Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ DIỄM HƢƠNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HĨA
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG
MÃ SỐ: 8 34 04 03

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ ANH XUÂN

HÀ NỘI – 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn
quận Hồn Kiếm , thành phố Hà Nội là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu tập hợp và kết quả nghiên cứu trong luận văn trung thực, các kết quả
trích dẫn đều đƣợc ghi rõ nguồn gốc cũng nhƣ trong phần tài liệu tham khảo.



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Học viện Hành chính Quốc
gia, tơi đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm cũng nhƣ giúp đỡ của nhiều cá nhân
và tập thể để hoàn thiện luận văn của mình.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và chân thành tới TS. Lê Anh Xuân, là
cô giáo đã hƣớng dẫn khoa học cho tôi, sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của cơ
đã giúp tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc Học viện, thầy
giáo viên chủ nhiệm cùng các thầy cô đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong
suốt q trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện đề tài nghiên cứu khoa học này.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị chuyên viên Phịng Văn hóa và Thơng
tin quận Hồn Kiếm và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi về mọi mặt để tơi hồn thành
tốt q trình học tập và nghiên cứu đề tài luận văn này.
Tuy nhiên điều kiện về năng lực bản thân còn hạn chế, chuyên đề nghiên
cứu khoa học chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận
đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp để bài
nghiên cứu của tơi đƣợc hồn thiện hơn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2019
Tác giả Luận văn

Nguyễn Thị Diễm Hƣơng


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DSVH

: Di sản văn hóa


HĐND

: Hội đồng nhân dân

UBND

: Ủy ban nhân dân

MTTQ

: Mặt trận Tổ quốc

Sở VHTT& DL

: Sở Văn hóa – Thơng tin và Du lịch

Phịng VH & TT

: Phịng Văn hóa và Thơng tin

CMKC

: Cách mạng kháng chiến

VHTT

: Văn hóa – Thơng tin


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH
SỬ - VĂN HÓA .................................................................................................... 9
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài Luận văn ............................... 9
1.1.1. Di tích .......................................................................................................... 9
1.1.2. Di tích lịch sử - văn hóa ............................................................................ 11
1.1.3. Quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa .......................................... 16
1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nƣớc về di tích lích sử - văn hóa .................. 18
1.2.1. Do vai trị, giá trị của di tích lịch sử văn hóa ............................................ 18
1.2.2. Thách thức của cơ chế thị trƣờng và quá trình hội nhập........................... 20
1.2.3. Cơng tác quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa ............................ 21
1.2.4 Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý di tích lịch – văn hóa ...................... 23
1.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa .............................. 25
1.3.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển,
bảo vệ và phát huy các di tích lích sử - văn hóa ................................................. 26
1.3.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy định pháp luật về các di
tích lịch sử - văn hóa ........................................................................................... 26
1.3.3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích
lích sử - văn hóa; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về di tích lích sử văn hóa ................................................................................................................ 27
1.3.4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dƣỡng cán
bộ chuyên môn về quản lý văn hóa – xã hội ....................................................... 31
1.3.5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị
của di tích lịch sử - văn hóa................................................................................. 31
1.3.6. Tổ chức chỉ đạo cơng tác khen thƣởng trong việc bảo vệ và phát triển các
giá trị lịch sử văn hóa của di tích lịch sử - văn hóa............................................. 32
1.3.7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại tố cáo
và xử lý vi phạm pháp luật về tổ chức ở di tích lịch sử - văn hóa ...................... 32


1.4. Các yếu tố tác động đến việc quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn

hóa ....................................................................................................................... 33
1.4.1. Yếu tố con ngƣời ....................................................................................... 33
1.4.2. Yếu tố thiên nhiên khí hậu ........................................................................ 34
1.4.3. Yếu tố chính trị.......................................................................................... 34
1.4.4. Yếu tố kinh tế ............................................................................................ 34
1.4.5. Yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán ......................................................... 35
1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa ở một số địa
phƣơng ................................................................................................................. 35
1.5.1. Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội ............................................................. 35
1.5.2. Quận Hai Bà Trƣng, thành phố Hà Nội .................................................... 38
1.5.3. Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội ............................................................ 41
1.5.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội ............ 43
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ...................................................................................... 45
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ
- VĂN HĨA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI47
2.1. Khái quát chung về quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội .......................... 47
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ................................................................. 47
2.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.......................................................... 48
2.1.3. Đặc điểm truyền thống, con ngƣời Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội ......... 51
2.2. Thực trạng hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hồn Kiếm52
2.2.1. Số lƣợng và loại hình ................................................................................ 52
2.2.2. Đặc điểm chung của di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hoàn
Kiếm, thành phố Hà Nội ..................................................................................... 55
2.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa trên địa
bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội ............................................................ 57
2.3.1. Xây dựng chỉ đạo chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển sự
nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hoàn
Kiếm .................................................................................................................... 60



