Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Luận văn thạc sĩ Hoạt động Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa từ năm 1930 đến năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.12 KB, 130 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số
liệu và tư liệu trong luận văn được dựa trên nguồn tin cậy và thực tế tiến
hành khảo sát, thu thập của tôi. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được cơng bố trong bất cứ cơng trình nào.

Người cam đoan

Lê Tuấn Anh


ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu, bằng cố gắng, nỗ lực của
chính mình, cùng với sự dìu dắt, dạy dỗ, truyền thụ những kiến thức khoa học
của các thầy cô giáo, luận văn tốt nghiệp của tơi đã được hồn thành, đây thực
sự là nguồn cổ vũ động viên lớn đối với tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
học tập và cơng tác sau này.
Qua đây, với tình cảm chân thành, tơi xin trân trọng cám ơn các thầy cô
giáo trong khoa Khoa học Xã hội, các thầy cô giáo Trường Đại học Hồng
Đức. Đặc biệt là thầy giáo PGS.TS Mai Văn Tùng, người đã trực tiếp giảng
dạy và hướng dẫn đề tài của tôi. Từ những kiến thức, định hướng, gợi mở của
thầy đã chỉ ra những thiếu sót mà tơi cần phải khắc phục để hồn thành Luận
văn này đúng thời hạn.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các đồng chí lãnh đạo cơ quan
Hội Nơng dân tỉnh Thanh Hóa, các đồng chí, đồng nghiệp, đã giúp đỡ tơi
trong quá trình học tập và cơng tác… Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
của Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thanh Hóa, Thư viện tỉnh Thanh Hóa, Hội
Nơng dân các huyện, thị xã, thành phố đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu, điều tra, khảo sát, sưu tầm tư liệu phục vụ đề tài Luận văn.


Nhân đây, một lần nữa tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia
đình, người thân, bạn bè đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
cho tôi trong suốt những năm học vừa qua cũng như trong thời gian thực hiện
cơng trình Luận văn này.
Thanh Hóa, tháng 11 năm 2017
Tác giả

Lê Tuấn Anh


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN..........................vi
MỞ ĐẦU.........................................................................................................7
1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..........................................................................9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................12
3.1. Mục đích...............................................................................................12
3.2. Nhiệm vụ.............................................................................................12
4. Đới tượng, phạm vị nghiên cứu................................................................12
4.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................12
4.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................12
5. Cơ sở lý luận, tính tiếp cận và phương pháp nghiên cứu......................13
5.1. Cơ sở lý luận của luận văn...................................................................13
5.2. Hướng tiếp cận của luận văn...............................................................13
5.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................14
Để giải quyết những vấn đề đặt ra, chúng tôi dựa trên quan điểm của chủ

nghĩa Mác - Lênin, vận dụng phương pháp luận sử học Mác xít kết hợp với
các phương pháp bộ môn, chủ yếu là phương pháp lịch sử, phương pháp
lơgic.............................................................................................................14
Ngồi ra cịn sử dụng phương pháp thống kê, định lượng, điều tra xã hội
học, thảo luận nhóm... để triển khai nghiên cứu và hồn thành luận văn. Bởi
vậy, các tư liệu được mơ tả, trình bày trong luận văn sẽ đảm bảo sự chính
xác và độ tin cậy cao, nhằm tái hiện chân thực và khoa học quá trình hình
thành và phát triển của Hội Nơng dân tỉnh Thanh Hóa từ năm 1930 đến
năm 2016.....................................................................................................14
6. Đóng góp của luận văn..............................................................................14


iv
7. Bớ cục của ḷn văn...................................................................................15
Chương 1........................................................................................................16
TỞNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU,..................................................16
KHÁI QT Q TRÌNH HOẠT ĐỘNG HỘI NƠNG DÂN THANH
HÓA TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1986.........................................................16
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá..........................16
1.1.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................16
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..................................................................19
1.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển tổ chức Hội Nơng dân
Việt Nam tỉnh Thanh Hóa (1930 - 1986).....................................................25
1.2.1. Một số nét cơ bản về Hội Nông dân Việt Nam.................................25
1.2.2. Điều kiện lịch sử của phong trào nông dân và những cuộc đấu tranh
của nơng dân Thanh Hóa trong giai đoạn 1930 - 1945...............................28
1.2.3. Hoạt động Hội Nông dân Thanh Hoá những năm 1945 đến năm 1954
.....................................................................................................................36
1.2.4. Hoạt động Hội Nông dân Thanh Hoá từ năm 1954 đến năm 1975...38
1.2.5. Hoạt động Hội Nông dân Thanh Hoá từ năm 1975 đến 1986...........41

Chương 2........................................................................................................49
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG HỘI NƠNG DÂN THANH HĨA............49
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2016...................................................................49
2.1. Hệ thống tổ chức và bộ máy hoạt động của HND tỉnh Thanh Hóa...49
2.2. Hoạt động của Hội Nơng dân Thanh Hóa............................................52
2.2.1. Cơng tác tun trùn giáo dục.........................................................52
2.2.2. Cơng tác củng cố và xây dựng tổ chức Hội.......................................57
2.2.3. Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp
nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững......................................................64
2.2.4. Tham gia xây dựng Đảng, Chính qùn............................................71
2.2.5. Phong trào nơng dân thi đua xây dựng nông thôn mới.....................74
2.2.6. Nông dân tham gia các hoạt động văn hóa - xã hội...........................80


v
2.2.7. Hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh.....87
2.2.8. Phong trào nông dân tham gia đảm bảo quốc phịng - an ninh.........89
Chương 3........................................................................................................94
TỞNG KẾT HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI NƠNG DÂN THANH HỐ.......94
VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020............94
3.1. Tổng kết hoạt động của Hội nơng dân Thanh Hóa trong 86 năm hình
thành và phát triển........................................................................................94
3.1.1. Đóng góp của nơng dân và các cấp HND tỉnh Thanh Hoá trong đấu
trang giải phóng dân tộc..............................................................................96
3.2. Hội Nơng dân Thanh Hóa với tầm nhìn chiến lược phát triển đến
năm 2020.......................................................................................................111
3.2.1. Tình hình thực tiễn tác động đến hoạt động Hội.............................111
3.2.2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp củng cố tổ chức và đổi mới nội dung
phương thức hoạt động..............................................................................112
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................116

