Tải bản đầy đủ (.ppt) (36 trang)

Tài liệu 3 - Ban vߦ+ nh+á - KT doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 36 trang )


BẢN VẼ NHÀ


Mục đích

Nội dung cơ bản của bản vẽ nhà dân dụng

Các quy ước trong bản vẽ nhà

Bản vẽ nhà dân dụng


Khái niệm chung

Bản vẽ nhà là các bản vẽ mô tả hình dáng bên ngoài,
bố cục bên trong và kết quả tính toán về khả năng chịu
lực của các bộ phân của ngôi nhà từ móng đến mái
(móng nhà, nền, cột, tường, dầm, sàn, cầu thang,...)

Trên bản vẽ nhà thể hiện: hình chiếu thẳng góc như
mặt đứng, mặt bằng các tầng, các hình cắt đứng của
ngôi nhà (mặt cắt).

Hình chiếu phối cảnh của ngôi nhà nhằm tăng tính
thẩm mỹ

Hình chiếu trục đo của một số bộ phận nhà


Phân loại bản vẽ nhà



Theo giai đoạn thiết kế nhà – công trình (theo
NĐ 16/2005/NĐ-CP)

Bản vẽ thiết kế cơ sở

Bản vẽ thiết kế kỹ thuật

Bản vẽ thiết kế thi công


Phân loại bản vẽ nhà

Theo tính chất

Bản vẽ kiến trúc (ký hiệu KT 01,…) thể hiện hình dáng bên
ngoài nhà và cách sắp xếp các tầng, bố cục của từng tầng,
nội thất trong nhà

Bản vẽ kết cấu (ký hiệu KC 01,…) thể hiện kết quả tính toán
khả năng chịu lực của các bộ phận chủ yếu của ngôi nhà như
móng, cột, dầm, sàn, cầu thang, kết cấu đở mái…

Bản vẽ hệ thống cấp điện (ký hiệu Đ), hệ thống cấp nước
(ký hiệu CN), hệ thống thoát nước (ký hiệu TN),…

Hồ sơ bản vẽ nhà gồm:

Bản vẽ thiết kế kiến trúc toàn ngôi nhà (bản vẽ mặt bằng
tổng thể, các bản vẽ hình chiếu)


Bản vẽ kết cấu chủ yếu của ngôi nhà,

Bản vẽ thiết kế hệ thống điện, cấp thoát nước, thông tin liên
lạc,….


Bản vẽ mặt bằng tổng thể

Mặt bằng tổng thể là hình chiếu bằng các công trình
trên khu đất.

Mặt bằng tổng thể thể hiện các hướng bắc – nam, tỉ lệ
bản vẽ: 1/200; 1/500; 1/1000; 1/2000

Mặt bằng tổng thể diễn tả vị trí tương quan giữa các
hạng mục công trình, sân bãi, đường nội bộ, cây xanh,
tường rào, bảng cân bằng đất (diện tích chiếm đất của
các công trình)…khoảng lùi, lộ giới, chỉ giới xây
dựng,…


CỔNG CHÍNH
NHÀ BẢO VỆ
CÔNG VIÊN CÂY XANH
SÂN CHÀO CỜ, TẬP THỂ DỤC BUỔI SÁNG
BÃI XE GIÁO VIÊN
BÃI XE HỌC SINH
TƯỜNG RÀO XÂY GẠCH
SÂN GẠCH

SÂN ĐAN BTCT, CHỈ CỎ RỘNG 100
(SÂN CHƠI THỂ THAO)


Bảng cân bằng đất đai
SÂN THỂ THAO
DIỆN TÍCH SÂN - BÃI
DIỆN TÍCH CÂY XANH
DIỆN TÍCH GIAO THÔNG NỘI BỘ
NHÀ ĐỂ XE
BẢNG CÂN BẰNG ĐẤT ĐAI
657,42m2
170,97m2
LOẠI ĐẤT TỈ LỆ
ĐẤT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1270m2
33,97%
STT
01
02
04
c
05
DIỆN TÍCH
(m2)
b
a
21%
18%
48m2

1005,29m2
27,03%
SÂN CHÀO CỜ
457,64m2
TỔNG DIỆN TÍCH KHU ĐẤT
3738,57m2
100%
DIỆN TÍCH VƯỜN THỰC NGHIỆM
129,25m2
DIỆN TÍCH CÂY XANH
786,67m2
b
a


Biểu diễn ngôi nhà

Hình chiếu thẳng góc biểu diễn ngôi nhà gồm:

Mặt đứng chính, phụ

Mặt bằng các tầng

Hình cắt đứng của ngôi nhà (mặt cắt)

Các bản vẽ chi tiết các bộ phận công trình


Ví dụ


Bản vẽ thiết kế nhà phố


Mặt đứng

Mặt đứng ngôi nhà là hình chiếu thể hiện hình dáng
kiến trúc bên ngoài của ngôi nhà. Gồm hình chiếu từ
trước, từ sau, từ trái, từ phải

Thông thường chỉ cần vẽ mặt đứng chính – hình chiếu
nhìn từ phía trước của ngôi nhà

Trường hợp đặc biệt thì vẽ thêm hình chiếu đứng từ
phía sau, bên trái, bên phải (đối với các công trình có
thiết kế phức tạp)


Mặt đứng

Mặt đứng thể hiện:

Các bộ phận trong thấy được của ngôi nhà được thể hiện
bằng nét liền mảnh.

Tên các trục tường, cột phù hợp với tên các trục tường, cột
tương ứng trên mặt bằng

Tên gọi của mặt đứng có thể bằng chữ hoặc số tương
ứng với các trục biên trên mặt bằng. Các chữ, số cho
biết hướng nhìn vào của mặt đứng cần vẽ


Ví dụ:

Mặt đứng 1-8; Mặt đứng 8-1

Mặt đứng A-H; Mặt đứng H-A

-120
-20
-220
+3.960
+7.090
+10.220
+14.490
+13.020
300 800 1420 610 300 800 1420 610300 860 1750
300
100 1261
3960 3130 3130 2810 1460
14490
ỐP GẠCH
(100x200)
MÁI NGÓI
3100 560
LAM NHÔM
(20x100)
SẮT (20x30)
SẮT VUÔNG
(5x5)mm
TƯỜNG SƠN

NƯỚC MASTIC
1 2
±0.000
4000
ỐP ĐÁ GRANITE
KẺ JION
Cao độ tầng
▼ + 9.200
Mặt đứng 1-2
TL 1/100


Mặt bằng

Mặt bằng các tầng của ngôi nhà chính là hình cắt bằng
của các tầng với các mặt phẳng cắt (tưởng tượng) nằm
ngang và cách sàn khoảng 1-1,5m

Mặt bằng thể hiện cách bố trí các phòng trên mỗi tầng,
vị trí, kích thước các bộ phận của ngôi nhà như hệ
thống cột, tường, vách ngăn, cửa sổ, của đi, hành lang,
cầu thang, ban công,…

Đối với nhà trên 2 tầng, phải thể hiện mặt bằng tầng
trệt (tầng 1) và tất cả các tầng bên trên.

Nếu các tầng giống nhau, vẽ 1 mặt bằng đại diện
chung cho các tầng đó.

×