Chương 2 :Phương Tiện Truyền Đạt
của Ngôn Ngữ
(tiếp theo)
5. Sự Tối Nghĩa và Mơ Hồ
Sự tối nghĩa và mơ hồ thì tương tự như nhau, chúng đều là đặc tính của ngôn ngữ
không chính xác. Tuy nhiên, có một sự phân biệt giữa chúng. Một từ hoặc sự miêu
tả được gọi là tối nghĩa nếu nó có nhiều hơn một nghĩa. Nó mơ hồ nếu ý nghĩa của
nó không rõ ràng. Ngôn ngữ tối nghĩa gây khó khăn cho chúng ta với một số ý
nghĩa, mà vấn đề ý nghĩa nào chính xác thì khó mà xác định được, trong khi mơ
hồ chúng ta có nhiêm vụ phải tìm ra bất cứ những ý nghĩa nào mà nó có. Nói: "Đó
là một quyển sách tồi nhất mà tôi từng đọc" là một lời nhận xét tối nghĩa. "Ôi, một
quyển sách" là câu mơ hồ.
Trong nhiều trường hợp ngữ cảnh (context), ngôn ngữ tối nghĩa nảy sinh sẽ xác
định ý nghĩa nào được ngụ ý. Tầm quan trọng của ngữ cảnh tất yếu không phải là
một khuyết điểm của ngôn ngữ nhưng đúng hơn là một dấu hiệu của sự linh động.
Cho đến khi đặt vào một ngữ cảnh cụ thể, một vài từ ngữ hoàn toàn có lợi nhất
thiết vẫn không được xác định. . Ví dụ, "rầu" cũng có nghĩa là "buồn" và cũng có
nghĩa là "lo lắng". Tuy thế, nếu chúng vẫn không xác định vị trí trong một ngữ
cảnh, những từ ngữ như thế được gọi là tối nghĩa.
Trường hợp mơ hồ thì khác. Một số từ ngữ thường rất mơ hồ, không kể tới ngữ
cảnh, với những ý nghĩa của chúng không đơn thuần và không xác định mà còn
không rõ ràng. Ví dụ, từ giàu có luôn mơ hồ, vì nó không bao giờ rõ ràng sự giàu
sang một con người có được là bao nhiêu trước khi dành để gọi họ giàu sang.
Không giống như tối nghĩa (sự thật là ngữ cảnh thay đổi nghĩa của từ), mơ hồ có
một số nguyên do. Đôi khi mơ hồ chỉ phản ánh sự nhầm lẫn của chúng ta. Ví dụ, ở
độ tuổi nào một người được gọi là "trung niên"? Và một người bị hói như thế nào
trước khi chúng ta gọi một cách chính xác là người đó "bị hói đầu"?
Tuy thế, ở những thời điểm khác, mơ hồ không liên quan tới sự khiếm khuyết về
mức độ rõ ràng nhưng đúng hơn là sự bào mòn tự nhiên của ngôn ngữ. Những từ
ngữ nào trở nên cằn cỗi do việc lạm dụng, làm mất đi tính chính xác mà chúng có.
Những từ thuộc về phạm trù này bao gồm tốt, thú vị, tuyệt, tao nhã và được ưa
chuộng. Trong điều kiện một vài từ mơ hồ chứa đựng quá nhiều nghĩa, chúng sẽ
mất đi tính chính xác. Ví dụ: dân chủ, chủ nghĩa cộng sản, nghệ thuật, sự tiến
triển, văn hóa và thậm chí ngay cả từ mơ hồ. Trong những trường hợp như thế
những thuật ngữ cần được định nghĩa trước khi sử dụng. Cuối cùng, ví dụ một từ
ngữ vừa tối nghĩa lại vừa mơ hồ - đó là từ nghệ sĩ.