2.3.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy định pháp luật về các di
tích lịch sử - văn hóa ........................................................................................... 62
2.3.3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy các giá trị di tích lịch
sử - văn hóa; tun truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về di tích lịch sử - văn
hóa ....................................................................................................................... 65
2.3.4. Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ chun mơn về quản lý di tích lịch sử văn hóa ................................................................................................................ 69
2.3.5. Lập kế hoạch và huy động, sử dụng nguồn lực cho công tác bảo tồn các di
tích lịch sử - văn hóa ........................................................................................... 69
2.3.6. Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ nhằm giữ gìn và phát huy giá
trị các di tích ........................................................................................................ 72
2.3.7. Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế và phát huy giá trị di sản văn hóa........... 75
2.3.8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo
về di tích lịch sử - văn hóa .................................................................................. 76
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc ......................................................... 78
2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc ............................................................................ 78
2.4.2.Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................. 82
2.4.3. Các vấn đề đặt ra từ thực trạng quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn
hóa trên địa bàn quận Hồn Kiếm ....................................................................... 84
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ...................................................................................... 87
Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HĨA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN
KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................................................... 89
3.1. Quan điểm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa trên địa
bàn quận Hồn Kiếm, thành phố Hà Nội ............................................................ 89
3.1.1. Thống nhất quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận
Hoàn Kiếm .......................................................................................................... 91
3.1.2. Quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa phải bảo tồn và phát huy
đƣợc các giá trị di tích trên địa bàn quận, phải đảm bảo tính trung thực, tính
nguyên gốc của di tích ......................................................................................... 92



3.1.3. Quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa phải bảo tồn và phát huy
đƣợc giá trị các di tích gắn với cộng đồng, vì cộng đồng ................................... 93
3.1.4. Quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa phải bảo tồn và phát huy
đƣợc giá trị các di tích gắn với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng ...... 94
3.2. Giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa trên địa
bàn quận Hồn Kiếm, Thành phố Hà Nội ........................................................... 96
3.2.1. Xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá
trị các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hồn Kiếm ............................ 96
3.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về di tích lịch
sử văn hóa ............................................................................................................ 98
3.2.3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch
sử - văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa trên
địa bàn quận Hồn Kiếm ..................................................................................... 98
3.2.4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dƣỡng đội
ngũ cán bộ làm công tác quản lý các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận
Hồn Kiếm ........................................................................................................ 101
3.2.5. Tăng cƣờng xã hội hóa để huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để
bảo vệ, gìn giữ, phát huy các di tích trên địa bàn quận..................................... 102
3.2.6. Đẩy mạnh cơng tác thi đua, khen thƣởng tạo động lực nâng cao chất lƣợng
quản lý các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hồn Kiếm ................. 104
3.2.7. Tăng cƣờng sự phối hợp liên ngành trong quản lý nhà nƣớc về các di tích
lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm ................................................ 104
3.2.8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nƣớc về các di tích lịch sử - văn
hóa trên địa bàn quận Hồn Kiếm ..................................................................... 105
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .................................................................................... 107
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 112
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 117



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản vơ giá của quốc gia, là di sản văn hóa phi
vật thể và vật thể, mang trong mình rất nhiều giá trị vƣợt không gian và thời
gian. Trải qua nhiều biến cố nhƣ chiến tranh, loạn lạc, động đất, lũ lụt, thiên
tai,…nhiều cơng trình có giá trị lịch sử bị tàn phá. Do vậy, công tác quản lý nhà
nƣớc đối với các di tích lịch sử - văn hóa cần đƣợc đặt ra và coi trọng.
Mặt khác, trong quá trình hội nhập và phát triển, Việt Nam hiện nay cũng
nhƣ rất nhiều nƣớc trên thế giới chú ý khai thác thế mạnh vốn có của mình - giá
trị của các di tích lịch sử văn hóa để phát triển kinh tế - xã hội. Q trình khai
thác này cần đến cơng tác quản lý nhà nƣớc (QLNN) về các di tích. Đảng và nhà
nƣớc ta có chủ trƣơng, chính sách phát triển văn hóa, bảo vệ, giữ gìn và phát huy
giá năm, ngày 16-7-1998, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ƣơng
khóa VIII đã ban hành Nghị quyết về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Nghị quyết đã bổ sung, phát triển, làm
sâu sắc, phong phú hơn kho tàng lý luận văn hóa, đƣờng lối văn hóa của Đảng
và mở đƣờng cho thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam thu trị của
di tích lịch sử - văn hóa quốc gia vì lợi ích chung của xã hội. Cách đây hơn 20
đƣợc những thành tựu to lớn trong hai thập niên qua. Nghị quyết Hội nghị Trung
ƣơng 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc đã đề ra quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp cơ
bản cho việc xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững đất nƣớc. Chiến lƣợc phát triển văn hóa đến năm 2020
ban hành kèm theo Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 6-5-2009 của Thủ tƣớng
Chính phủ đã xác định mục tiêu và nhiệm vụ phát triển văn hóa đến năm 2020.
Coi trọng và gắn văn hóa với phát triển, coi văn hóa là nhân tố đảm bảo cho sự
phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Di sản văn hóa phi vật thể là nền tảng hun


