Vốn chủ sở hữu của NHTM
Vốn tự có của các ngân hàng TP HCM tăng hơn 90%
Tính đến đầu năm 2008, nguồn vốn tự có
1
của các ngân hàng thương mại trên địa
bàn thành phố đạt gần 28.230 tỷ đồng, tăng hơn 90% so với cùng kỳ năm trước.
Riêng vốn điều lệ
2
của các ngân hàng chiếm trên 23.000 tỷ đồng, tăng gần 77% so
với năm trước.
Trong số này, một ngân hàng có vốn điều lệ hơn 4.000 tỷ đồng là Sài Gòn Thương
Tín (Sacombank), ba ngân hàng có hơn 2.000 tỷ đồng là Xuất nhập khẩu Việt
Nam (Eximbank), Á châu (ACB) và An Bình (ABBank).
A.Từ điển sinh viên:
Trên đây là một mẩu tin ngắn vào tháng 2/2008 lấy từ TTXVN. Mẩu tin này
chứa một số thuật ngữ về vốn tự có ( vốn chủ sở hữu ) của NHTM . Bạn đã hiểu rõ
chúng chưa?
1. Vốn tự có ( vốn chủ sở hữu ) của NHTM ( Equity ) :
Là lượng tiền mà NH phải có để hoạt động, là nguồn vốn riêng của ngân
hàng do chủ sở hữu đóng góp và nó còn được tạo ra trong quá trình kinh doanh
dưới dạng lợi nhuận giữ lại
Vốn tự có gồm 2 phần:
- Vốn tự có cấp 1 gồm: Vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, các quỹ dự
trữ ( Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
3
, Quỹ dự phòng tài
chính
4
…)
- Vốn tự có cấp 2 gồm: Một số tài sản nợ khác như chênh lệch do đánh
giá lại TS, chênh lệch tỷ giá, vốn đầu tư xây dựng mua sắm do Nhà
nước cấp, Lợi nhuận chưa phân chia cho các quỹ.
Vốn tự có chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHTM (chiếm 8%
-10%)
Vốn tự có quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng, cụ thể vốn tự có là
cơ sở để xác định giới hạn huy động vốn của ngân hàng. VD:
- NH không được huy động vốn quá 20 lần so với vốn tự có vì nó ảnh
hưởng đến năng lực chi trả của ngân hàng (Pháp lệnh 1990)
- NH khi cho vay đối với một khách hàng thì tổng dư nợ cho vay cao
nhất không được phép vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng ( Luật
các tổ chức tín dụng )
2. Vốn điều lệ ( Charter Capital ):
- Là một thành phần của vốn tự có, là số vốn ghi trong điều lệ hoạt động
của NHTM.
- Nó có thể do ngân sách nhà nước cấp nếu NH thuộc sở hữu Nhà nước,
hoặc do các cổ đông đóng góp nếu là NH cổ phần
- Vốn điều lệ phải > vốn pháp định ( số vốn tối thiểu để được thành lập
ngân hàng do pháp luật quy định cho từng loại ngân hàng ).
- NHTM có thể bổ sung tăng vốn điều lệ nhưng phải được NHTW đồng
ý và công bố công khai.
3. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ:
- Trích 5% từ lợi nhuận sau thuế (theo NĐ của CP năm 2005 )
- Mức tối đa của quỹ = mức vốn điều lệ thực có
- Thặng dư vốn cổ phần ( chênh lệch giữa giá bán cổ phiếu với mệnh
giá ) hạch toán vào quỹ này.
4. Quỹ dự phòng tài chính:
- Là khoản dự phòng tổn thất để bù đắp thua lỗ
- Trích 10% từ lợi nhuận sau thuế
-Không vượt quá 25 % vốn điều lệ
B. Cẩm nang sinh viên:
1. Có những biện pháp nào để tăng vốn tự có?
· Phát hành cổ phiếu:
- Biện pháp này dành riêng cho các ngân hàng cổ phần
- Phát hành cổ phiếu thường ( hưởng cổ tức theo lợi nhuận có được của
NH, có quyền biểu quyết) và cổ phiếu ưu đãi ( hưởng cổ tức theo
mức cố định, không có quyền biểu quyết )
- Biện pháp này có ưu điểm là làm tăng quy mô vốn trong dài hạn nên
cũng làm tăng khả năng vay nợ của ngân hàng trong tương lai, với
cổ phiêú thường NH không phải chịu gánh nặng tài chính trong
những năm thua lỗ. Nhược điểm là chi phí phát hành cao và làm
“loãng” quyền sở hữu ngân hàng.
· Phát hành trái phiếu:
- Phát hành trái phiếu dài hạn và trái phiếu chuyển đổi ( có thể chuyển
thành cổ phiếu thường trong tương lai )
- Ưu điểm của phát hành trái phiếu là lãi suất cố định và được tính vào
chi phí giúp NH giảm 1 khoản thuế, không phải phan chia quyền
kiểm soát NH với trái chủ…; Nhược điểm là sức ép nợ nần, phải trae
cả gốc và lãi khi đến hạn, hệ số nợ tăng lên khi phát hành thêm trái
phiếu.
· Lợi nhuận giữ lại:
- Lợi nhuận sau thuế 1 phần để trả cổ tức một phần để bổ sung vốn tự
có.
-Tỷ lệ giữ lại lợi nhuận là một chính sách quan trọng của các NH. Nếu
tỷ lệ này cao thì NH không bị phụ thuộc vào thị truờng vốn và không
phải chịu chi phí cao nhưng lợi tức cổ đông thấp, giá cổ phiếu của
NH sẽ giảm . Nếu tỷ lệ này thấp thì tăng trưởng vốn sẽ chậm , có thể
làm giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời.
2. Các chỉ tiêu thường gặp liên quan đến vốn chủ sở hữu?
· Khả sinh tài sản có:
Vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản
Xác định vốn chủ sở hữu với tất cả các khoản nợ, phản ánh khả năng
bù đắp các tổn thất của vốn chủ sở hữu với mọi cam kết hoàn trả của
NH.
· Hệ số an toàn CAR (
Capital Adequacy Ratio ):
Vốn chủ sở hữu/ Tài sản rủi ro
Dùng để xác định khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán
các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi ro
tín dụng, rủi ro vận hành
· Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu ROE ( Return on equity ):
Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu