Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

De tai nghien cuu khoa hoc ung dung lop 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.27 KB, 27 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Phòng giáo dục - đào tạo phổ yên trêng tiÓu häc phóc thuËn II. Đề tài “Nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năngsống cho học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Phúc Thuận II thông qua sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm hợp tác trong giải toán có lời văn” . Tên tác giả: Hà Đức Chỉnh. Phúc Thuận, tháng 4 năm 2014. Mục lục 0.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> I/ TÓM TẮT ĐỀ TÀI …………………………………………….…Trang 3 II/ GIỚI THIỆU……………………………………………………...Trang 5 1) Hiện trạng…………………………………………………….....Trang 5 2) Giải pháp thay thế……………………………………………….Trang 7 3) Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu....................................Trang 8 III/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………..…….Trang 9 1) Khách thể nghiên cứu……………………………………..…....Trang 9 2) Thiết kế nghiên cứu………………………………………..…...Trang 9 3) Quy trình nghiên cứu…………………………………….….....Trang 10 4) Đo lường và thu thập dữ liệu………………………………….Trang 11 IV/ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN………..……………Trang 12 1/ Kết quả……………………………………………………….Trang 12 2/ Phân tích dữ liệu ……....................…………………….…….Trang 13 3/ Bàn luận......………………………………………………..…Trang 13 V/ KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ……………... ……………..Trang 14 VI/ TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………..Trang 16 VII/ PHỤ LỤC……………………..………………………………Trang 17 * Kế hoạch bài học môn Toán…………..................................…..….Trang 17 * Đề và đáp án ( biểu điểm chấm) kiểm tra Toán……………......…..Trang 20 * Thang đo thái độ với môn Toán………………………….…......….Trang 22 * Bảng báo cáo các biểu tính toán…………………………...……... Trang 24. * Danh mục các từ viết tắt trong đề tài: 1.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Viết tắt. Nội dung viết đầy đủ. KNS. Kĩ năng sống. HS. Học sinh. GV. Giáo viên. BT. Bài tập. PPDH. Phương pháp dạy học. KT. Kiểm tra. TKB. Thời khóa biểu. PS. Phân số. HCN. Hình chữ nhật. DT. Diện tích. LT. Luyện tập. PGD. Phòng giáo dục. SD. Độ lệch chuẩn. p. Xác suất ngẫu nhiên trong phép kiểm chứng T-Test. PPCT. Phân phối chương trình. SGV. Sách giáo viên. KHSP. Khoa học Sư phạm. I/ TÓM TẮT ĐỀ TÀI:. 2. Ghi chú.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Chương trình dạy kĩ năng sống đươc tích hợp trong các môn học và hoạt động ngoại khoá ở trường. Việc làm này được nhiều người ủng hộ và kì vọng. Song, thực tế cho thấy, đây không phải là vịệc muốn là làm được và không hẳn có kết quả ngay mà phải có sự kết hợp của gia đình, nhà trường và xã hội. Kĩ năng giải toán là nền tảng để hoàn thiện tư duy và nhân cách con người, là chất lượng thực sự của ngành giáo dục nhằm đảm bảo cho mỗi cá nhân có thể tồn tại, phát triển và khẳng định giá trị của mình trong cộng đồng. Đây không chỉ là mục tiêu, công việc của riêng ngành giáo dục mà đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của cả xã hội, cộng đồng. Cần giáo dục để học sinh hiểu con người không thể chỉ hưởng thụ, đòi hỏi mà phải có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội để trẻ dần hình thành ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân. Thông qua mục tiêu, nội dung các bài học, rèn luyện cho học sinh kĩ năng đặt câu hỏi, trình bày, diễn đạt, phân tích và liên hệ rồi tổng hợp nội dung kiến thức, kĩ năng làm việc độc lập ( hoạt động cá nhân) hay kĩ năng làm việc làm việc tập thể ( hoạt động nhóm).....Trong đó, kĩ năng làm việc tập thể cần được đặc biệt quan tâm, thể hiện cách làm việc có cơ chế phân công hợp tác, tôn trọng quyền, lợi ích của từng cá nhân và cùng nhau phát triển. Khi tham gia hoạt động nhóm, tất cả các bạn học sinh đều được trình bày ý kiến, suy nghĩ của cá nhân, được bảo vệ, tranh luận dân chủ, được bạn bè lắng nghe và tôn trọng ý kiến.....để thống nhất chung một vấn đề. Quá trình này nhằm phát triển tư duy, rèn luyện khả năng làm việc cao hơn của học sinh. Tại Trường Tiểu học Phúc Thuận II cũng như các trường học khác rất cần quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh không chỉ ở các môn như: Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học, Lịch sử & Địa lý.....mà môn Toán cũng rất cần, qua đó rèn cho các em kĩ năng thực hành giải toán vì môn Toán cũng gắn liền với thực tế hàng ngày của các em. Ví dụ như các bài về tính trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu, diện tích hình bình hành, diện tích hình thoi.... 3.