Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Phân tích ngành Bia Việt Nam Quản Trị Chiến Lược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.37 KB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI TẬP NHĨM
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NGHÀNH BIA VIỆT NAM

GVHD
NHĨM
MƠN HỌC
MÃ HP

: Vũ Thị Thùy Linh
: 01
: Quản trị Chiến lược
: 1703SMGM0111

Năm học: 2016 – 2017

DANH SÁCH NHÓM 01
STT
1

HỌ VÀ TÊN
Bùi Hà Anh

ĐÁNH GIÁ

GHI CHÚ


2


3
4
5
6
7
8
9
10

Vũ Thị Minh Anh
Vũ Thị Ngọc Ánh
Trần Thị Cúc
Nguyễn Thị Kim Cúc
Nhâm Thị Dung
Đoàn Thị Giang
Dương Trường Giang
Phạm Nhật Hạ
Kiểu Thị Hạnh

Nhóm trưởng

2


MỤC LỤC

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

3



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong khi khủng hoảng kéo theo sự đi xuống của hầu hết các ngành kinh tế, ngành bia Việt
Nam vẫn ghi nhận tăng trưởng ngược dịng với tốc độ trung bình 16.29%/năm trong giai đoạn
5 năm 10-14, tính theo VNĐ. Điều kiện khí hậu nóng ẩm, văn hóa ăn uống du nhập từ phương
Tây đã khiến Việt Nam luôn ở trong tốp đầu những nước tiêu thụ bia mạnh trên thế giới. Theo
thống kê, Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, với độ tuổi trong nhóm 15-54 chiếm tới 62,6%,
độ tuổi mà được đánh giá là có nhu cầu cao nhất về các loại đồ uống có cồn, trong đó có bia.
Bên cạnh đó, xu hướng ăn ngồi hàng, đi bar pub đang gia tăng kéo theo sự phát triển của
ngành. Ngành du lịch phát triển mạnh cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành
nước giải khát, đặc biệt là bia.
Ngành sản bia Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng nóng. Sự gia nhập của nhiều
doanh nghiệp sản xuất nước ngoài cũng như sự gia tăng về số lượng nhãn hiệu và sản phẩm đã
khiến cho thị trường này trở nên rất sơi động.
Chính vì vậy, nhóm 1 đã lựa chọn đề tài: “ Phân tích ngành bia Việt Nam” nhằm đi sâu tìm
hiểu những biến động và các yếu tố tác động không ngừng đến ngành bia.
2. Phạm vi nghiên cứu.

Đến với đề tài: “ Phân tích ngành bia Việt Nam”. Nhóm 1 tiến hành phân tích thơng qua
việc nghiên cứu cấu trúc mơi trường bên ngồi doanh nghiệp, mơi trường vĩ mơ, phân tích mơi
trường ngành và các nhóm chiến lược trong ngành. Căn cứ vào những phân tích đã đề ra,
nhóm tiến hành áp dụng vào phân tích cụ thể về ngành bia tại Việt Nam. Từ đó đưa ra những
kết luận về việc nghiên cứu bao gồm cơ hội, thách thức mà ngành đang gặp phải và đánh giá
cường độ cạnh tranh đối với ngành bia nước ta.
3. Nguồn tài liệu tham khảo.

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường” Nghiên cứu phương thức xâm nhập thị trường


Việt Nam của công ty đa quốc gia trong lĩnh vực bia, rượu và nước giải khát”. Th.S
Phùng Mạnh Hùng, Đại học Thương mại, năm 2012.
- Báo cáo ngành bia Việt Nam các năm 2013, 2014, 2015, Cơng ty cổ phần chứng khốn

ngân hàng cơng thương Việt Nam ViettinBankSc.
- />
canh
4


- />
20161125075533487.chn
- Giáo trình quản trị chiến lược.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI DOANH NGHIỆP
1.1 Cấu trúc mơi trường bên ngồi của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm.
Mơi trường bên ngoài của doanh nghiệp là một tập phức hợp và liên tục các yếu tố, lực
lượng, điều kiện ràng buộc có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại, vận hành và hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp trên thị trường.
1.1.2 Cấu trúc mơi trường bên ngồi.
Mơi trường ngành (môi trường nhiệm vụ): là môi trường của ngành kinh doanh mà doanh
nghiệp đang hoạt động, bao gồm một tập hợp các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh
nghiệp và đồng thời cũng chịu ảnh hưởng từ phía doanh nghiệp. Ví dụ : nhà cung ứng, khách
hàng, đối thủ cạnh tranh, ...
Môi trường xã hội (môi trường vĩ mơ): bao gồm các lực lượng rộng lớn có ảnh hưởng đến
các quyết định chiến lược trong dài hạn của doanh nghiệp. Ví dụ kinh tế, chính trị, văn hố,
luật pháp, ...
1.2. Mơi trường vĩ mơ

1.2.1 Nhóm lực lượng kinh tế
Các nhân tố kinh tế có vai trị quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng có tính chất quyết định
đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế ảnh hưởng mạnh nhất
đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thường là trạng thái phát triển của nền kinh tế:
tăng trưởng, ổn định hay suy thoái.

5


- Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Thể hiện quy mô và sự tăng trưởng về quy mô của một nền kinh tế thông qua các chỉ số
GDP (tổng sản phẩm quốc nội), GNP (tổng sản phẩm quốc gia), PCI (thu nhập bình quân đầu
người). Nền kinh tế quốc dân tăng trưởng với tốc độ cao sẽ tác động đến các doanh nghiệp
theo 2 hướng:
Thứ nhất, do tăng trưởng làm cho thu nhập của các tầng lớp dân cư dẫn đến khả năng
thanh toán cho nhu cầu của họ. Điều này dẫn tới đa dạng hóa các loại nhu cầu và xu hướng phổ
biến là tăng cầu.
Thứ hai, do tăng trưởng kinh tế làm cho khả năng tăng sản lượng và mặt hàng của nhiều
doanh nghiệp đã làm tăng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này. Từ đó làm tăng khả
năng tích lũy vốn nhiều hơn, tăng về đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh làm cho môi trường
kinh doanh hấp dẫn hơn, thu hút được lượng lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Nền kinh tế quốc dân ổn định các hoạt động kinh doanh cũng giữ ở mức ổn định. Khi nền
kinh tế quốc dân suy thối nó sẽ tác động theo hướng tiêu cực đối với các doanh nghiệp.

- Tỷ lệ lạm phát
Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ tăng của mức giá cả nói chung trong nền kinh tế theo thời gian.
Một trong những thước đo phổ biến nhất về sự gia tăng mức giá cả nói chung đó là chỉ
số giá tiêu dùng (CPI).
Khi tỷ lệ lạm phát cao dần tới giá cả tăng mạnh sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh,
ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Lạm phát

cao làm giảm giá trị đồng tiền trong nước, nó sẽ tác động xấu đến tiêu dùng, số cầu giảm, làm
cho lượng hàng tiêu thụ giảm, khơng khuyến khích sản xuất và đầu tư giảm và ngược lại.

