Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Thanh Nguyen Ngu van 9 Tuan 6 cktkn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.29 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 6 TIẾT 26, 27 Văn bản. Ngày soạn:……………………………... Ngày dạy:……………………………… “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU. I – NGUYỄN DU 1. Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên; quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc có truyền thống văn học và nhiều đời làm quan. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng. Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh. Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bậc: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn quét sạch hai mươi vạn quân Thanh xâm lược. Trong hoàn cảnh ấy, Nguyễn Du đã sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc (1786 – 1796) rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh (1796 – 1820). Sau khi đánh bại Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi (1820), Nguyễn Du ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn. Năm 1813 – 1814 ông được cử làm chánh sữ sang Trung Quốc. Năm 1820, dưới triều Minh Mạng, ông lại được làm chánh sứ sang Trung Quốc lần thứ hai, nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh, mất tại Huế. 2. Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc. Cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho ông một vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. 3. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị lớn bằng chữ Hán và chữ Nôm. Thơ chữ Hán có ba tập, gồm 243 bài. Sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh, thường gọi là Truyện Kiều. II – TRUYỆN KIỀU Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn. Chính điều này mới làm nên giá trị của kiệt tác Truyện Kiều. 1. Tóm tắt tác phẩm Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che” bên cạnh cha mẹ và hai em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong buổi du xuân nhân tiết Thanh minh, Thúy Kiều gặp chàng Kim Trọng “phong tư tài mạo tót vời”. Giữa hai người chớm nở một mối tình đầu đẹp. Kim Trọng đến ở trọ cạnh nhà Thúy kiều. Nhân trả chiếc thoa rơi, Kim Trọng đã gặp Kiều bày tỏ tâm tình. Hai người chủ động, tự do đính ước với nhau. Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc Trong khi Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình chuộc cha. Thúy Kiều bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lửa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng, cứu vớt khỏi cuộc đời kỉ nữ. Nhưng rồi Kiều bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghem tuông, đày đọa. Thúy Kiều phải trốn đền nương nhờ nơi cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà - kẻ buôn người như Tú Bà, nên Kiều lần thứ hai rơi vào lầu xanh. Ở đây, Thúy Kiều gặp Từ Hải, một anh hùng "đội trời đạp đất". Từ Hải lấy Kiều, giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa quan Tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Thúy Kiều phải hầu đàn, hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, Kiều trẫm mình ở sông Tiền Đường. Nhưng nàng được sư Giác Duyên cứu và lần thứ hai Kiều nương nhờ cửa Phật. Phần thứ ba: Đoàn tụ Sau nửa năm về Liêu Dương chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Hay tin gia đình Kiều bị tai biến và nàng phải và nàng phải bán mình chuộc cha, chàng đau đớn vô cùng. Tuy kết duyên với Thúy Vân nhưng Kim Trọng chẳng thể nào nguôi được mối tình đầu say đắm. Chàng quyết cất công lặn lội đi tìm Thúy Kiều. Nhờ gặp được sư Giác Duyên mà Kim, Kiều tìm được nhau, gia đình đoàn tụ. Chiều ý mọi người, Thúy Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước "duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy". 2. Giá trị nội dung và nghệ thuật:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Về nội dung: Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo, là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lí, khát vọng tình yêu, hạnh phúc... - Về nghệ thuật: Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Với Truyện Kiều, ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Với Truyện Kiều, nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách, miêu tả tâm lí con người. Kiệt tác Truyện Kiều hành trăm năm nay đã được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả. Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới. Chú thích Truyện Nôm: loại truyện thơ viết bằng chữ Nôm. Truyện Nôm có khi được viết bằng thể thơ Đường luật nhưng phổ biến nhất là viết bằng thể thơ lục bát.Có hai loại truyện Nôm: truyện Nôm bình dân hầu hết không có tên tác giả, được viết trên cơ sở truyện dân gian; truyện Nôm bác học phần nhiều có tên tác giả, được viết trên cơ sở cốt truyện có sẵn của văn học Trung Quốc hoặc do tác giả sáng tạo ra. Truyện Nôm phát triển mạnh mẽ nhất ở nửa cuối thế kỉ XVIII và thế kỉ XIX. I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Giúp học sinh : Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du. - Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều. Từ đó thấy được Truyện Kiều là một kiệt tác của văn học dân tộc. II. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức: - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du. - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều. - Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại. - Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong tác phẩm văn học trung đại. - Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại. 3. Thái độ: Biết ơn và tôn trọng Nguyễn Du vì đã để lại cho văn học dân tộc một kiệt tác. Biết đồng cảm với những số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lí, khát vọng tình yêu, hạnh phúc... II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 9A1/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A3/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .) 9A2/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A5/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .) 2. Kiểm tra: Kể tóm tắt văn bản Hoàng lê nhất thống chí: Quân Thanh kéo vào Thăng Long, tướng Tây Sơn là Ngô Văn Sở lui quân về vùng núi Tam Điệp. Được tin Quang Trung rất giận, bèn họp tướng sĩ định thân chinh cầm quân đi ngay. Nhưng nghe mọi người đến họp khuyên Ông đã lên ngôi vua ở Phú Xuân, tự đốc xuất đại binh nhằm ngày 25 tháng Chạp năm 1788 tiến quân ra Bắc diệt Thanh. Dọc đường vua Quang Trung cho kén thêm quân lính, mở cuộc duyệt binh lớn, chia quân thành các đạo, chỉ dụ tướng lĩnh, mở tiệc khao quân vào ngày 30 tháng Chạp. Hẹn đến ngày mùng 7 Tết thắng giặc mở tiệc ăn mừng ở Thăng Long. Đội quân của Quang Trung đánh đến đâu thắng đến đấy, khiến quân Thanh đại bại. Ngày mùng 3 Tết quân Tây Sơn công phá đồn Hà Hồi, sáng sớm ngày mùng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi, trưa mùng 5 Tết tiến binh đến Thăng Long. Tướng Thanh là Tôn Sĩ Nghị vội vã tháo chạy về nước, vua Lê Chiêu Thống cùng gia quyến vội vã chạy trốn theo. 3. Bài mới: Đỉnh cao nhất của văn học Việt Nam từ Thế Kỉ X đến hết Thế Kỉ XIX là đại thi hào – danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Du với kiệt tác Truyện Kiều. Đây là một tác giả quan trọng trong chương trỉnh Ngữ văn THCS . Với lớp 9, chúng ta mới chỉ tiếp xúc bước đầu ; Ở lớ 10 các em sẽ tiếp tục được học sâu thêm. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> HĐ1: Giới thiệu văn bản. + GV cho HS đọc phần chú thích Tác giả (S/77-78). + GV hỏi: Em hãy nêu sơ lược về tác giả ? + HS: - Tên : Tố Như, Hiệu là Thanh Hiên , quê làng Tiên Điền - Nghi Xuân - Hà Tĩnh. - Sinh trưởng trong 1 thời đại có nhiều biến động dữ dội cuối TK XVIII đầu TK XIX Tác động tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du  hướng ngòi bút vào hiện thực. - Gia đình Nguyễn Du là gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học; Nhỏ sống vinh hoa phú quý  9 tuổi mồ côi cha, 12 tuổi mồ côi mẹ  Tác động lớn đến sáng tác. - Bản thân: Học giỏi nhưng nhiều lận đận bôn ba nhiều nơi, tiếp xúc nhiêù vùng văn hoá nhiều cảnh đời số phận khác ảnh hưởng đến sáng tác. - Là người có trái tim giàu lòng yêu thương. * Những sáng tác văn học. - Chữ Hán: 243 bài với 3 tập thơ + “Thanh Hiên Thi tập” + “ Nam trung tạp ngâm” + “ Bắc hành tạp lục” - Chữ nôm: “ Truyện Kiều” ( Đoạn trường tân thanh) “ Văn chiêu hồn”. + GV hỏi: Em hãy nêu sơ lược về tác phẩm ? + HS: - Nguồn gốc: Từ 1 tác phẩm văn học Trung Quốc” Kim Vân Kiều truyện” Nguyễn Du đã sáng tạo nên kiệt tác văn học Việt Nam. - Bố cục: 3 phần: . Gặp gỡ và đính ước. . Gia biến và lưu lạc. . Đoàn tụ. HĐ2: Phân tích Giá trị nội dung và nghệ thuật. + GV cho HS phân tích giá trị về mặt nội dung của văn bản.. I. GIỚI THIỆU: 1. Tác giả: Nguyễn Du (S/77-78). 2. Tác phẩm: - Từ 1 tác phẩm văn học Trung Quốc” Kim Vân Kiều truyện” Nguyễn Du đã sáng tạo nên kiệt tác văn học Việt Nam. - Bố cục : 3 phần.. II. GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT : 1. Giá trị nội dung: + Giá trị hiện thực : - Phản ánh xã hội đương thời qua những bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị:( Bọn quan lại, tay chân, buôn thịt bán người Sở Khanh, Hoạn Thư …) tàn ác , bỉ ổi. - Phản ánh số phận những con người bị áp bức đau khổ đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ. + Giá trị nhân đạo: - Cảm thương sâu sắc trước những khổ đau của con người. - Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo. - Trân trọng, đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất  ước mơ khát vọng chân chính. + GV cho HS phân tích giá trị về mặt nghệ thuật của 2. Giá trị nghệ thuật: ( ngôn ngữ và thể loại) văn bản. + Ngôn ngữ: Tiếng Việt đạt tới đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật có chức năng biểu đạt + biểu cảm + thẩm mỹ (Vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ: Giàu, đẹp)..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Lối văn kể chuyện trực tiếp, gián tiếp. - Cách khắc họa nhân vật,miêu tả thiên nhiên. + Thể loại : Thơ nôm lục bát. * Ghi nhớ : S/80. Truyện Kiều Nguyễn Du là thiên tài văn học, danh nhân văn hóa, nhà nhân đạo chủ nghĩa, có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học việt nam. Truyện kiều là kiệt tác văn học, kết tinh giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc. Hoặc : HOẠT ĐỘNG *HOẠT ĐỘNG 1:-Hướng dẫn tìm hiểu tác giả Nguyễn Du. - Gọi học sinh đọc phần tác giả Nguyễn Du. H- Thời đại mà Nguyễn Du sống là khoảng thời gian nào? Hoàn cảnh lịch sử của nước nhà ra sao?. KIẾN THỨC I- Tác giả Nguyễn Du: 1- Thời đại: - Cuối TK XVIII đầu TK XIX là thời kì lịch sử có những biến động dữ dội. - Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng. - Nông dân khởi nghĩa khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. 