Tải bản đầy đủ (.docx) (221 trang)

Luận án tiến sĩ hoạt động xuất khẩu lao động của việt nam từ năm 1991 đến năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 221 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM H NI

NGUYN THY LINH

Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt
Nam từ NĂM 1991 đến năm 2016
Chuyờn ngnh: Lch s Việt Nam
Mã số: 9229013

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Thị Hòa

HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
cá nhân. Các tư liệu được sử dụng trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tơi xin chịu trách nhiệm
hồn tồn về các kết quả nghiên cứu của luận án.
Tác giả

Nguyễn Thùy Linh


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1


2. Mục tiêu........................................................................................................ 3
3. Nhiệm vụ.......................................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................4
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu...................................................5
6. Đóng góp của luận án....................................................................................6
7. Bố cục........................................................................................................... 7
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI..............8
1.1. Tình hình nghiên cứu...............................................................................8
1.1.1. Nghiên cứu bối cảnh quốc tế và hoạt động xuất khẩu lao động tại
các quốc gia trên thế giới.............................................................................. 8
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về chủ trương của Đảng, chính sách
của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động, cách thức tổ chức,
sử dụng lao động xuất khẩu........................................................................ 12
1.1.3. Nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam............14
1.1.4. Nghiên cứu về tác động của xuất khẩu lao động đối với Việt Nam..19
1.2. Đánh giá, nhận xét và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
.........................................................................................................................23
1.2.1. Đánh giá, nhận xét về kết quả nghiên cứu đã có...............................23
1.2.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết.................................24
Chương 2: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN
NĂM 2016......................................................................................................25
2.1. Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam trước năm 1991..........25
2.2. Bối cảnh quốc tế..................................................................................... 29


2.3. Bối cảnh trong nước...............................................................................39
2.4. Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước đối với vấn đề
xuất khẩu lao động từ năm 1991 đến năm 2016.........................................48
Tiểu kết chương 2..........................................................................................57

Chương 3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2016....................................59
3.1. Về hệ thống quản lý............................................................................... 59
3.2. Về hình thức xuất khẩu lao động..........................................................64
3.2.1. Doanh nghiệp và tổ chức sự nghiệp xuất khẩu lao động..................64
3.2.2. Đấu thầu và đầu tư ra nước ngoài..................................................... 67
3.2.3. Hợp đồng cá nhân............................................................................. 68
3.2.4. Tu nghiệp sinh và thực tập nâng cao tay nghề..................................68
3.3. Về số lượng lao động xuất khẩu tại các thị trường............................. 70
3.4. Một số thị trường xuất khẩu lao động..................................................77
3.4.1. Khu vực Đông Bắc Á........................................................................78
3.4.2. Khu vực Đông Nam Á...................................................................... 90
3.4.3. Thị trường Trung Đông và châu Phi................................................. 96
3.4.4. Thị trường châu Âu, châu Mỹ và châu Đại Dương...........................99
3.5. Về cơ cấu xuất khẩu lao động............................................................. 100
3.5.1. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn và ngành nghề............100
3.5.2. Cơ cấu lao động theo giới tính........................................................104
3.5.3. Cơ cấu lao động theo vùng miền, địa phương................................ 105
Tiểu kết chương 3........................................................................................110
Chương 4: TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO
ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM........................................ 111
4.1. Tác động kinh tế...................................................................................111
4.1.1. Xuất khẩu lao động góp phần tăng trưởng kinh tế đối ngoại..........111


4.1.2. Xuất khẩu lao động tạo điều kiện cho dịch chuyển kinh tế, thúc
đẩy các ngành kinh tế trong nước phát triển.............................................113
4.1.3. Xuất khẩu lao động góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước
...................................................................................................................119
4.1.4. Xuất khẩu lao động góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao

...................................................................................................................124
4.1.5. Xuất khẩu lao động đem lại nhiều nguồn lợi cho Nhà nước...........126
4.1.6. Xuất khẩu lao động góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập
sâu vào nền kinh tế thế giới.......................................................................128
4.2. Tác động xã hội.................................................................................... 131
4.2.1. Giải quyết vấn đề việc làm..............................................................131
4.2.2. Cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo..........................133
4.2.3. Góp phần chuyển biến xã hội..........................................................140
4.3. Một số vấn đề còn tồn tại.....................................................................141
Tiểu kết chương 4........................................................................................146
KẾT LUẬN..................................................................................................147
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN........................................................................................................................................ 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................151
PHỤ LỤC.........................................................................................................1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
WTO
WHO
ASEAN
NATO
EU
ASEM
APEC
ADB
FTA
EPA
AEC

EVFTA
XHCN
USD
GDP
GNI
HDI
FDI
HRD
DOLAB
VAMAS


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1.

Hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam tại các nước xã hội
chủ nghĩa, giai đoạn 1980 – 1990...............................................26

Bảng 2.2.

Thống kê dân số và lực lượng lao động Việt Nam......................41

Bảng 2.3.

Tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam (1998-2016).................................43

Bảng 2.4.

Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của Việt Nam (2008-2016). .46


Bảng 3.1.

Số đơn vị được cấp phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
65

Bảng 3.2.

Lao động Việt Nam tại một số thị trường chính.........................71

Bảng 3.3.

Thống kê lao động Việt Nam tại Đông Bắc Á (1992-2016).......81

Bảng 3.4.

Thống kê lao động Việt Nam làm việc tại ASEAN (2008-2016)
91

Bảng 3.5.

