trung thành cho quyền lợi của g/c CN và NDLĐ và của cả dân tộc, theo CN mác Lêni và tư tưởng Hồ Chí Minh , là lực lượng lãnh đạo NN và XH *Nội dung nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong QL HC nhà nước: Nguyên tắc này được đưa ra từ ĐH IV của Đảng CS VN và được hòan thiện dần qua các ĐH VI, VII, VIII, IX với nội dung cụ thể như sau: -Đảng lãnh đạo bằng đường lối, chính sách chủ trương, nghị quyết của Đảng về các lĩnh vực hoạt động khác của quản lý HC NN. Các vấn đề quan trọng của quản lý NN đều cần có đường lới chủ trương của các tổ chức Đảng. Các chi bộ, các cấp ủy Đảng đưa ra phương hướng hoạt tạo tiền đề cơ sở quan trọng để các chủ thểql HCNN có thẩm quyền thể chế hoá thành văn bản pháp luật thực hiện trong quản lý hành chính NN. Điều 22 Luật ban hành văn bản pháp luật quy định “chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được xây dựng trên cơ sở đường lới chủ trương của Đảng, chiến lược phát triển KT XH”. Khi quyết định vấn đề trong quản lý NN bao giờ cũng dựa trên chủ trương chính sách của Đảng Tuy vậy cần nhấn mạnh rằng NQ của Đảng không phải là văn bản mang tính quyền lực pháp lý nên muốn thực hiện phại thông.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> qua quyền lực NN. Qua những hoạt động này đường lới chủ trương chính sách của Đảng được thực hiện, cụ thể hoá trong quản lý HCNN -Đảng lãnh đạo thông qua công tác tổ chức CB. Đây là công việc có vai trò đặc biệt quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả QLHCNN. Vì lẽ đó pháp lệnh CBCC có quy định ở điều 4 “công tác CBCC phải đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của ĐCS VN. các tổ chức Đảng đã bồi dưỡng lãnh đạo các Đảng viên ưu tú có phẩm chất tố, năng lực để gánh vác những nhiệm vụ trong bộ máy HCN. Tổ chức Đảng có ý kiến về bố trí CB phụ trách lãnh đạo của CQ HCN. Tuy nhiên vấn đề bầu bổ nhiệm được thực hiện bởi các CQ NN. Ý kiến của tổ chức Đảng là cơ sở để các cq NN xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng. Đả Lảnh đạo không chỉ bằng đường lới chủ trương chính sách, công tác tổ chức cán bộ mà còn thông qua công tác kiểm tra việc thực hiện nhằm đánh giá tính hiệu quả, tính thực tế của các chính sách mà Đảng đề ra đảm bảo cho các hoạt động của các tổ chức Đảng có tính thông tin 2 chiều để có biện pháp uốn nắn kịp thời là cho hoạt động quản lý HCNN đi đúng định hướn gphù hợp lợi ích g/c, lợi ích dân tộc . Cùng với những hình thức trênsự lãnh đạo của Đảng trong quản lý HCN còn thực hiện thông qua:Đảng lãnh đạo thông qua vai trò tiên phong gương mẫu của các tổ chức Đảng và Đảng viên.chính điều đó đ4a tạo cơ sở quan trọng đề nâng cao uy tín của Đảng đối với nhân dân với CQ NN làm cho tổ chức Đảng trở thành hạt nhân lãnh đạo CQ HCNN Mới đây ĐH IX còn đưa ra thêm 2 nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong QL HC nhà nước là: -Cố gắng tạo điều kiện nhất nguyên hóa chức danh bên Đảng và bên nhà nước. -Các cấp ủy viên trực tiếp đối thoại với dân về những vấn đề, những lĩnh vực mà mình phụ trách. * Ý nghĩa: -Xét về chính trị: Đây là một nguyên tắc có ý nghĩa chính trị, nó thể hiện sự tí nhiệm và tôn vinh của nhân dân, của dân tộc đối với Đảng CS VN. Sự tôn vinh này thông qua 1 quá trình dài từ khi có Đảng, Đảng ta đưa ra đường lối đều vì quyền lợi của nhân dân và dân tộc ta, không vì lợi ích riên của Đảng. -Ở góc độ pháp lý: Đảng lãnh đạo đã được quy định trong điều IV của hiến pháp nước CHXH VN. 2. Để phân biệt văn bản nào là văn bản quản lý NN thì chúng ta phải căn cứ vào tuính chất pháp lý, dựa vào căn cứ này thì quyết định HC được chia thành : quyết định chủ đạo, quyết định quy pah5m và quyết định cá biệt. Căn cứ vào loại văn bản và chủ thể ban hành để xác định, thì văn bản quản lý nhà nước (quyết định hành chính):bao gồm -Nghị quyết của chính phủ. -Quyết định của thủ tướng chính phủ. -Quyết định của bộ trưởng. -Quyết định của UBND Huyện. -Quyết định của chủ tịch UBND xã. -Chỉ thị của bộ trưởng. -Quyết định công nhận tốt nghiệp. -Quyết định cấp nhà. -Quyết định xử phạt hành chính. 3. UBND Quận xử phạt như vậy là sai, vì thẩm quyền này thuộc về chủ tịch UBND Quận. -Việc xử phạt này thuộc quyền chủ tịch UBND Quận vì chỉ có CT UBND cấp huyện mới có thẩm quyền xử lý vi phạm này ( theo điều 29 PL XLVPHC ) vì : + CT UBND cấp huyện không có xử phạt chính mà chỉ có xử phạt bổ sung (còn thời hiệu xử phạt là đúng vì căn cứ vào điều 10 PL XLVPHC tại khoản 1 thì thời hiệu xử phạt là 2 năm) - Do đó để có thể xủ phạt đúng pháp luật thì : CT UBND quận có quyền xử phạt bằng các hình thức sau : +Xử phạt chính: bao gồâm phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. +Xử phạt bổ sung: Buộc ông A khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi bằng cách buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép..

<span class='text_page_counter'>(63)</span> Câu 32. :Những biểu hiện cụ thể của nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan QLNN Bản chất của NN XHCN là NN của dân, do dân và vì dân. Do vậy nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý NN có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bải vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, bảo đảm cho pháp luật được thực thi một cách nghiêm chỉnh và thống I. Đây là điều kiện tiên quyết để xây dựng và phát triển đất nước theo mục tiêu :”dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh”. - Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý NN là nguyên tắc cơ bản nhất. Nguyên tắc này bao gồm 2 yếu tố: tập trung và dân chủ + Tập trung : là thâu tóm quyền lực của chủ thể quản lý hành chính NN để điều hành tổ chức thực hiện nhiệm vụ của mình. Tập trung là để bảo đảm sự lãnh đạo tập trung thống I từ TW đến cơ sở của cấp trên đối với cấp dưới, của Thủ tướng với nhân viên thuộc quyền. + Dân chủ : là mở rộng quyền cho cấp dưới, cho điạ phương để phát huy tính năng động sáng tạo của họ để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong quản lý hành chính NN, dân chủ là để bảo đảm yếu tố tính chủ động sáng tạo của điạ phương, của cấp dưới, của nhân dân - Việc kết hợp 2 yếu tố tập trung và dân chủ vừa là điều kiện vừa là tiền đề bảo đảm sự lãnh đạo vừa tập trung, vưà mở rộng dân chủ. 2 yếu tố này luôn gắn bó chặc chẽ với nhau. nếu trong lãnh đạo chỉ có tập trung mà không mà không có dân chủ dẫn đến tập trung quan liên, độc đoán. Còn nếu có dân chủ mà không có tập trung thì sẽ không có sự thống nhất dẫn đến bộc phát cục bộ điạ phương. Cả 2 khuynh hướng đó đều dẫn đến suy yếu bộ máy NN thậm chí còn làm chệch hướng XHCN. - Trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý NN , nguyên tắc tập trung dân chủ được biểu hiện như sau : + Một là sự kết hợp sự lãnh đạo tập thể với cá nhân phụ trách có nghĩa là lãnh đạo trong quản lý hành chính NN là tập thể, cá nhân phát huy tính sáng tạo của mình nhưng không được làm trái quy định của tập thể. Lãnh đạo tập thể được kết hợp với cá nhân phụ trách, lãnh đạo tập thể là đẩ thảo luận và để thông qua văn bản hành chính còn cá nhân phụ trách là phụ trách thể chế thành văn bản + Hai là sự phụ thuộc của cơ quan hành chính vào cơ quan quyền lực NN: UBND luông luôn phụ thuộc vào HĐND. Yếu tố dân chủ được thể hiện ở chổ cơ quan quyền lực NN trao quyền chủ động sáng tạo cho cơ quan quản lý NN việc cơ quan quản lý NN ra văn bản hành chính để thực hiện quản lý NN về KT, XH, ANQP là sự cụ thể hoá văn bản của cơ quan quyền lực NN, quá trình đó là một quá trình sáng tạo dân chủ. yếu tố tập trung được thể hiện ở chổ CQ quyền lực NN giám sát hoạt động của các CQ QLNN QH có quey62những bãi bỏ văn bản của CP trái với HP và PL và NQ của QH UBTVQH có quyền bãi bỏ những văn bản của CP ttái với Pháp lệnh, NQ của UBTV QH, HĐND có quyền bãi bõ văn bản của UBND cùg cấp và HĐND cấp dưới. + Ba là : sự phụ thuộc của cơ quan quản lý NN cấp dưới vào cơ quan quản lý hành chính NN cấp trên : UBND huyện luôn luôn phải chấp hành ý kiến của UBND tỉnh, UBND tỉnh phụ thuộc vào Chính phủ vô điều kiện + Bốn là sự phân cấp trong quản lý và hướng về cơ sở, phân cấp quản lý ở bên dưới cấp thiết phải có trong nguyên tắc tập trung dân chủ và mọi việc phải có từ cơ sở, hướng về cơ sở và tích cực là từ cơ sở. Nội dung này thể hiện quan điềm của Đảng ta trong tình hình biến động trên thế giới hiện nay, phải cũng cố ngay từ cơ sở + Năm là sự thể hiện trong cơ quan có chế độ quản lý là thủ trưởng : ở cơ quan có thủ trưởng thì thủ trưởng có quyền hạn cá nhân ra quyết địh và chịu trách nhiệm về quyết định của mình còn dân chủ là để tham khảo ý kiến, giúp thông tin cho thủ trưởng ra quyết định cuối cùng. - Tóm lại việc kết hợp đúng đắn 2 yếu tố tập trung và dân chủ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó quyết định sức mạnh và hiệu lực trong quản lý NN vàu hiện cụ thể của nguyên tắc tập trung dân chủ đã nêu trân là bảo đảm tăng cường sự hoạt động và điều hành tập trung thống I từ TW đồng thới phát huy trách nhiệm và tinh thần chủ động, năng động của điạ phương, khắc phục được cả 2 khuynh hướng lệch lạc là phân tán và tập trung quan liêu 2. Những văn bản sau đây là văn bản pháp quy (văn bản quy phạm pháp luật) - Quyết định phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2001-1010” của Thủ tướng chính phủ (ngày 28 tháng 12 năm 2001).

