Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.05 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

ĐỀ TÀI

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI
PHẠM GIẾT NGƢỜI DO VƢỢT Q GIỚI HẠN
PHỊNG VỆ CHÍNH ĐÁNG

Giảng viên: VÕ VĂN TÀI

Biên Hòa, ngày 14 tháng 7 năm 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BÀI TIỂU LUẬN MƠN HỌC: LUẬT HÌNH SỰ 2
Tên đề tài: ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI PHẠM GIẾT
NGƢỜI DO VƢỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG

Danh sách sinh viên thực hiện:
STT
1
2
3
4
5

Họ và tên
Lê Trí Dũng


Trần Thu Thủy
Trần Thị Anh Thƣ
Nguyễn Ngọc Thùy Trang

MSSV
K20503KTL084
B20503DNA031
B20503DNA027
B20503DNA036

Nguyễn Thị Vƣơng

B20503DNA046

1


MƠN LUẬT HÌNH SỰ 2

Danh mục viết tắt:
Từ viết tắt
BLHS

Giải thích từ ngữ
Bộ luật hình sự

2


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài: ............................................................................................................. 4
2. Mục tiêu của đề tài: ....................................................................................................................... 5
3. Đối tƣợng nghiên cứu: ................................................................................................................. 5
4. Phạm vi nghiên cứu: ..................................................................................................................... 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:............................................................................................................ 6
6. Bố cục bài tiểu luận: ..................................................................................................................... 6
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỘI PHẠM GIẾT NGƢỜI DO VƢỢT Q GIỚI
HẠN PHỊNG VỆ CHÍNH ĐÁNG ..................................................................................... 7
1.1 Chế định phịng vệ chính đáng và vƣợt q giới hạn phịng vệ chính đáng ................. 7
1.2 Tội giết ngƣời do vƣợt q giới hạn phịng vệ chính đáng ............................................. 11
1.2.1 Cấu thành tội phạm: ................................................................................................................ 11
1.2.2 Hình phạt: .................................................................................................................................. 13
CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI PHẠM GIẾT NGƢỜI DO VƢỢT Q GIỚI
HẠN PHỊNG VỆ CHÍNH ĐÁNG ................................................................................... 14
2.1 Áp dụng pháp luật hình sự trong xét xử tội danh giết ngƣời do vƣợt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng ............................................................................................................................. 14
2.2 Vƣớng mắc trong q trình thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự…............................... 15
CHƢƠNG III. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT .............................................. 21
KẾT LUẬN:………………….....………………………………………………………..23

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong các văn kiện quốc tế và Hiến pháp Việt Nam thì quyền sống đƣợc hiến định
với tƣ cách là một quyền con ngƣời cơ bản và quan trọng nhất: “Mọi ngƣời có quyền
sống. Tính mạng con ngƣời đƣợc pháp luật bảo hộ. Khơng ai bị tƣớc đoạt trái luật”. Do
đó mục tiêu bảo vệ quyền sống, quyền đƣợc tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con ngƣời

ln đƣợc đặt lên hàng đầu đối với mọi dân tộc, mọi quốc gia, mọi thời kỳ và mọi chế độ.
Hiện nay, trƣớc tình hình các vụ án giết ngƣời, cƣớp của xảy ra ngày càng nhiều và
mức độ nguy hiểm ngày càng cao. Khơng ít vụ án, nhiều bị cáo ban đầu chính là các nạn
nhân, do có hành vi chống trả nhằm ngăn chặn sự tấn công, không may dẫn đến hậu quả
chết ngƣời và bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy trong những trƣờng hợp đó có hành vi
tự vệ sẽ đƣợc coi là phịng vệ chính đáng, có trƣờng hợp sẽ bị coi vƣợt q giới hạn
phịng vệ chính đáng.
Về mặt lập pháp thì quyền phịng vệ chính đáng đã đƣợc ghi nhận rõ nét đặc biệt là
từ khi xuất hiện Bộ luật hình sự năm 1985 cho đến BLHS hiện hành năm 2015 (sửa đổi,
bổ sung 2017) thì những quy định này đã đƣợc chỉnh sửa để phù hợp hơn với thực tiễn và
tạo điều kiện cho việc phát huy trên thực tế. Bằng quy định này, pháp luật cho phép công
dân đƣợc quyền chống trả lại các hành vi xâm hại các lợi ích của Nhà nƣớc, tổ chức,
quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân.
Về mặt lý luận, phịng vệ chính đáng ln là vấn đề đƣợc nhiều ngƣời quan tâm do
những cách hiểu và các quan điểm khác nhau đặt ra từ hoạt động lập pháp cũng nhƣ áp
dụng pháp luật.
Về mặt thực tiễn, phòng vệ chính đáng trên thực tế đã và đang phát huy những tác
dụng tích cực. Tuy nhiên vẫn cịn có nhận thức chƣa đúng khiến cho việc sử dụng quyền
này từ phía ngƣời tự vệ lẫn việc áp dụng những quy định trong BLHS về quyền phịng vệ
chính đáng này còn nhiều vấn đề gây tranh cãi trên thực tế, làm giảm hiệu quả của việc
bảo vệ quyền con ngƣời, lợi ích của xã hội.
Trƣớc những khó khăn vƣớng mắc trong việc áp dụng chế định phịng vệ chính
đáng và vƣợt q giới hạn phịng vệ chính đáng trong q trình xét xử, cũng nhƣ sử dụng
4


quyền phòng vệ trên thực tế chƣa đúng đắn dẫn đến hậu quả chết ngƣời đã khiến cho ranh
giới từ nạn nhân trở thành bị cáo quá mong manh. Chính vì những lý do trên nên chúng
tơi đã chọn đề tài “Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội giết người do vượt q giới
hạn phịng vệ chính đáng”.