1


đúc nên bản sắc văn hóa và hệ giá trị của văn hóa dân tộc, là nguồn lực để phát
triển cả về kinh tế và văn hóa tinh thần.
Tháng 7-2004, Hội nghị lần thứ mƣời Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa IX
đã ra Kết luận về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khóa VIII) về xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong những năm
sắp tới. Đại hội lần thứ X của Đảng (4-2006) khẳng định: “Tiếp tục phát triển
sâu rộng và nâng cao chất lƣợng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa
thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”.
Di tích lịch sử - văn hóa là một phần quan trọng của di sản văn hóa, là tài sản
quý của dân tộc, thể hiện giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, kiến trúc nghệ thuật
qua từng thời kỳ của lịch sử. Di tích lịch sử - văn hóa chính là phƣơng tiện
truyền đạt của thế hệ trƣớc cho thế hệ sau những tinh hoa văn hóa của dân tộc,
trong đó có cả tín ngƣỡng, tâm linh. Do vậy, bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch
sử - văn hóa dân tộc khơng chỉ là nhiệm vụ riêng của những ngƣời làm công tác
văn hóa, mà là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị, của tồn xã hội, là
trách nhiệm của mỗi con ngƣời đối với quê hƣơng mình sinh ra, đối với cả dân
tộc.
Di tích lịch sử - văn hóa là cái nôi của nhân loại, phản ánh lịch sử hiện tại và
tƣơng lai của một dân tộc, trong đó có các bằng chứng sống tồn tại theo thời
gian, đó chính là các di tích đánh giá các cột mốc của từng thời đại mà nguy cơ
xuống cấp ngày càng hiện hữu, vì nhiều lý do thiên nhiên, mơi trƣờng, xã
hội.v.v. nên để bảo vệ cho các thế hệ kế tiếp thì ta cần phải quan tâm, bảo vệ, tu
bổ một cách có hiệu quả và thống nhất. Trong đó vai trò của nhà nƣớc là dẫn
dắt, quản lý và định hƣớng có hệ thống để di tích khơng bị mất đi các giá trị
nhân văn của từng thời đại.
Hiện nay, đất nƣớc ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Điều này sẽ tạo ra những thuận lợi và khó khăn cho vấn đề quản lý hệ thống di
sản văn hóa của cả nƣớc nói chung và quận Hồn Kiếm, thành phố Hà Nội nói
2


riêng. Hồn Kiếm là quận ở vị trí trung tâm Thủ đô, nơi hội tụ và kết tinh những
tinh hoa văn hóa, truyền thống lịch sử của Thăng Long – Hà Nội. Đây cũng là
địa bàn có nhiều di tích mang giá trị đặc trƣng, tiêu biểu, đa dạng và phong phú.
Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên
địa bàn luôn đƣợc quận xác định là nhiệm vụ quan trọng. Tuy nhiên, thực trạng
quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hồn Kiếm cịn
có những bất cập và hạn chế trong việc bảo vệ và giữ gìn các di tích. Cơng tác
quản lý nhà nƣớc về các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hồn Kiếm
đang đứng trƣớc các khó khăn nhƣ: hiện tƣợng di tích bị lấn chiếm bởi ngƣời
dân sinh sống và kinh doanh trở thành vi phạm diễn ra khá phổ biến; hoặc hiện
tƣợng sử dụng diện tích đất của di tích để xây dựng các cơng trình với mục đích
khác nhau,...
Việc tơn tạo, giữ gìn, bảo vệ, phát huy những giá trị của các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận Hồn Kiếm nói riêng, cả nƣớc nói chung đang là một
trong những nhiệm vụ cấp bách của các cấp chính quyền, trong đó có hệ thống
cơ quan hành chính nhà nƣớc.
Vì những lí do trên, chúng tơi chọn: “Quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn
thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công, mã số 8 34 04 03.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Vấn đề nghiên cứu, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa cũng nhƣ khai thác tiềm
năng của các di tích lịch sử - văn hóa là vấn đề đã đƣợc các nhà khoa học quan
tâm, nghiên cứu dƣới nhiều góc độ: lịch sử, văn hóa, kiến trúc, quản lý
cơng…Trong luận văn này học viên đề cập tới một số cơng trình khoa học đã
đƣợc công bố liên quan đến đề tài luận văn.
Năm 2002, để phục vụ cho công tác nghiên cứu, tìm hiểu về di tích lịch sử văn hóa và tuyên truyền giáo dục truyền thống, Thƣờng trực Ban Chỉ đạo Quốc
gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Ủy ban nhân dân quận Hoàn