<span class='text_page_counter'>(64)</span> - Nghị quyết của HĐND tỉnh - Nghị quyết của HĐND xã - Thông tư liên tịch của các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn lên lương cho CBCC - Nghị quyết của CP - Nghị quyết của HĐND huyện 3. Việc xử lý tình hình trên có 2 cách xử lý Cách 1 : HĐND xã triệu tập họp bất thường ngay và ra nghị quyết bãi bỏ nghị quyết của chính mình đồng thời ra nghị quyết bãi bõ quyết định tổ chức thực hiện của UBND xã. Cách 2 : CT UBND huyện ra quyết định đình chỉ thi hành nghị quyết của HĐND xã và ra quyết định bãi bõ quyết định tổ chức thực hiện của UBND xã. Đề nghị HĐND huyện họp ra nghị quyết bãi bõ nghị quyết của HĐND xã. Câu 33. Bộ máy HCNN VN hiện nay I. Khái quát bộ máy HCNN: 1. Khái niệm: Bộ máy HCNN là hệ thống các cơ quan HCNN từ trung ương đến địa phương được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung nhất định nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. 2. Đặc điểm của bộ máy HCNN Là hệ thống CQNN có chức năng quản lý hành chính nhà nước, chuyên thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành trên mọi lĩnh vực. Các cơ quan chủ yếu của bộ máy HCNN do các cơ quan dân cử tương ứng thành lập nên chịu sự giám sát, lãnh đạo của cơ quan đó. Có tính trưc thuộc, tính thứ bậc chặt chẽ, tạo thành 1 hệ thống thống nhất. Nhiều về số lượng cơ quan và có một hệ thống các đơn vị cơ sở trực thuộc. 3. Địa vị pháp lý của BMHCNN Tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật. Có quyền ban hành các quyết định HC (VBQPPL và VBADPL). Đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp. Có tính độc lập và sáng tạo trong công tác điều hành nhưng luôn theo nguyên tắc quyền lực phục tùng. 4. Phân loại: 4.1 Căn cứ vào phạm vi, tính chất thẩm quyền: Cơ quan HCNN thẩm quyền chung: Chính phủ, UBND Là loại CQ quản lý nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng khác nhau. Văn bản có thể tác động nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng khác nhau. Do CQ quyền lực nhà nước cùng cấp thành lập. Tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc kết hợp giữa chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng. Cơ quan HCNN thẩm quyền riêng: Bộ, Cơ quan ngang bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Sở - phòng – ban Là loại cơ quan quản lý 1 hoặc 1 vài ngành hoặc lĩnh vực nhất định (quyền hạn có hiệu lực chỉ trong phạm vi ngành, lĩnh vực). Được thành lập bởi cơ quan HCNN cùng cấp hoặc cơ quan HCNN cấp trên. Tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng 1 người. 4.2 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ hoạt động: Cơ quan HCNN ở trung ương: Chính phủ, Bộ, Cơ quan ngang bộ, Cơ quan thuộc chính phủ Thực hiện hoạt động quản lý trên các lĩnh vực của đời sống XH trong phạm vi toàn quốc. Văn bản có hiệu lực trên phạm vi cả nước. Cơ quan HCNN ở địa phương: UBND các cấp, Sở, phòng, ban chuyên môn trực thuộc. Thực hiện hoạt động quản lý HCNN trong phạm vi địa phương trên cơ sở sự phân định địa giới hành chính. Văn bản có hiệu lực trong phạm vi địa phương. 4.3 Căn cứ theo nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc: Cơ quan HCNN tổ chức và hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo: Chính phủ, UBND các cấp. Cơ quan HCNN tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng 1 người: Bộ, cơ quan ngang bộ, CQTCP, Sở, phòng, ban chuyên môn trực thuộc UBND (người đứng đầu cơ quan sẽ chịu trách nhiệm quyết định các vấn đề quan trọng, chịu trách nhiệm về các quyết định đó). 4.4 Căn cứ cơ sở pháp lý thành lập cơ quan: Cơ quan Hiến định: Chính phủ, các Bộ, Cơ quan ngang bộ và UBND các cấp.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> Cơ quan HCNN do các luật hoặc văn bản dưới luật quy định: Cơ quan thuộc Chính phủ, Sở, phòng, ban chuyên môn trực thuộc UBND, các cục, chi cục. 5. Lịch sử phát triển và các nguyên tắc hoạt động của BMHCNN 5.1 Sơ lược lịch sử phát triển của BMHCNN qua các bản Hiến pháp Chính phủ theo HP 1946: Vị trí pháp lý: Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc. Cơ cấu: Quốc hội bầu ra chính phủ chính thức. Quyền hạn của người đứng đầu CP và tập thể. CP phân định rõ ràng; Có sự tiếp thu các yếu tố của CP trong chính thể CHTT & nội các trong CHĐN. Chính phủ theo HP 1959: Vị trí pháp lý: Hội đồng chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; là cq hành chính cao nhất của nước VN Dân chủ cộng hòa. Quyền hạn Hội đồng chính phủ: được xác định thống nhất không phân định người đứng đầu và tập thể. Là cơ quan làm việc theo chế độ tập thể Cơ cấu: Thành phần chính phủ gồm:. Chính phủ theo HP 1980: Vị trí pháp lý: Hội đồng Bộ trưởng là cơ quan chấp hành và hành chính cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Thiết chế Chính phủ được cải cách theo hướng tăng cường tính thống nhất và tập trung quyền lực vào QH; CP đã thuần túy trở thành cơ quan trực thuộc QH. Địa vị khá mờ nhạt của người đứng đầu Chính phủ. Chính phủ theo Hiến pháp 1992 (Sửa đổi, bổ sung năm 2001):.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> 5.2 Những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy HCNN Nhóm những nguyên tắc chung: Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý HCNN. Nguyên tắc tập trung dân chủ: Sự phụ thuộc của cơ quan HCNN vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp; Sự phục tùng của cấp dưới- trên, địa phương - trung ương; Sự phân cấp quản lý; Sự phụ thuộc 2 chiều của cq HCNN ở địa phương (Nguyên tắc song trùng trực thuộc). Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đảm bảo nhân dân tham gia quản lý HCNN. Nguyên tắc pháp chế XHCN. Nhóm nguyên tắc đặc thù của bộ máy HCNN Nguyên tắc kế hoạch hóa: Hầu như tất cả các cq HCNN đều tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch ở các cấp. Hoạt động của các Cq HCNN đều nhằm thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH do cq quyền lực đề ra. Vấn đề tổ chức bộ máy quản lý, công tác cán bộ và bản thân hoạt động quản lý đều được kế hoạch hóa. Kết hợp quản lý theo ngành, lĩnh vực và quản lý theo lãnh thổ: Trong quản lý, khi giải quyết những vấn đề phát triển theo ngành bao giờ cũng phải tính đến lợi ích của lãnh thổ và ngược lại. Nguyên tắc hoạt động phi lợi nhuận: Vì hoạt động QLHCNN liên quan đến mọi khía cạnh của đời sống KT-XH; Vì BMHCNN trực tiếp đảm nhiệm nhiệm vụ kinh tế cho quốc gia; Vì trong hoạt động của BMHCNN có các đơn vị sự nghiệp. Nguyên tắc công khai: Vì HCNN liên quan đến mọi khía cạnh của đời sống XH; Vì HCNN thường qua rất nhiều quy trình, liên quan đến nhiều cơ quan HCNN. Kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng. II. Địa vị pháp lý của cơ quan HCNN 1. Cơ quan HCNN ở trung ương: 1.1 Chính phủ: - Vị trí pháp lý: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan HCNN cao nhất của nước CHXHCNVN. + Là cơ quan chấp hành của QH: Chính phủ có trách nhiệm triển khai thưc hiện các văn bản quy phạm pháp luật của QH, UBTVQH. Điều này còn được thể hiện trong các quy định về quyền giám sát tối cao của QH đối với Chính phủ, về trình tự thành lập Chính phủ, quan hệ trách nhiệm và báo cáo công tác của CP trước QH, UBTVQH. + Cơ quan HCNN cao nhất của nước CHXHCNVN: Chính phủ có quyền tổ chức, điều hành hoạt động của hệ thống HCNN từ trung ương đến cơ sở, hoạt động của mọi tổ chức, cá nhân trên cơ sở và theo các quy định của pháp luật. - Cơ cấu của Chính phủ: bao gồm Thủ tướng, các Phó thủ tướng, Bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan ngang bộ. 1.2 Bộ và cơ quan ngang bộ: Tính chất, vị trí, chức năng của Bộ: Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của CP chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật. Phân loại: Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, bộ gồm 2 loại: Bộ quản lý ngành, đa ngành: là bộ có chức năng quản lý nhà nước theo ngành kinh tế - kỹ thuật hoặc sự nghiệp (Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT, Bộ y tế, Bộ GD&ĐT….). Bộ quản lý lĩnh vực: Là bộ có chức năng quản lý nhà nước theo lĩnh vực (Bộ Tài chính, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ KH&ĐT…). Hoạt động của các bộ này liên quan trực tiếp tới tất cả các bộ ngành, các cấp, các cơ quan nhà nước, các tổ chức và công dân. Các cơ quan ngang bộ: Uỷ ban Dân tộc; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ; Văn phòng Chính phủ. Các cơ quan thuộc chính phủ: Thủ trưởng không phải là thành viên CP. Không có quyền ban hành VBQPPL, gồm: Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Bảo Hiểm Xã hội Viẹt Nam; Thông tấn xã Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam; Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. 1.3 Cơ quan HCNN ở địa phương: là UBND các cấp và các cơ quan chuyên môn trực thuộc. Tính chất: Là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương..