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................124


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24

25

Ký hiệu
BCH
BHYT
BTV
CB, CC
CM
CT/TW
CT-TTg
GS.TS
HĐND
HND
KHKT
KHXH

NĐ-CP
NQ/TU
NQ/TW
Nxb
PGS.TS
QĐ/TU
QĐ/TU
QĐ-TTg
QLNN
TP
UBND
XHCN

Nguyên nghĩa

Ban Chấp hành
Bảo hiểm y tê
Ban Thường vụ
Cán bộ, cơng chức
Cách mạng
Chỉ thị Trung ương
Chỉ thị - Chính phủ
Giáo sư tiến sĩ
Hội đồng nhân dân
Hội Nông dân
Khoa học kỹ thuật
Khoa học xã hội
Lao động
Nghị định - Chính phủ
Nghị quyết - Tỉnh ủy
Nghị quyết - Trung ương
Nhà xuất bản
Phó Giáo sư tiến sĩ
Quy định - Tỉnh ủy
Quyết định - Tỉnh ủy
Quy định - Chính phủ
Quản lý Nhà nước
Thành phố
Ủy ban nhân dân
Xã hội chủ nghĩa


7
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của giai
cấp nơng dân trong quá trình cách mạng, ngay từ Hội nghị thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng ta đã nêu lên những vấn
đề cơ bản đối với giai cấp nông dân đó là: "Đảng phải đồn kết đại đa số
nơng dân, phải dựa vào nông dân nghèo làm cách mạng…”. Đồng thời Đảng
nhấn mạnh "Nông dân là lực lượng to lớn của cách mạng",... vì vậy phải tập
hợp nơng dân vào một tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng, đấu tranh giành
độc lập tự do và thực hiện cách mạng ruộng đất. Từ những quan điểm nêu
trên, Hội nghị Trung ương Đảng tháng 10 năm 1930 đã thảo luận và khẳng
định “Nơng Hội đỏ”, là hình thức tổ chức đầu tiên của phong trào nông dân
Việt Nam; thông qua Nghị quyết về việc thành lập Tổng Nông hội Đông
Dương (tên gọi đầu tiên của Hội Nông dân Việt Nam) là tổ chức chính trị - xã
hội của giai cấp nơng dân Việt Nam, lấy ngày 14 tháng 10 năm 1930 là ngày
thành lập Hội Nông dân Việt Nam. Nghị quyết đã đánh dấu bước ngoặt quan
trọng trong lịch sử giai cấp nơng dân Việt Nam.
Thanh Hoá là tỉnh sớm có phong trào nông dân. Nông Hội đỏ ở Thanh
Hoá được thành lập ngay trong năm 1930, với 200 hội viên ở một số làng
thuộc các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Đông Sơn... Từ ngày thành lập đến
nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, Hội Nông dân Thanh Hoá ln là lực
lượng nịng cốt trong các phong trào cách mạng của nông dân. Tiêu biểu cho
truyền thống yêu nước kiên cường, bất khuất của người Xứ Thanh là cuộc đấu
tranh của nơng dân n Trường địi chia lại cơng điền, công thổ do bọn
Thống lý chiếm đoạt; của nông dân làng Chí Tiến, huyện Thọ Xuân chống lại
Tri phủ bắt phu đắp đường vào ấp Quan Thành; của 600 nơng dân n Định
địi trả tự do cho tù chính trị; cuộc mít tinh liên huyện tại làng Tạnh Xá, huyện
Yên Định của 3.000 nông dân các huyện: Yên Định, Thiệu Hóa, Thọ Xuân,
Vĩnh Lộc để ủng hộ Mặt trận Nhân dân tự do dân chủ và nhiều cuộc đấu tranh
khác.v.v…



8
Lịch sử 86 năm xây dựng và trưởng thành, Hội Nông dân Việt Nam đã
tiến hành 6 kỳ Đại hội, trong đó, Đại hội đại biểu tồn quốc Hội Nơng dân
Việt Nam lần thứ nhất tháng 3 năm 1988, có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là
Đại hội đổi mới của Hội, Đại hội đã khẳng định “Hội Nông dân Việt Nam là
tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp nơng dân Việt Nam, có vị trí
quan trọng trong hệ thống chính trị - xã hội, trong cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý và nhân dân làm chủ; là thành viên tích cực, nịng cốt của Mặt
trận tổ quốc Việt Nam” [40; tr 3].
Kế tục truyền thống và phát huy sáng tạo của giai cấp nông dân mà
người đại diện là Hội Nông dân qua các thời kỳ cách mạng, bước vào thời kỳ
đổi mới, Hội luôn luôn lấy công tác xây dựng tổ chức hội làm nhiệm vụ trọng
tâm, tổ chức các phong trào hành động cách mạng của nông dân làm then
chốt; tích cực tuyên truyền giáo dục, vận động hội viên, nông dân thực hiện
và giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước; hăng hái thi đua lao động sản xuất, kinh doanh giỏi; tham
gia xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an ninh quốc phòng. Đẩy mạnh các
hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, dạy nghề cho hội viên, nơng dân. Mở rộng
các hình thức hợp đồng trách nhiệm, phối hợp, liên kết, giúp nông dân chủ
động sản xuất kinh doanh, tiếp thị, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm.
Trong 30 năm thực hiện cơng cuộc đổi mới tồn diện do Đảng ta khởi
xướng và lãnh đạo, giai cấp nông dân Việt Nam đã tích cực cùng giai cấp
cơng nhân và tầng lớp trí thức, tạo nên bước tiến vượt bậc của sản xuất nông
nghiệp, từ một nước phải nhập khẩu về lương thực, trở thành một trong những
nước hàng đầu trên thế giới về xuất khẩu nông phẩm: Gạo, cao su, cà phê,
thủy - hải sản. Hội Nông dân Việt Nam ln xứng đáng với vai trị “Trung
tâm, nịng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn
mới”; đại diện cho giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Chính quyền
trong sạch, vững mạnh, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi mục tiêu
"Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.



