Tải bản đầy đủ (.pdf) (293 trang)

BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG BẰNG GIANG – KỲ CÙNG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.65 MB, 293 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC QUỐC GIA

BÁO CÁO TỔNG HỢP
QUY HOẠCH TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG BẰNG GIANG – KỲ CÙNG
ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

HÀ NỘI, 2021


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC QUỐC GIA

BÁO CÁO TỔNG HỢP
QUY HOẠCH TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG BẰNG GIANG – KỲ CÙNG
ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

HÀ NỘI, NĂM 2021


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………….1
Chương 1: THÔNG TIN CHUNG ................................................................................. 5
1.1
NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH ............................................................................ 5
1.1.1 Quan điểm ................................................................................................................ 5
1.1.2 Mục tiêu ................................................................................................................... 5
1.1.3 Phạm vi và đối tượng lập quy hoạch........................................................................ 6
1.1.4 Nội dung quy hoạch ................................................................................................. 6
1.1.5 Kỳ quy hoạch ........................................................................................................... 7


1.1.6 Sản phẩm quy hoạch ................................................................................................ 7
1.2
CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH ................................................................................. 8
1.2.1 Căn cứ pháp lý ......................................................................................................... 8
1.2.2 Căn cứ khoa học, thực tiễn....................................................................................... 8
1.2.3 Tài liệu phục vụ lập quy hoạch ................................................................................ 9
1.3
PHÂN VÙNG QUY HOẠCH TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG ........................... 10
2
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ......................................... 15
2.1
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN ........................................................................................ 15
2.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................................. 15
2.1.2 Đặc điểm địa hình .................................................................................................. 15
2.1.3 Đặc điểm tài nguyên đất ........................................................................................ 16
2.1.4 Đặc điểm tài nguyên rừng ...................................................................................... 19
2.1.5 Đặc điểm tài nguyên khoáng sản ........................................................................... 20
2.1.6 Đặc điểm khí hậu ................................................................................................... 21
2.1.7 Mạng lưới sơng ngịi .............................................................................................. 24
2.2
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI................................................. 25
2.2.1 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội ..................................................................... 25
2.2.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội ................................................................... 28
3
Chương 3: ĐÁNH GIÁ GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO XU THẾ BIẾN ĐỘNG
TÀI NGUYÊN NƯỚC ............................................................................................................. 34
3.1
ĐÁNH GIÁ SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT VÀ DỰ BÁO XU THẾ
BIẾN ĐỘNG DÒNG CHẢY MẶT ......................................................................................... 34
3.1.1 Đánh giá số lượng nước mặt .................................................................................. 34

3.1.2 Đánh giá xu thế biến động dòng chảy .................................................................... 48
3.1.3 Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt .............................................................. 49
3.2
TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT ...................................................................... 57
3.2.1 Đặc điểm địa chất thủy văn.................................................................................... 57
3.2.2 Tài nguyên và trữ lượng nước dưới đất ................................................................. 58
3.2.3 Đánh giá chất lượng nước dưới đất........................................................................ 66
3.3
ĐÁNH GIÁ TỔNG LƯỢNG TÀI NGUYÊN NƯỚC .......................................... 71
3.3.1 Đánh giá tổng lượng tài nguyên nước mặt ............................................................. 71
3.3.2 Đánh giá tổng lượng tài nguyên nước dưới đất ..................................................... 71
3.3.3 Đánh giá tổng lượng tài nguyên nước.................................................................... 72
4
Chương 4: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC, DỰ BÁO
NHU CẦU NƯỚC VÀ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG NGUỒN NƯỚC ............................... 75
4.1
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC ................................................ 75
4.1.1 Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt ................................ 75
4.1.2 Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất .......................................... 82
4.1.3 Đánh giá lượng nước sử dụng thực tế của các đối tượng ...................................... 83
4.1.4 Đánh giá hiệu quả hiện trạng khai thác, sử dụng nước .......................................... 86
1

i


Đánh giá lượng có thể khai thác, sử dụng với hiện trạng khai thác, sử dụng nước
87
4.2
DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC ............................................................. 88

4.2.1 Chỉ tiêu, tiêu chuẩn sử dụng nước ......................................................................... 88
4.2.2 Chỉ tiêu phát triển các ngành kinh tế - xã hội ........................................................ 91
4.2.3 Dự báo nhu cầu sử dụng nước ............................................................................... 97
4.2.4 Đánh giá nhu cầu sử dụng nước với hiện trạng khai thác, sử dụng nước ............ 104
4.2.5 Tỷ lệ khai thác, sử dụng giữa nước mặt và nước dưới đất trên lưu vực sông ...... 105
4.3
PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG NGUỒN NƯỚC ................................................. 105
4.3.1 Phân đoạn sông .................................................................................................... 105
4.3.2 Phân vùng chức năng nguồn nước ....................................................................... 107
5
Chương 5 : PHÂN BỔ NGUỒN NƯỚC .................................................................... 123
5.1
XÁC ĐỊNH LƯỢNG NƯỚC CÓ THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG .................... 123
5.1.1 Lượng nước mặt có thể khai thác, sử dụng .......................................................... 123
5.1.2 Xác định lượng nước dưới đất có thể khai thác, sử dụng .................................... 127
5.1.3 Xác định lượng nước có thể khai thác, sử dụng................................................... 129
5.2
XÁC ĐỊNH LƯỢNG NƯỚC BẢO ĐẢM DÒNG CHẢY TỐI THIỂU ............. 132
5.2.1 Căn cứ xác định lượng nước bảo đảm dòng chảy tối thiểu.................................. 132
5.2.2 Kết quả xác định lượng nước bảo đảm dòng chảy tối thiểu và giá trị dòng chảy tối
thiểu
133
5.3
XÁC ĐỊNH NGUỒN NƯỚC DỰ PHÒNG CẤP CHO SINH HOẠT TRONG
TRƯỜNG HỢP XẨY RA Ô NHIẾM NGUỒN NƯỚC ........................................................ 137
5.3.1 Nguồn nước dự phòng cấp cho sinh hoạt ............................................................ 137
5.3.2 Lượng nước dự phịng, thời gian dự phịng ......................................................... 138
5.4
LƯỢNG NƯỚC CĨ THỂ PHÂN BỔ ................................................................. 139
5.4.1 Xác định lượng nước mặt có thể phân bổ ............................................................ 139

5.4.2 Xác định lượng nước dưới đất có thể phân bổ ..................................................... 142
5.4.3 Xác định lượng nước có thể phân bổ ................................................................... 143
5.5
XÁC ĐỊNH TỈ LỆ PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN NƯỚC CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG
KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC .......................................................................................... 145
5.5.1 Đánh giá tình hình sử dụng nước ......................................................................... 145
5.5.2 Tính tốn cân bằng nước ...................................................................................... 152
5.5.3 Đánh giá kết quả tính tốn cân bằng nước ........................................................... 155
5.5.4 Xác định tỉ lệ phân bổ tài ngun nước ............................................................... 159
5.6
CƠNG TRÌNH ĐIỀU TIẾT, KHAI THÁC, PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN NƯỚC
166
5.6.1 Xác định lượng nước cần bổ sung ....................................................................... 166
5.6.2 Đề xuất xây dựng, bổ sung công trình ................................................................. 167
5.6.3 Danh mục cơng trình điều tiết, khai thác, sử dụng nước và phát triển tài nguyên
nước
167
6
Chương 6: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC ............................................................. 182
6.1
XÁC ĐỊNH YÊU CẦU BẢO VỆ ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC,
SỬ DỤNG NƯỚC .................................................................................................................. 182
6.1.1 Xác định danh mục khu vực rừng đầu nguồn bị suy thoái và thứ tự ưu tiên phục
hồi
182
6.1.2 Xác định danh mục các hồ cần bảo vệ ................................................................. 183
6.1.3 Xác định danh mục các đoạn sông cần bảo vệ khơng gian bảo đảm sự lưu thơng
dịng chảy 184
6.1.4 Xác định các khu vực bổ sung nhân tạo, vùng bổ cập trữ lượng cho các tầng chứa
nước

