Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.62 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI “ BIỆN PHÁP ĐỂ GIÚP CÁC EM HAM THÍCH HỌC MÔN THỂ DỤC Ở TRƯỜNG TH TÂN THẠNH B. A.. PHẦN MỞ ĐẦU. I/ Lý do chọn đề tài: Việc đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề cần thiết trong quá trình giảng dạy nói chung, dạy môn thể dục nói riêng . Đòi hỏi người giáo viên phải có sự đầu tư rất lớn để tìm ra phương pháp dạy học thích hợp, hiệu quả. Tuy nhiên nó không phải là vấn đề đơn giảng mà mỗi chúng ta cần góp một phần công sức của mình để nâng cao hiệu quả giáo dục.Từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân để giảng dạy ngày càng tốt hơn. Đối với môn giảng dạy tôi nhận thấy các em chưa ham thích môn học này bởi nhiếu lí do, các em xem môn TD là môn học phụ không ảnh hưởng đến xếp loại cuối năm. Các em chưa sự hiểu rõ tác dụng và lợi ích của nó.Mặt khác trường Tân Thạnh B là một trường ở vùng nông thôn nên các em không có điều kiện tiếp xúc với các hoạt động TDTT hàng ngày. Về phần đông gia đình là nông dân nghèo chưa quan tâm đến việc giải trí cho các em. Các em thường phải giúp việc cho gia đình trong những giờ không đi học. Từ đó các em không còn thời gian để luyện tập TDTT cho nên các em không còn hứng thú trong việc học môn TD nữa. Chính vì những lí do trên, tôi đã cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu để thực hiện đề tài: “ Biện pháp để giúp các em ham thích học môn TD ở trường TH Tân Thạnh B” II/ Mục đích nghiên cứu Đề tài này nhằm nghiên cứu tìm hiểu thực trạng và “ Biện pháp để giúp các em ham thích học môn Thể dục ở trường TH Tân Thạnh B” Trên cơ sở dó để đề cao giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. III/ Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp để giúp các em ham thích học môn Thể dục. IV/ Khách thể và phạm vi nghiên cứu. Giáo viên và học sinh trường TH Tân Thạnh B. Việc dạy và học Thể dục ở trường TH Tân Thạnh B chưa đạt kết quả cao do nhiều nguyên nhân. Nếu như tìm ra những nguyên nhân tác động đến kết quả học tập từ đó giáo viên đề ra những giải pháp thích hợp để khắc phục hiện tượng trên giúp các em ham thích học Thể dục. V/ Các phương pháp nghiên cứu..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết : Đọc, phân tích, tổng hợp tư liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp lấy ý kiến - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp điều tra. B/ PHẦN NỘI DUNG I/ Cơ sở lý luận. - Người giáo viên phải yêu nghề, luôn lấy việc giáo dục là trọng tâm. - Luôn luôn tìm tòi,học hỏi rút ra kinh nghiệm để nâng cao tay nghề - Giáo viên phải nắm vững kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ, yêu nghề mến trẻ. - Quan tâm chăm sóc, giúp đỡ các em luôn coi các em là người thân. - Áp dụng phương pháp dạy phát huy tính tích cực - Vận dụng nhiều phương pháp nhằm tạo sự hứng thú cho các em. - Tăng khối lượng vận động, thời gian luyện tập, khi dạy chương trình mới thì phải đổi mới phương pháp dạy cho phù hợp với nội dung chương trình, tránh sự lập đi lập lại phương pháp cũ gây sự nhàm chán cho các em. II/ Thực trạng vấn đề. - Học sinh tiểu học đang ở tuổi ăn, tuổi chơi, các hoạt động vui chơi, học tập, sinh hoạt đều mang tính chất trẻ con. Vì vậy chúng ta phải tạo cho các em mọi điều kiện vui chơi giải trí để các em ham thích. Từ đó các em có lòng tin ở bản thân mà cố gắng học tập, tạo nên thói quen luyện tập hằng ngày dần dần các em sẽ ham thích học môn Thể dục. III/ Giải pháp đề ra Qua thời gian nghiên cứu từ năm học 2008 – 2009 tôi rút ra được những giải pháp như sau.: 1/ Đối với giáo viên Ở nhà - Xác định mục tiêu bài học, nắm nội dung chính xác. Xác định rõ mục tiêu yêu cầu bài dạy. Giáo viên cần tham khảo, đọc thêm sách báo, xem đài để có những thông tin thực tế , chính xác. Chuẩn bị đồ dùng chu đáo, đẹp mắt để gây hứng thú cho các em. Nghiên cứu bài trước khi lên lớp Ở lớp Giáo viên cần quan tâm đến tất cả các đối tượng hoc sinh , thường xuyên quan sát sửa sai cho hoc sinh . Phần lí thuyết cần truyền thụ ngắn gọn, cần chú trọng vào nội dung chính, cần dành nhiều thời gian luyện tập..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Giáo viên tổ chức phân chia nhóm luyện tập, đồng thời theo dõi các nhóm để giúp đỡ các em. Tổ chức cho các em thi đua thường xuyên, gây hứng thú trong khi học Tổ chức trò chơi thường xuyên và cho các em chơi nhiều trò chơi mới lạ để tránh sự nhàm chán. 2/ Đối với học sinh. Ở nhà Học sinh cần rèn luyện đúng theo quy tắc tập luyện nghỉ ngơi hợp lý, tập vừa sức, liên tục, phương pháp tập nhóm với học sinh gần nhà hoặc tự rèn luyện theo sự hướng dẫn của giáo viên. Ở lớp - Học sinh tập trung chú ý nắm kiến thức kỹ năng bài học. - Chấp hành nghiêm túc sự hướng dẫn của giáo viên - Học sinh luyện tập ở tổ nhóm phải biết sửa sai theo hướng dẫn của cán sự. Kết luận và đề xuất Kết luận Qua nghiên cứu thực hiện tôi rút ra những kinh nghiệm như sau : Học sinh không ham học môn Thể dục là do các em ít được tham gia hoạt động mang tính thi đua, trò chơi chưa được phong phú. Giáo viên cần thay đổi nhiều hình thức tổ chức dạy học, chú ý mang tính thi đua nhiều hơn. Cần công bằng , khách quan khi làm trọng tài để tạo niềm tin cho các em. Nội dung bài dạy cần cụ thể , ngắn gọn đối với những động tác khó cần chia ra từng cử động nhỏ cho các em dễ tập luyện. Giáo dục cho các em hiểu rõ tầm quan trọng trong việc luyện tập TDTT : đối với sức khỏe, cải thiện tầm vóc… Chú trọng bồi dưỡng học sinh có năng khiếu để các em có điều kiện luyện tập nhằm phát huy hết khả năng các em. Đề xuất. Thường xuyên tổ chức các hoạt dộng thi đua TDTT ở trường vào các ngày lễ lớn, trong dịp hè , để tạo sự say mê cho các em.. Tân Thạnh, ngày 29 tháng 11 năm 2009 Người thực hiện. Hồ Văn Dũng.
<span class='text_page_counter'>(4)</span>