Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Xé tan rào cản về giá trong đàm phán pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.69 KB, 7 trang )

Xé tan rào cản về giá trong đàm phán
Giá cả luôn là trở lại khó khăn và phổ biến nhất trong thời buổi nền kinh tế khó
khăn. Hầu hết người bán hàng thất bại và buộc phải dừng bước khi đến bước đàm
phán về giá với các đối tác khách hàng tiềm năng.

Từ những kỹ năng hun đúc trong suốt nhiều năm kinh nghiệm, Colleen Francis -
người sáng lập và chủ tịch tập đoàn cung cấp giải pháp bán hàng chiến lược
Engage đã giúp khách hàng đạt được những thành quả đáng kể, thành công bền
vững với lợi nhuận không ngừng tăng cao. Những lời khuyên của bà đã giúp cho
nhiều nhân viên khách hàng trên tòan thế giới vượt qua sự sợ hãi của những lời từ
chối và chiến thắng trong các thương vụ làm ăn.

Colleen Francis đã đưa ra 2 bước quan trọng trong công thức đối phó với các trở
ngại về giá.

- “Giá cả của công ty các ông quá cao.”

- “Tại sao giá mà các ngài đề xuất lại quá đắt như vậy?”

- “Tôi có một lời đề nghị khác, các ông chắc chắn sẽ phải làm điều đó tốt hơn rất
nhiều”

Đó là những lời mà khách hàng thường sử dụng khi nói về mức giá do công ty bạn
đưa ra. Cho dù thế nào đi chăng nữa, bạn cũng phải đối phó với các vấn đề này
trong công việc bán hàng của mình. Nó là điều khó khăn nhất mà một người bán
hàng chuyên nghiệp phải đối mặt hàng ngày:

1. Đếm từ 1 tới 3

Khi bạn gặp phải một câu hỏi hoặc sự từ chối thằng thừng từ phía khách hàng,
điều đầu tiên bạn cần phải làm đó là lấy một hơi thật sâu, nhìn thằng về phía khách


hàng và nhẩm từ một tới ba.

Điều kỳ diệu là rất nhiều khách hàng sẽ tự trả lời cho lời từ chối của chính họ,
hoặc ít nhất thì họ sẽ cho bạn nhiều thông tin hơn. Bạn không nên lo ngại về sự im
lặng này và nên luyện tập để 3 giây dừng lại trở thành một công cụ hữu hiệu trong
chiến lược bán hàng của bạn.

2 năm về trước, tôi đã mua một cặp kính mới. Người bán hàng đã cảm thấy hoang
mang khi nói về giá cả và thậm chí là phải viết một mức giá dự tính lên một mảnh
giấy và đưa cho tôi thay bằng việc phải nói rõ mức giá đó bằng lời.

Một cách đáng ngạc nhiên, con số người bán hàng đưa ra thực sự là vô cùng phải
chăng đối với tôi. Tôi đã để quên ví ở nhà, và sau đó tôi đã phải mượn ví của
chồng tôi. Người bán hàng xem sự im lặng của tôi như là một lời từ chối và gần
như ngay lập tức, mức giá đó đã được giảm xuống 15%.

Một giao dịch nhỏ này là một ví dụ tiêu biểu cho sức mạnh của sự im lặng, và
không để khoảng lặng này kéo dài, hầu hết mọi người luôn tìm cách để lấp đầy nó.
Trong bán hàng, bạn có thể sử dụng sự im lặng để đối phó với bất kỳ một sự từ
chối nào, đặc biệt là trong các vấn đề liên quan tới chuyện giá cả.

Bất cứ khi nào khách hàng nói rằng giá cả mà bạn đang đưa ra là quá cao, bạn chỉ
cần hít thở sâu và giữ im lặng. Bạn sẽ nhận thấy là 40% khách hàng tiềm năng của
bạn sẽ lấp đầy khoảng lặng đó bằng những thông tin mà bạn có thể sử dụng cho
những kế hoạch thuyết phục khách hàng tiếp theo.