Kiếm, đƣợc sự hƣởng ứng và đóng góp nhiệt tình của các nhà khoa học và cán
3


bộ quản lý văn hóa đã chỉ đạo và biên soạn cuốn sách: “Di tích lịch sử - văn hóa
trong khu phố cổ và xung quanh hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội”. Đây là một tuyển tập
nghiên cứu phổ cập khoa học, bao gồm lý luận tổng quan và cụ thể chi tiết về di
tích lịch sử - văn hóa trong phạm vi quận Hoàn Kiếm – Hà Nội. Cuốn sách gồm
hai phần, phần thứ nhất giới thiệu “tổng quan”, 6 chuyên đề chính; phần thứ hai
“Những di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu” giới thiệu 57 di tích chính trong địa
bàn khu phố cổ và xung quanh hồ Hồn Kiếm [6].
Luận văn Thạc sỹ Quản lý cơng, Học viện Hành chính Quốc gia của tác giả
Vũ Thế Hùng (2017) : “Quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa trên địa
bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa”. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu lý luận và
thực tế quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa, phân tích tiềm năng các di
tích lịch sử - văn hóa và đƣa ra định hƣớng khai thác các di tích lịch sử - văn hóa
phục vụ hoạt động phát triển của cộng đồng và du lịch.trên địa bàn huyện Tĩnh
Gia, tỉnh Thanh Hóa [20].
Luận văn Thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia của tác giả
Đỗ Thu Hằng (2018) : “Quản lý nhà nƣớc về hoạt động văn hóa thơng tin tại các
phƣờng của quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội”. Tác giả nghiên cứu thực trạng
quản lý nhà nƣớc về các hoạt động văn hóa thơng tin tại các phƣờng trên địa bàn
quận Hoàn Kiếm [19].
Luận văn thạc sỹ Quản lý Văn hóa, Đại học Sƣ phạm Nghệ thuật Trung
ƣơng của tác giả Lê Ngọc Hải (2017): “Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình
Phùng Khoang, phƣờng Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội”.
Tác giả đã tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động quản lý DSVH
ở đình Phùng Khoang những năm gần đây, trong đó đi sâu vào hai nội dung cơ
bản là các hoạt động bảo tồn các di tích nhằm gìn giữ, bảo vệ di tích chống lại
sự xâm hại của con ngƣời và thiên nhiên, kéo dài tuổi thọ cho di tích [18].

Luận văn thạc sỹ Quản lý Văn hóa, Đại học Sƣ phạm Nghệ thuật Trung
ƣơng của tác giả Nguyễn Phƣơng Loan (2018): “Công tác quản lý di tích Đền –
Đình Kim Liên, phƣờng Phƣơng Liên, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội”. Tác
4


giả khảo sát phân tích, đánh giá những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn
chế trong công tác quản lý di tích đền - đình Kim Liên; tìm hiểu quá trình xây
dựng đền để từ bối cảnh địa lý văn hóa mà các di tích thờ bốn vị thần thiêng trở
thành các không gian địa lý, tâm linh của di tích lịch sử văn hóa đền đình - Kim
Liên có tuổi thọ 1000 năm tuổi, trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, vẫn
trƣờng tồn cùng thời gian và trở thành niềm tự hào của Thủ đô Hà Nội nói
chung, của ngƣời dân làng Kim Liên nói riêng [22].
Đề án: “Tập trung bảo tồn và phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa trên
địa bàn quận Hoàn Kiếm, mở rộng hợp tác Quốc tế” (Đảng bộ quận Hồn Kiếm
tháng 11/2016). Đề án nhằm thơng tin tuyên truyền, giáo dục góp phần nâng cao
nhận thức, ý thức trách nhiệm của các ngành, các cấp đặc biệt là các tầng lớp
nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa [14].
Bài báo 2 kì “Chuyện dài bảo tồn di tích trong phố cổ” của tác giả Huyền
Trang. Khu phố cổ Hà Nội là nơi lƣu trữ giá trị lịch sử, văn hóa và phong cách
sống của ngƣời dân Hà Nội. Những giá trị ấy nằm ngay trong hệ thống kiến trúc,
sự phân loại khá rõ nét trong hệ thống di tích kiến trúc tơn giáo, di tích lịch sử
cách mạng và cả những ngành nghề đặc trƣng của từng con phố [44].
Các cơng trình trên đã trình bày, đề cập đến di tích lịch sử - văn hóa với
nhiều nội dung, nhiều hƣớng nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên chƣa có cơng
trình cụ thể nào nghiên cứu sâu về QLNN về di tích lịch sử - văn hóa trên địa
bàn quận Hồn Kiếm, thành phố Hà Nội. Vì vậy trong luận văn này tác giả kế
thừa, tiếp thu các cơng trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trƣớc để nghiên
cứu và kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học
đã đƣợc cơng bố.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục đích nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý nhà nƣớc về di
tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hồn Kiếm, thành phố Hà Nội; từ đó đề

5


xuất các giải pháp tăng cƣờng QLNN về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận
Hồn Kiếm trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích nghiên cứu nhƣ trên, luận văn xác định các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Xác định, phân tích cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn
hóa.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử
- văn hóa trên địa bàn quận Hồn Kiếm, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn
hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là cơng tác quản lý nhà nƣớc về di tích
lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hồn Kiếm, thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử Văn
hóa trên địa bàn một quận.
- Phạm vi nghiên cứu về khơng gian: quận Hồn Kiếm, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: từ năm 2014 đến 2018.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận

Luận văn đƣợc nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác – Lê nin; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các chủ
trƣơng chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc về Văn hóa, di sản văn hóa.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài, tác giả sử dụng kết hợp một
số phƣơng pháp nghiên cứu sau:

6


- Phƣơng pháp thống kê: thu thập các nguồn tƣ liệu, các nghiên cứu về công
tác quản lý, bảo tồn và phát triển các lễ hội văn hóa truyền thống của các địa
phƣơng trong nƣớc và trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
- Phƣơng pháp điều tra xã hội học bằng hình thức phát phiếu điều tra đến các
cán bộ và nhân dân quận Hoàn Kiếm, các nhà nghiên cứu quan tâm đến quản lý
các di tích lịch sử trên địa bàn quận.
- Phƣơng pháp đối sánh: so sánh, đánh giá những hoạt động liên quan đến
việc quản lý lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn quận Hồn Kiếm với các
địa phƣơng khác trong cả nƣớc nhằm đúc kết kinh nghiệm cho việc thực hiện đề
tài nghiên cứu.
Bên cạnh đó đề tài cịn đƣợc thực hiện bằng việc sử dụng các phƣơng pháp
khác nhƣ: Phƣơng pháp thực địa, phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, phƣơng pháp
diễn dịch, quy nạp, phƣơng pháp khái quát hóa, phƣơng pháp quan sát, phƣơng
pháp sƣu tầm số liệu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có một số đóng góp về lý luận và thực tiễn
nhƣ sau:
6.1. Về lý luận
Tập hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa.
6.2. Về thực tiễn

Luận văn đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị các di tích lịch sử
- văn hóa trên địa bàn quận Hồn Kiếm, thành phố Hà Nội.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung của luận văn kết cấu thành 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa.

7


Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn hóa trên địa
bàn quận Hồn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về di tích
lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Hồn Kiếm, thành phố Hà Nội.

8


Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HĨA
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài Luận văn
1.1.1. Di tích
Muốn tìm hiểu khái niệm di tích, trƣớc hết phải hiểu về di sản văn hóa.
Theo quy định của Luật Di sản văn hóa đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hịa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001, Luật sửa
đổi bổ sung, một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009 thì di sản văn hóa
bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh
thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này

sang thế hệ khác ở nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì Di sản đƣợc hiểu là “1. Tài sản thuộc sở
hữu của ngƣời đã chết để lại: kế thừa di sản của bố mẹ. 2. Giá trị tinh thần và vật
chất của văn hóa thế giới hay một quốc gia một dân tộc để lại: di sản văn hóa”
[52, tr. 533].
Di sản của các hiện vật vật lý và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm
hay xã hội đƣợc kế thừa từ các thế hệ trƣớc, đã duy trì đến hiện nay và dành cho
các thế hệ mai sau [3]. Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (nhƣ các tịa nhà,
cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật, và các hiện vật), văn hóa phi vật
thể (nhƣ văn hóa dân gian, truyền thống, ngơn ngữ và kiến thức) và di sản tự
nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học).
Di sản văn hóa là những giá trị văn hóa tích lũy trong suốt q trình hàng
ngàn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc đƣợc lƣu giữ lại. Những di sản
này rất phong phú, đa dạng tồn tại dƣới nhiều loại hình khác nhau.
Di sản văn hóa vật thể
Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích
lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
9


Di sản văn hóa phi vật thể
Là các sản phẩm tinh thần có giá trị, lịch sử, văn hóa, khoa học đƣợc lƣu
giữ bằng trí nhớ, chữ viết và đƣợc lƣu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình
diễn và các hình thức lƣu giữ, lƣu truyền khác.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì Di tích đƣợc hiểu là “1. Các loại dấu vết
của quá khứ chủ yếu là nơi cƣ trú và mộ táng của ngƣời xƣa đƣợc khảo cổ học
nghiên cứu. 2. Di sản văn hóa lịch sử bất động: di tích văn hóa” [52, tr. 533].
Theo Bách khoa tồn thư mở thì Di tích được hiểu: là dấu vết của quá
khứ còn lƣu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và
lịch sử [3]. Ở Việt Nam, 1 di tích khi đủ các điều kiện sẽ đƣợc công nhận theo

thứ tự: di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt. Tính đến
năm 2014, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3.000 di
tích đƣợc xếp hạng di tích quốc gia và hơn 7.000 di tích đƣợc xếp hạng cấp tỉnh.
Mật độ và số lƣợng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với
tỷ lệ chiếm khoảng 70% di tích của Việt Nam. Trong số di tích quốc gia có 62 di
tích quốc gia đặc biệt và trong số đó có 8 di sản thế giới.
Di tích là dấu tích, cơng trình xây dựng, là bằng chứng của sự tiến hóa hay
biến cố về lịch sử, có ý nghĩa về văn hóa; di tích là cổ vật bất động sản, là di sản
văn hóa phi vật thể.
Có các loại di tích nhƣ: Cơng trình kiến trúc nghệ thuật; Di tích nhà thờ để
tƣởng niệm ngƣời chết, thƣờng ở trên hoặc gần mộ của họ; Di vật và đài tƣởng
niệm để tƣởng niệm ngƣời chết, thƣờng là nạn nhân chiến tranh; Những cột
thƣờng đƣợc chụp hoặc vẽ lên đó với một pho tƣợng; Mộ đá tạo thành đài kỷ
niệm nhỏ cho một ngƣời chết; Lăng mộ và các ngôi mộ để đến cõi chết; Những
tảng đá nguyên khối đƣợc dựng nên những mục đích tơn giáo hay để ghi nhớ;
Những gò đất dựng nên để kỷ niệm những lãnh đạo lớn hay những sự kiện; Bia
tƣởng niệm thƣờng đƣợc dựng lên để tƣởng niệm các nhà lãnh đạo vĩ đại;
Những pho tƣợng của những cá nhân nổi tiếng; Đền hoặc cơng trình xây dựng
cho những cuộc hành hƣơng tơn giáo, nghi lễ hay các mục đích kỷ niệm; Hồ sơ,
10


