Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI NHẰM PHỤC VỤ CÔNG TÁC BẢO TỒN TẠI VƢỜN QUỐC GIA BÁI TỬ LONG, HUYỆN VÂN ĐỒN, LUẬN VĂN THẠC SĨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
--------------------------------------

NGUYỄN THANH TUẤN

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI NHẰM PHỤC VỤ CÔNG TÁC
BẢO TỒN TẠI VƢỜN QUỐC GIA BÁI TỬ LONG,
HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Hà Nội - Năm 2011

i


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Hồng Văn Thắng, người đã tận
tình hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi
trường, Khoa Sau đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các thầy, cô đã giảng
dạy và truyền đạt kiến thức cho tơi trong suốt q trình học tập.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ các phòng ban của Vườn
quốc gia Bái Tử Long, phịng Văn hóa – Thể thao và Du lịch huyện Vân Đồn, Sở
Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh đã tạo cho tôi điều kiện thuận lợi
nhất, cung cấp số liệu để tôi thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự động viên to lớn về thời gian, vật chất và tinh
thần mà gia đình và bạn bè đã dành cho tơi trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!


Quảng Ninh, ngày 6 tháng 12 năm 2011
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN THANH TUẤN

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận văn là trung thực, không sử dụng số liệu của tác giả khác khi chưa được
công bố hoặc chưa được sự đồng ý. Những kết quả nghiên cứu của tác giả chưa
từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Quảng Ninh, ngày 6 tháng 12 năm 2011
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN THANH TUẤN

iii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................... 6
1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................................. 6
1.1.1. Khái niệm DLST........................................................................................................... 6
1.1.2. Nguyên tắc cơ bản phát triển DLST ............................................................................ 9
1.1.3. Đặc trưng cơ bản của DLST ........................................................................................ 9
1.1.4. Những yêu cầu cơ bản đối với DLST ......................................................................... 10

1.1.5. Phát triển du lịch sinh thái ở các Vườn quốc gia ...................................................... 11
1.2. Hiện trạng du lịch sinh thái ....................................................................................... 14
1.2.1. Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái trên thế giới .................................................. 14
1.2.2. Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia ở Việt Nam ............... 15
1.2.3. Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bái Tử Long ................... 16
CHƢƠNG 2: ĐỊA ĐIÊM, THỜI GIAN, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................... 18
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................................................. 18
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................................. 18
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................................. 18
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 18
2.3. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................... 18
2.3.1. Phương pháp luận...................................................................................................... 18
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 22
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 25
3.1. Tài nguyên để phát triển du lịch sinh thái ở VQG Bái Tử Long ............................ 25
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................................... 25
3.1.2. Tài nguyên sinh học ................................................................................................... 30
3.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên nhân văn phục vụ DLST ............................... 36
3.1.4. Hiện trạng cơ sở phục vụ DLST tai VQG Bái Tử Long ............................................. 42
3.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy của VQG Bái Tử Long ......................................................... 44
3.1.6. Cơ chế chính sách hiện hành phát triển DLST .......................................................... 44

iv


3.1.7. Tình hình phát triển du lịch trên địa bàn Tỉnh, địa phương và cơ hội của VQG Bái
Tử Long ................................................................................................................................ 45
3.1.8. Sự cần thiết đối với việc đề xuất DLST ở VQG Bái Tử Long .................................... 48
3.2. Đề xuất định hƣớng phát triển DLST tại VQG Bái Tử Long ................................. 51

3.2.1. Nguyên tắc phát triển DLST ở VQG Bái Tử Long ..................................................... 51
3.2.2. Định hướng phát triển DLST ở VQG Bái Tử Long.................................................... 52
3.2.3. Đề xuất các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức BTTN .............................. 63
4.2.4. Định hướng các hoạt động có sự tham gia của người dân........................................ 65
3.3. Ảnh hƣởng qua lại giữa DLST, công đồng dân cƣ và bảo tồn................................ 66
3.3.1. Tác động của DLST đến cộng đồng địa phương ....................................................... 66
3.3.2. Dự báo nguy cơ đối với công tác bảo tồn .................................................................. 68
3.4. Đề xuất giải pháp thực hiện ....................................................................................... 70
3.4.1. Giải pháp bảo vệ môi trường cảnh quan ................................................................... 70
3.4.2. Giải pháp phát triển DLST ở VQG Bái Tử Long ....................................................... 70
KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 75
PHỤ LỤC............................................................................................................................ 77

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

DLST

Du lịch sinh thái

ĐDSH

Đa dạng sinh học


GDMT

Giáo dục môi trường

GDCĐ

Giáo dục cộng đồng

HST

Hệ sinh thái

IUCN

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

KBTTN

Khu Bảo tồn Thiên nhiên

RNM

Rừng ngập mặn

SWOT

Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức

UBND


Ủy ban nhân dân

VQG

Vườn quốc gia

vi


DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

Stt

Trang

Bảng 2.1

Phân tích SWOT

24

Bảng 3.1

Cơng dụng các lồi rong biển

35

Bảng 3.2


Thống kê số phịng nghỉ trên địa bàn huyện Vân Đồn

42

Bảng 3.3

Thống kê số lượng khách quốc tế đến Việt Nam qua
các năm

Bảng 3.4

Thống kê du lịch huyện Vân Đồn

Bảng 3.5

Phân tích SWOT

46
48
49-50

DANH MỤC HÌNH
Stt
Hình 1.1

Hình 1.2

Tên hình
DLST được tạo thành bởi sự thống nhất và bổ xung

của du lịch học và sinh thái học
DLST là kết tinh của khoa học, du lịch, văn hóa, kinh
tế, xã hội và sinh thái môi trường