2. Mục tiêu của đề tài:
Mục tiêu là phân tích những quy định của pháp luật về tội phạm giết ngƣời do vƣợt q
giới hạn phịng vệ chính đáng. Sau đó áp dụng những quy định trên để đƣa ra những đánh
giá, làm rõ việc áp dụng pháp luật hình sự trong các vụ án đã đƣợc xét xử trong thực tiễn
với tội danh giết ngƣời do vƣợt quá giới hạn phịng vệ chính đáng.
Để đạt đƣợc những mục tiêu trên thì bài nghiên cứu tập trung phân tích các vấn đề sau:
- Phân biệt chế định phịng vệ chính đáng và vƣợt q giới hạn phịng vệ chính đáng.
- Phân tích những quy định của BLHS Việt Nam và các văn bản pháp lý liên quan về
tội phạm giết ngƣời do vƣợt q giới hạn phịng vệ chính đáng;
- Phân tích cấu thành tội phạm của tội danh giết ngƣời do vƣợt q giới hạn phịng vệ
chính đáng tại Điều 126 của BLHS 2015.
- Phân tích một số vụ án trong thực tiễn đã đƣợc xét xử về tội danh giết ngƣời do vƣợt
q giới hạn phịng vệ chính đáng từ đó có đƣa ra đánh giá về những khó khăn, vƣớng
mắc trong việc xét xử tội phạm này trong thực tiễn, cũng nhƣ đƣa ra đề xuất, giải pháp
khắc phục những khó khăn đó.
3. Đối tƣợng nghiên cứu:
Với tên đề tài là “Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội giết người do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng” thì đối tƣợng nghiên cứu là BLHS Việt Nam, các văn bản pháp lý
liên quan và các bản án đã đƣợc xét xử trên thực tế về tội danh giết ngƣời do vƣợt q
giới hạn phịng vệ chính đáng.
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu một cách tƣơng đối có hệ thống về lý luận và thực
tiễn trong việc xét xử tội phạm giết ngƣời do vƣợt q giới hạn phịng vệ chính đáng theo
BLHS Việt Nam.
- Phạm vi về chủ thể tiến hành: Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Các chủ thể khác
sẽ đƣợc đề cập đến khi có liên quan.
5


-


Phạm vi về địa bàn: Những quy định của pháp luật và thực tiễn xét xử trên lãnh thổ

Việt Nam;
- Thời gian nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu thực tiễn áp dụng từ 2015 cho đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
-

Phƣơng pháp phân tích câu chữ để tìm hiểu, làm rõ ý chí của ngƣời làm luật, phát

hiện các quy phạm pháp luật mà ngƣời làm luật muốn xây dựng và đƣợc thể hiện trong
văn bản.
-

Phƣơng pháp quy nạp và diễn dịch.
Phƣơng pháp thống kê so sánh.
Phƣơng pháp nghiên cứu án điển hình.

6. Bố cục bài tiểu luận:
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dụng chính bài tiểu
luận đƣợc chia làm 3 chƣơng:
Chương I: Tổng quan về tội phạm giết ngƣời do vƣợt q giới hạn phịng vệ chính đáng.
Chương II: Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật hình sự trong xét xử tội phạm giết
ngƣời do vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Chương III: Kiến nghị hồn thiện pháp luật.

6


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỘI PHẠM GIẾT NGƢỜI DO VƢỢT Q

GIỚI HẠN PHỊNG VỆ CHÍNH ĐÁNG
Tội phạm giết ngƣời do vƣợt q giới hạn phịng vệ chính đáng đƣợc hiểu là hành vi
phịng vệ q mức cần thiết, khơng phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi
xâm hại lợi ích của nhà nƣớc, của tổ chức, lợi ích chính đáng của mình hay của ngƣời
khác dẫn đến gây thiệt hại về tính mạng của ngƣời có hành vi xâm hại.
Để phân biệt đƣợc tội giết ngƣời do vƣợt q giới hạn phịng vệ chính đáng và xác
định các dấu hiệu của tội phạm này nhất thiết phải căn cứ vào chế định phịng vệ chính
đáng. Bởi lẽ, khơng có phịng vệ chính đáng thì khơng có vƣợt q giới hạn phịng vệ
chính đáng. Nhƣ vậy, dấu hiệu quan trọng nhất của tội phạm này là “Sự vƣợt quá giới
hạn đƣợc coi là chính đáng”.
1.1 Chế định phịng vệ chính đáng và vƣợt q giới hạn phịng vệ chính đáng
Phịng vệ chính đáng và vƣợt q giới hạn phịng vệ chính đáng đƣợc quy định tại
Điều 22 BLHS năm 2015 có nội dung nhƣ sau:
- Phịng vệ chính đáng là hành vi của ngƣời vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính
đáng của mình, của ngƣời khác hoặc lợi ích của Nhà nƣớc, của cơ quan, tổ chức mà
chống trả lại một cách cần thiết ngƣời đang có hành vi xâm hại các lợi ích nói trên.
- Phịng vệ chính đáng khơng phải là tội phạm.
- Vƣợt q giới hạn phịng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần
thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chƣa có văn bản nào hƣớng dẫn cụ thể ngoài Nghị quyết số
02/HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hƣớng dẫn
áp dụng một số quy định của BLHS 1985 và chỉ thị số 07 ngày 22-12-1983 về việc xét xử
các hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của ngƣời khác do vƣợt q giới hạn
phịng vệ chính đáng hoặc trong khi thi hành công vụ. Mặc dù các văn bản này hiện nay
đã hết hiệu lực, nhƣng vẫn có tính chất tham khảo khi áp dụng chế định phòng vệ chính
đáng trong thực tiễn. Cụ thể, hành vi xâm hại tính mạng hoặc sức khỏe của ngƣời khác
đƣợc coi là phịng vệ chính đáng khi có đủ các điều kiện sau đây:

7



- Thứ nhất, hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội
hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội.
Nếu hành vi xâm hại chỉ có tính chất nhỏ nhặt, tức là tính nguy hiểm cho xã hội
khơng đáng kể, không phải là phạm tội (nhƣ trộm cấp vặt, xô đẩy, đấm đá nhẹ…) thì việc
phịng vệ bằng cách gây thiệt hại đến tính mạng hoặc sức khỏe của ngƣời xâm hại khơng
đƣợc coi là phịng vệ chính đáng, mà là hành vi phạm tội theo các tội danh khác nhau, tùy
từng trƣờng hợp cụ thể.
- Thứ hai, hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt
hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.
Nạn nhân phải là ngƣời đang có hành vi xâm hại đến các lợi ích của của ngƣời khác
hoặc lợi ích của Nhà nƣớc, của cơ quan, tổ chức. Hành vi xâm hại này là hành vi đang
diễn ra, có nghĩa là đã bắt đầu và chƣa kết thúc. Khi đó hành vi chống trả lại mới đƣợc
xem là phịng vệ chính đáng. Ngƣợc lại, nếu hành vi này chƣa diễn ra mà chỉ là một lời
nói đe dọa hoặc hành vi đã diễn ra và kết thúc thì khi đó hành vi chống trả sẽ khơng đƣợc
xem là phịng vệ chính đáng.
Ví dụ: A và B mâu thuẫn, A cầm dao tới tấn cơng, đâm B thì khi đó B có quyền có
hành vi chống trả lại để bảo vệ bản thân, đây đƣợc xem là phịng vệ chính đáng. Tuy
nhiên, nếu A chỉ nói đe dọa là sẽ giết B, khơng có hành vi cụ thể nào khác mà B đã dùng
cầm dao đuổi chém A thì lúc đó hành vi của B khơng đƣợc xem là phịng vệ. Hoặc khi A
cầm dao đuổi chém B, nhƣng B đã nhanh chóng chạy thốt và A khơng đuổi theo nữa,
thấy vậy B đã nhặt đƣợc khúc cây và đập vào đầu A, nhƣ vậy hành vi của B ở trƣờng hợp
này cũng khơng đƣợc xem là phịng vệ chính đáng.
Hành vi xâm hại phải là hành vi trái pháp luật, nếu hành vi xâm hại lại là hành vi
mà pháp luật cho phép thì ngƣời bị xâm hại khơng có quyền chống trả để phịng vệ.
Ví dụ: Cảnh sát đang đuổi bắt một tên tội phạm buôn bán ma túy, cảnh sát đã bắn
chỉ thiên để yêu cầu hắn đứng lại, nhƣng hắn vẫn bỏ chạy. Do đó cảnh sát đã bắn vào
chân tên tội phạm để bắt hắn. Khi cảnh sát đến gần hắn bất ngờ rút dao đâm vị cảnh sát
trên. Hành vi của tên tội phạm này không đƣợc coi là hành vi phịng vệ, vì hành vi của
ngƣời cảnh sát đƣợc pháp luật cho phép.


8


- Thứ ba, phịng vệ chính đáng khơng chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn cơng, mà
cịn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính ngƣời xâm hại.
Ví dụ: A cầm gậy đánh B, B tránh đƣợc rồi đâm A ngã gục.
Vì vậy, nếu một ngƣời dù có khả năng bỏ chạy hoặc kêu cứu mà vẫn gây thiệt hại
cho ngƣời xâm hại để phịng vệ, thì hành động của họ vẫn đƣợc coi là phịng vệ chính
đáng.
Nếu trong khi phịng vệ mà gây thiệt hại, không phải là cho ngƣời xâm hại, mà cho
ngƣời thứ ba, thì hành vi gây thiệt hại khơng đƣợc coi là phịng vệ chính đáng, mà tùy
theo tình tiết của sự việc cấu thành tội giết ngƣời, tội cố ý gây thƣơng tích nặng, gây tổn
hại cho sức khỏe ngƣời khác…, theo quy định chung của pháp luật và có thể có tình tiết
giảm nhẹ nhất định. Ví dụ: vì bị A đánh, B vừa tránh vừa chém lại A, nhƣng không may
lại chém nhầm phải C là ngƣời vừa vào để can ngăn.
Hành vi vô ý gây thiệt hại cho ngƣời xâm hại không phải là phịng vệ chính đáng,
mà có thể là hành vi phạm tội thơng thƣờng vơ ý. Ví dụ: Khi giằng co để khơng cho
ngƣời say rƣợu đánh mình, ngƣời cầm súng đã vô ý để súng nổ làm chết ngƣời say rƣợu.
Hành vi phòng vệ bằng cách cố ý gây thƣơng tích, nhƣng dẫn đến hậu quả chết
ngƣời (ngồi sự mong muốn của ngƣời gây thƣơng tích), cũng đƣợc coi là có tính chất
phịng vệ.
- Thứ tƣ, hành vi phòng vệ phải tƣơng xứng với hành vi xâm hại, tức là khơng có
sự chênh lệch q đáng giữa hành vi phịng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của
hành vi xâm hại.
Hành vi chống trả ở đây phải là cần thiết. Cần thiết là sự thể hiện tính khơng thể
khơng chống trả, khơng thể bỏ qua trƣớc một hành vi xâm phạm đến các lợi của xã hội.
Hành vi chống trả phải là biện pháp “cần thiết” để ngăn chặn và đẩy lùi hành vi tấn công.
Điều này có nghĩa: trong những điều kiện, hồn cảnh cụ thể, ngƣời phịng vệ trên cơ sở tự
đánh giá tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi

tấn công và những yếu tố khác để quyết định biện pháp chống trả mà ngƣời đó cho là
“cần thiết” nhằm ngăn chặn và đẩy lùi hành vi xâm hại đến các khách thể đƣợc Luật Hình
sự bảo vệ. Khi đánh giá một hành vi chống trả có cần thiết hay khơng cịn phải căn cứ
vào nhiều yếu tố khác nhƣ: mối tƣơng quan lực lƣợng giữa bên xâm phạm và bên phòng
vệ, thời gian, không gian xảy ra sự việc. Khi đã xác định hành vi chống trả là cần thiết thì
9


thiệt hại gây ra cho ngƣời có hành vi xâm phạm dù có lớn hơn thiệt hại mà ngƣời có hành
vi xâm phạm gây ra cho ngƣời phòng vệ vẫn đƣợc coi là phịng vệ chính đáng.
Hành vi phịng vệ tƣơng xứng với hành vi xâm hại khơng có nghĩa là thiệt hại do
ngƣời phòng vệ gây ra cho ngƣời xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do
ngƣời xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho ngƣời phịng vệ.
Ví dụ: Ơng A 70 tuổi đang ngủ ở nhà một mình vào ban đêm thì nghe có tiếng hai
ngƣời thanh niên lẽn vào nhà mình để trộm đồ, khi biết ơng A phát hiện thì hai tên này
xơng vào đánh ơng. Sau đó ơng A đã chạy vào bếp lấy con dao đe dọa hai tên này nếu
cịn tấn cơng thì ơng sẽ đâm chúng. Tuy nhiên hai tên này vẫn xông vào đánh ông, khi đó
ơng A đã cầm dao đâm một tên ngã gục.
Xét trong hồn cảnh này xét về tƣơng quan ơng A là ngƣời già 70 sức khỏe chắc
chắn sẽ không bằng hai tên thanh niên, khi bị tấn công ông dùng dao đe dọa trƣớc nhằm
ngăn sự tấn công của bọn chúng nhƣng chúng vẫn tiếp tục đánh ông. Do đó trong trƣờng
hợp này việc ơng dùng dao đâm một tên ngã gục vẫn đƣợc xem là hành vi chống trả
tƣơng xứng, hợp pháp.
Để xem xét hành vi chống trả có tƣơng xứng hay khơng, có rõ ràng là q đáng hay
khơng, thì phải xem xét tồn diện những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại và
hành vi phịng vệ nhƣ: khách thể cần bảo vệ (Thí dụ: bảo vệ địa điểm thuộc bí mật quốc
gia, bảo vệ tính mạng); mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại có thể gây ra hoặc đã gây ra
và do hành vi phịng vệ gây ra; vũ khí, phƣơng tiện, phƣơng pháp mà hai bên đã sử dụng;
nhân thân của ngƣời xâm hại (nam, nữ; tuổi; ngƣời xâm hại là côn đồ, lƣu manh…);
cƣờng độ của sự tấn công và của sự phịng vệ; hồn cảnh và nơi xảy ra sự việc (nơi vắng