Dân số một số nước Trung Đông................................................97

Bảng 3.6.

Số lượng lao động xuất khẩu Việt Nam tại châu Âu, châu Mỹ
và châu Đại Dương..................................................................... 99

Bảng 3.7.


Cơ cấu lao động xuất khẩu theo trình độ chun mơn..............100

Bảng 3.8.

Số lượng trường dạy nghề (2011-2016)....................................102

Bảng 3.9.

Cơ cấu lao động xuất khẩu theo ngành nghề............................ 103

Bảng 3.10. Thống kê lao động Việt Nam xuất khẩu theo địa phương........105
Bảng 3.11. Số đơn vị được cấp phép đưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài phân theo vùng miền..............................................108
Bảng 4.1.

Thống kê GDP và một số lĩnh vực thuộc kinh tế đối ngoại
(tỷ USD)...................................................................................111

Bảng 4.2.

Thống kê mức phí đặt cọc của lao động Việt Nam xuất khẩu
(giai đoạn 2001-2016)...............................................................115

Bảng 4.3.

Thống kê ước tính nguồn thu từ số người xuất khẩu lao động của

ngành hàng không Việt Nam hàng năm (giai đoạn 2001-2016)
.................................................................................................. 116



Bảng 4.4.

Thống kê lao động kết thúc hợp đồng làm việc ở nước ngoài
về nước

Bảng 4.5.

117

Số tiền lao động xuất khẩu tích lũy được (khảo sát tại xã Kì
Châu – huyện Kì Anh – tỉnh Hà Tĩnh) 118

Bảng 4.7.

Thống kê tổng mức phí dịch vụ lao động xuất khẩu tại các
thị trường

Bảng 4.8.

127

Lực lượng xuất khẩu lao động và lực lượng lao động được
giải quyết việc làm tại Việt Nam giai đoạn 1996 – 2016. 132

Bảng 4.9.

Thống kê thu nhập tại các thị trường xuất khẩu lao động.........134

Bảng 4.11. Thống kê đồ dùng sinh hoạt tại các gia đình có người đi xuất

khẩu lao động tại xã Phú Nghĩa – huyện Chương Mỹ - TP.
Hà Nội và xã Kì Châu – huyện Kì Anh – Tỉnh Hà Tĩnh

137

Bảng 4.12. Số liệu thống kê khảo sát thực tế chuyển biến lĩnh vực kinh tế
tại xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội (năm 2015) .. 140


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1. Thu nhập GNI/người tại một số nước châu Á............................32
Biểu đồ 2.2. GDP và tăng trưởng GDP giai đoạn 1991-2016.........................40
Biểu đồ 2.3. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam (1990-2016)..44
Biểu đồ 3.1. Các hình thức xuất khẩu lao động các năm 2003, 2009, 2015...69
Biểu đồ 3.2. Số lao động xuất khẩu giai đoạn 1991-2016.............................. 70
Biểu đồ 3.3. Số lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan (1997-2016)........84
Biểu đồ 3.4. Số lao động xuất khẩu Việt Nam tại Nhật Bản (1993-2016)......86
Biểu đồ 3.5. Số lượng lao động xuất khẩu Việt Nam sang Hàn Quốc............89
Biểu đồ 3.6. Số lao động Việt Nam tại thị trường Malaysia (2002-2016)......92
Biểu đồ 3.7. Số lượng lao động xuất khẩu Việt Nam sang Lào (1992 – 2016)
.........................................................................................................................95
Biểu đồ 3.8. Lao động Việt Nam tại Trung Đông và châu Phi.......................98
Biểu đồ 4.1. Lượng kiều hối (chung) và kiều hối từ xuất khẩu lao động
của Việt Nam giai đoạn 1998 – 2015........................................119


1

MỞ ĐẦU

1.

Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển kinh tế, bên cạnh nguồn vốn và công nghệ,

lao động là một trong ba yếu tố quan trọng trong đầu vào của sản xuất hiện
đại. Để tối ưu hóa sản xuất trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển và
q trình tồn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên tồn thế giới, các dịng lao động
được sắp xếp, phân cơng lại trên quy mơ tồn cầu. Sự phát triển và phân bố
không đồng đều về tài nguyên, dân cư, kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ
giữa các vùng, khu vực và giữa các quốc gia trong thời đại tồn cầu hóa, dẫn
đến khơng quốc gia nào có đầy đủ các yếu tố cần thiết cho sản xuất và phát
triển kinh tế. Để giải quyết tình trạng trên, xuất khẩu lao động là hoạt động
liên tục để cân bằng sức sản xuất. Đây là một xu thế của thời đại mà khó có
nước nào có thể đứng ngồi cuộc khi có điều kiện.
Các nước có nhiều lao động xuất khẩu thường là các nước đang phát
triển, vì có dân số đơng, thu nhập thấp, khơng có việc làm hoặc việc làm bấp
bênh, không ổn định, chất lượng cuộc sống thấp. Những nguyên nhân trên
thúc đẩy người lao động tìm đến mơi trường làm việc ngồi nước nhằm giải
quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Các nước kinh tế phát triển
thường xuất khẩu lao động trình độ cao, có trình độ chun mơn, kĩ thuật –
tay nghề cao, trong khi dân số trong nước già, tốc độ tăng dân số chậm, không
đủ nhân lực để đáp ứng nhu cầu sản xuất, hoặc do công việc nặng nhọc, độc
hại và nguy hiểm, thu nhập thấp… nên không hấp dẫn lao động của chính
nước họ, gây tình trạng thiếu lao động. Để giải quyết khó khăn ấy, các nước
này thuê lao động từ nước ngoài về làm việc.
Xuất khẩu lao động động đem lại lợi ích kinh tế, cân bằng sản xuất, ổn
định xã hội cho các quốc gia, kể cả nước xuất khẩu lao động và nước nhận lao
động.