9
Tồn tỉnh Thanh Hóa có 553.269 hộ nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản: (gọi
chung là hộ nông nghiệp), chiếm trên 70% tổng số hộ. Hội Nơng dân tỉnh
Thanh Hoá có: 531.860 hội viên đạt tỷ lệ: 94,2% so với tổng số hộ nơng
nghiệp (bình qn mỗi hộ nơng nghiệp xấp xỉ có 01 hội viên của tổ chức Hội
Nơng dân), là lực lượng nịng cốt trên lĩnh vực nơng nghiệp, nông dân, nông
thôn và phong trào xây dựng nông thôn mới.
Từ vai trò và ý nghĩa to lớn trên, việc tìm hiểu về lịch sử hoạt động Hội
và phong trào nơng dân của Hội Nơng dân Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh
Hóa nói riêng trở thành một nhiệm vụ có tính đặc biệt cấp thiết, nhất là trong
bối cảnh hội nhập hiện nay. Nghiên cứu sâu và toàn diện các quá trình hoạt
động Hội và phong trào nơng dân vừa góp phần phát huy truyền thống và
những thành quả đã đạt được của giai cấp nông dân và Hội Nơng dân Thanh
Hóa, qua đó khẳng định vai trị, vị thế của giai cấp nơng dân trong quá trình
hội nhập và phát triển.
Xuất phát từ những lý do trên, cùng với cương vị là một cán bộ Hội
Nông dân tỉnh có nhiều năm gắn bó với tổ chức Hội, nên tôi mạnh dạn chọn
vấn đề “Hoạt động Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa từ năm 1930 đến năm
2016” làm đề tài luận văn Thạc sĩ lịch sử Việt Nam của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việt Nam là đất nước có trùn thống sản xuất nơng nghiệp, lấy nơng
nghiệp làm trọng “Dĩ nơng vi bản”. Trong hồn cảnh lịch sử nào, nông
nghiệp, nông dân, nông thôn cũng luôn được sự quan tâm của Nhà nước, nhất
là từ khi có Đảng lãnh đạo vấn đề “Tam Nông” được coi là một trong những
định hướng chiến lược cho sự phát triển chung của đất nước. Người nông dân
là đối tượng chủ thể của sản xuất nơng nghiệp, vì vậy việc nghiên cứu đời
sống, sản xuất và các hoạt động xã hội liên quan đến nông dân luôn là đề tài
được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan quan tâm nghiên cứu.

Một trong những cơng trình được nhiều người quan tâm nhất viết về
nông dân Bắc Kỳ của học giả người Pháp Pierre Gourou mang tên "Người


10
nơng dân châu thổ Bắc Kỳ". Có thể xem đây là cơng trình chun khảo về
nơng dân Việt Nam sớm nhất, cũng là cơng trình nghiên cứu mẫu mực và tồn
diện về diện mạo nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn châu thổ Bắc Bộ Việt
Nam [59].
Bên cạnh đó cịn một số cơng trình tiêu biểu khác của các nhà nghiên
trong nước viết về nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam, tiêu biểu như
Diệp Đình Hoa [38], Trần Từ [69], Phan Đại Doãn [19], Nguyễn Văn Khánh
[55] ... cho chúng ta cái nhìn tổng quan về bức tranh xã hội nông thôn Việt
Nam trong truyền thống và hiện đại.
Nghiên cứu trực tiếp về nông dân và hoạt động Hội Nông dân của tập
thể, cá nhân ở tỉnh Thanh Hóa cho đến nay đã có một số cơng trình tiêu biểu
sau đây:
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa tập I, (Sơ thảo) 1930 – 1954 của Ban
Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa biên soạn năm 1991 [5]. Tài liệu đã đề cập
nhiều nội dung về vai trò lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đấu tranh bảo vệ
và xây dựng tổ quốc của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa, trong đó có sự
đóng góp qua hoạt động của Hội Nơng dân các cấp trong tỉnh.
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá tập II, của Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh Thanh Hoá tổ chức biên soạn năm 1996 đã phản ánh nhiều hoạt động của
Hội Nông dân và phong trào nông dân tỉnh Thanh Hoá, trong xây dựng và bảo
vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, tăng gia sản xuất chi viện sức người, sức của
cho chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu
nước [1].
Những sự kiện lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa 1975 – 2000 của Ban Tuyên
giáo tỉnh ủy biên soạn năm 2005. Đây là một trong số ít những cơng trình có

đề cập nhiều đến các hoạt động của Hội Nông dân tỉnh trong việc tập hợp
nông dân, phát động và tổ chức các phong trào nơng dân, thúc đẩy sản xuất
góp phần kiến thiết đất nước trong những năm đầu giải phóng và thời kỳ đổi
mới [6].


11
Cơng trình Lịch sử hoạt động hội và phong trào nơng dân Hội Nơng
dân Thanh Hóa (1930 - 1992) do Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh biên
soạn, tác giả Trịnh Nhu (chủ biên) đã trình bày một cách chi tiết, cụ thể,
những nhận định, đánh giá về sự đóng góp, hy sinh của người nơng dân cho
đất nước trong suốt chặng đường lịch sử từ 1930 đến 1992. Nhìn chung cơng
trình đã tái hiện hồn chỉnh bức tranh về lịch sử hoạt động và các phong trào
cách mạng của nông dân tỉnh Thanh qua các thời kỳ. Đây là tài liệu tham
khảo trực tiếp, chủ yếu của luận văn [42].
Bên cạnh đó cịn có một số đề tài luận văn Thạc sĩ nghiên cứu trực tiếp
đến Hội Nông dân trên các phương diện giáo dục pháp luật, xây dựng đội ngũ
cán bộ chủ chốt, phát triển mơ hình hộ nơng dân Thanh Hóa nói chung, cụ thể
là đề tài “Giáo dục pháp luật cho hội viên nông dân tỉnh Thanh Hóa” luận
văn Thạc sĩ Luật của tác giả Vũ Tiến Dũng - Học viện Hành chính Quốc gia
Hồ Chí Minh [18]; “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của Hội Nơng dân
tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay” Luận văn Thạc sĩ Chính trị của tác
giả Bùi Xuân Thiên - Trường Đại học Vinh [70]. Những công trình khoa này
là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị của luận văn.
Ngoài ra, ấn phẩm Sổ tay phổ biến pháp luật cho nông dân từ tập 1 đến
tập 11, do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát hành cũng là nguồn tài
liệu tham khảo của luận văn.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu khoa học của tập thể, cá nhân,
các bài viết của các tác giả từ trước đến nay có liên quan gián tiếp và trực tiếp
đến hoạt động Hội Nơng dân tỉnh Thanh Hóa đã đóng góp quan trọng các vấn

đề cơ bản cả về vấn đề lý luận và thực tiễn dưới nhiều góc độ khác nhau. Đây
là nguồn tư liệu tham khảo rất có giá trị của tác giả. Tuy vậy, cho đến nay
chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về
hoạt động Hội Nơng dân tỉnh Thanh Hóa xun suốt từ khi Nơng Hội đỏ ra
đời cho đến năm 2016. Vì vậy, đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu có hệ thống
về “Hoạt động Hội Nơng dân tỉnh Thanh Hóa từ 1930 đến năm 2016” .