ngƣời, nơi đông ngƣời, đêm khuya),… Đồng thời cũng cần phải chú ý đến yếu tố tâm lý
của ngƣời phải phịng vệ có khi khơng thể có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn đƣợc chính
xác phƣơng pháp, phƣơng tiện chống trả thích hợp, nhất là trong trƣờng hợp họ bị tấn
công bất ngờ.
Sau khi đã xem xét một cách đầy đủ, khách quan tất cả các mặt nói trên mà nhận
thấy rõ ràng là trong hồn cảnh sự việc xảy ra, ngƣời phịng vệ đã sử dụng những phƣơng
tiện, phƣơng pháp rõ ràng quá đáng và gây thiệt hại rõ ràng quá mức nhƣ: gây thƣơng
tích nặng, làm chết ngƣời đối với ngƣời có hành vi xâm hại thì coi hành vi chống trả là
10


khơng tƣơng xứng và là vƣợt q giới hạn phịng vệ chính đáng. Ngƣợc lại, nếu hành vi
chống trả là tƣơng xứng thì đó là phịng vệ chính đáng.
Ví dụ: Anh A đang chạy xe trên đƣờng thì bị thanh niên B chặn xe lại và lao vào
đánh đấm A tới tấp nhằm cƣớp xe. Sau đó A đã chống trả bằng cách dùng nón bảo hiểm
đánh liên tiếp vào đầu B làm B tử vong sau đó. Lúc này hành vi của A không tƣơng xứng
với mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại gây ra, do đó hành vi này là vƣợt q giới
hạn phịng vệ chính đáng.
Việc đánh giá một hành vi chống trả lại sự xâm hại là phịng vệ chính đáng hay
vƣợt q giới hạn phịng vệ chính đáng là rất phức tạp trong các vụ án cụ thể vì khơng có
một cơng thức nào đúng cho mọi trƣờng hợp. Vì vậy, tùy theo từng trƣờng hợp các cơ
quan có thẩm quyền đánh giá hành vi là phịng vệ chính đáng hay vƣợt q giới hạn
phịng vệ chính đáng dựa trên tính chất, mức độ; mục đích của hành vi gây thiệt hại và
hành vi phòng vệ.
Đối với các hành vi vƣợt quá giới hạn phịng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm
hình sự theo quy định của pháp luật. Theo Điều 51 BLHS năm 2015 thì phạm tội trong
trƣờng hợp vƣợt quá giới hạn phịng vệ chính đáng là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình
sự. Vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự với ngƣời vƣợt quá giới hạn của phòng vệ chính
đáng vẫn có thể đƣợc giảm nhẹ khi căn cứ vào lỗi của nạn nhân; mục đích của hành vi
chống trả chỉ nhằm phòng vệ; ngƣời vƣợt quá giới hạn phịng vệ chính đáng khơng cịn

thời gian để lựa chọn cách giải quyết khác.
1.2 Tội giết ngƣời do vƣợt quá giới hạn phịng vệ chính đáng
1.2.1 Cấu thành tội phạm:
Tội giết ngƣời do vƣợt q giới hạn phịng vệ chính đáng đƣợc quy định tại Điều
126 BLHS năm 2015 (đã đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Tội giết ngƣời do vƣợt q giới hạn phịng vệ chính đáng là trƣờng hợp giảm nhẹ
đặc biệt của tội giết ngƣời. Vì vậy ngoài những dấu hiệu pháp lý của tội giết ngƣời, cấu
thành các tội phạm quy định tại Điều 126 còn quy định tình tiết vƣợt q giới hạn phịng
vệ chính đáng khi bắt giữ ngƣời phạm tội. CTtội phạm của tội danh này cụ thể nhƣ sau:


Khách thể:
11


Xâm phạm đến quyền sống của con ngƣời, là quyền cơ bản và quan trọng nhất,
đƣợc pháp luật bảo vệ tại Điều 19 của Hiến pháp 2013: “Mọi người có quyền sống. Tính
mạng con người được pháp luật bảo hộ khơng ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”.
Đối tƣợng tác động của tội phạm là thân thể của ngƣời đang có hành vi đến quyền
và lợi ích hợp pháp của Nhà nƣớc, của cơ quan, tổ chức, của chính ngƣời phạm tội hoặc
của ngƣời khác.
 Mặt khách quan của tội phạm:
Thứ nhất: Nạn nhân là ngƣời có hành vi trái pháp luật xâm hại đến quyền và lợi ích
hợp pháp của Nhà nƣớc, của cơ quan, tổ chức, của chính ngƣời phạm tội hoặc của ngƣời
khác.
Thứ hai: Tại thời điểm xảy ra sự việc hành vi xâm hại đó đang diễn ra và đang trực
tiếp gây thiệt hại hoặc đang đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi
ích hợp pháp cần bảo vệ. Đây cũng là cơ sở để phát sinh quyền phòng vệ chính đáng.
Thứ ba: Ngƣời phạm tội có hành vi trực tiếp xâm phạm đến tính mạng của nạn nhân
nhằm triệt tiêu hành vi xâm hại. Ngƣời phạm tội sử dụng sức mạnh vật chất có hoặc