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Thực hiện giải các bài toán giải có lời văn, các em học sinh được rèn kĩ năng tính toán (+, - , x , : ) với các số tự nhiên, phân số..., rèn kĩ năng giải toán trình bày câu văn trả lời; kĩ năng sống độc lập sáng tạo của mỗi học sinh. Qua đó phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Nhiều giáo viên tâm huyết cũng đã sử dụng những phương pháp, hình thức dạy học tích cực, sử dụng các phương tiện dạy học có hiệu quả. Giáo viên hướng dẫn cách khai thác nội dung bài tập, tăng khả năng liên hệ thực tế, tăng khả năng làm việc theo nhóm độc lập suy nghĩ, sử dụng những câu văn trong bài giải cho phù hợp, tăng khả năng giải quyết các tình huống có vấn đề với mục đích giúp học sinh hiểu bài hơn. Tuy nhiên đối với những nội dung bài tập còn trừu tượng, đòi hỏi đưa về các dạng toán điển hình thì người giáo viên vẫn thường áp đặt cho HS mà chưa cho HS thấy được bản chất của vấn đề, của dạng toán thì HS sẽ thụ động, vận dụng một cách máy móc, chủ yếu là kĩ năng thực hiện các phép tính nhiều HS thuộc công thức quy tắc tính nhưng chưa hiểu sâu bản chất dạng toán; kĩ năng sống của các em chưa được giáo dục một cách có hệ thống. => Giải pháp của tôi đưa ra là thông qua rèn kĩ năng giải các bài toán có lời văn sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm hợp tác để nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống, với các dạng toán phù hợp với từng đối tượng để qua đó phân loại và giáo dục các em một cách hợp lý. - Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm tương đương: 2 lớp 4 Trường Tiểu học Phúc Thuận II. Lớp 4B là lớp thực nghiệm, Lớp 4A là lớp đối chứng. Nhóm thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài trong môn Toán 4 ở các tiết 22; 37; 94; 104;125;138 ;142; 148 theo phân phối chương trình. - Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: Nhóm thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với nhóm đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của nhóm thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,08. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 7,29. Kết quả kiểm chứng TTest cho thấy p < 0,05 ( nghĩa là có sự khác biệt giữa điểm KT của 2 lớp). Qua đó 4.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> thấy được việc nâng cao kĩ năng giải toán có lời văn và giáo dục kĩ năng sống của HS lớp 4 là vô cùng quan trọng. II/ GIỚI THIỆU: Sách giáo khoa chương trình toán 4, các bài toán giải có lời văn chiếm số lượng cũng tương đối, hầu như tiết học nào cũng có ít nhất là 1 bài toán giải có lời văn để HS rèn luyện. Các bài toán “khó” có cách giải phức tạp ( mang tính chất đánh đố) hầu như không có. Thay vào đó, có 1 số bài ( số lượng không nhiều) mang tính chất “phát triển”, đòi hỏi HS phải “suy nghĩ” độc lập để giải. - Các bước giải bài toán có lời văn không quá 4 bước tính. Tuy nhiên trong toán 4 khi giải mỗi bài toán cần tăng cường nội dung dạy học “phương pháp” giải toán, HS phải biết tìm hiểu, phân tích đề bài, biết “đặt vấn đề”, biết tìm ra cách giải bài tập (biết giải quyết vấn đề) và biết cách trình bày bài giải bài tập (biết giải quyết vấn đề). Tăng cường khả năng diễn đạt của HS khi giải các BT có lời văn (diễn đạt bằng lời khi cần trao đổi, thảo luận, trình bày miệng bài giải tại lớp, hoặc diễn đạt bằng viết khi cần viết bài giải BT trên bảng. - Có một số bài tập HS hầu như các em tìm ra kết quả, đáp số của bài toán nhưng khi trình bày lý luận, những câu trả lời của bài tập các em còn hạn chế trong cách trình bày, trong cách lý luận không chặt chẽ đầy đủ dẫn đến kết quả của bài giải đó không đạt điểm tối đa. Chủ yếu các em vận dụng câu trả lời cho yâu cầu BT một cách máy móc: ‘hỏi gì thì trả lời nấy”, mà không có sự tư duy lôgic, không có sự sáng tạo trong câu trả lời. 1) Hiện trạng: Ở trường Tiểu học Phúc Thuận II, giáo viên khi lên lớp với tiết toán cũng đã đảm bảo được quy trình tiết dạy, cung cấp kiến thức có hệ thống, tuy nhiên việc vận dụng sáng tạo phương pháp trong dạy học của giáo viên vẫn là một vấn đề chuyên môn đưa ra để bàn bạc trao đổi; thường các tiết học người giáo viên vẫn áp dụng cách truyền thụ kiến thức cho HS làm việc trên cả lớp, hoạt động cá nhân mà chưa tăng cường dạy học theo nhóm, hoạt động tìm hiểu thực tế trong giải 5.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> toán để các em cùng nhau được hợp tác trao đổi giải quyết một vấn đề. Giáo viên vẫn thường hạn chế trong sử dụng các phiếu bài tập để giao nhiệm vụ cho các nhóm hoạt động, sử dụng những câu hỏi, sơ đồ, mô hình gợi mở để các em học sinh cùng bàn bạc theo nhóm khám phá, để cùng nhận xét sửa sai cho bạn. - Qua dự giờ thăm lớp khảo sát trước tác động, tôi thấy GV chủ yếu lên lớp hình thành kiến thức cho HS, thực hành rèn luyện kĩ năng qua hoạt động cả lớp hoặc cá nhân mỗi HS, qua làm bảng phụ, bảng lớp...