Trang
8

9

DANH MỤC BẢN ĐỒ
Stt

Tên bản đồ

Bản đồ 1

Bản đồ phân vùng ĐDSH VQG Bái Tử Long

Bản đồ 2

Bản đồ đề xuất các tuyến DLST VQG Bái Tử Long

vii

Trang


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Sinh vật nói riêng và ĐDSH nói chung có ý nghĩa vơ cùng quan trọng với xã

hội. Phần lớn thực vật cung cấp cho đời sống hơm nay được thuần hóa từ các lồi
thực vật hoang dã trong tự nhiên. Về phương diện y học vai trò của sinh vật càng
thêm to lớn, khoảng 40% các toa thuốc trên thế giới hiện nay là do trích từ động vật
và thực vật [12]. Nhiều loại vật hoang dã mang lại cho con người những giá trị về
tham quan, giải trí, nghiên cứu… Động, thực vật cùng các nhân tố có mối liên hệ
tương quan tổ hợp thành các hệ sinh thái đóng vai trị quan trọng trong việc điều
hịa nguồn nước, khí hậu… Với những ý nghĩa to lớn như vậy, việc bảo tồn các loại
động thực vật là điều tất yếu, với tất cả các loài, như nhà bảo tồn Aldo Leopold đã
đề nghị: “Nguyên tắc tốt nhất của thợ hàn khôn ngoan là biết giữ gìn tất cả những
phần nhỏ” [12].
Nhằm mục đích bảo tồn các lồi động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao,
các VQG và KBTTN đã được thành lập. Những khu bảo tồn được bảo vệ nghiêm
ngặt khỏi sự khai thác, can thiệp của con người, góp phần đảm bảo không gian sống
cho các sinh vật trong phạm vi khu bảo tồn. Để tăng hiệu quả bảo vệ, hầu như toàn
bộ dân cư trong khu vực VQG đều được di rời ra khỏi khu vực vùng lõi. Trong điều
kiện sống mới, hầu hết người dân đều khơng có khả năng thích ứng, sinh kế bị ảnh
hưởng… mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển kinh tế người dân trong khu vực phát
sinh và ngày càng trở lên trầm trọng. Nghiên cứu về các VQG đầu tiên trên thế giới
cho thấy: Các VQG này đã sử dụng phương thức quản lý dựa trên cơ sở bạo lực và
ép buộc, cưỡng chế di rời người dân ra khỏi khu vực họ sinh sống. Từ đó khiến mâu
thuẫn nảy sinh, các cộng đồng dân cư lâm vào cảnh bi đát, ĐDSH của các KBT bị
đe dọa. Trước tình hình này, các quốc gia trên thế giới đã nghiên cứu và đề ra một
chiến lược bảo tồn mới: liên kết quản lý KBT và VQG với hoạt động sinh kế của
người dân.
Để nâng cao hiệu quả bảo tồn đồng thời đảm bảo phát triển sinh kế cho
người dân trong khu vực bảo tồn có nhiều phương thức, trong đó DLST nổi lên như

1



một trong những cách thức hữu hiệu nhất. Tại đại hội các VQG thế giới do IUCN tổ
chức năm 2002 đã khẳng định “DLST ở trong và ngoài KBT là một phương pháp
bảo tồn: hỗ trợ, tăng cường nhận thức về giá trị quan trọng của KBT như giá trị sinh
thái, văn hóa, tinh thần, thẩm mỹ, giải trí và kinh tế; đông thời tạo thu nhập phục vụ
bảo tồn và bảo vệ ĐDSH, hệ sinh thái và di sản văn hóa. DLST cũng góp phần nâng
cao cuộc sống cho cộng đồng bản địa…” [4].
DLST đang có chiều hướng phát triển và trở thành một bộ phận có tốc độ
tăng trưởng mạnh nhất về tỷ trọng trong ngành du lịch. Nơi nào có nhiều cảnh quan
thiên nhiên, có được sự cân bằng sinh thái thì nơi đó có tiềm năng lớn để phát triển
tốt về DLST và thu hút nguồn du khách lớn, lâu dài và ổn định, từ đó sẽ mang lại
nhiều lợi ích về kinh tế, góp phần tăng thêm thu nhập cho các VQG, KBTTN phục
vụ công tác bảo tồn; nâng cao thu nhập cho cộng đồng người dân địa phương.
DLST đã mang lại nhiều lợi ích cụ thể trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển
bền vững ở nhiều quốc gia. Ở Costa Rica và Venezuela, một số chủ trang trại chăn
nuôi nhận bảo vệ nhiều diện tích rừng nhiệt đới quan trọng. Họ đã xây dựng những
diện tích này thành điểm hoạt động DLST, giúp bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên
đồng thời tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương. Ecuador sử dụng
khoản thu nhập từ DLST tại đảo Galapagos để duy trì tồn bộ mạng lưới VQG. Tại
Nam Phi, DLST trở thành một biện pháp hiệu quả để nâng cao mức sống của người
da đen ở nơng thơn. Chính phủ Ba lan cũng khuyến khích phát triển DLST và gần
đây đã thành lập một số vùng Thiên nhiên và Du lịch của quốc gia để tăng cường
công tác bảo tồn thiên nhiên và phát triển DLST. Tại Australia và New Zealand,
phần lớn các hoạt động du lịch đều có thể xếp vào hạng mục DLST. Đây là ngành
công nghiệp được xếp hạng cao trong nền kinh tế của cả hai nước [9]… Và rất
nhiều quốc gia khác cũng đang phát triển DLST thành một ngành cơng nghiệp
chính đem lại nguồn thu nhập quan trọng cho đất nước mình.
Tại Việt Nam, du lịch đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng và trong
tương lai gần, hoạt động du lịch được coi là con đương hiệu quả nhất để thu ngoại tệ
và tăng thu nhập cho đất nước. Với vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam có sự đa dạng