2- Cuộc đời: - Nguyễn Du (1766 – 1820) quê ở tỉnh Hà Tĩnh. H- Em hãy cho biết cuộc đời tác giả? Ông sinh trưởng - Gia đình: xuất thân dòng dõi quí tộc, nhiều đời trong một gia đình như thế nào? làm quan, có truyền thống văn chương. - Bản thân: + Lúc nhỏ mồ côi cha, sóng với anh. H- Cuộc đời của ông có những điều gì cần chú ý? + Trưởng thành sống cuộc đời cơ cực ở quê vợ -GV nhấn mạnh những điểm quan trọng Thái Bình. + (1786 – 1790) sống gần gũi với nhân dân. + Năm 1786 phò Lê chống Tây Sơn nhưng không thành. + Năm 1802 ra làm quan dưới triều nhà Nguyễn. + Năm 1802 chuẩn bị đi sứ lần 2, bị ốm và mất. - Hiểu biết sâu rộng về cuộc đời, có lòng nhân ái, là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt. 2- Sự nghiệp văn học: H- Cuộc đời sóng gió đó đã ảnh hưởng thế nào đến sáng - Sáng tác 243 bài thơ. tác Truyện Kiều? + Chữ Hán: Thanh hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục. H- Về sự nghiệp văn học của Nguyễn Du có những điểm + Chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn tế thập loại gì đáng chú ý? chúng sinh... -GV giới thiệu thêm một số tác phẩm lớn của Nguyễn Du. => Thiên tài văn học. HOẠT ĐỘNG *HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu Truyện Kiều. GV thuyết trình cho HS hiểu về nguồn gốc tác phẩm -> khẳng định sự sáng tạo của Nguyễn Du -3 HS đọc 3 phần trong SGK – 3 HS khác tóm tắt 3 phần đã đọc. - 1 HS khá tóm tắt lại toàn bộ. -Gọi HS đọc phần tóm tắt tác phẩm.. KIẾN THỨC II- Tác phẩm: 1- Nguồn gốc tác phẩm: Từ một tác phẩm văn học Trung Quốc, Nguyễn Du thay đổi hình thức tác phẩm và sáng tạo thêm cốt truyện phù hợp với hiện thực Việt Nam. 2- Tóm tắt tác phẩm: - Gồm 3 phần:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> -GV có thể đan xen những câu thơ Kiều phù hợp với nội dung + Gặp gỡ và đính ước. cốt truyện. + Gia biến và lưu lạc. + Đoàn tụ. H. Dựa vào cốt truyện, theo em truyện Kiều có những giá trị 3- Giá trị nội dung và nghệ thuật: nào? a- Giá trị nội dung: -Các nhóm thảo luận các câu hỏi- cử đại diện trả lời – HS * Giá trị hiện thực: khác nhận xét H. Tóm tắt tác phẩm, em hình dung xã hội được phán ảnh - Phản ánh sự tàn bạo của tầng lớp thống trị. trong truyện Kiều là xã hội như thế nào? Bọn quan lại tàn ác. H. Những nhân vật như: Mã Giám Sinh, Hồ Tôn Hiến, Bạc - Những tên buôn thịt bán người. Hà, Bạc Hạnh, Sở Khanh là những kẻ như thế nào? H. Nêu cảm nhận của em về cuộc sống, thân phận của Thúy - Phản ánh số phận bị áp bức đau khổ của Kiều cũng như người phụ nữ trong xã hội cũ? người phụ nữ trong xã hội cũ. H. Nguyễn Du rất cảm thương với cuộc đời người phụ nữ. * Giá trị nhân đạo: Chứng minh? - Cảm thương trước những số phận đau khổ (Dùng những câu thơ biểu cảm trực tiếp) của con người. H. Việc khắc họa hình tượng những nhân vật MGS, HTH - Lên án tố cáo những thế lực tàn bạo. trong cách miêu tả nhà thơ biểu hiện thái độ như thế nào? H. Nguyễn Du xây dựng trong tác phẩm một nhân vật anh - Đề cao trân trọng con người từ vẻ đẹp hình hùng theo em là ai? Mục đích là gì? thức đến phẩm chất -> những khát vọng chân chính (hình tượng Từ Hải) H. Cách Thúy Kiều báo ân báo oán thể hiện tư tưởng gì của - Hướng tới những giải pháp của xã hội đem tác phẩm? lại hạnh phúc cho con người. -GV thuyết trình 2 thành tựu lớn về nghệ thuật của tác phẩm. b- Giá trị nghệ thuật: H. Em có nhận xét gì về cách sử dụng ngôn ngữ và miêu tả của tác giả? - Ngôn ngữ tinh tế, chính xác biểu cảm. - Ngôn ngữ kể chuyện đa dạng: trực tiếp, gián tiếp, nửa trực tiếp. - Nghệ thuật miêu tả phong phú. -Cốt truyện nhiều tình tiết phức tạp nhưng dễ *Gọi HS đọc ghi nhớ SGK hiểu. *HOẠT ĐỘNG 3: * Ghi nhớ: SGK. -Hướng dẫn luyện tập III- Luyện tập Gọi 1 em tóm tắt ngắn gọn – GV nhận xét -Tóm tắt ngắn gọn Truyện Kiều IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Củng cố: chốt lại những nội dung chính - Dặn dò : Học bài. Nắm chắc nội dung, nghệ thuật truyện Kiều. Soạn : “chị em Thuý Kiều”.. TUẦN 6 TIẾT 28 Văn bản. Ngày soạn:……………………………... Ngày dạy:……………………………… CHỊ EM THÚY KIỀU (Trích Truyện Kiều) Đầu lòng hai ả tố nga, Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân. Mai cốt cách tuyết tinh thần, Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười. Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang,.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn: Làng thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thành, Sắc đành đòi một tài đành họa hai. Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm. Cung thương làu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương. Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân. Phong lưu nhất mực hồng quần, Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê. Êm đềm trướng rủ màn che, Tường đông ông bướm đi về mặc ai. (Nguyễn Du, Truyện Kiều, trong Đào Duy Anh, Từ điển Truyện Kiều, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1974. Có tham khảo một số bản Truyện Kiều khác. I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: Thấy được tài năng, tấm lòng của thi hào dân tộc Nguyễn Du qua một đoạn trích trong Truyện Kiều. II. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức: - Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật. - Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: ngợi ca vẽ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích cụ thể. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu một văn bản truyện thơ trong văn học trung đại. - Theo dõi diễn biến sự việc trong tác phẩm truyện. - Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn Du trong văn bản. 3. Thái độ: Yêu quí và trân trọng cái đẹp, đặc biệt là vẻ đẹp của người phụ nữ. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 9A1/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A3/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .) 9A2/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A5/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .) 2. Kiểm tra: Nêu các giá trị cơ bản của Truyện Kiều ? - Nội dung: có giá trị hiện thực và nhân đạo lớn. (5đ) - Hình thức: có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ, miêu tả thiên nhiên, khắc họa hình tượng nhân vât,... 3. Bài mới: Trong Truyện Kiều Nguyễn Du miêu tả nhiều bức chân dung nhân vật rất đặc sắc. Hai chân dung đầu tiên mà mà người đọc được thưởng thức chính là chân dung hai người con gái họ Vương- hai chị em Thuý Kiều, Thuý Vân. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG HĐ1: Giới thiệu văn bản. I. GIỚI THIỆU: + GV hỏi: Em hãy nêu sơ lược về tác phẩm ? 1. Tác giả: Nguyễn Du (S/77-78). + HS 2. Tác phẩm: - Vị trí đoạn trích: phần đầu tác phẩm. - Vị trí đoạn trích: phần đầu tác phẩm. - Bố cục : 3 phần. - Bố cục : 3 phần. + 4 câu đầu : giới thiệu khái quát 2 chị em. + 4 câu đầu : giới thiệu khái quát 2 chị em. + 4 câu tiếp: Tả vẻ đẹp Thuý Vân. + 4 câu tiếp: Tả vẻ đẹp Thuý Vân. + 12 câu tiếp tả vẻ đẹp của Thuý Kiều. + 12 câu tiếp tả vẻ đẹp của Thuý Kiều..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> + 4 câu cuối: nhận xét về cuộc sống 2 chị em. * Đại ý: Giới thiệu vẻ đẹp của 2 chị em Thuý Vân và Thúy Kiều. HĐ2: Phân tích văn bản. + GV cho HS đọc lại 4 câu đầu. + GV nêu câu hỏi: Em hiểu hai ả tố nga là gì? Câu thơ mai cốt cách tuyết tinh thần cho ta biết gì về cách tả của tác giả ? Câu cuối cho ta biết trước điều gì về hai bức chân dung ? + HS căn cứ vào văn bản phân tích, suy luận, phát biểu: - Bút pháp chủ đạo được nhà thơ sử dụng là ước lệ, gợi tả; biện pháp nghệ thuật chủ đạo là so sánh, ẩn dụ, tượng trưng, lấy các hình ảnh thiên nhiên để so sánh với vẻ đẹp của con người. - Hai câu đầu vừa giới thiệu vị trí thứ bậc của hai cô gái, hai chị em vừa đánh giá chung bằng một hình ảnh ẩn dụ: hai ả tố nga – vẻ đẹp trong trắng, cao quí của nàng tiên trên cung Quảng theo truyền thuyết. - Hai câu sau vừa nhận xét khái quát vẻ đẹp của mỗi người vừa tả (cốt chỉ biểu hiện cái hồn, cái tinh thần của vẻ đẹp chứ không đi sâu vào tỉ mỉ); lại thêm hai hình ảnh ẩn dụ: Hình ảnh cây mai để chỉ dáng người thanh mảnh. Hình ảnh "tuyết" chỉ màu da trắng và chỉ tâm hồn, tính cách của hai nàng. Thành ngữ "mười phân vẹn mười" nhưng lại mỗi người một vẻ, không giống nhau nhưng đều là một vẻ đẹp hoàn mĩ. - Tiếp theo là chân dung của Thúy Vân. + GV cho HS đọc lại 4 câu tiếp. + GV hỏi: Từ “ trang trọng” gợi vẻ đẹp như thế nào? + HS: gợi sự cao sang, quí phái. + GV hỏi: Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong phần này ? + HS: - Dùng hình ảnh miêu tả ước lệ. - So sánh. - Ẩn dụ. - Nhân hóa. - Từ ngữ đặc tả. + GV: Qua bức chân dung này, có thể phát biểu như thế nào về vẻ đẹp và tâm hồn, tính cách nàng Vân ? + HS: Thúy Vân xinh đẹp, đoan trang, phúc hậu. Điều đó dự báo một tương lai êm ả, hạnh phúc. + GV hỏi: nhan sắc của Thúy Kiều đẹp như thế nào ? + HS đáp: - Làn thu thủy nét xuân sơn. - Hoa ghen, liễu hờn. - Nghiêng nước, nghiêng thành.  So sánh, ẩn dụ, dùng những chuẩn mực của thiên nhiên để làm đối tượng so sánh.  Kiều đẹp lộng lẫy, sắc sảo, có sức cuốn hút mạnh mẽ. + GV hỏi: Thúy Kiều có tài năng gì ? + HS đáp:. + 4 câu cuối: nhận xét về cuộc sống 2 chị em. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1. Tả chung hai chị em: “ Tố Nga”  cô gái đẹp. “ Mai ,tuyết”: Hình ảnh ước lệ  vẻ đẹp thanh cao, duyên dáng, trong trắng. “ Mười phân vẹn mười”  khái quát vẻ đẹp chung và vẻ đẹp riêng “ mỗi người một vẻ”.  Cách giới thiệu ngắn gọn nhưng nổi bật đặc điểm của 2 chị em.. 2. Chân dung Thúy Vân: - “ Trang trọng” gợi sự cao sang, quí phái. - Các đường nét: Khuôn mặt, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói.  Nghệ thuật so sánh: - Vẻ đẹp trung thực, phúc hậu, quý phái. - Vẻ đẹp hài hoà êm đềm với xung quanh cuộc đời bình lặng, suôn sẻ. => Chân dung được tạo nên bởi sự hòa hợp êm đềm với xung quanh nên mây thua, tuyết nhường. Nàng sẽ có cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.. 3. Chân dung Thúy Kiều: - Khái quát đặc điểm nhân vật: sắc sảo. mặn mà.