- Tỷ giá hối đối
Tỷ giá hối đối được tính bằng tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoai tệ. Tỷ giá hối đoái thay đổi
có thể tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước
ngoài bằng việc tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thi trường quốc
tế và ngược lại.
Nếu tỷ giá hối đoái cao, doanh nghiệp sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho một lượng hàng hóa
nhập khẩu như trước đây. Giá cao hơn cũng có thể khiến nhu cầu giảm. Để chia sẻ khó khăn

6


với khách hàng, doanh nghiệp sẽ phải tính đến việc giảm giá bán và tìm kiếm các thị trường
khác. Do đó, lợi nhuận có thể giảm.

- Lãi suất
Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ
một người cho vay. Lãi suất thường được thể hiện như một tỷ lệ phần trăm của tiền gốc trong
một khoảng thời gian một năm.
Chính sách lãi suất có vai trị hết sức quan trọng trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi
trong xã hội . Khi lãi suất xuống thấp các hãng kinh doanh có điều kiện tiến hành mở rộng đầu
tư và ngược lại khi lãi suất tăng lên, cầu về sản phẩm có khả năng giảm xuống do chi phí tăng
lên ,doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp quy mơ sản xuất
1.2.2 Nhóm lực lượng chính trị - pháp luật
Các yếu tố thuộc mơi trường chính trị và luật pháp tác động mạnh đến việc hình thành và
khai thác cơ hội kinh doanh và thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.

- Sự ổn định về chính trị

Đây là tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh, thay đổi về chính trị có thể gây ảnh
hưởng có lợi cho nhóm doanh nghiệp này hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khác.
Sự ổn định chính trị tạo ra môi trường thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh. Một chính
phủ mạnh và sẵn sàng đáp ứng những địi hỏi chính đáng của xã hội sẽ đem lại lòng tin và thu
hút các nhà đầu tư trong và ngồi nước. Tình hình chính trị và luật pháp của một quốc gia cho
phép doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ rủi ro, của môi trường kinh doanh và ảnh
hưởng của của nó đến doanh nghiệp như thế nào, từ đó có những hướng đi đúng đắn cho doanh
nghiệp mình .

- Vai trị và thái độ của Chính phủ về kinh doanh quốc tế
Định hướng hội nhập kinh tế thế giới và phát triển kinh tế hướng ra xuất khẩu của chính
phủ một quốc gia sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển và mở rộng ra thị trường
quốc tế nhờ những chính sách hỗ trợ mà chính phủ ban hành nhằm khuyến khích các doanh
nghiệp.

7


- Hệ thống luật và hệ thống tòa án
Ban hành hệ thống luật pháp có chất lượng và đưa vào đời sống là điều kiện đầu tiên đảm
bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh; thiết lập mối quan hệ đúng đắn,
bình đẳng giữa người sản xuất và người tiêu dùng; buộc mọi doanh nghiệp phải làm ăn chân
chính, có trách nhiệm đối với xã hội và người tiêu dùng… Tạo ra môi trường kinh doanh lành
mạnh giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế làm tốt công tác dự báo để điều tiết
đúng đắn các hoạt động đầu tư tránh để tình trạng cung vượt quá cầu, hạn chế việc phát triển
độc quyền.
Điều này tác động tích cực đến các doanh nghiệp. Nếu ngược lại sẽ tác động xấu đến môi
trường kinh doanh và đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Khơng những thế, nó
cịn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống, đời sống của người tiêu dùng. Đến lượt mình,
các vấn đề này lại tác động tiêu cực trở lại đối với sản xuất.

Các chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế, chính sách cơ cấu… sẽ tạo ra sự ưu
tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng vùng kinh tế cụ thể, do đó tác động trực
tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thuộc các ngành, vùng kinh tế nhất
định.
Chính sách thuế, Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập...
sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư,
luật doanh nghiệp,luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá ...
Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận
hoặc thách thức với doanh nghiệp. Như các chính sách thương mại, chính sách phát triển
ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng
1.2.3 Nhóm lực lượng văn hóa – xã hội

- Các tổ chức xã hội
Ngày nay các tổ chức xã hội càng có tiếng nói quan trọng đến đời sống xã hội, thậm chí
đơi khi gây ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực khi một số ngành kinh doanh. Chẳng hạn, dưới
áp lực của các Hiệp hộ bảo vệ động vật,...nhiều hãng thời trang cao cấp đã hạn chế hoặc từ bỏ
phân đoạn sản xuất các sản phẩm thời trang có nguồn gốc từ động vật hoang dã, hay các doanh
nghiệp buộc phải bỏ nhiều chi phí hơn đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải để đảm bảo sự
trong sạch của môi trường sinh thái.

8


- Ngôn ngữ và tôn giáo
Tôn giáo ra đời từ rất sớm trong lịch sử phát triển của loài người. Ngày nay có rất nhiều
loại tơn giáo trên thế giới, tuy nhiên chỉ tính số lượng các tín đồ của ba loại tôn giáo chủ yếu
là: đạo Thiên chúa, đạo Phật và đạo Hồi thì chúng ta đã thấy một con số rất khổng lồ. Mỗi tơn
giáo đều có những quan niệm, niềm tin và thái độ riêng về cuộc sống, về cách cư xử giữa các
tín đồ với nhau và với mọi người.
Tơn giáo có ảnh hưởng rất lớn tới đạo đức, tư cách, văn hóa và lối sống của khơng chỉ

chính bản thân của các nhà quản trị mà cả tới những cán bộ công nhân viên dưới quyền quản lý
của họ. Các hoạt động lãnh đạo và điều hành của các nhà quản trị không thể không tính tới ảnh
hưởng của yếu tố tơn giáo trong nhận thức, ứng xử, chấp hành và thực thi các quyết định của
những người dưới quyền. Khơng chỉ có vậy chúng ta còn thấy rằng, tâm lý của người tiêu dùng
cũng khơng nằm ngồi những ảnh hưởng rất sâu sắc của tôn giáo. Ngày rằm người dân theo
đạo Phật ăn chay, tránh việc sát sinh và mua nhiều loại đồ thơ cúng, người dân theo đạo Hồi
kiêng ăn và sử dụng những thứ hàng hóa từ lợn và thịt lợn, người dân theo đạo Thiên chúa mua
sắm rất nhiều loại hàng hóa để tổ chức ngày lễ Giáng sinh v.v… Tất cả những điều này ảnh
hưởng rất lớn đến việc hoạch định và thực hiện các chủ trương chính sách kinh doanh của các
nhà quản trị.

