Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ. BÁO CÁO Tổng hợp thông tin hoạt động triển vọng xuất sắt thép Việt Nam sau thời kỳ đại dịch Covid 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

---***---

BÁO CÁO

Tổng hợp thông tin về hoạt động và triển vọng xuất khẩu sắt thép của
Việt Nam trong và sau thời kỳ đại dịch Covid 19

Hà Nội, 05/2020


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................2
NỘI DUNG BÁO CÁO .............................................................................................3
1.

Thực trạng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trước và trong thời kỳ dịch

bệnh Covid-19 ........................................................................................................3

2.

1.1.

Kim ngạch xuất khẩu ...........................................................................3

1.2.


Sản lượng và giá xuất khẩu .................................................................6

1.3.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu ..............................................................10

1.4.

Rào cản thương mại ...........................................................................13

Đánh giá tiềm năng thị trường xuất khẩu đối với sắt thép của Việt Nam
.....................................................................................................................17
2.1.

Tiềm năng từ thị trường truyền thống ...............................................17

2.2.

Tiềm năng từ thị trường mới .............................................................19

3.

Dự báo .........................................................................................................21

4.

Một số kiến nghị .........................................................................................22

KẾT LUẬN ..............................................................................................................27
DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG .....................................................28

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................29

1


LỜI MỞ ĐẦU
Đại dịch cúm Covid-19 bắt đầu từ cuối tháng 12 năm 2019 đang lây lan và ảnh
hưởng đến hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu (Worldometers, 2020).
Bên cạnh những tác động về kinh tế, chính trị và xã hội, các biện pháp ngăn chặn sự
lây lan của dịch bệnh như thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế thương mại và hạn chế
xuất nhập cảnh đang gây ra sự đình trệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và
thương mại quốc tế của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Theo Báo cáo của Bộ Công Thương (2020), trong 3 tháng đầu năm 2020, thời
kỳ bùng phát và chịu tác động mạnh mẽ nhất của đại dịch Covid-19, hoạt động xuất
nhập khẩu một số mặt hàng của Việt Nam đã và đang bị ảnh hưởng suy giảm mạnh,
trong đó bao gồm cả mặt hàng sắt thép. Theo dự báo, ngành sắt thép Việt Nam vẫn
sẽ tiếp tục gặp khó khăn do các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam bị ảnh
hưởng mạnh của đại dịch Covid-19.
Báo cáo này tổng hợp thông tin về hoạt động và triển vọng xuất khẩu sắt thép
của Việt Nam trong và sau thời kỳ đại dịch Covid 19 cung cấp cho các doanh nghiệp
xuất khẩu sắt thép một số thông tin cần thiết từ thị trường quốc tế, từ đó, doanh nghiệp
có thể xây dựng và điều chỉnh chiến lược kinh doanh xuất khẩu phù hợp nhằm ứng
phó với giai đoạn khó khăn và tận dụng các cơ hội phát triển thị trường xuất khẩu sau
thời kỳ dịch bệnh.
Nội dung của báo cáo gồm 4 phần:
1. Thực trạng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trước và trong thời kỳ Covid19
2. Đánh giá tiềm năng một số thị trường xuất khẩu sắt thép của Việt Nam
3. Dự báo thị trường xuất khẩu sắt thép thế giới và Việt Nam sau dịch bệnh
Covid-19
4. Một số kiến nghị


2


NỘI DUNG BÁO CÁO
1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẮT THÉP CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ
TRONG THỜI KỲ ĐẠI DỊCH COVID-19
1.1. Kim ngạch xuất khẩu
* Trước thời điểm đại dịch Covid - 19
Trong những năm qua, Việt Nam luôn đứng ở vị trí khá khiêm tốn, thứ 30 trên
thế giới về kim ngạch xuất khẩu sắt thép (ITC, 2020). Theo số liệu của Tổng cục Hải
quan, mặc dù giá trị xuất khẩu mặt hàng sắt thép của Việt Nam có xu hướng tăng
trong giai đoạn 2015 – 2019, trung bình mỗi năm tăng 37,13%, song kim ngạch xuất
khẩu khơng có sự ổn định. Giá trị xuất khẩu sắt thép của Việt Nam năm 2019 (đạt 4,2
tỷ USD) tăng 148,52% so với năm 2015, song lại giảm 7,69% so với năm 2018.
Nguyên nhân sụt giảm của năm 2019 có thể lý giải bởi sự giảm mạnh về giá xuất
khẩu, và do việc EU sử dụng các biện pháp tự vệ thương mại để giảm bớt tốc độ tăng
trưởng nhập khẩu sắt thép quá mức từ Việt Nam.
Về cơ cấu xuất khẩu, nhóm hàng sắt thép có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính
theo trọng lượng (mã HS 721049) chiếm tỷ trọng lớn nhất, cụ thể chiếm 22,87% trong

Tỷ USD

tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép của Việt Nam năm 2019 (ITC, 2020).
005

55,172

4,55


004

44,444

3,15
003
002

4,2

20,118
2,03

1,69

001
000

-15,075
2015

2016

2017

Kim ngạch (Tỷ USD)

2018

Tốc độ tăng trưởng


60 %
50
40
30
20
10
0
-7,692-10
-20

2019

Năm

Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu sắt thép của Việt Nam và tốc độ tăng trưởng
giai đoạn 2015 – 2019
Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan Việt Nam (2015-2019)

3


* Trong thời kỳ đại dịch Covid - 19
Bốn tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu sắt thép của Việt Nam đạt 1,43
tỷ USD, giảm 4,6 % so với cùng kì năm 2019 (Biểu đồ 2 và Biểu đồ 3). Giá trị xuất
khẩu sắt thép quý I/2020 của Việt Nam so với cùng kỳ năm 2019 sang các thị trường
có xu hướng khác nhau. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam có xu hướng
giảm, như Campuchia (thị trường xuất khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam) giảm
24,93%, thị trường Mỹ giảm 62%, Hàn Quốc giảm 8,68%,…. Trong khi đó, giá trị
xuất khẩu sang một số thị trường lại tăng mạnh, đặc biệt là Trung Quốc tăng 1629%,

Malaysia tăng 12% (Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan, 2020). Nguyên nhân chính là
do tăng mạnh nhu cầu về nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình xây dựng các bệnh
viện dã chiến tại Trung Quốc mà điển hình là hai bệnh viện lớn Hỏa Thần Sơn và Lôi

TRIỆU USD

Thần Sơn.
500
450
400
350
300
250
200
150
100
50
0

454

470
385

366
369

363
331


316

289

384

314

311

359

333

266

324

Kim ngạch xuất khẩu

Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng sắt thép của Việt Nam từ tháng
01/2019 đến tháng 04/2020