<span class='text_page_counter'>(67)</span> Chấp hành: do HĐND bầu ra, UBND chấp hành Hiến pháp, luật, nghị quyết, văn bản của CQNN cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp; chịu sự giám sát của các cơ quan đó. Hành chính: Thực hiện chức năng QLNN ở địa phương, góp phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy HCNN từ TW đến cơ sở. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động: Nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng phụ trách. Cơ cấu tổ chức UBND gồm: Chủ tịch UBND (là đại biểu HĐND); các PCT và các ủy viên UBND. Số lượng thành viên UBND cấp tỉnh từ 9-11(HN và Tp HCM có thể thêm nhưng không quá 13), UBND cấp huyện: 7-9, UBND cấp xã: 3-5. -Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND: + Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp tỉnh: Điều 82 – 95 của Luật tổ chức HĐND & UBND 2003. Riêng đối với UBND TP trực thuộc TW: thêm 09 nhiệm vụ, quyền hạn (Điều 96). + Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp huyện: Điều 97 – 109 của Luật tổ chức HĐND & UBND 2003. Riêng đối với UBND huyện thuộc địa bàn hải đảo: thêm 03 nhiệm vụ, quyền hạn (Đ - 110). + Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã: Điều 111 – 117 của Luật tổ chức HĐND & UBND 2003. Riêng đối với UBND phường: thêm 04 nhiệm vụ, quyền hạn (Điều upload.123doc.net). Thực trạng bộ máy HCNN: Cải cách tổ chức bộ máy nhà nước là một bộ phận của chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2001 - 2010. Qua gần 10 năm thực hiện cho thấy, hiệu lực, hiệu quả quản lý của hệ thống hành chính đã được nâng lên, không chỉ thể hiện trong điều kiện bình thường mà còn được bảo đảm trong những tình huống cấp bách như thiên tai, dịch bệnh. Tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính từ T.Ư đến địa phương đã từng bước được sắp xếp lại. Trước năm 2001, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước đã được rà soát, sắp xếp lại nhiều lần, qua đó, đã loại bỏ nhiều khâu trung gian. Trong chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2001-2010, một nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra là điều chỉnh, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan trong hệ thống hành chính, khắc phục những chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ. Ở cấp T.Ư, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã đi đầu thực hiện theo hướng này. Trong quá trình cải cách tổ chức bộ máy, bước đầu chúng ta đã phân biệt hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước với hoạt động của các đơn vị sự nghiệp, đơn vị dịch vụ công; đã tạo lập được những cơ sở để tiếp tục quá trình tách rõ hành chính với doanh nghiệp, hành chính với sự nghiệp. Ðây là những kết quả rất có ý nghĩa khi mà trong tổ chức bộ máy hành chính ở nước ta còn nhiều tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công thuộc các bộ, ngành và chính quyền các cấp ở địa phương. Nhờ đạt được những kết quả trong việc phân định chức năng, thẩm quyền và phân cấp nói trên mà tổ chức bộ máy hành chính đã được sắp xếp tinh gọn hơn, hoạt động hiệu quả hơn. Ở T.Ư, tổng số đầu mối của Chính phủ nhiệm kỳ 2007 - 2011 còn 30 đầu mối, gồm 22 bộ, cơ quan ngang bộ và tám cơ quan trực thuộc. Tổ chức bộ máy ở T.Ư đã sắp xếp theo hướng hình thành các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tách dần chức năng quản lý nhà nước với quản lý sản xuất, kinh doanh; phân biệt chức năng của cơ quan hành chính công quyền với chức năng của các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công cộng. Ở các địa phương, tổ chức các cơ quan chuyên môn cũng đã được đổi mới, sắp xếp phù hợp với tổ chức ngành ở T.Ư và điều kiện cụ thể của địa phương. Thực tế cho thấy, bộ máy hành chính nhà nước đã được cải cách đáng kể, nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của cơ chế quản lý mới và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Số bộ, ngành ở T.Ư tuy có giảm, nhưng tổ chức bên trong nhiều bộ, ngành vẫn tăng. Ðặc biệt là xu hướng nâng cấp tổ chức: phòng lên vụ, vụ lên cục, cục lên tổng cục, trường trung cấp lên cao đẳng, trường cao đẳng lên đại học đang diễn ra phổ biến, trong khi hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao. Việc tinh giản biên chế cũng chưa đạt yêu cầu đề ra. Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ máy hành chính trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được xác định thật rõ và phù hợp; sự phân công, phân cấp giữa các ngành và các cấp chưa thật rành mạch; Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc; phương thức quản lý hành chính vừa tập trung quan liêu lại vừa phân tán, chưa thông suốt; chưa có những cơ chế chính sách tài chính thích hợp với hoạt động của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức làm dịch vụ công. Xuất phát từ thực tiễn cải cách bộ máy hành chính nhà nước trong những năm qua, vấn đề cải cách bộ máy hành chính nhà nước trong những năm tới cần tập trung vào những định hướng sau:.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> Thứ nhất, cần có một tầm nhìn chiến lược đối với cải cách bộ máy hành chính. Trong tầm nhìn này phải hướng tới tạo ra một mô hình cải cách quản lý hành chính công mới - mô hình dựa trên các đề xuất sau: + Thị trường được trang bị tốt hơn nhất là trong việc cung ứng hầu hết hàng hoá và dịch vụ công và bộ máy hành chính nhà nước cồng kềnh, khuyết tật và lãng phí cố hữu phải được tinh giảm mạnh mẽ. + Cần có những thay đổi căn bản cần thiết để tạo ra một mô hình quản lý hành chính đổi mới và năng động có thể được thiết lập bởi: cơ cấu lại khu vực hành chính công, tổ chức lại và tinh giảm bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương, tạo ra sự cạnh tranh trong các ngành, lĩnh vực dịch vụ công thông qua thị trường nội bộ giữa các cơ quan hành chính và ký hợp đồng hành chính với khu vực tư nhân trong việc cung ứng dịch vụ công. Thực hiện các cuộc cải cách liên quan chặt chẽ với nhau vừa nêu trên có thể tạo ra một loại quản lý hành chính nhà nước khác với đặc điểm sau: Tách chức năng hoạch định chính sách chiến lược khỏi chức năng thực thi, điều hành; Quan tâm về kết quả hoạt động quản lý hành chính không phải là quy trình thực hiện quản lý hành chính; Hướng tới nhu cầu của người dân chứ không phải là quyền lợi của bộ máy và của những người trong bộ máy hành chính; Các cơ quan hành chính rút khỏi chức năng cung ứng hàng hoá và dịch vụ công, chuyển sang vai trò chỉ đạo và tạo điều kiện cho các tổ chức phi nhà nước và tư nhân thực hiện công việc này; Tạo ra một nền văn hoá tổ chức quản lý hành chính mới. + Điều cần thiết phải có hoặc phải xây dựng một tầm nhìn chiến lược về cải cách bộ máy hành chính để tránh nguy cơ nhỏ giọt, cục bộ, manh mún, không có hệ thống và không đồng bộ. Cần có một phương pháp tiếp cận trong việc cải cách bộ máy hành chính nhà nước dựa trên quan điểm cho rằng không có một thiết kế hoàn hảo, có thể thẩm định kỹ càng các điểm mạnh và điểm yếu của mô hình tổ chức bộ máy hành chính truyền thống và mô hình cải cách tổ chức bộ máy hành chính kiểu mới và xây dựng chiến lược thay đổi được điều chỉnh phù hợp với nền văn hoá chính trị và các điều kiện, chuyển đổi sang kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Thứ hai, tiến hành rà soát, làm thật rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương để loại bỏ những chồng chéo, trùng lặp giữa các cơ quan hành chính với nhau và phân cấp rõ ràng, cụ thể hơn về thẩm quyền và trách nhiệm giữa các cấp trong hệ thống bộ máy hành chính. Việc xác định được đúng chức năng, nhiệm vụ là cơ sở quyết định để thiết lập tổ chức của các cơ quan hành chính. Vì vậy, đây là vấn đề rất cơ bản cấp thiết, nên cần phải tiến hành một cách khoa học, kiên quyết, chặt chẽ trong toàn bộ hệ thống hành chính. Nguyên tắc cơ bản là mỗi cơ quan, mỗi tổ chức, mỗi bộ phận hợp thành đều phải có chức năng, nhiệm vụ một cách đích thực, rõ ràng và bảo đảm có đủ thẩm quyền đối với trách nhiệm để thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ đó. Chỉ có trên cơ sở xác định đúng và rõ ràng, rành mạch cụ thể chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan quản lý hành chính thì mới có thể khắc phục được sự chồng chéo, trùng lặp về nội dung, phạm vi, đối tượng quản lý trong hệ thống bộ máy hành chính. Có như vậy mới tiến hành phân cấp và xác định được mối quan hệ, phân công, phối hợp giữa các bộ, ngành với chính quyền địa phương. Từ đó, việc xem xét đánh giá hiệu lực và hiệu quả hoạt động của mỗi cơ quan và của toàn bộ hệ thống hành chính phải căn cứ vào kết quả thực hiện các chức năng nhiệm vụ đến đâu. Thứ ba, phân biệt rõ chức năng, trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước trong hệ thống hành chính theo chiều dọc và theo chiều ngang. Xác định lại vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; từ đó xây dựng mô hình Chính phủ văn minh, Chính phủ điện tử; Sửa Luật Tổ chức Chính phủ cho phù hợp. Cần làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức; tổng rà soát, đánh giá các Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các Bộ, ngành Trung ương. Giải quyết các chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các Bộ, ngành trung ương. Quy định một cách khách quan, khoa học, hợp lý, chặt chẽ các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ. Tinh giảm đến mức thấp nhất các cơ quan thuộc Chính phủ, thành lập các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực nhằm thu gọn đầu mối cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn. Thứ tư, trong thời gian tới, thực hiện được một cách căn bản việc chuyển đổi chức năng của hệ thống hành chính sang tập trung vào quản lý hành chính nhà nước vĩ mô, tách chức năng này với chức năng quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sự nghiệp. Đối với cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức trực thuộc Thủ tướng Chính phủ được sắp xếp lại theo chức năng quản lý nhà nước. Đồng thời thu gọn lại các tổ chức phối hợp liên ngành, về nguyên tắc, loại tổ.