2


sinh học cao, xếp thứ 16 trên thế giới. Kết hợp với bề dày về văn hóa, lịch sử; cùng
sự ưu đãi của tự nhiên với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Hạ Long, Sa
Pa, Bạch Mã, Cát Tiên… Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển ngành du lịch nói
chung và DLST nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội phát triển, DLST của
Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức rất lớn.
VQG Bái Tử Long được thành lập vào năm 2001, có tổng diện tích là 15.783
ha; trong đó, diện tích biển chiếm 9.658 ha, cịn lại 6.125 ha là diện tích các đảo nổi.
Là một trong số bảy VQG trên cả nước vừa có diện tích biển, vừa có diện tích trên
cạn, VQG Bái Tử Long có nhiều hệ sinh thái đa dạng như hệ sinh thái rừng lá rộng
thường xanh nhiệt đới trên đảo đá vôi, hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh nhiệt
đới trên đảo đất, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái thảm cỏ biển, hệ sinh thái
rạn san hô và hệ sinh thái thung áng trong đảo đá vôi. Theo thống kê, trong khu vực
VQG Bái Tử Long có sự sinh trưởng và phát triển của 1909 loài động, thực vật;
tổng số loài quý hiếm là 102 lồi, trong đó có 72 lồi động vật và 30 loài thực vật
được ghi trong sách đỏ Việt Nam (2007). Bên cạnh đó VQG Bái Tử Long cịn có
nhiều di tích có giá trị văn hóa lịch sử như: thương cảng cổ Vân Đồn; hệ thống Đình
– Chùa – Miếu – Nghè tại Quan Lạn; Lễ hội Quan Lạn, văn hóa Hạ Long… Đây
chính là nguồn tài ngun tiềm năng đề phát triển DLST. Tuy nhiên hiện nay, việc
nghiên cứu đánh giá một cách khoa học các tiềm năng DLST cũng như xây dựng
các hoạt động, kế hoạch phát triển DLST nhằm hỗ trợ cho công tác bảo tồn ở VQG
Bái Tử Long vẫn chưa được triển khai một các hệ thống. Với lý do nêu trên, chúng
tôi chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giá tài nguyên và đề xuất phát triển du lịch
sinh thái nhằm phục vụ công tác bảo tồn tại Vƣờn quốc gia Bái Tử Long,
huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh”.
Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng thể: Nghiên cứu, đề xuất phát triển DLST nhằm phục vụ cho
công tác bảo tồn ĐDSH, sử dụng hợp lý tài nguyên và phát triển sinh kế bền vững

cho cộng đồng địa phương tại khu vực Vườn quốc gia Bái Tử Long.

3


* Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá tài nguyên DLST tại VQG Bái Tử Long.
- Xác định ảnh hưởng qua lại giữa DLST và bảo tồn ĐDSH tại VQG Bái
Tử Long.
- Xây dựng và đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái VQG Bái
Tử Long.
Đối tƣợng nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên của VQG Bái Tử Long.
- Đa dạng sinh học và cảnh quan của VQG Bái Tử Long.
- Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa lịch sử của khu vực.
- Các chính sách liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học ở VQG và phát triển
du lịch các cấp từ trung ương đến địa phương có liên quan đến VQG.
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện chủ yếu trong khu vực VQG Bái Tử Long và
vùng đệm, trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2011.
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
+ Đây là nghiên cứu đầu tiên về du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Bái
Tử Long.
+ Kết quả của đề tài là đưa ra được đề xuất về phát triển du lịch sinh thái ở
VQG Bái Tử Long.
+ Đưa ra giải pháp, kiến nghị dung hòa giữa nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội của cộng đồng và công tác bảo tồn.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng vào thực tiễn phát triển du lịch

sinh thái ở Vườn quốc gia Bái Tử Long.

4


Kết cầu luận văn
Luận văn được trình bày gồm có các phần: Mở đầu, 3 chương chính, kết luận
– khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, cụ thể như sau:
Mở đầu
Chương I: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Chương II: Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương III: Kết quả nghiên cứu.
Kết luận – Khuyến nghị.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.

5


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm DLST
Vào những năm 70 của thế kỷ 20, du lịch đại chúng và du lịch không phân
biệt vẫn chủ yếu quan tâm đến những loài thú lớn, chính vì sự quan tâm này đã
dẫn đến phá hoại mơi trường sống, gây phiền nhiễu tới tập tính sống của các loài
động vật hoang dã, phá hủy thiên nhiên và môi trường. Tuy nhiên, dần dần du
khách cũng bắt đầu nhận thức được những tác hại sinh thái do họ gây ra và hơn
thế nữa người dân địa phương cũng bắt đầu quan tâm đến giá trị của tự nhiên và
môi trường, nên các tour du lịch chuyên hóa như săn bắn chim, cưỡi lạc đà, bộ
hành thiên nhiên đã bắt đầu có sự hướng dẫn và quản lý nghiêm ngặt. DLST dần

dần định hình từ đây [8].
DLST là một khái niệm tương đối mới, nhưng ngay khi xuất hiện nó đã thu
hút được sự quan tâm của nhiều người hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau.
Theo nghĩa hẹp, ta có thể hiểu DLST là sự ghép nối ý nghĩa đơn giản của hai khái
niệm: “du lịch” và “sinh thái”. Nhưng ở góc độ rộng hơn ta có thể hiểu DLST là
một loại hình du lịch thiên nhiên. Mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên
nhiên như tắm biển, leo núi… đều là DLST [1].
DLST cịn có thể được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau:
-

Du lịch thiên nhiên (natural tourist).