2

Trong bối cảnh lịch sử mới từ sau năm 1991, Việt Nam có nhiều cơ hội
để phát huy tiềm năng, thế mạnh của mình khi tham gia xuất khẩu lao động,
hội nhập vào q trình phân cơng lao động quốc tế. Đối với Việt Nam, xuất
khẩu lao động không chỉ trực tiếp góp phần làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ
cho đất nước, đẩy lùi lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng GDP, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, mà cịn góp phần ổn định An sinh xã hội, giải quyết công ăn việc làm,
xóa đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống của người lao động, đồng
thời tăng cường quan hệ giữa Viêt Nam với các nước trên thế giới. Thực tế
cho thấy, xuất khẩu lao động phản ánh công cuộc đổi mới đang diễn ra hay
nói cách khác, hoạt động này là bức tranh thu nhỏ của công cuộc đổi mới: từ
chính sách đối ngoại, kinh tế đối ngoại, hợp tác quốc tế, cơ chế quản lý, kinh
tế thị trường, nền kinh tế có nhiều thành phần, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến
xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện
công bằng xã hội. Chính vì vậy tìm hiểu về hoạt động xuất khẩu lao động góp
phần làm sáng rõ hơn, cụ thể hơn quá trình đổi mới của Việt Nam trong 30
năm qua.
Mặc dù đạt được những kết quả đáng kể, tuy nhiên hoạt động xuất khẩu
lao động của Việt Nam vẫn tồn tại nhiều hạn chế như: chất lượng lao động
Việt Nam còn thấp - đây là vấn đề sống còn trong xuất khẩu lao động của Việt
Nam trong những năm tới vì sự cạnh tranh quyết liệt, cũng như thị trường lao
động phổ thông tay nghề thấp của thế giới đang dần mất đi. Hơn nữa xuất
khẩu lao động chất lượng thấp không mang lại hiệu quả kinh tế cao cả về
trước mắt cũng như lâu dài. Cơ chế và trình độ quản lý của Nhà nước và
doanh nghiệp cịn nhiều bất cập; tình trạng lao động bỏ trốn và vấn đề giải
quyết việc làm cho người lao động sau khi về nước,…
Tuy vậy, m i bài học dù thành công hay chưa thành công đều vô cùng
quý giá cho những bước phát triển tiếp theo. Thấy được những hạn chế là cơ

sở tiền đề để khắc phục nó, vì vậy, xuất khẩu lao động trong giai đoạn 1991-


3

2016 là bước đi đầu tiên, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của hoạt
động xuất khẩu lao động ở giai đoạn sau.
Xuất phát từ những lí do trên, lựa chọn vấn đề " Hoạt động xuất khẩu
lao động của Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2016" làm đề tài luận án có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn.
2.

Mục tiêu
Mục tiêu của luận án là tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản của xuất

khẩu lao động Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2016, góp phần làm rõ hơn
hoạt động kinh tế đối ngoại trong thời kỳ đổi mới; do đó giúp có cái nhìn
tồn diện hơn về công cuộc đổi mới ở Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam
khởi xướng từ năm 1986.
3. Nhiệm vụ
Phân tích những nhân tố chủ quan và khách quan tác động đến sự tình
hình xuất khẩu lao động của Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2016. Việt Nam
có thể khai thác các điều kiện đó như thế nào thơng qua các chính sách phát
triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước; trong đó có chủ trương, chính
sách về hoạt động xuất khẩu lao động.
Nghiên cứu tình hình xuất khẩu lao động trong 25 năm (từ năm 1991
đến năm 2016), bao gồm: thị trường, trình độ lao động, hình thức xuất khẩu
lao động, cơ chế quản lý, về tổ chức của hoạt động xuất khẩu lao động dưới
tác động của các yếu tố quốc tế và trong nước. Khái quát thực trạng của hoạt
động xuất khẩu lao động, những thành tựu nổi bật nhất, những hạn chế cịn

đang tồn tại trong sự phát triển.
Tìm hiểu những đóng góp của xuất khẩu lao động Việt Nam đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội đất nước và sự hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam trong những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI.
So sánh những điểm khác biệt của hoạt động xuất khẩu lao động giai
đoạn 1991 – 2016 với giai đoạn 1980-1990.


4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là lĩnh vực xuất khẩu lao động trong
hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2016. Đề tài
chỉ nghiên cứu xuất khẩu lao động chính thức (được Nhà nước cấp phép), lao
động xuất khẩu theo hợp đồng, có thời hạn; khơng nghiên cứu xuất khẩu lao
động chui (tiểu ngạch), di cư tự do.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Luận án nghiên cứu hoạt động xuất khẩu lao động của
Việt Nam trong khoảng thời gian từ những năm 1991 đến năm 2016.
Năm 1991, sự tan rã của Liên Xô và sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa ở
Đông Âu, cùng với khủng hoảng vùng Vịnh khiến cho lao động xuất khẩu
Việt Nam mất đi những thị trường quan trọng. Sau đó, Nhà nước phải chuyển
hướng thị trường sang khu vực Đông Bắc Á. Cũng trong năm 1991, Chính
phủ ban hành Nghị định số 370/HĐBT, thay đổi cơ chế quản lý trong hoạt
động xuất khẩu lao động của Việt Nam, cụ thể là: chuyển hoạt động xuất khẩu
lao động sang cơ chế thị trường, hợp tác quốc tế trên cơ sở ngun tắc bình
đẳng, cùng có lợi, vì lợi ích quốc gia, nhằm giải quyết việc làm, tạo thu nhập
cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước; góp phần tăng
cường quan hệ hợp tác kinh tế - văn hoá khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam với