Triệu USD

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan Việt Nam (2020)
500

470


454
384

400
300

266

366

369

Tháng 03

Tháng 04

289

324

200
100
0

Tháng 01

Tháng 02
Năm 2019

Năm 2020

4


Biểu đồ 3: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng sắt thép của Việt Nam trong 4
tháng đầu năm 2019 và năm 2020
Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan Việt Nam (2020)
Từ biểu đồ 3 có thể thấy, giá trị xuất khẩu sắt thép của Việt Nam ở 4 tháng đầu
năm 2020 biến động theo xu hướng giảm, trung bình mỗi tháng giảm 3,8%. Tuy
nhiên, nếu như trong tháng 1/2020, giá trị xuất khẩu giảm 22,13% so với tháng cùng
kỳ năm 2019, thì trong hai tháng 02/2020 và 03/2020 giá trị xuất khẩu lại có sự đảo
chiều theo hướng tăng so với cùng kỳ năm 2019, tăng lần lượt là 32,87% và 24,04%.
Vào thời điểm tháng 4/2020, khi dịch Covid dần được kiểm sốt tại một số nước thì
diễn biến trên thị trường sắt thép lại cho thấy sự bất ổn, kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam trong tháng này giảm sút so với thời điểm 2 tháng trước đó.
Tháng 01/2020, giá trị xuất khẩu sắt thép giảm mạnh, chỉ đạt 266 triệu USD,
giảm 43,4% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm 26% so với tháng 12/2019, chủ yếu
do tháng này có kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên Đán. Đây cũng là thời điểm dịch Covid – 19
bắt đầu xuất hiện và lây lan tại Trung Quốc, điều này ảnh hưởng lớn đến giá trị xuất
khẩu sắt thép của Việt Nam bởi Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của
Việt Nam, chiếm 6,1% (Trung tâm WTO, 2020).
Tháng 02/2020, giá trị xuất khẩu sắt thép tăng mạnh, đạt 384 triệu USD, tăng
32,9% so với cùng kỳ năm 2019 (tháng 02/2019 có kì nghỉ lễ Tết Ngun Đán của
Việt Nam nên giá trị xuất khẩu trong tháng chỉ ở mức thấp), và tăng 44,3% so với
tháng 01/2020. Điều này có thể lý giải bởi nhu cầu về sắt thép rất lớn từ Trung Quốc
(tăng 26 lần so với cùng kỳ năm 2019) nhằm xây dựng hai bệnh viện dã chiến lớn.
Bên cạnh đó, ở thời điểm này dịch chưa bùng phát mạnh tại Châu Âu, vì vậy, giá trị
xuất khẩu vào các khu vực châu Âu chưa bị ảnh hưởng quá lớn.
Tháng 03/2020, giá trị xuất khẩu sắt thép đạt 454 triệu USD, tăng 24,04% so
với cùng kỳ năm 2019 và tăng 18,23% so với tháng 02/2020. Giá trị xuất khẩu giai
đoạn này tăng là do sự gia tăng mạnh trong sản lượng xuất khẩu và giá xuất khẩu.

Mặc dù đây là giai đoạn cao điểm của dịch tại khu vực Đông Nam Á – thị trường xuất
khẩu sắt thép chủ yếu của Việt Nam, nhưng kim ngạch xuất khẩu sắt thép vào một số
thị trường trong khu vực này vẫn có xu hướng tăng mạnh so với tháng trước đó, như
Thái Lan (tăng 23,51%), Malaysia (tăng 31,6%).
5


Tháng 04/2020, giá trị xuất khẩu sắt thép của Việt Nam giảm mạnh, chỉ còn 324
triệu USD, giảm 12,2% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm 28,63% so với tháng
03/2020. Điều này có thể lý giải bởi sự sụt giảm mạnh về sản lượng xuất khẩu và giá
xuất khẩu. Đây là khoảng thời gian dịch khơng cịn bùng nổ tại một số nước, tuy
nhiên, tình hình vẫn cịn diễn biến phức tạp, điển hình như Mỹ và một số quốc gia
Châu Á như Hàn Quốc, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Nhật Bản. Đây hầu hết lại là các
thị trường xuất khẩu sắt thép chủ yếu của Việt Nam.
Nhìn chung, do tác động của đại dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu sắt thép
của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2020 có xu hướng giảm. Nhưng trong xu hướng
chung, vẫn thấy sáng lên những tín hiệu tích cực, giúp cho ngành sắt thép có thể duy
trì, nỗ lực vượt qua các khó khăn trong bối cảnh đại dịch và hy vọng vào sự gia tăng
trong thời gian tới.
1.2. Sản lượng và giá xuất khẩu
1.2.1. Sản lượng xuất khẩu
* Trước thời điểm đại dịch Covid - 19
Sản lượng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam giai đoạn 2015 – 2019 có xu hướng
tăng. Năm 2019, sản lượng xuất khẩu sắt thép đạt 6,66 triệu tấn, tăng 6,39% so với

6,66

7
774


6,26

800

6
660

700
585

5

727

631 600

4,07
4
3

900

USD/tấn

Triệu tấn

năm 2018 và tăng 160,15% so với năm 2015.

3,47


500
400

2,56

300

2

200
1

100

0

0
2015

2016

2017

2018

2019

Năm

Sản lượng


Giá

Biểu đồ 4: Sản lượng và giá xuất khẩu sắt thép của Việt Nam giai đoạn 2015-2019
Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan Việt Nam (2015-2019)
6


* Trong thời kỳ đại dịch Covid - 19
Tổng sản lượng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2020
đạt 2.590 nghìn tấn, tăng 11,78% so với cùng kỳ năm 2019 (Biểu đồ 5 và Biểu đồ 6).
Trong tháng 01/2020, sản lượng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam giảm mạnh, chỉ cịn
483 nghìn tấn, giảm 34,9% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, con số này lại tăng
mạnh vào 3 tháng tiếp theo, cụ thể tháng 02/2020 tăng 15% so với tháng 01 và tăng
21,9% so với cùng kỳ năm 2019. Tháng 03/2020, sản lượng xuất khẩu vẫn tiếp tục
tăng, lên đến 816 nghìn tấn, tăng 18,09% so với tháng 01 và tăng 47,29% so với cùng
kỳ năm 2019. Đến tháng 04/2020, sản lượng xuất khẩu có xu hướng giảm, chỉ cịn
600 nghìn tấn, tuy nhiên, vẫn cao hơn tháng đầu của năm 2020, và tăng 6,19% so với

1 000

800
700
600
500
400
300
200
100
0


800
600
400
200
0

USD/TẤN

NGHÌN TẤN

cùng kỳ năm 2019.

Giá

Sản lượng

Biểu đồ 5 : Sản lượng và giá xuất khẩu mặt hàng sắt thép của Việt Nam từ
tháng 01/2019 đến tháng 04/2020
Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan Việt Nam (2020)

7


Nghìn USD

800

633
742


700
600
500

551
483

556
691

556

653

661

634

816

554

540
565

600

456


700
600
500

USD/tấn

900

400

400

300

300

200

200
100

100
0

0

Tháng 01

Tháng 02


Tháng 03

Tháng 04

Sản lượng xuất khẩu năm 2019

Sản lượng xuất khẩu năm 2020

Giá xuất khẩu năm 2019

Giá xuất khẩu năm 2020

Hình 6: Sản lượng và giá xuất khẩu sắt thép trong 4 tháng đầu năm 2019 và
2020 của Việt Nam
Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan Việt Nam (2020)
1.2.2. Giá cả xuất khẩu
* Trước thời điểm đại dịch Covid - 19
Nhìn chung trong giai đoạn 2015-2019, giá sắt thép xuất khẩu bình qn của
Việt Nam có xu hướng giảm, năm 2019 mức giá xuất khẩu là 631 USD/tấn, giảm
13,2% so với năm trước và giảm 4,39% so với năm 6 năm trước. Đối với mặt hàng
sắt thép (mã HS 721049), xu hướng biến động trong giá xuất khẩu của Việt Nam
giống với xu hướng biến động của thế giới và top 3 quốc gia xuất khẩu sắt thép (mã
HS 721049) lớn nhất trên thế giới (Biểu đồ 7), gần bằng so với giá chung của thế giới
và Bỉ (nước xuất khẩu lớn nhất trên thế giới). Đặc biệt, năm 2018, mức giá xuất khẩu
sắt thép HS721049 của Việt Nam đạt vị trí dẫn đầu và cao hơn mức giá thế giới.