( So sánh về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn). - Thu thuỷ.. xuân sơn” : ước lệ. + Không miêu tả tỉ mỉ  tập trung đôi mắt. + Hình ảnh làn nước mùa thu dợn sóng  gợi lên sự sống động vẻ đẹp đôi mắt sáng trong, long lanh, linh hoạt. + Hình ảnh “ nét xuân sơn” ( nét núi mùa xuân) gợi đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm. - Làu bậc ngũ âm. - Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương.  Làm thơ, vẽ, ca hát, chơi đàn, soạn nhạc.  Kiều rất đa tài, tài nào cũng hoàn hảo.  Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc – tài – tình. Nhưng điều đó lại dự báo cuộc đời nàng phải chịu nhiều bất hạnh. + GV: Nguyễn Du lại miêu tả Thúy Vân Trước, Thúy Kiều sau? Mục đích của tác giả miêu tả như vậy là gì? Cách tả Thúy Kiều có gì khác với cách tả Thúy Vân? + HS: Tác giả muốn lấy Vân làm nền để nêu bật lên vẻ đẹp và tài năng của Kiều: Vân đã đẹp hoàn mỹ như vậy nhưng Kiều còn xuất sắc hơn. + GV: Hai câu đầu có tác dụng gì ? Nếu dùng 4 tiếng khái quát để so sắc đẹp của hai chị em là những từ gì ? + HS: Hai câu đầu không chỉ chuyển từ cô em sang chị mà đã có ý so sánh rất rõ. Nếu vẻ đẹp cả Vân là đoan trang, hiền hậu thì vẻ đẹp của Kiều là sắc sảo, mặn mà. Không chỉ có sắc mà còn có tài, tài sắc vẹn toàn, hơn hẳn Thúy Vân. GV hỏi: Trong hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn? Vì sao? HS: Bức chân dung Thúy Kiều nổi bật hơn vì: + Số câu thơ tả Thúy Kiều nhiều hơn. + Ở Thúy Vân tác giả chỉ miêu tả về hình dáng bân ngoài, còn ở Thúy Kiều tác giả miêu tả cả sắc- tài- tình. + Tả Thúy Vân trước làm nền để bật tả Thúy Kiều( thủ pháp đòn bẩy) + GV hỏi: Cuộc sống hai chị em như thế nào ? + HS: - Phong lưu rất mực hồng quần. - Êm đềm trướng rũ màn che. - Tường đông ong bướm đi về mặc ai.  Cuộc sống của hai chị em Thúy Kiều phong lưu, rất mực khuôn phép. + GV chốt ý nghĩa và nghệ thuật cho HS ghi vào vở. + GV yêu cầu HS đọc Ghi nhớ: S/83. Đoạn thơ Chị em Thúy Kiều sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẽ đẹp của con người, khắc họa rõ nét chân dung chị em thúy kiều. ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Đọc diễn cảm, thuộc lòng đoạn trích. - Đọc thêm; đọc ghi nhớ. - Nắm chắc NT ước lệ cổ điển. - Học thuộc lòng, soạn bài “ Cảnh ngày xuân”. TUẦN 6. + “ Một hai thành” điển cố (thành ngữ) giai nhân Vẻ đẹp sắc sảo, trẻ trung, sống động. - Tài: Đa tài  đạt đến mức lí tưởng. + Cầm, kỳ, thi, hoạ  đều giỏi  ca ngợi cái tâm đặc biệt của Thuý Kiều. + Đặc biệt tài đàn: là sở trường, năng khiếu (Nghề riêng): Vượt lên trên mọi người (ăn đứt) + Cung “ Bạc mệnh” Kiều sáng tác  ghi lại tiếng lòng 1 trái tim đa sầu đa cảm.  Dự báo số phận éo le, đau khổ.  Kiều đẹp toàn diện cả nhan sắc, tài năng, tâm hồn.. 4. Cuộc sống hai chị em: - Phong lưu rất mực hồng quần. - Êm đềm trướng rũ màn che. - Tường đông ong bướm đi về mặc ai.  Cuộc sống của hai chị em Thúy Kiều phong lưu, rất mực khuôn phép. 5. Ý nghĩa văn bản: Nguyễn Du đã thể hiện tài năng nghệ thuật và cảm hứng nhân văn. Đồng thời ngợi ca vẻ đẹp và tài năng của con người. III. TỔNG KẾT: 1. Nghệ thuật: - Lấy vẻ đẹp thiên nhiên gợi tả vẻ đẹp con người. - Sử dụng hình ảnh tượng trưng, ước lệ. - Sử dụng nghệ thuật đòn bẩy - Lựa chọn và sử dụng ngôn nữ miêu tả tài tình. 2. Nội dung: * Ghi nhớ: S/83.. Ngày soạn:……………………………....

<span class='text_page_counter'>(9)</span> TIẾT 28 Văn bản. Ngày dạy:……………………………… CẢNH NGÀY XUÂN (Trích Truyện Kiều) Ngaøy xuaân con eùn ñöa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời , Caønh leâ traéng ñieåm moät vaøi boâng hoa. Thanh minh trong tieát thaùng ba, Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh. Gần xa nô nức yến anh, Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. Dập dìu tài tử giai nhân , Ngựa xe như nước áo quần như nêm. Ngổn ngang gò đống kéo lên , Thoi vaøng voù raéc tro tieàn giaáy bay. Taø taø boùng ngaû veà taây, Chò em thô thaån dan tay ra veà. Bước dần theo ngọn tiểu khê, Laàn xem phong caûnh coù beà thanh thanh. Nao nao dòng nước uốn quanh, Dòp caàu nho nhoû cuoái gheành baéc ngang. (Nguyeãn Du, Truyeän Kieàu) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: Thấy được tài năng, tấm lòng của thi hào dân tộc Nguyễn Du qua một đoạn trích trong Truyện Kiều. II. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức: Học sinh nắm được tài năng tả cảnh thiên nhiên của ngòi bút Nguyễn Du, sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình, gợi cảm. Qua cảnh vật, người đọc cảm nhận được phần nào tâm trạng nhân vật. 2. Kĩ năng: Rèn luyện các kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích (hình ảnh giàu chất tạo hình để tả cảnh thiên nhiên và tả cảnh ngụ tình) đoạn trích.. 3. Thái độ: Giáo dục tình cảm thẩm mĩ, tình yêu thiên nhiên (tích hợp giáo dục về môi trường). III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 9A1/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A3/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .) 9A2/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A5/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .) 