-

Du lịch dựa vào thiên nhiên (Natural – based tourist).

-

Du lịch môi trường (Environmental tourist).

-

Du lịch đặc thù (Particular tourist).

-

Du lịch xanh (Green tourist).

-


Du lịch mạo hiểm (Adventure tourist).

-

Du lịch bản xứ (Indigenous tourist).

-

Du lịch có trách nhiệm (Responsible tourist).

-

Du lịch nhạy cảm (Sensitized tourist).

-

Du lịch nhà nghỉ (Cottage tourist).

6


-

Du lịch bền vững (Sustainable tourist).

Nhà bảo vệ môi trường người Mêhicô, Hector Ceballos – Lascurain được
cho là người đầu tiên đặt ra thuật ngữ DLST. Theo ông, DLST là “du lịch mà chủ
yếu là đi đến những vùng thiên nhiên tương đối chưa ai đụng tới hay chưa bị ô
nhiễm với mục đích cụ thể là nghiên cứu, ngưỡng mộ, và thưởng thức phong cảnh
cùng với các loại thực vật và động vật hoang dã của nó, cũng như bất cứ biểu hiện

về văn hóa nào (cả quá khứ lẫn hiện tại) được tìm thấy trong các vùng này . . . .
Điểm chính yếu là người đi du lịch sinh thái có cơ hội đắm mình vào thiên nhiên
theo một cách thức thường khơng có sẵn trong mơi trường đô thị” [9].
Định nghĩa này bao gồm cả du lịch văn hóa lẫn du lịch thiên nhiên. Đến năm
1993, Lindberg và Hawkins đã đưa ra một định nghĩa đầy đủ về nội dung và chức
năng của DLST. Theo đó, “DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên,
là công cụ để bảo tồn môi trường và tạo phúc lợi cho nhân dân địa phương.”
Năm 1996, IUCN đã đưa ra một định nghĩa đầy đủ hơn về DLST: “DLST là
tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị
tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá
khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác
động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra lợi ích cho những người dân địa
phương tham gia tích cực.”
Ở Việt Nam, tại hội thảo “Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt
Nam”(9/1999) đã đưa ra định nghĩa về DLST như sau: “ DLST là loại hình du lịch
dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục mơi trường, có đóng góp
cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng
địa phương.”
Ngồi ra, cịn có một số định nghĩa mở rộng hơn về nội dung của DLST:
“DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối
tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức
các cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó là hình thức kết hợp chặt chẽ
và hài hịa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu những cảnh đẹp của quốc gia

7


cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên
nhiên một cách bền vững”. (Lê Huy Bá - 2000)
“DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn

hóa và lịch sử tự nhiên của mơi trường, khơng làm biến đổi tình trạng của hệ sinh
thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên
nhiên và lợi ích cho cộng đồng địa phương” (Hiệp hội Du lịch sinh thái Hoa Kỳ,
1998).
“DLST là một hình thức du lịch dựa và thiên nhiên và định hướng về môi
trường tự nhiên và nhăn văn, được quản lý một cách bền vững và có lợi cho sinh
thái” (Hiệp hội Du lịch sinh thái Australia).
Ta có thể biểu thị các mối liên hệ, tương quan của các thành phần hợp thành DLST
như các hình 1.1 và 1.2 dưới đây.
Hệ sinh thái

Tài nguyên

Nhà hàng,
khách sạn
Sinh
thái
học

DLST

Du
lịch
học

Tổ chức

hiMơi trường cảnh quan
Con người


Hội nghị

Hình 1.1: DLST đƣợc tạo thành bởi sự thống nhất và bổ sung của
du lịch học và sinh thái học [1].

8


Sinh thái mơi
trường học

DLST

DLST
Văn hóa, kinh tế,
xã hội học

Khoa học du lịch

Hình 1.2: DLST là kết tinh của khoa học, du lịch, văn hóa, kinh tế, xã hội
và sinh thái mơi trƣờng học [1].
Tóm lại, dù theo định nghĩa nào thì DLST cũng cần phải hội tụ đủ hai yếu tố:
Sự quan tâm tới môi trường và thiên nhiên; trách nhiệm với xã hội và cộng đồng.
1.1.2. Nguyên tắc cơ bản phát triển DLST
Để phát triển DLST cần đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau [4;14]:
- Phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan giải trí, khám phá tìm hiểu tự nhiên
và con người.
- Hỗ trợ công tác bảo tồn tài tài nguyên du lịch sinh thái nói riêng và tài
nguyên ở các VQG, KBT nói chung. DLST phải được tổ chức có tính khoa học, có
tính giáo dục môi trường cao, đồng thời đem lại lợi nhuận tái phục vụ cho công tác

bảo tồn đa dạng sinh học.
- Hỗ trợ kinh tế địa phương, tạo thêm lợi ích kinh tế lâu dài cho cộng đồng
người dân địa phương.
Những nguyên tắc trên không chỉ dành cho các nhà quy hoạch, quản lý tổ chức,
điều hành du lịch mà con dành cho cả các hướng dẫn viên và cộng đồng địa phương.
1.1.3. Đặc trƣng cơ bản của DLST
Các hoạt động DLST khác với các loại hình du lịch khác ở các đặc trưng chủ
yếu sau [14]:
- Dựa trên địa bàn hấp dẫn về tự nhiên: Đối tượng của DLST là các khu vực
có điều kiện tự nhiên hấp dẫn, đa dạng về sinh học, có nhiều nét văn hóa bản địa