186
6.1.5 Xác định các cửa xả nước thải chính, điểm nhập lưu có tiếp nhận nước thải và cơ
sở sản suất có hoạt động xả nước thải trực tiếp vào nguồn nước ........................................... 192
4.1.5

ii


6.2
XÁC ĐỊNH YÊU CẦU BẢO VỆ ĐỐI VỚI HỆ SINH THÁI THỦY SINH ...... 195
6.3
XÁC ĐỊNH CÁC KHU VỰC BỊ Ô NHIỄM, SUY THOÁI CHẤT LƯỢNG
NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ, PHỤC HỒI NGUỒN NƯỚC ..................... 197
6.3.1 Đối với nguồn nước mặt ...................................................................................... 197
6.3.2 Đối với nguồn nước dưới đất ............................................................................... 205
7
Chương 7: PHÒNG, CHỐNG VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TÁC HẠI DO NƯỚC
GÂY RA ................................................................................................................................. 216
7.1
XÁC ĐỊNH CÁC KHU VỰC BỊ SẠT, LỞ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP
GIẢM THIỂU NGUY CƠ SẠT, LỞ...................................................................................... 216
7.1.1 Xác định các khu vực bờ sơng bị sạt, lở hoặc có nguy cơ sạt, lở ........................ 216
7.1.2 Đề xuất các biện pháp phịng, chống, khắc phục sạt, lở bờ sơng ........................ 219
7.2
XÁC ĐỊNH CÁC KHU VỰC BỊ SỤT, LÚN ĐẤT VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN
PHÁP GIẢM THIỂU NGUY CƠ SỤT, LÚN ĐẤT .............................................................. 220
7.2.1 Xác định và lập danh mục khu vực bị sụt, lún đất, khu vực có nguy cơ sụt, lún đất
220
7.2.2 Đề xuất biện pháp giảm thiểu sụt, lún đất do thăm dò, khai thác nước dưới ....... 224
8

Chương 8: XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN NƯỚC, KHAI
THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC, CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN
NƯỚC 227
8.1
NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH ............................................................................... 227
8.2
CƠ SỞ ĐỀ XUẤT MẠNG QUAN TRẮC, GIÁM SÁT ..................................... 227
8.3
ĐỀ XUẤT MẠNG QUAN TRẮC, GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN NƯỚC ........... 227
8.3.1 Mạng quan trắc, giám sát tài nguyên nước .......................................................... 227
8.3.2 Đề xuất mạng quan trắc, giám sát thực hiện quy hoạch ...................................... 229
9
Chương 9: GIẢI PHÁP, KINH PHÍ, KẾ HOẠCH VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN QUY
HOẠCH .................................................................................................................................. 232
9.1
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH .......................................................... 232
9.1.1 Đề xuất các giải pháp phi cơng trình thực hiện ................................................... 232
9.1.2 Giải pháp cơng trình ............................................................................................ 233
9.1.3 Đề xuất các dự án ưu tiên .................................................................................... 233
9.2
GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH .................................................................................... 234
9.3
TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH ............................................................ 234
9.4
KINH PHÍ THỰC HIỆN ..................................................................................... 237
9.4.1 Căn cứ đề xuất ..................................................................................................... 237
9.4.2 Kinh phí đầu tư .................................................................................................... 237
9.5
TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN QUY HOẠCH .............................................................. 237
9.5.1 Tiến độ thực hiện ................................................................................................. 237

9.5.2 Phân kỳ đầu tư ..................................................................................................... 238
10
Chương 10: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC ........................................ 239
10.1
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUY HOẠCH .................................................. 239
10.1.1 Các quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường được lựa chọn ............................... 239
10.1.2 Đánh giá sự phù hợp của Quy hoạch với quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi
trường
239
10.1.3 Đánh giá, so sánh các phương án phát triển đề xuất ............................................ 239
10.1.4 Những vấn đề mơi trường chính .......................................................................... 241
10.1.5 Đánh giá, dự báo tác động của Quy hoạch đến môi trường ................................. 242
10.1.6 Đánh giá, dự báo xu hướng tác động của biến đổi khí hậu trong việc thực hiện
Quy hoạch 245
10.1.7 Một số vấn đề còn chưa chắc chắn trong tính tốn, dự báo ................................. 245
10.2
CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CỦA ĐMC ......................................................... 245
10.3
GIẢI PHÁP DUY TRÌ XU HƯỚNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TIÊU CỰC
TRONG Q TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH ............................................................ 246
iii


10.3.1 Các giải pháp về tổ chức, quản lý ........................................................................ 246
10.3.2 Các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật .................................................................. 246
11
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 249
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 252
13

PHỤ LỤC ................................................................................................................... 253

iv


CHỮ VIẾT TẮT


Viết tắt

Viết đầy đủ

BĐKH

Biến đổi khí hậu

CN

Cơng nghiệp

CCN

Cụm công nghiệp

CLN

Chất lượng nước

NDĐ


Nước dưới đất

NN

Nông nghiệp

NM

Nước mặt

LVS

Lưu vực sông

TLV

Tiểu lưu vực

KTSD

Khai thác, sử dụng

TNN

Tài nguyên nước

TCN

Tầng chứa nước


TP

Thành phố

VN-TQ

Việt Nam – Trung Quốc

v


MỞ ĐẦU


Bằng Giang - Kỳ Cùng là một trong 10 lưu vực sông lớn của Việt Nam và
là lưu vực sơng có nguồn nước liên quốc gia giữa Việt Nam - Trung Quốc với
diện tích lưu vực 10.847 km2 thuộc 3 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Kạn.
Nguồn nước sơng Bằng Giang – Kỳ Cùng có vai trị quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, ổn định dân cư và củng cố an ninh trật
tự xã hội vùng biên giới. Với tiềm năng nguồn nước khoảng 10.000 m3/người
lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng được đánh giá là lưu vực có lượng nước
bình quân đầu người tương đối lớn, tuy nhiên phân bố lượng nước trong năm
không đều, mùa mưa lượng nước chiếm từ 65-80% tổng lượng nước cả năm bên
cạnh đó nguồn nước dưới đất trên lưu vực không giàu và khả năng khai thác rất
khó khăn.
Là lưu vực sơng nằm trong vùng động lực phát kinh tế của vùng Đông
Bắc làm cho nhu cầu khai thác, sử dụng nước của các ngành, địa phương trong
lưu vực sông đang tăng nhanh với nhu cầu nước hiện tại khoảng 465 triệu m3
đến năm 2050 là 576 triệu m3 tăng gấp 1,24 lần so với hiện tại.
Bên cạnh những khó khăn do nguồn nước phân bố không đều giữa các

tháng trong năm và nhu cầu nước tăng nhanh do phát triển kinh tế - xã hội, lưu
vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng còn đang gặp phải rất nhiều thách thức như:
(i) Tác động của biến đổi khí hậu đã làm cho lượng mưa, nguồn nước trên
lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng thay đổi một cách rõ rệt, theo kết quả tính
tốn trong q trình lập quy hoạch nhìn chung lượng mưa trên lưu vực sơng có
xu thế tăng trong mùa mưa, giảm trong mùa khô trong kỳ quy hoạch. Điều này
dẫn đến tình trạng khan hiếm nước trong mùa khơ càng nghiêm trọng nhất ở các
vùng núi cao, vùng kham hiếm nước nhất là các địa phương thuộc lưu vực sơng
Bằng Giang và tình hình lũ lụt trong mùa mưa càng diễn biến phức tạp nhất là
lưu vực sông Kỳ Cùng;
(ii) Ô nhiễm nguồn nước trên lưu vực ngày càng diễn ra trên diện rộng,
nhiều nơi chất lượng nguồn nước khơng đáp ứng cho các mục đích sử dụng
nước. Các chỉ tiêu ô nhiễm chủ yếu như colifom cao gấp 3-6 lần tiêu chuẩn cho
phép tập trung ở những nơi nguồn nước tiếp nhận nước thải sinh hoạt lớn như
sông Bằng Giang đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng, sông Kỳ Cùng đoạn chảy
qua thành phố Lạng Sơn, ô nhiễm kim loại nặng (Fe) cao gấp từ 2- 3 lần so với
tiêu chuẩn cho phép ở sông Hiến. Trong kỳ quy hoạch nhu cầu sử dụng nước
trên lưu vực tăng nhanh nhất là nước cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp đây là
nguy cơ rất lớn đối với việc duy trì chất lượng nguồn nước theo chức năng
nguồn nước nếu khơng có biện pháp kiểm sốt nước thải, chất thải trước khi đổ
vào nguồn nước cũng như các hoạt động khai thác quặng, cát, sỏi khu vực gần
nguồn nước;
(iii) Tình hình khan hiếm nước trong mùa khơ trên lưu vực đang diễn ra ở
nhiều nơi nhất vùng núi cao, vùng sâu vùng xa điều kiện tiếp cận với nguồn
1


nước rất khó khăn, nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất chủ yếu phụ
thuộc vào nước mưa, nước dưới đất trong khi đó do tác động của biến đổi khí
hậu làm cho lượng mưa mùa khơ có xu thế giảm, việc tìm kiếm, thăm dị và khai

thác nước dưới đất gặp nhiều khó khăn. Điều này là thách thức lớn nếu như
khơng có giải pháp kịp thời để quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước
trên lưu vực trong tượng lai.
Ngồi những khó khăn, thách thức về nguồn nước, khai thác, sử dụng
nước trên lưu vực sơng Bằng Giang – Kỳ Cùng cịn đang phải đối mặt với
những bất cập trong công tác quản lý khai thác, sử dụng nước của các ngành, địa
phương trên lưu vực. Hiện nay, hầu hết các ngành, địa phương trên lưu vực đã
có quy hoạch khai thác, sử dụng nước như quy hoạch thủy lợi, quy hoạch thủy
điện…và quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh. Tuy nhiên, các quy hoạch này
mới chỉ tập trung vào việc đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng nước đáp
ứng nhu cầu của từng ngành, địa phương mà chưa có đánh giá tổng thể về khả
năng khai thác, sử dụng của từng nguồn nước trên lưu vực cũng như chưa xác
định được chức năng của nguồn nước, các nguồn nước ưu tiên cho phát triển
mang tính chiến lược trên lưu vực sơng,… từ đó có giải pháp phân bổ và bảo vệ
tài nguyên nước mang tính tổng hợp.
Để giải quyết những tồn tại nêu trên nhằm chủ động được nguồn nước,
bảo vệ tài nguyên nước trong điều kiện biến đổi khí hậu, phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội các ngành, địa phương trên lưu vực sơng thì cần có quy hoạch về tài
nguyên nước.
Quá trình lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng
Nhiệm vụ Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ
Cùng được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt vào ngày 23/9/2014 (QĐ
2041/QĐ-BTNMT) với 2 nội dung: Phân bổ nguồn nước và Bảo vệ tài nguyên
nước và giao cho Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia
triển khai lập quy hoạch. Trong quá trình lập quy hoạch để sản phẩm đáp ứng
được yêu cầu mục tiêu, nhiệm vụ, Trung tâm đã xin ý kiến bằng văn bản các bộ,
ngành, địa phương và tổ chức các hội thảo, hội đồng, như sau:
(i) Tháng 4 năm 2017, Trung tâm đã có văn bản xin ý kiến các Bộ, ngành,
địa phương có liên quan về nội dung đánh giá hiện trạng, tính tốn tài ngun
nước và dự báo nhu cầu nước trên lưu vực sông. Trung tâm đã nhận được văn

bản góp ý của các Tổng Cục thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(văn bản số 54/TCTL-NN), Cục Kỹ thuật an tồn và Mơi trường công nghiệp,
Bộ Công Thương (văn bản số 926/ATMT-KSMT ngày 10/8/20017), Bộ Xây
dựng (văn bản số 473/BXD-KHCN ngày 08/9/2017), tỉnh Lạng Sơn (văn bản số
953/STNMT-TNN ngày 15/8/2017), tỉnh Bắc Kạn (văn bản số 1042/STNMTTNN ngày 09/8/2017).
(ii) Tháng 5 năm 2017, sau khi xin ý kiến góp bằng văn bản các bộ,
ngành, địa phương Trung tâm đã tổ chức hội thảo xin ý kiến, góp ý của các cơ
quan, các tổ chức và nhiều chuyên gia am hiểu về lĩnh vực tài nguyên nước, quy
2


hoạch tài nguyên nước, cũng như am hiểu về lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ
Cùng.
(iii) Tháng 8 năm 2017, Trung tâm đã tổ chức Hội thảo tại TP. Lạng Sơn,
tỉnh Lạng Sơn lấy ý kiến các cơ quản lý, các đối tượng khai thác, sử dụng nước
thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn về phương án quy hoạch và thứ tự
ưu tiên phân bổ nguồn nước.
(iv) Tháng 4 năm 2018, Trung tâm đã xin ý kiến góp ý bằng văn bản của
các địa phương trên lưu vực sông về “Dự thảo Quy hoạch tài nguyên nước Lưu
vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng” và đã nhận được văn bản góp của các tỉnh
Cao Bằng (văn bản số 766/STNMT-N,KTTV ngày 10/5/2018), Bắc Kạn (văn
bản số 649/STNMT-TNN ngày 02/5/2018) và Lạng Sơn (văn bản số
426/STNMT-NKS ngày 02/5/2018)
(v) Tháng 5 năm 2018, Trung tâm đã tổ chức Hội thảo xin ý kiến, góp ý
của các cơ quan, các tổ chức như: Viện KHKTTV, Viện QHTL, Hội Tưới tiêu,
Hội Địa chất thủy văn…và nhiều chuyên gia am hiểu về quy hoạch tài nguyên
nước, cũng như am hiểu về lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng.
(vi) Tháng 8 năm 2018, Trung tâm đã tổ chức Hội đồng thẩm định Quy
hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng.
Nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý bằng văn bản và tại các hội thảo,

hội đồng của các cơ quan, chuyên gia, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài
nguyên nước quốc gia đã sửa chữa, hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch tài nguyên nước
lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng.
Tuy nhiên, khi Luật Quy hoạch, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37
luật có liên quan đến quy hoạch có hiệu lực thì quy hoạch về tài nguyên nước
cần phải sửa đổi, bổ sung cho đúng với quy định của luật. Do đó, ngày
18/5/2020 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành quyết định số 118/QĐBTNMT phê duyệt điều điều chỉnh Nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng hợp lưu vực
sông Bằng Giang – Kỳ Cùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và giao
Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia hoàn thiện hồ sơ,
sản phẩm theo quy định.
Hồ sơ, sản phẩm chính của Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Bằng Giang
– Kỳ Cùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bao gồm: Báo cáo tổng hợp,
Báo cáo tóm tắt; 02 bản đồ tỷ lệ 1/100.000. Trong đó, Báo cáo tổng hợp Quy
hoạch tổng hợp lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng, bao gồm các nội dung
chính như sau:
Mở đầu
Chương 1: Thơng tin chung
Chương 2: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội
Chương 3: Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước và dự báo xu thế biến
động tài nguyên nước
3


Chương 4: Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước, dự báo nhu cầu
nước và phân vùng chức năng nguồn nước
Chương 5: Phân bổ nguồn nước
Chương 6: Bảo vệ tài nguyên nước
Chương 7: Phòng, chống tác hại do nước gây ra
Chương 8. Xác định hệ thống giám sát tài nguyên nước, khai thác, sử
dụng nước, chất lượng nước và xả nước thải vào nguồn nước

Chương 9: Giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện quy hoạch
Chương 10: Đánh giá môi trường chiến lược
Kết luận và kiến nghị

4


1

Chương 1: THÔNG TIN CHUNG



1.1
NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH
1.1.1 Quan điểm

Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng được xây dựng
dựa trên các quan điểm sau:
a) Bảo đảm quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sơng, thích
ứng với biến đổi khí hậu trên cơ sở thống nhất quản lý về tài nguyên nước, do cơ
quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước chịu trách nhiệm điều phối chung;
b) Bảo đảm tính tồn diện, gắn kết giữa nước mặt với nước dưới đất, giữa
khai thác, sử dụng nước, bảo vệ tài nguyên nước và phịng, chống tác hại do
nước gây ra; tính liên kết, thống nhất, hài hịa về lợi ích sử dụng nước giữa
thượng lưu và hạ lưu, giữa các địa phương và các đối tượng sử dụng nước;
c) Bảo đảm tính khả thi, phù hợp với nền tảng kỹ thuật và nguồn lực hiện
có, đồng thời phải có tính linh hoạt, đáp ứng phương thức quản lý, đầu tư, ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong quản lý, bảo vệ, khai thác, sử
dụng tài nguyên nước và phòng, chống các tác hại do nước gây ra;

d) Bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia trên cơ sở khai thác, sử dụng,
bảo vệ có hiệu quả nguồn nước. Bảo đảm công bằng, hợp lý trong khai thác, sử
dụng, bảo vệ, phát triển nguồn nước liên quốc gia trên nguyên tắc bảo vệ chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia nhằm đạt được việc sử dụng tối ưu,
bền vững lợi ích do nguồn nước mang lại đồng thời tạo cơ sở hợp tác, chia sẻ
thông tin, dữ liệu nguồn nước liên quốc gia;
đ) Bảo đảm khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với khả
năng nguồn nước, tôn trọng quy luật tự nhiên, điều kiện thực tế, khơng gây suy
thối, cạn kiệt nguồn nước;
e) Bảo đảm tính kế thừa, khai thác, sử dụng hiệu quả hệ thống hạ tầng kỹ
thuật tài nguyên nước, nhất là các hồ chứa, đập trữ nước, điều tiết nước. Các quy
hoạch có tính chất kỹ thuật chun ngành có khai thác, sử dụng nước và việc
xây dựng các công trình khai thác, sử dụng nước, điều tiết nguồn nước phải phù
hợp với quy hoạch tổng hợp lưu vực sông.
1.1.2 Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát
- Điều hòa, phân bổ công bằng, hợp lý nguồn nước giữa các đối tượng sử
dụng nước, các vùng, các tỉnh trên lưu vực sông có xét đến sự biến động nguồn
nước do tác động của biến đổi khí hậu;
- Bảo vệ được các hệ sinh thái phụ thuộc vào nước, kiểm sốt được tình
trạng gia tăng ô nhiễm nguồn nước ở các khu dân cư, khu đô thị lớn, khu công
nghiệp tập trung;
5


- Phát triển tài nguyên nước, nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng nước và
phòng, chống các tác hại do nước gây ra.
b) Mục tiêu đến năm 2030
- Ưu tiên về số lượng, chất lượng nước cho các mục tiêu phát triển kinh tế

- xã hội mang tính chiến lược, ổn định an sinh xã hội nhất là vùng sâu vùng xa,
vùng đặc biệt khan hiếm nước;
- Cơ bản giải quyết được tình trạng mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng
nước giữa các đối tượng sử dụng nước;
- Kiểm soát được các nguồn xả nước thải tập trung vào nguồn nước và
phục hồi các nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng;
- Kiểm sốt được tình trạng sạt, lở bờ, bãi sông do các hoạt động khai thác
cát, sỏi và các khống sản khác trên sơng; tình trạng sụt, lún nền đất do khai thác
nước dưới đất.
c) Mục tiêu đến năm 2050
- Chủ động được nguồn nước phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, có
xét đến tác động của biến đổi khí hậu;
- Nâng cao hiệu quả sử dụng nước, ưu tiên phân bổ nguồn nước cho các
đối tượng sử dụng nước có hiệu quả kinh tế cao và có sử dụng nước tái tạo;
- Bảo tồn các nguồn nước có ý nghĩa quan trọng đối với các hoạt động
văn hóa hóa, tín ngưỡng; bảo vệ hệ sinh thái phụ thuộc vào nguồn nước và cảnh
quan môi trường các dịng sơng.
1.1.3 Phạm vi và đối tượng lập quy hoạch
1.1.3.1 Phạm vi quy hoạch

Phạm vi thực hiện lập quy hoạch là tồn bộ diện tích lưu vực sơng Bằng
Giang - Kỳ Cùng, thuộc tỉnh Cao Bằng, tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Kạn. Tổng
diện tích tự nhiên tồn lưu vực là 10.847 km2.
1.1.3.2

Đối tượng quy hoạch

Đối tượng Quy hoạch: tài nguyên nước mặt các sông Bằng Giang, Kỳ
Cùng, Bắc Giang, Bắc Khê, Minh Khai, Hiến, Khuổi O, Thả Cao, Tả Cáy, Nậm
Cung; tài nguyên nước dưới đất trong các tầng chứa nước chính khe nứt các

trầm tích lục nguyên Triat, khe nứt karst các trầm tích Carbonat pecmi, Carbon –
pecmi, Devon.
1.1.4 Nội dung quy hoạch

a) Phân bổ nguồn nước:
- Đánh giá số lượng, chất lượng của nguồn nước, hiện trạng khai thác, sử
dụng tài nguyên nước; dự báo xu thế biến động dòng chảy, mực nước của các
tầng chứa nước, nhu cầu sử dụng nước;
- Phân vùng chức năng của nguồn nước;

6


- Xác định tỷ lệ phân bổ tài nguyên nước cho các đối tượng khai thác, sử
dụng nước, thứ tự ưu tiên và tỷ lệ phân bổ trong trường hợp hạn hán, thiếu nước;
xác định nguồn nước dự phòng để cấp nước sinh hoạt trong trường hợp xảy ra
sự cố ô nhiễm nguồn nước;
- Xác định nhu cầu chuyển nước giữa các tiểu lưu vực trong lưu vực sông,
nhu cầu chuyển nước với lưu vực sông khác;
- Xác định các cơng trình điều tiết, khai thác, sử dụng và phát triển tài
nguyên nước.
b) Bảo vệ tài nguyên nước:
- Xác định yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước đối với các hoạt động khai
thác, sử dụng nước và các hệ sinh thái thủy sinh;
- Xác định các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; đánh giá diễn biến
chất lượng nước, phân vùng chất lượng nước;
- Xác định các công trình, biện pháp phi cơng trình bảo vệ nguồn nước,
phục hồi nguồn nước bị ơ nhiễm hoặc bị suy thối, cạn kiệt để bảo đảm chức
năng của nguồn nước;
c) Xác định mạng giám sát tài nguyên nước, giám sát khai thác, sử dụng

nước và xả nước thải vào nguồn nước
d) Xác định các giải pháp thực hiện phân bổ nguồn nước, bảo vệ tài
nguyên nước
đ) Xác định kinh phí và tiến độ hoạch quy hoạch
1.1.5 Kỳ quy hoạch

Kỳ quy hoạch tài ngun nước tính đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2050.
1.1.6 Sản phẩm quy hoạch

1. Các báo cáo:
a) Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng hợp lưu vực Bằng Giang - Kỳ Cùng;
b) Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng hợp lưu vực Bằng Giang - Kỳ Cùng.
c) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
2. Các bản đồ tỷ lệ 1/100.000
a) Bản đồ tổng hợp hiện trạng tài nguyên nước lưu vực Bằng Giang - Kỳ
Cùng;
b) Bản đồ Quy hoạch tổng hợp lưu vực Bằng Giang - Kỳ Cùng.

7


1.2
CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH
1.2.1 Căn cứ pháp lý

- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017;
- Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên
quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;

- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
- Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21 tháng 1 năm 2021 của Chính phủ Ban
hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí
hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị;
- Nghị định số 37/2019/NĐ-CP, ngày 7/5/2019 của Chính phủ Quy định
chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP, ngày 27/11/2013 của Chính phủ Quy
định chi tiết một số điều của Luật Tài nguyên nước;
- Thông tư số 04/TT-BTNMT ngày 03/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên
tỉnh, nguồn nước liên tỉnh;
- Quyết định 1977/QĐ-BTNMT ngày 31/7/ 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành kế hoạch tổ chức lập quy hoạch của Bộ
Tài nguyên và Môi trường;
- Quyết định số 1757/QĐ-BTNMT ngày 11/8/2020 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc ban hành Danh mục nguồn nước liên tỉnh và nguồn nước
liên quốc gia;
- Quyết định 432/QĐ- TTG ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước quốc gia;
- Quyết số 2041/QĐ-BTNMT ngày 23 tháng 9 năm 2014, Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước lưu vực
sông Bằng – Giang Kỳ Cùng;
- Quyết số 1118/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 5 năm 2020, Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc phê duyệt điều chỉnh Nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng hợp
lưu vực sông Bằng – Giang Kỳ Cùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
1.2.2 Căn cứ khoa học, thực tiễn

- Các kết quả điều tra, khảo sát, lấy mẫu nước trong quá trình lập quy
hoạch do Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia thực hiện

và các nghiên cứu về tài nguyên nước, môi trường của các ngành, các địa
phương đã được thực hiện trên lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng;

8


- Xem xét, đánh giá kết quả tham vấn các cán bộ làm công tác quản lý tài
nguyên nước thuộc các Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng
và Bắc Kạn.
1.2.3 Tài liệu phục vụ lập quy hoạch
1.2.3.1 Tài liệu dân sinh, kinh tế

1. Niên giám thống kê năm 2018, 2019 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng
Sơn;
2. Báo cáo phát hiện trạng và định hướng triển kinh tế - xã hội năm 2018,
2019 các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn; Nhiệm vụ lập quy hoạch các tỉnh
Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn.
1.2.3.2

Tài liệu về nguồn nước

1. Số liệu về khí tượng, thủy văn:
- Tài liệu khí tượng, đo mưa của 23 trạm, trong đó có 18 trạm trong lưu
vực và 05 trạm vùng phụ cận số liệu thu thập đến năm 2019;
- Tài liệu thủy văn của 03 trạm đang hoạt động trong đó có 01 lưu lượng,
02 trạm mực nước với tài liệu thu thập đến năm 2019; ngồi ra cịn thu thập số
liệu đo lưu lượng của 08 trạm đã ngưng hoạt động và số liệu của 31 điểm đo lưu
lượng mùa kiệt;
2. Số liệu đo đạc, khảo sát bổ sung
- Đo đạc, quan trắc bổ sung trong quá trình thực hiện Dự án tại 09 vị trí;

- Lấy và phân tích mẫu nước mùa mưa và mùa khơ tại 40 vị trí.
3. Tài liệu quan trắc, điều tra đánh giá tài nguyên nước dưới đất
- Tài liệu địa chất đô thị tỷ lệ 1:25.000 đến 1:50.000 là 271,6 km2, chiếm
2,5% diện tích tồn lưu vực;
- Kết quả điều tra đánh giá, tìm kiếm tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ
1:25.000 đến 1:50.000 là 1.091,72 km2, chiếm 10,1% diện tích tồn lưu vực;
- Bản đồ địa chất thủy văn lệ 1:200.000 toàn lưu vực;
- Bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000;
- Bản đồ số nền địa hình tỷ lệ 1/50.000;
- Lấy và phân tích nước tại 45 vị trí.
1.2.3.3

Các tài liệu khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước

- Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước của các ngành thủy lợi, thủy
điện, cấp nước của các tỉnh và các báo cáo tình hình cấp phép khai thác, sử dụng
nước;
- Báo cáo hiện trạng môi trường và số liệu quan trắc môi trường của các
tỉnh trên lưu vực.

9


1.3

PHÂN VÙNG QUY HOẠCH TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG

Phân chia vùng quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng
nhằm xác định vùng cụ thể các đặc điểm tương đồng về nguồn nước, mục đích
khai thác, sử dụng nước để phân phối điều hòa nguồn nước, bảo vệ nguồn nước,

phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Vùng quy hoạch
được phân chia bảo đảm được các tiêu chí cơ bản như sau:
a) Phù hợp với vùng quy hoạch đã được phân chia ở quy hoạch cấp cao
hơn; đáp ứng được mục tiêu quản lý tài ngun nước lưu vực sơng; tích hợp với
sử dụng đất và phát triển không gian trên lưu vực sông; gắn kết với mạng lưới
kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; đảm bảo phù hợp với danh mục lưu vực sơng đã
được cấp có thẩm quyền ban hành;
b) Mức độ chi tiết của vùng quy hoạch tổng hợp lưu vực sông đảm bảo:
xác định được lượng nước, nhu cầu sử dụng nước phục vụ xây dựng các nội
dung, giải pháp quy hoạch; gắn với chức năng, mục đích sử dụng nước của đoạn
sơng; giải quyết được các vấn đề trong quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ và
phòng, chống giảm thiểu tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông.
1. Đặc điểm phân vùng các quy hoạch có liên quan đến tài nguyên nước,
khai thác, sử dụng nước trên lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng:
Tính đến nay trên lưu vực sơng Bằng Giang – Kỳ Cùng chưa có quy
hoạch về tài nguyên nước cho toàn lưu vực. Việc phân vùng quy hoạch liên
quan đến tài nguyên nước chủ yếu được thực hiện trong các quy hoạch thủy lợi
và quy hoạch tài nguyên nước của các tỉnh trên lưu vực sông.
Qua nghiên cứu thấy các vùng quy hoạch đã được phân chủ yếu phục vụ
cho việc đánh giá khả năng tưới, tiêu thoát của của hệ thống cơng trình khai
thác, sử dụng nước và đề xuất các giải pháp cơng trình tưới, tiêu thốt nước trên
từng vùng. Căn cứ vào tài liệu quy hoạch thủy lợi, tài nguyên nước của các tỉnh
và bản đổ sử dụng đất đã xác định được 14 vùng khai thác, sử dụng nước trên
lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng. Trong đó, tiểu lưu vực sơng Bằng Giang
gồm các vùng: sông Dẻ Rào, sông Bắc Vọng, sông Hiến, sông Minh Khai, sông
Bằng Giang 1 (thượng lưu), sông Bằng Giang 2 (trung lưu) và sông Bằng Giang
3 (hạ lưu); trên tiểu lưu vực sông Kỳ Cùng gồm các vùng: sông Mo pia, sông Kỳ
Cùng 1 (thượng lưu), sông Kỳ Cùng 2 (trung lưu) và sông Kỳ Cùng 3 (hạ lưu)
và sông Kỳ Cùng 4; tiểu lưu vực sông Bắc Khê; tiểu lưu vực sơng Bắc Giang.
Như vậy, trên tồn lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng được thành 16

vùng khai thác, sử dụng nước. Các vùng khai thác, sử dụng nước này sẽ là cơ sở
để tổng hợp thông tin, số liệu về hiện trạng, định hướng phát triển của các ngành
phục vụ cho việc lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông.
Bảng 1.

CÁC VÙNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG LVS BẰNG GIANG – KỲ CÙNG

TT

Ký hiệu
trên bản
đồ

Tiểu lưu vực/Vùng
khai thác

Diện tích
(km2)

I

I

Lưu vực sơng Bằng
Giang

4.331,00

10


Phạm vi


TT

Ký hiệu
trên bản
đồ

1

11

Vùng sông Dẻ Rào

695,26

2

16

Vùng
Vọng

994,60

3

13


Vùng sông Hiến

346,00

4

14

Vùng
Khai

sông

Minh

447,00

5

10

Vùng sông
Giang 1

Bằng

6

12


Vùng sông
Giang 2

Bằng

7

15

Vùng sông
Giang 3

Bằng

II

II (8)

Lưu vực sông Bắc
Khê

858,00

III

III (6)

Lưu vực sông Bắc
Giang


2.486,00

IV

IV

Lưu vực sông Kỳ
Cùng

1

4

Vùng sông Mo Pia

608,00

2

1

Vùng sông Kỳ Cùng
1

459,00

3

2


Vùng sông Kỳ Cùng
2

1.406,94

4

5

Vùng sông Kỳ Cùng
3

337,91

5

7

Vùng sông Kỳ Cùng
4

359,15

Tiểu lưu vực/Vùng
khai thác

sơng

Bắc


Diện tích
(km2)

525,58
221,50

964,06

11

Phạm vi
Huyện Hà Quảng, 7 xã huyện Hịa An,
16 xã, thị trấn huyện Ngun Bình tỉnh
Cao Bằng
Tồn bộ diện tích Huyện Hạ Lang,
Huyện Trùng Khánh, 15 xã huyện Quảng
Hịa
3 xã huyện Hịa An, 11 xã huyện
Ngun Bình và 5 phường, xã TP. Cao
Bằng tỉnh Cao Bằng.
2 xã huyện Hịa An, 2 xã huyện Ngun
Bình, 7 xã huyện Thạch An tỉnh Cao
Bằng. 3 xã Huyện Ngân Sơn Tỉnh Bắc
Kạn
18 xã huyện Hà Quảng, 7 xã Huyện Hòa
An tỉnh Cao Bằng
3 phường, xã Thành phố Cao Bằng, 15
xã Huyện Hịa An, 5 xã Huyện Ngun
Bình tỉnh Cao Bằng
5 xã của huyện Hà Quảng, 8 xã của

huyện Hòa An, 20 xã huyện Quảng Hòa,
11 xã của huyện Thạch An, 8 xã của
huyện Trùng Khánh và 6 xã phường của
thành phố Cao Bằng tỉnh Cao Bằng
11 xã huyện Huyện Thạch An tỉnh Cao
Bằng. 15 xã, thị trấn Huyện Tràng Định
tỉnh Lạng Sơn
Huyện Bình Gia, Huyện Bắc Sơn, 2 xã
huyện Huyện Tràng Định, 8 xã Huyện
Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn. 8 xã Huyện
Ngân Sơn, 3 xã Huyện Bạch Thơng và
Huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn
9 xã huyện Văn Lãng, 15 xã Huyện Văn
Quan, 4 xã Huyện Chi Lăng tỉnh Lạng
Sơn
Huyện Đình Lập, 4 xã huyện Huyện Lộc
Bình tỉnh Lạng Sơn
13 xã, phường Thành phố Lạng Sơn, 3 xã
Huyện Văn Lãng, 10 xã Huyện Cao Lộc,
10 xã Huyện Văn Quan, 7 xã Huyện Chi
Lăng, 18 xã Huyện Lộc Bình tỉnh Lạng
Sơn
5 xã Huyện Tràng Định, 8 xã Huyện Văn
Lãng, 8 xã Huyện Cao Lộc, 5 xã Huyện
Văn Quan tỉnh Lạng Sơn
9 xã Huyện Tràng Định, 8 xã Huyện Văn
Lãng tỉnh Lạng Sơn


Hình 1.


BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG THEO KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC

2. Phân vùng quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng:
Để vùng quy hoạch tổng hợp lưu vực sơng bảo đảm các u cầu trong q
trình lập quy hoạch và khả thi khi triển khai thực hiện quy hoạch vùng quy
hoạch tổng hợp đã được xem xét để phù hợp với vùng quy hoạch, mục tiêu về
quản lý tổng hợp lưu vực sông đã xác định trong Quy hoạch tài nguyên nước
giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; tích hợp với sử dụng đất, với
mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội của các ngành, địa phương trên lưu
vực và danh mục lưu vực sơng đã Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quy
hoạch điều tra cơ bản tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm
2050.
Việc phân chia vùng quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ
Cùng được kế thừa những ưu điểm của các vùng quy hoạch đã được phân chia
trong quy hoạch thủy lợi, tài nguyên nước của địa phương. Tuy nhiên, để đảm
việc quản lý tổng tài nguyên nước thống nhất theo lưu vực sông, khơng phân
chia theo đơn vị hành chính…. Với đặc điểm địa hình đồi núi, dốc, hình thành
các tiểu lưu vực sơng, các hệ thống cơng trình khai thác, sử dụng nước, tiêu
12


nước được hình theo từng tiểu lưu vực. Do đó, việc phân chia vùng quy hoạch
tổng hợp Bằng Giang – Kỳ Cùng sẽ được căn cứ chính vào đặc điểm nguồn
nước sông liên tỉnh.
Theo Danh mục các sông liên tỉnh, nguồn nước trên lưu vực Bằng Giang
– Kỳ Cùng có 10 sơng liên tỉnh, tuy nhiên có nhiều sơng ngắn, nguồn nước ít có
khả năng khai thác, sử dụng do đó sẽ lựa chọn các nguồn nước chính để phân
chia vùng quy hoạch bảo đảm xác định được lượng nước, nhu cầu sử dụng nước
phục vụ xây dựng các nội dung, giải pháp quy hoạch; giải quyết được các vấn đề

trong quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ và phòng, chống giảm thiểu tác hại do
nước gây ra trên lưu vực sơng. Dựa trên các tài liệu địa hình, địa chất, thổ
nhưỡng, thảm phủ thực vật, bản đồ hành chính, kết quả của việc chồng, ghép các
lớp bản đồ địa hình, hành chính, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng nguồn nước
và định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ
Cùng phân chia thành 04 vùng quy hoạch (tiểu lưu vực sông), cụ thể: tiểu lưu
vực sông Bằng Giang; tiểu lưu vực sông Bắc Khê; tiểu lưu vực sông Bắc Giang
và tiểu lưu vực sông Kỳ Cùng.
Bảng 2.
TT

Vùng quy hoạch

I

Tiểu lưu vực sông Bằng
Giang

II

Tiểu lưu vực sông Bắc Khê

III

Tiểu lưu vực sơng Bắc Giang

VÙNG QUY HOẠCH
Diện tích
(km2)


4.331

858

2.486

Phạm vi
- Tiểu lưu vực sơng Bằng Giang bao gồm: tồn
bộ đất đai huyện Hà Quảng, Thạch An (6/15 xã),
TP Cao Bằng, huyện Hòa An, huyện Nguyên
Bình (18/20 xã), các xã Tiên Thành, Mỹ Hưng,
Tà Lùng của huyện Quảng Hịa.
- Lưu vực sơng Bắc Vọng bao gồm: huyện Trùng
Khánh, huyện Quảng Hòa (trừ các xã Tiên
Thành, Mỹ Hưng, Tà Lùng), các xã Trung Phúc,
Thơng Hịe, Thân Giáp, Đồi Cơn của huyện
Trùng Khánh, một phần huyện Hạ Lang (trừ các
xã Minh Long, Đồng Loan, Lý Quốc, Thắng
Lợi).
Bao gồm đất đai của 2 huyện: Tràng Định (14/23
xã) thuộc tỉnh Lạng Sơn, và huyện Thạch An
(9/15 xã) của tỉnh Cao Bằng
- Tỉnh Lạng Sơn bao gồm: Tràng Định (4/22 xã),
Bình Gia (15/19 xã), Văn Lãng (4/19 xã) và Bắc
Sơn (5/19 xã)
- Tỉnh Bắc Kạn bao gồm: Ngân Sơn (3/11xã),
tồn bộ huyện Na Rì và huyện Chợ Mới (3/16 xã)

13



TT

IV

Vùng quy hoạch

Tiểu lưu vực sơng Kỳ Cùng

Tổng cộng

Hình 2.

Diện tích
(km2)

Phạm vi

3.171

- Thượng nguồn sơng Kỳ Cùng bao gồm: Huyện
Đình Lập: 3/10 xã, huyện Lộc Bình: 1/27 xã.
- Trung lưu sông Kỳ Cùng: bao gồm huyện Cao
Lộc: 6/25 xã; huyện Chi Lăng: 3/19 xã; huyện
Lộc Bình: 28/29 xã, thành phố Lạng Sơn: 7/8 xã
- Hạ lưu sông Kỳ Cùng: bao gồm các huyện Tràng
Định (7/22xã), Văn Lãng (17/20 xã), Cao Lộc
(9/21xã), Văn Quan (13/23xã) và 2/3 xã của
thành phố Lạng Sơn;
- Lưu vực sơng Pó Phịa: bao gồm Huyện Bình

Gia (4/19 xã), huyện Văn Quan (12/24 xã), huyện
Chi Lăng (3/19 xã)

10.847

BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG QUY HOẠCH

14


2

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI


2.1
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
2.1.1 Vị trí địa lý

Lưu vực sơng Bằng Giang – Kỳ Cùng gồm hai lưu vực sông chính:
(i) Lưu vực sơng Bằng Giang nằm ở phía Đơng Bắc nước ta, diện tích lưu
vực đa phần thuộc địa phận tỉnh Cao Bằng. Diện tích tồn lưu vực sơng Bằng
Giang thuộc lãnh thổ Việt Nam là 4.331 km2. Chiều dài lưu vực là 116 km;
(ii) Lưu vực sông Kỳ Cùng thuộc vùng Đông Bắc, nằm trong toạ độ địa lý
từ 21 19’00” đến 22027’30” vĩ độ Bắc và từ 106006’07” đến 107021’45” kinh độ
Đơng. Diện tích lưu vực sơng Kỳ Cùng thuộc lãnh thổ Việt Nam là: 6.515 km 2.
Chiều dài lưu vực sơng là 244 km.
0

Tồn bộ phần diện tích lưu vực sơng Bằng Giang – Kỳ Cùng thuộc phần

lãnh thổ Việt Nam khoảng 10.847 km2.
2.1.2 Đặc điểm địa hình
2.1.2.1 Sơng Bằng Giang

Địa hình lưu vực sơng Bằng Giang rất phức tạp. Địa hình ở đây hầu hết là
rừng núi hiểm trở, bị chia cắt mạnh, có nhiều dãy núi cao, một số đỉnh núi cao
trên 1000m. Cánh cung Ngân Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với
những đỉnh núi cao.
Đặc điểm chung về địa hình của lưu vực sơng Bằng Giang có một số
dạng: các xã biên giới Cao Bằng chủ yếu là núi cao và dốc, đa số là núi đá vôi
do vậy tiềm năng nguồn nước có những hạn chế; một số vùng địa hình đa phần
là nhiều đồi dạng bát úp, giao thơng quanh co đi lại khó khăn nên dân cư thưa
thớt, chậm phát triển.
2.1.2.2

Lưu vực sông Kỳ Cùng

Lưu vực sông Kỳ Cùng có địa hình phức tạp bao gồm: vùng núi cao, vùng
đá vôi, núi thấp và đồi thuộc miền Đơng Bắc nước ta. Hình thế chung của địa
hình là độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, trong khi đó sơng Kỳ
Cùng chảy giữa máng trũng Lộc Bình - Thất Khê có hướng đi ngược lại, từ
Đơng Nam lên Tây Bắc.
Thung lũng sông Kỳ Cùng chiếm phần lớn máng trũng Cao Lạng, nằm lọt
giữa một vùng núi thấp. Phía Đơng và phía Nam lưu vực là vùng đồi thấp cao độ
khoảng 500 - 600m. Địa hình phân ra hai dạng: đồi và thung lũng.
Các dạng đồi đều có sườn dốc dưới 250, có những ngọn đồi gần giống
nhau, có cùng cao độ, hình dạng đỉnh bằng sườn thoải.
Các thung lũng quanh co, uốn khúc liên tục và khơng có bậc thềm.