8


USD/tấn


1 000
900
800
700
600
500
400
300
200
100
0
2015

Việt Nam

2016

2017

Trung Quốc

Hàn Quốc

2018

Bỉ

2019
Năm

Thế giới

Biểu đồ 7: Giá xuất khẩu mặt hàng sắt thép (mã HS 721049) của Việt Nam, thế
giới và top 3 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới giai đoạn 2015 – 2019
Nguồn: Tổng hợp từ Trung tâm WTO (2020)
* Trong thời kỳ đại dịch Covid - 19
Trong 4 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng sắt thép của
Việt Nam tại mức 551 USD/tấn, giảm 14,57% so với cùng kỳ năm 2019 (Biểu đồ 5
và Biểu đồ 6). Do tác động của đại dịch Covid, hoạt động thương mại hàng hóa quốc
tế bị đình trệ, khiến cho lượng sắt thép bị dư tồn tại nhiều quốc gia, tạo ra nguồn cung
quá lớn dẫn đến sự giảm mạnh về giá. Mặc dù so với cùng kỳ năm 2019, giá xuất
khẩu bình quân sắt thép của Việt Nam thấp hơn, tuy nhiên trong 4 tháng năm 2020,
sự chệnh lệch giữa các tháng không quá lớn, đến tháng 04/2020, mức giá xuất khẩu
là 540 USD/tấn, giảm 2,88% so với tháng 03/2020 và giảm 2% so với tháng 01/2020.
Theo đúng quy luật cung cầu, lượng cung thị trường tăng đã kéo theo sự sụt
giảm giá xuất khẩu bình quân ở hầu hết các thị trường. Tại các thị trường xuất khẩu
lớn của Việt Nam, hiện tượng giảm giá diễn ra phổ biến. Ví dụ, giá xuất khẩu sang
Campuchia giảm 7,78%, Malaysia giảm 4,11%, Hàn Quốc giảm 12,07%, đặc biệt thị
trường Trung Quốc giảm 30,73%. Mặc dù vậy, tại thị trường Hoa Kỳ, giá giao dịch
ở mức 962 USD/tấn, tăng 19,06% so với năm 2019 do nhu cầu về sắt thép tại thị
trường này tăng.

9


Hình 8: Giá xuất khẩu bình quân mặt hàng sắt thép của Việt Nam vào một số thị
trường xuất khẩu chủ yếu trong năm 2019 và 2020
USD/tấn

1 200

962

1 000
808
800

667

663
600

592

546

609 584

583

585

602
417

400

200

0
Cam-pu-chia


Ma-lai-xi-a

Hoa kỳ

Giá xuất khẩu năm 2019

Hàn Quốc

In-đô-nê-xi-a

Trung Quốc

Giá xuất khẩu năm 2020

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan (2020)
Như vậy, tác động của dịch bệnh Covid-19 đã làm cho sản lượng xuất khẩu sắt
thép của Việt Nam tăng lên, cùng với đó, giá xuất khẩu bình qn của Việt Nam giảm
vì tăng cung trên thế giới. Tuy nhiên, xu hướng tăng trong kim ngạch và sản lượng
trong suốt mùa dịch là những tín hiệu tích cực cho ngành sắt thép, nhưng để có thể
giữ mức giá ổn định, ngành sắt thép Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa về chất lượng
cũng như những yêu cầu mà các thị trường đưa ra.
1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu
* Trước thời điểm đại dịch Covid - 19
Hiện nay, Đông Nam Á là khu vực xuất khẩu sắt thép chủ yếu của Việt Nam,
trong đó, Campuchia là đối tác hàng đầu, chiếm 24% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam (Biểu đồ 10).
Trong giai đoạn 2015-2019, 5 thị trường xuất khẩu sắt thép lớn nhất của Việt
Nam là Campuchia, In-đô-nê-xi-a, Hoa Kỳ, Malaysia, Hàn Quốc. Hoa Kỳ trong một
số năm gần đây luôn đứng trong top 3 các thị trường xuất khẩu sắt thép của Việt Nam.

Nhưng năm 2019, do tác động của cuộc chiến tranh Mỹ - Trung, Mỹ đánh thuế cao
đối với các sản phẩm thép sử dụng nguyên liệu từ Đài Loan, Trung Quốc. Trong khi
10


đó, phần lớn sản phẩm sắt thép được tạo ra tại Việt Nam có nguồn nguyên liệu nhập
khẩu từ các quốc gia này. Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) khẳng định có việc lẩn tránh
thuế đối với sản phẩm tơn mạ và thép cán nguội xuất khẩu từ Việt Nam từ nguyên liệu
thép cán nóng nhập khẩu từ Đài Loan và Hàn Quốc, nên quyết định áp thuế "kép" chống
bán phá giá lẫn trợ cấp để ngăn xuất khẩu sang Mỹ. Điều này là nguyên nhân dẫn tới
sản lượng xuất khẩu sắt thép sang thị trường Mỹ giảm sút. Song, đây cũng chính là cơ
hội để các doanh nghiệp sản xuất sắt thép ở trong nước tối ưu hóa, tăng năng lực sản
xuất, hoặc lựa chọn một nguồn cung khác, giảm phụ thuộc vào nguồn cung nguyên

Triệu USD

liệu từ thị trường Trung Quốc.
1 500
1 000
500
0

2015
Campuchia

2016
Malaysia

2017
Hoa Kỳ


2018
In-đô-nê-xi-a

2019

Năm

Hàn Quốc

Biểu đồ 9: Các thị trường xuất khẩu sắt thép chủ yếu của Việt Nam trong giai
đoạn 2015 -2019
Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan Việt Nam (2020)
* Trong thời kỳ đại dịch Covid – 19
Tuy nhiên, vào thời điểm dịch Covid xảy ra, cơ cấu thị trường xuất khẩu sắt
thép chủ yếu của Việt Nam có sự thay đổi lớn, đặc biệt với sự tăng lên về kim ngạch
xuất khẩu vào Trung Quốc, khiến Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ
3 của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2020, thêm vào đó, Hoa Kỳ với sự sụt giảm
mạnh trong kim ngạch xuất khẩu, trong quý I/2020, chỉ còn chiếm 4% trong cơ cấu
thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Campuchia (giảm 6%), Indonesia (giảm 2%),
Malaysia (tăng 3%), Thái Lan (tăng 4%) vẫn là bốn thị trường xuất khẩu chủ yếu.

