Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Đề tài "MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN" docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.11 KB, 8 trang )






Đề tài "MỘT SỐ
KIẾN NGHỊ GIẢI
PHÁP NHẰM
HOÀN THIỆN CƠ
CHẾ “MỘT CỬA”
TẠI XÃ, PHƯỜNG,
THỊ TRẤN"
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN
THIỆN CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI XÃ, PHƯỜNG,
THỊ TRẤN
NGUYỄN TIẾN MẠNH – Hành chính 29A, ĐH LUẬT TP.HCM
Nền hành chính của bất kỳ quốc gia nào cũng được đánh giá thông qua hiệu quả
quản lý nhà nước. Ở Việt Nạm, đi đôi với chế độ chính trị, chúng ta cũng đã áp
dụng nhiều hình thức quản lý nhà nước khác nhau.
Qua mỗi thời kỳ, nền hành chính Việt Nam đang có những cải cách đáng kể về chủ
trương, chính sách kinh tế – xã hội. phải kể đến một trong những cải cách ấy là cải cách
hành chính. Đây không chỉ là bước thay đổi đơn thuần mà nó mang ý nghĩa quyết định
đối với việc phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, hướng đến
đối tượng phục vụ là nhân dân, phù hợp với định hướng phát triển của xã hội chủ nghĩa.
Những năm qua, công cuộc cải cách hành chính bước đầu đã đạt được những kết quả nhất
định. Chính phủ Việt Nam đã triển khai áp dụng cơ chế “ một cửa” tại các cơ quan hành
chính nhà nước. Như vậy, việc quản lý nhà nước ở các cơ quan hành chính nhà nước
bước đầu đã có những thay đổi đáng kể, có sự tác động tích cực vào sự vận hành của cơ
chế quản lý nhà nước, xây dựng một nền hành chính trong sạch.
1. Hoàn thiện pháp luật phục vụ cho việc áp dụng cơ chế “một cửa” tại xã, phường,
thị trấn.


Trong nhiều năm, nền hành chính của Việt Nam được đánh giá là quan liêu, kém hiệu
quả, hoạt động trì trệ, quản lý lỏng lẻo, thủ tục rườm rà, nhiêu khê, thiếu sự thống nhất.
Để xảy ra tình trạng này, nguyên chính là do sự thiếu đồng bộ trong việc thực hiện cơ chế
quản lý, những quy định không thống nhất, việc ban hành những văn bản thiếu tính khả
thi và không sát thực tế cũng là nguyên nhân chính. Cơ chế ban hành văn bản pháp luật
của Việt Nam còn thể hiện nhiều điểm bất cập. Ví dụ như văn bản có tính pháp lý cao
nhất là luật do Quốc Hội ban hành nhưng để triển khai thực hiện thì cần phải chờ Nghị
định, Thông tư hướng dẫn. Thậm chí về đến từng địa phương thì có thể là được văn bản
của cơ quan hành chính Nhà nước địa phương hướng dẫn, dẫn đến việc áp dụng văn bản
trái pháp luật, văn bản mâu thuẫn với văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên. Ở từng địa
phương có cách thực hiện quy định pháp luật một cách khác nhau. Hậu quả của sự tùy
tiện ấy người dân phải gánh chịu. Đã đến lúc hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp
luật của Quốc Hội cần phải có tính chuyên môn hóa. Đây là tiền đề cơ bản cho việc cải
cách hành chính đạt hiệu quả cao.
Hoạt động lập pháp phải thật sự hiệu quả, đi vào chiều sâu, vừa thể hiện được biện pháp
quản lý Nhà nước thực tế vừa mang tính dự báo cao, tránh tình trạng sửa đổi, bổ sung văn
bản quy phạm pháp luật liên tục như hiện nay. Cơ chế chính sách phải tạo được sự phát
triển bền vững, thu hút đầu tư, tạo được sự yên tâm cho doanh nghiệp, chất lượng soạn
thảo văn bản pháp luật phải được nâng cao. Để làm được điều này cần có sự đầu tư hơn
nữa cho hoạt động lập pháp. Nên chăng thành lập đội ngũ đại biểu Quốc Hội chuyên
trách trong đó quy tụ những chuyên gia đầu ngành am hiểu lĩnh vực chuyên môn để từ đó
thảo luận đi đến thống nhất và ban hành ra văn bản quy phạm pháp luật. Cơ quan hành
chính Nhà nước là cơ quan hành pháp thay vì thực hiện hoạt động quản lý bằng cách ra
văn bản hướng dẫn thực hiện thì chỉ nên thực hiện chức năng quản lý và làm công tác
tham mưu cho cơ quan lập pháp về những hoạt động thực tiễn, về những vấn đề phát sinh
trong quá trình quản lý để các nhà lập pháp phân tích, tìm ra hướng giải quyết, đưa ra
thảo luận trong hoạt động lập pháp. Có như thế hoạt động lập pháp mới hiệu quả, mới có
những văn bản luật vừa mang tính khoa học vừa mang tính khả thi, được áp dụng rộng rãi
và thống nhất trong phạm vi cả nước. Tính tất yếu cơ quan hành chính Nhà nước địa
phương cũng sẽ hoạt động hiệu quả.

Tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước hiện nay chưa đồng bộ, thiếu
thống nhất trong việc phân cấp quản lý. Tình trạng thay đổi thẩm quyền quản lý làm cho
hoạt động quản lý bị đứt quãng, không hiệu quả. Hơn nữa, việc liên tục chia tách, sáp
nhập địa giới hành chính cũng làm biến động hoạt động quản lý hành chính Nhà nước.
Chiến lược phát triển lâu dài cần ổn định nhanh chóng về tổ chức và hoạt động của bộ
máy Nhà nước, chấn chỉnh kịp thời những thay đổi do địa lý mang lại. Trong hoạt động,
cơ quan hành chính Nhà nước cần tập trung vào chỉ đạo và điều hành, tránh tình trạng hội
họp nhiều. Cũng cần phải điều chỉnh cơ chế tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân
cấp xã, đổi mới phương thức hoạt động để sát dân và phù hợp với tính chất quản lý Nhà
nước trên địa bàn dân cư. Chẳng hạn, nên quy định tách bạch giữa hoạt động quản lý và
hoạt động phong trào ở cấp xã. Chính sự nhập nhằng giữa hai hoạt động này làm cho hiệu
quả hoạt động quản lý không cao, bị chi phối. Việc đề ra thang điểm thi đua đối với một
số ngành, một số địa phương là không phù hợp. Hoạt động quản lý Nhà nước là hoạt
động đòi hỏi phải có tính khoa học, tính chuyên nghiệp cao, nhằm vào đối tượng phục vụ.
Như thế, phải chia quản lý Nhà nước làm hai bộ phận: bộ phận quản lý nhà nước chung
và bộ phận hành chính phục vụ. Điều này là phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội hiện
nay. Văn bản pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân cấp xã
phải điều chỉnh theo hướng chuyên môn hóa bộ phận hành chính ở cơ quan này, áp dụng
đồng bộ và thống nhất trên phạm vi toàn quốc quy định về hoạt động quản lý.
2. Một số kiến nghị giả pháp nhằm hoàn thiện cơ chế “một cửa” tại xã, phường, thị
trấn.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoạt động
theo nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo đảm giải quyết công khai việc nhanh chóng,
đúng thời gian cho tổ chức, công dân. Quy trình làm việc phải bảo đảm tính khoa học,
hợp lý. Việc bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân cấp xã phải
đảm bảo cho hoạt động quản lý. Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cơ chế “một cửa” tại
xã, phường, thị trấn, tác giả đề xuất một số kiến nghị giải pháp như sau:
Thứ nhất, trong hoạt động, cơ quan hành chính Nhà nước cấp xã phải có nội quy cơ quan
rõ ràng, quy định trách nhiệm cụ thể đối với cán bộ, công chức trong việc phối hợp giải
quyết công tác chung thuộc thẩm quyền của xã. Công chức làm việc tại Bộ phận tiếp

nhận và trả kết quả phải là những người kinh qua công tác chuyên môn, có nghiệp vụ
giỏi, có khả năng giao tiếp tốt và nhất thiết đội ngũ này phải có trình độ tin học đảm bảo
cho việc quản lý bằng hệ thống điện tử. Trong thời gian đầu thực hiện cần chú ý đến việc
trang bị cho vùng sâu, vung xa về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có khả năng
áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý.
Thứ hai, theo cơ chế hiện nay thì thực chất của hoạt động “một cửa” tại xã, phường, thị
trấn chỉ là hoạt động công khai thủ tục hành chính và quy định nơi tiếp nhận và giải quyết
hồ sơ của công chức chuyên môn, chưa thể hiện được tính khách quan trong công tác.
Công tác nhân sự cần bố trí cố định công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả là những người làm việc thường trực, không kiêm nhiệm công tác khác. Cần quy
định tách bạch giữa công chức tiếp nhận hồ sơ và công chức giải quyết hồ sơ nhằm hạn
chế đến mức tối đa những tiêu cực trong quá trình giải quyết công việc của cán bộ, công
chức; công chức tiếp nhận hồ sơ phải liên tục cập nhật về thủ tục hành chính, học tập
nâng cao trình độ. Nhân sự làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả không nên quy
định riêng về lĩnh vực phụ trách mà nên có sự chuẩn hóa về thao tác tiếp nhận hồ sơ sao
cho tất cả công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đều phải có khả năng
tiếp nhận và phân loại tất cả các loại hồ sơ do tổ chức và công dân chuyển đến, vào sổ
tiếp nhận và chuyển công chức có trách nhiệm giải quyết. Công chức phụ trách chuyên
môn chỉ giải quyết công việc chuyên môn trên cơ sở hồ sơ do Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả chuyển đến, họ có điều kiện để khảo sát thực tế phục vụ cho hoạt động quản lý.
Thứ ba, trong chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cần chú trọng đến đội ngũ
cán bộ, công chức cấp xã, phải có kế hoạch đào tạo một cách hiệu quả công chức chuyên
môn, không phải là bồi dưỡng theo kiểu chắp vá. Việc bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức
phải chú ý đến việc đảm bảo giữa công tác và học tập nâng cao trình độ, đáp ứng được sự
biến động về đội ngũ cán bộ khi có yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng công chức tại Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả.
Thứ tư, quy định số lượng biên chế trong cơ quan hành chính Nhà nước cấp xã như hiện
nay cũng chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý. Nên có quy định cụ thể vế số lượng công
chức chuyên môn tại cấp xã, phân bổ số lượng công chức phải căn cứ vào địa giới hành
chính, diện tích địa bàn, số lượng dân cư, trình độ dân trí và vụ việc phát sinh trong quá

trình quản lý. Làm được điều này sẽ làm giảm áp lực giải quyết công việc tại thành phố
lớn. Trước khi quyết định phân cấp thẩm quyền quản lý về cho địa phương, cơ quan quản
lý Nhà nước cấp trên cần phân tích và điều chỉnh về nhân sự cho phù hợp với tình hình và
yêu cầu giải quyết công việc và phải có quy định cụ thể về việc thực hiện tăng cường
nhân sự cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

×