15



2.1.3 Đặc điểm tài nguyên đất
2.1.3.1 Lưu vực sông Bằng Giang

Phần lớn đất đai của lưu vực sông Bằng Giang nằm trên địa bàn tỉnh Cao
Bằng. Do cấu tạo nền chủ yếu là đá vôi nên ở tỉnh Cao Bằng hình thành các khu
đất thung lũng, xung quanh được bao bọc bởi các núi đá vôi dốc đứng. Qua
thống kê cho thấy đất bằng phẳng rất ít, chỉ chiếm 6,3% tiềm năng đất đai, vì
vậy cần phải giữ gìn bảo vệ để phát triển cây lương thực để đáp ứng nhu cầu
lương thực tại chỗ. Đất dốc ít chỉ chiếm 2,5% có thể tạo thành nương hoặc trống
các loại cây ăn quả, cây cơng nghiệp có giá trị kinh tế cao. Đất dốc (16÷25) o
chiếm 16,2% có thể tạo thành nương hoặc ruộng bậc thang để trồng cây hàng
năm và cây lâu năm. Những vùng gần sông, suối điều kiện nguồn nước thuận lợi
có thể trồng lúa và cây lương thực thâm canh. Đất dốc (>25 o) chủ yếu là tạo
thành nương rẫy và trồng rừng, cây lâu năm. Việc trồng cây lấy gỗ ở Cao Bằng
nên chú trọng loại cây quý hiếm và tốt, giảm bớt các cây gỗ tạp, trừ vùng cây
nguyên liệu làm giấy hoặc các sản phẩm công nghiệp khác.
Theo số liệu Kiểm kê đất đai năm 2019, diện tích đất tự nhiên của Cao
Bằng là 670.785,56 ha, bao gồm các loại đất như sau.
Bảng 3.

CÁC LOẠI ĐẤT TỈNH CAO BẰNG
Diện tích
(ha)

Loại đất

TT
TỔNG SỐ

1
1.1
1.1.1

1.1.2
1.2
1.2.1
1.2.2
1.2.3
1.3
1.4
1.5
2
2.1
2.1.1
2.1.2
2.2
2.2.1
2.2.2

Đất nơng nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
- Đất trồng lúa
- Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
Rừng sản xuất
Rừng phịng hộ
Rừng đặc dụng

Đất ni trồng thuỷ sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất ở đô thị
Đất ở nông thôn
Đất chuyên dùng
Đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp
Đất quốc phịng, an ninh
16

Cơ cấu (%)

670.026
618.684
109.263
102.187
35.523
66.664
7.076
508.930
42.468
449.547
16.915
478

100,00
92,34
16,31

15,25
5,30
9,95
1,06
75,96
6,34
67,09
2,52
0,07

13

0,00

29.654

4,43

5.527
1.064

0,82
0,16

4.463
17.040
734
1.515

0,67

2,54
0,11
0,23


Diện tích
(ha)

Loại đất

TT

Cơ cấu (%)

Đất sản xuất, kinh doanh phi nơng nghiệp
Đất có mục đích cơng cộng
Đất tơn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
Đất phi nông nghiệp khác

2.253
12.538
35
614
6.433
5

0,34
1,87

0,01
0,09
0,96
0,00

Đất chưa sử dụng
3.1
Đất bằng chưa sử dụng
3.2
Đất đồi núi chưa sử dụng
3.3
Núi đá không có rừng cây
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng, năm 2019

21.688
8.370
12.050
1.268

3,24
1,25
1,80
0,19

2.2.3
2.2.4
2.3
2.4
2.5
2.6

3

2.1.3.2

Lưu vực sơng Kỳ Cùng

Diện tích đất đai của lưu vực sơng Kỳ Cùng có nguồn gốc phát sinh trên
các nền đá mẹ gồm: đá sa thạch, đá vôi, phiến thạch sét, cuội kết và dăm kết.
Đất đồi núi hình thành do phong hóa đá mẹ tại chỗ, từ các loại đá khác nhau cho
sản phẩm phong hóa khác nhau; ngồi ra cịn có đất phù sa sơng suối, đất lúa
nước vùng đồi núi hình thành do tác động của con người qua nhiều năm.
Theo mục đích sử dụng, hiện trạng sử dụng đất trên lưu vực sông Kỳ
Cùng như bảng sau:
Bảng 4.

Loại đất

TT
1
1.1
1.1.1

1.1.2
1.2
1.2.1
1.2.2
1.2.3
1.3
1.4
1.5


CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH LẠNG SƠN
Diện tích (ha)
831009
687152
110850
83838
43896
39942
27012
574229
448259
117671
8299
1853
220

TỔNG SỐ
Đất nơng nghiệp
Đất sản xuất nơng nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
- Đất trồng lúa
- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
- Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
Rừng sản xuất
Rừng phòng hộ
Rừng đặc dụng
Đất nuôi trồng thuỷ sản

Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác

2

Đất phi nông nghiệp
2.1
Đất ở
2.1.1
Đất ở đô thị

49419
8225
1012
17

Cơ cấu (%)
100,00
82,69
13,34
10,09
5,28
4,81
3,25
69,10
53,94
14,16
1,00
0,22
0,03

5,95
0,99
0,12


TT
2.1.2
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.3
2.4
2.5
2.6
3
3.1
3.2
3.3

Loại đất
Đất ở nông thôn
Đất chuyên dùng
Đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp
Đất quốc phịng, an ninh
Đất sản xuất, kinh doanh phi nơng nghiệp
Đất có mục đích cơng cộng
Đất tơn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa

Đất sơng suối và mặt nước chuyên dùng
Đất phi nông nghiệp khác
Đất chưa sử dụng
Đất bằng chưa sử dụng
Đất đồi núi chưa sử dụng
Núi đá khơng có rừng cây
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn, năm 2019

Diện tích (ha)
7213
29503
125
11076
999
16372
101
562
10991
37

Cơ cấu (%)
0,87
3,55
0,02
1,33
0,12
1,97
0,01
0,07
1,32

0,004

94438
1860
24442

11,36
0,22
2,94

68136

8,20

Trên lưu vực sơng Kỳ Cùng cịn 105.798,99 ha đất chưa sử dụng, chiếm
12,72% diện tích đất tự nhiên, bao gồm các loại sau;
Diện tích 53.582,12 ha, chiếm 50,65% diện tích chưa sử dụng, phân bố
chủ yếu ở các huyện Lộc Bình, Văn Lãng, Tràng Định và Đình Lập. Đây là
những khu vực đồi núi có khả năng cải tạo để sản xuất nông lâm nghiệp, phù
hợp cho việc trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, tạo cảnh quan và bảo vệ mơi
trường sinh thái, đồng thời có thể khai thác một phần diện tích này để trồng các
loại cây lâu năm, nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất. Ngoài ra diện tích đất chưa
sử dụng cũng có thể đáp ứng một phần nhỏ cho nhu cầu sử dụng phi nơng
nghiệp.
Diện tích 49.656,50 ha, chiếm 46,93% đất chưa sử dụng. Trong những
năm tới phần diện tích này cần được bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và mơi
trường, bên cạnh đó một phần diện tích được khai thác để làm vật liệu xây dựng
và nguyên liệu sản xuất xi măng.

18



×