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> chức này không có bộ máy chuyên trách và biên chế riêng. Bộ phận thường trực được đặt tại Bộ có liên quan nhiều nhất, sử dụng bộ máy, tổ chức của Bộ phục vụ tổ chức phối hợp liên ngành. Đó là loại hình cơ cấu tổ chức ma trận, cán bộ, công chức trong tổ chức này chịu trách nhiệm trước hai cấp trên. Thứ năm, xác định rõ về mặt tổ chức các cơ quan có chức năng hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật với các cơ quan thực thi chính sách, pháp luật. Các cơ quan có chức năng hoạch định chính sách cần được tăng thời lượng để hoạch định chính sách. Các cơ quan, đơn vị chuyên môn, đơn vị chức năng thực hiện chính sách, pháp luật cần được bố trí theo hướng cơ động, nhanh chóng, kịp thời, thống nhất đảm bảo thực hiện các mệnh lệnh, các quy định của pháp luật được hiệu quả. Đặc biệt cần chú ý đến các cơ quan, đơn vị ở cơ sở, đó là những cơ quan trực tiếp thực thi chính sách, đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sống của nhân dân trong đó Uỷ ban nhân dân cấp xã là cơ quan hành chính có vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Xác định địa vị pháp lý hành chính của uỷ ban nhân dân xã theo hướng tăng quyền tự quản đối với các hoạt động quản lý dân cư ở địa phương, chủ yếu tập trung vào các vấn đề như xây dựng kế hoạch tổng thể về phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương; quản lý hoạt động kinh tế chủ yếu: quản lý đất đai; quản lý dân cư; quản lý trật tự, trị an; tổ chức dân cư và cung cấp các dịch vụ công cho địa bàn dân cư. Đối với cấp xã cần đổi mới theo hướng pháp điển hoá quy định việc bầu trực tiếp chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã. Thứ sáu, thực hiện bước chuyển thực sự trong phân cấp giữa trung ương và địa phương, tạo quyền chủ động trong quản lý của chính quyền địa phương, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các cấp trong hệ thống hành chính. Có sự phân cấp hợp lý mang tầm vĩ mô do trung ương quyết định, tạo thế cho địa phương giải quyết những vấn đề quản lý nhà nước vi mô. Giữa các cấp chính quyền địa phương cần có sự phân công rõ ràng. Việc phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp phải phù hợp với tính chất và yêu cầu của từng ngành, từng lĩnh vực hoạt động với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền trên từng địa bàn. Thứ bảy, ổn định địa giới hành chính, thiết lập các căn cứ phân tách tỉnh phù hợp, để các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở địa phương có thể chủ động trong quản lý nhà nước. Xây dựng Nghị định của Chính phủ về tiêu chí phân loại các đơn vị hành chính. Thứ tám, đổi mới hoàn thiện đội ngũ cán bộ, công chức. Chỉ tuyển dụng những công dân có trình độ chuyên môn, có phẩm chất đạo đức vào ngạch công chức, viên chức nhà nước. Xác lập quy chế công vụ phù hợp, hiện đại nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương, kỷ luật chặt chẽ đối với đội ngũ cán bộ, công chức. Thứ chín, Đổi mới tổ chức các cơ quan thanh tra từ chính phủ đến các Bộ, ngành đảm bảo hoạt động hiệu quả, có tính độc lập tương đối. Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định về thanh tra công vụ./. Câu 34: Vấn đề cải cách BMHCNN ở Việt Nam Thực trạng Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, gần 25 năm qua, BCHTW Đảng đã có nhiều nghị quyết về đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà trọng tâm là cải cách nền hành chính nhà nước, bắt đầu từ Nghị quyết Trung ương 8 (Khoá VII), rồi Nghị quyết Trung ương 3, 7 (Khoá VIII), Đại hội IX và X tiếp tục khẳng định cải cách nền hành chính nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm của xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Có nhiều nghị quyết ra nhiều chủ trương, quan điểm về cải cách bộ máy nhà nước, cải cách nền hành chính nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, dân chủ hoá đời sống xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế. 1. Kết quả Thực hiện chương trình tổng thể CCHC nhà nước (2001- 2010 ), công cuộc cải cách hành chính đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển và ổn định kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội. Cải cách hành chính đã được triển khai đồng bộ trên 4 lĩnh vực chủ yếu: thể chế, tổ chức bộ máy, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công, từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của bộ máy hành chính, hỗ trợ tích cực và thúc đẩy quá trình cải cách, đổi mới toàn diện của đất nước. Có thể đánh giá chung về kết quả của cải cách hành chính nhà nước trong thời gian qua như sau: Hệ thống thể chế pháp luật từng bước được đổi.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> mới và hoàn thiện, góp phần xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước được điều chỉnh từng bước phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước trong kinh tế thị trường. Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương được điều chỉnh, sắp xếp tinh gọn, hợp lý hơn. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước được nâng lên. Phương thức hoạt động của Chính phủ, các bộ ngành trung ương và UBND các cấp có bước đổi mới. 2. Hạn chế, yếu kém Tuy đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng so với yêu cầu của công cuộc đổi mới, phát triển KTXH và chủ động hội nhập quốc tế thì cải cách hành chính còn chậm, hiệu quả thấp. Nền hành chính còn bộc lộ một số tồn tại, yếu kém sau: - Hệ thống thể chế pháp luật vẫn còn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và trong một số lĩnh vực chưa bám sát quá trình chuyển đổi của nền nền kinh tế. Sự chưa đồng bộ của hệ thống thể chế một mặt thể hiện ở chỗ một số luật, pháp lệnh đã ban hành nhưng các nghị định và thông tư hướng dẫn triển khai chậm được ban hành. Nhiều cơ quan nhà nước vẫn có xu hướng giữ thuận lợi cho hoạt động quản lý của mình nhiều hơn là đáp ứng nhu cầu tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. Thủ tục hành chính vẫn chưa được cải cách đơn giản hoá triệt để, tính công khai minh bạch còn thấp. Sau một thời gian có những kết quả bước đầu trong cải cách thủ tục hành chính, thời gian gần đây vẫn còn nhiều thủ tục hành chính không hợp lý, phức tạp, tiếp tục gây phiền hà cho dân và doanh nghiệp. - Chậm xác định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý HCNN vĩ mô của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước, nhất là ở cấp Chính phủ và các bộ. Chính phủ làm gì và làm đến đâu trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tương tự như vậy là các bộ và chính quyền các cấp, đây vẫn là vấn đề còn chưa hoàn toàn được làm sáng tỏ. Mặc dù hiện tại Chính phủ đã không còn làm một số việc giống như 25 năm trước đây, nhưng trong thực tế những việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải giải quyết vẫn quá nhiều chưa xứng tầm Chính phủ. Nhìn tổng thể thì mối quan hệ giữa nhà nước với thị trường, giữa nhà nước với doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa đủ rõ. - Tổ chức bộ máy HCNN vẫn cồng kềnh, nhiều tầng nấc với hơn 26 bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ. Bộ máy hành chính ở cấp Trung ương còn quá lớn, số lượng tổ chức bên trong các bộ, ngành còn nhiều và có xu hướng phình ra. Việc thực hiện phân cấp về ngành và lĩnh vực giữa trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương còn chậm, vẫn chưa có sự phân biệt rõ về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của chính quyền đô thị với chính quyền nông thôn. - Chế độ công vụ mới chậm hình thành đầy đủ, chất lượng CBCC chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới, phát triển KT-XH. Đội ngũ CBCC còn bất cập về kỹ năng quản lý, thiếu tính nhạy bén, trách nhiệm thực thi công vụ chưa cao. Một bộ phận cán bộ, công chức suy thoái phẩm chất, đạo đức, tham nhũng. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đang là vấn đề có ý nghĩa sống còn không chỉ riêng của công cuộc cải cách hành chính mà của cả sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước. - Phương thức, lề lối làm việc còn thủ công, lạc hậu chưa đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp, hiện đại. Hoạt động của BM HCNN từ TW đến địa phương chưa thực sự thống nhất, thông suốt. Quy trình làm việc của CBCC nhìn chung còn thủ công, thiếu tính chuyên nghiệp. Dấu ấn của cơ chế tập trung, quan liêu còn khá đậm nét trong điều hành và tổ chức công việc của các cơ quan và đội ngũ CBCC ở tất cả các cấp. Họp hành nhiều, giấy tờ hành chính gia tăng, thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết công việc của từng cán bộ, công chức không rõ; đặc biệt khâu phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình giải quyết công việc còn yếu. Trang bị thiết bị, điều kiện làm việc của cơ quan hành chính nhà nước nói chung còn nhiều hạn chế. Sau hơn một nửa thế kỷ xây dựng và củng cố chính quyền vẫn còn tới 10% chính quyền cấp xã chưa có trụ sở làm việc, khoảng 30% trụ sở cấp xã là nhà cấp 4, không bảo đảm điều kiện làm việc và giải quyết công việc của dân. Việc triển khai áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước còn chậm, đạt hiệu quả thấp. Chủ trương hiện đại hoá nền hành chính, thu hẹp khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực vẫn là một thách thức lớn. Đường lối, chủ trương Cải cách hành chính ở Việt Nam là công việc mới mẻ, diễn ra trong điều kiện thiếu kiến thức và kinh nghiệm về quản lý hành chính nhà nước trong thời kỳ mới, có nhiều vấn đề phải vừa làm, vừa tìm tòi rút kinh nghiệm. Vì vậy, việc hình thành quan niệm và những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo công cuộc cải cách hành chính cũng như việc đề ra những nội dung, phương hướng, chủ trương, giải pháp thực hiện trong.