· Ngôn ngữ có thể được sử dụng theo một lối đơn giản để đem lại thông tin, để
biểu lộ cảm xúc hay gợi lên trong người khác cảm xúc, đưa ra những chỉ dẫn
hoặc trình tự (một cách trực tiếp), hay hướng dẫn tiêu chuẩn trao đổi xã hội
(trịnh trọng).
· Khi những giá trị sử dụng này bị xáo trộn, ngôn ngữ được chọn có thể
không thích hợp với tình huống, và do đó không đạt hiệu quả.
· Nếu một tranh luận được bày tỏ nhiều hơn ngôn ngữ cung cấp thông tin, xác
định những ý nghĩa cơ bản làm cho chúng ta đánh giá nó tốt hơn.
· Một từ hoặc một biểu hiện có thể hiểu hơn một nghĩa được xem là tối nghĩa
· Một từ hoặc một biểu hiện không được rõ ràng gọi là mơ hồ.
· Mơ hồ có thể là kết quả từ sự lẫn lộn về ý nghĩa chính xác của một từ; nó
cũng có thể phản ánh sư lạm dụng của từ ngữ.
6. Những Tranh Luận về Từ Ngữ
Trong sự khảo sát của chúng ta về vai trò của ngôn ngữ trong tranh luận, thật quan
trọng để tạo nên một sự phân biệt giữa hai dạng của tranh luận, tranh luận thực tế
và tranh luận về từ, trước khi tiến tới phân tích những tranh luận cụ thể trong Phần
II. Một tranh luận được cho là thực tế khi một ý kiến cho rằng một nhận xét nào đó
là thật trong khi một số ý kiến khác cho là sai. Những tranh luận thực tế nảy sinh
khi những quan điểm khác nhau xác thực tồn tại đối với những vấn đề thực tế.
Mặt khác, tranh luận về từ hay ngôn ngữ xuất hiện khi một ý kiến tin rằng một
nhận xét nào đó là đúng trong khi một ý kiến khác cho rằng nhận xét khác là sai.
Đúng hơn là một ý kiến khác nhau trên cùng một nhận xét, có một quan điểm khác
trên cùng một vấn đề. Như thế trường hợp những ý kiến tranh luận bất đồng bởi
không ý kiến nào nhận thức rõ tranh luận bên nhận xét như nhau.
Trong tranh luận về từ những ý kiến có hoặc không thể được tán thành đối với sự
kiện trong những trường hợp, bởi vì cách mà mỗi người hiểu những từ ngữ mấu
chốt trong tranh luận, họ không thể nói lên tranh luận của họ thật sự không kể đến
họ có đồng ý hay không. Những lý luận về "Ồng Trời" xãy ra thường xuyên trong
trạng thái tự nhiên này. Trong những lý luận như thế đó là một sự đánh giá một
tranh luận để thấy rằng, từ những nghĩa mỗi ý kiến về Ông trời đều khác nhau,
không tranh luận về tất cả những vật chất giống nhau. Một sinh viên khoa thần học
đã thốt lên sau một tranh luận điển hình : "Bây giờ tôi hiểu rồi! Ông Chúa trời của
bạn là ma quỷ của chúng tôi, và ma quỷ của chúng tôi là Ông trời của bạn!"
Thông suốt chương này, chúng ta thấy những từ ngữ không đơn thuần chỉ đáp ứng
cho việc truyền đạt thông tin mà còn cả cảm giác, thái độ và quan điểm. Từ những
từ ngữ giống nhau có thể truyền đạt thông tin, thỉnh thoảng cũng được dùng để
biểu lộ cảm xúc và quan điểm, chính là nguyên nhân của những sự nhầm lẫn về từ
rất thường xuyên. Để có được sự nhất trí, những ý kiến tranh luận phải phù hợp
không chỉ đối với những ý nghĩa mô tả của chúng mà còn cả những ý nghĩa biểu lộ
đạt yêu cầu.