- Dân số và tỉ lệ phát triển
Dân số ở các nước phát triển đang già đi, và tỷ lệ sinh sản ở những nước ngày càng giảm.
Điều này tác động đến hệ thống y tế, chính sách nhà ở cho người cao tuổi và thị trường lao
động. sự căng thẳng về các dịch vụ và xã hội và hệ thống lượng lưu là điều không thể tránh
khỏi. Biến chuyển này là mối đe dọa của một số công ty nhưng cũng là cơ hội lớn của những
công ty khá.

- Cơ cấu lứa tuổi
Tại nhiều quốc gia, các yếu tố về nhân khẩu học đôi khi lại là một trong những tác nhân
tạo nên thế cạnh tranh cho quốc gia đó. Hiện tại, Việt Nam chính thức bước vào thời kì dân số
vàng (dân số đơng, cơ cấu dân số trẻ,số dân ở độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao). Cơ cấu dân số
vàng là cơ hội giúp các doanh nghiệp sử dụng nguồn lao động dồi dào và có chi phí thấp, gia
tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

9


- Tốc độ thành thị hóa
Tốc độ thành thị hóa nhanh cũng tạo ra nhu cầu đột biến về nhà ở, đồ gia dụng,..đã tạo

điều kiện vô cùng thuận lợi để các tập đoàn lớn trong các ngành này chiếm lĩnh thị trường Việt
Nam như Vinaconex (ngành xây dựng), Sony, Samsung (ngành hàng điện tử gia dụng,..)
1.2.4 Nhóm lực lượng công nghệ

- Chỉ tiêu cho khoa học và công nghệ
Trong những thập kỉ qua, sự phát triển về khoa học công nghệ đã làm biến đổi nhiều xu
hướng vận động của nền kinh tế. Nhiều ngành, lĩnh vực kinh doanh bị chao đảo, thậm chí bị
biến mất (dịch vụ thư tín, cho th băng đĩa, điện thoại cơng cộng,..) nhưng cũng đồng thời
làm xuất hiện smartphone, kinh doanh nhạc online, các sản phẩm sự dụng năng lượng mặt
trời....)
Sự thay đổi về cơng nghệ ấy gây ảnh hưởng lớn (có thể kéo dài hoặc rút ngắn) tới chu kỳ
sống của sản phẩm hoặc dịch vụ, kéo theo sự thay đổi trong chu kỳ chiến lược kinh doanh của
các doanh nghiệp. Tuy nhiên có một điều cần khẳng định rằng, hầu như tất cả những thành tựu
về phát triển khoa học công nghệ trong những năm qua đều hướng tới mục tiêu tăng năng suất,
giảm chi phí, hoặc tạo ra vơi sản phẩm với chất lượng tốt hơn của người tiêu dùng.

- Nỗ lực công nghệ
Công nghệ đã và đang là động cơ chính yếu của nền kinh tế hiện đại. Ngay cả cửa hàng tạp
phẩm tại địa phương - một ngành kinh doanh rất truyền thống - cũng phụ thuộc vào công nghệ
để việc thu tiền trở nên thuận tiện, nhanh chóng, giảm thiểu sai sót, theo dõi doanh thu theo
cùng loại sản phẩm về quản lý hàng tồn kho.
Công nghệ là mối đe dọa khi làm suy yếu công việc kinh doanh hiện tại, chẳng hạn như
phần mềm xử lý văn bản và máy tính đã làm tê liệt ngành công nghiệp ảnh bằng phim và xử lý
phim ảnh,...
Mặt khác cơng nghệ cũng có thể đem lại những cơ hội đẩy thuyết phụ cho các cơng ty
thương mại hóa cơng nghệ theo cách đem lại các lợi ích và giá trị rõ ràng cho khách hàng. Như
một điều tất yếu, doanh nghiệp nào sớm sở hữu hoặc ứng dụng được cơng nghệ vượt trội sẽ có
lợi thế hơn hẳn các doanh nghiệp còn lại để thiết lập nên một trật tự mới trong ngành kinh
doanh mà trong đó doanh nghiệp nắm giữ vị trí dẫn đầu. Tuy nhiên nếu những công nghệ bị
đánh cắp hoặc sao chép, doanh nghiệp dẫn đầu khó lịng bảo vệ được lợi thế vốn có. Sự phát

triển của khoa học công nghệ của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như chỉ tiêu
10


cho khoa học và công nghệ, nỗ lực công nghệ, bảo vệ bằng phát minh sáng chế, chuyển giao
công nghệ, quyết định phát triển, quan điểm và điều kiện áp dụng công nghệ mới, hiện đại.

- Quyết định phát triển, quan điểm và điều kiện áp dụng công nghệ mới, hiện đại.
Áp lực tác động của sự phát triển công nghệ và mức chi tiêu cho sự phát triển công nghệ
khác nhau theo ngành. Các ngành truyền thông, điện tử, hàng khơng và dược phẩm ln có tốc
độ đổi mới cơng nghệ cao, do đó mức chi tiêu cho sự phát triển công nghệ thường cao hơn so
với ngành dệt, lâm nghiệp và công nghiệp kim loại. Đối với những nhà quản trị trong những
ngành bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi kỹ thuật nhanh thì quá trình đánh giá những cơ hội và đe
dọa mang tính cơng nghệ trở thành một vấn đề đặc biệt quan trọng của việc kiểm sốt các yếu
tố bên ngồi.
Một số ngành nhất định có thể nhận được sự khuyến khích và tài trợ của chính phủ cho
việc nghiên cứu phát triển khi có sự phù hợp với các phương hướng và ưu tiên của chính phủ.
Nếu các doanh nghiệp biết tranh thủ những cơ hội từ sự trợ giúp này sẽ cặp được những thuận
lợi trong q trình hoạt động.
1.3 Phân tích mơi trường ngành
1.3.1 Khái niệm và đặc điểm phân loại ngành
a. Một số khái niệm cơ bản

Ngành (industry): là một nhóm những doanh nghiệp cùng chào đón một loại sản phẩm hay
một lớp sản phẩm có thể thay thế cho nhau để thảo mãn cùng một loại nhu cầu cơ bản của
khách hàng.
Lĩnh vực kinh doanh (sector) : là một nhóm những ngành gần gũi có liên quan đến nhau.
Các phân đoạn tị trường (market segments): Là một nhóm khách hàng khác biệt trong
cùng một ngành. Có thể khác biệt hóa với những phân đoạn khác bằng các thuộc tính khác biệt
và những nhu cầu cụ thể.