9


đặc sắc. Đặc biệt là những khu tự nhiên còn hoang sơ, ít bị tác động từ con người.
Vì vậy đa số các hoạt động DLST đều diễn ra trong khu vực các VQG và các
KBTTN.
- Hỗ trợ bảo tồn, đảm bảo bền vững về sinh thái: DLST có thể tạo nguồn thu
cho việc quản lý bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nguồn thu từ các hoạt động
DLST có thể giúp chi trả cho các dự án bảo tồn ĐDSH.
- Gắn liền với giáo dục mơi trường: Giải thích cùng với hình thức tun
truyền trong GDMT góp phần giúp du khác có thêm những kinh nghiệm thú vị,
nâng cao hiểu biết và nhận thức cho du khách, dẫn đến những hành động tích cức
đối với bảo tồn, góp phần tạo lên sự bền vững lâu dài của hoạt động DLST trong
những khu tự nhiên.
- Mang lại lợi ích cho địa phương: DLST cải thiện đời sống, tăng thêm lợi
ích cho cộng đồng địa phương và môi trường của khu vực. Cộng đồng địa phương
có thể tham gia vào quá trình vận hành DLST trên các phương diện cung cấp về
kiến thức, những kinh nghiệm thực tế, các dịch vụ, trang thiết bị và các sản phẩm
phục vụ du khách.

- Thỏa mãn nhu cầu về tham quan, giải trí cho du khách.
1.1.4. Những yêu cầu cơ bản đối với DLST
Theo Drumm (2002), những yếu tố dưới đây có vai trị quyết định đối với
việc tổ chức thành công hoạt động DLST [4]:
- Ít gây ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên của KBTTN và VQG.
- Thu hút sự tham gia của các cá nhân, cộng đồng, khách DLST, các nhà điều
hành tour và các cơ quan, tổ chức phi chính phủ.
- Tơn trọng văn hóa truyền thống địa phương.
- Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho cộng đồng địa phương và cho các
bên tham gia khác, bao gồm cả những nhà điều hành tour tư nhân.
- Tạo nguồn tài chính cho cơng tác bảo tồn của VQG và tăng cường thu nhập
của người dân địa phương nhằm giảm sức ép lên tài nguyên VQG.
- Giáo dục những người tham gia về vai trị của họ trong cơng tác bảo tồn.

10


1.1.5. Phát triển du lịch sinh thái ở các Vƣờn quốc gia
VQG là một khái niệm phổ biến trong hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học.
IUCN (Phạm Văn Bảo, Luận văn thạc sĩ khoa học môi trường [2]) đưa ra định nghĩa
về VQG như sau: “VQG là khu vực đất liền hay biển được chọn để:
- Bảo vệ tình trạng nguyên vẹn sinh thái của một hay nhiều hệ sinh thái cho
các thế hệ hiện tại và tương lai.
- Loại bỏ việc khai thác hay lấn chiếm của con người và tăng cường sự tôn
trọng những đặc trưng về sinh thái, hình thái học và cảnh quan.
- Cho phép các hoạt động du lịch dưới những điều kiện đặc biệt, cho các mục
đích nghiên cứu, giáo dục, giải trí.
Ở Việt Nam, theo quyết định số 186/2006QĐ – TTg của Thủ tướng Chính
phủ thì VQG là một loại rừng đặc dụng, được xác định dựa trên các tiêu chí [5]:
- Là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc vùng đất ngập nước, hải đảo có diện

tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại
diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngồi; bảo tồn các loài sinh
vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp.
- Được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng và hệ sinh
thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái.
- Xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số: các hệ sinh thái đặc trưng; các loài
động vật, thực vật đặc hữu; diện tích đất tự nhiên của Vườn và tỷ lệ diện tích đất
nơng nghiệp, đất thổ cư so với diện tích đất tự nhiên của Vườn.
Như vậy, VQG là khu vực có nhiều HST đặc trưng; kết hợp với những nét
văn hóa bản địa VQG là đối tượng lý tưởng cho các hoạt động DLST phát triển;
đồng thời DLST cũng là một trong những cách thức phát triển nhằm bảo tồn đa
dạng sinh học và phát triển kinh tế cho cộng đồng địa phương trong khu vực VQG.
Một số thí dụ về dự án du lịch sinh thái [9]
* Khu Dự trữ Khỉ Đột ở Rừng Khơng thể Băng qua Bwindi ở Uganda:
Có chứa khoảng một nửa (300) số khỉ đột miền núi còn lại, khu dự trữ này
trích ra 60 phần trăm thu nhập rịng của mình cho phát triển cộng đồng tương hợp

11


với việc bảo tồn. Bất kể chi phí khá đắt – vào khoảng 145 USD mỗi người để được
thưởng ngoạn các hoạt động của khỉ đột trong một giờ. Du lịch thưởng ngoạn này
kiếm được vào khoảng 400.000 USD hàng năm, làm cho khu Bwindi trở thành khu
tạo ra doanh thu cao nhất trong các khu công viên của Uganda.
* Khu Bảo tồn Annapuma ở Nepan:
Khởi đầu vào năm 1985 để chống chọi với các tác động về môi trường của
những người tiến hành các cuộc hành trình bằng xe bò và để tăng thu nhập của địa
phương từ du lịch sinh thái. Dự án Annapuma đã đào tạo 700 người địa phương để
làm việc trong các nhà trọ dành cho khách du lịch sinh thái, đã xây dựng một trung
tâm giáo dục dành cho khách tham quan, và ấn định mức phí là 12 USD mỗi người.