Để HS được chiếm lĩnh kiến thức thông qua kiến thức GV cung cấp, tự thực hành làm các BT. Họ cũng đã cố gắng đưa ra hệ thống những câu hỏi gợi mở dẫn dắt HS tìm hiểu vấn đề. HS tích cực suy nghĩ, trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra, phát hiện giải quyết vấn đề, thực hành rèn kĩ năng giải toán và thực hành tính. Kết quả là HS cũng đã thuộc bài, biết tính toán nhưng hiểu chưa sâu sắc, kĩ năng trình bày lý luận chưa cao, kĩ năng vận dụng toán trong thực tế còn ít. Kĩ năng sống của các em chưa được hình thành cao. Ví dụ như: kĩ năng độc lập tính, kĩ năng trao đổi, đặt câu hỏi, trình bày diễn đạt, phân tích trong nhóm, kĩ năng làm việc tập thể, kĩ năng vận dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày....Qua đó thấy được hoạt động dạy học chưa gắn chặt với hoạt động giáo dục, đặc biệt là giáo dục kĩ năng sống. Kĩ năng giải toán có lời văn trình bày diễn đạt của các em còn hạn chế. - Để thay đổi được hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng Phương pháp dạy học theo nhóm hợp tác với mảng kiến thức về giải các bài toán có lời văn để bổ sung kết hợp cùng các hình thức, PPDH khác như cá nhân, cả lớp, PP phát hiện và giải quyết vấn đề, PP kiến tạo....để mang lại hiệu quả trong quá trình DH và giáo dục HS. Quan sát quá trình học tập của HS trong lớp tôi nhận thấy: Đối tượng trong lớp thường bao gồm những HS có khả năng học tập khác nhau. Giáo viên không thể hỗ trợ mọi HS trong cùng một lúc. Mặt khác hầu hết các em rất phụ thuộc vào GV. Nếu các em không được quan tâm, chú ý thì thường ỷ lại nhiệm vụ, không cố gắng để giải quyết vấn đề. Học sinh tỏ ra chán nản, mệt mỏi, thiếu tập trung, 6.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> không tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Do đó các em thường đạt kết quả thấp trong các bài KT, cuối cùng là mất đi hứng thú đối với môn học. 2) Giải pháp thay thế: Các tiết học GV thay đổi cách truyền đạt kiến thức, thay vào đó là cho các em hoạt động nhóm dưới sự tác động trực tiếp của GV là hoàn thành các phiếu bài tập, tình huống, bài tập có vấn đề trong nội dung giải toán có lời văn để các em hợp tác theo nhóm cùng tháo gỡ, giúp nhau trong việc đưa ra bài giải. Có thể cho các em hoạt động nhóm cùng thực hành trong thực tế về kĩ năng giải toán; kĩ năng đặt câu hỏi cho nhau và cùng nhau giải quyết tìm ra kết quả. Giải pháp khả thi mà tôi đã nghiên cứu để tìm ra cách thu hút HS cùng tham gia vào hoạt động và chịu trách nhiệm cho việc học tập của chính mình, bắt đầu bằng việc liệt kê các cách làm có thể cải thiện hành vi thực hiện nhiệm vụ học tập. Việc giải toán nên cho các em vào cùng tham gia hoạt động trao đổi, tự đặt câu hỏi và trả lời, GV cần hình thành những phiếu BT, tình huống có vấn đề. Ví dụ như: phân nhóm cho các em trao đổi tự đặt ra được 1 đề toán và tự giải ( Dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu, tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó…) Hoặc đặt bài toán giải theo sơ đồ ( dạng toán tìm 2 số khi biết Tổng và tỷ số của 2 số), ( có thể tìm kho 1 trước hoặc kho 2 trước) Số ngô kho 1:. 200kg. Số ngô kho 2: Thực tế những tình huống trên các em cùng nhau trao đổi tự ra được bài toán và tự giải, trình bày bài giải, hỗ trợ cho nhau trong kĩ năng giải toán có lời văn. - Vấn đề đổi mới PPDH trong đó có áp dụng PPDH theo nhóm hợp tác, đã có nhiều bài viết được trình bày.. 7.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Đối với hoạt động theo nhóm HS được hỗ trợ lẫn nhau, mỗi HS được phân theo cặp với một bạn khác, trong nhóm không phân loại đối tượng, các em được cùng nhau tháo gỡ, học tập lẫn nhau. Các em học tập tốt hơn sẽ đóng vai người hỗ trợ, có nhiệm vụ giải thích và đặt câu hỏi cho bạn nhận hỗ trợ và đưa ra phản hồi trong thời điểm thích hợp. - Đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhiều giáo viên nghiên cứu quan tâm đến việc sử dụng PP học sinh hoạt động theo nhóm hợp tác nhưng chủ yếu ở các môn khác như Lịch sử - Địa lý, Khoa học, đạo đức....còn môn toán thì ít hơn. 3) Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu: * Vấn đề nghiên cứu: Bản thân tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả hơn việc đổi mới PPDH thông qua sử dụng PP dạy học nhóm, hỗ trợ cho GV khi dạy loại kiến thức trừu tượng như các bài toán giải có lời văn, những bài toán luôn gắn liền trong thực tế. Thông qua cách đó HS tự mình khám phá ra kiến thức cho mình, tự mình có thể đưa ra được các BT để các bạn trong nhóm cùng