những nước đã sử dụng lao động.
Năm 2016, là dấu mốc 30 năm Việt Nam đổi mới tồn diện đất nước,
cũng là vừa trịn 25 năm hoạt động xuất khẩu lao động kể từ Nghị định số
370/HĐBT.
Về không gian: Luận án tập trung vào quá trình xuất khẩu lao động
giữa Việt Nam và các nước tiếp nhận lao động Việt Nam.
Về nội dung: Luận án nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu lao động của
Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2016. Cụ thể, đối với các nhân tố tác động


5

tới hoạt động xuất khẩu lao động, luận án tập trung phân tích những chuyển
biến của tình hình thế giới và Việt Nam từ thập niên 90 của thế kỉ XX đến
năm 2016, tiếp đó khái quát những chủ trương của Đảng và chính sách của
Nhà nước đối với hoạt động kinh tế này; đối với thực trạng của hoạt động
xuất khẩu lao động, luận án khái quát những vấn đề như hình thức, số lượng,
thị trường, cơ cấu lao động xuất khẩu; đối với tác động của hoạt động xuất
khẩu lao động, luận án tập trung phân tích tác động kinh tế và xã hội, vì đó là
những tác động nổi bật nhất của xuất khẩu lao động đến sự phát triển chung
của Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước.
5.

Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1.

Nguồn tư liệu
Để thực hiện nghiên cứu, luận án đã khai thác nguồn tài liệu tiếng Việt


và tiếng Anh, trong đó bao gồm:
Văn kiện của Đảng và Nhà nước gồm: Các nghị quyết, nghị định, văn bản
luật.

Tài liệu lưu trữ: các báo cáo kinh tế - xã hội hàng năm của Việt Nam,
các thống kê của Tổng cục thống kê, Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ
Lao động – Thương binh – Xã hội, Ngân hàng thế giới.
Tài liệu tham khảo là các cơng trình khoa học, chun khảo, các bài
viết tạp chí, các bài báo trên các website đã được cơng bố có liên quan đến
luận án.
Bên cạnh đó, đề tài của Luận án sử dụng Tư liệu điền dã, điều tra xã hội
học tại các địa phương: xã Kì Châu (huyện Kì Anh, tỉnh Hà Tĩnh), xã Hương
Ngải (huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội) và xã Phú Nghĩa (huyện Chương Mĩ,
TP. Hà Nội).
5.2.

Phương pháp nghiên cứu
Luận án là một đề tài nghiên cứu thuộc chuyên ngành lịch sử Việt Nam,

được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận Mác-xít trong nghiên cứu
lịch sử.


6

Luận án sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là phương
pháp nghiên cứu chủ đạo. Trong đó, phương pháp lịch sử được sử dụng trong
việc thu thập, khảo cứu tài liệu từ các nguồn khác nhau để khái quát hoạt động
xuất khẩu lao động Việt Nam trong 25 năm (1991-2016). Phương pháp logic
được sử dụng sau khi khái quát sự chuyển biến của hoạt động xuất khẩu lao

động, rút ra cái nhìn tổng quan về bức tranh xuất khẩu lao động thời đổi mới,
các nhân tố thúc đẩy sự chuyển biến, tác động và ảnh hưởng của sự chuyển
biến đó đến kinh tế - xã hội Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án cịn sử dụng các
phương pháp phân tích, thống kê, so sánh,… .
Luận án cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành, kết hợp
phương pháp nghiên cứu lịch sử với phương pháp điền dã, nghiên cứu xã hội
học, kinh tế học khi nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam
trong giai đoạn 1991-2016. Các phương pháp này giúp cho việc thu thập, phân
tích số liệu định tính và định lượng để đưa đến các kết quả nghiên cứu.

6. Đóng góp của luận án
Trên cơ sở các nguồn tài liệu đa dạng, phong phú bằng tiếng Anh, tiếng
Việt và tư liệu điền dã xã hội học, Luận án đã khôi phục một cách hồn chỉnh,
có hệ thống và khoa học toàn cảnh bức tranh xuất khẩu lao động của Việt
Nam từ năm 1991 đến năm 2016 với những biến động về thị trường xuất
khẩu, số lượng lao động xuất khẩu, cơ cấu lao động xuất khẩu, trình độ lao
động xuất khẩu.
Luận án bước đầu rút ra những nét khác biệt của xuất khẩu lao động ở
giai đoạn 1991-2016 so với giai đoạn trước năm 1991 và một số tác động của
hoạt động xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt
Nam qua đó góp phần đánh giá vị trí, vai trị của xuất khẩu lao động Việt Nam
trong tiến trình phát triển của đất nước cũng như hội nhập quốc tế trong bối
cảnh tồn cầu hóa đang diễn ra ngày càng sâu và rộng.
Luận án cung cấp một cơ sở thực tiễn cho các nhà hoạch định chính