Phân tích ngành bắt đầu bằng việc tập trung vào một ngành tổng thể trước khi xem xét các
vấn đề ở các lĩnh vực kinhn doanh hoặc phân đoạn thị trường.
b. Các tiêu chuẩn phân loại ngành

11


- Số người bán và mực độ khác biệt hóa
Điểm khỏi đầu để mô tả một ngành là xác định số lượng người bán và sản phẩn được cung
ứng thị trường là đồng nhất hay có sự khác biệt cao. Những đặc điểm này sẽ phân chia thành
bốn dạng cấu trúc ngành.
Độc quyền thuần túy: ngành này chỉ có duy nhất 1 công ty cung cấp 1 loại sản phẩm hay
dịch vụ nhất định trong phạm vi một quốc gia hay một khu vực. Một công ty độc quyền không
bị pháp luật điều tiết có thể định giá cao, ít hoặc không quảng cáo và chỉ cung cấp dịch vụ tối
thiểu. Nếu tồn tại những sản phẩm thay thế 1 phần và có nguy cơ sắp bị cạnh tranh, cơng ty
độc quyền có thể đầu tư thêm vào dịch vu và công nghệ. Một công ty độc quyền bị pháp luật
điều tiết phải định mức giá thấp hơn và cung cấp nhiều dịch vụ hơn vì lợi ích của cơng chúng.
Độc quyền tập đồn: Là ngành có đặc thù, một số ít cơng ty (thường là cơng ty lớn) sản
xuất các sản phẩm từ khác biệt hóa cao đến tiêu chuẩn hóa. Có 2 mức độ độc quyền tập đồn:
Độc quyền tập đồn hồn hảo: bao gồm 1 số cơng ty sản xuất phần lớn một loại sản
phầm ( dầu, thép ). Các cơng ty này sẽ khó có thể định giá bán nào khác mức hiện tại.
Nếu đối thủ cạnh tranh đảm bảo cung cấp dịch vụ tương đướng, cách duy nhất để
giành được lợi thế cạnh tranh là định mức giá thấp hơn.
+ Đọc quyền tập đồn có sự khác biệt: bao gồm một số công ty sản xuất sản phẩm (ơ tơ,
nghe nhìn ) khác nhau một phần về chất lượng, tính năng, kiểu dáng hoặc dịch vụ. Mỗi
đối thủ cạnh tranh có thể tìm cách giành vị trí dẫn đầu về một trong những thuộc tính
chủ yếu, thu hút khách hàng ưa thích thuộc tính này và định mức giá cao đối với thuộc
tính đó.
+


Cạnh tranh độc quyền: Nhiều đối thủ cạnh tranh có thể sản xuất khác biệt hóa sản phẩm
của mình tồn bộ hay từng phần ( nhà hàng , thẩm mỹ viện). Các đối thủ cạnh tranh sẽ tập
trung các phân đoạn thị trường mà họ có thể đáp ứng nhu cầu của khác hàng tốt hơn và định
giá cao hơn.
Cạnh tranh hoàn hảo: Xảy ra khi trong ngành có nhiều đối thủ cạnh tranh cùng cung ứng
một loại sản phẩm và dịch vụ. Bởi vì khơng có sự khác biệt , mức giá của các đối thủ cạnh
tranh là như nhau. Không công ty nào tiến hành quảng cáo trừ khi quảng cáo có thể tạo ra sự
khác biệt về tâm lý (thuốc lá, bia) trong trường hợp này sẽ hợp lý hơn khi coi ngành có cơ cấu
cạnh tranh độc quyền.

12


- Các rào cản xuất hiện và mức độ cơ động
Các ngành khác nhau nhiều về mức độ gia nhập và rào cản rút lui. Các rào cản chủ yếu ra
nhập bao gồm: yếu tố vốn đầu tư ban đầu lớn, tính kinh tế theo quy mơ, các u cầu về giấy
phép và bằng sáng chế, thiếu địa điểm, nguyên vật liệu, hệ thống phân phối và các yêu cầu về
danh tiếng.
Công ty cũng thường vấp phải những rào cản khi muốn rút lui khỏi ngành như nghĩa vụ
pháp lý hay các chuẩn mực đạo đức đối với khách hàng, nhà cung ứng về vốn và nhân viên,
các hạn chế của chính phủ, giá trị thu mua tài sản thấp do quá chuyên dụng hoặc lỗi thời, thiếu
các cơ hội đầu tư khác, mức độ nhất thể hóa dọc cao và những rào cản tâm lý.

- Cấu trúc chi phí
Mỗi ngành đều có khoản chi phí nhất định cấu thành lên phần lớn hoạt động chiến lược
của nó. Do đó các cơng ty cần phải có chiến lược giảm bớt các chi phí trong chuỗi giá trị của
mình.

- Mức độ nhất thể hóa dọc
Cơng ty sẽ thấy hữu ích khi tích hợp về phía trước hoặc sau (tích hợp dọc). Nhất thể hóa

dọc thường có tác dụng giảm chi phí và công ty sẽ thu được phần lớn giá trị gia tăng lớn hơn.
Hơn nữa, các cơng ty tích hợp dọc có thể định giá và phân bổ chi phí tại những mắt xích khác
nhau của chuỗi giá trị để thu lợi nhuận sau thuế là cao nhất. Tích hợp dọc có thể tạo ra những
hạn chế nhất định như chi phí cao tại những mắt xích nào đó của chuỗi giá trị và có thể thiếu
linh hoạt.

- Mức độ tồn cầu hóa
Một số ngành hồn tồn mang tính địa phương, những ngành khác lại mang tính tồn cầu.
Các cơng ty thuộc những ngành mang tính tồn cầu phải cạnh tranh nhiều hơn nếu muốn đạt
được tính hiệu quả của quy mô và bắt kịp công nghệ tiên tiến.
1.3.2 Phân tích ngành và cạnh tranh của M.Poter
a. Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp
Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh
tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một

13


vài nhà cung cấp có quy mơ lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản
xuất kinh doanh của ngành.
Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp: Trong vấn đề này ta nghiên cứu khả năng
thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp
(Switching Cost).
Thông tin về nhà cung cấp: Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố thúc đẩy sự
phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn nhà
cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp.
Với tất cả các ngành, nhà cung cấp luôn gây các áp lực nhất định nếu họ có quy mơ , sự
tập hợp và việc sở hữu các nguồn lực quý hiếm. Chính vì thế những nhà cung cấp các sản
phẩm đầu vào nhỏ lẻ sẽ có rất ít quyền lực đàm phán đối với các doanh nghiệp mặc dù họ có
số lượng lớn nhưng họ lại thiếu tổ chức.

b. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng

Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tồn bộ hoạt động sản
xuất kinh doanh của ngành. Khách hàng được phân làm 2 nhóm: Khách hàng lẻ và nhà phân
phối
Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi
kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng.
Tương tự như áp lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét các tác động đến áp lực cạnh tranh từ
khách hàng đối với ngành thơng qua: Quy mơ; Tầm quan trọng; Chi phí chuyển đổi khách
hàng; Thông tin khách hàng
Đặc biệt khi phân tích nhà phân phối ta phải chú ý tầm quan trọng của họ, họ có thể trực
tiếp đi sâu vào uy hiếp ngay trong nội bộ của doanh nghiệp.
Wal- Mart là nhà phân phối lớn có tầm ảnh hưởng tồn thế giới, hệ thống phân phối của
Wal mart có thể ảnh hưởng tới nhiều ngành hàng như thực phẩm, hàng điện tử , các hàng hàng
hóa tiêu dùng hàng ngày. Wal Mart có đủ quyển lực để đàm phán với các doanh nghiệp khác
về giá cả, chất lượng sản phẩm cũng như các chính sách marketing khi đưa hàng vào trong hệ
thống của mình. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, việc đưa các sản phẩm
vào hệ thống phân phối của các siêu thị luôn gặp phải khó khăn và trở ngại vì các áp lực về giá
và chất lượng.