khơng có sự hỗ trợ của công cụ, phƣơng tiện tác động lên nạn nhân thông qua các hành vi
bắn, đâm, chém, đấm đá. Tuy nhiên, hành vi chống trả này là quá mức cần thiết, khơng
tƣơng xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công.
Thứ tƣ: Động cơ, mục đích là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Hành vi
chống trả, xâm hại đến tính mạng nạn nhân nhằm mục đích ngăn chặn hành vi xâm hại
của nạn nhân để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nƣớc, của cơ quan, tổ chức,
của chính ngƣời phạm tội hoặc của ngƣời khác.
Hậu quả của tội giết ngƣời do vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phạm là gây
chết ngƣời. tội phạm hồn thành khi hậu quả chết ngƣời xảy ra.
Khi xác định tội phạm cần xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả:
hành vi phòng vệ vƣợt quá giới hạn chính đáng là nguyên nhân dẫn đến cái chết của nạn
nhân.
Trƣờng hợp hành vi trái pháp luật của nạn nhân là q nhỏ, khơng có sự nguy hiểm
đáng kể, ngƣời phạm tội vì tƣ thù cá nhân trƣớc đây, lấy cớ phòng vệ mà xâm hại đến

12


tính mạng của nạn nhân thì khi đó sẽ đƣợc xem là phạm tội “Giết ngƣời”, chứ khơng cịn
là “Giết ngƣời do vƣợt q giới hạn phịng vệ chính đáng”.


Mặt chủ quan của tội phạm:

Về lí trí, khi thực hiện hành vi chống trả lại hành vi xâm hại thì ngƣời này có thể
nhận thức đƣợc mức độ nguy hiểm do hành vi của mình gây ra có thể xâm hại đến sức
khỏe, tính mạng của ngƣời có hành vi xâm hại.
Về ý chí, mặc dù đã nhận thức đƣợc tính chất nguy hiểm, có thể thấy trƣớc hậu quả
do hành vi của mình gây ra, nhƣng ngƣời này vẫn để mặc hậu quả xảy ra nhằm mục đích
ngăn chặn, làm chấm dứt hành vi xâm hại để bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của

mình, của ngƣời khác hoặc lợi ích của Nhà nƣớc, của cơ quan, tổ chức.
Do đó, tội phạm này đƣợc thực hiện với lỗi cố ý gián tiếp.
 Chủ thể của tội phạm: Ngƣời từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực
trách nhiệm hình sự, có khả năng nhận thức đƣợc hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội, xâm hại đến quyền đƣợc bảo vệ về sức khỏe, tính mạng của ngƣời khác.
1.2.2 Hình phạt:
Theo Điều 126 BLHS 2015 có quy định:
- Tại Khoản 1 (cấu thành cơ bản): Ngƣời nào giết ngƣời trong trƣờng hợp vƣợt quá
giới hạn phịng vệ chính đáng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù
từ 03 tháng đến 02 năm.
- Tại Khoản 2 (Cấu thành tăng nặng): Phạm tội đối với 02 ngƣời trở nên, thì bị
phạt tù từ 2 năm đến 05 năm.
Tóm lại: Tội giết ngƣời do vƣợt q giới hạn phịng vệ chính đáng có mức hình
phạt thấp hơn tội giết ngƣời, bởi ở đây đã có sự xem xét đến yếu tố lỗi của nạn nhân, đó
là hành vi tấn cơng, sự xâm hại lợi ích của Nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân và ngƣời phạm tội
có hành vi chống trả nhƣng vƣợt q mức cần thiết, khơng phù hợp với tính chất, mức độ
nguy hiểm của hành vi tấn công.

13


CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI PHẠM GIẾT NGƢỜI DO VƢỢT Q
GIỚI HẠN PHỊNG VỆ CHÍNH ĐÁNG
2.1 Áp dụng pháp luật hình sự trong xét xử tội danh giết ngƣời do vƣợt q giới
hạn phịng vệ chính đáng
- Bản án 360/2019/HS-PT ngày 13/11/2019 về tội giết người do vượt q giới
hạn phịng vệ chính đáng và tội gây rối trật tự công cộng.
Nội dung vụ án nhƣ sau: Khoảng 15 giờ 30 phút ngày 10 tháng 6 năm 2018, Trƣơng
Hoàng N đang ngồi nhậu tại quán ở số 59 K, P, N thì Đỗ Ngọc T đi cùng Trần Văn H,
Phạm Văn D (T), Huỳnh Văn K (C), Nguyễn Thị Ngọc B1 (BS) đi vào quán và ngồi ở

một bàn riêng. Trong lúc nhậu, do T nhỏ tuổi lại không chào hỏi N nến N cầm ly bia sang
bàn của T nói với T: Mày đừng bao giờ gọi tao bằng anh nữa. Giữa N và T xảy ra mâu
thuẫn dẫn đến đánh nhau. T dùng ly bia đánh trúng vào vùng mặt của N và cùng H dùng
ghế nhựa trong quán đánh N. N bỏ chạy đến quán cà phê Milano (ở 55 K) thì T và H đuổi
theo. H lấy một ghế xếp gỗ trong quán cà phê Milano cùng T đuổi theo N, đến ngã tƣ K P thì N ngã xuống đƣờng. T và H đuổi kịp rồi dùng ghế gỗ xông vào đánh N, N lấy trong
túi quần ra chùm chìa khóà có gắn con dao xếp, mở lƣỡi dao đâm nhiều nhát vào T và H
làm T tử vong, H bị thƣơng với tỷ lệ tổn thƣơng cơ thể do thƣơng tích gây nên là 37%.
Kết quả xét xử: Bị cáo Trƣơng Hoàng N phạm tội “Giết ngƣời do vƣợt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng”.
Quan điểm của chúng tơi đồng ý với kết quả của bản án bởi vì hành vi này của anh
N đã thỏa mãn dấu hiệu trong cấu thành tội “Giết người do vượt q giới hạn phịng vệ
chính đáng” nhƣ sau:
- Về mặt khách thể, N đã có hành vi xâm hại đến tính mạng của anh T, xâm hại
đến sức khỏe của anh H.
- Về mặt khách quan, khi bi tấn cơng anh N đã có hành vi dùng dao đâm anh T và
anh H gây ra hậu quả anh T đã tử vong, anh H bị thƣơng tích 37%. Hành vi của anh N đã
vƣợt quá giới hạn phịng vệ chính đáng bởi các lý do sau:
Thứ nhất, tại quán bia T đã dùng ly bia đánh trúng vào vùng mặt của N, H dùng ghế
nhựa đánh N. Đây đƣợc xem là hành vi trái pháp luật của T và H. Khi N đã bỏ chạy và
ngã xuống đƣờng thì T và H vẫn xơng vào dùng ghế gỗ đánh N. Hành vi của T và H đang
14


trực tiếp đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của N nên khi đó buộc lịng N phải có hành vi
chống trả lại và đây cũng chính là cơ sở phát sinh quyền phịng vệ chính đáng của N.
Thứ hai, N đã chống trả lại hành vi xâm hại của T và H bằng cách dùng dao đâm
nhiều nhát vào T và H, tuy nhiên hành vi chống trả này là quá quyết liệt và rất nguy hiểm,
gây ra hậu quả là T chết và H bị thƣơng tích 37% là khơng cần thiết, khơng tƣơng xứng
với tính chất, mức độ nguy hiểm do hành vi tấn công của T và H đối với N.
- Về mặt chủ quan, hành vi phạm tội của N là do lỗi cố ý gián tiếp bởi lẽ:

Về lý trí, việc N dùng dao đâm nhiều nhát vào vào T và H thì N có thể lƣờng trƣớc
đƣợc sẽ có thể gây ra thƣơng tích, hay thậm chí là xâm hại đến tính mạng của hai ngƣời
này.
Về ý chí, xem xét chuỗi các sự việc xảy ra cho thấy hành vi của N là nhằm trốn
tránh khỏi hành vi trái pháp luật của nạn nhân. Về hậu quả, khi dùng dao (là hung khí
nguy hiểm) đâm ngƣời khác thì N có thể đã lƣờng trƣớc đƣợc nhƣng vẫn bỏ mặt để hậu
quả xảy ra, với tâm lý hậu quả đến đâu thì đến miễn là mình thốt khỏi sự tấn cơng của T
và H.
- Về mặt chủ thể, bị cáo N là ngƣời có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, có
khả năng nhận thức đƣợc hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến quyền
đƣợc bảo vệ về sức khỏe, tính mạng của ngƣời khác.
Nhƣ vậy từ những căn cứ nêu trên cho thấy hành vi của H đã thỏa mãn cấu thành tội
“Giết ngƣời do vƣợt quá giới hạn phịng vệ chính đáng” theo Điều 126 BLHS 2015.
2.2 Vƣớng mắc trong quá trình thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự
Thứ nhất, trong thực tiễn xét xử việc áp dụng pháp luật và khoa học pháp lý hình
sự cịn nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc phân biệt các tội danh giết người, giết
người do vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng.
Bản án 05/2017/HSPT ngày 07/11/2017 về tội giết người do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng.
Nội dung vụ án: Khoảng 16 giờ 30 phút ngày 19/12/2016, sau khi nhậu xong tại nhà
Trƣơng Công T để mừng cho Trƣơng Công Đ xuất viện, T rủ Đặng Thị Kim H (là vợ của
T), Trƣơng Công Đ, Trƣơng Công H, Trƣơng Thị Thu H1 là các em ruột của T và một số
ngƣời bạn khác gồm Đỗ Văn Lợi, Hồ Chí Ph, Khƣu Quốc Đ1, Nguyễn Hữu T1, Lê Quý
15


C cùng nhau đến quán Trí Thịnh hát Karaoke trên đƣờng Bắc Sơn, phƣờng H, quận C,
thành phố Đà Nẵng. Trong quá trình hát karaoke tại đây giữa H1 và Ph xảy ra mâu thuẫn,
Ph có hành động chọc ghẹo H1, dùng vỏ lon bia ném vào ngƣời H1 nhiều lần, H1 dùng ly
có chứa bia tạt vào mặt anh Ph, Ph đòi đánh H1. Lúc này, T và Cƣờng đến nắm cổ áo và

bóp cổ Ph và nói “Sao lại có hành động nhƣ vậy, ơng say rồi về đi”. Thấy vậy mọi ngƣời
trong nhóm can ngăn ra. T gọi điện thoại cho chị Nguyễn Thị P (sống nhƣ vợ chồng với
Ph) báo là Ph nhậu say nên nói P đến chở Ph về và tính tiền ra về. Tại bãi đỗ xe của quán
Trí Thịnh, Ph điều khiển xe về trƣớc, mọi ngƣời trong nhóm cùng về. Sau khi nghe T
điện thoại xong thì chị P có nhờ Trần Quốc Th đi tìm Ph. Sau khi về đến nhà, Ph đến nhà
T để hỏi chuyện. Tại đây, có T, H, Đ, H1 và một số ngƣời khác cũng đang đứng trƣớc
nhà T, Ph đến hỏi T “Vì sao chƣa biết đầu đi câu chuyện mà đến bóp cổ ta” anh T nói
“Ơng say rồi, ơng về đi, có gì mai nói chuyện”. Lúc này chị P và anh Th đến Ph kể lại sự
việc nhƣ trên cho P và Th nghe, Th đến gặp T và hỏi “Sao lúc nãy mi đánh ơng Ph, mi
muốn gì”, T trả lời “Tao bóp cổ ơng Ph đó, chuyện của ta và ơng Ph mi hỏi ta làm gì”.
Nói xong T và Th xông vào xô xát với nhau nhƣng đƣợc mọi ngƣời can ngăn. Th nói “Mi
chờ ta chút” rồi chạy về hƣớng nhà Th, T cũng vào nhà cầm cái xẻng ra nhƣng đƣợc vợ
can ngăn kéo T vào nhà. Khoảng 05 phút sau, Th cầm kiếm tự tạo dài khoảng 65cm quay
lại thì gặp Trƣơng Cơng H đang đứng ở đây nên đuổi H, H bỏ chạy. Thấy vậy ngƣời dân
ở đây hơ hốn lớn tiếng nên T chạy ra trƣớc nhà thì thấy Th cầm kiếm đuổi đánh H, T
chạy vào nhà lấy cái xẻng dài khoảng 160cm rồi chạy ra ngoài đuổi đánh Th để giải vây
cho H. H chạy đƣợc một đoạn về phía cổng chào của tổ 16A, phƣờng H thì bị vấp ngã
xuống đất. Vì biết T đuổi theo sau nên Th chạy ngang qua vị trí H ngã khoảng 01m thì
cầm kiếm quay lại. T cầm xẻng chạy đến đứng đối diện với Th, Th cầm kiếm chém về
phía T nhƣng khơng trúng, T cầm xẻng bằng hai tay đƣa lên cao đánh xuống trúng vào
đầu của Th làm Th ngã gục tại chỗ. Lúc này T thấy có ai ném đá về phía mình, T đi đến
phía cổng chào thì gặp Cu Lỳ (tức là Nguyễn Nhật Huy, sinh năm 1997, trú tổ 25A,
phƣờng H, quận C, thành phố Đà Nẵng) đang cầm cây kiếm tự tạo có vỏ bọc bằng gỗ, T
nói “Tại sao ném đá anh”, thì Cu Lỳ vứt kiếm xuống đất rồi bỏ chạy. Th đƣợc mọi ngƣời
đƣa đi cấp cứu cịn T sau đó đƣợc đƣa về phƣờng H và khai nhận toàn bộ hành vi của
mình.

16



Tại bản án sơ thẩm số 44/2017/HSST ngày 8/9/2017, Tòa án nhân dân thành phố Đà
Nẵng đã xử phạt Trƣơng Công T 4 năm tù về tội “Giết ngƣời”.
Đến ngày 19/9/2017 thì Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng
kháng nghị một phần bản án theo hƣớng buộc tội bị cáo phạm tội “Giết ngƣời trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh”.
Tại phiên tịa phúc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đã
thay đổi nội dung kháng nghị về tội danh, đề nghị Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm xử bị
cáo Trƣơng Công T về tội “Giết ngƣời do vƣợt q giới hạn phịng vệ chính đáng”. Tại
bản án phúc thẩm số 05/2017/HSPT Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã chấp nhận
kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng. Sửa bản án sơ thẩm về phần
tội danh và hình phạt. Xử phạt Trƣơng Công T 2 năm tù về tội “Giết ngƣời do vƣợt q
giới hạn phịng vệ chính đáng”.
Qua nội dung của vụ án, chúng tơi có quan điểm nhƣ sau: Chúng tơi khơng đồng
tình với quan điểm tại bản án sơ thẩm cho rằng Trƣơng Công T phạm tội “Giết ngƣời” tại
Điều 93 BLHS năm 1999 (Tƣơng ứng Điều 123 ở BLHS 2015). Bởi vì giết ngƣời là hành
vi cố ý tƣớc đoạt tính mạng của ngƣời khác một cách trái pháp luật. Đối với trƣờng hợp
này là khi thấy anh Th cầm kiếm tự tạo dài 65cm (hung khí nguy hiểm) đuổi đánh anh H
(là em ruột của anh T) nên anh T chạy theo để giải vây cho em mình và sau đó anh H đã
dùng dao chém nên với phản xạ tự nhiên anh T đã chống trả lại bằng cách dùng xẻng
đánh lại anh Th. Theo quan điểm của tơi ở vụ án này là đồng tình với kết quả xét xử tại
bản án phúc thẩm là anh Trƣơng Công T đã phạm tội “Giết ngƣời do vƣợt q giới hạn
phịng vệ chính đáng”, bởi lẽ:
- Về mặt khách thể, anh T đã có hành vi xâm hại đến tính mạng của anh Th.
- Về mặt khách quan, nạn nhân là anh Th đã có hành vi trái pháp luật là dùng dao
đuổi đánh anh H là em ruột của anh T, đồng thời khi anh T chạy theo để giải vây cho em
mình thì cũng bị anh Th chém nên trong tình thế đó buộc anh T phải chống trả lại, đây là
cơ sở phát sinh quyền phịng vệ chính đáng của anh T. Bên cạnh đó, động cơ của anh T ở
đây là ngăn chặn lại sự tấn công của anh Th nhằm bảo vệ mình và em trai. Tuy nhiên việc
anh T dùng xẻng là một hung khí đánh vào vùng đầu (vị trí trọng yếu) của anh Th đã


17


vƣợt quá phạm vi đƣợc phép phòng vệ, rất nguy hiểm dẫn đến hậu quả là anh Th đã tử
vong sau đó. Do đó sự phịng vệ của anh T đã “vƣợt quá mức cần thiết”.
- Về mặt chủ quan, việc anh T dùng xẻng đánh từ trên cao xuống đầu anh Th thì
anh phải biết rằng có thể gây thƣơng tích hoặc thậm chí chết ngƣời. Tuy anh T khơng
mong muốn tƣớc đi mạng sống hay gây thƣơng tích cho Th nhƣng anh T có ý thức bỏ
mặc hậu quả xảy ra nên trƣờng hợp này anh T đã phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp.
Từ những phân tích trên đây cho thấy hành vi của anh Trƣơng Công T đã thỏa mãn
cấu thành tội “Giết ngƣời do vƣợt q giới hạn phịng vệ chính đáng” theo Điều 96 Bộ
luật hình sự 1999 (Tƣơng ứng với Điều 126 Bộ luật hình sự 2015).
Thứ hai, ranh giới giữa phịng vệ chính đáng và vượt q phịng vệ chính đáng
khá mong manh nên việc xác định trên thực tế trong cùng một vụ việc còn tồn tại
nhiều quan điểm khác nhau.
Bản án 69/2017/HSST ngày 17/11/2017 về tội giết người do vượt q giới hạn
phịng vệ chính đáng.
Nội dung vụ án: Chu Văn H và các anh Chu Văn H1 (em ruột H), Nguyễn Trƣờng
T1, Đỗ Văn Q (ngƣời quản lý) là cơng nhân của Cơng ty EV, đƣợc bố trí làm việc tại nhà
ăn của Công ty H3 thuộc khu Công nghiệp N 5, huyện N, tỉnh Đồng Nai theo hợp đồng
dịch vụ nấu ăn đƣợc ký kết giữa Công ty EV và Công ty H3. Chiều ngày 27/7/2016, Chu
Văn H đứng bếp thấy món rau là khẩu phần ăn của cơng nhân hơi ít, sợ khơng đủ cung
cấp cho công nhân, nên H nhắc T1 phân chia đồ ăn làm hai phần nhƣng T1 không đồng ý
dẫn đến hai bên cãi nhau. H gọi điện thoại cho anh Đỗ Văn Q để báo cáo sự việc, anh Q
yêu cầu H bình tĩnh có gì sáng mai anh Q vào công ty giải quyết. Khoảng
07 giờ ngày 28/7/2016, H và Chu Văn H1 đến bếp để làm việc, anh Q hỏi về chuyện
mâu thuẫn hôm qua. Sau khi nghe H kể lại, anh Q nói H tiếp tục làm việc, mọi chuyện để
Q xử lý sau. H đi vào phòng thay đồ thì gặp T1, nên H nói “Hơm qua tao bảo sao mày chỉ
tay vào mặt tao?”. T1 trả lời lại “khơng thích”. H hỏi T1 “Mày thích gây chuyện hả?” rồi
dùng nón bảo hiểm đang cầm trên tay trái đập vào đầu T1, dẫn đến T1 và H xô xát đánh