11


24%

18%

19%


24%
1%
2%

1%
3%
3%
4%

13%

13%
4%
4%
7%

4%
5%
9%

12%

10%

9%

11%

Cam - pu - chia


In-đô-nê-xi-a

Hoa kỳ

Cam - pu - chia

Ma-lai-xi-a

Trung Quốc

Ma-lai-xi-a

Thái Lan

Hàn Quốc

In-đô-nê-xi-a

Thái Lan

Phi - lip - pin

Phi - lip - pin

Bỉ

Nhật Bản

Hàn Quốc


Hoa kỳ

Bỉ

Trung Quốc

Khác

Nhật Bản

Khác

Biểu đồ 10: Cơ cấu thị trường xuất

Biểu đồ 11: Cơ cấu thị trường xuất

khẩu sắt thép Việt Nam quý I/2019

khẩu sắt thép Việt Nam quý I/2020

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan

Việt Nam (2020)

Việt Nam (2020)

Tình hình dịch bệnh nghiêm trọng đã tác động lớn đến cả cung và cầu sản phẩm

sắt thép trên thế giới. Một mặt, nhu cầu sắt thép có thể bị ảnh hưởng do các biện pháp
ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Hoa Kỳ đang là nước bị ảnh hưởng nặng nề
nhất bởi dịch bệnh với hơn 1,75 triệu người nhiễm và hơn 102.000 người tử vong
khiến nước này buộc phải áp dụng các biện pháp hạn chế các hoạt động xuất nhập
cảnh1. Đây là lý do khiến Hoa Kỳ là nước có mức độ sụt giảm nhiều nhất về kim
ngạch nhập khẩu sắt thép trong quý I/2020 so với cùng kỳ năm 2019. Các thị trường
hàng đầu khác như Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đều chịu tác động
khá nặng nề bởi Covid-19 từ tháng 2/2020. Kim ngạch xuất khẩu sắt thép sang các
nước này trong 3 tháng đầu năm dù có giảm nhưng khơng q mạnh. Trong 10 thị
trường xuất khẩu lớn nhất quý I/2020 có 3 thị trường có kim ngạch xuất khẩu tăng so
với cùng kỳ năm trước là Malaysia, Philippin, và đặc biệt là Trung Quốc, chiếm 12%
cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

1

Nguồn: WorldOmeters, ngày 28/5/2020

12


Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu sắt thép của Việt Nam tại một số thị trường xuất
khẩu chủ lực trong quý I năm 2020

Thị trường

Tháng 1/2020
(USD)

Tháng


Tháng

2/2020

3/2020

(USD)

(USD)

So với cùng
Quý I/2020

kỳ năm
2019 (%)

Cam-pu-chia

57.675.303

67.757.605

72.683.019

198.772.551

-24,93

Trung Quốc


47.034.372

41.353.584

39.300.207

126.666.235

1629,41

Ma-lai-xi-a

29.690.962

38.217.607

50.283.347

118.189.236

12

Thái Lan

24.000.361

31.971.090

39.487.875


95.485.132

68,26

Hoa Kỳ

8.674.740

15.613.089

19.738.110

44.025.939

-62,46

In-dơ-nê-xi-a

25.116.056

50.392.052

38.931.671

115.022.044

-21,28

Nhật Bản


4.564.465

4.989.354

6.746.079

16.199.214

-50,85

Bỉ

4.593.291

6.671.912

10.726.401

21.991.603

-43,83

Phi-líp-pin

5.065.322 1

20.942.485

48.740.428


74.731.582

86,24

Hàn Quốc

10.336.738

19.835.091

15.191.427

45.363.186

-8,68

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan (2020)
Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép của quý I giảm nhưng kim ngạch
xuất khẩu qua từng tháng của các thị trường nhập khẩu lớn hầu hết đều có xu hướng
tăng. Điều này cho thấy nhu cầu về sắt thép ở các thị trường này tương đối ổn định
trong mùa dịch.
1.4. Rào cản thương mại
1.4.1. Thuế quan
Các thị trường xuất khẩu sắt thép lớn của Việt Nam hầu hết áp dụng mức thuế
nhập khẩu trung bình là 0,1%. Mức thuế phổ biến được áp dụng với mặt hàng này
của Việt Nam là từ 0-5%. Các nước Nam Mỹ, Trung Đông – Châu Phi thường áp
dụng mức thuế từ 10-50% cho mặt hàng sắt thép trừ các nước đã ký kết các hiệp định
thương mại với Việt Nam như Chi-lê. Tại các thị trường này các mặt hàng của Việt
Nam bị giảm sức cạnh tranh so với các nước xuất khẩu sắt thép ở khu vực Châu Âu
hay Mỹ. Lý do thứ nhất là do khoảng cách địa lý, lý do thứ hai là hầu hết các nước

trong những khu vực này gần như đều áp dụng mức thuế 0% với mặt hàng sắt thép
nhập khẩu từ EU và Mỹ.

13


Bảng 2: Thuế quan và các biện pháp phi thuế được áp dụng bởi một số quốc
gia đối với mặt hàng sắt thép (HS721049) của Việt Nam
Thị trường

Mức
thuế

Hiệp định/ Quy tắc

Trung Quốc

4%
0%

MFN
FTA ASEAN – Trung Quốc
MFN
CPTPP
EPA ASEAN – Nhật Bản

Nhật Bản

0%


EPA Nhật Bản – Việt Nam
Tiêu chuẩn GPS cho các
nước có thu nhập thấp
MFN
CECA ASEAN – Hàn
Quốc

Hàn Quốc

0%

FTA Hàn Quốc – Việt Nam
GSTP

12,5%
Án Độ

0%
12,5%

Hoa Kỳ
Nga

0%
5%
0%
5%
5%

EU


0%

0%

RVC 40%

Số lượng
biện pháp
phi thuế
16

CTH + ECT
CC hoặc RVC 40%
RVC 40% hoặc
CTH
CTN + ETC
CTH hoặc RVC
40%
CTH hoặc RVC
40%
RVC 50% (40% với
GSTP LCDs)

MFN
FTA ASEAN - Ấn Độ
GSTP
MFN
MFN
FTA EEU – Việt Nam


CTSH hoặc RVC
35%
RVC 50% (40% với
GSTP LCDs)
CTH + ETC
CTH + ETC
RVC 50%

8

8
1

MFN
AANZFTA

Úc

Nguyên tắc xuất
xứ

Tiêu chuẩn GPS cho các
nước có thu nhập thấp
CPTPP
MFN
Tiêu chuẩn GPS cho các
nước có thu nhập thấp

CTH + ETC hoặc

RVC 40%
RVC 50% (25% với
LCDs)
CTH + ETC
ALW

5

3

Nguồn: Tổng hợp từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (2020)
Đối với thuế nhập khẩu, tại các thị trường xuất khẩu sắt thép lớn của Việt Nam
là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… mức thuế nhập khẩu trung bình áp
đối với sắt thép từ Việt Nam trong khoảng 0 – 5%. Đây cũng là một ưu thế của các
sản phẩm sắt thép Việt Nam, khi thuế suất áp dụng cho các đối thủ cạnh tranh lớn
thường ở mức cao hơn, như Nhật Bản (thường bị áp mức thuế từ 0 – 15,3%), Hàn
Quốc 0-13%, Trung Quốc 0-10%, Nga 0-14%.... Song, so với EU hay Mỹ (có chất
lượng sản phẩm tốt hơn, thường được hưởng mức thuế suất nhập khẩu trung bình ở
14


phần lớn các thị trường trên thế giới là 0%) thì rõ ràng Việt Nam gặp nhiều bất lợi
hơn trong cạnh tranh.
1.4.2. Phi thuế quan
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu sắt thép lớn của nước ta và cũng là nước
áp dụng nhiều biện pháp phi thuế quan nhất với 16 biện pháp. Trong đó, có 5 biện
pháp áp dụng riêng cho mặt hàng sắt thép, 11 biện pháp còn lại là những quy định
chung áp dụng đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào Trung Quốc: yêu cầu thanh
tra, yêu cầu kiểm dịch, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, yêu cầu về
chất lượng sản phẩm, mức độ an tồn hoặc hình thức sản phẩm,… Ngoài ra, gần đây

