Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Đối phó thế nào với “kẻ trộm” cổ cồn trắng? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.95 KB, 8 trang )

Đối phó thế nào với “kẻ trộm” cổ cồn trắng?
Nhân viên tách ra làm ăn riêng và kéo theo các khách hàng sẽ gây tổn thất rất lớn
cho công ty, không chỉ mất đi những nhân viên có năng lực mà nguồn khách hàng
của công ty cũng có nguy cơ bị san năm sẻ bảy hoặc thậm chí mất trắng.

"Kẻ trộm" cổ cồn trắng hoành hành khắp nơi
Cách đây không lâu, công ty săn đầu người lừng danh Korn/Ferry đã phải nộp đơn
lên tòa án thành phố Redwood, bang California để kiện cựu nhân viên của mình –
David Nozal – người từng giữ vị trí trưởng bộ phận săn đầu người cao cấp, vì tội
lấy cắp thông tin, dữ liệu mật từ cơ sở dữ liệu khách hàng của Korn/Ferry với ý
định “ra riêng.
Tình trạng lấy cắp thông tin tại các doanh nghiệp Việt Nam cũng xảy ra tương đối
phổ biến giữa cộng đồng các cư dân cổ cồn trắng, đặc biệt là trong các công ty
kinh doanh, cung cấp dịch vụ tư vấn hay tuyển dụng nguồn nhân lực. Tuy nhiên,
trong các trường hợp này, theo các chuyên gia nhân sự, thông tin chưa hẳn đã
đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt, đối với những người đã từng nắm giữ các vị trí
quan trọng trong các công ty từng bị thiệt hại vì vấn nạn trên, thanh danh và uy tín
của họ quan trọng hơn nhiều. Ngoài ra, sự hiểu biết thị trường cũng như cách thực
hiện công việc cũng là những yếu tố tạo nên sự thành công cho bước đầu khởi
nghiệp.
Helena làm việc cho một công ty săn đầu người có tên tuổi tại Berlin từ năm 2000.
Sau hai năm làm việc, nhặt nhạnh kiến thức và kinh nghiệm, Helena đã gây dựng
được một khối lượng lớn khách hàng cũng như danh sách các ứng viên sáng giá.
Cô được đánh giá là một trong những nhân viên năng động nhất, tạo ra nguồn
doanh thu lớn nhất cho công ty. Cuối năm 2002, cô được ban giám đốc thưởng cho
một chuyến du lịch dài ngày ở Tây Ban Nha, ngoài khoản tiền thưởng vượt định
mức. Những tưởng con đường sự nhgiệp của cô sẽ mở ra từ đây, bởi mới chỉ hai
năm mà cô đã tạo ra cho mình một vị trí cùng mức đãi ngộ đáng mơ ước. Thế rồi,
vào một ngày đẹp trời, cô ăn vận lịch sự, gõ cửa phòng làm việc của cấp trên và
khẽ khàng đặt lá đơn xin thôi việc lên bàn trước sự ngỡ ngàng của bà giám đốc.
Điều đáng nói là, cùng một lúc, công ty mất hai nhân viên chủ chốt. Helena đã kịp