12
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
- Luận văn khái quát quá trình hoạt động, phát triển của giai cấp nơng
dân trong quá trình cách mạng của Đảng ta bắt đầu từ khi Nông Hội đỏ ra đời
(14/10/1030 đến 2016).
- Luận văn phân tích và làm sáng tỏ vai trị của các cấp Hội Nơng dân
trong việc chuyển tải các đường lối, chủ trương, của Đảng, chính sách pháp
luật của nhà nước tới người nông dân và tổ chức thực hiện ở từng cấp, nhất là
giai đoạn trong thời kỳ đổi mới từ Đại hội lần thứ VI Ban Chấp hành Trung
ương Đảng năm 1986 đến năm 2016.
3.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của Hội
Nơng dân Việt Nam để thấy được vai trò và ý nghĩa quan trọng của Hội nói
riêng và của nơng dân nói chung trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước
gần một thế kỷ qua.
- Nghiên cứu về các hoạt động và phát triển của Hội Nơng dân Thanh
Hóa, trong đó tổng kết được những thành tựu căn bản từ năm 1930 đến năm
2016, nhất là trong 3 thập kỷ đổi mới.
4. Đối tượng, phạm vị nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa,

cụ thể hội viên nơng dân Thanh Hóa từ tỉnh đến cơ sở, các nhân chứng lịch
sử, những người có liên quan đến hoạt động của Hội Nông dân trong chặng
đường gần một thế kỷ (1930 - 2016).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu lịch sử hình thành và
phát triển của giai cấp nơng dân tỉnh Thanh Hóa, trong đó trọng tâm chính là
những đóng góp căn bản từ sau ngày Đổi mới (1986) đến nay của Hội nông
dân tỉnh Thanh Hóa.


13
- Về không gian: Tập trung nghiên cứu chủ yếu về nông dân - Hội nông
dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Về thời gian: Nghiên cứu một chặng đường 86 năm (1930 - 2016)
hình thành và phát triển của Hội Nơng dân tỉnh Thanh Hóa.
5. Cơ sở lý ḷn, tính tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận của luận văn
Cơ sở lý luận của luận văn là dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét những vấn đề
nông dân - Hội Nông dân Thanh Hóa. Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá trong
mối quan hệ hữu cơ với quy luật khách quan của sự vận động và phát triển
của Hội với lịch sử, kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa nói riêng và đất nước
chung trong truyền thống và hiện đại. Cơ sở lý luận còn được dựa trên các
quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển bền vững kinh tế
- xã hội gắn liền với Nông nghiệp, Nông thôn và Nông dân.
5.2. Hướng tiếp cận của luận văn
Để đảm bảo tính khách quan, khoa học tác giả luận văn đã kết hợp
hướng tiếp cận lịch sử, hệ thống và liên ngành.
- Hướng tiếp cận lịch sử
Với hướng tiếp cận này, chúng tôi căn cứ vào các tư liệu lịch sử, kế

thừa các cơng trình nghiên cứu trước đây, kết hợp với những tư liệu nghiên
cứu điền dã, nhất là các tài liệu nghiên cứu về nơng dân trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa trong vài ba thập kỷ trở lại đây. Qua phân tích, hệ thống, đề tài tập
trung làm sáng tỏ lịch sử hình thành và phát triển cũng như những đóng góp
của của Hội nơng dân tỉnh Thanh Hóa với lịch sử, kinh tế - xã hội đất nước
trong gần một thế kỷ qua.
- Hướng tiếp cận liên ngành
Để nhận diện một cách tổng quan, chính xác và khách quan về lịch sử
hình thành và phát triển của Hội Nông dân cần phải tiếp cận theo hướng liên
ngành (lịch sử, nhân học, xã hội học, văn hóa học, kinh tế học, chính trị học,


14
luật học...). Hướng tiếp cận này sẽ đặt nông dân trong mối tương tác, quan hệ
đa chiều với địa lý - tự nhiên, môi trường - sinh thái, lịch sử, kinh tế - xã
hội… Đây cũng chính là hướng tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu khu vực
học (area studies), phát huy được thế mạnh của từng ngành khoa học trong
việc khảo cứu, phân tích, đánh giá khách quan, logic và biện chứng về quá
trình hình thành và phát triển của Hội nơng dân tỉnh Thanh Hóa.
- Hướng tiếp cận hệ thống
Với cách tiếp cận hệ thống, nghiên cứu về Hội Nơng dân Thanh Hóa
được đặt trong tổng thể các vấn đề kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, hành
chính - dân cư… của cơ cấu tổ chức xã hội nông thôn truyền thống và hiện
đại. Cách tiếp cận này cho thấy vị thế của giai cấp nơng dân trong tiến trình
lịch sử, nhất là từ khi nơng dân Việt Nam có tổ chức Hội. Từ đó làm cơ sở so
sánh, phân tích làm rõ quá trình phát triển liên tục của Hội, nhất là trong 3
thập kỷ trở lại đây trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề đặt ra, chúng tôi dựa
trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng

phương pháp luận sử học Mác xít kết hợp với các
phương pháp bộ môn, chủ yếu là phương pháp lịch sử,
phương pháp lơgic.
Ngồi ra cịn sử dụng phương pháp thống kê, định
lượng, điều tra xã hội học, thảo luận nhóm... để triển
khai nghiên cứu và hồn thành luận văn. Bởi vậy, các
tư liệu được mơ tả, trình bày trong luận văn sẽ đảm
bảo sự chính xác và độ tin cậy cao, nhằm tái hiện chân
thực và khoa học q trình hình thành và phát triển
của Hội Nơng dân tỉnh Thanh Hóa từ năm 1930 đến
năm 2016.
6. Đóng góp của luận văn