Dự án này tạo ra hơn 500.000 USD hàng năm cho các nỗ lực bảo tồn ở địa phương.
* Khu Nhà ở Sinh thái Chalalan ở Bolivia:
Nằm trong Công viên Quốc gia Madidi, khu dự trữ Amazon hàng đầu của
Bolivia, khu nhà ở sinh thái cung cấp nơi ăn ở cho 24 khách tham quan trong những
túp lều mái tranh hay rơm được xây dựng bằng các vật liệu ở địa phương. Dự án
này làm việc với một cộng đồng, bên trong ranh giới của cơng viên nói trên, để kết
hợp du lịch sinh thái với các dự án kinh tế khác trong các lĩnh vực lâm nông nghiệp,
(agroforestry), sản xuất hàng thủ công bản địa, và khai thác lâm sản không phải gỗ.
Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ đã cung cấp 1,4 triệu USD để tài trợ dự án này.
* Dự án Bảo tồn Selous ở Tanzania:
Selous là chương trình quản lý động vật hoang dã của cộng đồng đầu tiên ở
Tanzania nhằm mục đích làm việc với các làng gần những khu vực săn bắn và mang
lại những lợi ích trực tiếp cho các làng này. Năm mươi phần trăm của tất cả các
khoản doanh thu từ hoạt động săn bắn để lấy chứng tích hay vật kỷ niệm được
chuyển đến các làng giáp ranh với Khu Dự trữ Động vật Săn bắn Selous. Các lợi ích
kinh tế thu được khá lớn – giá phải trả cho việc bắn một con voi là 4.000 USD, một
con báo hay sư tử là 2.000 USD, và một con ngựa vằn là 590 USD. Đến giữa thập
niên 1990, số chuyến đi săn hàng năm đã vượt qua con số 500.

12


* Khu Dự trữ Động vật Hoang dã của Cộng đồng Mwalunganje-Golini ở
Kenya:
Một liên minh của những nông dân, các Tổ chức Phi Chính phủ, các nhà điều
hành tour, và chính quyền được hình thành. Liên minh này nhằm bảo vệ và xúc tiến
du lịch sinh thái như một hành lang trọng yếu cho voi và các động vật hoang dã
khác, thu nhập trực tiếp đến với các cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, hoạt động
tiếp thị của dự án này hết sức yếu kém và nó đã khơng mang lại lợi nhuận.
* Công viên Quốc gia Pilanesberg ở Nam Phi:

Là một trong những công viên nhạy cảm đối với cộng đồng và đổi mới nhất
ở Nam Phi, Pilanesberg đã thiết lập những dự án sáng tạo - chia phần thu nhập với
cộng đồng địa phương. Một chương trình sinh lợi nhiều cho phép những người chơi
thể thao săn bắn động vật hoang dã lớn bắn những con tê giác trắng có nguy cơ
tuyệt chủng bằng các khẩu súng bắn phi tiêu tẩm thuốc ngủ và sau đó, họ được chụp
ảnh bên cạnh những chiến lợi phẩm đang ngủ của họ.
Bài học kinh nghiệm rút ra từ những mơ hình DLST trên thế giới
Qua việc tìm hiểu một số thí dụ về các dự án DLST trên thế giới cho thấy
khách du lịch sẵn sàng trả một chi phí lớn để được tham gia vào những tour tham
quan, khám phá… thú vị. Nguồn chi phí này cung cấp kinh phí cho hoạt động bảo
tồn tại các khu bảo tồn, đồng thời nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương
tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái. Từ đây những bài học kinh nghiệm
được rút ra, dành cho các VQG của Việt Nam khi tiến hành các hoạt động DLST
như sau:
- Cần thay đổi quan niệm của mọi người về bảo tồn và phát triển. Phát triển
công tác tuyên truyền, giáo dục bảo tồn để nâng cao nhân thức cộng đồng và khách
du lịch, các đối tượng sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Xây dựng mối quan hệ tương hỗ giữa khách du lịch, cộng đồng địa phương và cơ
quan quản lý các đơn vị rừng đặc dụng nhằm bảo vệ tài nguyên rừng và phát triển
du lịch bền vững.

13


- Cần có cơ chế quản lý phù hợp, trong đó có sự tham gia của người dân địa
phương trong các tour du lịch trên địa bàn để có thể quản lý tài nguyên và hoạt động
du lịch hiệu quả. Quản lý chặt chẽ những quy hoạch phát triển DLST tránh tình
trạng sử dụng tài ngun khơng hợp lý, phá vỡ cảnh quan tư nhiên, làm mất bằng
sinh thái trong vùng dự án.
- Cần có chính sách phù hợp nhằm phân phối một cách hợp lý nguồn thu từ

các hoạt động du lịch. Nguồn thu từ các hoạt động du lịch sinh thái phải được sử
dụng để duy trì hoạt động bảo tồn của các VQG và phát triển kinh tế cộng đồng địa
phương; tránh tình trạng thu nhập chỉ tập trung vào một nhóm nhỏ cịn VQG – nơi
chịu trách nhiệm bảo tồn nguồn tài nguyên, cùng cộng đồng địa phương khơng
được hưởng lợi gì từ việc phát triển DLST.
- Khơi phục và phát triển những nét văn hóa, nghề truyền thống tại địa
phương nhằm phục vụ nhu cầu của du khách như: đồ lưu niệm, trồng trọt, chăn
nuôi… Từ đó tạo ra và duy trì nguồn thu nhập cho cộng đồng địa phương.
1.2. Hiện trạng du lịch sinh thái
1.2.1. Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái trên thế giới
Bắt nguồn từ du lịch thiên nhiên và du lịch ngồi trời, hiện nay DLST đang
có chiều hướng phát triển và trở thành một bộ phận có tốc độ tăng trưởng mạnh
nhất về tỷ trọng trong ngành du lịch. Chẳng hạn một nhóm gồm 500 người một bản
địa ở Khu Dự trữ Động vật Săn bắn Maasai Mara ở bắc Kenya đã thu được 100.000
USD mỗi tháng suốt những năm giữa thập niên 1990. Doanh thu nhận được từ phí
vào cửa (20 USD đối với người nước ngồi và 3,30 USD đối với người Kenya) và
tiền thuê đất từ các chòi du lịch sang trọng. Năm 1995, 56.000 khách du lịch đã
viếng thăm Quần đảo Galapagos, bơm 130 triệu USD vào Ecuador, trong đó 69
triệu USD đã được chi tiêu trên Quần đảo này. Trong khi đó 7000 thành viên của
cộng đồng Dukuduku, những người sống ngay bên ngoài Khu Dự trữ Động vật Săn
Bắn St. Lucia ở Nam Phi, kiếm được 300.000 USD hàng năm nhờ việc bán những
chiếc giỏ Zulu truyền thống và tấm thảm ngủ cho khách du lịch [9].