Trung Quốc ban hành các yêu cầu về quyền bảo hộ các sản phẩm trí tuệ nội địa trong
việc cạnh tranh vơi hàng hóa nhập khẩu: Việc xử lý hàng hóa xuất và nhập khẩu và
bao bì, tài liệu,… có in chữ "Cộng hịa Trung Quốc" trong quy trình giám sát sẽ tuân
thủ nghiêm ngặt theo các thông báo của Hải quan Trung Quốc. Nếu phát hiện ra rằng
từ "Cộng hòa Trung Quốc" được đánh dấu trong các điều khoản của hiệp hội doanh
nghiệp, Hải quan sẽ chủ động và phản hồi kịp thời cho các cơ quan có thẩm quyền có
liên quan theo quy định của pháp luật.
Ấn Độ áp dụng 8 biện pháp phi thuế quan trong đó các biện pháp TBT chiếm
đa số (7/8) như quy định về nhãn mác, quy định đóng gói, quy định về chất lượng sản
phẩm và hình thức, yêu cầu chứng nhận, quy định hải quan,…. Mỗi công ty đóng gói
trước hoặc nhập khẩu bất kỳ hàng hóa để bán sẽ đăng ký tên và địa chỉ đầy đủ của
mình với cơ quan được chỉ định. Tất cả các mặt hàng đóng gói phải có nhãn với tên
và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu, tên chung hoặc chung của hàng hóa,
số lượng thực và tháng và năm được đóng gói. Hàng hóa được liệt kê phải được đóng
gói với số lượng tiêu chuẩn theo trọng lượng, số đo hoặc số lượng. Không được phép
bán hoặc phân phối bất kỳ sản phẩm thép và thép nào không phù hợp với Tiêu chuẩn
quy định và không mang nhãn hiệu tiêu chuẩn của cơ quan được ủy quyền khi có giấy
phép đánh dấu chứng nhận. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ ngày 31/3/2020, Ấn
Độ cho phép các tàu hàng nhập khẩu được phép giãn cách thời gian lấy số đăng ký
trong trường hợp việc giao hàng bị trì hỗn do dịch.
Mỹ áp dụng 8 biện pháp phi thuế quan với mặt hàng sắt thép trong đó có 4 quy
định SPS và 3 quy định TBT: quy định khử trùng, quy định xử lý nhiệt (trong đó có
15


xử lý lạnh, xử lý bằng nhiệt độ cao, làm lạnh tạm thời, ….), quy định xử lý bằng hóa
chất, yêu cầu về nhãn mác, quy định về kiểm định mẫu vật (kiểm tra hình thức và độ
chịu nhiệt, độ đàn hồi,…), yêu cầu giám sát nhập khẩu và cấp phép nhập khẩu,…
Nga chỉ áp dụng một biện pháp phi thuế quan về nghĩa vụ nộp thuế đối với các
công ty xuất khẩu mặt hàng sắt thép sang Nga. Trước khi hàng hóa được đưa vào lãnh

thổ nước Nga để trao đổi, các công ty xuất khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan một
tài liệu xác nhận mục đích sử dụng ngun liệu và thành phần đó,… được hồn thành
tại Liên bang Nga, mẫu do cơ quan hành pháp liên bang ban hành. Trong trường hợp
nhập khẩu các nguyên liệu thơ và các thành phần đó từ lãnh thổ của một quốc gia
thành viên của Liên minh kinh tế Á-Âu (EEU), tài liệu này được nộp cho cơ quan
thuế.
Úc áp dụng 5 biện pháp phi thuế quan trong đó có 2 biện pháp SPS và 1 biện
pháp TBT. Úc đặc biệt quan tâm đến công tác kiểm dịch. Hàng hóa chỉ được phép
thơng quan khi đã được chứng nhận kiểm dịch và hàng hóa được cho là hợp lệ khi đi
qua các cảng được nhà nước ủy quyền kiểm dịch trước khi lưu thơng trong nước Úc.
Ngồi ra cịn có Các thủ tục cấp phép nhập khẩu khác với các ủy quyền được nêu
trong các quy định SPS và TBT, Yêu cầu khi đi qua cảng hải quan (phải xin cấp phép
trước khi nhập khẩu, thời gian phản hồi là 35 ngày, nếu nhà nhập khẩu không làm
đúng quy trình se bị phạt,…).
Trong 3 quy định phi thuế quan EU áp dụng với mặt hàng sắt thép của Việt
Nam, có 2 quy định TBT. EU u cầu trình một tài liệu giám sát về mặt hàng với các
thông tin chi tiết (thông tin người nộp đơn, thông tin hàng hóa, thơng tin vận chuyển,
giá trị CIF của hàng hóa tại biên giới EU, thông số kỹ thuật cho sản phẩm xây
dựng,…). Từ ngày 1-7-2013, các sản phẩm xây dựng chỉ có thể được lưu thơng trên
thị trường Liên minh Châu Âu (EU) nếu chúng đáp ứng các yêu cầu được thiết lập
theo Quy định (EU) 305/2011. Các quy định cơ bản có thể kể đến như: cơ kháng và
ổn định, an toàn trong trường hợp hỏa hoạn, vệ sinh, sức khỏe và mơi trường, an tồn
và khả năng tiếp cận sử dụng, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên,…. Ngồi ra,
EU cịn áp dụng hạn chế nhập khẩu với một số sản phẩm nhôm, sắt thép (tất cả nhập
khẩu sắt, thép và một số sản phẩm nhơm có trọng lượng tịnh trên 2.500 kg phải được
EU giám sát từ trước).
16


2. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI SẮT

THÉP CỦA VIỆT NAM
Bảng 3: Tổng hợp đánh giá về tiềm năng thị trường xuất khẩu của mặt hàng
sắt thép HS721049 của Việt Nam

Mặt hàng

Sản phẩm cán
phẳng bằng sắt
hoặc thép
khơng hợp
kim, có chiều
rộng> = 600
mm, cán nguội
hoặc cán nguội
"giảm lạnh",
khơng được
mạ, mạ hoặc
tráng kẽm (trừ
mạ điện hoặc
tráng kẽm)
(HS721049)

Thị
trường
truyền
thống có
tiềm
năng gia
tăng
xuất

khẩu

Ước
tính
tiềm
năng
thị
trường
chưa
khai
thác
năm 2024
(Triệu
USD)

Tỉ lệ tiềm
năng chưa
khai thác
so với
tiềm năng
có thể
xuất khẩu
năm
2024(%)

Ấn Độ

17,5

99,4


Phi-líppin

25,9

Thị trường
tiềm năng
theo thứ
hạng nhu
cầu nhập
khẩu trên
thế giới
(thứ hạng
năm 2019)

96,3

Thái Lan

40,2

85,4

Ca-na-đa

6,1

68,1

Mê-xi-cô


5,0

24

Đức (1)
Hoa Kỳ (2)
Tây Ban
Nha (3)
Bỉ (4)
Thái Lan (5)

Thị trường
tiềm năng
theo tốc độ
nhập khẩu
từ thế giới
trong giai
đoạn 2015 2019

Lát-vi-a
(55%)
Niu-zi-lân
(46%)
Bồ Đào Nha
(23%)
Bỉ (18%)
Hà Lan
(18%)


Tiềm năng từ
thị trường
xuất khẩu lớn
của đối thủ
(thứ hạng thị
trường xuất
khẩu của
Trung Quốc
năm 2019)