7

sách, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động có những
quyết sách hiệu quả hơn cho hoạt động xuất khẩu lao động trong giai đoạn

tiếp theo.
Bên cạnh đó, luận án cung cấp nguồn tư liệu tương đối đầy đủ và hệ
thống cho những ai quan tâm đến hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam
trong những năm đổi mới và luận án có thể xây dựng thành một chuyên đề
giảng dạy về lịch sử Việt Nam hiện đại nhất là lịch sử Việt Nam thời kỳ đổi
mới trong các trường đại học, cao đẳng và các trường phổ thơng.
7. Bố cục
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục. Nội dung
của luận án được chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Chương 2: Những yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu lao động
của Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2016
Chương 3: Tình hình hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam từ
năm 1991 đến năm 2016
Chương 4: Tác động của hoạt động xuất khẩu lao động đến kinh tế - xã
hội Việt Nam


8

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu bối cảnh quốc tế và hoạt động xuất khẩu lao động tại
các quốc gia trên thế giới
1.1.1.1.Nghiên cứu bối cảnh quốc tế
Cuốn “Hội nhập kinh tế khu vực của một số nước ASEAN” (2002) của
tác giả Nguyễn Thị Hiền đã phân tích bối cảnh của khu vực Đơng Nam Á
trong xu thế mới, đó là xu thế hội nhập. Từ những năm 90 của thế kỉ XX,
những bất đồng về chính trị giữa các nước ASEAN đã được giải tỏa, cả khối

có nhiều mối quan hệ song phương và đa phương bền vững. Việc hội nhập
vào nền kinh tế chung của khu vực là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế
giữa các nước ASEAN và tạo thuận lợi cho xuất khẩu lao động của Việt Nam
trong nội khối.
Tác giả Võ Văn Đức với bài viết “Tác động của tồn cầu hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế đối với thị trường lao động Việt Nam” (2004) trên tạp chí
Kinh tế và phát triển đã phân tích bối cảnh mới của thế giới là xu thế tồn cầu
hóa, đó là xu thế tất yếu khơng thể đảo ngược, lơi cuốn nhiều quốc gia. Tồn
cầu hóa và hội nhập kinh tế là thời cơ để lao động Việt Nam tìm kiếm việc
làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tác giả Nguyễn Lương Trào với bài viết “Tác động của tồn cầu hóa
đến thị trường lao động ngồi nước” (2009) trên Tạp chí lao động đã phân
tích bối cảnh tồn cầu hóa với những thuận lợi và khó khăn đối với các nước
có nhu cầu tiếp nhận lao động, qua đó khẳng định di cư lao động là tất yếu,
các cuộc khủng hoảng và sự phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập có ảnh
hưởng lớn đến nguồn lao động từ các nước đang phát triển.
Tác giả Nguyễn Quang Hồng với bài viết “Xuất khẩu lao động trong bối


9

cảnh khủng hoảng kinh tế và một số giải pháp” (2009) trên Tạp chí lao động
xã hội và “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu lao động Việt Nam
thời kì hội nhập” (2012) trên Tạp chí nghiên cứu kinh tế đã phân tích bối cảnh
hội nhập kinh tế của Việt Nam, trong đó phân tích sâu về cuộc khủng hoảng
2008 tới nhiều nền kinh tế - trong đó có những thị trường tiếp nhận lao động
Việt Nam, đồng thời chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của lao động Việt
Nam trong q trình hội nhập, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của lao động Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế.

Cuộc khủng hoảng về thị trường lao động Đông Nam Á được tác giả
John Walsh (2010) viết trong bài “Impacts of the current economic crisis on
Southeast Asian labour market” (tạm dịch là: Tác động của cuộc khủng hoảng
kinh tế hiện nay đối với thị trường lao động Đông Nam Á) đăng trên Business
and Economic Horizons đã nêu được tình trạng chung của các nước Đơng
Nam Á trên con đường phát triển kinh tế, đó là sự đa dạng quốc gia và sự tồn
tại của chủ nghĩa thực dân trước đây. Sau đó các nước đã điều chỉnh chiến
lược phát triển kinh tế của đất nước mình bằng khẩu hiệu “cơng nghiệp hóa
hướng ra xuất khẩu”. Một trong những vấn đề quan trọng là xuất khẩu nguồn
lao động ra nước ngồi.
1.1.1.2. Cơng trình nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu lao động của các quốc
gia trên thế giới
Tác giả Chinglung Tsay (2002) và bài viết Labor migration and
regional changes in East Asia: outflows of Thai workers to Taiwan (tạm dịch
là: di cư lao động và thay đổi ở khu vực Đơng Á: dịng người lao động Thái
Lan đến Đài Loan) đăng trên Southeast Asian Studiens đã khái quát nền kinh
tế Thái Lan tăng trưởng mạnh mẽ trong vài thập kỉ qua, đặc biệt trong khoảng
từ năm 1985-1995, trong khoảng thời gian này, Thái Lan không chỉ tiếp nhận
lao động đến mà còn đẩy mạnh xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Người lao


