Tải bản đầy đủ (.docx) (229 trang)

Cấu trúc sở hữu, hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động trường hợp các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.67 KB, 229 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
*******

DƯƠNG TRỌNG ĐỒN

CẤU TRÚC SỞ HỮU, HÀNH VI CHẤP NHẬN RỦI
RO VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG: TRƯỜNG HỢP
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI
VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
*****

DƯƠNG TRỌNG ĐỒN

CẤU TRÚC SỞ HỮU, HÀNH VI CHẤP NHẬN RỦI
RO VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG: TRƯỜNG HỢP
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI


VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Chuyên nghành: Tài Chính Ngân Hàng
Mã số: 9.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Huy Hồng

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả đã nghiên cứu và hiểu rõ các hành vi vi phạm đạo đức và sự trung thực
trong hoạt động học thuật và nghiên cứu khoa học. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân
rằng luận án này do chính tơi thực hiện. Luận án này đảm bảo tính trung thực và đạo
đức khoa học.
Nghiên cứu sinh

Dương Trọng Đoàn


ii

LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Huy Hoàng đã đồng hành và truyền đạt những
kinh nghiệm khoa học hữu ích để giúp tơi lựa chọn đề tài từ lúc luận án cịn sơ khai,
theo đuổi và hồn thành được luận án “Cấu trúc sở hữu, hành vi chấp nhận rủi ro và
hiệu quả hoạt động: trường hợp các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam” đạt
tiêu chuẩn khoa học của một luận án Tiến sĩ.
Xin cảm ơn đến tập thể các giảng viên đã hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm trong q

trình tơi nghiên cứu và học tập. Những kinh nghiệm và kiến thức này là phần quan
trọng để tôi xây dựng nội dung nghiên cứu.
Xin cảm ơn Viện Đào tạo sau đại học – Trường ĐH Ngân Hàng TP.HCM
Xin tri ân và trân trọng!


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
DEA
DMU
FEM
HOSE
HNX
LM
NHTMCP
NHNN
OLS

REM
VN


iv

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

 Danh mục bảng
Bảng 1.1. Số lượng ngân hàng tại Việt Nam từ 2007-2019…………………………….7

Bảng 2.1. Tổng hợp các lý thuyết nền và nghiên cứu trước đây………………………52
Bảng 2.2. Tổng hợp các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu………………..63

Bảng 3.1. Biến nghiên cứu đại diện cho mức độ sở hữu tập trung…..…………..……67
Bảng 3.2. Biến nghiên cứu đại diện cho hành vi chấp nhận rủi ro……………..………70
Bảng 3.3. Biến nghiên cứu đại diện cho hiệu quả hoạt động……………..………….…72

Bảng 3.4. Tổng hợp nguồn tham khảo và kỳ vọng dấu của các biến nghiên cứu……..82
Bảng 3.5. Thống kê số lượng các ngân hàng được nghiên cứu theo cấu trúc sở hữu….89
Bảng 4.1. Hệ số tương quan của các biến nghiên cứu………………………………….92
Bảng 4.2. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu trong mơ hình………………………..95
Bảng 4.3. Kết quả hồi quy tác động của đặc điểm sở hữu nhà nước và đặc điểm niêm yết
đến hành vi chấp nhận rủi ro ……………………………..……………………………98
Bảng 4.4. Kết quả hồi quy tác động của đặc điểm sở hữu nhà nước và đặc điểm niêm yết
đến hiệu quả hoạt động……………………………..………………………………..103
Bảng 4.5. Kết quả hồi quy tác động của mức độ sở hữu tập trung đến hành vi chấp nhận
rủi ro ………………………………………………………………………………….109
Bảng 4.6. Kết quả hồi quy tác động của mức độ sở hữu tập trung đến hiệu quả hoạt động

…………………………………………………………………………...…………...113


v

Bảng 4.7. Kết quả hồi quy tác động của mức độ sở hữu tập trung đến hành vi chấp nhận
rủi ro có xem xét đến đặc điểm sở hữu nhà nước…………………………………….117
Bảng 4.8. Kết quả hồi quy tác động của mức độ sở hữu tập trung đến hiệu quả hoạt động
có xem xét đến đặc điểm sở hữu nhà nước………………………….………………..121
Bảng 4.9. Kết quả hồi quy tác động của mức độ sở hữu tập trung đến hành vi chấp nhận
rủi ro có xem xét đến đặc điểm niêm yết………………………………..……………125


Bảng 4.10. Kết quả hồi quy tác động của mức độ sở hữu tập trung đến hiệu quả hoạt
động có xem xét đến đặc điểm niêm yết……………………………………………..129
Bảng 4.11. Tổng hợp dấu hồi quy khi nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đến hành
vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động………………………………………131

 Danh mục hình
Hình 2.1.

Hiệu quả kỹ thuật .................

Hình 2.2.

Đường biên hiệu quả theo m

Hình 4.1. Hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam bình quân giai đoạn 20082019 ................................................................................................................................ 92

Hình 4.2. Hành vi chấp nhận rủi ro của các NHTMCP Việt Nam bình quân giai đoạn
2008-2019....................................................................................................................... 93

Hình 4.3. Mức độ sở hữu tập trung của các NHTMCP Việt Nam bình quân giai đoạn
2008-2019....................................................................................................................... 94


vi

TĨM TẮT
Luận án được thực hiện nhằm phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến hành vi chấp
nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Luận
án sử dụng dữ liệu bảng của 20 ngân hàng thương mại cổ phần tiêu biểu tại Việt Nam

trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2019, thông qua cách tiếp cận OLS, REM và FEM,
cùng với kiểm định F-test và Hausman. Kết quả cho thấy, xét về đặc điểm đối tượng sở
hữu, các ngân hàng sở hữu nhà nước có hiệu quả hoạt động không tốt và chấp nhận rủi ro
cao so với các ngân hàng tư nhân. Trong khi đó, xét về đặc điểm niêm yết, các ngân hàng
niêm yết có kết quả hoạt động tốt và chấp nhận rủi ro thấp so với các ngân hàng chưa niêm
yết. Mức độ sở hữu tập trung đem lại lợi ích khi làm gia tăng hiệu quả hoạt động của ngân
hàng, tuy nhiên lại gia tăng hành vi chấp nhận rủi ro. Khi xem xét yếu tố tương tác giữa
mức độ sở hữu tập trung và đặc điểm sở hữu nhà nước, cũng như yếu tố tương tác giữa
mức độ sở hữu tập trung và đặc điểm đặc điểm niêm yết, kết quả cho thấy mức độ tập
trung cao trong kiểm soát của nhà nước càng khiến hiệu quả hoạt động của ngân hàng
không tốt và chấp nhận nhiều rủi ro cao so với các ngân hàng không do nhà nước sở hữu.
Trong khi đó, mức độ sở hữu tập trung cao ở các ngân hàng niêm yết giúp các ngân hàng
này chấp nhận rủi ro ít hơn và hiệu quả hoạt động tốt hơn so với các ngân hàng chưa niêm
yết. Kết quả này nhấn mạnh việc kiểm soát kép của thị trường và hệ thống quản trị nội bộ
đến rủi ro và hiệu quả của ngân hàng.

Từ khóa: NHTMCP, cấu trúc sở hữu, hành vi chấp nhận rủi ro, hiệu quả hoạt động,
sở hữu nhà nước, sở hữu tập trung, ngân hàng niêm yết.


1

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ...................................................................................
TĨM TẮT ......................................................................................................................
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ................................................................
1.1


Bối cảnh thực tiễn và lý do lựa chọn đề tài .......................................................

1.2

Bối cảnh nghiên cứu ..........................................................................................

1.3

Khe hở nghiên cứu ...........................................................................................

1.4

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................

1.5

Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................

1.6

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................

1.7

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................

1.8

Những điểm mới của luận án............................................................................


1.9

Cấu trúc luận án ...............................................................................................

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT NGHIÊN
CỨU .............................................................................................................................
2.1

Cơ sở lý thuyết về cấu trúc sở hữu của ngân hàng ..........................................

2.1.1 Khái niệm cấu trúc sở hữu ...................................................................................
2.1.2 Phân loại cấu trúc sở hữu.....................................................................................
2.1.2.1 Phân loại cấu trúc sở theo tính chất cổ đông ……………….…………………21
2.1.2.2 Phân loại cấu trúc sở hữu theo mức độ tập trung …………………………..….24
2.1.2.3 Phân loại cấu trúc sở hữu theo đặc điểm niêm yết ……………………......…...26


2
2.2 Cơ sở lý thuyết về rủi ro và hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng ....................
2.2.1 Cơ sở lý thuyết về rủi ro ......................................................................................
2.2.1.1 Khái niệm rủi ro ………………………………………………………………27
2.2.1.2 Phân loại rủi ro ………………………………………………………………..27

2.2.2 Cơ sở lý thuyết về hành vi chấp nhận rủi ro ........................................................
2.2.2.1 Khái niệm hành vi chấp nhận rủi ro …………………………………………..29

2.2.2.2 Phân loại hành vi chấp nhận rủi ro …………………………………………....
2.3 Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động của ngân hàng ...........................................
2.3.1


Khái niệm hiệu quả hoạt động của ngân hàng ...........................

2.3.2

Phân loại hiệu quả hoạt động của ngân hàng ............................

2.4 Cơ sở lý thuyết về tác động của cấu trúc sở hữu đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu

quả hoạt động của ngân hàng .......................................................................................
2.4.1

Cơ sở lý thuyết về tác động của cấu trúc sở hữu đến hành vi ch

2.4.2

Cơ sở lý thuyết về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả

2.5 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu .............................................................................
2.5.1

Tác động của cấu trúc sở hữu đến hành vi chấp nhận rủi ro củ

2.5.2

Tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các N

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................
3.1 Phương pháp đo lường các biến nghiên cứu ..........................................................

3.1.1

Đo lường mức độ sở hữu tập trung ...........................................

3.1.2

Đo lường hành vi chấp nhận rủi ro ............................................

3.1.3

Đo lường hiệu quả hoạt động ....................................................

3.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................


3
3.2.1 Tác động của đặc điểm sở hữu nhà nước và đặc điểm niêm yết đến hành vi chấp
nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động ................................................................................
3.2.2 Tác động của mức độ sở hữu tập trung đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả
hoạt động ......................................................................................................................
3.2.3 Tác động của mức độ sở hữu tập trung đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả
hoạt động, có xem xét đến đặc điểm sở hữu nhà nước và đặc điểm niêm yết .............
3.2.4 Mơ hình ước lượng ..............................................................................................
3.2.5 Kiểm định mơ hình ước lượng…………………………………………………. 86

3.3

Dữ liệu nghiên cứu ...........................................................................................

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................
4.1

Tổng quan mẫu nghiên cứu ..............................................................................

4.2

Thống kê mô tả ................................................................................................

4.3

Kết quả nghiên cứu ..........................................................................................

4.3.1 Tác động của đặc điểm sở hữu nhà nước và đặc điểm niêm yết đến hành vi chấp
nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP VN ...........................................
4.3.2 Tác động của mức độ sở hữu tập trung đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả
hoạt động của các NHTMCP VN ...............................................................................
4.3.3 Tác động của mức độ sở hữu tập trung đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả
hoạt động của các NHTMCP VN, có xem xét đến đặc điểm sở hữu nhà nước và đặc
điểm niêm yết .............................................................................................................
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ...........................................................................................
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................................
5.1 Kết quả và những đóng góp mới của nghiên cứu .................................................
5.1.1

Kết quả nghiên cứu ....................................................................

5.1.2

Đóng góp mới của luận án ........................................................



4
5.2

Hàm ý chính sách .............................................................................................

5.2.1

Đối với các nhà quản trị NHTMCP Việt Nam ...........................

5.2.2

Đối với cơ quan quản lý nhà nước .............................................

5.3

Hạn chế của nghiên cứu ...................................................................................

5.4

Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................................

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG
PHỤ LỤC 2: GIÁ TRỊ BIẾN PHỤ THUỘC CRS_TE
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ HỒI QUY TỪ PHẦN MỀM STATA



5

CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1 Bối cảnh thực tiễn và lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam là một trong những quốc gia có thị trường tài chính sơi nổi và phát triển
nhanh nhất thế giới với các chính sách đổi mới nổi bật cả về chính trị lẫn kinh tế kể từ
năm 1986. Nền kinh tế thị trường định hướng theo chế độ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam
được đánh giá là trường hợp nghiên cứu đặc biệt, thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả
(Doan, Lin & Doong, 2018). Khi nghiên cứu bất kỳ hệ thống kinh tế nào, lĩnh vực ngân
hàng luôn là một trong những chủ đề quan trọng được quan tâm nhiều nhất. Tại Việt
Nam, hệ thống tài chính dựa trên nền tảng ngân hàng, do đó, ngành ngân hàng được xem
là mạch máu của cả nền kinh tế. Các NHTMCP đóng vai trò quan trọng trong phân phối
vốn từ các chủ thể thừa vốn tới chủ thể thiếu vốn. Đây là nguồn cung cấp tài chính ngắn
hạn và dài hạn chủ yếu của hầu hết các đối tượng trong nền kinh tế, đặc biệt là khu vực tư
nhân (Tran, Hassan & Houston, 2018). Khác với các quốc gia khác trên thế giới, phần lớn
hệ thống ngân hàng Việt Nam do các NHTMCP Nhà nước chi phối, trong đó cổ đơng lớn
nhất là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với hơn 70% tổng vốn chủ sở hữu. Các
NHTMCP Nhà nước chiếm xấp xỉ 50% thị phần (SBV, 2017), sở hữu lượng khách hàng
lớn nên thường ít có động lực cải thiện khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động.
Từ năm 2005 đến nay, hệ thống Ngân hàng Việt Nam chứng kiến ba giai đoạn thay
đổi và phát triển: giai đoạn hội nhập (2005 – 2010), giai đoạn khủng hoảng (2011-2014)
và giai đoạn tái cơ cấu và phục hồi (từ 2014). Từ năm 2005, Việt Nam là một trong những
quốc gia tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, thể hiện rõ nét qua việc tham gia vào hàng loạt
các tổ chức kinh tế - thương mại quốc tế (WTO, AFTA) và ký kết các Hiệp định song
phương, đa phương theo hướng toàn cầu hóa (TPP, EVFTA). Theo lộ trình cam kết, hệ
thống ngân hàng Việt Nam cũng phải mở cửa hội nhập. Đặc biệt năm 2007, sau khi Việt
Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngành ngân hàng chứng kiến sự
bùng nổ về số lượng các ngân hàng. Sự xuất hiện của 10 ngân hàng tư nhân mới và sự
thâm nhập của 5 ngân hàng nước ngoài khiến cho mức độ cạnh tranh của ngành trở nên

khốc liệt hơn. Mặt khác, sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào


6
cơ cấu quản trị của các ngân hàng ngày càng gia tăng, góp phần đa dạng hóa cơ cấu
vốn chủ sở hữu hiện có của các ngân hàng (cổ đơng trước giai đoạn này chỉ bao gồm
nhà nước, tư nhân và tổ chức), từ đó, hiệu quả hoạt động cũng như rủi ro của ngân
hàng cũng bị ảnh hưởng (SBV, 2020).
Sau khi bong bóng bất động sản tại Hoa Kỳ vỡ vào năm 2007, nền kinh tế Thế giới
chứng kiến liên tiếp cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn (Chen, Wei, Zhang
& Shi, 2013; Demyanyk & Van Hemert, 2011). Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại
trong khi áp lực lạm phát vẫn gia tăng đáng kể, thách thức chính sách tiền tệ của các ngân
hàng trung ương. Mức độ tác động của khủng hoảng khác nhau tùy thuộc vào mức độ hội
nhập của nền kinh tế. Nhiều nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu,
Nhật Bản, phải gánh chịu những hậu quả nặng nề như tăng trưởng kinh tế âm, thu hồi sản
xuất kinh doanh, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Trong bối cảnh đó, thị trường tài chính liên tục có những tín hiệu tiêu cực, tạo tâm lý bi
quan cho toàn bộ nền kinh tế. Nguyên nhân cơ bản của thảm họa kinh tế này xuất phát từ
khủng hoảng tín dụng và sự tập trung rủi ro trong danh mục tín dụng của ngân hàng.
Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó. Tất cả các chỉ số kinh tế của Việt Nam
suy giảm đáng kể từ năm 2009 và ngày càng tệ hơn trong giai đoạn 2011-2014. Ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng đối với nền kinh tế Việt Nam không hề nhỏ: hoạt động sản
xuất kinh doanh bị hạn chế, giá trị sản xuất công nghiệp giảm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng,
quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng trở nên xấu đi (do các doanh nghiệp sản
xuất gặp nhiều khó khăn). Trên thực tế, tăng trưởng GDP năm 2011 giảm xuống 4,8% mức thấp nhất kể từ năm 1999, trong khi tỷ lệ lạm phát liên tục tăng vọt ngồi tầm kiểm
sốt với hai con số kể từ cuối năm 2010. Bên cạnh đó, tổng đầu tư (chủ yếu của khu vực
nhà nước) bị giảm khoảng 40% GDP đến khoảng 30% GDP trong giai đoạn 2009 - 2015
(Bezemer & Schuster, 2014). Nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với tình trạng nhập siêu
cao, thâm hụt ngân sách và nợ công cận ngưỡng.
Ngành ngân hàng Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng này.

Xu hướng tăng trưởng tín dụng chậm lại và nợ xấu gia tăng là hai dấu hiệu rõ ràng tác
động lớn đến hoạt động của các NHTMCP. Nợ xấu, tình trạng thiếu thanh khoản và


7
hoạt động kém hiệu quả là những mối lo ngại lớn đối với tồn ngành vào thời điểm
đó. Các ngân hàng Việt Nam bộc lộ một số yếu điểm, điển hình như thiếu nguồn vốn
đệm, kỹ năng quản lý kém và thiếu một chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả. Bắt nguồn
từ các biện pháp kích thích kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm
2008-2009, tình trạng mở rộng tín dụng nhanh chóng mà khơng kiểm sốt hiệu quả rủi
ro tín dụng và rủi ro đạo đức đã gây ra nhiều vấn đề tiêu cực về chất lượng tài sản tại
hầu hết các NHTMCP Việt Nam. Đây là nguyên nhân cơ bản của cuộc khủng hoảng
ngân hàng Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2014. Kết quả là, tỷ lệ nợ xấu bình quân
trên tổng vốn của toàn hệ thống tăng vọt từ mức thấp (3.5% năm 2008) đến mức cao
(13% năm 2012 và khoảng 15% năm 2014), theo ước tính của Fitch Ratings và
Moody's Investor service (Bezemer & Schuster, 2014). Số lượng ngân hàng giảm từ
52 ngân hàng năm 2011 xuống còn 43 ngân hàng năm 2015 (Bảng 1.1) do nhiều
trường hợp phá sản và hoạt động mua bán sáp nhập. Các ngân hàng yếu kém bị loại
bỏ khỏi thị trường trong giai đoạn này.

Bảng 1.1: Số lượng ngân hàng tại Việt Nam từ 2007-2019

Ngân hàng sở hữu Nhà nước
NHTMCP
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài
Ngân hàng liên doanh
Tổng
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2020
Trong bối cảnh đó, nhằm ổn định tồn hệ thống ngân hàng, Chính phủ Việt Nam đã
phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015”, theo đó

tái cơ cấu tồn diện ngành ngân hàng (Quyết định 254/QĐ-TTg, ký ngày 1/3/2012)
(Nguyen, Ho & Vo, 2018). Định hướng của đề án là củng cố và nâng cao vai trò của các
NHTMCP nhà nước, trở thành lực lượng chủ lực của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt
Nam. Đề án khuyến khích đẩy mạnh cổ phần hóa các NHTM nhà nước, nhưng vẫn đảm
bảo Nhà nước vẫn giữ lượng cổ phần chi phối trong các ngân hàng này. Đồng thời, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam cũng bắt đầu thí điểm áp dụng các quy định Basel II tại


8
một vài NHTMCP từ năm 2016 và yêu cầu tất cả các ngân hàng phải tuân thủ nghiêm
ngặt quy định của Hiệp ước kể từ năm 2018. Bên cạnh đó, để đặc biệt xử lý vấn đề nợ
xấu và làm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, Quyết định 843/QĐ-TTg được ban
hành năm 2013 với nội dung phê duyệt đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức
tín dụng” và đề án “Thành lập cơng ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt
Nam”, làm tiền đề giải quyết những khó khăn về vốn cho các chủ thể kinh tế và góp
phần tăng trưởng kinh tế.
Từ sau Quyết định 254/QĐ-TTg và Quyết định 843/QĐ-TTg, theo sự hướng dẫn
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hệ thống ngân hàng Việt Nam chứng kiến những
thay đổi đáng kể trong cơ cấu sở hữu tại nhiều đơn vị. Các ngân hàng yếu kém bị loại
bỏ chủ yếu thông qua việc hợp nhất và sáp nhập trên cơ sở tự nguyện, vốn điều lệ gia
tăng đáng kể. Hệ thống quản trị điều hành tại các ngân hàng được tái cơ cấu, cổ phần
hóa các NHTM nhà nước được đẩy mạnh. Mặc dù vậy, Nhà nước vẫn giữ vai trị chi
phối thơng qua việc sở hữu cổ phần tại các NHTMCP lớn. Bên cạnh đó, vấn đề sở hữu
chéo giữa các NHTMCP, trong bối cảnh hoạt động thanh tra, giám sát còn chưa phát
triển, đặt ra những nguy cơ tiềm ẩn làm giảm hiệu quả của nền kinh tế nói chung và
ngành tài chính ngân hàng nói riêng (SBV, 2017).
Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục phê duyệt đề án “Cơ cấu lại thị trường
chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”
(Quyết định 242/QĐ-TTg). Theo đó, các NHTMCP buộc phải có kế hoạch niêm yết
cổ phiếu trên sàn chứng khốn và minh bạch báo cáo tài chính đến hết năm 2020.

Để tiếp tục phát triển trong bối cảnh mới với những thay đổi mạnh mẽ trong định
hướng và chính sách Nhà nước, các NHTMCP Việt Nam ý thức được tầm quan trọng của
việc quản trị rủi ro, củng cố và cải thiện hiệu quả hoạt động, đảm bảo an toàn và phát
triển bền vững. Những thay đổi về cấu trúc sở hữu sau khủng hoảng đặt ra cho các nhà
quản trị ngân hàng cũng như các nhà hoạch định chính sách nhiều câu hỏi: Việc tái cơ cấu
sở hữu ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động và hành vi chấp nhận rủi ro của
ngân hàng? Sự thay đổi cấu trúc sở hữu trong thời gian qua như thế nào? Cấu trúc sở hữu
tập trung vào một vài nhóm cổ đơng có giúp các ngân hàng tăng trưởng hiệu


9
quả và an tồn khơng? Việc sở hữu nhà nước có tác động tiêu cực hay tích cực đến
hiệu quả hoạt động và hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng? Niêm yết cổ phiếu có
thực sự giảm thiểu rủi ro và giúp các ngân hàng tăng trưởng không?
Bối cảnh trên là động lực để tác giả đặt ra vấn đề nghiên cứu cho luận án này:
Kể từ sau cuộc khủng hoảng ngân hàng, dưới sự chỉ đạo của Nhà nước, các
NHTMCP Việt Nam đã tiến hành nhiều hoạt động tái cơ cấu trong cấu trúc sở hữu.
Tuy nhiên, tính chất đặc thù của hệ thống ngân hàng Việt Nam đặt ra câu hỏi về sự
tác động của các cấu trúc sở hữu khác nhau đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu
quả hoạt động của các NHTMCP. Do đó, tác giả thực hiện luận án nhằm thảo
luận, nghiên cứu chuyên sâu vấn đề này và đóng góp hàm ý chính sách vào q
trình đổi mới, cải tiến của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
1.2 Bối cảnh nghiên cứu
Lược khảo các lý thuyết kinh tế, tác giả nhận thấy nhiều quan điểm khác nhau về
ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến rủi ro và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói
chung và ngân hàng nói riêng.
Theo lý thuyết đại diện (Agency theory), đa dạng hóa trong cấu trúc sở hữu có thể gây
ra các vấn đề đại diện, tăng chi phí đại diện và chi phí cơ hội tiềm ẩn cho doanh nghiệp.
Ngược lại, cấu trúc sở hữu tập trung có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu những vấn đề
nảy sinh do tách biệt quyền sở hữu và kiểm sốt, nhờ đó giảm rủi ro và cải thiện hiệu quả

hoạt động (Balsmeier & Czarnitzki, 2017; Jensen & Meckling, 1976; Shleifer

& Vishny, 1997). Các cổ đông lớn có quyền hạn chi phối, có thể chủ động điều chỉnh
và quản lý doanh nghiệp, giúp giảm thiểu vấn đề đại diện và cải thiện hiệu quả hoạt
động (Jensen & Meckling, 1976).
Tuy nhiên, giả thuyết thâu tóm (Expropriation hypothesis) lại chỉ ra các hạn chế tiềm
tàng của cấu trúc sở hữu tập trung. Lý thuyết cho rằng vấn đề đại diện vẫn sẽ tồn tại ngay
cả khi quyền sở hữu được tập trung (La Porta et al., 1999). Vấn đề người đại diện

– chủ sở hữu có thể được thay thế bằng mâu thuẫn giữa chủ sở hữu và chủ sở hữu
(Bebchuk & Weisbach, 2010). Các cổ đông đa số nắm quyền chi phối thường có xu


10
hướng thực hiện những hoạt động đầu tư rủi ro hơn (Laeven & Levine, 2009; Shleifer
& Vishny, 1986). Bên cạnh đó, khi các cổ đơng đa số hoặc các nhà quản trị trong cấu
trúc tập trung quá tự tin, họ có thể đưa ra những quyết định sai lầm, ảnh hưởng xấu
đến rủi ro và hoạt động của doanh nghiệp (Jensen & Meckling, 1976).
Đặc biệt đối với các doanh nghiệp sở hữu nhà nước thuộc các ngành đóng vai trị
quan trọng trong nền kinh tế (điển hình như ngành ngân hàng), Nhà nước có thể đóng
vai trị chi phối và can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp thông qua các chính sách
phát triển hoặc kiểm sốt rủi ro, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển
(lý thuyết sự can thiệp giúp đỡ - Helping hand theory). Tuy nhiên, nếu quá lệ thuộc,
chính sự can thiệp này cũng có thể gây cản trở cho hoạt động của doanh nghiệp (lý
thuyết sự can thiệp gây cản trở - Grabbing hand theory).
Lý thuyết rủi ro đạo đức (Moral hazard theory) cho rằng sự hỗ trợ của Chính phủ, đặc
biệt về mặt tài chính, có thể thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước nói chung và các NHTMCP
thuộc sở hữu nhà nước nói riêng chấp nhận nhiều rủi ro hơn vì họ tin rằng họ không phải
chịu trách nhiệm trên kết quả của các hành vi chấp nhận rủi ro này (Krugman, 2009). Bên
cạnh đó, quan điểm cho rằng doanh nghiệp lớn sẽ không thể thất bại (“too big to fail”)

cũng dẫn đến niềm tin rằng Chính phủ sẽ khơng để các doanh nghiệp lớn phá sản, nên
nhiều khả năng sẽ được hỗ trợ trong các tình huống xấu.

Ngồi ra, các NHTMCP sở hữu Nhà nước thường là kênh tài trợ cho các dự án án
sinh xã hội, phục vụ các mục tiêu xã hội của Chính phủ nên thường phải chấp nhận
thêm những rủi ro cho vay dưới chuẩn (Lý thuyết cho vay xã hội – Social lending
theory); (Berger et al., 2005; Stiglitz, 1993). Không những thế, nhờ những lợi thế sẵn
có về mối quan hệ và pháp lý, các doanh nghiệp nhà nước và các ngân hàng thuộc sở
hữu nhà nước dường như trở nên quá phụ thuộc, thiếu động lực sáng tạo và tìm kiếm
những cơ hội phát triển mới, dẫn đến khả năng cạnh tranh trên thị trường ngày càng
sụt giảm (lý thuyết Cuộc sống tĩnh lặng – Quiet life).
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, ngân hàng là một chủ thế kinh tế duy nhất, khác
biệt với các hình thức doanh nghiệp khác, những kết luận lý thuyết trong quản trị
doanh nghiệp nói chung có thể khơng chính xác khi áp dụng cho ngành ngân hàng.


11
Bên cạnh các lý thuyết kinh tế nền tảng, nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng quan
tâm đến chủ đề này. Trong khi tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động
ngân hàng được khá nhiều tác giả nghiên cứu, trên nhiều đối tượng và bối cảnh khác
nhau, thì số lượng nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến rủi ro hoặc hành
vi chấp nhận rủi ro lại khá khiêm tốn, chủ yếu tiếp cận vấn đề từ phía các doanh nghiệp
phi tài chính, đặc biệt ít trong bối cảnh ngân hàng tại các quốc gia mới nổi. Tuy nhiên, các
kết luận vẫn chưa nhất quán do sự khác nhau về định hướng nghiên cứu và đặc điểm
trong cấu trúc sở hữu nội bộ ở các thị trường nghiên cứu đặc thù khác nhau.

Xét về khía cạnh quản trị rủi ro, các ngân hàng có cấu trúc sở hữu có khả năng
kiểm sốt chặt chẽ sẽ có khuynh hướng ít rủi ro hơn các ngân hàng kiểm sốt kém
(Tarraf & Majeske, 2013). Ngồi ra, việc gia tăng mức độ sở hữu của nhà quản lý có
thể làm tăng rủi ro cho ngân hàng nhưng khơng mang lại lợi nhuận (Chun, Nagano, &

Lee, 2011). Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cũng khơng tìm ra mối liên hệ giữa cấu trúc
sở hữu và rủi ro của ngân hàng (Chen, Yu, Chang, & Managi, 2014), hoặc mối quan
hệ này vừa đồng biến vừa nghịch biến, hoặc phi tuyến (Demsetz & Lehn, 1985;
Gilchrist & Himmelberg, 1998) (Holderness, Kroszner, & Sheehan, 1999).
Tại Việt Nam, số lượng các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cấu trúc sở hữu
đến rủi ro và hiệu quả hoạt động còn khá khiêm tốn và kết luận chưa nhất quán. Một số
nghiên cứu cho rằng doanh nghiệp có sở hữu nhà nước thường được hưởng các lợi ích về
chính trị và tài chính nên khơng có động cơ mạnh mẽ trong việc chấp nhận thêm rủi ro
trong chiến lược hoạt động (Vo, 2018). Tuy nhiên, một số tác giả khác lại tìm ra bằng
chứng thực nghiệm cho rằng sở hữu nhà nước có thể khiến doanh nghiệp chấp nhận rủi ro
nhiều hơn vì bản thân người đại diện phần vốn nhà nước này không phải gánh chịu hậu
quả từ các quyết định rủi ro của họ (Nguyen, 2017). Riêng trong lĩnh vực ngân hàng, một
vài tác giả nhận định rằng quy mô ban quản trị càng lớn thì khả năng quản trị rủi ro của
các NHTMCP càng kém (Trinh, Duyen, & Thao, 2015) và hiệu quả hoạt động càng giảm
(Ngo, 2012). Số khác lại tìm ra bằng chứng về tác động tích cực của việc mở rộng quy mô
ban quản trị đến kết quả hoạt động của ngân hàng (Tran & Nguyen, 2016). Trong khi
Pham & Nguyen (2020), Pham & Bui (2019) cho rằng sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân
thường đi kèm với rủi ro tín dụng cao và hệ số nguy


12
cơ phá sản Zscore cao, thì Nguyen (2017) lại kết luận rằng NHTMCP nhà nước sử dụng
các nguồn lực hiệu quả hơn các NHTMCP tư nhân, kết quả này tương đồng với nghiên
cứu của Kubo & Phan (2019) khi xem xét tác động của cấu trúc sở hữu nhà nước đến
hiệu quả của các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trong giai đoạn 2006-2010.
Nhìn chung, những kết luận trái chiều trên đặt ra nhiều nghi vấn về mơ hình cấu trúc
sở hữu tối ưu cho trường hợp các NHTMCP Việt Nam trong bối cảnh mới. Mặt khác, do
sự khác biệt về thể chế chính trị và tính đặc thù của ngành ngân hàng Việt Nam, việc kế
thừa các kết quả nghiên cứu tại các quốc gia khác dường như chưa thực sự phù hợp với
bối cảnh Việt Nam. Đặc biệt, qua lược khảo các nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy

chưa có tác giả nào xem xét một cách có hệ thống tác động của cấu trúc sở hữu, đặc biệt
là cấu trúc sở hữu nhà nước đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động của ngân
hàng. Đồng thời, chưa có nghiên cứu nào cân nhắc đặc điểm niêm yết và đặc điểm sở hữu
nhà nước trong cùng một nghiên cứu để thấy được sự khác biệt trong ảnh hưởng của các
đặc điểm này đến quan hệ sở hữu, hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động. Ngoài
ra, đa số các nghiên cứu tại Việt Nam đều được thực hiện khá lâu trước đây, với khoảng
thời gian nghiên cứu hẹp nên khả năng ứng dụng thực tế thấp.

Trong bối cảnh nghiên cứu và thực tiễn đó, luận án này góp phần lấp đầy khe hở
nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu (đặc biệt là đặc điểm sở hữu nhà nước và
đặc điểm niêm yết) đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động của các
NHTMCP Việt Nam.
Luận án sử dụng số liệu của 20 NHTMCP Việt Nam tiêu biểu trong khoảng thời
gian từ 2008 đến 2019 dựa trên nguyên tắc lựa chọn các ngân hàng có thời gian hoạt
động tính đến nay lâu nhất và chiếm 80% tổng thị phần của toàn ngành. Thời gian
nghiên cứu là 12 năm (2008-2019), đủ hiệu quả cho hầu hết các mơ hình kinh tế
lượng. Giai đoạn này cũng chứng kiến nhiều trạng thái thay đổi của hệ thống ngân
hàng Việt Nam, từ hội nhập, khủng hoảng đến hồi phục và phát triển. Do đó, tác giả
kỳ vọng các kết quả nghiên cứu trong thời gian này sẽ mang lại ý nghĩa thống kê và
phù hợp để áp dụng cho nhiều trạng thái khác nhau của nền kinh tế.


13
1.3 Khe hở nghiên cứu
Từ việc tổng quan thực nghiệm ở trên, có thể thấy, tác động của cấu trúc sở hữu,
hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả đã được quan tâm nhiều do tầm quan trọng của
cơ chế quản trị nội bộ có tác động đến hiệu quả và rủi ro của ngân hàng. Theo đó,
hiệu quả và hành vi chấp nhận rủi ro bị ảnh hưởng bởi cơ chế quản trị nội bộ (trong
đó, cấu trúc sở hữu là một cách để ngân hàng kiểm soát được hoạt động và gia tăng
giá trị cho cổ đông). Chủ đề này chưa được nghiên cứu nhiều trong bối cảnh ngân

hàng và cần thêm nhiều bài nghiên cứu thực nghiệm hơn nữa để kiểm tra kết quả của
mối quan hệ sở hữu, hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả trong các bối cảnh thị
trường khác nhau, không chỉ ở các thị trường phát triển mà còn là các thị trường cận
biên đang trong quá trình quá độ đến thị trường đang phát triển một cách rõ rệt.
Mỗi một quốc gia có mơi trường kinh tế cũng như những thể chế chính trị khác
nhau, vì thế mà hệ thống NHTMCP sẽ có những điểm riêng biệt ở mỗi nước. Do đó,
việc kế thừa các nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu, hành vi chấp nhận
rủi ro và hiệu quả hoạt động ngân hàng ở các quốc gia khác để áp dụng rập khuôn tại
Việt Nam là chưa phù hợp. Vì vậy, cần phải có nghiên cứu chuyên sâu về các góc độ
khác nhau của cấu trúc sở hữu (đặc điểm sở hữu nhà nước, đặc điểm niêm yết, mức độ
sở hữu tập trung) và tác động của nó đến các biến số đại diện cho hành vi chấp nhận
rủi ro và các góc độ đo lường khác nhau của hiệu quả hoạt động.
Số lượng các bài nghiên cứu tác động của sở hữu đến hành vi chấp nhận rủi ro ít
hơn một cách tương đối so với các nghiên cứu tác động sở hữu đến hiệu quả, và đặc
biệt ít trong bối cảnh ngân hàng tại các quốc gia mới nổi. Các nghiên cứu về tác động
của quản trị nội bộ đến hành vi chấp nhận rủi ro nở rộ trong thập kỷ gần đây. Ngành
ngân hàng ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước phát triển lớn. Các
cơng tác xác định rủi ro để đưa ra những quyết định đúng đắn cho các NHTMCP đã
được chú trọng hơn, tuy nhiên các yếu tố nội sinh như cấu trúc sở hữu vẫn chưa được
quan tâm. Đặc biệt, chưa có nghiên cứu nào xem xét đặc điểm sở hữu nhà nước, đặc
điểm niêm yết và mức độ sở hữu tập trung trong cùng một nghiên cứu để thấy được sự


14
khác biệt trong ảnh hưởng của các đặc điểm này đến quan hệ sở hữu, hành vi chấp
nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động.
Luận án còn tập trung nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu tập trung, cũng như
xem xét tác động tương tác giữa mức độ sở hữu tập trung với đặc điểm sở hữu nhà
nước/đặc điểm niêm yết đối với hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động của
các NHTMCP tại Việt Nam. Lợi thế của nghiên cứu này là đưa ra các kết luận tổng

quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam, vốn có nhiều đặc trưng về mặt tổ chức và thể
chế, khác biệt với các quốc gia khác trong khi chưa có nhiều nghiên cứu trong nước
về vấn đề này.
Bên cạnh đó, đa số các nghiên cứu về hoạt động NHTMCP tại Việt Nam đều được
thực hiện khá lâu trước đây và khoảng thời gian nghiên cứu hẹp, nên khơng cịn tính
áp dụng thực tiễn hiện nay. Bài nghiên cứu này mang tính cấp thiết và có ý nghĩa bổ
sung các bằng chứng thực nghiệm đồng thời tổng hợp tương đối đầy đủ cơ sở lý
thuyết làm bằng chứng lập luận về tác động của cấu trúc sở hữu đến hành vi chấp
nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động ở các NHTMCP Việt Nam từ năm 2008 - 2019, giai
đoạn thể hiện được nhiều biến chuyển trong nền kinh tế Việt Nam, cũng như góp phần
đánh giá hiệu quả các chính sách của nhà nước đã ban hành như Quyết định 254/QĐTTg tái cơ cấu toàn diện các tổ chức tín dụng hay Quyết định 242/QĐ-TTg tái cơ cấu
lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm.
1.4 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của luận án là nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu đến hành vi
chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động ở các NHTMCP Việt Nam. Từ kết quả thực
nghiệm tìm được, các kết luận có thể giúp đưa ra cái nhìn tổng qt về thực trạng hoạt
động ngân hàng thơng qua việc xem xét tác động của cấu trúc sở hữu đến hành vi chấp
nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động, cũng như đưa ra các hàm ý chính sách nhằm giảm
thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động cho các NHTMCP Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu chính trên, luận án sẽ lần lượt giải quyết năm mục tiêu cụ
thể như sau:


15
Thứ nhất, luận án kiểm tra đặc điểm sở hữu nhà nước tác động như thế nào đến hành
vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam. Theo đó,
luận án phân loại các ngân hàng theo đặc điểm sở hữu và đánh giá tác động của
các đặc điểm sở hữu đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động các
NHTMCP Việt Nam.
Thứ hai, luận án tiếp tục kiểm tra đặc điểm niêm yết tác động như thế nào đến hành


vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam. Theo đó, luận
án phân loại các ngân hàng theo đặc điểm niêm yết và đánh giá tác động của các đặc
điểm niêm yết này đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động các NHTMCP
Việt Nam.
Thứ ba, luận án xem xét tác động của mức độ sở hữu tập trung đến hành vi chấp
nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam. Theo đó, luận án đánh
giá tác động của mức độ sở hữu tập trung này đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu
quả hoạt động các NHTMCP Việt Nam.
Thứ tư, luận án xem xét tác động của mức độ sở hữu tập trung và đặc điểm sở hữu
nhà nước đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt
Nam. Theo đó, luận án đánh giá tác động của mức độ sở hữu tập trung đến hành vi
chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động trong các ngân hàng sở hữu nhà nước so với
các các ngân hàng không thuộc sở hữu nhà nước.
Thứ năm, luận án xem xét tác động của mức độ sở hữu tập trung và đặc điểm niêm
yết đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam.
Theo đó, luận án đánh giá tác động của mức độ sở hữu tập trung đến hành vi chấp
nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động trong các ngân hàng niêm yết so với các các ngân
hàng không niêm yết.
1.5 Câu hỏi nghiên cứu
Sử dụng dữ liệu bảng (panel data) của 20 NHTMCP tại Việt Nam từ năm 2008 đến
2019 với phương pháp kinh tế lượng, luận án phân tích sự tác động của các cấu trúc sở
hữu khác nhau bao gồm đặc điểm sở hữu nhà nước, đặc điểm niêm yết và mức độ sở


16
hữu tập trung đến hiệu quả hoạt động và hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng.
Luận án sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu.
Câu hỏi nghiên cứu 1: Đặc điểm sở hữu nhà nước và đặc điểm niêm yết tác động
như thế nào đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP VN?


Câu 1.1: Đặc điểm sở hữu nhà nước và đặc điểm niêm yết tác động như thế nào
đến hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng?
Câu 1.2: Đặc điểm sở hữu nhà nước và đặc điểm niêm yết tác động như thế nào
đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng?
Câu hỏi nghiên cứu 2: Mức độ sở hữu tập trung tác động như thế nào đến hành vi
chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP VN?
Câu 2.1: Mức độ sở hữu tập trung tác động như thế nào đến hành vi chấp nhận rủi
ro của ngân hàng?
Câu 2.2: Mức độ sở hữu tập trung tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động
của ngân hàng?
Câu hỏi nghiên cứu 3: Mức độ sở hữu tập trung tác động đến hành vi chấp nhận
rủi ro và hiệu quả của các NHTMCP VN như thế nào khi xem xét đến đặc điểm sở
hữu nhà nước và đặc điểm niêm yết?
Câu 3.1: Mức độ sở hữu tập trung tác tại các ngân hàng sở hữu nhà nước tác động
như thế nào đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động?
Câu 3.2: Mức độ sở hữu tập trung tác tại ngân hàng niêm yết tác động như thế nào
đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động?
1.6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: bao gồm cấu trúc sở hữu, hành vi chấp nhận rủi ro, hiệu

quả hoạt động và tác động của cấu trúc sở hữu đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu
quả hoạt động của NHTMCP.


17
- Thời gian nghiên cứu: giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2019.
-


Phạm vi nghiên cứu: 20 NHTMCP tại Việt Nam, bao gồm 3 NHTMCP sở hữu Nhà

nước và 17 NHTMCP trong nước. Các NHTMCP này đại diện hơn 80% thị phần tại Việt
Nam và có đủ 12 năm dữ liệu trên Bankscope/Orbis Bank Focus, cũng như có đầy đủ báo
cáo tài chính đã kiểm tốn, để luận án có một bảng dữ liệu cân bằng với 240

quan sát.
1.7 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phân tích định lượng dựa trên kế thừa và phát triển mơ hình hồi
quy đa biến chính của các tác giả Boateng, A., Huang, W., & Kufuor, N. K. (2015),
Hanafi, M. M., & Santi, F. (2013) – đây là các bài nghiên cứu đề cập trực tiếp đến tác
động của cấu trúc sở hữu đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động. Bên
cạnh đó, để nhằm mục đích đa dạng các biến đại diện cho hiệu quả khác nhau của
ngân hàng, bài nghiên cứu có bổ sung vào mơ hình hồi quy các biến mới đại diện cho
hiệu quả hoạt động (biến hiệu quả kỹ thuật) theo nghiên cứu của Nguyen, T. H. T., &
Le, H. V. (2018) và nghiên cứu của Vo, X. V., & Nguyen, H. H. (2018). Cụ thể các
phương pháp nghiên cứu được sử dụng như sau:
-

Cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm có liên quan đến việc giải thích cho

tác động của cấu trúc sở hữu đến hành vi chấp nhận rủi ro và hiệu quả hoạt động được
tổng hợp tương đối đầy đủ từ các nghiên cứu trước, để tìm ra các khe hở nghiên cứu,
đề xuất phương pháp nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu thích hợp.
-

Luận án sử dụng phương pháp hồi quy các tác động ngẫu nhiên có các biến tương

tác và các kiểm định để lựa chọn mô hình, dựa trên kết quả từ phần mềm Stata. Cụ thể,

tác giả sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mơ hình REM (mơ hình tác động
ngẫu nhiên) và mơ hình FEM (mơ hình tác động cố định) với giả thuyết H 0 là mơ hình
REM phù hợp và giả thuyết H 1 là mơ hình FEM phù hợp. Theo đó, giá trị p-value của
kiểm định nhỏ hơn 10% thì có cơ sở bác bỏ H 0, chấp nhận H1 và ngược lại. Sau đó, tác
giả sử dụng kiểm định LM để lựa chọn giữa mơ hình REM và OLS (mơ hình ước lượng
bình phương nhỏ nhất). Nếu giá trị p-value từ kiểm định này lớn hơn mức ý nghĩa 10%,


×