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> từng giai đoạn là một quá trình tìm tòi sáng tạo không ngừng, là một quá trình nhận thức liên tục, thống nhất trong tiến trình đổi mới được khởi đầu từ ĐH VI. Từ xác định những nguyên nhân của tình hình khủng hoảng KT-XH trầm trọng, ĐH VI đã chỉ rõ nguyên nhân của mọi nguyên nhân là công tác tổ chức và đề ra chủ trương thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước. Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, tổ chức bộ máy nhà nước đã được sắp xếp lại một bước theo hướng gọn nhẹ, bớt đầu mối. Tuy nhiên, nhìn chung tổ chức và biên chế của bộ máy nhà nước vẫn còn quá cồng kềnh, nặng nề. Đến Đại hội VII, Đảng xác định tiếp tục cải cách BMNN và đề ra những nhiệm vụ về sửa đổi Hiến pháp, cải tiến tổ chức và hoạt động của Quốc hội, sửa đổi cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Chính phủ, của chính quyền địa phương. Trên cơ sở những nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra, trong nhiệm kỳ này đã tiến hành đợt sắp xếp lần thứ hai kể từ Đại hội VI hệ thống chính trị ở nước ta bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, tháng 4/1992, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp mới thay thế Hiến pháp 1980. Hiến pháp 1992 thể hiện sự nhận thức đầy đủ hơn về phân công, phối hợp giữa 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong tổng thể quyền lực thống nhất của Nhà nước. Hội nghị Trung ương 8 khoá VII (1/1995) đánh dấu bước phát triển mới về xây dựng và phát triển nền hành chính nhà nước. Cải cách một bước nền hành chính nhà nước được xác định là trọng tâm của việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, với mục tiêu là xây dựng một nền hành chính trong sạch có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hoá để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc của nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong xã hội. Lần đầu tiên 3 nội dung chủ yếu của cải cách hành chính nhà nước được trình bày một cách hệ thống trong Nghị quyết Trung ương 8, đó là cải cách thể chế của nền hành chính, chấn chỉnh tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Tiếp tục khẳng định cải cách hành chính là trọng tâm của việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước trong những năm trước mắt, ĐH VIII nhấn mạnh yêu cầu tiến hành cải cách hành chính đồng bộ, dựa trên cơ sở pháp luật, coi đó là một giải pháp cơ bản để thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 1996-2000. Hội nghị TW 3 khoá VIII (1997) khẳng định, bảo đảm thực hiện dân chủ hóa đời sống chính trị của xã hội, giữ vững và phát huy bản chất tốt đẹp của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ nhà nước, trong giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước và hoạt động của cán bộ, công chức. Từ đó, Chính phủ ban hành các quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở. Trong việc xây dựng chiến lược về cán bộ cho thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đến năm 2020, Nghị quyết Trung ương 3 đặc biệt nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực, coi đó là yếu tố quyết định đến chất lượng bộ máy nhà nước. Cán bộ lãnh đạo phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức toàn diện, được bố trí, điều động theo nhu cầu và lợi ích của đất nước. Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), Nghị quyết Trung ương 7 (khoá VIII), đã biểu thị một quyết tâm chính trị rất lớn về việc tiếp tục tiến hành cải cách hành chính, đặt cải cách hành chính trong tổng thể của đổi mới hệ thống chính trị. Nghị quyết Trung ương 7 (khoá VIII) đề ra chủ trương tiến hành sắp xếp lại tổ chức bộ máy đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị gắn liền với cải cách hành chính theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, với việc kiên quyết sắp xếp một bước bộ máy các tổ chức trong hệ thống chính trị, thực hiện tinh giảm biên chế, cải cách chính sách tiền lương. Đại hội IX (năm 2001) bên cạnh việc khẳng định mục tiêu xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá đã đưa ra một loạt chủ trương, giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong cải cách hành chính thời gian tới như điều chỉnh chức năng và cải tiến phương thức hoạt động của Chính phủ, nguyên tắc bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; phân công, phân cấp; tách cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công; tiếp tục cải cách doanh nghiệp nhà nước, tách rõ chức năng quản lý nhà nước với sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực; thiết lập trật tự kỷ cương, chống quan liêu, tham nhũng. ĐH X đã khẳng định: đẩy mạnh cải cách hành chính công, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội. Đẩy nhanh công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trên cả bốn mặt: chức năng, nhiệm vụ; tổ chức bộ máy; cán bộ và phương thức hoạt động. Định rõ những việc Nhà nước phải.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> làm và bảo đảm đủ các điều kiện để làm tốt; khắc phục tình trạng buông lỏng hoặc làm thay, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan của Đảng và cơ quan nhà nước; hiện đại hoá nền hành chính nhà nước. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, tiếp tục cải cách tư pháp một cách thực chất và toàn diện. Điều chỉnh chức năng của Chính phủ đúng với vai trò là cơ quan HCNN cao nhất. Xác định rõ phạm vi và nội dung quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển của giai đoạn mới; Chính phủ tập trung vào việc hoạch định thể chế, chính sách, xây dựng biện pháp, cải cách thủ tục hành chính, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, xã hội; nâng cao năng lực và hiệu quả chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, thanh tra thực hiện thể chế; xác định rõ phạm vi và nội dung quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội của cơ quan công quyền các cấp. Cơ cấu lại bộ máy Chính phủ theo hướng giảm các đầu mối phù hợp với yêu cầu đổi mới chức năng, nhiệm vụ. Cơ cấu lại các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước các cấp theo hướng giảm cấp phó, bỏ các cấp trung gian; giảm bộ phận phục vụ trong cơ quan hành chính, chuyển sang hình thức hợp đồng dịch vụ; phân cấp mạnh cho cấp dưới gắn với việc hướng dẫn và thực hiện thanh tra, kiểm tra của cấp trên. Điều chỉnh cơ cấu chính quyền địa phương cho phù hợp với những thay đổi chức năng, nhiệm vụ. Phân biệt rõ những khác biệt giữa chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị để tổ chức bộ máy phù hợp, nghiên cứu việc giảm bớt hội đồng nhân dân cấp quận ở đô thị. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và kiểm tra hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở. Đổi mới chính sách cán bộ và công tác quản lý cán bộ, xây dựng chế độ công vụ rõ ràng, minh bạch, đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực gắn với chế độ hưởng thụ thoả đáng và công bằng. Thực hiện đầy đủ nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ và phục vụ dân đối với các cơ quan và công chức nhà nước. Nghiên cứu để áp dụng cơ chế thủ trưởng cơ quan hành chính cấp trên bổ nhiệm chức danh người đứng đầu cơ quan hành chính cấp dưới. Tách các hoạt động công quyền với các hoạt động cung ứng dịch vụ công để các tổ chức cung ứng dịch vụ công thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động, về tài chính và nhân sự. Phát huy sự đa dạng về tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động của các tổ chức đoàn thể, các tổ chức phi chính phủ trong việc tham gia xây dựng và thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của NN, khắc phục tình trạng hành chính hoá các tổ chức quần chúng. Ban hành Luật về hội; phát triển nhiều hình thức tự quản của dân hoạt động theo pháp luật. Định hướng - Xác lập mô hình tổ chức nền hành chính mới cho phù hợp với yêu cầu xây dựng một nền hành chính phục vụ nhân dân, phục vụ phát triển và hội nhập của đất nước. - Hoàn thiện thể chế hành chính dân chủ - pháp quyền, có sự tham gia tích cực của người dân vào quá trình quản lý nền hành chính hiệu lực-hiệu quả của đất nước. - Có chế độ công vụ chuyên nghiệp, đảm bảo triệt để tính trách nhiệm, tính công khai, minh bạch của hoạt động công vụ. Có sức đề kháng cao với tệ quan liêu, tham nhũng. - Xây dựng nền hành chính thống nhất, thông xuốt, trên cơ sở phân cấp, phân quyền triệt để trong bộ máy quản lý hành chímh nhà nước. Đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức chính quyền các cấp trong thực hiện chính sách, pháp luật, thiết lập một trật tự hành chính phù hợp với việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương của nền hành chính. - Nền hành chính năm 2020 phải được hiện đại hóa từ công sở tới phương thức quản trị hiện đại, đạt trình độ quản lý của nền hành chính khu vực và thế giới. Chính phủ điện tử được thiết lập và vận hành hiệu quả. Những định hướng CCHC nhà nước trên đây được thực hiện, sẽ tạo lập được một nền hành chính dân chủ, hiện đại, một nền hành chính năng động trong một thế giới luôn biến đổi, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH, mở cửa hội nhập quốc tế./. Câu 35: Công vụ - Công chức Công chức là công dân VN, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của ĐCSVN, NN, tổ chức CT-XH ở TW, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc QĐND mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc CAND mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập của ĐCSVN, NN, tổ chức CT-XH, trong biên chế và hưởng lương từ NSNN; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập của ĐCSVN, NN, tổ.