Một thí dụ thích đáng là từ sự xâm lược, đặc biệt được sử dụng trong tranh luận
quốc tế. Trong khi ý kiến của hai quốc gia có thể thống nhất có nghĩa diễn đạt
(expressive) của từ - đó là một từ "xấu"- họ không thống nhất về ý nghĩa mô tả
(descriptive) của nó. Vì thế, đối với một bên, sự xâm lược dường như không bao
gồm sự tuyên truyền; không đưa thiết bị quân sự, không đưa cơ quan tình báo hay
tiếng súng vào một quốc gia khác, không thiết lập quân đội nước ngoài với cơ
quan chỉ thị chính yếu… Đối với bên kia, tất cả những cái trên là hành động xậm
lược. Giờ đây, bên này chê trách bên kia là đạo đức giả khi bên kia từ chối trách
nhiệm về việc làm sai trái của "sự xâm lược" là không hiểu được những vấn đề của
ngữ nghĩa học tiềm ẩn sự hiểu lầm này. (TQ hiệu đính, một bên mang quân đội,
vv.... vào một nước khác, họ không coi đó là hành động xâm lược, mà là hành
động giải phóng, trong khi bên kia thì coi việc sử dụng quân đội, vv... là hành
động xâm lược. Hai bên đồng ý về ý nghĩa diễn đạt của từ "xâm lược" là xấu sa,
nhưng hai bên không đồng ý về ý nghĩa diễn đạt của từ "xâm lược": thế nào được
coi là xâm lược).
Một thí dụ khác, hãy tưởng tượng một tranh luận về sự xâm lược mà có một sự tán
thành trên ý nghĩa của từ nhưng một bên nhấn mạnh rằng nó không chỉ miêu tả
tính tư lợi được khai sáng, trong khi một ý kiến khác cho rằng nó phải đáng lo
ngại. Sau đó, những tranh luận về từ có thể nảy sinh trong cả hai chiều hướng: (1)
mặc dù khi cả hai bên góp phần tham gia vào mức độ gây cảm xúc giống nhau của
vấn đề, không giống như sự am hiểu về mức độ miêu tả; (2) hay mặc dù khi cả hai
bên đều thống nhất trong những mức độ miêu tả của vấn đề, có những câu trả lời
hoàn toàn khác nhau về mức độ gây cảm xúc. Cả hai dạng tranh luận về từ thường
được bổ sung bởi một khả năng phán đoán của vấn đề nan giải. Những người cảm
thấy không chắc chắn trong những cuộc tranh luận hay họ nên tiến hành như thế
nào. Trong những trường hợp này, phương thức tốt nhất là để xác định vị trí bằng
cách tìm hiểu một ý kiến khác về những gì họ muốn nói bởi những thuật ngữ của
vấn đề .
Một tranh luận có thể bằng lời nói cho đến khi có một khả năng phán đoán xa hơn,
như trong câu hỏi thường gặp sau đây đối với những sinh viên mới bằt đầu của
khoa triết học: Một cái cây ngã trong một khu rừng bỏ hoang có gây ra một âm
thanh không? Rõ ràng chỉ có một từ mấu chốt trong câu hỏi này và đó là từ âm
thanh. Từ câu trả lời chúng ta sẽ có khuynh hướng đưa câu hỏi này phụ thuộc vào
ý nghĩa mà chúng ta gán cho từ đó, thật quan trọng nếu chúng ta thiết lập sự khởi
đầu chỉ với những gì nó hàm ý. Đáng tiếc, khi được sử dụng trong ngữ cảnh này,
nó là tối nghĩa, bởi vì nó có thể vừa là một cảm giác có thể nghe thấy (a) hay một
chuỗi sóng trong không khí có khả năng gây ra một cảm giác có thể nghe thấy (b)
khi chúng tác động vào tai con người. Vì vậy, câu hỏi cây ngã trong một khu rừng
bỏ hoang có tạo nên âm thanh hay không có thể trả "có" hoặc "không" - một trong
hai câu trả lời đều hợp lý như nhau phụ thuộc vào ý nghĩa mà chúng ta gắn liền
cho từ then chốt. Chúng ta có thể trả lời "Vâng, nó tạo nên âm thanh, nếu chúng ta
muốn nói âm thanh ở đây là sự dao động trong không khí; Những dao động như
thế nảy sinh một cách hiển nhiên mọi người ở đó có thể tiếp nhận được chúng hay
không. Mặt khác, chúng ta cũng có thể trả lời: "Không, nó không tạo ra âm thanh,
nếu chúng ta muốn nói âm thanh là sự cảm nhận những cảm giác hiện thời. Khi
không có ai ở đó để cảm nhận những cảm giác như thế thì ta nói không có âm
thanh nào được tạo ra". Tranh luận truyền thống không còn sử dụng được nữa để
trả lời câu hỏi này theo từng chữ một về bản chất, với cuộc tranh luận đưa ra sự
nhầm lẫn ở đó là một sự khác nhau trong một vấn đề riêng lẻ giữa những ý kiến
khi sự thật chúng tranh luận về hai vấn đề riêng biệt.