14


c. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn

Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong ngành
nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ
tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh lợi, số
lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành.

Những rào cản gia nhập ngành: là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó
khăn và tốn kém hơn .
Kỹ thuật: yếu tố kỹ thuật của đối thủ cạnh tranh quyết định khả năng sản xuất của đối thủ
Vốn: tiềm lực tài chính, khả năng huy động vốn
Các yếu tố thương mại : Hệ thống phân phối, thương hiệu , hệ thống khách hàng …
Các nguồn lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào ( Bị kiểm soát ), Bằng cấp , phát minh
sáng chế, Nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ ….
Điển hình khơng ai có thể lường được việc Apple sẽ cho ra đời máy nghe nhạc Ipod đánh
bại người hùng về công nghệ mutilmedia như Sony. Rõ ràng sức hấp dẫn của cầu các thiết bị
nghe nhạc đã đưa Ipod trở thành sản phẩm công nghệ được ưa chuộng nhất. Chính Sony đã tự
làm các rào cản về cơng nghệ, thương hiệu của mình giảm sút bằng việc quá chú trọng vào
phát triển theo chiều rộng nhiều ngành để người tí hon Apple thâm nhập và kiểm sốt tồn bộ
thị trường, biến lợi thế cạnh tranh của Sony trở thành gánh nặng cho chính họ.
d. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế

Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương
đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành.
Ta có thể lấy ln ví dụ sau đó mới đưa ra các nhận định về áp lực cạnh tranh chủ yếu của
sản phẩm thay thế. Áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu
cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng, các yếu
tố khác của môi trường như văn hóa, chính trị, cơng nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe dọa của
sản phẩm thay thế.
Tính bất ngờ, khó dự đốn của sản phẩm thay thế: Ngay cả trong nội bộ ngành với sự phát
triển của cơng nghệ cũng có thể tạo ra sản phẩm thay thế cho ngành mình. Điện thoại di động
chính là sản phẩm thay thế cho điện thoại cố định và sắp tới là VOIP sẽ thay thế cho cả hai sản
phẩm cũ.
15


Chi phí chuyển đổi: Chúng ta biết các phần mềm mã nguồn mở như Linux hay như ở Việt

Nam là Viet Key Linux giá thành rất rẻ thậm chí là miễn phí nhưng rất ít người sử dụng vì chi
phí chuyển đổi từ hệ điều hành Window và các ứng dụng trong nó sang một hệ điều hành khác
là rất cao và có thể ảnh hưởng đến hoạt động, các cơng việc trên máy tính.
e. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành

Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức
ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làm
gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ
Tình trạng ngành: Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng ,số lượng đối thủ cạnh tranh…
Cấu trúc của ngành: Ngành tập trung hay phân tán
Ngành phân tán là ngành có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhưng
khơng có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp cịn lại
+ Ngành tập trung là ngành chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp nắm giữ vai trò chi
phối ( Điều khiển cạnh tranh- Có thể coi là độc quyền)
+

Các rào cản rút lui (Exit Barries): Giống như các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui là
các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn :
+
+
+
+

f.

Rào cản về cơng nghệ, vốn đầu tư
Ràng buộc với người lao động
Ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan (Stakeholder)
Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch.


Áp lực từ các bên liên quan mật thiết

Đây là áp lực không được đề cập trực tiếp ngay trong ma trận nhưng trong quyển sách ”
Strategic Management & Business Policy” của Thomas L. Wheelen và J. David Hunger có ghi
chú về áp lực từ các bên liên quan mật thiết.
+ Chính phủ
+ Cộng đồng
+ Các hiệp hội
+ Các chủ nợ, nhà tài trợ

16


+ Cổ đông
+ Complementor ( Tạm hiểu là nhà cung cấp sản phẩm bổ sung cho một hoặc nhiều ngành
khác: Microsoft viết phần mềm để cho các công ty bán được máy tính, các doanh nghiệp khác
có thể soạn thảo văn bản để bán được hàng …)
Sau khi phân tích xong mơ hình 5 áp lực, chúng ta có thể sử dụng nhóm chiến lược để mơ
tả các doanh nghiệp trong ngành trên một đồ thị.Trong điều kiện hạn hẹp tôi sẽ đưa ra một số
kiến thức cơ bản để xác định nhóm chiến lược.
+ Phương pháp xác định nhóm chiến lược: Xây dựng sơ đồ
+ Mục đích xây dựng : Phân biệt các doanh nghiệp với nhau và định vị các doanh nghiệp
trên cùng một sơ đồ, từ đó giúp các doanh nghiệp có thể xác định vị trí của mình trên thị
trường
+ Các tiêu chí sử dụng để xây dựng sơ đồ: Giá, chất lượng, công nghệ, thương hiệu, thị
phần … và có thể xây dựng thành nhiều sơ đồ, nhiều cấp tiêu chí
1.4. Phân tích nhóm chiến lược trong ngành
1.4.1. Khái niệm
Nhóm chiến lược là một nhóm các doanh nghiệp cùng áp dụng một (hoặc một vài)
chiến lược tương đồng, sử dụng các nguồn lược như nhau trên một thị trường mục tiêu. Phân

tích nhóm chiến lược là công cụ hữu hiệu giúp các nhà quản lý hiểu và so sánh việc thực hiện
chiến lược của công ty mình với đối thủ cạnh tranh khác.
Tất cả các công ty trong ngành theo đuổi theo chiến lược khác biệt hóa tạo thành một
nhóm chiến lược, hay các cơng ty cùng theo đuổi chiến lược giá thấp thì nó sẽ tạo thành một
nhóm chiến lược khác,...
1.4.2. Các yếu tố xác định nhóm chiến lược

- Mức độ chuyên biệt hóa
Chuyên biệt hóa là q trình tinh chế một lớp thành những lớp chuyên biệt hơn. Chuyên
biệt hóa bổ sung chi tiết và đặc tả cho lớp kết quả.

17


Ví dụ Oppo đã có những chiến lược chun biệt hóa đánh thẳng vào tâm lý giới trẻ hiện
nay đó là tạo ra chiếc camera phone, selfile tuyệt đẹp. Chính vì vậy, các sản phẩm của Oppo
tung ra đêu được quảng bá là chuyên gia selfile.