15
Luận văn là cơng trình nghiên cứu có hệ thống và tương đối tồn diện
về Hoạt động Hội Nơng dân tỉnh Thanh Hóa từ năm 1930 đến năm 2016.
Những kết quả của luận văn có những đóng góp khoa học cụ thể sau:
- Khái quát một cách cụ thể truyền thống xây dựng và trưởng thành của
Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa gần một thế kỷ qua. Phân tích, đánh giá khách
quan những đóng góp, cống hiến của giai cấp nơng dân cũng như của Hội
Nơng dân Thanh Hóa đối với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Đồng
thời làm rõ vai trị tích cực của các cấp Hội trong việc chuyển hóa các chủ
trương, đường lối của Đảng, Nhà nước tới người nơng dân.
- Luận văn góp phần cung cấp thêm nguồn tư liệu trong việc nghiên
cứu, biên soạn, giảng dạy lịch sử, kinh tế, văn hóa - xã hội địa phương. Ngồi
ra, luận văn cịn là tài liệu tham khảo cho các cấp, ngành, cơ quan hữu quan
trong việc hoạch định đường lối phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
7. Bớ cục của ḷn văn

Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung
luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan địa bàn nghiên cứu, khái quát quá trình hoạt
động Hội Nơng dân tỉnh Thanh Hóa từ năm 1930 đến năm 1986.
Chương 2: Tổ chức và hoạt động Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa giai
đoạn từ năm 1986 đến năm 2016.
Chương 3: Tổng kết hoạt động của Hội Nơng dân Thanh Hóa và tầm
nhìn chiến lược phát triển đến năm 2030.


16

Chương 1.
TỞNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU,
KHÁI QT Q TRÌNH HOẠT ĐỘNG HỘI NƠNG DÂN THANH
HĨA TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1986
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thanh Hoá là tỉnh cửa ngõ của khu vực Bắc Trung bộ, cách thủ đơ Hà Nội
153km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Thanh Hoá ở vị trí
tọa độ từ 19,18o đến 20,40o vĩ độ Bắc; 104,22o đến 106,40o kinh độ Đơng.
Phía Bắc Thanh Hoá giáp với 3 tỉnh Sơn La, Hồ Bình và Ninh Bình có
đường ranh giới dài 175 km; phía Nam và Tây Nam giáp với tỉnh Nghệ An,
với đường ranh giới hơn 160 km; phía Tây giáp với tỉnh Hủa Phăn của Nước
Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, với đường biên giới dài 192km; phía Đơng,
giáp vịnh Bắc Bộ, với đường bờ biển dài 102km.
Với địa hình khá phức tạp, chia cắt nhiều và nghiêng theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam; đồi núi chiếm trên 3/4 diện tích tự nhiên của cả tỉnh. Địa
hình Thanh Hoá chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng núi và trung du, vùng đồng
bằng và vùng ven biển.

Thanh Hoá nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt:
Mùa hạ nóng, ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khơ, nóng.
Mùa đơng lạnh và ít mưa. Thanh Hoá có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình
năm khoảng 230C - 240C; Độ ẩm khơng khí biến đổi theo mùa nhưng sự
chênh lệch độ ẩm giữa các mùa là không lớn. Độ ẩm trung bình các tháng
hàng năm khoảng 85%; Lượng mưa ở Thanh Hóa là khá lớn, trung bình năm
từ 1.456,6 - 1.762,6 mm, nhưng phân bố rất không đều giữa hai mùa và lớn


17
dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông. Thanh Hoá nằm trong vùng đồng
bằng ven biển Bắc Bộ, hàng năm có ba mùa gió là: Gió Bắc, do khơng khí
lạnh từ Bắc cực qua lãnh thổ Trung Quốc thổi vào; Gió Tây Nam: Từ vịnh
Belgan qua lãnh thổ Thái Lan, Lào thổi vào, gió rất nóng nên gọi là gió Lào
(hay gió phơn Tây Nam); Gió Đơng Nam (cịn gọi là gió nồm) thổi từ biển
vào đem theo khơng khí mát mẻ.
Thanh Hóa là tỉnh có mạng lưới sơng ngịi khá dầy, từ Bắc vào Nam có
các hệ thống sơng chính là sơng Hoạt, sơng Mã, sơng Chu, sông Yên, sông
Bạng, với tổng chiều dài 881km, tổng diện tích lưu vực là 39.756 km 2, tổng
lượng nước trung bình hàng năm 19,52 tỉ m3. Hệ thống sơng ngịi dày đặc,
nguồn nước phong phú, phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của người dân và tạo
điều kiện thuận lợi phát triển nơng nghiệp.
Với địa hình đa dạng, nhiều sơng ngịi nên đa số đất sản xuất nơng
nghiệp của Thanh Hóa được tạo nên bởi phù sa của các con sơng lớn, khoảng
191.216 ha, chiếm 17,2% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các vùng
đồng bằng, ven biển. Vùng trung du và miền núi, có tầng đất dày, dễ thoát
nước có thể phát triển cây lâm nghiệp, cây lâu năm có diện tích 717.245 ha,
chiếm 64,6% diện tích tự nhiên toàn tỉnh… Tài nguyên rừng, với hơn 2/3 diện
tích tự nhiên là đồi núi, tỉnh Thanh Hoá có tài ngun rừng khá lớn, đóng vai
trị hết sức quan trọng đối với việc phòng hộ đầu nguồn và phát triển kinh tế xã hội. Do có diện tích đất rừng với độ che phủ lớn là một trong những điều

kiện tạo nên tài nguyên nước của Thanh Hóa phong phú và đa dạng với nhiều
con sống lớn và hàng trăm con suối nhỏ, gần 2.000 hồ chứa nước, tạo ra một
mạng lưới thủy văn dày đặc và phân bố khắp các vùng trên địa bàn tỉnh. Đây
là một điều kiện thuận lợi phục vụ đời sống, đặc biệt là cho phát triển nơng
nghiệp của tỉnh.
Thanh Hoá có bờ biển dài 102 km (từ cửa Càn - Nga Sơn đến Hà Nẫm Tĩnh Gia); vùng lãnh hải rộng hơn 1,7 vạn km 2. Vùng biển và ven biển Thanh