cách trình bày thiết kế cho những tƣợng đài thành thị; Những di vật kỷ niệm
những thành công quân đội; Toàn bộ khu vực thành lập nhƣ là đài tƣởng niệm
để tƣởng niệm tội ác chiến tranh; Những thắng cảnh đẹp.
1.1.2. Di tích lịch sử - văn hóa
Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì Di tích lịch sử - văn hóa đƣợc hiểu là
“Tổng thể những cơng trình, địa điểm, đồ vật, hoặc tác phẩm, tài liệu có giá trị
lịch sử hay giá trị văn hóa đƣợc lƣu lại” [52, tr. 533]
Theo Bách kháo tồn thư mở: Di tích lịch sử - văn hóa là những cơng

trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học
nghệ thuật, giá trị văn hóa hoặc có liên quan đến những sự kiện lịch sử, q trình
phát triển văn hóa, xã hội [3].
Di tích lịch sử - văn hóa là di tích mang tầm cỡ có chiều sâu và bề dày của
lịch sử, mang đậm nét văn hóa. Di tích lịch sử là cơng trình xây dựng, địa điểm
và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm đó có giá trị
lịch sử, văn hóa, khoa học.
Di tích lịch sử - văn hóa là những khơng gian vật chất cụ thể, khách quan
trong đó có chứa các điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con ngƣời trong
lịch sử sáng tạo ra. Di tích lịch sử - văn hóa là những dấu tích, dấu vết hoạt động
của con ngƣời trong q khứ, di tích là những gì cịn lại so với thời gian, những
thông tin trực tiếp từ di tích lịch sử - văn hóa quốc gia và sử liệu từ các di vật có
trong di tích góp phần nghiên cứu lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam. Chúng
ta có thể nhận biết kiến trúc của các di tích lịch sử - văn hóa trải qua các thời đại
thơng qua các dấu tích, di vật cịn sót lại. Ví dụ chúng ta có thể biết đƣợc kiến
trúc các ngơi đình làng đa dạng ở khu vực đồng bằng sông Hồng thay đổi qua
các thời kỳ, dựa vào dấu tích cịn lại của kiến trúc đình làng ngƣời ta có thể suy
ra niên đại của các ngơi đình, chẳng hạn nhƣ những ngơi đình có niên đại sớm
hơn thƣờng có ván sàn đình. Di vật đƣợc bảo lƣu ở các di tích, là nguồn sử liệu
trực tiếp mang lại nhiều thông tin thú vị cho các nhà nghiên cứu trên các lĩnh
vực khác nhau nhƣ tôn giáo, địa lý, lịch sử, thông qua di vật ở di tích nhƣ quả
11


chuông đƣợc đúc năm nào hay nội dung văn bia có thể suy ra niên đại khởi dựng
và trùng tu lại ngôi chùa, xem qua tƣợng thờ, nghệ thuật chạm khắc thông tin
cho chúng ta biết đƣợc sự xuất hiện của tín ngƣỡng dân gian khác nhau qua các
thời kỳ,...
Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia là một bộ phận quan trọng của di sản
văn hóa dân tộc, là nguồn sử liệu trực tiếp cho ta những thông tin quan trọng để

khôi phục những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Thuộc di sản văn hóa
phi vật thể, là sản phẩm của vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, di tích
lịch sử - văn hóa là cơng trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia thuộc cơng trình địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Di tích
lịch sử - văn hóa nói chung do nhân dân tạo ra, là kết quả của hoạt động sáng tạo
văn hóa bao gồm cả vật chất và tinh thần, một bộ phận quan trọng của di sản văn
hóa dân tộc. Tiềm ẩn trong mỗi di tích lịch sử - văn hóa quốc gia có những giá
trị cao cả về văn hóa và về mặt kinh tế, những yếu tố hấp dẫn rất lớn không thể
thiếu để góp phần vào việc giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.
Trong luận văn này, tác giả tiếp cận khái niệm di tích lịch sử văn hóa nhƣ
sau: Di tích lịch sử - văn hóa là cơng trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học.
Theo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi và bổ sung năm 2009), khoản 1, Điều
28 đƣợc sửa đổi bổ sung: Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí
sau:
- Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu
của quốc gia hoặc của địa phƣơng.
- Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của các anh
hùng dân tộc, doanh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hƣởng tích cực đến sự phát
triển của quốc gia hoặc của địa phƣơng trong các thời kỳ lịch sử.
- Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu.