7. Định Nghĩa
Bất cứ ai đưa ra một cuộc tranh luận cho sự cân nhắc nghiêm túc là một nhiệm vụ
để phát biểu giả thuyết và kết luận của họ một cách rõ ràng. Một phương pháp tạo
nên một cuộc tranh luận rõ ràng là đưa những định nghĩa của những thuật ngữ mấu
chốt. Một định nghĩa là một lời nhận xét rằng một từ hay một cụm từ có ý nghĩa
giống như một từ hoặc cụm từ khác. Nó gồm có 3 yếu tố: (1) sự diễn tả được định
nghĩa, mà những nhà lo-gic học gọi là một từ hay ngữ đang được định nghĩa; (2)
sự diễn tả hạn chế nội dung của từ hay ngữ , gọi là xác định đặc điểm và (3) một
sự khẳng định hay sự quy định rằng sự diễn tả được định nghĩa có cùng ý nghĩa
như sự diễn tả hạn chế nội dung của từ hay ngữ. Thí dụ, nếu chúng ta chấp nhận
tài liệu gốc của Tân từ điển Webster, từ cơ duỗi có thể được trình bày rõ ràng như:
Cơ duỗi có nghĩa là "một cơ bắp hỗ trợ cho việc co duỗi một bộ phận của cơ thể (
như chân, tay)". Sự biểu hiện được định nghĩa (một từ hay một ngữ đang được
định nghĩa) là từ cơ duỗi, một từ không quen thuộc lắm với hầu hết chúng ta. Sự
biểu hiện hạn chế nội dung của từ hay ngữ (định nghĩa) là "một cơ bắp hỗ trợ cho
việc co duỗi một bộ phận của cơ thể ( như chân, tay)", một mệnh đề mà chứa
những từ ngữ rất quen thuộc với chúng ta.
Những nhà lo-gic học tham khảo những định nghĩa giống như vậy từ Tân từ điển
Webster như những định nghĩa tường thuật (reportive definitions) và đối chiếu
chúng với những định nghĩa ước định (stipulative definitions). Một định nghĩa
tường thuật như một lời phát biểu rằng một từ ngữ hay cụm từ được sử dụng trong
một kiểu cách nào bởi một nhóm ngôn ngữ học cụ thể, ví dụ như những phát ngôn
viên của Anh Ngữ tiêu chuẩn. Mặt khác, một định nghĩa ước định là một lời phát
biểu bởi một người nói hay người viết có ý định sử dụng một từ trong một đường
lối nào đó. Định nghĩa tường thuật có thể được được đánh giá là đúng hoặc sai.
Những định nghĩa ước định có thể chỉ được đánh giá là hữu ích hay vô ích. Trong
nhiều trường hợp dạng hữu ích nhất của định nghĩa cho mục đích của tranh luận là