Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Tại sao cần quản lý dựa trên sự cam kết? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.51 KB, 5 trang )

Tại sao cần quản lý dựa trên sự
cam kết?
Sự cam kết là điều tối quan trọng cho thành công trong kinh doanh, nhưng
nhiều người đã thất bại trong việc thực hành điều này. Vậy làm cách nào để
tạo ra sự cam kết hiệu quả?

Quản lý dựa trên sự cam kết đặc biệt quan trọng, vì việc quản lý ngày nay
tập trung nhiều vào việc kinh doanh cốt lõi và tận dụng các hoạt động từ bên
ngoài. Nó cũng giúp nhà quản lý tận dụng được lực lượng lãnh đạo có khả
năng cao trong nội bộ.
Tăng sự hợp tác và phối hợp. Hiện nay cấp bậc và quyền lực rõ ràng trong
công ty khiến mọi người tôn trọng các cam kết của họ. Nhưng sự rạn nứt
càng ngày càng rõ ràng trong văn hoá công ty. Các nhà quản trị cố gắng liên
kết những cá nhân rời rạc không có cùng mục tiêu. Những cam kết tốt có thể
xoá bớt hố sâu giữa các cá nhân này, những cuộc đối thoại cho phép những
người có nền tảng khác nhau có thể đạt được đồng thuận.
Tăng khả năng ứng biến. Tuy các công ty lớn có thể làm tốt những công việc
đều đặn, khối lượng lớn nhưng cũng quá trình đó sẽ ngăn cản công ty xâm
nhập vào thị trường mới và tạo ra các giá trị mới. Tiêu chuẩn hoá hạn chế độ
mềm dẻo, ứng biến của công ty. Quản lý dựa trên cam kết có thể giúp tổ
chức hoạt động nhanh nhẹn và linh hoạt hơn. Mỗi cá nhân theo cam kết tự
nguyện sẽ tìm ra cách làm việc phù hợp với tình huống và thông tin, đồng
thời cả bộ máy kinh doanh sẽ bớt cồng kềnh.
Tăng sự tham gia của nhân viên. Khi tổ chức tạo ra cảm giác liên kết cộng
đồng nhân viên – mọi người sẽ coi nhiệm vụ của toàn công ty là một phần
của họ, và họ hành động như một chủ doanh nghiệp trong tổ chức. Họ sẽ tìm
kiếm các cơ hội, thiết lập các nguồn lực để nắm bắt cơ hội, và điều chỉnh để
thành công.
Những cuộc đối thoại đi đến giao kèo
Một lời hứa là một cam kết rằng người cam hết sẽ thoả mãn những mong
muốn của người kia. Một cam kết phải có một mạng lưới các cam kết giữa


các đồng nghiệp, cấp dưới, đối tác, nhà bán buôn, và nhiều người khác. Mọi
người thường coi các cam kết là những giao kèo có ý nghĩa pháp lý nhưng
trên thực tế hãy có cách nhìn giản dị hơn, vì bất cứ những ràng buộc hoặc
xung đột nào cũng có thể làm xấu đi việc hoàn thành một cam kết – một lời
hứa.
Đặc biệt, những người tham gia nên có một cuộc đối thoại gồm ba giai đoạn
để phát triển và thực hiện một cam kết hiệu quả. Đầu tiên là đồng thuận về
suy nghĩ, điều này nói dễ hơn là làm. Bởi sự khác biệt về quan điểm, mọi
người thường kết thúc bằng việc nói về quá khứ của bên kia. Hai bên cùng
nên cố đạt được sự thấu hiểu chung và thực tế về bên kia, những gì cần làm
để thoả mãn họ, những khó khăn có thể phát sinh, và họ có thể làm gì để
giúp giải quyết khi có vấn đề xảy ra.
Quá trình tiếp theo là “hãy biến cam kết thành sự thật” – hãy thực thi cam
kết. Những cuộc đối thoại là cần hơn bao giờ hết. Hai bên cùng phải tiếp tục
chia sẻ và bộc lộ ý muốn, tiếp tục đàm phán nếu không hài lòng. Quá trình
này sẽ kết thúc khi một bên hoàn thành cam kết và đưa cho bên kia đánh giá.
Quá trình cuối cùng là đóng cam kết, một bên công bố công khai rằng bên
kia đã hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời đây cũng là cơ hội cho hai bên trao
đổi thông tin phản hồi, làm cách nào họ có thể làm tốt hơn trong tương lại,
và do đó cải tiến liên tục chất lượng của những cam kết họ sẽ có sau này.
Thế nào là một cam kết tốt?
Nếu các nhà tuyển dụng và nhân viên hiểu được cách thể hiện và xây dựng
một cam kết tốt, họ có thể hạn chế tối đa những xung đột. Quan trọng hơn,
họ sẽ có khả năng vượt qua các thử thách. Chúng tôi đưa ra năm tính chất
của một cam kết tốt như sau:
1. Cam kết tốt là cam kết công khai. Những lời hứa khi đã được đặt ra, và
hoàn thành công khai sẽ ràng buộc hơn và do đó sẽ khiến người ta thực hiện
hơn là cam kết không công khai.
2. Cam kết tốt có tính linh hoạt: Như chúng ta đã bàn ở trên, một đàm
phán – cam kết là một quá trình năng động và hợp tác. Những hiểu lầm là