12


- Cơng trình kiến trúc nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô
thị và địa điểm cƣ trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển
kiến trúc nghệ thuật.
Theo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi và bổ sung năm 2009), khoản 2, Điều

29 đƣợc sửa đổi bổ sung: Di tích lịch sử - văn hóa là di tích có giá trị tiêu biểu
cấp quốc gia bao gồm:
- Cơng trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng
của dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, doanh nhân, nhà hoạt động chính trị,
văn hóa nghệ thuật, khoa học nổi tiếng có ảnh hƣởng quan trọng đối với tiến
trình lịch sử của dân tộc.
- Cơng trình kiến trúc, nghệ thuật kiến trúc, tổng thể kiến trúc, tổng thể
kiến thúc đơ thị và địa điểm có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển
kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam.
Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển văn
hóa khảo cổ.
Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kiện kết hợp giữa cảnh
quan thiên nhiên với cơng trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên
có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học và hệ sinh thái
đặc thù.
Căn cứ Khoản 1 Điều 28, Điều 29 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Di sản văn hóa, Điều 11 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của
Chính phủ Việt Nam quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn
hóa, các di tích đƣợc phân loại nhƣ sau:
-Di tích lịch sử ( di tích lƣu niệm sự kiện, di tích lƣu niệm danh nhân);
- Di tích kiến trúc nghệ thuật;
- Di tích khảo cổ;
- Danh lam thắng cảnh

13


Di tích lịch sử - văn hóa là cơng trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học.

Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các
thời kỳ cách mạng, kháng chiến. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này nhƣ Khu di
tích chiến thắng Điện Biên Phủ, Địa đạo Củ Chi, Khu di tích lịch sử cách mạng
Pắc Bó, Phịng tuyến Tam Điệp, Hành cung Vũ Lâm, Khu rừng Trần Hƣng
Đạo...
Năm 2010, di tích lịch sử chiếm 51.2% số di tích đƣợc xếp hạng. Các di
tích này khơng những có giá trị lịch sử và văn hóa mà cịn mang lại những giá trị
lớn trên phƣơng diện kinh tế, nhất là kinh tế du lịch.
Di tích kiến trúc nghệ thuật
Di tích kiến trúc nghệ thuật là cơng trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể
kiến trúc đơ thị và đơ thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ
thuật kiến trúc của dân tộc. Quần thể các cơng trình kiến trúc hoặc cơng trình
kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều
giai đoạn lịch sử. Các di tích tiêu biểu loại này nhƣ Chùa Bút Tháp, phố cổ Hội
An, nhà thờ Phát Diệm, chùa Keo, đình Tây Đằng, Chùa Phật Tích,...
Năm 2010, di tích kiến trúc nghệ thuật chiếm 44.2% tổng số di tích đƣợc
xếp hạng.
Di tích khảo cổ
Di tích khảo cổ là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các
giai đoạn phát triển của các văn hố khảo cổ. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này
nhƣ Hoàng thành Thăng Long, hang Con Moong, di chỉ Đông Sơn, động Ngƣời
Xƣa, thánh địa Mỹ Sơn,…
Năm 2010, di tích khảo cổ chiếm 1.3% các di tích đƣợc xếp hạng.

14


Danh lam thắng cảnh
Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết
hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với cơng trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm

mỹ, khoa học. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây:
- Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên
nhiên với cơng trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu. Các di tích quốc gia
đặc biệt tiêu biểu thuộc loại này nhƣ 4 danh lam thắng cảnh khu danh thắng Tây
Thiên, Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, vịnh Hạ Long, động Phong Nha,...
- Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa
dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng
những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của Trái Đất. Các di tích tiêu
biểu thuộc loại này nhƣ vịnh Hạ Long, Cao nguyên Đồng Văn, các vƣờn quốc
gia và khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam,...
Danh lam thắng cảnh chiếm khoảng 3.3% số di tích đƣợc xếp hạng.
Di tích lịch sử cách mạng
Di tích cách mạng - kháng chiến là một bộ phận cấu thành hệ thống các di
tích lịch sử - văn hố, tuy nhiên, nó có những điểm khác với các di tích tơn giáo
tín ngƣỡng nhƣ đình, đền, chùa, miếu… ở chỗ: đó là những địa điểm cụ thể,
cơng trình kiến trúc có sẵn (nhà ở, đƣờng phố…), là những cơng trình đƣợc con
ngƣời tạo nên phù hợp với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí mật…) gắn liền
với những sự kiện cụ thể, nhân vật lịch sử cụ thể mà trở thành di tích. Loại hình
di tích này rất đa dạng, phong phú, có mặt ở khắp mọi nơi, khó nhận biết, đồng
thời cũng rất dễ bị lãng quên, dễ biến dạng theo mục đích sử dụng, theo thời tiết
và theo thời gian. Bởi vậy các di tích này vừa khó bảo tồn vừa khó phát huy tác
dụng nếu không đƣợc quan tâm đặc biệt.
Theo đầu mối quản lý và giá trị di tích đƣợc chia thành 3 loại gồm: di tích
quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh.
- Di tích quốc gia đặc biệt: là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc
gia. Các di tích này đƣợc địa phƣơng lập hồ sơ xếp hạng và trên cơ sở đề nghị
15