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> chức CT-XH thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Hoạt động công vụ của CBCC là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của CBCC theo quy định của Luật CBCC và các quy định của pháp luật có liên quan. Thực trạng Cải cách công vụ, công chức là những vấn đề có tính cốt lõi, bởi mọi hoạt động của Nhà nước nói chung và quá trình cải cách hành chính nói riêng, chủ yếu đều do người công chức đảm trách hoặc liên quan đến họ. Chức năng tổ chức, hoạt động quản lý nhà nước nhằm phát triển kinh tế - xã hội và đời sống công dân được thông qua công vụ và công chức. Hiểu rõ vai trò, vị trí của lĩnh vực công vụ, công chức, trong nhiều năm qua, đặc biệt từ sau khi có văn bản của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết các công việc của công dân, tổ chức (năm 1994) và Luật cán bộ công chức (năm 2008) công tác này được các cấp chính quyền, các ngành chức năng, các tổ chức trong bộ máy nhà nước quan tâm thực hiện và đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các vấn đề về công chức, công vụ được đặt ra khá toàn diện từ khái niệm; quyền, nghĩa vụ; điều kiện phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ công vụ; chế độ đãi ngộ; khen thưởng và kỷ luật; bộ máy quản lý công chức... làm cơ sở thống nhất để xây dựng một nền công vụ hiệu quả, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đạt được trong những năm qua thì vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém trong hoạt động công vụ - công chức ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật trong các công sở còn nghèo nàn, lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế giải quyết công việc. Trong một thời gian dài chúng ta lúng túng chưa ban hành được luật công vụ, công chức trong khi đó pháp lệnh cán bộ công chức năm 2003 chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu hiện tại. Vừa qua luật cán bộ, công chức năm 2008 đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2010 đây là bước tiến dài cho việc thể chế hóa hoạt động công vụ - công chức. Kỹ năng hành chính cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ công chức còn yếu kém, một số chưa đáp ứng được yêu cầu của vị trí đang công tác. Bên cạnh đó việc thiếu ý thức trách nhiệm trong công việc cũng diễn ra thường xuyên do nhiều nguyên nhân trong đó chế độ tiền lương chưa thỏa đảng có thể xem là nguyên nhân chính. Ngoài ra đạo đức công chức, thái độ phục vụ, phương thức phục vụ chưa được văn minh, hiện đại cũng là vấn đề cần xem xét trong quá trình hoàn thiện chế độ công vụ và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hiện nay. Tham nhũng vẫn là vấn đề nóng bỏng nhất cần quan tâm hiện nay. Hoàn thiện chế độ công vụ và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức Hoàn thiện chế độ công vụ là nội dung quan trọng của cải cách hành chính nhà nước, làm cho chế độ công vụ ngày một hoàn thiện hơn. Qua đó, bảo đảm sự vận hành của bộ máy hành chính thông suốt, nâng cao ý thức trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức; giải quyết đúng đắn, kịp thời các yêu cầu hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức; bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. I - Quan điểm hoàn thiện chế độ công vụ 1 - Hoàn thiện chế độ công vụ phải bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng về công tác cán bộ Điều 4, Hiến pháp nước ta khẳng định: "Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam..., là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội". Đảng lãnh đạo Nhà nước được thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau: lãnh đạo trong tổ chức và hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nước, đưa ra các chủ trương, quan điểm xây dựng Nhà nước, định hướng chính trị cho hoạt động của Nhà nước, thông qua công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, thông qua công tác cán bộ. Xuất phát từ nhận thức đó, hoàn thiện chế độ công vụ cần phải: Dựa trên cơ sở quan điểm, đường lối chính trị, chủ trương, chính sách của Đảng về công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Kịp thời thể chế hóa quan điểm của Đảng về công tác cán bộ thành pháp luật điều chỉnh quan hệ công vụ, công chức. Xây dựng đội ngũ công chức ngày càng chính quy, hiện đại, có phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức trong công vụ. Tôn trọng sự kiểm tra, hướng dẫn, lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ và tôn trọng sự giới thiệu của các cơ quan, tổ chức đảng trong lựa chọn, đề bạt cán bộ. Xây dựng đạo đức công vụ theo những tiêu chí đạo đức cách mạng. 2 - Hoàn thiện chế độ công vụ gắn với đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Mối quan hệ, sự phối hợp giữa các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị với Nhà nước thể hiện qua các mặt chủ yếu sau: quan hệ trong thiết lập bộ máy nhà nước; trong xây dựng pháp luật; trong tổ chức thực thi pháp luật và trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật..

<span class='text_page_counter'>(74)</span> Bên cạnh việc đổi mới hệ thống chính trị nói chung, việc hoàn thiện chế độ công vụ gắn với đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, các cơ quan nhà nước. Đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước phải gắn với đổi mới cơ cấu tổ chức bên trong của từng cơ quan nhà nước, tới phân công chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận cơ quan nhà nước. Yếu tố này ảnh hưởng có tính quyết định đến hoạt động công vụ của công chức trong các cơ quan nhà nước, đến trách nhiệm công vụ của công chức. Chính vì vậy, khi hoàn thiện chế độ công vụ cần phải chú ý tới việc định rõ chức trách của từng chức vụ quản lý, từng vị trí, chức danh công chức. 3 - Hoàn thiện chế độ công vụ bảo đảm hội nhập kinh tế quốc tế Đội ngũ cán bộ, công chức giữ các chức vụ quản lý ở nước ta phần lớn được đào tạo trong cơ chế cũ, nhiều tri thức của họ đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp với yêu cầu có tính thời đại, thêm vào đó là các thủ tục hành chính rườm rà, cùng với tính bảo thủ, đã làm cho bộ máy hành chính vận hành một cách kém hiệu quả, mọi công việc thường được giải quyết chậm trễ. Vì vậy, việc hoàn thiện chế độ công vụ cần hướng tới việc đáp ứng các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn cao ngang tầm với khu vực và quốc tế, có khả năng đáp ứng linh hoạt yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Thể chế của chế độ công vụ được hoàn thiện phải hướng tới phục vụ cho hội nhập kinh tế quốc tế. 4 - Hoàn thiện chế độ công vụ nhằm xây dựng nền công vụ phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân Xuất phát từ bản chất Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, chế độ công vụ nước ta là chế độ công vụ phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) khẳng định: "Các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng". Điều này đòi hỏi việc hoàn thiện chế độ công vụ phải đặc biệt quan tâm đến các quy tắc, quy định trách nhiệm, bổn phận công vụ của cán bộ, công chức, viên chức nói chung, công chức trong bộ máy nhà nước nói riêng. Đi đôi với quá trình đó, phải thiết lập cơ chế để mọi hoạt động công vụ của cán bộ, công chức đều chịu sự giám sát của nhân dân, thông qua các cơ quan quyền lực nhà nước do nhân dân trực tiếp bầu lên, thông qua các tổ chức chính trị - xã hội mà công dân là thành viên, thông qua việc công dân sử dụng quyền khiếu nại, tố cáo. Đặc biệt, các tổ chức xã hội thực sự là người phản biện xã hội đối với mọi hoạt động nhà nước, hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. 5 - Hoàn thiện chế độ công vụ gắn với tăng cường chuyên môn, nâng cao đạo đức công vụ, bảo đảm chế độ thủ trưởng trong các cơ quan công quyền Hồng và chuyên là hai phẩm chất hàng đầu của cán bộ, công chức, trở thành thuộc tính của công chức thời kỳ xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội công dân. Rèn luyện đạo đức là một yêu cầu có tính nguyên tắc, là bắt buộc trong điều kiện hiện nay. Vì vậy, hoàn thiện chế độ công vụ ở nước ta hiện nay cần phải hướng tới xây dựng hệ thống các chuẩn mực đạo đức công vụ của cán bộ, công chức. Sự tập trung, thống nhất quyền lực là một nguyên tắc, thuộc tính của quản lý hành chính nhà nước, nếu không sẽ không bảo đảm được sự thống nhất trong điều hành, chỉ huy hoạt động công vụ. Từ góc độ hành chính, người đứng đầu cơ quan nhà nước là người chỉ huy, điều hành các công việc có tính hành chính trong cơ quan nhà nước để thực thi các nhiệm vụ, công vụ của cơ quan đó. Chính điều đó đòi hỏi phải phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của tập thể và cá nhân người đứng đầu cơ quan. Trong điều hành công vụ, đòi hỏi phải đề cao vai trò của người đứng đầu cơ quan, đồng thời cần phải xác định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước và người đứng đầu các bộ phận trong cơ quan đó. Việc hoàn thiện chế độ công vụ cần phải hướng tới xây dựng chế độ phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của tập thể và trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong cơ quan nhà nước. II - Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức 1 - Đổi mới quy trình, chế độ tuyển dụng công chức Tuyển dụng công chức là khâu đầu tiên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tính chất quyết định đến chất lượng công chức sau này. Tổ chức thi tuyển chung công chức ở các ngạch cho các cơ quan nhà nước ở trung ương, địa phương; không nên giao cho từng cơ quan nhà nước tự tuyển công chức như hiện nay. Vì như vậy sẽ phá vỡ kế hoạch chung của nền công vụ, mà còn gây ra những tiêu cực khó lường. Từ đó, chúng ta không dự liệu một cách đầy đủ nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực cho bộ máy nhà nước..