18
Hoá có tài nguyên khá phong phú, đa dạng, trong đó nổi bật là tài nguyên
thuỷ sản, tài nguyên du lịch biển và tiềm năng xây dựng cảng và dịch vụ hàng
hải phát triển kinh tế biển.
Thanh Hoá cịn có tài nguyên khoáng sản rất đa dạng, với có 42 loại,
nhiều loại có trữ lượng lớn so với cả nước, trong đó có một số loại có ý nghĩa
quốc tế và khu vực như Crơm, đá ốp lát, chì kẽm, đá vơi xi măng, sét làm xi
măng, gạch ngói, sécpentin, đơlơmít.... Nhiều mỏ có trữ lượng lớn và phân bố
tập trung, cho phép khai thác với quy mô công nghiệp. Đây là một lợi thế lớn
của tỉnh trong việc phát triển công nghiệp khai khoáng, vật liệu xây dựng và
nhất là ngành công nghiệp sản xuất xi măng... Với nguồn tài nguyên phong
phú và đa dạng, đây là điều kiện thuận lợi để Thanh Hóa phát triển kinh tế
cơng - nơng nghiệp kết hợp.
Bên cạnh đó, Thanh Hoá là tỉnh nằm trong vùng ảnh hưởng của những
tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng
điểm kinh tế Trung Bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ
thống giao thông thuận lợi như: Đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh,
các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217, cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống
sông ngịi thuận lợi cho lưu thơng Bắc Nam với các vùng trong tỉnh và đi
quốc tế. Thanh Hoá có Cảng hàng không Thọ Xuân kết nối với các cảng hàng
không quốc tế phục vụ nhu cầu đi lại ngày càng cao của nhân dân và thu hút
đầu tư.

Nhìn chung, Thanh Hóa là một tỉnh lớn, đất rộng người đơng vào bậc
nhất của nước ta, lại có đều kiện tự nhiên, địa lý địa hình phong phú và đa
dạng. Vì thế có thể xem Thanh Hóa như một nước Việt Nam thu nhỏ. Điều
này cũng đã được H.Lebreton nhận xét: "Thanh Hóa khơng chỉ là một đơn vị
hành chính bình thường: đấy là cả một xứ, cũng mn hình mn vẻ như xứ
Bắc Kỳ mà cịn là một hình ảnh của Bắc Kỳ thu nhỏ, nó có châu thổ trù phú
và phì nhiêu, vùng Trung du cây cỏ bạt ngàn đồi lượn sóng, vùng cao lầm lỳ
mà rừng đại ngàn um tùm bao phủ" [39]. Bởi vậy xứ Thanh là điểm dừng


19
chân từ rất sớm của các lớp người, nhiều tộc người, những công xã nông thôn,
sau này là làng xã cũng hình thành và phát triển, mang đậm nét đặc trưng
nông thôn Việt Nam.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Vốn có trùn thống sản xuất nơng nghiệp, Thanh Hóa được biết đến
với những đóng góp sức người sức của to lớn cho các cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm của dân tộc. Từ xa xưa, nhân dân Thanh Hoá chủ yếu sống
bằng nghề trồng lúa nước, nguồn thu nhập chính là từ nơng nghiệp, do đó
nơng dân là lực lượng lao động đơng đảo, giữ một vị trí quan trọng. Ngồi ra
cơng nghiệp, thủ cơng nghiệp, thương nghiệp cũng khá phát triển với những
nghề truyền thống nổi tiếng như: Đúc đồng, chế tác đá, nghề làm chiếu cói,
nghề làm nước mắm… Hịa bình lập lại, đất nước thống nhất, Thanh Hóa phát
huy truyền thống lao động sản xuất, trở thành cửa ngõ giao thương với nhiều
lợi thế để phát triển kinh tế đa dạng trên nhiều lĩnh vực.
Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước ta khởi xướng và
lãnh đạo đã đưa nền kinh tế đất nước có những bước tiến vượt bậc. Từ một
đất nước thiếu lương thực triền miên đã vượt lên trở thành một quốc gia xuất
khẩu gạo hàng đầu thế giới. Hòa cùng với xu thế phát triển chung của cả
nước, kinh tế của tỉnh Thanh Hoá đã từng bước ổn định và đang trên đà phát

triển, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt từ năm 2011 trở lại
đây, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và XVIII, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015, kinh tế của tỉnh có
bước phát triển khả quan.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm giai đoạn 2011 - 2015
ước đạt 11,4%, cao nhất trong gần 30 năm đổi mới. Năm 2015, GDP (theo giá
so sánh năm 1994) ước đạt 34.891 tỷ đồng, gấp 1,7 lần năm 2010, xếp thứ 8
cả nước; GDP bình quân đầu người ước đạt 1.530 USD, gấp 1,9 lần, tăng
nhanh hơn so với mức tăng trung bình của cả nước. Sản xuất nơng, lâm
nghiệp, thủy sản phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu


20
quả. Trong trồng trọt, nhiều loại giống mới năng suất, chất lượng cao được
đưa vào gieo trồng; cơ giới hóa được đẩy mạnh ở một số khâu; năng suất hầu
hết các cây trồng chính đều tăng; sản lượng lương thực bình qn hằng năm
đạt 1,69 triệu tấn. Cơng tác đổi điền, dồn thửa, xây dựng cánh đồng mẫu lớn
được triển khai tích cực; các vùng trồng cây nguyên liệu phát triển theo quy
hoạch; một số vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao được hình
thành. Chăn ni trang trại, gia trại phát triển mạnh; quy mô, chất lượng đàn
gia súc, gia cầm được nâng lên; tỷ trọng đàn bò lai, bò sữa, lợn hướng nạc
tăng cao. Dự án chăn ni bị sữa tập trung theo hướng cơng nghiệp hiện đại
do Vinamilk đầu tư được triển khai. Lâm nghiệp phát triển khá toàn diện, tỷ lệ
che phủ rừng năm 2015 ước đạt 52%. Sản xuất thủy sản phát triển cả đánh
bắt, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần; sản lượng năm 2015 ước tăng
35,9% so với năm 2010. Cơng nghiệp - xây dựng duy trì tốc độ tăng trưởng
khá, bình quân hằng năm tăng 13,7%; năm 2015, giá trị sản xuất ngành công
nghiệp gấp 1,94 lần; ngành xây dựng gấp 2,1 lần so với năm 2010. Dịch vụ có
chuyển biến tích cực cả về quy mơ, loại hình và chất lượng. Tốc độ tăng
trưởng bình quân hằng năm ước đạt 11,9%, riêng năm 2015, giá trị sản xuất