- Thương hiệu
Các doanh nghiệp thiết lập chiến lược dựa trên cùng một thương hiệu.có thể là về chất
lượng cũng có thể về các lợi thế vị trí địa lý hay truyền thống xuất xứ…
Làng gốm Bát Tràng dựa trên thương hiệu về làng nghề lâu năm trong việc sản xuất các
sản phẩm gốm sứ. Các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm đồ gốm sứ với thương hiệu tập
thể “Gốm sứ Bát Tràng”.
-

Chính sách giá

Chính sách giá đối với mỗi sản phẩm của các đơn vị sản xuất kinh doanh là việc quy định
mức giá bán hay có thể là những mức giá bán cho từng đối tượng cụ thể.

Một doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm. Nếu doanh nghiệp định một chính sách giá
hợp lý hay giá bán ra phù hợp với giá trị của sản phẩm thì hàng hố sẽ được người tiêu dùng
chấp nhận. Nếu doanh nghiệp đưa ra một chính sách giá khơng hợp lý hay giá bán ra quá cao
hoặc quá thấp so với giá trị của sản phẩm thì người tiêu dùng sẽ khơng mua nó.

- Phương thức phân phối:
Có ba phương thức phân phối sản phẩm: Phân phối rộng rãi; Phân phối độc quyền;
Phân phối có chọn lọc. Để tiếp cận với khách hàng gần hơn, phải có một số lượng trung gian
đủ lớn, như vậy ảnh hưởng rất lớn đến việc đề ra các chiến lược của các nhà quản trị.
Các doanh nghiệp sản xuất điện thoại có thể kể đến như SamSung, Apple, Oppo…khi tung
ra sản phẩm mới thì phương thức phân phối họ áp dụng có thể khác nhau. Samsung thường
phân phối độc quyền tại các nhà bán lẻ như Trần Anh, Viettel Store,…Apple phân phối chọn
lọc lại các nhà bán lẻ như Thế giới di động, Viettel Store…Oppo thường phân phối rộng rãi tại
các nhà bán lẻ đa dạng trên thị trường.

-

Quy mô và dịch vụ hậu mãi:

Quy mô thể hiện dựa vào các nguồn lực của doanh nghiệp, có thể tạo ra được lợi nhuận
nhờ quy mô và tạo sự khác biệt về dịch vụ hậu mãi. Đây là một trong những lợi thế cạnh tranh

18


mà các doanh nghiệp cùng theo đổi và mong muốn hồn thiện bởi lẽ ngày nay những chương
trình hậu mãi rất được khách hàng quan tâm và nó cũng đặc biệt thu hút nó.
Siêu thị điện máy Trần Anh hay Thế giới di động cùng theo đuổi khác biệt về các chương
trình chăm sóc khách hàng và hậu mãi khi cùng cung cấp các dịch vụ vận chuyển hay lắp đặt
sau bán rất “được lòng” người tiêu dùng


- Chất lượng sản phẩm:
Yếu tố quan trọng nằm trong 4 biến số của marketing –mix. Sản phẩm là thứ các doanh
nghiệp mang đến cho khách hàng, nên chất lượng nó cực kì quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy doanh nghiệp phải xây dựng các
chiến lược nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm, vì khách hàng ngày càng đề cao vấn đề
này.
Tập đoàn Unilever và P&G là hai đối thủ cạnh tranh rất khốc liệt trong ngành sản xuất các
sản phẩm hóa mỹ phẩm.Hai tập đoàn đều cung cấp những sản phẩm chất lượng và đáp ứng
được nhu cầu hiện tại của khách hàng.

- Mức độ nhất thể hóa dọc
Trình độ cơng nghệ: Các doanh nghiệp cùng theo đuổi công nghệ sản xuất cao hay cùng
theo đuổi cơng nghệ thấp từ đó tạo ra những giá trị hay phân khúc thị trường khác nhau.
Cấu trúc chi phí: Các doanh nghiệp cùng nhau thiết lập hay theo đuổi một cấu trúc về chi
phí.Có thể là chi phí thấp với những sản phẩm đại trà và bình dân,hoặc chi phí cao đối với
những sản phẩm cơng nghệ cao.
1.4.3. Ý nghĩa của phân tích nhóm chiến lược
Thứ nhất, các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty là các đối thủ theo đuổi cùng một
chiến lược trong nhóm chiến lược của nó. Người tiêu dùng có thể nhận thấy các sản phẩm của
các cơng ty trong nhóm là những sản phẩm thay thế cho nhau. Như vậy, đe dọa chính đối với
khả năng sinh lợi của một cơng ty có thể phát sinh chủ yếu trong nhóm chiến lược của mình,
khơng nhất thiết là từ các công ty khác trong ngành đang theo đuổi các chiến lược khác nhau.
Điển hình nhóm cạnh chính của Toyota là Honda, Ford và GM chứ không phải Rolls-Royce.
Thứ hai, mỗi nhóm chiến lược có thể có những lực lượng cạnh tranh khác nhau (trong mơ
hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter) và có thể phải đối mặt với một tập hợp cơ hội/ thách
thức khác nhau.
19



Một doanh nghiệp đi theo chiến lược khác biệt hóa cũng có thể đi theo chiến lược chi phí
thấp. Bởi vì, đến một lúc nào đó doanh nhiệp sẽ đủ nguồn lực, họ sẽ biết cách làm giảm chi
phí, từ đó để đầu tư cho các R&D để có khả năng cạnh tranh cao hơn, giúp cạnh tranh với các
doanh nghiệp cùng nhóm tốt hơn.
Bên cạnh đó, yếu tố rào cản di động bảo vệ các công ty trong một nhóm nào đó trước các
đe dọa nhập từ nhóm khác, đồng thời nó cũng là nhân tố gây ra sự cản trở đối với việc dich
chuyển của các công ty trong nhóm ở cùng một ngành.Các rào cản di động tương đối cao xác
định cách thức để các công ty trong nhóm có thể cạnh tranh thành cơng với các cơng ty thuộc
nhóm khác.
Nếu rào cản di động thấp, đe dọa nhập cuộc cao gây hạn chế khả năng tăng giá và lợi
nhuận, đồng thời có thể khiến cho doanh nghiệp mất đi một phần thị phần hiện đang có từ đó
có thể mất đi khách hàng tiềm năng cũng như khách hàng hiện tại đang trung thành với sản
phẩm của doanh nghiệp.Việc này gây bất lợi cho doanh nghiệp trong việc tăng doanh thu và
mở rộng thị trường.
Rào cản di động cao, đe dọa nhập cuộc thấp khiến các cơng ty trong nhóm cơ hội tăng giá
và nhận lợi nhuận cao hơn.Vì vậy việc thiết lập các rào cản di dộng khá quan trọng trong nhóm
chiến lược để có thể bảo vệ được các doanh nghiệp.