trao đổi, thực hành. Từ đó truyền cho các em lòng tin vào toán học, say mê tìm tòi, khám phá, ứng dụng vào trong đời sống hàng ngày về tính toán. Trong nghiên cứu này, tôi tìm câu trả lời cho những câu hỏi: - Việc sử dụng PPDH theo nhóm trong các bài toán giải có lời văn có nâng cao được kĩ năng giải toán có lời văn và giáo dục kĩ năng sống ở học sinh lớp 4 không ? - Bằng cách nào để HS có thể hỗ trợ lẫn nhau trong việc hình thành kiến thức, kĩ năng toán của các em ? - Học sinh có cảm thấy việc hoạt động nhóm có đem lại kết quả tích cực trong việc nâng cao kĩ năng giải toán cho các em không ? * Giả thuyết nghiên cứu: Sử dụng PP dạy học theo nhóm hợp tác trong dạy học các bài toán có lời văn sẽ nâng cao được kĩ năng giải toán, giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh 8.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> lớp 4 và học sinh sẽ cảm thấy hoạt động đó đem lại hiệu quả cao trong việc chiếm lĩnh tri thức và hình thành kĩ năng, thái độ học tập cho các em. III/ PHƯƠNG PHÁP: 1) Khách thể nghiên cứu: Tôi lựa chọn giáo viên và HS lớp 4. Lớp 4B là lớp thực nghiệm, lớp 4A là lớp đối chứng vì đây là điểm trường nên cần nhiều trong việc rèn kĩ năng giải toán có lời văn. Hơn nữa vận dụng nội dung giáo dục kĩ năng cho các em HS ở nhiều môn học. - Học sinh: 2 lớp được tham gia nghiên cứu đều có sĩ số đồng đều(24 em/1lớp). Về ý thức học tập của các em: nhìn chung tất cả các em đều có ý thức học tập tốt, đều tích cực hăng say, chủ động trong học tập, tích cực tham gia vào hoạt động tập thể, hăng hái trao đổi và phát biểu ý kiến. - Về chất lượng học tập: chất lượng năm học trước thì lớp 4A( chất lượng toán đạt 70-75% khá giỏi); lớp 4B (đạt 65-70 % khá giỏi). 2) Thiết kế nghiên cứu: Chọn 2 lớp : Lớp 4B là lớp thực nghiệm, lớp 4A là lớp đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra chất lượng lần 1 làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của 2 lớp có sự khác nhau rõ rệt do đó tôi đã dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số TB của 2 lớp trước khi tác động. - Sau khi có bảng kiểm chứng để xác định các nhóm. TBC p. Nhóm đối chứng 6,33. Nhóm thực nghiệm 6,66 0,075. P > 0,05 nên kết luận sự chênh lệch của 2 nhóm là không có ý nghĩa => 2 nhóm được coi là tương đương. - Tôi đã sử dụng thiết kế 2: KT trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương. 9.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Thiết kế nghiên cứu: Nhóm. KT. Tác động. KT sau tác động. Thực nghiệm. trước tác động O1. Dạy học theo nhóm hợp. O3. tác trong giải toán có Đối chứng. O2. lời văn ở lớp 4 Dạy học không theo. O4. nhóm hợp tác ở thiết kế này chúng tôi đã sử dụng phép đối chứng T-Test độc lập. 3) Quy trình nghiên cứu: * Chuẩn bị của giáo viên: - Nhóm đối chứng: Thiết kế bài học không sử dụng theo nhóm hợp tác, quy trình lên lớp như bình thường. - Nhóm thực nghiệm: Thiết kế bài học có sử dụng PPDH theo nhóm hợp tác, đồng thời khai thác, lựa chọn, tìm kiếm thông tin thêm và tham khảo các bài giảng của đồng nghiệp… Ngay từ đầu năm học, GV đã giới thiệu về cách HS hỗ trợ hợp tác lẫn nhau, mỗi tháng đổi chỗ cho các em 1 lần. Hoạt động khảo sát trước tác động được thực hiện nhằm thu thập thông tin về nhận thức và hành vi của HS trong giờ toán. Sau đó GV thực hiện 10->12 tiết học. Sau mỗi bài học GV ghi lại quan sát của mình để tìm cách cải thiện cho bài sau. * Tiến hành dạy thực nghiệm: - Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm vẫn tuân thủ theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo TKB để đảm bảo được tính khách quan chính xác lượng kiến thức cho các em( song nhóm thực nghiệm phải dành thời gian để các em được thảo luận). 1.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Bảng: Thời gian tiến hành thực nghiệm. Thứ, ngày tháng. Môn/lớp. Thứ 3, 8/10/2013 Toán lớp 4 Thứ 3, 29/10/2013 Toán lớp 4 Thứ 5, 16/1/2014 Thứ 5, 13/2/2014 Thứ 5, 13/3/2014 Thứ 4, 6/3/2014 Thứ 4, 2/4/2014 Thứ 3, 8/4/2014. Tiết. Tên bài dạy. theo PPCT 22 37. Tìm số trung bình cộng Tìm hai số khi biết tổng và. 94 104. hiệu của hai số đó Diện tích hình bình hành Quy đồng mẫu số các phân. 125 134 138. số(tiếp theo) Tìm phân số của một số Diện tích hình thoi Tìm hai số khi biết tổng và tỉ. 142. số của hai số đó Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ. Toán lớp 4 Toán lớp 4 Toán lớp 4 Toán lớp 4 Toán lớp 4 Toán lớp 4. số của hai số đó 4) Đo lường và thu thập dữ liệu: - Trong quá trình nghiên cứu, trước tác động tôi đã sử dụng bài KT giữa học kì 1 do đại diện các cụm chuyên môn của PGD Phổ Yên ra đề chung cho các trường. Còn bài KT sau tác động tôi sử dụng sau khi học kĩ các bài về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, diện tích các hình, do GV trong khối cùng tham gia thiết kế (phần phụ lục). Bài KT này gồm 4 câu trắc nghiệm và 3 bài tự luận là 3 bài toán giải trong thời gian là 60 phút. - Ngoài ra để nghiên cứu về kĩ năng sống của các em tôi và 2 GV trong khối còn xây dựng bảng kiểm quan sát để thu thập dữ liệu về hành vi kĩ năng cũng như thang đo thái độ để thu thập. * Tiến hành KT, chấm, đánh giá, phân tích: - Sau khi thực hiện dạy xong các bài học, chúng tôi tiến hành KT 1 tiết, dùng bảng kiểm quan sát, thang đo thái độ để lấy thông tin từ HS và GV. Sau đó cùng. 1.