rủ rê thêm một nữ nhân viên sáng giá trong bộ phận của mình để tính chuyện “ra
riêng”. Mặc cho bà giám đốc ra sức thuyết phục, Helena vẫn cương quyết từ chối
việc ở lại công ty. Cùng với người bạn của mình, cô mở công ty cung cấp dịch vụ
săn đầu người cao cấp. Đương nhiên, tỷ lệ thuận với việc ra đi của cô là sự sụt
giảm doanh thu. Điều quan trọng hơn, các khách hàng “sộp” của công ty đã rồng
rắn theo Helena về …trụ sở mới của cô. Bây giờ, Helena là Tổng giám đốc –
Partner của công ty săn đầu người do cô sáng lập với doanh thu không kém phần
hấp dẫn so với nơi làm việc cũ.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại không ít các công ty cung cấp dịch vụ ở Việt
Nam. Các công ty họat động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ (tư vấn luật, tuyển
dụng, dịch vụ vận tải, dịch vụ môi giới bất động sản…) thường phải đối mặt với
vấn nạn mất cắp thông tin, cơ sở dữ liệu khách hàng mà thủ phạm không ai khác
chính là các nhân viên kỳ cựu – những người đã từng một thời được ban giám đốc
tin cẩn và trọng vọng.
Một cựu nhân viên dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn luật của công ty X.
nọ tại TP.HCM đã từng được đánh giá rất cao nhờ kiến thức chuyên môn cũng
như kinh nghiệm và khả năng tạo dựng mối quan hệ, khả năng thương thảo và
đàm phán với khách hàng. Người phụ nữ ngọai tứ tuần lịch lãm này là nhân vật
gần như không thể thiếu trong các dự án tư vấn đầu tư của công ty. Và rồi, trong
giai đọan thay đổi cơ cấu nhân sự theo yêu cầu của công ty mẹ tại nước ngoài, chị
đã làm đơn xin nghỉ việc để bắt đầu sự nghiệp riêng của mình. Và đương nhiên,
các khách hàng mà chị từng phụ trách tại nơi làm cũ cũng quay đến với công ty
mới của chị. Người viết bài này không có ý tò mò về nguồn khách hàng “bí mật”
kia. Chỉ biết rằng, sau khi “ra riêng” được mấy tháng, người phụ nữ này đã khiến
các đồng nghiệp cũ ở nơi làm việc trước “lé mắt” vì nhiều “lộc”. Chiếc xe Pajero
hai cầu cáu cạnh với lái xe riêng luôn túc trực đưa đón chị đi công cán. Mặc dù
văn phòng của chị không được uy nghi, to lớn như trụ sở của công ty tư vấn cũ,
song khách hàng tây tàu cứ dập dìu lui tới. Cách đây mấy tháng, chị còn được đối
tác mời sang Băng Cốc để thảo luận về một dự án đầu tư. Trong một bữa tiệc nhỏ
nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, chị đã nửa đùa nửa thật nói rằng, chỉ cần phục vụ

70% đám khách hàng cũ của công ty mà trước đây chị đã từng phụ trách, tiền bạc
sẽ chẳng để đâu cho hết.
"Tình trạng nhân viên tách ra làm ăn riêng và kéo theo các khách hàng của công ty
về cho mình là tương đối phổ biến trong các công ty cung cấp dịch vụ. Các công
ty này, vô hình chung đã phải trả một cái giá khá đắt. Thứ nhất, họ mất đi những
nhân viên có năng lực. Thứ hai, đó là nguồn khách hàng của công ty đang có nguy
cơ bị san năm sẻ bảy hoặc thậm chí là mất trắng” – anh N., phó giám đốc của một
công ty tư vấn luật tại TP.HCM nhận xét.
Đó là chưa kể đến tình trạng các nhân viên chủ chốt của nhiều doanh nghiệp danh
tiếng bị “hốt gọn” bởi các đối thủ - thường là các công ty có vốn nước ngoài mới
vào Việt Nam kinh doanh, làm ăn. Họ không tiếc tiền bạc để “săn” bằng được các
nhân viên chủ chốt đang làm việc trong các công ty đối thủ của họ - thường là các
chuyên gia công nghệ, chuyên gia thương hiệu, giám đốc bán hàng…. Các nhân
viên này, khi rời bỏ chốn cũ để ra đi theo lời mời gọi ngọt ngào, hấp dẫn của đối
thủ, thường có thể mang theo một phần các bí mật kinh doanh, thậm chí là danh
sách khách hàng. Báo chí đã từng nhắc đến trường hợp một giám đốc bán hàng
của một công ty dược phẩm nọ tại TP.HCM, đã “bỏ ta, theo địch” và sau khi đầu
quân tại nơi làm mới, anh chàng này đã kéo hết khách hàng của công ty cũ về cho
chủ mới.
Cũng cần nói thêm rằng, giá “săn” một nhân viên cao cấp này thường rất hấp dẫn,
chẳng thế mà các chuyên gia săn đầu người thường có hẳn một chương trình
“giám sát con mồi” hết sức chặt chẽ. Hồ sơ của các “người hùng” luôn được các
tay “thợ săn” cập nhật kỹ lưỡng, cẩn thận. Lâu lâu, họ gọi điện hỏi thăm các ứng
viên nhằm “giữ mối làm ăn”. Cũng có cô nàng “thợ săn” lành nghề, trong một “phi
vụ” thực hiện đơn đặt hàng của một khách hàng nước ngoài, đã trổ tài bằng nhiều
cách mới chiêu dụ được một VIP. Trong một lần tiếp cận “con mồi” tại một quán
bar sang trọng, cô “thợ săn” này trong vai một tiểu thư đài các đã “vô tình” va phải
đối tượng để rồi có cớ làm quen. Ban đầu là lời xin lỗi nhỏ nhẹ, rồi hỏi tên, rồi
những câu chuyện bâng quơ…Và sau nhiều cuộc nói chuyện như vậy, nàng “thợ
săn” mới xuất chiêu hạ gục con mồi. Mức lương hấp dẫn cùng các chế độ đãi ngộ