2. Kiểm tra: Câu 1) a. Đọc diễn cảm 4 câu thơ miêu tả Thuý Vân. b.Cho biết sắc đẹp của Thúy Vân được so sánh với những hình tượng thiên nhiên nào? Đó là bút pháp gì? Câu 2) a. Điền vào chỗ trống những từ phù hợp: Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm. Cung thương làu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương. Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân. b.Qua cung đàn mà kiều sáng tác, em hiểu thêm điều gì về nhân vật này? 3. Bài mới: Nguyễn Du không chỉ là một bậc thầy trong nghệ thuật tả chân dung mà còn trong tả cảnh thiên nhiên. Sau bức tranh chân dung hai nàng Tố Nga diễm lệ là bức tranh tả cảnh ngày xuân tháng ba tuyệt vời. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> HĐ1: Giới thiệu văn bản. + GV hỏi: Em hãy nêu vị trí đoạn trích ? + HS: Sau đoạn tả tài sắc “Chị em Thuý Kiều”. + GV hỏi: Bài thơ có bố cục gồm mấy phần ? + HS: 3 phần: - 4 câu đầu: Gợi tả khung cảnh ngày xuân. - 8 câu tiếp: Gợi tả khung cảnh lễ hội đạp thanh trong tiết thanh minh (3-4 âm lịch). - 6 câu cuối: Cảnh chị em thơ thẩn dan tay ra về. => Theo trình tự thời gian cuộc chơi xuân. HĐ2: Phân tích văn bản. + GV cho HS đọc 4 câu đầu. + GV hỏi: Hai câu đầu gợi tả điều gì ? Hình ảnh con én đưa thoi gợi cho em cảm xúc gì về thời gian và cảm xúc. + HS: Gợi tả khung cảnh ngày xuân. Hình ảnh “con én đưa thoi”(ẩn dụ nhân hoá)  gợi cảnh mùa xuân rất đặc trưng, đồng thời gợi cảm giác thời gian(ngày xuân, ngày vui) trôi qua rất nhanh và một chút nuối tiếc (“đã”). + GV hỏi: Hai câu sau gợi cho em cảm giác gì ? So sánh với câu thơ: “Phương thảo liên thiên bích, Lê chi sổ điểm hoa”. (Thơ cổ Trung Hoa) Em nhận thấy Nguyễn Du đã tiếp thu và sáng tạo tinh hoa của người xưa như thế nào ? + HS: - Trung Hoa: Miêu tả cành lê điểm một vài bông hoa mà không nói tới màu sắc của hoa lê. - Nguyễn Du: Là bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân: Gam màu làm nền cho bức tranh xuân là thảm cỏ non trải rộng chân trời,trên nền xanh cỏ non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Nguyễn Du chỉ thêm chữ “trắng”cho cành lê mà bức tranh xuân đã khác, nó là điểm nhấn làm nổi bật thần sắc của hoa lê. Màu xanh của cỏ non và sắc trắng của hoa lê làm cho màu sắc có sự hài hoà tới mức tuyệt diệu. Tất cả gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân. + GV cho HS đọc 8 câu tiếp. + GV hỏi: Đó là cảnh lễ gì? Hội gì? + HS: Cảnh ngày tết thanh minh (3 – 3) có hai hoạt hoạt động cùng diễn ra: lễ tảo mộ - viếng mộ (tỉnh mộ), sửa sang, quét dọn, đắp điếm, thắp hương, lễ bái, khấn nguyện trước các mộ phần của người thân; Hội đạp thanh (giẫm lên cỏ xanh) du xuân, chơi xuân nơi đồng quê. Hội Thanh Minh và lễ tảo mộ là những truyền thống tốt đẹp xưa để chào đón một năm mới tốt lành và tưởng nhớ đến công ơn của ông bà tổ tiên, nay vẫn còn lưu giữ. + GV chốt: - Khung cảnh mang đậm truyền thống văn hoá tâm linh của một số các dân tộc phương Đông (Trung Quốc, VN v.v….), một trong những phong tục cổ truyền lâu đời không hoàn toàn mang tính chất mê tín, lạc hậu và đã. I. GIỚI THIỆU: 1. Tác giả: Nguyễn Du (S/77-78). 2. Tác phẩm : - VTĐT : Sau đoạn tả tài sắc “Chị em Thuý Kiều”. Thuộc phần “Gặp gỡ và đính ước” - Thể loại : Thể thơ lục bát. - Bố cục : 3 phần - PTBĐ : miêu tả, biểu cảm II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1. Khung cảnh ngày xuân: (1-4) -Thời gian và ngày vui trôi qua nhanh.  Nghệ thuật ẩn dụ nhân hoá. - Mùa xuân sáng đẹp (“thiều quang”). - Cảm giác nuối tiếc (“đã”). - Bức tranh bát ngát một màu xanh (cỏ, trời) điểm xuyết màu trắng hoa lê thật hài hoà.  Mùa xuân tinh khôi, tươi đẹp, giàu sức sống, khoáng đạt.. 2. Khung cảnh lễ hội Thanh Minh: (5-12) * Lễ: Tảo mộ. * Hội: Đạp thanh.  Truyền thống văn hoá xưa. *Nghệ thuật miêu tả: Dùng hình ảnh ẩn dụ (“yến anh”), so sánh (“ngựa xe như nước, áo quần như nêm”).  Bức tranh ngày xuân đông vui, náo nhiệt. -Mang sắc thái của lễ hội tháng ba (Âm Lịch). *Nghệ thuật dùng từ: Dùng một loạt từ có hai âm tiết (từ ghép và từ láy): Gần xa, nô nức, sắm sửa, dập dìu, ngổn ngang…kết hợp nhịp thơ nhanh không khí rộn ràng, vui vẻ..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> được bảo tồn cho đến ngày nay, đặc biệt trong các dịp lễ, tết… -Khung cảnh bây giờ đã bắt đầu nhuốm một thoáng thê lương, buồn buồn,không rộn ràng như trước để chuẩn bị cho cảnh “nao nao” ở phần cuối. + GV cho HS đọc đoạn còn lại. + GV hỏi: Cảm nhận của em về cảnh vật cuối chiều xuân khi ba chị em trở về ? + HS: Được tác giả miêu tả một cách yểu điệu, tha thướt, trữ tình hơn. + GV chốt: * Những từ láy (Tà tà, thơ thẩn, thanh thanh,nao nao,nho nhỏ) không chỉ biểu đạt sắcthái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Hai chữ “nao nao” đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. Cảm giác bâng khuâng xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về một điều sắp xảy ra đã xuất hiện. (Kiều sẽ “gặp” (viếng mộ) Đạm Tiên và gặp gỡ Kim Trọng). * Đây là đoạn được miêu tả với bút pháp cổ điển, tả cảnh gắn với tả tình à TẢ CẢNH NGỤ TÌNH,TÌNH CẢNH TƯƠNG HỢP. + GV chốt ý nghĩa và nghệ thuật cho HS ghi vào vở. + GV yêu cầu HS đọc Ghi nhớ: S/87. Đoạn thơ Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng được gợi lên qua từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.. 3. Cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về: (13 - 18) - Cảnh và người thưa vắng, không còn bát ngát, đông vui, náo nhiệt. - Gợi tả tâm trạng luyến tiếc, bâng khuâng, lặng buồn sâu lắng.  Tả cảnh ngụ tình.. 4. Ý nghĩa : Đoạn thơ miêu tả bức tranh mùa xuân tươi đẹp qua ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật giàu chất tạo hình của đại thi hào Nguyễn Du. III. TỔNG KẾT : 1. Nghệ thuật : - Tả cảnh thiên nhiên đặc sắc bằng bút pháp tả, gợi. Sử dụng từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật - Miêu tả theo trình tự thời giancuộc du xuân của chị em Thuý Kiều. 2. Nội dung : * Ghi nhớ : S/87.. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Học thuộc lòng và diễn cảm đoạn thơ - Hiểu và dùng được một số từ HV có trong đoạn thơ - Soạn bài : Thuật ngữ. TUẦN 6 Ngày soạn:…………………………… TIẾT 29 Ngày dạy:……………………………. Tiếng Việt THUẬT NGỮ I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS hiểu được: - Khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó. - Biết sử dụng chính xác các thuật ngữ. II. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức: HS nắm được khái niệm thuật ngữ. Phân biệt thuật ngữ với các từ ngữ thông thường khác. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng giải thích nghĩa của thuật ngữ và vận dụng thuật ngữ trong khi nói viết. 3.Thái độ: Tích cực sử dụng thuật ngữ đúng với hoàn cảnh giao tiếp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 9A1/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A3/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .) 9A2/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A5/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .) 2. Kiểm tra: (1) Vốn từ vựng tiếng Việt được phát triển qua các hình thức nào? Có 3 cách phát triển từ vựng : - Phát triển nghĩa mới. - Tạo từ mới. - Mượn từ ngữ nước ngoài (2) Cho ví dụ về mỗi loại ? - (Cho đúng mỗi ví dụ 2) 3. Bài mới: - Hôm nay ta sẽ học bài thuật ngữ. Đây là lần đầu tiên thuật ngữ được đưa vào SGK . - Việc đưa thuật ngữ vào SGK thể hiện xu hướng phát triển của cuộc sống hiện đại khi khoa học và công nghệ đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với con người . - Bài này giúp chúng ta có được những kiến thức mới để thích ứng với xu thế phát triển đó. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG HĐ1: Tìm hiểu Khái niệm thuật ngữ: I. THUẬT NGỮ LÀ GÌ ? + GV cho HS đọc VD1: S/87-88. So sánh hai cách giải VD1 : S/87-88. thích sau đây về nghĩa của từ nước và từ muối. 1. Cách giải thích ai cũng có thể hiểu được : a. Cách thứ nhất: - Nước là chất lỏng không màu, không mùi, có trong - Nước là chất lỏng không màu, không mùi, có trong sông, hồ, biển,… sông, hồ, biển,… - Nước là chất lỏng không màu, không mùi, có trong - Muối là tinh thể trắng, vị mặn, thường tách từ nước sông, hồ, biển,… biển, dùng để ăn. 2. Cách giải thích cần có kiến thức hóa học : b. Cách thứ hai: - Nước là hợp chất của các nguyên tố hi-đrô và ôxi, có - Nước là hợp chất của các nguyên tố hi-đrô và ôxi, có công thức là H2O. công thức là H2O. - Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều - Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a-xít. nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a-xít. * Hãy cho biết cách giải thích nào không thể thiếu được kiến thức về hóa học. + HS phát biểu, GV chốt và ghi bảng cho HS viết bài. + GV cho HS đọc VD 2: S/88. Đọc những định nghĩa sau VD2 : S/88. đây và trả lời câu hỏi. a. Địa lý ; Hóa học ; Ngữ văn ; Toán học. - Thạch nhũ là sản phẩm hình thành trong các hang b. Chủ yếu dùng trong loại văn bản khoa học. động do sự nhỏ giọt của dung dịch đá vôi hòa tan trong * Ghi nhớ : S/89. Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị nước có chứa a-xít-các-bô-níc. khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng - Ba-dơ là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử trong các văn bản khoa học, công nghệ. kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hi-đrô-xít. - Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật , hiện tượng khác có nét tương đồng với nó. - Phân số thập phân là phân số mà mẫu là lũy thừa của 10. a) Em đã học các định nghĩa này ở các bộ môn nào? b) Những từ ngữ được định nghĩa chủ yếu được dùng trong văn bản nào? + HS phát biểu, GV chốt và ghi bảng cho HS viết bài. + GV cho HS đọc: Ghi nhớ : S/89. HĐ2: Tìm hiểu Đặc điểm của thuật ngữ: II. ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẬT NGỮ : + GV cho HS đọc VD1: S/88. Thử tìm xem những thuật VD1 : S/88. ngữ dẫn trong mục I.2 ở trên còn có nghĩa nào khác. - Không còn nghĩa nào khác. + HS phát biểu, GV chốt và ghi bảng cho HS viết bài. - Chú ý : Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> + GV cho HS đọc VD2: S/88. Trong hai ví dụ, ví dụ nào từ muối có sắc thái biểu cảm? a. Muối là một hợp chất có thể hòa tan trong nước. b. Tay nâng chén muối đĩa gừng, Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau. + HS phát biểu, GV chốt và ghi bảng cho HS viết bài.. VD2 : S/88. Muối trong trường hợp (b) có sắ thái biểu cảm, nó là một ẩn dụ chỉ những kỉ niệm về một thời hàn vi, gian khổ mà những người cùng cảnh ngộ đã gắn bó với nhau, cưu mang giúp