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 2 đ/c GV tiến hành chấm bài theo đáp án, phân tích và đánh giá chất lượng kĩ năng giải toán có lời văn của HS. IV/ PHÂN TÍCH DỰ LIỆU VÀ BÀN LUẬN : 1) Kết quả: Bảng: So sánh điểm trung bình bài KT sau tác động: KT. KT trước. KT sau. ngôn ngữ. tác động. tác động. Nhóm thực nghiệm (a). 7,8. 6,66. 8,08. Nhóm đối chứng (b). 7,45. 6,33. 7,29. Giá trị chênh lệch. 0,35. 0,33. 0,79. 0,76. 0,88. 0,562. 0,075. 0,00142. Không có. Không có. Có ý nghĩa. ý nghĩa. ý nghĩa. (c = a – b) Độ lệch chuẩn (SD) Giá trị p Có ý nghĩa (p < 0,05). Bảng: Biểu đồ so sánh điểm trung bình các bài KT trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng:. Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng. Trước tác động. Sau tác động. 2) Phân tích dữ liệu:. 1.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Trong bảng trên cho ta thấy điểm trung bình các bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 8,08 (SD = 0,88) và nhóm đối chứng là 7,29 (SD = 0,76). Thực hiện phép kiểm chứng T-Test độc lập với các kết quả trên tính được giá trị p = 0,00142). Điều này cho thấy kết quả chênh lệch giữa các nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. - Bảng: Biểu đồ so sánh điểm trung bình các bài KT trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng: -> Giả thuyết của đề tài “Nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Phúc Thuận II thông qua sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm hợp tác trong giải toán có lời văn”đã được kiểm chứng. - Qua bảng kiểm quan sát: nhận thấy việc hoạt động nhóm hợp tác là một cách làm hiệu quả đảm bảo cho các em tích cực tham gia vào nhiệm vụ giờ học. Trong nghiên cứu đo hành vi của học sinh bằng một hệ thống câu hỏi và so sánh kết quả trước và sau tác động bằng tỷ lệ % ( số học sinh lựa chọn câu trả lời “đồng ý” ) để xác định sự tiến bộ của học sinh. 3/ Bàn luận: - Với các kết quả thu được ta thấy giá trị p cả phép kiểm chứng T-Test độc lập cho thấy chênh lệch giá trị trung bình giữa các bài kiểm tra ngôn ngữ và bài KT trước tác động của 2 nhóm là 0,076. Điều này coi chênh lệch là không có ý nghĩa nhưng giá trị p cho biết chênh lệch giữa giá trị trung bình của các bài KT sau tác động của 2 nhóm là 0,00142. Có nghĩa là chênh lệch không có khả năng xẩy ra ngẫu nhiên => coi chênh lệch là có ý nghĩa. - Bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm với kết quả = 8,08; bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng điểm trung bình = 7,29. Độ chênh lệch của 2 nhóm là 0,79. Qua đó thấy được điểm trung bình của 2 lớp đối chứng và 1.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> thực nghiệm đã khác biệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn. Có thể kết luận tác động đã có kết quả và giả thuyết đặt ra là đúng. - Qua bảng thái độ hành với môn học cho thấy, kết quả tác động được thể hiện ở số % của câu trả lời của HS. Trước tác động số % thấp hơn kết quả % sau tác động. Sau khi thực hiện hoạt động HS hỗ trợ hợp tác lẫn nhau, nhiều HS đã chú tâm hơn trong giờ học toán, kĩ năng trình bày bài giải của các em tốt hơn, các kết quả trong nghiên cứu cho thấy việc HS hỗ trợ lẫn nhau là 1 hoạt động hữu ích, đảm bảo cho HS thực hiện tốt nhiệm vụ trong các giờ học toán. Chúng tôi đã quan sát thấy hầu hết các em đã thích được tạo cơ hội liên kết và hợp tác với nhau. Hành vi trong lớp học của các em được cải thiện, các em trở thành những người học tập độc lập hơn. Qua đó kĩ năng sống của các em được hình thành, các em có được kĩ năng diễn đạt tốt, kĩ năng trình bày, hoạt động nhóm có hiệu quả. - Ta thấy giá trị SMB = 0,921966 cho biết các tác động trong nghiên cứu có ảnh hưởng lớn, nghĩa là biện pháp của ta là tốt. * Hạn chế: - Nghiên cứu này đòi hỏi người GV cần phải có cách vận dụng một cách linh hoạt PPDH theo nhóm hợp tác trong giờ học toán vì phần BT giải có lời văn thường là BT để trình bày vở nên thời gian dành cho các em thảo luận thường là ít. Vì vậy khi vận dụng cần chọn những tiết học các dạng toán lời văn điển hình hoặc tiết học có từ 2 bài giải có lời văn trở lên. Mặt khác trong nghiên cứu GV là người cần phải thường xuyên nắm bắt được tình hình đặc điểm tâm lý của các em trong lớp mình dạy thì mới có thể phân nhóm một cách hợp lý phù hợp để tạo thuận lợi cho việc nâng cao kết quả giải toán. Các tiết học ngoài lớp nhằm giúp các em áp dụng vào tính thực tế trong giải toán thường là rất ít. V/ KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: + Kết luận:. 