10

động Thái bắt đầu di chuyển ra nước ngoài từ những năm 1970, đến vùng
Vịnh, sau đó dịch chuyển sang Đông Á, đặc biệt là Nhật Bản (từ những năm
1980), Đài Loan (những năm 1990). Bài viết cũng đã đề cập tới thu nhập,
điều kiện sống và làm việc, phân tích những tác động của sự liên kết Thái Lan
và Đài Loan.
Cuốn sách “Xuất khẩu lao động của một số nước Đông Nam Á kinh
nghiệm và bài học” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Bích (2007) đã chỉ ra xu thế

xuất khẩu lao động là một lợi thế của các nước trong khu vực Đơng Nam Á,
đồng thời phân tích hoạt động xuất khẩu lao động của từng nước trong khu
vực, trong đó có Philippines, Indonesia, Thái Lan. Qua hoạt động xuất khẩu
lao động nói trên, tác giả đưa ra những kinh nghiệm và bài học đối với xuất
khẩu lao động của Việt Nam trong bối cảnh di cư lao động quốc tế.
Bài viết “Di cư lao động Việt Nam: các vấn đề chính sách và thực tiễn”
(Labour migration from Vietnam: Issues of Policy and Practice) của Dang
Nguyen Anh đăng trên Regional Office for Asia and the Pacific (2008) đã nêu
ra tầm quan trọng của di cư lao động quốc tế trong sự phát triển của Đông Á
từ những năm 80 của thế kỉ XX. Sự khác biệt về mức lương, cơ hội việc làm
dẫn tới sự dịch chuyển lao động từ các nước có thu nhập thấp sang các nước
có thu nhập cao. Bài viết cũng dự đốn, trong tương lai, di cư lao động quốc
tế có khả năng tăng, trở thành hiện tượng toàn cầu. Xuất khẩu lao động đem
lại sự linh hoạt, việc làm, thu ngoại tệ tối đa, vì những lẽ này nhiều quốc gia
đã tích cực khuyến khích xuất khẩu lao động, và chính phủ có vai trị tuyển
dụng, triển khai, giám sát hoặc thành lập các cơ sở quản lí lao động.
Bài viết của tác giả Amarjit Kaur với bài viết “Labor crossingsin
southeast Asia linking historical and contemporary labor migration” (tạm
dịch là: Lao động qua Đông Nam Á kết nối di cư lao động lịch sử và đương
đại) trên New Zealand Jounnal of Asian Studies (2009) đã tiếp cận vấn đề lao
động di cư từ góc độ lịch sử, nhận xét về các hệ thống kết nối lực lượng lao


11

động ở châu Á và việc kiểm soát biên giới của các nước (thuộc địa) trước năm
1940. Khái quát sự đa dạng về kinh tế, xã hội và thể chế giữa các nước Đông
Nam Á từ những năm 80s của thế kỉ XX, chứng minh bằng các dòng lao động
và chính sách của nhà nước về di cư lao động. Cuối bài viết, tác giả tập trung
vào trường hợp Malaysia như một ví dụ để phác họa mối liên hệ giữa các vấn

đề lao động di cư trong giai đoạn hiện nay.
Bài viết “Di chuyển lao động chuyên môn cao quốc tế: xu hướng và tác
động” (2010) của tác giả Phạm Thị Thanh Bình đã phân tích xu hướng chung
của thế giới trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là di chuyển lao động
giữa các nước có sự chênh lệch trong phát triển kinh tế, mà ở bài viết này tác
giả tập trung phân tích bộ phận lao động có trình độ chun mơn, kĩ thuật cao.
Sự di chuyển này trong giai đoạn những năm 90 thường từ các nước đang
phát triển sang Mỹ, Canada, Úc, Anh nhằm học hỏi khoa học công nghệ. Từ
những năm 2000, do tồn cầu hóa nên q trình di chuyển lao động chuyên
môn cao tăng lên về số lượng, tốc độ và theo hai chiều: từ các nước đang phát
triển đến các nước phát triển và ngược lại. Đồng thời, bài viết cũng phân tích
nguyên nhân của hiện tượng trên, đề xuất giải pháp hạn chế di chuyển lao
động chuyên môn cao nhằm giảm bớt hiện tượng “chảy máu chất xám” tại
nhiều quốc gia.
Tác giả Gloria O. Pasadilla (2011) với bài viết “Social security and
labor migration in ASEAN” (tạm dịch là: an sinh xã hội và di cư lao động ở
ASEAN) đăng trên ADB Institute Research Policy Brief 34 đã trình bày vai
trò của lao động nhập cư của các nước trong khu vực ASEAN, trong đó vấn
đề an sinh xã hội và quyền lợi của người lao động được chú trọng. Người lao
động với trình độ và nguồn đầu tư sẽ giảm bớt gánh nặng cho các dịch vụ xã
hội của quốc gia mình. Đặc biệt, đối với khu vực có sự hội nhập sâu như
ASEAN thì vấn đề an sinh xã hội đối với người lao động xuất khẩu tạo điều
kiện thuận lợi cho sự trao đổi lao động trong khu vực.


12

Tác giả Aysun Uyar Makibayashi (2014) với cuốn sách “ASEAN
regional integration and regional migration policies in Southeast Asia” (tạm
dịch là: Hội nhập khu vực ASEAN và chính sách di cư khu vực ở Đông Nam