2. Đặt câu hỏi

Bạn có thể đặt câu hỏi trước khi phải trả lời cho lời từ chối từ phía khách hàng.
Bạn hãy cho họ một lời khen trước khi đặt câu hỏi. Ví dụ, bạn có thể nói rằng, “tôi

đánh giá rất cao những gì ngài vừa chia sẻ”, hoặc “đó là một câu hỏi thú vị”, “tôi
hiểu được cảm giác của ngài lúc này”. Đi cùng với một câu khẳng định thân thiện
trước câu hỏi sẽ giúp cho khách hàng trả lời nó. Một lời khen sẽ là một món quà.
Nó sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy đặc biệt và biết rằng bạn đang tập trung và
thực sự quan tâm tới họ. Điều đó sẽ giúp cho khách hàng trả lời câu hỏi một cách
dễ dàng và chân thực hơn.

Vậy sau đó bạn sẽ hỏi câu gì? Sau khi tặng cho khách hàng một lời khen, hãy hỏi
họ câu hỏi trực tiếp và gián tiếp để thu thập thêm thông tin. Đây là cách bạn phản
hồi lại lời từ chối mà hầu như tất cả các khách hàng đều dùng.

Lời từ chối: “Giá cả như vậy là quá cao”

Câu hỏi:

- Xin ngài cho biết giá cả của chúng tôi hiện đang cao như thế nào?

- Ngài đã bao giờ tìm thấy một sản phẩm nào với chất lượng tương đương nhưng
có giá rẻ hơn chưa?

- Ngài nói đúng, chúng tôi có giá đắt hơn một số các đối thủ cạnh tranh. Vậy ngài
sẵn sàng trả mức giá bao nhiêu cho sản phẩm này?

- Chúng tôi không phải là công ty có thể cung cấp sản phẩm rẻ nhất. Nhưng giá cả
liệu có phải là yếu tố quan trọng nhất không?

- Có phải ngài đang nghĩ rằng giá cả như vậy là cao hơn mức ngài mong muốn
hoặc có phải là vì ngài đã tồng hợp thêm cả phần dịch vụ và đào tạo trong cùng lời
đề nghị này?


- Tôi không cảm thấy ngạc nhiên về điều đó. Ngài có thể cho chúng tôi biết là mức
giá đó có đang cao trên tổng số không? Hay là giá chỉ cao trong một số đơn vị nhất
định?

- Giá cả của chúng tôi liệu có phải là rào cản lớn nhất giữa chúng ta?

- Giá cả cao liệu có phải là lý do để chúng ta không bao giờ có thể hợp tác cùng
nhau?

- Quá cao? Có thực sự là như vậy không?

- Vậy ngài đề nghị chúng ta nên làm gì để có thể tiến tới hợp tác trong thương vụ
này?

- Cảm ơn ngài đã cho tôi biết về điều đó. Tôi chỉ tò mò là ngài sẵn sàng đầu tư bao
nhiêu cho thương vụ này?

Lời từ chối: “Chúng tôi không có đủ ngân sách cho việc này.”

Phản hồi

- Ngân sách ư?

- Ồ! Chúng tôi hiểu rằng điều đó đang gây khó khăn cho ngài trong việc mua
hàng. Vậy ngài có thể vui lòng cho chúng tôi biết khi nào thì ngân sách mới của
phía công ty ngài sẽ được rót về?

- Cảm ơn vì đã cho tôi biết điều đó. Vậy ngài có thể cho chúng tôi biết ngân sách
mới của các ngài được rót về theo hàng năm hay là theo quý?


- Không có ngân sách, điều đó liệu có đồng nghĩa với việc chúng ta không thể hợp
tác với nhau trong năm nay?

Lời từ chối: “Tôi cần được giảm giá!”

Phản hồi:

- Giảm giá ư?

- Thật tốt vì ngài đã mong muốn chúng ta cùng tiến tới sự hợp tác. Ngài mong
muốn một mức giảm giá như thế nào?

- Tôi hiểu rằng ngài đang mong muốn tìm ra thương vụ mua hàng tốt nhất cho
công ty mình. Nếu chúng tôi không thể giảm giá thì liệu đó có phải là chúng ta
không thể làm được điều gì khác cho thương vụ này?

Hiệu ứng tiếng vang

Một sự lựa chọn cho việc đặt ra các câu hỏi là sử dụng hiệu ứng tiếng vang. Hiệu
ứng tiếng vang là nghệ thuật sử dụng từ ngữ cuối cùng (từ cuối cùng và quan trọng

×