lao động xứng đáng đã khiến chàng trai – một giám đốc bán hàng xuất sắc, gục
ngã. Điều đáng nói là, sau khi chia tay với chủ cũ, anh chàng mang theo cả mối
làm ăn của mình đến nơi làm việc mới. Công ty cũ không chỉ mất một nhân viên
sáng giá mà mất luôn cả nguồn khách hàng. Tại ai? Tại anh chàng nhân viên chơi
trò đứng núi này trông núi nọ? Hay tại cô nàng “thợ săn” xinh đẹp đã thổi vào tai
anh chàng những lời đường mật?
Còn anh chàng giám đốc kinh doanh mặt hàng máy móc, thiết bị xúc ủi của một
công ty liên doanh tại quận Gò Vấp đã kịp kéo 80% khách hàng của công ty theo
mình “ra riêng”, cho dù nếu ở lại công ty, anh ta vẫn có nhiều cơ hội trên con
đường sự nghiệp. Bộ phận kinh doanh của công ty này bây giờ hoạt động cầm
chừng, vì người mới đến thay vị trí giám đốc kinh doanh gần như phải đi dựng lại
“cơ nghiệp” từ con số không. Vị Tổng giám đốc công ty, đầu hai thứ tóc, ngao
ngán than vãn nhưng không thể kiện anh chàng phó giám đốc của mình ra tòa bởi
không đủ bằng chứng buộc tội.
Trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự cao cấp tại Việt Nam, chưa có con số thống kê
nào chính xác đề cập đến việc các cựu nhân viên của các trung tâm săn đầu người
“rẽ lối” ra riêng, song người viết bài này cũng đã từng được biết ít nhiều về vấn
nạn đó. Một cô "thợ săn" (xin được giấu tên), đã từng có nhiều năm kinh nghiệm
làm việc cho một vài công ty săn đầu người tên tuổi trong thành phố, đang có ý
định ra riêng. Điều đáng nói là, cô sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho khách hàng với
giá chỉ bằng 2/3 giá của công ty, có hóa đơn đỏ hẳn hoi. Khi được hỏi làm cách
nào mà cô có thể “qua mặt” được sếp của mình, cô cười thật tươi “Em có cách của
em chứ”. Có một điều thật ngạc nhiên là, không ít khách hàng của cô – những nhà
tuyển dụng nước ngoài, lại chấp nhận “đi đêm” với cô chỉ để được hưởng giá rẻ
hơn so với giá của công ty cô phát ra.
Tại Việt Nam, thị trường cung cấp đầu người “chất lượng cаo” được coi là nơi
kiếm tiền khá dễ, song, uy tín, thanh danh của công ty cung cấp dịch vụ vẫn là yếu
tố đóng vai trò quan trọng đối với phần lớn khách hàng, chứ không phải là nguồn
thông tin bị “đánh cắp” kia. Danh sách khách hàng, có thể có lợi trong một thời
hạn nhất định nào đó, và kiểu kinh doanh này thường chỉ mang tính chất chụp giật

chứ không mang tính chuyên nghiệp, dài hạn. Một nhân viên đã từng dối trá cấp
trên của mình thì sớm hay muộc cũng dễ dàng chơi trò “bịt mắt bắt dê” với khách
hàng của mình. Mà điều đó khó có thể chấp nhận được trong thời buổi cạnh tranh

×