Á) đăng trên Afrasian Research Centre, Ryukoku University Phase 2, đã
chứng minh rằng ASEAN là một trường hợp duy nhất có sự hợp tác trong một
khối ở khu vực châu Á. Trong khi đề cập tới vấn đề di cư tồn cầu thì bài viết
đã tập trung tới khu vực ASEAN với cam kết trở thành “một cộng đồng” đã
có những chính sách liên quan đến di cư và tiếp nhận lao động giữa các nước
trong nội khối.
Bài viết “Kinh nghiệm xuất khẩu lao động chất lượng cao của một số
nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” (2017) của tác giả Vũ Hoàng
Mạnh Trung trên Tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và châu Á đã phân tích những
kinh nghiệm về việc xuất khẩu lao động chất lượng cao (đây vốn là điểm yếu
trong hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam) ở nhiều nước (đặc biệt là
những nước phát triển), qua đó để lại những bài học cho Việt Nam trong quá
trình đưa lao động ra nước ngồi làm việc.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về chủ trương của Đảng, chính sách của
Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động, cách thức tổ chức, sử
dụng lao động xuất khẩu
Đề tài “Tổ chức sử dụng có hiệu quả nguồn lao động xã hội của Việt
Nam trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi” năm
1989 của tác giả Phạm Kiên Cường đã trình bày nội dung về sự phân công lao
động và hợp tác lao động giữa các nước, phân tích tình hình đưa lao động đi
làm việc có thời hạn ở nước ngồi, đồng thời đưa ra những đề xuất nhằm tổ
chức sử dụng có hiệu quả nguồn lao động xã hội của Việt Nam trong lĩnh vực
đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Tác giả Trần Văn Hằng với luận án chính trị học “Các giải pháp nhằm đổi
mới quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở Việt Nam giai đoạn 1995-2010”


13

năm 1996 đã tổng hợp và hệ thống các cơ sở lí luận và thực tiễn của quản lí nhà

nước về xuất khẩu lao động, khẳng định xuất khẩu lao động theo cơ chế thị
trường định hướng xã hội chũ nghĩa là một tất yếu khách quan, phải đổi mới,
chấp nhận cạnh tranh với thị trường lao động thế giới. Phân tích thực trạng của
quản lí nhà nước về xuất khẩu lao động, xây dựng quan điểm và chiến lược về
xuất khẩu lao động đến năm 2010, đồng thời đề xuất các giải pháp quản lí của
nhà nước về xuất khẩu lao động trên cơ sở lí luận và thực tiễn.

Tác giả Hoàng Kim Ngọc với cuốn sách “Tổng quan về những chính
sách có liên quan đến Xuất khẩu lao động trong thời gian qua” (2009) của
nhà xuất bản Đại học quốc gia đã trình bày những chính sách của Đảng và
Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động từ những năm 80 của thế kỉ
AX

khi Việt Nam đưa lao động sang làm việc tại Liên Xô, các nước Đơng Âu

và Trung Đơng. Bên cạnh đó, cuốn sách đề cập đến những chính sách khuyến
khích lao động xuất khẩu cho đến thập niên đầu thế kỉ XXI.
Luận án tiến sĩ kinh tế với đề tài “Quản lí nhà nước đối với xuất khẩu lao
động của Việt Nam giai đoạn hiện nay” (2011) của tác giả Phạm Thị Hoàn đã
phân tích vai trị của Nhà nước trong việc ban hành các chủ trương, chính sách,
nghị quyết, nghị định trong hoạt động xuất khẩu lao động, bao gồm cả chính
sách quản lí đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và quản lí đối với
người lao động đi làm việc ở nước ngoài (chế tài về tuyển dụng- tuyển chọn, đào
tạo lao động, chính sách đãi ngộ, quản lí xuất-nhập cảnh,…)

Các bài viết của tác giả Nguyen An Ha (2014) với bài viết Vietnam
labor market in the conyext of international integration (tạm dịch là: Thị
trường lao động Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế) Wies I rolnictwo,
NR4 (165) và nhóm tác giả Nguyen Ngoc Anh, Nguyen Than Thuong,
Nguyen The Ha, Trinh Thi Thu Nga 2015) với bài viết Labour market

transitions of young women and men in Vietnam (tạm dịch là: Chuyển đổi thị
trường lao động trẻ ở Việt Nam) trên Employment Policy Department tiếp tục


14

khái quát những nét cơ bản trong bối cảnh Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập
trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ảnh hưởng đến hoạt
động xuất khẩu lao động, phân tích những nét khái quát đặc điểm lao động
Việt Nam.
Nhóm tác giả Achim D.Schmillen và Truman G.Packard (2016) với bài
viết Vietnam’s Labor Market Institutions, Regulations, and Interventions (tạm
dịch là: Các tổ chức, quy định và can thiệp thị trường lao động Việt Nam) trên
Social Protection and Labor Global Practice Group đã nêu những chính sách của
Đảng và Nhà nước đối với lao động Việt Nam trong bối cảnh chuyển từ nền kinh
tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Quá trình này bắt đầu từ những năm 80, trải qua 30 năm đã có nhiều chuyển biến
đáng kể, trong đó xuất khẩu lao động đạt nhiều kết quả khả quan.

1.1.3. Nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam
1.1.3.1. Cơng trình nghiên cứu về hoạt động kinh tế đối ngoại Việt Nam
Cuốn sách "Quản lí kinh tế đối ngoại của Việt Nam" (2001) của tác giả Thế
Đạt, Nxb Hà Nội đã trình bày rõ những quan điểm của Đảng cộng sản và Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với lĩnh vực kinh tế đối ngoại,
cũng như những khả năng và điều kiện của Việt Nam trong sự phát triển kinh tế
đối ngoại có hiệu quả. Đồng thời, cuốn sách cịn trình bày một số lĩnh vực kinh
tế đối ngoại tiêu biểu, trong đó có hoạt động xuất khẩu lao động.