<span class='text_page_counter'>(75)</span> 2 - Thi nâng ngạch công chức trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh Cạnh tranh trong công vụ như là động lực thúc đẩy tính tích cực, sự phấn đấu của công chức, nhằm nâng cao năng lực của công chức, khắc phục được tình trạng trì trệ "sống lâu lên lão làng". Ngạch công chức là cấp bậc về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, do đó tương ứng với những công việc đảm nhiệm mà cần công chức có chuyên môn, nghiệp vụ tương ứng. Từ đó, thi nâng ngạch công chức chỉ được tiến hành theo yêu cầu công vụ, chỉ thi nâng ngạch khi có chỗ trống chức vụ chuyên môn. Việc thi nâng ngạch công chức hiện nay mới chủ yếu là nhằm giải quyết chế độ cho công chức về lương, về danh, mà chưa làm thay đổi về nghĩa vụ, chức phận công vụ của họ. Tiến hành trả lương công chức theo chức vụ chuyên môn (ngạch, bậc chuyên môn) và chức vụ quản lý, người không giữ chức vụ quản lý thì chuyển hưởng lương theo chức vụ chuyên môn. Trân trọng tính chuyên nghiệp, chuyên môn sâu của công chức. 3 - Đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức Khi xem xét đào tạo và bồi dưỡng trong tổng thể quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong công vụ, điều quan trọng là cần xây dựng một chiến lược đào tạo để nhìn nhận và dự báo yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cán bộ, công chức cần thiết trong hiện tại và tương lai một cách chủ động, từ đó điều chỉnh các hoạt động đào tạo cho phù hợp với yêu cầu mới. Các bộ phận liên quan tới bộ phận quan trọng này trong cải cách hành chính bao gồm: 1 - đổi mới chương trình, nội dung đào tạo; 2 - cải tiến giáo trình và tài liệu giảng dạy; 3 - vận dụng phương pháp đào tạo mới, lấy người học làm trung tâm; 4 - tăng cường cơ sở vật chất hỗ trợ đào tạo. Xét cho cùng, trước mắt cần tăng cường năng lực cho chính đội ngũ giảng viên để đảm đương được nhiệm vụ này. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng thường nặng về kiến thức, tri thức mà chưa quan tâm nhiều đến công chức. Ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức hành chính, cần chú trọng đào tạo về kỹ năng hành chính. Thường xuyên thi sát hạch công chức để đánh giá năng lực công chức (5 năm một lần). Ấn định số lượng công chức theo ngạch trong các công việc hành chính. Để nâng cao năng lực thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước (xác định cơ cấu công chức trong cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương). Tóm lại, hoàn thiện chế độ công vụ ở nước ta hiện nay là yêu cầu cần thiết khách quan, là nhiệm vụ vừa mang tính cấp thiết vừa mang tính lâu dài, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hoàn thiện chế độ công vụ nhằm khắc phục những hạn chế, nhược điểm của chế độ công vụ ở nước ta hiện nay, đặc biệt là yếu tố thể chế của nền công vụ, đồng thời đáp ứng xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng chuyển từ nền hành chính điều hành sang nền hành chính phục vụ các khách hàng của nền hành chính: cá nhân, cơ quan, tổ chức./. Câu 36: Chức năng HCNN I. Khái niệm và ý nghĩa: 1. Khái niệm: Chức năng hành chính nhà nước là những phương diện hoạt động chủ yếu của hành chính được hình thành thông qua quá trình phân công lao động trong các cơ quan nhà nước. Chức năng hành chính phản ảnh vai trò của hành chính trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Chức năng hành chính của mỗi quốc gia phụ thuộc vào vị trí và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trong bộ máy quản lý nhà nước nói chung và của các cơ quan hành chính nói riêng. Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, ĐCSVN, Nhà nước và các tổ chức CT-XH hoạt động theo một cơ chế nhất định nhằm đảm bảo mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Trong hệ thống chính trị nầy, Đảng là lực lượng lãnh đạo; Nhà nước là trụ cột, công cụ thực hiện quyền lực, là trung tâm quản lý xã hội; Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Các cơ quan nhà nước trong tổng thể bộ máy nhà nước có chức năng, nhiệm vụ nhất định do pháp luật quy định. Đây là điều khác với chức năng của một tổ chức không phải của nhà nước, chức năng do người chủ, người thành lập nó tạo nên. Chức năng của cơ quan nhà nước của mọi quốc gia đều do Hiến pháp, các đạo luật hay các văn bản pháp luật khác quy định. Tuỳ thuộc vào thể chế chính trị, thể chế nhà nước, pháp luật quy định. Ví dụ: theo hệ thống pháp luật Việt Nam, Quốc hội (cơ quan đại diện, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thực hiện chức năng lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao đối với toàn bộ bộ máy nhà nước); Chính phủ (theo Hiến pháp 1992) là cơ quan chấp hành của Quốc hội, thực thi quyền hành pháp, đồng thời là cơ quan hành.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> chính nhà nước cao nhất của Nhà nước CHXHCNVN, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Chức năng cụ thể của Chính phủ được quy định trong luật tổ chức Chính phủ. Cơ quan hành chính nhà nước trung ương chịu trách nhiệm quản lý thống nhất các ngành, các lĩnh vực, các vùng, các thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước. Các cơ quan hành chính ở địa phương là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, chịu trách nhiệm quản lý về mặt nhà nước đối với tất cả các lĩnh vực, các hoạt động ở địa phương dưới sư chỉ huy, điều hành thống nhất của Chính phủ. 2. Ý nghĩa: - Thứ nhất, hành chính nhà nước là một tiến trình được thể hiện qua các chức năng hành chính nhà nước (thực hiện các chức năng quản lý). Nếu không làm rõ chức năng hành chính nhà nước thì không thể hình dung được tiến trình hành chính; cấp độ các thể chế hành chính, thủ tục hành chính theo các khâu, các cấp hành chính; cũng như các hoạt động chi tiết, cụ thể của tiến trình ấy trong một hệ thống nhất định. Coi hành chính là sự tập hợp những chức năng hành chính (chức năng quản lý) đã cho phép các công chức lãnh đạo giải quyết thành công nhiều vấn đề trong thực tiễn. - Thứ hai, sự hình thành, phát triển, hoàn thiện các chức năng hành chính nhà nước là một quá trình lịch sử, một quá trình khách quan. Quá trình đó ngày càng trở nên phức tạp do lực lượng sản xuất, quan hệ xã hội, quan hệ quốc tế không ngừng phát triển. Trên góc độ này, chức năng hành chính là là sản phẩm của quá trình phân công, chuyên môn hóa, tổng hợp hoá lao động trên lĩnh vực thực thi quyền hành pháp nhằm tạo ra của cải vật chất, dịch vụ, hàng hoá ngày càng nhiều cho cộng đồng. Với ý nghĩa đó, chức năng hành chính nhà nước là một trong những căn cứ quan trọng nhất để thiết lập các cơ quan hành chính nhà nước. - Thứ ba, những chức năng hành chính được cụ thể hoá thành các khâu, các nhiệm vụ của các cấp, các chức danh hành chính, quy chế tổ chức (mỗi cấp có chức năng, nhiệm vụ khác nhau) và do đó, nó là một phương tiện quan trọng để góp phần thực hiện đường lối tổ chức, đường lối cán bộ của Đảng và Nhà nước. - Thứ tư, xác định cụ thể, rõ ràng một cách khoa học các chức năng hành chính của từng cơ quan hành chính là một nội dung quan trọng không thể thiếu được của khoa học hành chính. - Thứ năm, nghiên cứu các chức năng hành chính là trả lời câu hỏi: hành chính và các cơ quan hành chính phải làm gì để thực hiện chức năng vĩ mô của hành chính là thực thi quyền hành pháp. - Thứ sáu, nghiên cứu các chức năng hành chính là xác định rõ mối quan hệ về chức năng (tính phân công nhiệm vụ chuyên môn, tính hệ thống) giữa các yếu tố cấu thành bộ máy hành chính nhà nước. - Thứ bảy, nghiên cứu chức năng hành chính và chức năng của các cơ quan hành chính tạo cơ sở khoa học cho việc xác định thể chế hành chính; quy chế công vụ và các chính sách phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ hành chính. Nhiều người cho rằng bàn đến chức năng hành chính phải gắn liền với sự ra đời của nhà nước. Khi nhà nước ra đời, một trong những vấn đề được quan tâm là làm thế nào để giữ được những giá trị của nó; thu phí và sử dụng khoản thu nhập có được. Cùng với sự mở rộng quy mô lãnh thổ cũng như sự phát triển xã hội, nhà nước phải làm nhiều việc hơn để giải quyết những vấn đề xã hội như về y tế, giáo dục… II. Phân loại chức năng hành chính nhà nước 1. Mục đích của phân loại chức năng Việc phân loại các chức năng hành chính nhằm: Bảo đảm quá trình được tiếp cận một cách bao quát, trọn vẹn, hoàn chỉnh đối với từng cơ quan, từng chức vụ, từng cấp hành chính trong các ngành, các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội cũng như đối với chính quyền địa phương. Điều nầy có ý nghĩa quan trọng và trực tiếp đến thiết kế bộ máy; thiết lập mối quan hệ phối hợp ngành, cấp; cơ cấu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và xây dựng phong cách, chế độ làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức trong các công sở hành chính. Tạo cơ sở khách quan cho việc xác định khối lượng công việc theo từng chức năng, xây dựng mô hình tổ chức cho từng loại cơ quan hành chính (để giao nhiệm vụ, kiểm tra, đánh giá: khen thưởng, trả lương, tránh bình quân chủ nghĩa), đặc biệt mô hình tổ chức bộ máy kinh tế cấp bộ, cơ quan ngang bộ và mô hình tổ chức hành chính UBND các cấp..

<span class='text_page_counter'>(77)</span> Là điều kiện quan trọng nhất bảo đảm sự phù hợp, ăn khớp giữa chức năng, cơ cấu bộ máy hành chính giữa các cấp, các ngành; phòng ngừa và sửa chữa có hiệu quả sự trùng lắp, chồng chéo, rắc rối, bỏ trống, giành giật, đổ lỗi cho nhau giữa các cơ quan hành chính nhà nước. 2. Phân loại chức năng hành chính nhà nước Các chức năng hành chính có thể chia thành một số loại sau: Phân loại chức năng hành chính dựa trên cơ sở phân biệt giữa các chức năng thực thi quyền lập pháp; quyền hành pháp và tư pháp. Phân lọai chức năng theo cơ cấu tổ chức hệ thống hành chính nhà nước giữa trung ương và chính quyền địa phương các cấp. Phân loại theo chức năng của từng cơ quan hành chính trong tổng thể các cơ quan hành chính: Bộ; cơ quan ngang bộ; cơ quan thuộc chính phủ; các Cục, Vụ, Viện; Uỷ ban nhân dân; Hội đồng nhân dân; các cơ quan trực thuộc UBND. Phân loại thành nhóm chức năng bên trong và các chức năng bên ngoài. Cũng có thể tiến hành phân loại chức năng hành chính chi tiết hơn theo từng nhóm ngành, lĩnh vực. Trong cách phân lọai nầy có thể chia thành các nhóm: Phân lọai theo các chức năng hành chính cơ bản nhất như chia ra chức năng chính trị, chức năng kinh tế, chức năng văn hoá, chức năng xã hội. Phân lọai theo các đối tượng tác động hành chính: chức năng đối với dân, chức năng đối với nền kinh tế thị trường, chức năng đối với xã hội và chức năng đối với bên ngoài. Phân loại theo trình tự và nội dung của tiến trình thực hiện chức năng: chức năng kế hoạch hóa, chức năng tổ chức, chức năng lãnh đạo, chức năng báo cáo, chức năng dự toán ngân sách, chức năng kiểm tra, đánh giá. Phân loại theo lĩnh vực và các mặt hoạt động: chức năng kinh tế, văn hoá, xã hội, ngoại giao, an ninh, quốc phòng, tài chính, ngân sách nhà nước, kế toán, kiểm toán, thống kê, chứng khoán, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, tài sản công, khoa học, công nghệ, môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng chế độ công vụ và quy chế công chức, tổ chức bộ máy. Phân loại theo các ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ: công nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, nông thôn, thương mại, dịch vụ du lịch, các công trình đo thị phục vụ dân cư. Phân loại theo thể chế hiện hành (hiến pháp, luật, văn bản pháp quy). Đây là cách phân loại gắn liền với việc thực thi luật pháp hằng ngày trong nền hành chính nhà nước với tính chất thực tiễn hành chính. Phân loại theo tiến trình lịch sử của sự phát triển chức năng quản lý và chức năng hành chính (chức năng cai trị- chức năng phục vụ). Đối với những quốc gia coi các thành tựu nghiên cứu lý thuyết khoa học thì các lý thuyết đó là một căn cứ quan trọng hàng đầu trong việc phân loại các chức năng hành chính. Phân loại chức năng hành chính theo sự vận hành của quy trình hành chính nhà nứơc: chức năng quản lý; tạo sân chới hay cấm đoán. III. Chức năng hành chính nhà nước: 1. Chức năng hành chính tổng quát: - Chức năng hành chính nhà nước đối với dân: Thiết lập hệ thống chính sách an dân, khơi dậy và phát huy tính chủ động, sáng tạo của dân và phục vụ dân ngày càng tốt hơn; giao một số việc cho dân làm, dân tự quản; có những phương thức đảm bảo cho dân tham gia xây dựng, theo dõi, giám sát hoạt động của nền hành chính; thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. - Chức năng hành chính nhà nước đối với nền kinh tế thị trường: Định hướng và tạo điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Tạo môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế thị trường đúng hướng, lành mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, tạo lập kết cấu hạ tầng, công nghệ, thông tin. Khuyến khích hướng dẫn các thành phần kinh tế bằng hệ thống chính sách đòn bẩy, tạo môi trường thuận lợi, ổn định, phát huy tiềm lực nội tại. Điều tiết kinh tế, phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân, điều hòa quyền lợi hợp pháp chính đáng giữa Nhà nước, doanh nghiệp và công dân, bảo đảm công bằng xã hội. Ngăn ngừa và khắc phục những yếu tố tiêu cực, trừng phạt những hành vi xâm phạm đến lợi ích chung cũng như lợi ích của công dân. Tham gia tích cực vào việc hội nhập kinh tế thế giới, bên cạnh đó phải bảo đảm chủ quyền và lợi ích kinh tế của quốc gia. - Chức năng hành chính nhà nước đối với xã hội: Điều hành xã hội theo luật pháp, bảo đảm trật tự kỷ cương, phòng chống có hiệu quả các tệ nạn tham nhũng, tệ nạn xã hội, thực hiện công bằng xã hội. - Chức năng hành chính nhà nước đối với bên ngoài: Thiết lập nền hành chính, nhất là thể chế, bộ máy, công chức làm công tác đối ngoại thích ứng với tiến trình toàn cầu hóa, từ đó hội nhập có hiệu quả vào đời sống quốc tế, thực hiện một phần quốc tế hóa hành chính. 2. Chức năng vận hành hành chính nhà nước Đây là các chức năng cụ thể khi vận hành vào các cơ quan hành chính công quyền nào đó, là sự chi tiết hóa các chức năng hành chính thành những hoạt động hành chính thường xuyên..

<span class='text_page_counter'>(78)</span> - Chức năng hoạch định: Đây là chức năng hàng đầu trong tiến trình hành chính Nhà nước, dựa trên cơ sở cương lĩnh, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được hoạch định trong đường lối của Đảng và được nhất trí thông qua. Chính phủ, các Bộ, các chính quyền địa phương phải xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy họach, kế hoạch phát triển ngành, địa phương trong từng giai đoạn cụ thể. Chức năng hoạch định có thể khái quát ở những nội dung cơ bản sau: Tiến hành dự báo, dự đoán, mô hình hóa. Xác định hệ thống mục tiêu, tốc độ phát triển, cơ cấu và cân đối lớn. Xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển, lập các chương trình dự án cho từng ngành, từng vùng, từng lĩnh vực. Đề ra chính sách, giải pháp để dẫn dắt đất nước phát triển theo định hướng kế hoạch. - Chức nang tổ chức hành chính: Đây là chức năng then chốt, gồm nhiều nhiệm vụ và hoạt động cụ thể sau: Xây dựng một bộ máy gọn, có hiệu quả nhằm xác định các mối quan hệ chỉ đạo, quan hệ ngang – dọc, quan hệ phối hợp. Chỉ đạo sự vận hành của bộ máy. Hiệp đồng bên trong và bên ngoài khi triển khai nhiệm vụ. Liên kết công việc, tổ chức và con người. Quản lý chặt chẽ các hoạt động của bộ máy. Quản lý sự thay đổi của tổ chức. - Chức năng nhân sự và phát triển nguồn nhân lực. Sau khi đã thiết lập một hệ thống tổ chức bộ máy hành chính nhà nước theo cấp hành chính, phải lựa chọn những con người phù hợp với các tiêu chuẩn chức danh mà các vị trí công việc yêu cầu. Đồng thời phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính chính quy hiện đại, đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới. - Chức năng ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định. Đây là chức năng cơ bản của quản lý hành chính nhà nước. Quyết định là sản phẩm, là hành vi quan trọng nhất của công chức lãnh đạo, quản lý. Vì vậy những vấn đề về phương pháp ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định luôn luôn là đối tượng quan tâm của các nhà hành chính. Nó bao gồm những nội dung: Tập hợp đầy đủ các thông tin, xủ lý thông tin. Đề ra các phương án khác nhau, thẩm định hiệu quả từng phương án. Thông qua quyết định. Ban hành quyết định quản lý hành chính nhà nước. - Chức năng phối hợp thực hiện thẩm quyền. Trong một hệ thống hành chính nói chung và trong từng cơ quan hành chính nói riêng, mỗi cán bộ, công chức được phân công đảm nhiệm những công việc nhất định, việc thực hiện công việc của họ góp phần vào việc hoàn thành công việc chung, do đó đòi hỏi phải phối hợp và khớp nối các công việc của các cá nhân riêng lẽ nhằm đạt được mục tiêu chung. Trong nhiều trường hợp, các cơ quan hành chính phối hợp để ra các quyết định hành chính nhằm thực hiện thẩm quyền. - Chức năng tài chính. Để đảm bảo kinh phí cho hoạt động của NN, bộ máy hành chính NN, cũng như các chi phí đầu tư phát triển trong các lĩnh vực đòi hỏi phải chú trọng đến chức năng tài chính của NN. Chức năng này bao gồm nhưng nội dung cơ bản sau:Xây dựng ngân sách, nuôi dưỡng và khai thác nguồn thu, nhất là thuế. Sử dung đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả ngân sách được cấp. Quản lý chặt chẽ công sản, bao gồm cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và những vật tư cần thiết. - Chức năng theo dõi, giám sát, kiểm tra. Kiểm tra là nhiệm vụ quan trọng của cá nhân người lãnh đạo cơ quan, hệ thống hành chính. Hoạt động kiểm tra nhằm phát hiện những sai sót, vướng mắc trong quá trình hoạt động để có giải pháp giải quyết đồng thời tìm kiếm những cơ hội, những nguồn lực có thể khai thác, tận dụng nhằm đạt được mục tiêu đã định, làm sáng tỏ những việc đã làm được, chưa làm được để khen thưởng và xử lý kịp thời. Báo cáo, sơ kết, tổng kết, đánh giá là công cụ quan trọng trong công tác kiểm tra. Chức năng này đóng vai trò quan trọng giúp người lãnh đạo thẩm định những việc đã làm được, những việc chưa làm, làm phong phú thêm lý luận và thực tiễn hành chính, từ đó định ra phương hướng, giải pháp cho những kỳ tiếp theo./..

<span class='text_page_counter'>(79)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×