Hàn Quốc (1)
Thái Lan (2)
Phi-líp-pin (4)
I-ta-li-a (5)
Nhật Bản (6)

Nguồn: Tổng hợp từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (2020)
2.1. Tiềm năng từ thị trường truyền thống
Ca-na-đa, Mê-xi-cô và Thái Lan là những thị trường lớn cho xuất khẩu các mặt
hàng thuộc mã HS721049 với tỉ trọng trong giá trị xuất khẩu năm 2019 của Việt Nam
lần lượt chiếm 28,6%, 10,8% và 3,3%. Những thị trường trên còn nhiều tiềm năng
khai thác khi xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 31,9% tiềm năng thị
trường Canada, 76% tiềm năng thị trường Mexico và 14,6% tiềm năng thị trường
Thái Lan (ITC, 2020). Năm 2019, tổng giá trị nhập khẩu các mặt hàng thuộc mã
HS721049 của các thị trường này lần lượt là 620.256 nghìn USD, 639.366 nghìn USD
và 1.068.574 nghìn USD. Đặc biệt, trong khi tốc độ nhập khẩu các mặt hàng thuộc
mã HS721049 từ thế giới của các quốc gia này giai đoạn 2018- 2019 giảm hoặc chỉ
17



tăng nhẹ thì tốc độ nhập khẩu từ Việt Nam của các thị trường này tăng mạnh: Canada
(4.348%), Mexico (102%) và Thái Lan (62%), có thể nói Việt Nam đang dần trở
thành nguồn cung lý tưởng giúp các quốc gia này giảm phụ thuộc vào các thị trường
lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, … So với Thái Lan và Mexico chỉ có các yêu cầu
cơ bản, Canada yêu cầu thêm các biện pháp phi thuế liên quan đến yêu cầu kí gửi trực
tiếp, về thủ tục cấp phép hàng hóa chỉ được hưởng Biểu thuế ưu đãi nhất quốc gia
nếu hàng hóa được vận chuyển trực tiếp đến Canada, có hoặc khơng có trung chuyển,
từ một quốc gia được hưởng lợi từ Natio được ưa chuộng nhất, yêu cầu về thuế tiêu
thụ, …
Ấn Độ và Phi-líp-pin nằm trong top 25 thị trường xuất khẩu của mã HS721049
trên thế giới. Năm 2019, tổng giá trị nhập khẩu các mặt hàng thuộc mã HS721049
của các thị trường này lần lượt đạt 283.392 nghìn USD và 291.858 nghìn USD. Tuy
nhiên giá trị xuất khẩu sang các thị trường này chưa chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá
trị xuất khẩu của Việt Nam năm 2019 (dưới 0,5%). Theo số liệu dự báo của Trung
tâm Thương mại Quốc tế (ITC, 2020) năm 2024, Việt Nam mới chỉ đáp ứng được
0,6% tiềm năng thị trường Ấn Độ và 3,7% tiềm năng thị trường Phi-líp-pin. Thêm
vào đó, trong giai đoạn 2015-2019, tốc độ nhập khẩu các mặt hàng mã HS721049
đều dương về cả kim ngạch và sản lượng. Phi- líp- pin có 18 u cầu phi thuế chủ
yếu liên quan đến chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, kiểm tra thông quan và một vài
quy định thủ tục cấp phép. Về cơ bản có thể thấy những biện pháp này không mới và
cũng không chỉ áp dụng riêng cho Việt Nam, hầu hết là những quy trình cơ bản để
đảm bảo giao dịch diễn ra thuận lợi và bảo đảm hàng hóa thơng quan, do đó những
quy định này không tạo bất lợi cho Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh trong thị
trường này.
Hoa Kỳ, Đức, Bỉ thuộc top 5 quốc gia nhập khẩu các mặt hàng thuộc mã
HS721049 lớn nhất trên thế giới. Theo số liệu dự tính của Trung tâm Thương mại
Quốc tế (ITC, 2020), đến năm 2024, Việt Nam sẽ đáp ứng được hầu hết tiềm năng
xuất khẩu dự tính của các mặt hàng mã HS721049. Đây có thể là tín hiệu tốt khi Việt
Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường lớn trên thế giới, tuy nhiên giá
trị tiềm năng được dự tính vẫn chưa cao: Hoa Kỳ (39 triệu USD), Đức (4,8 triệu USD)

và Bỉ (20,9 triệu USD). Các thị trường trên đều là những quốc gia nhập khẩu các mặt
18


hàng thuộc mã HS721049 hàng đầu thế giới với tổng giá trị nhập khẩu mã hàng này
năm 2019 lần lượt là 1.358.748 nghìn USD, 1.903.392 nghìn USD và 1.119.376 nghìn
USD. Những con số trên cho thấy tiềm năng được dự báo chưa hề tương xứng với
quy mô thị trường cũng như thực lực xuất khẩu mã HS721049 của Việt Nam.
Xét về hàng rào phi thuế quan, các thị trường trên đều không quá khắt khe, số
lượng biện pháp phi thuế tương đối ít và nội dung đều liên quan đến các vấn đề cơ
bản cần thiết trong quá trình giao dịch thơng quan hàng hóa, khơng “đánh đố” gây
khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Xét về thuế, mức thuế áp lên
các mặt hàng thuộc mã HS721049 của các quốc gia này đối với Việt Nam rất ưu đãi,
thấp nhất là 0% nhờ các FTA (Xem thêm Bảng 2). Như vậy, có thể thấy các thị trường
truyền thống của Việt Nam có rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác và nhiều lợi
thế chưa tận dụng triệt để.
2.2. Tiềm năng từ thị trường mới
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 nói riêng và tầm nhìn dài hạn nói chung
đối với ngành sắt thép, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần mở rộng và đa
dạng hóa thị trường xuất khẩu và khai thác thêm những thị trường tiềm năng mới
nhằm phân tán rủi ro và giảm phụ thuộc quá lớn vào một số thị trường chủ yếu.
Bồ Đào Nha nằm trong top 25 thị quốc gia xuất khẩu mã HS 721049 của thế
giới. Từ năm 2018-2019 và trong cả giai đoạn 2015-2019, tốc độ tăng trưởng nhập
khẩu mã mặt hàng này của Bồ Đào Nha đã ghi nhận những con số khả quan cho thấy
tiềm năng của thị trường này: Tốc độ nhập khẩu 2018-2019 tăng 12% và 2015-2019
tăng 23%. Mặc dù tỉ trọng trong giá trị nhập khẩu toàn thế giới chưa cao (1,4%) nhưng
với vị thế và tốc độ tăng trưởng ổn định so với nhiều quốc gia khác, Bồ Đào Nha vẫn
là đích đến tiềm năng cho các sản phẩm thuộc mã HS 721049. Tiềm năng xuất khẩu
mã HS721049 của Việt Nam tại thị trường này ước tính 2,3 triệu USD vào năm 2024,
tuy nhiên thực tế Việt Nam vẫn chưa hề tiếp cận thị trường này và con số dự tính này

quá nhỏ so với giá nhập khẩu 324.495 nghìn USD ngay năm 2019 của quốc gia này.
Bồ Đào Nha là một thị trường ổn định và đầy tiềm năng và khơng có q nhiều yêu
cầu khắt khe (chỉ áp dụng 3 biện pháp phi thuế quan liên quan đến chất lượng, chứng
nhận và giám sát trong quá trình nhập khẩu). Việt Nam cần phải tăng cường tiếp cận
thị trường, tận dụng mức thuế ưu đãi 0% (MFN) của nước này để thâm nhập và tạo
19