không thể tránh khỏi và mỗi người có những động cơ, quan điểm khác nhau.
Mỗi hiểu lầm sẽ được hiểu như một ý định xấu. Những cuộc đối thoại để đi
đến cam kết thường bao gồm đề nghị, phản đối đề nghị, cam kết và sau đó
lại phủ nhận.
3. Cam kết tốt có tính tự nguyện. Trong nhiều tổ chức, mọi người thường
cảm thấy bắt buộc phải tuân thủ mỗi đòi hỏi để được coi như một thành viên
trong nhóm, làm hài lòng ông chủ và tránh bị nhìn như người quái đản.
Nhưng sự cam kết tốt nhất là sự cam kết không bị cưỡng ép. Các nhà tâm lý
học đã khám phá ra rằng mọi người thường đặt ít trách nhiệm với những lời
hứa do bị cưỡng ép, và ngược lại họ có trách nhiệm hơn với những lời hứa
do ý chí tự nguyện.
4. Cam kết tốt là cam kết rõ ràng. Những người tham gia nên nhận thức rõ
ràng họ đang cam kết với ai và làm việc cho ai, bởi ai, và khi nào. Tuy nhiên
các cam kết rõ ràng sẽ tăng sự hợp tác và thực thi tốt hơn trong toàn tổ chức.
Mặc dù qúa trình cam kết và đàm phán lại không luôn dễ chịu, sẽ có thể mạo
hiểm, tốn thời gian và tốn nhiều nguồn lực nhưng đó là điều cần thiết.
5. Cam kết là dựa trên các sứ mệnh. Thông thường người yêu cầu cam kết
sẽ không giải thích tại sao yêu cầu đó lại quan trọng, và kết quả là người
được yêu cầu sẽ cho rằng điều đó không đủ quan trọng để có một sự giải
thích rõ ràng. Trong trường hợp này, kết quả sẽ chẳng tốt đẹp chút nào. Cam
kết hiệu quả nhất là cam kết dựa trên nhiệm vụ, và người yêu cầu giải thích
sự hợp lý của yêu cầu, và đầu tư thời gian để đảm bảo rằng bên kia hiểu
nhiệm vụ phải làm.
Sự cam kết là những yếu tố cơ bản trong giao dịch kinh doanh. Những sự
cam kết này sẽ kết nối các hoạt động của tổ chức, khơi dậy niềm ham mê
trong công việc của nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và những người
thuộc các nhóm lợi ích khác. Trong khi các cam kết sẽ kết nối tổ chức với
nhau, chúng cũng dễ đổ vỡ cũng như tầm quan trọng của chúng.
Thế giới quan và quan điểm của các cá nhân có thể khác nhau rất nhỏ khi
mọi người bắt đầu cam kết, nhưng một sự mơ hồ bất ngờ có thể làm hỏng cả

sự đồng thuận được xây dựng rất công phu trước đó. Nhà lãnh đạo do đó
phải quản lý mạng lưới các cam kết với sự cẩn thận rất lớn – khuyến khích
các cuộc đàm thoại để đảm bảo các cam kết đã được thực hiện một cách
đáng tin cậy.
Nếu họ làm được điều đó, họ cũng có thể đẩy mạnh sự cộng tác và tham gia
của đồng nghiệp, xây dựng sự mềm dẻo cần thiết để giành lấy các cơ hội
kinh doanh, và tập trung khả năng của nhân viên. Nếu họ không làm được,
họ sẽ mất công việc kinh doanh của mình vào tay đối thủ, những người có
thể làm được điều đó.

×