14


Tại Úc và Newzeland, phần lớn các hoạt động du lịch đều có thể xếp vào
hạng DLST. Đây là ngành công nghiệp được xếp hạng cao trong nền kinh tế của cả
hai nước. Chính phủ Nhật Bản cũng tích cực khuyến khích phát triển DLST với
những chính sách rõ ràng, thành lập các đơn vị chuyên trách và các quỹ nhằm duy

trì và phát triển ngành du lịch hướng tới thiên nhiên để tăng cường công tác bảo vệ
thiên nhiên và phát triển du lịch quốc gia. Theo báo cáo về xu hướng du lịch của
khác du lịch Nhật Bản do Công ty Giao thông Nhật Bản thực hiện năm 2004, loại
hình du lịch được khách du lịch Nhật Bản ưa thích nhất là du lịch tắm suối nước
nóng (chiếm 57,9% số người được phỏng vấn); xếp thứ hai là du lịch hướng tới
thiên nhiên [10]. Nhận thức về DLST của người dân ngày càng cải thiện trong
những năm gần đây.
1.2.2. Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tại các Vƣờn quốc gia ở Việt Nam
Theo đánh giá quốc tế, Việt Nam là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh
học cao nhất thế giới. Với ¾ diện tích đất liền là đồi, núi và cao nguyên; bờ biển trải
dài trên 3200 km, Việt Nam là nơi cư trú của 12000 loài thực vật, 7000 loài động
vật, trong đó có nhiều lồi có tên trong sách Đỏ thế giới [11]. Với tiềm năng phong
phú và đa dạng, ngay từ thời kỳ đầu quá trình đổi mới đất nước, phát triển DLST ở
Việt Nam đã được coi trọng. Nếu như năm 1994 mới chỉ có 320.000 lượt khách
quốc tế đến tham quan các vung tự nhiên của Việt Nam, thì đến năm 1999 con số
này đã là 620.000 lượt người. Ngoài ra, với 3,5-5 triệu lượt du khách nội địa mỗi
năm, hoạt động DLST tại các KBTTN đã mang lại doanh thu chiếm 25-30% tổng
doanh thu hàng năm của ngành du lịch [15].
Các VQG ngày càng chú trọng hơn vào công tác phát triển DLST. VQG Cúc
Phương và Tam Đảo đã xây dựng khu nuôi thú bán hoang dã để bảo tồn và phục vụ
khách tham quan. Khu cứu hộ các loài linh trưởng, trạm cứu hộ rùa và Cầy vằn tại
VQG Cúc Phương cũng là điểm dừng chân thú vị cho du khách tham. VQG Tràm
Chim là nơi bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên Đồng Tháp Mười với loài Sếu đầu đỏ đặc
hữu đã thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi năm.

15


Công tác quy hoạch phát triển DLST đã được tiến hành ở một số nơi như:
VQG Cúc Phương, Phong Nha - Kẻ Bàng… Các khu DLST biển nổi tiếng như Cát

Bà, Hịn Mun, Cơn Đảo, Phú Quốc đã và đang có kế hoạch sử dụng tài nguyên sinh
vật biển để phát triển nhiều dịch vụ du lịch hấp dẫn như xem rùa đẻ trứng, khám
phá các rạn san hô và cỏ biển…
Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả cơng tác phát triển DLST nhiều khóa
huấn luyện về DLST và giáo dục môi trường đã được các dự án, các tổ chức quốc
tế, Cục Kiểm lâm và Hiệp hội VQG và KBTTN Việt Nam triển khai cho các đối
tượng liên quan, nâng cao kiến thức về DLST cho các cán bộ thực hiện cơng tác bảo
tồn; Một số chính sách liên quan đến phát triển DLST được ban hành như: Luật Bảo
vệ và Phát triển rừng năm 2004; Quyết định số 186/QĐ-ttg, ngày 14/8/2006 của
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng đặc dụng; Quyết định số
104/2007/QĐ-BNN, ngày 27/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về Quản lý các hoạt động DLST tại các VQG và KBTTN.
Dù vậy, trên thực tế việc phát triển DLST tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa
tương xứng với tiềm năng dành cho loại hình du lịch này. Thể hiện ở việc số lượng
khách đến các VQG và KBTTN Việt Nam cịn thấp, trong đó chủ yếu (80%) là
khách nội địa; Du khách đến tham quan mới chỉ được tiếp cận với các HST rừng,
các loài thực vật và một số lồi cơn trùng, hiếm khi gặp được các loài thú trong
rừng; Cơ sở hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ cho phát triển DLST đã được xây dựng nhưng
chất lượng và số lượng còn hạn chế; Hoạt động DLST ở các VQG chủ yếu vẫn do
các VQG tự tổ chức, vận hành. Lợi ích từ hoạt động DLST chưa đến được với cộng
đồng địa phương một cách đầy đủ.
1.2.3. Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tại Vƣờn quốc gia Bái Tử Long
Được thành lập ngày 01/06/2001, VQG Bái Tử Long không chỉ là khu bảo
tồn sinh quyển trên cạn, mà còn là nơi bảo vệ nguồn sinh vật ven biển của Việt
Nam. Cấu tạo địa hình, địa chất đa dạng là yếu tố giúp cho VQG Bái Tử Long có
tính đa dạng HST rất cao. Cùng với các di tích lịch sử, văn hóa có giá trị như văn