Cuốn sách "Kinh tế đối ngoại trong bối cảnh tồn cầu hóa" (2002) của
tác giả Lê Thanh Bình, Nxb Chính trị quốc gia đã phân tích nguyên nhân tại

sao cần phải phát triển kinh tế đối ngoại trong bối cảnh tồn cầu hóa, thực
trạng kinh tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, những
vấn đề đặt ra đối với kinh tế đối ngoại Việt Nam trong thời kì này. Nghiên cứu
của tác giả dừng lại ở thập niên cuối thế kỉ XX.
Tác giả Nguyễn Hoàng Giáp với bài viết "Phát triển quan hệ với các
nước lớn trong chính sách đối ngoại đổi mới của Đảng và Nhà nước ta" trên
tạp chí Cộng sản (Tháng 6/2005) đã nêu ra những thuận lợi mới của Việt Nam


15

khi thực hiện chính sách ngoại giao tích cực, thân thiện, "muốn làm bạn với
tất cả các nước". Đây là cơ sở để Việt Nam có thể nâng cao vị thế quốc tế,
đồng thời thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển.
Cuốn sách "Kinh tế đối ngoại Việt Nam" (2007) của tác giả Nguyễn Văn
Trình (cb), Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã khái quát những
vấn đề cơ bản về kinh tế đối ngoại của Việt Nam và thế giới, hệ thống tài
chính tiền tệ quốc tế và các lĩnh vực tiêu biểu nhất của kinh tế đối ngoại Việt
Nam: ngoại thương, kiều hối, xuất khẩu lao động,...
Tác giả Nguyễn Thường Lạng với bài viết "Phát triển lĩnh vực kinh tế
đối ngoại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế" trên tạp chí Kinh
tế và phát triển (Tháng 3/2007) đã trình bày quan niệm về lĩnh vực kinh tế đối
ngoại đối với sự phát triển của đất nước, đồng thời phân tích tình hình phát
triển kinh tế đối ngoại Việt Nam, trong đó bao gồm: hoạt động xuất nhập
khẩu, đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ, xuất khẩu lao động.
1.1.3.2. Công trình nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động
Tác giả Nguyễn Quang Hồng với bài viết "Xuất khẩu lao động trong
bối cảnh khủng hoảng kinh tế và một số giải pháp" trên Tạp chí Lao động và
xã hội (Tháng 6/2009) chỉ ra những khó khăn của thị trường xuất khẩu lao
động Việt Nam, đồng thời chỉ ra những giải pháp để tháo g những khó khăn

này, thúc đẩy thị trường lao động ngày càng phát triển.
Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Tiến Dũng “Phát triển xuất
khẩu lao động Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế” năm 2010. Tác giả
tập trung nghiên cứu tình hình xuất khẩu lao động ở một số nước và thực
trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam từ 1991 đến 2010 đồng thời nêu lên
những hiệu quả kinh tế - xã hội mà hoạt động xuất khẩu lao động mang lại.
Tuy nhiên, phần lớn các đánh giá và phân tích khai thác góc độ kinh tế của
hoạt động xuất khẩu lao động và chỉ dừng nghiên cứu đến năm 2010.
Tác giả Lưu Văn Hưng với luận án tiến sĩ kinh tế“Xuất khẩu hàng hóa


16

sức lao động của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế” năm 2010 đã làm
rõ những nhận thức về hoạt động xuất khẩu lao động trên cơ sở phân biệt sự
khác nhau giữa hoạt động xuất khẩu lao động với sự di chuyển lao động trên
phạm vi quốc tế hiện nay (như di cư lao động quốc tế, di chuyển con người để
cung cấp dịch vụ,…). Luận án cũng đã phân tích sự cần thiết đẩy mạnh xuất
khẩu lao động trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, đánh giá những thành
tựu, hạn chế và lí giải nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên. Bên cạnh đó, tác
giả đã đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đến hoạt
động xuất khẩu lao động của Việt Nam, đưa ra dự báo về những xu hướng
chính của quan hệ cung – cầu hàng hóa sức lao động, sự cạnh tranh của thị
trường lao động trên thế giới đối với Việt Nam.
Tác giả Lưu Văn Hưng với cuốn sách “ Xuất khẩu lao động Việt Nam
thời đổi mới và hội nhập” (2011), Nxb Từ điển Bách khoa đã làm rõ các vấn
đề lí luận về xuất khẩu lao động trong hội nhập kinh tế quốc tế, nêu lên được
tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam qua những thống kê về số lượng
người lao động, ngành nghề, thị trường, thu nhập, đồng thời phân tích những
khó khăn thuận lợi của xuất khẩu lao động Việt Nam, qua đó khẳng định xuất

khẩu lao động là một trong những chiến lược giải quyết việc làm, số lượng lao
động tham gia xuất khẩu lao động. Đồng thời đề ra các quan điểm và giải
pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động khi Việt Nam hội nhập quốc tế
toàn diện trong thời gian trước năm 2011.
Cuốn sách "Lao động Việt Nam ở nước ngoài - thực trạng và giải pháp
đến 2020" (2011) của tác giả Đoàn Minh Duệ, Nxb Từ điển Bách khoa đã
khái quát được thực trạng người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài
trong ba thập niên (từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 2009), bao
gồm số lượng lao động và nguồn thu từ xuất khẩu lao động. Đồng thời cũng
nêu ra một số giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng người lao động Việt
Nam làm việc ở nước ngoài đến năm 2020. Nghiên cứu của tác giả dừng ở
thập niên đầu thế kỉ XXI.


×