chỗ đứng cho sắt thép Việt Nam, nhằm đa dạng hóa thị trường và tìm kiếm những
hướng đi mới.
Một thị trường khác cũng cần được các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam quan
tâm là Nhật Bản. Nhật Bản bắt đầu nhập khẩu các mặt hàng thuộc mã HS 721049 của
Việt Nam từ năm 2017, kim ngạch duy trì ổn định trong năm 2018, đến năm 2019 lại
giảm 29% (trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của Nhật Bản năm 2019
tăng). Theo Trung tâm WTO dự báo, đến năm 2024 tiềm năng xuất khẩu mã hàng
này của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 6,7 triệu USD tuy nhiên thực tế xuất khẩu lại
chưa đáp ứng được. Nhật Bản áp dụng thuế quan 0% đối với nhiều thị trường xuất
khẩu mã sắt thép này nên ưu đãi thuế chưa thể coi là một lợi thế lớn của Việt Nam.
Tuy nhiên, nhìn vào nhu cầu của thị trường này cũng như mức giá Việt Nam đưa ra
672 USD/ tấn (thấp hơn so với mức trung bình của thế giới là 760 USD/ tấn), có thể
thấy đây là thị trường tiềm năng để Việt Nam gia tăng xuất khẩu. Việt Nam cần nâng
cao chất lượng sản phẩm, tận dụng lợi thế giá cả và gần đây nhất là hiệp định CPTPP
để mở rộng mối quan hệ hợp tác, tạo tiền đề vững chắc thâm nhập thị trường.
Với thị trường EU, cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam với thị trường này
mang tính bổ sung và khơng cạnh tranh trực tiếp, mang đến tiềm năng xuất khẩu lớn
cho các ngành hàng của Việt Nam. Trong khi đó, thép Việt vẫn chưa đẩy mạnh xuất
khẩu sang EU mà vẫn chỉ tập trung ở một số thị trường truyền thống như ASEAN,
Hoa Kỳ.... Vì vậy, ngành thép Việt Nam có nhiều cơ hội để xuất khẩu sang thị trường
EU. Trước bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, các nước ngày càng thu hẹp cánh
cửa nhập khẩu thông qua việc tăng cường áp dụng các biện pháp phịng vệ thương

mại, do vậy, việc tìm kiếm, đa dạng các thị trường xuất khẩu là hết sức cần thiết.
EVFTA được coi như một công cụ quan trọng để mở rộng cánh cửa bước vào thị
trường EU rộng lớn, giàu có nhưng khó tính cho rất nhiều ngành hàng của Việt Nam,
trong đó có sắt thép.
Như vậy, với nhiều sự lựa chọn mới đầy tiềm năng, ngành sắt thép Việt Nam
có nhiều cơ hội để bứt tốc, giảm sự phụ thuộc về lượng và giá vào các thị trường xuất
khẩu chính. Tuy nhiên, việc tận dụng được cơ hội hay không cũng lại phụ thuộc rất
nhiều vào năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam.

20


3. DỰ BÁO
Tình hình xuất khẩu sắt thép gặp khơng ít khó khăn, thị trường xuất khẩu đang
dần bị thu hẹp do các nước áp đặt các lệnh hạn chế nhập khẩu, áp lực cạnh tranh về
giá ngày càng gay gắt ngay ở trong khu vực Đông Nam Á.
Năm 2020 được VSA (Hiệp hội sắt thép Việt Nam) đánh giá là một năm khó
khăn với ngành thép do chịu nhiều tác động từ xu thế bảo hộ trên thị trường quốc tế,
sự trầm lắng trong thị trường bất động sản, xây dựng trong nước, nhất là tác động từ
đại dịch Covid-19 ngay trong những tháng đầu năm, ảnh hưởng lớn đến cả hoạt động
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, theo nhận định lạc quan từ VSA, đến hết
năm 2020, dự báo tăng trưởng sản xuất thép Việt Nam sẽ có tăng trưởng nhẹ, khoảng
6-8%.
Về nhập khẩu, do ảnh hưởng của dịch bệnh, hầu hết các thị trường trên thế giới
đều nằm trong tình trạng phong tỏa, khiến nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất
của ngành thép bị đứt gãy, nhất là nguồn cung từ các thị trường Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nhật Bản.
Các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ việc đứt gãy chuỗi cung
ứng này là những doanh nghiệp có trụ sở đặt gần biên giới Việt – Trung, có hoạt động
sản xuất kinh doanh phần lớn phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc. Tình hình

phong tỏa thị trường từ phía Trung Quốc đã dẫn tới nguồn cung nguyên liệu, vật tư,
trang thiết bị phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp trên bị ngừng trệ, tồn kho than
cốc hiện rất thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất, tiêu thụ quặng sắt trong nước.
Dự đoán, đến hết quý II/2020, xuất khẩu phôi thép của các doanh nghiệp Việt Nam
cũng sẽ tiếp tục lâm vào tình trạng khó khăn. Bởi vậy, một số doanh nghiệp ngành
thép đã có kế hoạch chuyển hướng, tăng cường sử dụng nguồn nguyên liệu trong
nước. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh ở trung Quốc đã được tạm thời kiểm soát, các
cửa khẩu cũng đã bắt đầu cho hàng hóa thơng quan dần. Vì thế, dự kiến sang đến quý
III/2020, nguồn cung nguyên vật liệu nhập khẩu và cả thị trường xuất khẩu sắt thép
thành phẩm sẽ được phục hồi.
Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp ngành thép
chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19. Khó khăn chủ yếu đến từ việc các thị
trường thắt chặt kiểm soát dịch bệnh, khiến cho nhập khẩu nguyên phụ liệu, thiết bị
21


phụ tùng cho sản xuất thép trong nước và xuất khẩu đều gặp khó. Vì vậy, doanh
nghiệp thép trong nước cần chủ động kiểm soát tồn kho nguyên vật liệu để có kế
hoạch mua bổ sung đảm bảo duy trì đủ vật tư cho sản xuất. Mặt khác, để hạn chế rủi
ro, các doanh nghiệp cần chú ý đến những diễn biến thị trường, làm tốt công tác dự
báo để có những chính sách bán hàng phù hợp nhằm ứng phó linh hoạt với những
diễn biến khó lường của thị trường trong nước cũng như thế giới.
Hiện nay, các công ty thép đã và đang được thành lập tại nhiều khu cơng nghiệp
ở Việt Nam, được cấp các chính sách ưu đãi về thuế và các khía cạnh khác. Bên cạnh
đó, trong giai đoạn 2020-2024, Việt Nam đang tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, đường bộ, sân bay và các cơ sở hạ tầng khác, xây dựng nhà ở, ô tô, thiết bị gia
dụng và các ngành công nghiệp khác, tạo nên nhu cầu lớn về sắt thép, có thể dẫn tới
thiếu hụt về nguồn cung cho xuất khẩu. Các doanh nghiệp ngành thép cần cân đối lại
các kế hoạch sản xuất và phân phối để vừa có thể đáp ứng nhu cầu trong nước, vừa
có thể ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu.