20


CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH NGÀNH BIA VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về ngành bia Việt Nam.
Bia là loại đồ uống có nguồn gốc từ lâu đời. Theo các nhà khảo cổ học dụng cụ nấu bia
đầu tiên có nguồn gốc từ Babilon, được chế tạo từ thế lỷ 37 trước công nguyên, loại đồ uống
này nhanh chóng du nhập sang Châu Âu. Ngun liệu chính của bia là: đại mạch nảy
mầm( thóc malt ), hoa bia, nguyên liệu phụ là gạo, ngô và nước. Sản phẩm bia được chia thành
3 phân khúc: bia hơi bình dân, bia tiệt trùng đóng chai, đóng lon và bia cao cấp thượng hạng.
Tại Việt Nam, ngành sản xuất bia được người Pháp đưa vào nước ta từ cuối thế kỷ 19,

chính là nhà máy bia Hà Nội và nhà máy bia Sài Gòn. Từ những năm 1970 do chính sách đổi
mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước, đời sống của các tầng lớp dân cư có những bước cải
thiện, lượng khách du lịch gia tăng và sự xâm nhập của các đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế. Do đó, chỉ trong thời gian ngắn, ngành bia Việt
Nam đã có những bước tiến quan trọng.
Thống kê mới nhất từ Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam cho thấy, đến nay
cả nước có khoảng 129 cơ sở sản xuất bia, trong đó 63 tỉnh thành phố trên cả nước hiện nay
chỉ có 20 địa phương khơng có cơ sở sản xuất bia. Tuy nhiên, các doanh nghiệp bia trong nước
phần lớn là quy mô nhỏ, thương hiệu địa phương, tăng trưởng thấp chủ yếu do duy trì hoạt
động. Sản lượng sản xuất của các cơ sở sản xuất tập trung ở các thành phố lớn như: TP. Hồ Chí
Minh (34,69%), Hà nội (12,64%), Thừa Thiên - Huế (6,8%).
Với mức tiêu thụ 3,8 tỷ lít năm 2015, Việt Nam là một trong những thị trường bia lớn nhất
Châu Á. Theo cơ quan nghiên cứu ngành bia Canadean, năm 2015, lượng bia tiêu thụ tại Việt
Nam là 41 lít/người, chỉ sau Hàn Quốc và Nhật Bản tại Châu Á, với mức tăng trưởng kép hàng
năm trong 10 năm qua là 6,4% và 5 năm qua là 5,7%. Lý do khiến một nước đang phát triển
như Việt Nam trở thành thị trường lớn đối với bia là thức uống này được đặc biệt ưa chuộng tại
đây, chiếm đến 94% lượng tiêu thụ đồ uống có cồn.
Thị trường bia Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng bền vững nhờ dân số trẻ và thu nhập
tăng. Theo dự báo, sản lượng ngành bia Việt Nam trong 5 năm tới sẽ tăng trưởng 4% - 5%/
năm và giá trị sẽ tăng cao hơn vì các sản phẩm giá thành cao đang dần được ưa chuộng hơn.
Với dân số có tuổi trung vị là 30 và kinh tế tăng trưởng mạnh, Việt Nam có một lớp người tiêu

21


dùng trẻ trung và năng động. Theo ước tính, mỗi năm Việt Nam lại có thêm 1 triệu người trịn
18 tuổi, là độ tuổi bắt đầu được luật pháp cho phép uống bia rượu.
2.2 Phân tích ảnh hưởng mơi trường vĩ mơ đến ngành bia Việt Nam
2.2.1 Nhóm lực lượng kinh tế
a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Từ năm 2011 đến nay do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và suy thối kinh tế tồn cầu
cùng với sự mất cân đối trong nhiều năm của nội tại kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của
nước ta dường như chững lại, tốc độ tăng GDP qua các năm khơng có nhiều biến động
Bảng 2.2 - 1: Tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 2011 -2016
(Nguồn Tổng cụ thống kê)
Năm

2011

2012

2013

2014

2015

2016

GDP (%)

5.89

5.03

5.42

5.98

6.68


6.21

Thông qua số liệu bảng trên chúng ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta ổn
định qua các năm, trung bình khoảng 6%/năm, tuy nhiên từ năm 2011- 2015 GDP vẫn tăng
đều, dấu hiệu này cho thấy nền kinh tế đang phục hồi, tuy khơng nhanh nhưng đây là dấu hiệu
tích cực kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007-2008. Bức tranh kinh tế Việt Nam bước
vào năm 2017 có nhiều tín hiệu tích cực và lạc quan hơn thời kỳ chuyển tiếp từ 2010 sang
2011. Đối với các doanh nghiệp ngành bia, tăng trưởng kinh tế khơng cao, nhưng ổn định
chính là bước đệm vững chắc cho sự tăng trưởng của ngành.
b. Lạm phát
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế
Việt Nam, tỷ lệ lạm phát đạt đỉnh điểm và năm 2011

Bảng 2.2 – 2: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam từ năm 2011- 2016
(Nguồn tổng cục thống kê Việt Nam)
Năm

2011

2012

2013

2014

2015

2016


Tỷ lệ lạm phát (%)

18.6

6.81

6.04

1.84

0.6

2.5

22


Giai đoạn 2011-2015 đánh dấu thời kỳ giữ lạm phát ổn định ở mức thấp nhất trong hơn 10
năm qua. Lạm phát ổn định ở mức thấp, ổn định kinh tế vĩ mô được giữ vững, thị trường ngoại
hối, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng lên mức kỷ lục, thanh khoản hệ thống ngân hàng
được cải thiện vững chắc. Lạm phát được hạ xuống mức một con số tạo điều kiện cho các
chính sách tiền tệ tích cực, kích thích các doanh nghiệp ngành bia mở rộng sản xuất kinh
doanh, gia tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường.
c. Thu nhập bình quân đầu người
Mặc dù nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, tuy nhiên cùng với đà tăng trưởng GDP,
chỉ số thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tương đối ổn định. Cụ thể :
Bảng 2.2 – 3: Thu nhập bình quân đầu người qua các năm từ 2011- 2016
( Nguồn tổng cục thống kê Việt Nam )
Năm


2011

2012

2013

2014

2015

2016

Thu nhập bình quân đầu người
( USD/ năm)

1571

1749

1906

2028

2109

2215

Bảng 2.2 – 4: Doanh thu và doanh số đồ uống có cồn ở Việt Nam từ năm 2011- 2016
( Nguồn tổng cục thống kê Việt Nam )
Năm


2011

2012

2013

2014

2015

2016

Doanh thu đồ uống có cồn
(triệu USD)

1.952

2.280

2.268

3.038

3.505

4.201

Tăng trưởng về doanh thu (%)


20.96

15.56

11.99

12.40

12.39

11.66

Doanh số đồ uống có cồn ( triệu lít)

2.296

2.479

2.705

2.948

3.210

3.493

Tăng trưởng về doanh số ( %)

7.78


9.26

9.12

8.99

8.87

8.83

Doanh số mặt hàng bia ( triệu lít)

2.251

2.461

2.685

2.927

3.186

3.468

Căn cứ số liệu vào hai bảng trên ta có thể thấy thu nhập bình qn đầu người tăng đầu qua
các năm, song song với đó là tăng về doanh số tiêu thụ ngành bia, đồng thời tăng doanh thu.
Trong giai đoạn 2011 - 2016 các chỉ số về doanh thu, doanh số tiêu thụ bia có giảm nhẹ so
với giai đoạn trước đó, tuy nhiên thị trường ngành bia vẫn được đánh giá là thị trường tăng
trưởng, bởi lượng tiêu thụ liên tục tăng, và các doanh nghiệp ngành bia vẫn chưa đạt mức tăng
trưởng tối đa, đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp ngành bia.