gấp 1,8 lần năm 2010. Thương mại nội địa phát triển theo hướng văn minh,
hiện đại; một số siêu thị, chợ đầu mối đã đi vào hoạt động; tổng mức bán lẻ
hàng hóa và doanh thu dịch vụ hằng năm tăng 23,9%. Xuất khẩu tăng trưởng
cao, giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu năm 2015 ước đạt 1,15 tỷ USD gấp
2,9 lần năm 2010.
Hạ tầng các khu du lịch được đầu tư nâng cấp, môi trường du lịch được
cải thiện, văn hóa du lịch được nâng lên, lượng khách và doanh thu về du lịch
tăng cao.
Dịch vụ vận tải phát triển đa dạng, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và
đi lại của nhân dân; lượng hành khách thông qua Cảng hàng không Thọ Xuân
tăng nhanh và vượt quy hoạch đến năm 2020.
Dịch vụ bưu chính - viễn thông phát triển mạnh, mật độ điện thoại ước


21
đạt 79,02 máy/100 dân. Dịch vụ ngân hàng phát triển theo hướng hiện đại.
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ln vượt dự toán, tốc độ tăng thu
trung bình đạt 11,8%/năm, tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách bình quân hằng
năm đạt 8,3%; tổng thu ngân sách giai đoạn 2011 - 2015 gấp 2,5 lần giai đoạn
trước. Chi ngân sách đáp ứng kịp thời nhiệm vụ trên các lĩnh vực.
Các thành phần kinh tế phát triển đa dạng. Kinh tế nhà nước được sắp
xếp, đổi mới cơ chế quản lý, hoạt động hiệu quả hơn; kinh tế tư nhân và khu
vực có vốn đầu tư nước ngồi phát triển nhanh, đóng góp ngày càng lớn cho
tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Năm 2015, đạt tỷ lệ 23,5 doanh
nghiệp/một vạn dân, tăng 10,1 doanh nghiệp so với năm 2010; quy mô, năng
lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng lên; doanh thu giai đoạn 2011
- 2015 gấp 2,1 lần giai đoạn 2006 - 2010; nộp ngân sách nhà nước gấp 2,58
lần và chiếm 57% tổng thu nội địa; giải quyết việc làm cho khoảng 230 nghìn
lao động, gấp 1,5 lần năm 2010.
Kinh tế hợp tác xã, tổ hợp tác và trang trại phát triển đa dạng cả về

ngành nghề và lĩnh vực hoạt động, với gần một nghìn hợp tác xã, 23 nghìn tổ
hợp tác và 771 trang trại (theo tiêu chí mới), đã góp phần đưa tiến bộ khoa
học - kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
sản xuất hàng hóa tập trung.
Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch đúng hướng, gắn với khai
thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phương. Tỷ
trọng ngành nông, lâm, thủy sản trong GDP giảm từ 24,2% năm 2010 xuống
còn 17,6% năm 2015; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 41,4%
lên 42%; tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 34,4% lên 40,4%.
Trong nông nghiệp, tỷ trọng trồng trọt giảm từ 70,7% năm 2010 xuống
60,5% năm 2015; tỷ trọng chăn nuôi tăng từ 26,6% lên 35,5%.
Lâm nghiệp chuyển từ khai thác rừng là chủ yếu sang bảo vệ, khoanh
nuôi tái sinh, trồng rừng và khai thác rừng trồng.
Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng chi phối trong ngành


22
cơng nghiệp. Đang hình thành và phát triển một số ngành cơng nghiệp mới,
hiện đại, đóng góp lớn vào giá trị sản xuất cơng nghiệp của tỉnh như: Lọc hóa
dầu, sản xuất điện...
Cơ cấu vùng kinh tế chuyển dịch rõ nét theo hướng hình thành các
vùng kinh tế động lực, khu kinh tế, các khu công nghiệp và các vùng chun
canh sản xuất nơng nghiệp hàng hóa gắn với lợi thế của từng vùng, từng địa
phương. Phân bố doanh nghiệp ngày càng hợp lý, từng bước khắc phục tình
trạng mất cân đối giữa các vùng, miền; tỷ trọng doanh nghiệp vùng đồng bằng
chiếm 60%, vùng biển chiếm 26%, vùng miền núi chiếm 14%.
Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực, năm 2015 tỷ lệ lao động làm
việc trong ngành nông, lâm, thủy sản giảm 11,2%, ngành công nghiệp - xây
dựng tăng 8,4%, dịch vụ tăng 2,8% so với năm 2010.
Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ; huy động vốn

cho đầu tư phát triển vượt kế hoạch; nhiều dự án lớn được khởi công; kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường theo hướng đồng bộ, hiện đại. Các
chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính cơng (PAPI), năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh (PCI), chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế (PEII) tăng cao và nằm trong nhóm
các tỉnh dẫn đầu cả nước.
Nhìn chung, trong những năm qua, thực hiện cơng cuộc đổi mới của
Đảng và Nhà nước; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ
2015-2020, Thanh Hoá đã từng bước phát triển kinh tế một cách toàn diện
trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, thực hiện xoá đói
giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động. Cơ cấu kinh tế của tỉnh
được chuyển dịch theo hướng tích cực, ngày càng phù hợp với tiềm năng, lợi
thế của tỉnh và nhu cầu thị trường. Giảm tỉ trọng của các ngành nông, lâm,
ngư nghiệp, tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp CNH, HĐH.
Thanh Hoá là tỉnh có địa bàn rộng, đa tộc người (Kinh, Mường, Thái,
Thổ, Mông, Dao, Khơ mú), năm 2015 là 3.491.795 người, trong đó khu vực