của Bộ trƣởng Bộ VHTT&DL, Thủ tƣớng chính phủ quyết định xếp hạng di tích

quốc gia đặc biệt và quyết định đề nghị tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
của Liên Hợp Quốc xem xét đƣa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục
di sản thế giới.
- Di tích quốc gia: là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia. Các di tích
này đƣợc địa phƣơng lập hồ sơ, trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ
trƣởng Bộ VHTT&DL ra quyết định xếp hạng di tích quốc gia.
- Di tích cấp tỉnh: là di tích của địa phƣơng. Địa phƣơng lập hồ sơ trên cơ
sở đề nghị của Giám đốc Sở VHTT&DL, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ƣơng xếp hạng di tích cấp tỉnh. Các di tích đƣợc hình thành từ hoạt
động lao động sáng tạo của con ngƣời trong quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc,
tồn tại dƣới dạng vật chất cụ thể vừa phong phú vừa đa dạng về các loại hình.
Trải qua thời gian những sản phẩm đó đƣợc tồn tại đến ngày nay, có
những sản phẩm mang những giá trị có tính chất tiêu biểu, đặc trƣng về lịch sử
văn hóa, khoa học nên đƣợc cơng nhận là di tích.
1.1.3. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa
Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì Quản lý đƣợc hiểu là “1. Tổ chức, điều
khiển hoạt động của một số đơn vị, một cơ quan: quản lý lao động, cán bộ quản
lý, quản lý theo công việc . 2. Trông coi giữ gìn và theo dõi việc gì: quản lý hồ
sơ lý lịch, quản lý vật tư” [52, tr. 1363]
Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì Văn hóa đƣợc hiểu là “1. Những giá trị
vật chất, tinh thần do con ngƣời tạo ra trong lịch sử: nền văn hóa của các dân
tộc, kho tàng văn hóa dân tộc . 2. Đời sống tinh thần của con ngƣời: phát triển
kinh tế và văn hóa, chú ý đời sống văn hóa của nhân dân. 3. Tri thức khóa học,
trình độ học vấn: trình độ văn hóa, học các mơn văn hóa. 4. Lối sống, cách ứng
xử có trình độ cao, biểu hiện văn minh: người có văn hóa, gia đình văn hóa mới.
5. Nền văn hóa một thời kỳ lịch sử cổ xƣa, xác định đƣợc nhờ tổng thể các di vật
tìm đƣợc có những đặc điểm chung: văn hóa Đơng Sơn, văn hóa rìu hai vai”
[52, tr. 1796]
16



Theo Fayel trong định nghĩa quản lý đã trực tiếp chỉ ra rằng: Quản lý
chính là lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện, chỉ huy, tiến hành, kiểm soát; và nếu
lý giải một cách đơn giản nhƣ vậy thì quản lý lại trở thành một hành động cụ thể
mà mất đi bản chất thống nhất của nó. Định nghĩa quản lý nên phản ánh khách
quan đặc trƣng cơ bản của hoạt động quản lý, thể hiện bản chất quản lý, hay có
thể nói, trong định nghĩa về quản lý nhất định phải đề cập đến bản chất của quản
lý là theo đuổi năng suất, hiệu quả.
Quản lý nhà nƣớc là hoạt động thực thi quyền lực nhà nƣớc do các cơ
quan nhà nƣớc thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã hội theo
những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi... Chấp hành, điều hành, quản
lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện đảm bảo bằng sức mạnh cƣỡng
chế của Nhà nƣớc.
Quản lý nhà nƣớc là hoạt động thực thi quyền lực nhà nƣớc do các cơ
quan nhà nƣớc thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã hội theo
những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi. Bao gồm toàn bộ hoạt động
của cả bộ máy nhà nƣớc từ lập pháp, hành pháp đến tƣ pháp vận hành nhƣ một
thực thể thống nhất. Chấp hành, điều hành, quản lý hành chính do cơ quan hành
pháp thực hiện đảm bảo bằng sức mạnh cƣỡng chế của Nhà nƣớc.
Quản lý nhà nƣớc về văn hóa là thơng qua những giải pháp về pháp luật,
thể chế, chính sách, kế hoạch…của nhà nƣớc để quản lý các giá trị vật chất và
tinh thần, quản lý những hoạt động văn hóa theo đúng đƣờng lối chủ trƣơng của
Đảng đồng thời đảm bảo quyền tự do dân chủ trong hoạt động và sáng tạo văn
hóa, xác lập vai trị, vị trí của văn hóa trong sự phát triển của dân tộc.
Quản lý di tích lịch sử có thể hiểu là tổ chức, điều khiển hoạt động của cơ
quan quản lý di tích ở các cấp độ khác nhau, tùy theo quy định về chức năng,
nhiệm vụ cụ thể. Cơ quan quản lý di tích có trách nhiệm trơng coi, giữ gìn; tổ
chức các hoạt động bảo quản, tu bổ, tôn tạo di tích; tổ chức bảo vệ chống xuống
cấp cho di tích, để di tích tồn tại lâu dài; tổ chức lập hồ sơ, xếp hạng xác định
giá trị và cơ sở pháp lý nhằm bảo vệ di tích... Bảo tồn và phát huy giá trị của di

17


×