1.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Có thể nói rằng việc học sinh tham gia nhóm hợp tác đã thu hút được các em vào hoạt động một cách tích cực và có hiệu quả. Qua đó không chỉ hình thành ở các em kĩ năng giải toán có lời văn mà còn rèn kĩ năng vận dụng kiến thức toán vào thực tế. -Việc sử dụng PPDH theo nhóm hợp tác trong giải toán có lời văn đối với HS lớp 4 đã nâng cao được kết quả học toán cho học sinh. Tuy thời gian triển khai đề tài chưa nhiều nhưng cũng đã đem lại một số kết quả đáng kể qua các môn học khác cụ thể: - Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm ; nâng cao tính tự lực tự quản của các em. - Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. Chấm dứt việc nô đùa nguy hiểm. - Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. Chấm dứt các vi phạm đánh nhau, tụ tập băng nhóm… + Khuyến nghị: - Kĩ năng sống sẽ hình thành một cách tự nhiên và hiệu quả trong những môi trường hoạt động cụ thể. Chỉ từ những bài giảng, các em không thể tự hình thành kĩ năng sống cho mình mà chỉ có thể hình dung chung về nó. - Thực tế, việc giáo dục kĩ năng sống không phải tự áp đặt. Giáo viên giảng dạy phải có kiến thức tâm lí, kĩ năng sống, chứ không nên dạy theo ngẫu hứng. Quan trọng hơn hết là cần có sự phối hợp gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội. - Phương hướng để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở Tiểu học hiện nay là Dạy học tích cực và nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên: Dạy học môn 1.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Toán cần phải gắn với thục tế cuộc sống hàng ngày của các em, tạo cho các em hứng thú, say mê tìm tòi, sáng tạo khi học Toán. Dạy học toán ở Tiểu học cần kết hợp dạy kiến thức Toán học với dạy người, vận dụng nhuần nhuyễn từ trực quan (quan sát), hoạt động (làm theo, cùng làm) đến hình thành kiến thức mới, thực hành, áp dụng vào thực tế cuộc sống. Khi dạy cần chú ý đến từng đối tượng HS theo kết quả học tập (giỏi, khá, trung bình, yếu), trình độ nhận thức (nhanh, chậm…), kĩ năng tính toán (nhanh, chính xác…), trình bày bài giải (gọn gàng, sạch sẽ…), thái độ học tập (chăm chỉ, tự tin, tinh thần trách nhiệm). Đặc biệt quan tâm, giúp đỡ HS yếu, bồi dưỡng HS giỏi, động viên, khuyến khích các em tham gia hoạt động vào học tập. - Đối với GV: phải không ngừng học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, để hiểu biết về các PPDH, biết khai thác thông tin trên mạng internet, biết nắm bắt và tìm hiểu đặc điểm tâm lý của từng em HS. - Hơn nữa GV phải kiên trì vận dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, phải luôn đặt tiêu chí: Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương sáng về tự học và sáng tạo cho học noi theo. - Đối với các cấp lãnh đạo, BGH nhà trường: cần nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn,tổ khối, chuyên đề, đổi mới PP và hình thức tổ chức DH để chất lượng bài dạy môn toán đạt hiệu quả cao. Qua đó phải thu hút được HS vào hoạt động và phát huy được tính tích cực của mình. Với kết quả của đề tài này, tôi mong muốn được các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ đóng góp những ý kiến để bổ sung cho đề tài được tốt hơn; đặc biệt đối với GV cấp Tiểu học có thể ứng dụng đề tài vào việc vận dụng dạy học không chỉ môn toán mà còn ở các môn khác nhằm tạo hứng thú trong dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. VI/ TÀI LIỆU THAM KHẢO - SGK, SGV Toán 4, tác giả Đỗ Đình Hoan (chủ biên), NXB Giáo dục 2006.. 1.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Đổi mới PP dạy học ở Tiểu học, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học, NXB Giáo dục 2006. - Nghiên cứu KHSP ứng dụng, NXB giáo dục. - Tạp chí toán tuổi thơ các số mới 2012 và 2013. VII/ PHỤ LỤC 1/ Một số bài soạn phục vụ cho quá trình nghiên cứu: Toán: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆUCỦA HAI SỐ ĐÓ I- Mục tiêu: - Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.Làm bài 1,2 - Rèn kĩ năng làm tính, tóm tắt và giải toán có lời văn. II- Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ III-Hoạt động dạy học: Hoạt động của thày Hoạt động của trò I.Kiểm tra bài cũ(3.): - Gọi HS làm : a +... = b + ... - 2 HS làm bảng lớp. a+b+c=a + (b +...) = (a + b) + .... - Lớp thực hiện bảng. - Chữa bài, nhận xét,cho điểm. - Nhận xét bổ sung. II Dạy bài mới(31.): 1-Giới thiệu bài: 2-Bài mới: a)Hướng dẫn HS tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - GV nêu bài toán. Bài toán: Tổng của 2 số là 70. Hiệu hai - 1 HS đọc lại nội dung bài toán. số đó là 10. Tìm hai số đó. - Hướng dẫn HS tìm hiểu BT : - HS trả lời: ? BT cho biết gì ? + Tổng 2 số là 70 ? BT yêu cầu tìm gì ? + Hiệu 2 số là 10 Muốn tìm số lớn (SB) ta làm thế nào ? +Tìm 2 số. Tóm tắt : - Cho HS thảo luận nhóm Số bé: _____________________ Sốlớn:_____________ 10. -. 