23
đô thị 513.165 người, chiếm 14,7%; khu vực nông thôn 2.977.914 người,
chiếm 85,3%. Tổ chức Hội Nơng dân tồn tỉnh có 547.965 hội viên nơng dân
(đạt tỷ lệ 92% so với số hộ nông nghiệp), sinh hoạt ở 629 cơ sở hội, tại 5.770
chi hội. Phần lớn dân cư sống ở vùng nông thôn dựa vào sản xuất nông
nghiệp để phát triển kinh tế, chiếm trên 60% số dân trong tỉnh.
Quy mô giáo dục phát triển hợp lý, chất lượng giáo dục đại trà được
nâng lên; kết quả thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế và thi đại học luôn ở tốp
đầu cả nước. Việc thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục ở
các cấp học, bậc học có chuyển biến; chất lượng giáo dục miền núi được nâng
lên; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở được giữ
vững; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trước thời hạn; đã

chuyển các trường mầm non bán công sang công lập; chỉ đạo giải quyết giáo
viên dôi dư và chấn chỉnh việc tuyển dụng, điều chuyển, bổ nhiệm cán bộ,
giáo viên; từng bước khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm trái quy định
và lạm thu trong các nhà trường. Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 51,1%, vượt
mục tiêu đại hội. Phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập
được đẩy mạnh, đứng ở tốp đầu cả nước.
Quy mô, ngành nghề đào tạo các trường chuyên nghiệp, dạy nghề được
mở rộng; nội dung, phương pháp đào tạo được đổi mới; liên kết đào tạo được
chấn chỉnh. Trường Đại học Hồng Đức tiếp tục được đầu tư đáp ứng yêu cầu
mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng; đã thành lập Trường Đại học Văn
hóa - Thể thao và Du lịch, Phân hiệu Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa và một
số trường cao đẳng nghề.
Chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên, nhiều kỹ thuật cao được
ứng dụng thành công tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện. Công tác y tế
dự phịng và vệ sinh an tồn thực phẩm được tăng cường, không để xảy ra
dịch bệnh lớn. Xã hội hóa y tế đạt khá, một số bệnh viện ngồi cơng lập hồn
thành và đi vào hoạt động. Các chỉ tiêu về y tế, chăm sóc sức khỏe, dân số kế hoạch hóa gia đình đạt và vượt mục tiêu; có 90,9% xã, phường, thị trấn đạt


24
chuẩn quốc gia về y tế (theo tiêu chí cũ).
Hoạt động văn hóa, thơng tin, văn học nghệ thuật: Đã tập trung tuyên
truyền các nhiệm vụ chính trị, các sự kiện quan trọng của đất nước, của tỉnh;
tuyên truyền tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2015 - Thanh Hóa. Công tác bảo
tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di sản được quan tâm; Thành Nhà Hồ được
công nhận Di sản văn hóa thế giới, Khu Di tích lịch sử Lam Kinh, Khu Di tích
Đền Bà Triệu, di tích hang Con Moong được cơng nhận di tích quốc gia đặc
biệt. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với
phong trào "Chung sức xây dựng nông thôn mới” được đẩy mạnh. Các chỉ
tiêu về văn hóa đều đạt và vượt mục tiêu. Hoạt động báo chí, phát thanh,

trùn hình đổi mới cả về nội dung, hình thức, chất lượng được nâng lên; thời
lượng phát sóng chương trình tiếng dân tộc được tăng thêm.
Lĩnh vực thể dục - thể thao có nhiều chuyển biến, phong trào thể dục,
thể thao quần chúng phát triển mạnh; tỷ lệ dân số tập luyện thể thao thường
xuyên tăng 7%. Thể thao thành tích cao (điền kinh, bơi lội, võ vật,...) luôn
đứng ở tốp đầu cả nước, giành nhiều huy chương tại các giải quốc gia, quốc tế
và có nhiều đóng góp cho thể thao nước nhà.
Trong 5 năm đã giải quyết việc làm cho trên 300 nghìn lao động, trong
đó có 45,8 nghìn người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; tỷ lệ thất nghiệp
ở thành thị từ 4,15% giảm xuống 3,7%, tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông
thôn từ 7,3% giảm xuống 6,7%, đạt mục tiêu đại hội. Tỷ lệ hộ nghèo giảm
bình quân 3,57%/năm, đạt mục tiêu đại hội. Chính sách an sinh xã hội, chính
sách đối với người có cơng được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng;
huy động toàn xã hội tích cực tham gia phong trào đền ơn, đáp nghĩa, trợ giúp
người có hồn cảnh khó khăn, bị thiên tai, khơng nơi nương tựa.
Qua thực trạng về tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và phát
triển của tỉnh Thanh Hóa đã phần nào nói lên sự chỉ đạo, lãnh đạo và thực
hiện đúng đắn đường hướng đổi mới của tỉnh nói chung. Bên cạnh đó, với vai


25
trị nịng cốt của các phong trào nơng dân, Hội Nơng dân tỉnh Thanh hóa đã
làm tốt cơng tác tập hợp, đồn kết và tổ chức cho nơng dân phát triển sản xuất
góp phần chung vào sự phát triển của địa phương.
1.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển tổ chức Hội
Nơng dân Việt Nam tỉnh Thanh Hóa (1930 - 1986)
1.2.1. Một số nét cơ bản về Hội Nơng dân Việt
Nam
Hội Nơng dân Việt Nam là đồn thể chính trị - xã hội của giai cấp nơng
dân do Đảng Cơng sản Việt Nam lãnh đạo; cơ sơ chính trị của Nhà nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam.
Hội Nông dân Việt Nam tiền thân là Nông Hội đỏ, thành lập ngày 14
tháng 10 năm 1930, trải qua các thời kỳ cách mạng luôn trung thành với Đảng
và dân tộc. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội Nơng
dân Việt Nam là trung tâm nịng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc
xây dựng nông thôn mới [41; tr 15].
Mục đích của Hội là tập hợp, đồn kết nông dân, xây dựng giai cấp
nông dân vững mạnh về mọi mặt, xứng đáng là lực lượng tin cậy trong khối
liên minh vững chắc cơng, nơng, trí, bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.
Hội Nơng dân Việt Nam tiếp tục đổi mới về nội dung, phương thức
hoạt động, xây dựng Hội vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và
hành động; nâng cao vai trò đại diện, phát huy quyền làm chủ, bảo vệ lợi ích
chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân.
Phát huy truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần cách
mạng, lao động sáng tạo, cần kiệm, tự lực, tự cường đồn kết của nơng dân;
tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội,
xây dựng văn hóa, giữa vững quốc phịng an ninh, góp phần thực hiện mục


×