4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
* Đối với cơ quan nhà nước
Trong bối cảnh đại dịch Covid 19, hầu hết các doanh nghiệp, trong đó bao gồm
cả doanh nghiệp ngành sắt thép đều chịu ảnh hưởng từ sự thay đổi của thị trường
cung và cầu. Để các doanh nghiệp có thể vượt qua các khó khăn do bối cảnh trước
mắt đem lại, các cơ quan quản lý nhà nước cần thực hiện một số biện pháp kịp thời
trong ngắn hạn, bao gồm:
Một là, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại xem xét, ban hành
chính sách hỗ trợ tín dụng như: giãn và kéo dài thời gian các khoản nợ vay sắp đến
hạn thanh toán; đồng thời giảm lãi suất giúp doanh nghiệp thép vượt qua giai đoạn
khó khăn này.
Thứ hai, Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan thuế tại địa phương giãn thời gian nộp
thuế và các khoản thu ngân sách của các doanh nghiệp thép để tránh gây áp lực thêm
cho doanh nghiệp, trong đó, có thể giảm thuế thu nhập doanh nghiệp…. Đây là những
kiến nghị nhằm giảm thiểu khó khăn và thiệt hại của các doanh nghiệp trong mùa
dịch để doanh nghiệp yên tâm sản xuất và phát triển.

22


Thứ ba, Bộ Công Thương cần là đầu mối hỗ trợ các doanh nghiệp ngành thép
Việt Nam xúc tiến xuất khẩu sản phẩm sang thị trường nước ngoài. Bộ cần chia sẻ
thông tin và cung cấp thông tin về các thị trường nước ngoài và các khách hàng tiềm
năng cho các doanh nghiệp thép Việt Nam qua kênh Hiệp hội thép Việt Nam VSA.
Thứ tư, Tổng cục Hải quan phải có cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp thép
Việt Nam xuất khẩu nhanh chóng và giảm chi phí thương mai cả gián tiếp và trực
tiếp. Bên cạnh đó Tổng cục Hải quan cũng cần hợp tác hiệu quả với các cơ quan hải
quan các nước khác để các doanh nghiệp thép Việt Nam cũng nhanh chóng nhập khẩu
vào thị trường các nước đó đơn giản về thủ tục, nhanh chóng thơng quan, giải phóng
hàng,….Tổng cục Hải quan cũng cần phải là đầu mối hợp tác cung cấp thông tin

nhanh chóng đáng tin cậy về các cơ chế, quy định mới,… liên quan đến mặt hàng
thép nhập khẩu từ nước khác.
* Đối với doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp trong ngành, cần rà soát lại năng lực sản xuất, khả
năng tiếp cận thị trường, nhất là các thị trường mới như Bồ Đào Nha, Nhật Bản, EU,
tăng cường nỗ lực mở rộng thị trường tại các điểm đến như thị trường Hoa Kỳ, Đông
Nam Á, Ấn Độ, Đức, Bỉ, Canada, Mexico. Để làm được điều này, các doanh nghiệp
sản xuất và xuất khẩu sắt thép cần chú ý những vấn đề sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận công nghệ mới, tăng năng lực
cạnh tranh cho sản phẩm của mình thơng qua việc tiết kiệm chi phí sản xuất, cải tiến
năng lực quản trị doanh nghiệp để hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm
cách đa dạng thị trường xuất khẩu để hạn chế thiệt hại. Cần đầu tư phát triển sản phẩm
thép có chất lượng cao phục vụ các ngành yêu cầu cao về sản phẩm thép chất lượng
cao như: sản xuất thiết bị y tế, sản xuất sản phẩm ngành điện điện tử,… để phục vụ
ngành công nghệ dùng thép chất lượng cao tại các nước phát triển. Từng bước chuyển
dịch lên bậc cao thang cao hơn trong chuỗi giá trị ngành thép. Tình hình dịch bệnh,
mặc dù vẫn có nhiều diễn biến phức tạp, song cũng đang dần được kiểm soát ở nhiều
quốc gia trên thế giới. Ảnh hưởng đại dịch Covid 19 chỉ diễn ra trong ngắn hạn, làm
tăng giá nguyên liệu đầu vào như than, phụ tùng, vật tư sản xuất... khi nguồn cung bị
hạn chế. Về dài hạn, giá nguyên liệu sẽ quay trở lại trạng thái cân bằng của thị trường,
khi các hoạt động sản xuất được vận hành trở lại. Vấn đề của các doanh nghiệp ngành
23


thép là phải đảm bảo được chất lượng sản phẩm để tăng năng lực cạnh tranh và đáp
ứng tiêu chuẩn chất lượng và các hàng rào kỹ thuật của các thị trường khó tính như
EU, Mỹ. Ngồi ra, doanh nghiệp có thể tham gia các hội thảo, các hội chợ triển lãm
trong và ngoài nước để học hỏi thêm về kỹ thuật, quy trình sản xuất, quảng bá tăng
độ nhận diện của mặt hàng thép trên thị trường thế giới.
Thứ hai, nghiên cứu phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Khi

đó sản phẩm thép XK sẽ mang lại kim ngạch cao hơn. Đặc biệt chú trọng phát triển
sản phẩm thép cho xây dựng dân dụng, xây dựng cơng nghiệp. Đồng thời, cần dự
đốn sự biến động giá cả trong ngắn hạn và dài hạn, chủ động việc đặt hàng và dự trữ
hàng tồn kho. Doanh nghiệp nên lựa chọn chiến lược giá thấp để xâm nhập thị trường,
xây dựng thương hiệu, uy tín hình ảnh, rồi từng bước phát triển, hồn thiện hóa, cá
biệt hóa sản phẩm thép phù hợp với thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp cần đánh giá
lại tình hình thị trường và dự báo tình hình thị trường xây dựng, nhu cầu tiêu thụ sắt
thép sau dịch bệnh. Cần nghiên cứu kỹ thị trường tiềm năng, chớp thời cơ khi các
nước tái xây dựng lại hệ thống y tế sau đại dịch Covid, tranh thủ sự gián đoạn trong
chuỗi cung ứng nguyên vật liệu từ Trung Quốc, tận dụng xu hướng các nước nhập
khẩu tìm kiếm và chuyển hướng sang nguồn cung cấp mới thay vì phụ thuộc quá
nhiều vào thị trường Trung Quốc như trước đây. Khai thác những thị trường tiềm
năng chính cịn chưa u cầu cao về chất lượng như châu Phi, Trung Mỹ, Nam Mỹ,
Nam Á,…. Đồng thời cũng cần tích cực khai phá thêm các thị trường ngách tại Mỹ
và EU phù hợp với năng lực của các doanh nghiệp thép Việt Nam.
Thứ ba, xem xét kế hoạch sản xuất, xuất khẩu sản phẩm thép sang các thị trường
như Canada, Mỹ, EU, tránh tăng trưởng quá nóng dẫn tới nguy cơ bị điều tra phòng
vệ thương mại (bao gồm cả chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp).
Hầu hết các thị trường trên đều có những động thái điều chỉnh pháp luật để áp dụng
biện pháp chống lẩn tránh thuế. Bên cạnh đó, các nước như Canada và Mỹ đã có thỏa
thuận về tăng cường triển khai các biện pháp chống chuyển tải lẩn tránh, cũng như
hành vi phá giá, trợ cấp với sản phẩm thép nhập khẩu. Chính vì vậy, khi xuất khẩu
sang các thị trường trên, các doanh nghiệp cần lưu ý đến các vấn đề về xuất xứ, tránh
tiếp tay cho các hành vi chuyển tải bất hợp pháp, gian lận thương mại gây tổn hại đến
uy tín kim ngạch, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam nếu vướng phải các vụ kiện.
24


×