Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Học hỏi từ chính những sai lầm doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.11 KB, 5 trang )

Học hỏi từ chính những sai lầm

Bạn đã từng nghe đến một loại thuốc kỳ diệu để chữa trị bệnh rụng tóc và bạn
quyết định đầu tư hầu hết cổ phiếu vào công ty dược nhằm tìm ra thuốc chữa trị trước
khi loại thuốc này được công bố ra ngoài thị trường. Nhưng bỗng nhiên giá cổ phiếu
của công ty này bị tụt xuống một cách đáng kể vì Hiệp Hội Dược và Lương Thực
không công nhận loại thuốc này. Và cuối cùng bạn đã nhận ra rằng bạn nên có một
cuộc điều tra về sản phẩm này trước khi có những quyết định sâu hơn.
Bạn cho rằng mình đã thất bại và cũng như trường hợp trên, chứng minh một
điều rằng con đường đi đến thành công là vô cùng khó khăn và vất vả. Bạn có cố gắng
bao nhiêu đi chăng nữa thì vẫn còn những “vết đen” trong giới doanh nhân và chắc
chắn là bạn phải đối mặt với những vấn đề này.
Điều quan trọng là bạn biết thừa nhận những lỗi lầm của mình và một câu hỏi
đặt ra lúc này là bạn có đủ ý chí và thông minh để học hỏi và rút ra những kinh nghiệm
từ những sai lầm này không?
Sai lầm
Vấn đề thường gặp với nhiều nhà kinh doanh là họ thường tự tin quá vào ngành
học mà họ vừa mới tốt nghiệp. Họ muốn nổi tiếng và họ muốn mọi người nhìn họ với
vẻ thán phục và họ luôn luôn đúng trong mọi trường hợp. Vì vậy, họ sẽ tránh không
đưa ra những quyết định mạo hiểm nhưng chính điều này lại làm giảm đi sức phát
triển của kinh doanh của họ.
Tuy nhiên, một thế giới hợp nhất phải có sự rủi ro, ai kiếm được tiền thì cũng
đã đôi lần phải gặp rủi ro về tiền. Vì vậy khi có được thành công như ngày nay, đa số
các chủ doanh nghiệp đều nghĩ về những thất bại trước đây.
Sai lầm là khó có thể tránh khỏi
Thật là may mắn, bạn đã biết nhận những lỗi lầm của mình. Số tiền bạn bị mất
hay lỗ trong các hợp đồng kinh doanh có thể thu lại được miễn là bạn phải hiểu tại sao
bạn bị thua lỗ.
Donald Trump, giám đốc toà tháp Trump Tower, khách sạn Plaza Hotel và
khách sạn Quốc Tế Trump ở New York đã thu hồi lại được những khoản tiền đã lỗ khi
ông có những quyết định sai lầm trong việc hạ giá khách sạn xuống giá thấp hơn so


các đối thủ cạnh tranh lớn hơn trên thị trường. Nhưng ông đã tin vào khả năng của
mình và bắt đầu làm lại. Ông đã xây dựng lại hệ thống kiểm soát bằng cách đưa ra
những quyết định đầu tư lớn và đã chứng minh rằng mình có thể sửa chữa được lỗi
lầm bằng thời gian và tính kiên nhẫn.
Sửa chữa sai lầm
Sau đây là một vài kinh nghiệm mà bạn nên học hỏi:
1. Thừa nhận thất bại
Điều đầu tiên bạn cần phải làm là thừa nhận rằng bạn mắc lỗi và phải có trách
nhiệm với những việc làm đó. Đổ lỗi cho mọi người nhưng lại không nhận là mình có
lỗi vì một sản phẩm mà bạn đánh giá không thể tung ra ngoài thị trường được, sẽ là
một khó khăn khiến bạn không tập trung được vào những nguyên nhân sâu xa của vấn
đề và hiểu được những sai lầm đang diễn ra ở đây là gì.
2. Học hỏi từ chính những sai lầm
Việc kinh doanh mạo hiểm thường yêu cầu các bước đi thận trọng và khi mọi
thứ đã bùng nổ thì bạn phải nhìn lại và phân tích tất cả các thành phần có ảnh hưởng
tới dự án và chỉ ra những gì cần phải được thay đổi hay sửa đổi cho phù hợp.
Cùng với kết quả nghèo nàn mà Vince McMahon nhận được từ giải bóng đá
Xtreme Football League (XFL) mới được đưa ra, anh đã quyết định chuyển hướng
nghề nghiệp của mình: anh hăng hái làm việc với tư cách giám đốc của tổ chức Động
Vật Thế Giới gọi tắt là WWE (trước đây là WWF). Đến nay, tổ chức này vẫn hoạt
động tốt và được xem như là một bằng chứng chứng minh tài năng kinh doanh của
McMahon.
3. Tránh không để những thất bại khác xảy ra
Nếu một người kiểm dịch vệ sinh an toàn về thực phẩm chuẩn bị có một báo
cáo không mấy thiện chí về nhà hàng của bạn và điều đó sẽ là không có lợi cho việc
kinh doanh của bạn. Trong trường hợp này bạn sẽ làm gì trong khi bạn vẫn có thời
gian để thay đổi và cải thiện?
Bạn hãy ghi nhớ điều này bởi vì có thể bạn phải đối mặt với vấn đề đó trong
thời gian tới, lúc đó bạn đã có kinh nghiệm để khắc phục nó. Hơn nữa, bạn hãy nghĩ về
những vấn đề lớn hơn mà bạn sẽ phải đối mặt trong thời gian tới để từ đó bạn có

những phương án đề phòng nhằm ngăn chặn chúng xảy ra.
4. Đừng cho rằng mình bị xúc phạm
Nếu mọi người không biết đến những sản phẩm và ý kiến mà bạn đưa ra không
có nghĩa bạn là một doanh nhân không tốt và họ lãng quên ngay những gì mà bạn vừa
mới tạo dựng được.
Mọi người có thể chỉ trích việc làm của bạn nhưng không có nghĩa là họ đang
chỉ trích bạn hay con người bạn. Do vậy, bạn đừng nên quá quan tâm đến những lời
chỉ trích và xúc phạm của mọi người đối với bạn mà hãy lấy đó làm động cơ để bạn
hoàn thiện chính mình.
5. Hoàn thiện chính mình
Không nên cho phép những thất bại ảnh hưởng đến bạn về mặt tinh thần. Thay
vào đó là bạn hãy tự mình chứng minh cho thế giới biết rằng bạn phải thất bại thì mới
có thành công.
Hãy lấy Steven Jobs là một ví dụ, ông đã tiến hành cuộc cách mạng hoá máy
tính với loại máy tính mới là Apple Computer. Ông đã tiếp tục phát triển sang
NextStep - một thế hệ máy tính mới với hệ điều hành mới – ông đã mất đến 250 triệu
đôla để đầu tư mới. Đến nay Jobs đã là chủ tịch đồng thời là giám đốc điều hành của
Apple và xưởng phim hoạt hình Pixar. Ông đã chứng minh được rằng khi bạn hiểu
được thất bại của mình thì bạn cũng thể hiện rõ được, làm thế nào bạn có thể bắt được
con bò bằng cách túm sừng và nhảy lên lưng nó.

×