23


Tuy nhiên thu nhập tăng cao, mức sống người dân cũng tăng theo, tích lũy nhiều thì họ sẽ
có những thay đổi trong thói quen tiêu dùng, địi hỏi khắt khe hơn về chất lượng và giá và
đồng thời sẽ chuyển sang những loại nước uống có cồn có giá trị cao hơn. Xu hướng dùng bia
ngoại sẽ tăng lên bởi khách hàng luôn quan điểm dùng bia ngoại thể hiện được đảng cấp và cá
tính của người dùng. Đây là thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp trong nước, các
doanh nghiệp bia nội cần phải giải quyết bài tốn: làm sao có thể nâng cao chất lượng, khẳng
định vị thế thương hiệu bia nội so với bia ngoại , với mức giá khơng đổi?
2.2.2 Nhóm lực lượng chính trị - pháp luật
a. Chính trị

Nền chính trị ổn định qua các năm tạo cho Việt Nam có được một nền hịa bình và thịnh
vượng. Nếu nhìn sang một số quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới dễ thấy rằng, trừ
Singapore, thì từ 1990 trở lại đây, hầu hết các nước đều trải qua các cuộc đảo chính. trong khi
đó, nền chính trị của Việt Nam ln ổn định, đây là một đảm bảo cho sự gắn kết để thực hiện
chính sách kinh tế nhất quán, tạo mơi trường cho các doanh nghiệp trong và ngồi ngành bia
tập trung tối đa nguồn lực, ổn định sản xuất và kinh doanh.
Ổn định về chính trị tạo điều kiện thuận lợi cho Chính phủ thực hiện tốt việc đổi mới cơ
cấu kinh tế, điều hành linh hoạt các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ … nó tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp ngành bia trong việc huy động nguồn vốn, triển khai các hoạt
động sản xuất kinh doanh với các chính sách hỗ trợ từ chính phủ.
Tuy nhiên cũng bởi nên kinh tế ổn định, Việt Nam trở thành thị trường rất hấp dẫn đối với
các hãng bia nước ngoài. Năm 2011 Bia Nhật bản vào thị trường Việt với thương hiệu Saporo
nổi tiếng, vào giữa năm 2015 là AB InBev của tập đoàn Anheuser- Busch InBev, tiếp đó
8/4/2016 thương hiệu Bia TuBorg của cơng ty Carlsberg cũng góp chân tại thị trường bia
Việt… Đây là một số hãng bia tiêu biểu, đe dọa trực tiếp đến các doanh nghiệp bia trong nước
cả về giá và chất lượng.
b.


Pháp luật

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật
Hệ thống pháp luật của nước ta còn khá nhiều lỗ hổng, kém linh hoạt. Với sự ra đời của
hiến pháp 2013, nhiều bộ luật, đạo luật đã được ban hành: Luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật
hàng hải… Đây là điểm nhấn đáng chú ý trong nỗ lực cố gắng cải cách, hoàn thiện thể chế của
nhà nước trong những năm vừa qua. Tính đến thời điểm hiện tại và nhìn lại chặng đường 6

24


năm (2011 - 2016) hệ thống pháp luật của nước ta cơ bản đã hồn thiện, có hệ thống và toàn
diện.
Mọi nỗ lực cải cách của nhà nước đã giúp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong
nước, thúc đẩy quá trình hội nhập với khu vực và trên thế giới, từng bước tháo gỡ khó khăn
cho các doanh nghiệp thoát khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Việc ban hành các bộ luật, triển khai thực thi các chính sách dưới sự kiểm tra giám sát chặt
của các bộ ban ngành liên quan đã buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy
định, chịu sự giám sát kiểm tra của các cơ quan ban ngành. Việc tuân thủ pháp luật có thể giảm
lợi nhuận của các doanh nghiệp không chỉ riêng ngành bia, chẳng hạn như nộp thuế đầy đủ,
thực hiện các chế độ cho người lao động, đầu tư trang - thiết bị bảo vệ môi trường...
Tuy nhiên, về lâu dài, tuân thủ pháp luật sẽ là nền tảng vững chắc để xây dựng văn hóa
kinh doanh cho doanh nghiệp. Hoạt động trong nền kinh tế thị trường ngày càng đi vào chiều
sâu, cạnh tranh và rủi ro đi cùng doanh nghiệp, vì vậy có thể khẳng định rằng, doanh nghiệp
nào am hiểu và tuân thủ pháp luật, xây dựng được văn hóa kinh doanh sẽ tiến xa, còn ngược lại
nguy cơ bị đào thải ln rình rập. Am hiểu và tn thủ pháp luật có nghĩa là chuẩn bị cho sự
phát triển lâu dài trong tương lai.

- Chính sách hội nhập

Trong 6 năm qua, với tinh thần “chủ động và tích cực” hội nhập, nước ta đã ký kết hàng
chục Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương thế hệ mới, chính thức
thực hiện theo lộ trình những cam kết của khu vực Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) từ đầu
năm 2016, đặc biệt là kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP) với kỳ vọng các nước thành viên sẽ hoàn tất thủ tục để đi vào hoạt động từ đầu năm
2018. Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm quan hệ ngoại thương, tín dụng và đầu tư tiếp
tục phát triển tích cực, vị thế kinh tế của nước ta ngày càng được nâng cao trên thị trường khu
vực và thế giới.
Việc gia nhập các hiệp nghị thương mại AFTA, TPP, ASEAN,.. và sự nỗ lực hoàn thiện các
thủ tục hành chính cơng đã hấp dẫn thu hút đầu tư của rất nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành
bia thế giới. Hiện nay, ba tên tuổi đầu ngành bia trên thế giới là Công ty Anheuseer – Busch
Inv, Heineken Holding, SABMiler đều đã có nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Hai doanh nghiệp
Nhật Bản đứng vị trí thứ 4 và thứ 5 trên thế giới là Kirin Holdings và Asahi Group Holding
cũng đang bắt đầu quan tâm đến việc mua cổ phần tại Sabeco. Bên ngồi hình thức đầu tư trực
tiếp vào Việt Nam, hiệp định tự do thương mại khu vực Asean và Asean – Trung Quốc đã giảm

25


×