70 1.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> ?. -. +) Cách 1: Hai lần số bé là: 70 – 10 = 60 Số bé là: 60 : 2 = 30 Số lớn là : 30 + 10 = 40 Đáp số : Số lớn : 40 ; Số bé : 30. Nhận xét : Số bé = (Tổng - Hiệu ) : 2. - HS chỉ đoạn biểu thị hai lần số bé. - Nêu cách tìm 2 lần số bé ( 70 - 10 = 60 ), rồi tìm số bé ( 60 : 2 = 30 ) và tìm số lớn ( 30 + 10 = 40 ). - Cho HS viết bài giải ở trên bảng rồi nêu nhận xét về cách tìm số bé. +)Cách 2: - HS tìm cách giải khác. - Tạo thành đoạn hai lần số lớn? Số bé: _____________________ (Kéo dài số bé thêm một đoạn bằng Sốlớn:________________ 10 70 10 ) - Cho HS thảo luận nhóm - GV tổng kết hai cách giải. Lưu ý HS - HS tìm cách giải tương tự. khi giải chỉ chọn một trong hai cách. - Nêu cách giải thứ hai Hai lần số lớn là: 70+10 = 80 Số lớn là: 80 : 2 = 40 Số bé là : 40 - 10 = 30 Đáp số : Số lớn : 40 ; Số bé : 30. Nhận xét :Số lớn = (Tổng + hiệu) : 2HD lần lượt 2 cách tìm 2 số. Cho HS viết bài giải ở trên bảng rồi Chốt công thức tổng quát : nêu nhận xét về cách tìm số lớn. + Số bé = ( tổng – hiệu) :2 - 3 HS nêu bằng lời. + Số lớn=( tổng + hiệu) :2 b) Luyện tập: Bài1: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: - 1 HS đọc đề toán. + Bài toán cho biết gì? - HS thảo luận trả lời câu hỏi: + Bài toán bỏi gì? + Cho biết tổng tuổi bố và tuổi con là - Gọi HS giải bằng 2 cách. 58. - GV nhận xét chữa bài. + Tính tuổi. - Lớp làm vào vở.1HS làm bài trên bảng phụ. - HS nhận xét, bổ sung. Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài. - Gọi HS nêu xem bài toán thuộc dạng - HS đọc bài, tự làm bài 1 HS làm bảng bài gì? phụ. Hướng dẫn HS làm bài trong vở và - HS chữa bài trên bảng phụ, lớp nhận chữa bài trên bảng. xét. Bài 3: HS tự làm bài 1.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> -Chấm bài, nhận xét. Bài 4: Yêu cầu HS nhẩm và nêu kết quả: Hỏi: Một số khi cộng với 0 cho kết quả? Tương tự với trừ. 3-Củng cố dặn dò((2.): - Gọi HS nhắc cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu. - Dặn dò về nhà làm bài tập toán.. - 1HS lên bảng làm, lớp tự làm. - Chữa bài. - 1HS nêu cách nhẩm. - HS khác nhận xét -1 HS nêu: muốn tìm…. Toán: TÌM PHÂN SỐ CỦA MỘT SỐ. I. Mục tiêu: - Biết cách giải bài toán dạng: Tìm phân số của một số. Làm BT 1,2 II. Đồ dùng dạy học.- Băng giấy có hình sgk. III. Các hoạt động dạy học. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1, ÔĐTC: - Hát. 2, KTBC: 3, Bài mới: a. Giới thiệu bài. - Nghe. b. Cách tìm phân số của một số. 1 +...là : 12:3 = 4(quả). ? 3 của 12 quả cam là mấy quả? - Gv nêu bài toán: sgk/135. - Hs quan sát trên hình vẽ: 1 ? Tìm 1/3 số cam trong rổ? + 3 Số cam trong rổ là : 12 :3 = 4 (quả). 2 ? Tìm 2/3 số cam trong rổ? + 3 Số cam trong rổ là: 4 x 2 = 8 (quả). ? Vậy 2/3 của 12 quả cam là mấy quả +....8 quả cam. cam? - Nêu cách giải bài toán: Bài giải 2 3 Số cam trong rổ là: 2 12 x 3 = 8(quả). Đáp số: 8 quả cam. * HS thảo luận, Hs nêu.... - Muốn tìm một phần mấy của một số ta làm như thế nào? c. Thực hành: Bài 1: 1.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Cho HS đọc đề toán.. - Hs đọc yêu cầu bài, tóm tắt phân tích bài toán. - Cả lớp làm bài vào nháp, 1 Hs chữa bài, Lớp đổi chéo nháp kiểm tra bài cho bạn. Bài giải Số học sinh xếp loại khá của lớp đó là:. - Tổ chức hs trao đổi cách làm bài: - Gọi HS lên bảng làm bài. 3 35 x 5 = 21( Học sinh). - Gv cùng hs nx, chữa bài:. Đáp số: 21 học sinh khá. *2-3 HS đọc lại. Bài 2: - Cho HS đọc đề toán. - Gọi HS lên bảng làm bài. - NXĐG.. - 1 HS đọc. - Làm bài. - NX. Bài giải Chiều rộng của sân trường là: 120 : 6 x5 = 100 (m). Đáp số: 100m. *2-3 HS đọc lại.. 4. Củng cố- dặn dò: - Nx tiết học. - HD học ở nhà và CB cho tiết sau. 2/ Đề và đáp án kiểm tra sau tác động, thang đo thái độ: * Đề kiểm tra sau tác động: Họ và tên………………………………….Lớp……………… ( Thời gian làm bài là 60 phút) Phần 1: Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1/ Trung bình cộng của các số: 102; 107; 106 và 101 là: A. 102. B. 103. C. 104. D. 105. 2/ Trung bình cộng của hai số là 856, số lớn là số lớn nhất có ba chữ số. Số bé là: A. 713. B. 813. C. 143. D. 823. C. 21. D. 22. 