16



hóa Hạ Long, thương cảng cổ Vân Đồn, hệ thống đình – chùa – miếu – nghè tại
Quan Lạn…, VQG Bái Tử Long có tiềm năng rất lớn để phát triển DLST.
Kể từ khi cây cầu nối liền huyện đảo Vân Đồn với đất liền được hồn thành,
giao thơng thuận tiện khiến cho lượng khách du lịch đến đây ngày càng tăng. Nếu
như năm 2004 lượng khách đến Vân Đồn là 110.000 lượt người; thì đến năm 2010
con số này là 415.000 [16] lượt người cho thấy khả năng hấp dẫn du khách của
huyện đảo này. Tuy nhiên, hầu hết du khách đến với Vân Đồn đều mang mục đích
nghỉ ngơi, giải trí tại các khu du lịch Bãi Dài, Minh Châu, Quan Lạn tham quan một
số di tích tại Quan Lạn, chứ chưa được tham gia các tour du lịch mang bản chất
DLST thực sự.
Mặc dù có tiềm năng to lớn, song hiện nay DLST tại VQG Bái Tử Long
chưa được hình thành thật sự. Một số hoạt động triển khai ban đầu như xây dựng
Trung tâm GDCĐ, Viện bảo tàng là quá nhỏ bé nếu như muốn phát triển hoạt động
DLST. Trên thực tế, VQG Bái Tử Long vẫn chưa có những định hướng cụ thể để
phát triển loại hình du lịch này tại khu vực, thể hiện: Cơ sở vật chất kỹ thuật phục
vụ cho phát triển DLST hầu như chưa có; Số lượng nghiên cứu, đánh giá phát triển
DLST tại Vườn cịn ít, chưa có tính khả quan; Một số tuyến du lịch được vạch ra
mới chỉ mang tính chất dự kiến; Chưa có sự liên kết giữa VQG với cộng đồng địa
phương trong hoạt động phát triển du lịch cũng như chưa có chính sách thu hút vốn
và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển DLST. Cho đến thời điểm
hiện tại, mới chỉ có hai Cơng ty tư nhân đứng ra tổ chức một số tour du lịch sinh
thái nhỏ lẻ, hầu như khơng mang lại lợi ích cho cơng tác bảo tồn của Vườn, hồn
tồn khơng tạo lợi ích cho cộng đồng địa phương. Chính vì vậy, VQG Bái Tử Long
vẫn đang phải đối mặt với sự xâm nhập bất hợp pháp của người dân địa phương,
những người sống dựa vào nguồn tài nguyên trong khu bảo tồn.
Trước hiện trạng trên, việc đưa ra được một định hướng cụ thể để phát triển
DLST sẽ là một việc làm hết sức ý nghĩa để Ban quản lý VQG Bái Tử Long có thể
đưa ra những chính sách phù hợp cùng với địa phương nhằm phát triển kinh tế cho
cộng đồng dân cư sinh sống trong khu vực vùng đệm và thực hiện tốt nhiệm vụ bảo
tồn đa dạng sinh học ở VQG Bái Tử Long.


17


CHƢƠNG 2: ĐỊA ĐIÊM, THỜI GIAN, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP LUẬN
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trong khu vực VQG Bái Tử Long, 6 xã của
huyện Vân Đồn nằm trong và giáp với ranh giới VQG: Bản Sen, Quan Lạn, Minh
Châu, Hạ Long và Vạn Yên và thị trấn Cái Rồng.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 12 năm 2011.
Trong quá trình nghiên cứu, các số liệu cập nhật được cố gắng thực hiện sát với thời
gian nghiên cứu, nhằm đưa ra những số liệu gần nhất, sát nhất để đưa ra được định
hướng sát thực cho việc phát triển DLST ở VQG Bái Tử Long.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm:
1. Cơ sở lý luận về DLST ở VQG và KBTTN.
2. Đặc điểm tài nguyên DLST tại VQG Bái Tử Long. Tài nguyên đa dạng
sinh học, tài nguyên xã hội. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ đa dạng
sinh học trong khu vực.
3. Hiện trạng phát triển du lịch trong khu vực, bao gồm: Cơ cấu tổ chức của
VQG Bái Tử Long, tình hình nhân sự, cơ sở vật chất phuc vụ cho hoạt động DLST:
nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, giao thông, các dịch vụ khác...
4. Định hướng phát triển DLST ở VQG Bái Tử Long gồm các giải pháp kỹ
thuật (quy hoạch, phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch), giải pháp xã hội như
giáo dục môi trường…
2.3. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phƣơng pháp luận

Đề tài sử dụng các phương pháp tiếp cận: tiếp cận hệ sinh thái, tiếp cận quản
lý tài nguyên dựa vào cộng đồng và tiếp cận hệ thống trong quản lý tài nguyên rừng
để thực hiện nghiên cứu phát triển DLST tại VQG Bái Tử Long.

18


×