đỡ lẩn nhau… Chú ý : Muối trong trường hợp (a) không có sắc thái biểu cảm, nghĩa là thuật ngữ không có tính biểu cảm. * Ghi nhớ : S/89. - Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ. - Thuật ngữ không có tính biểu cảm. HĐ3: Hướng dẫn luyện tập. III. LUYỆN TẬP : + GV yêu cầu HS đọc BT 1. (S/89) Vận dụng kiến thức đã Bài tập 1: S/89. học ở các bộ môn, tìm thuật ngữ thích hợp điền vào chỗ - Lực là tác dụng… => Vật lý trống? Cho biết thuật ngữ vừa tìm được thuộc lĩnh vực - Xâm thực là làm hủy hoại… => Địa lý khoa học nào? - Hiện tượng hóa học là hiện tượng… => Hoá học - Lực là tác dụng… => Vật lý - Trường từ vựng là tập hợp… => Ngữ văn - Xâm thực là làm hủy hoại… => Địa lý - Di chỉ là nơi có dấu vết… => Lịch sử - Hiện tượng hóa học là hiện tượng… => Hoá học - Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn… => Sinh học - Trường từ vựng là tập hợp… => Ngữ văn - Lưu lượng là lượng nước chảy… => Địa lý - Di chỉ là nơi có dấu vết… => Lịch sử - Trọng lực là lực hút của Trái Đất => Vật lý - Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn… => Sinh học - Khí áp là lực ép của… => Địa lý - Lưu lượng là lượng nước chảy… => Địa lý - Đơn chất là do một… => Hóa học - Trọng lực là lực hút của Trái Đất => Vật lý - Thị tộc phụ hệ là thị tộc theo dòng họ… => Lịch sử - Khí áp là lực ép của… => Địa lý - Đường trung trực là đường… => Toán học - Đơn chất là do một… => Hóa học - Thị tộc phụ hệ là thị tộc theo dòng họ… => Lịch sử - Đường trung trực là đường… => Toán học + HS phát biểu, GV chốt và ghi bảng cho HS viết bài. + GV yêu cầu HS đọc BT2. (S/90) Đọc đoạn trích: Bài tập 2 : S/90. “Nếu được làm hạt giống để mùa sau - Điểm tựa : (thuật ngữ vật lí) : điểm cố định của Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa một đòn bẩy, thông qua đó, lực tác động được Vui gì hơn làm người lính đi đầu truyền tới lực cản. Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa!” - Điểm tựa (trong khổ thơ của Tố Hữu) : nơi gửi (Tố Hữu, Chào xuân 67) gắm niềm tin và hy vọng của nhân loại tiến bộ *Trong đoạn trích trên, điểm tựa có được dùng như một (thời kì chúng ta đang chống Mĩ cứu nước rất thuật ngữ vật lý hay không? Ở đây, nó có ý nghĩa gì? gian khổ, ác liệt). + HS phát biểu, GV chốt và ghi bảng cho HS viết bài. + GV yêu cầu HS đọc BT3. (S/90). Trong hóa học, thuật Bài tập 3: S/90. ngữ hỗn hợp được định nghĩa là “nhiều chất trộng lẫn - Từ hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ : Nước tự vào nhau mà không hóa hợp thành một chất khác”, còn nhiên ở ao, hồ, sông, biển,…là một hỗn hợp. từ hỗn hợp được hiểu theo nghĩa thông thường là “gồm - Từ hỗn hợp được dùng như một từ thông thường : Đó có nhiều thành phần trong đó mỗi thành phần vẫn không là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục. mất tính chất riêng của mình” - Đặt câu : Cho biết trong hai câu sau đây, trường hợp nào + Phái đoàn quân sự hỗn hợp bốn bên. hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ, trường hợp nào + Lực lượng hỗn hợp của Liên hợp quốc. hỗn hợp được dùng như một từ thông thường? + Thức ăn gia súc hỗn hợp. a. Nước tự nhiên ở ao, hồ, sông, biển,…là một hỗn hợp. b. Đó là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục. ? Hãy đặt câu với từ hỗn hợp được dùnh theo nghĩa.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> thông thường. + HS phát biểu, GV chốt và ghi bảng cho HS viết bài. + GV yêu cầu HS đọc BT4. (S/90). Trong sinh học, cá voi, cá heo được xếp vào lớp thú, vì tuy những động vật này có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây nhưng không thở bằng mang mà thở bằng phổi. Căn cứ vào cách xác định của sinh học, hãy định nghĩa thuật ngữ cá. Có gì khác nhau giữa nghĩa của thuật này với nghĩa của từ cá theo cách hiểu thông thường của người Việt (thể hiện qua cách gọi cá voi, cá heo)? + HS phát biểu, GV chốt và ghi bảng cho HS viết bài. + GV yêu cầu HS đọc BT5. (S/90). Trong kinh tế học, thuật ngữ thị trường (thị: chợ - yếu tố Hán Việt) chỉ nơi thường xuyên tiêu thụ hàng hóa, còn trong quang học (phân nghành vật lý nghiên cứu về ánh sáng và tương tác của ánh sáng với vật chất), thị trường (thị: thấy yếu tố Hán Việt) chỉ phần không gian mà mắt có thể quan sát được. Hiện tượng đồng âm này có vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ - một khái niệm đã nêu ở phần Ghi nhớ không? Vì sao?. Bài tập 4: S/90. a. Định nghĩa từ cá của sinh học : Cá là động vật có xương sống, ở dưới nước; bơi bằng vây, thở bằng mang… b. Khi chúng ta nói : cá voi, cá heo, cá sấu…nghĩa là ta gọi tên bằng “trực giác” vì thấy môi trường sống của chúng là “ở dưới nước”,còn chúng thở bằng gì không quan trọng lắm,bởi đó là công việc của các nhà sinh học ! Bài tập 5: S/90. Hai thuật ngữ thị trường đã nêu không vi phạm nguyên tắc “một thuật ngữ - một khái niệm” vì chúng được dùng trong hai lĩnh vực khoa học riêng biệt.Có thể xem đây là một hiện tượng đồng âm do sự trùng hợp ngẫu nhiên về vỏ âm thanh của từ. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : - Khái quát ý cơ bản; đọc ghi nhớ. - Học bài; hoàn thành BT còn lại. - Nắm đặc điểm thuật ngữ, sưu tầm. - Giờ sau: Trả bài TLV số 1.

<span class='text_page_counter'>(15)</span>

×