3/ Cho dãy số: 3; 6; 9; 12; 15; 18;….. Số tiếp theo của dãy số trên là: A. 19. B. 20. 2.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 4/ Ba xe đầu, mỗi xe chở được 35 tạ hàng, hai xe sau, mỗi xe chở được 40 tạ hàng. Trung bình mỗi xe chở được: A. 36 tạ hàng. B. 37 tạ hàng. C. 38 tạ hàng. D. 39 tạ hàng. Phần 2: Tự luận: Bài 1. Diện tích của một hình bình hành là 1472 cm 2. Tính chiều cao của hình bình hành đó, biết độ dài đáy tương ứng là 46cm. Bài 2. Trong đợt trồng rừng, hai đội trồng được 1375 cây. Đội thứ nhất trồng được hiều hơn đội thứ hai 285 cây. Hỏi mỗi đội trồng được bao nhiêu cây ? 1 Bài 3. Chu vi của một hình chữ là 56cm, chiều rộng bằng 3 chiều dài. Tính diện. tích hình chữ nhật đó. * Đáp án kiểm tra sau tác động Họ và tên………………………………….Lớp……………… ( Thời gian làm bài là 60 phút) Phần 1: Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1/ Trung bình cộng của các số: 102; 107; 106 và 101 là: A. 102. B. 103. C. 104. D. 105. 2/ Trung bình cộng của hai số là 856, số lớn là số lớn nhất có ba chữ số. Số bé là: A. 713. B. 813. C. 143. D. 823. C. 21. D. 22. 3/ Cho dãy số: 3; 6; 9; 12; 15; 18;….. Số tiếp theo của dãy số trên là: A. 19. B. 20. 4/ Ba xe đầu, mỗi xe chở được 35 tạ hàng, hai xe sau, mỗi xe chở được 40 tạ hàng. Trung bình mỗi xe chở được: A. 36 tạ hàng. B. 37 tạ hàng. C. 38 tạ hàng. Phần 2: Tự luận: Bài 1.( 1 điểm). Chiều cao của hình bình hành đó là: 1472 : 46 = 32 (cm). 2. D. 39 tạ hàng.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Đáp số: 32 cm. Bài 2.( 2 điểm). Đội thứ hai trồng được số cây là: (1375 – 285) : 2 = 545 ( cây) Đội thứ nhất trồng được số cây là: 545 + 285 = 830 ( cây) Đáp số: Đội 1 : 830 cây; Đội 2: 545 cây.. Bài 3.( 3 điểm). Nửa chu vi của hình chữ nhật là: 56 : 2 = 28 (cm) Chiều rộng của hình chữ nhật là: 28 : (1 + 3) = 7 (cm) Chiều dài của hình chữ nhật là: 7 x 3 = 21 (cm) Diện tích của hình chữ nhật là: 21 x 7 = 147 (cm2) Đáp số: 147 cm2. * Thang đo thái độ với môn toán ( giải toán có lời văn): stt. Nội dung thông tin. 1 2. Tôi luôn chăm chú Tôi thích tham gia hoạt động. 3 4 5. nhóm Tiết học sôi nổi hơn Tinh thần hợp tác cùng Kĩ năng giải toán và trình bày. 6. chặt chẽ Tôi thường không lơ mơ hoặc. 7. ngủ gật Trong giờ học thảo luận. Rất không đồng ý. nhóm tôi thường đặt ra câu 2. Không Bình Đồng đồng ý thường ý. Rất đồng ý.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 8. hỏi cho bạn. Tôi không tin mình có thể giải toán có lời văn thành. 9. thạo Giải toán có lời văn không. 10. quan trọng lắm Giải toán có lời văn nên thảo luận nhóm.. * Bảng: Thái độ hành vi với môn học. Trong giải toán có lời văn. Nhóm 1. Nhóm 2. Trước tác động. Sau tác động. Trước tác động. Sau tác động. Tôi luôn chăm chú. 67,7%. 73,4%. 65,6%. 72,2%. Tôi thích tham gia hoạt động nhóm. 54,6%. 65,5%. 53,4%. 64%. Tiết học sôi nổi hơn. 67,8%. 73,5%. 66,4%. 73%. Tinh thần hợp tác cùng. 45,5%. 54%. 44,2%. 53,4%. Kĩ năng giải toán tốt và trình bày chặt. 68,3%. 75,4%. 67%. 73,6%. Tôi thường không lơ mơ hoặc ngủ gật. 43,5%. 44,7%. 42%. 44%. Trong giờ học thảo luận nhóm tôi. 75,6%. 78%. 72,3%. 76,7%. thường đặt ra câu hỏi cho bạn. Tôi không tin mình có thể giải toán có. 34,2%. 36,6%. 32,1%. 35,5%. lời văn thành thạo Giải toán có lời văn không quan trọng. 45,6%. 54,6%. 44,2%. 53,5%. lắm. Giải toán có lời văn nên thảo luận. 64,6%. 68,7%. 45,5%. 54%. chẽ. nhóm.. 2.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Trên đây là một số nghiên cứu của nhóm tôi về đề tài “Nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năngsống cho học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Phúc Thuận II thông qua sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm hợp tác trong giải toán có lời văn”. Khi thực hiện chúng tôi còn nhiều thiếu sót và hạn chế, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Phúc Thuận, tháng 4 năm 2014. Tác giả. Hà Đức Chỉnh. 2.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Nhận xét, đánh giá của hội đồng thẩm định .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. ............... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. ........ .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. ....... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. ........ ................................................................................................................................... .. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. ............... Điểm:…… …………. .. Xếp loại:……………... Chủ tịch hội đồng. 2.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 2.

<span class='text_page_counter'>(28)</span>

×