nhau. Thấy vậy, anh Chu Văn H1 vào ôm H, anh Đỗ Văn Q ôm T1 can ngăn, đồng thời Q
yêu cầu H, H1 và T1 về nghỉ không làm nữa. Khi H, H1 quay ra cửa để về, T1 chạy đến
hộp đựng dao, dùng hai tay nắm lấy 03 con dao Thái Lan hiệu kiwi, cán nhựa màu đen,
kích thƣớc mỗi dao 12cm x 3cm, lƣỡi kim loại kích thƣớc 23cm x 4cm để chém H1. Khi
18


T1 xơng đến chém H1 thì rơi một con dao, còn lại hai tay T1 cầm hai con dao lao vào
chém liên tiếp trúng vào mũi, tay của H1 làm H1 ngã xuống nền nhà. H1 chống đỡ, vùng
dậy chạy theo lối sang phịng ăn để ra ngồi. Thấy T1 chém H1, anh Q la lớn yêu cầu T1
dừng lại, nhƣng T1 cầm dao lao đến chém H. H quay ngƣời lại dùng nón đỡ và lùi vào
khu vực bồn rửa đồ ăn để tránh nhƣng vẫn bị T1 chém vào vùng ngực, trán, cằm, tay trái
và bung phần vỏ nhựa bên ngồi của nón bảo hiểm. H nhặt đƣợc con dao để trên kệ bồn
rửa đồ ăn phía bên phải chống đỡ địn tấn cơng của T1 và phang ngang theo hƣớng từ
phải qua trái trúng vào phần cổ trái của T1. Bị chém T1 lùi lại ngã vào xe đẩy đồ ăn ở
phía sau. T1 ngồi xuống thả con dao đang cầm ở tay phải ra để bịt vết thƣơng ở cổ, đồng
thời đứng dậy đi men theo tƣờng và bị ngã xuống nền nhà. H vất phần vỏ xốp ở nón bảo
hiểm, dao tại hiện trƣờng và đến Đồn Cơng an khu cơng nghiệp N14.
Kết quả Tịa án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã tuyên xử: Bị cáo Chu Văn H phạm tội
“Giết ngƣời do vƣợt quá giới hạn phịng vệ chính đáng”.
Tuy nhiên theo quan điểm cá nhân của chúng tôi cho rằng trƣờng hợp này anh Chu
Văn H là phịng vệ chính đáng. Bởi các lý do sau:
- Thứ nhất, nạn nhân đã dùng dao (hung khí nguy hiểm) đâm chém anh H1 và anh
H. Điều này cho thấy T1 đã có hành vi trái pháp luật xâm hại trực tiếp đến sức khỏe của
anh H1 (em trai của anh H), anh H và có thể xâm hại đến cả tính mạng của anh H.
- Thứ hai, mặc dù H đã dùng nón đỡ và lùi vào khu vực bồn rửa đồ ăn để tránh sự
tấn công của T1, nhƣng T1 vẫn chém vào vùng ngực, trán, cằm, tay trái và bung phần vỏ
nhựa bên ngồi của nón bảo hiểm. Hành vi tấn cơng của T1 vẫn đang diễn ra và chƣa
chấm dứt.
- Thứ ba, sau khi đã dùng nhiều biện pháp khác nhau để tự vệ vẫn không ngăn

đƣợc T1, đồng thời bản thân H đang bị nhiều vết thƣơng. Do đó H khơng còn sự lựa chọn
nào khác, khi nhặt đƣợc con dao theo phản xạ H đã dùng để chống đỡ lại địn tấn cơng
của T1.
- Thứ tƣ, tơi cho rằng hành vi tự vệ này của H là tƣơng xứng với tính chất và mức
độ nguy hiểm của T1. Vì sau khi xem xét tồn bộ q trình tấn cơng của T1 cho thấy T1
là ngƣời quá hung hãn, côn đồ khi trong tay cầm tới 3 con dao để đi đâm chém H1. Lúc
đó anh Q đã la lớn yêu cầu T1 dừng lại, nhƣng T1 vẫn tiếp tục đuổi theo chém H. Sau khi
anh H đã bị nhiều vết thƣơng trên ngƣời, sức phản kháng đã yếu đi thì T1 vẫn khơng
dừng lại, đồng thời lúc đó cũng khơng thấy anh Q hay ngƣời khác ở đây để có thể can
19


ngăn lại hành vi tấn công của T1, nếu để cho T1 tiếp tục đâm thì có thể tính mạng của H
cũng sẽ bị đe dọa. Nên việc H dùng dao để đỡ lại chỉ là để ngăn cản lại sự tấn cơng của
T1 nhằm bảo vệ tính mạng của bản thân, tuy nhiên khơng may đâm chết T1.
Vì vậy trong trƣờng hợp này các hành vi của anh H đã thỏa mãn các điều kiện
phịng vệ chính đáng và khơng phải là tội phạm.
Từ những phân tích các vụ án thực tiễn nêu trên cho thấy bên cạnh những bản án đã
đƣợc xử đúng ngƣời, đúng tội vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác
định tội danh “Giết ngƣời do vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”. Tuy cùng một
hành vi nhƣng với cách hiểu và cách xử lý khác nhau, dẫn đến việc xác định tội danh
khác nhau.

20


CHƢƠNG III: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
Trong thực tiễn các trƣờng hợp xảy ra, có nhiều khó khăn trong việc phân biệt, đánh
giá giữa phịng vệ chính đáng, vƣợt q giới hạn phịng vệ chính đáng và trƣờng hợp
khơng đƣợc xem là phịng vệ chính đáng. Những trƣờng hợp mà hành vi phòng vệ lớn

hơn hành vi xâm hại, việc đánh giá gặp rất nhiều khó khăn, cịn rất nhiều quan điểm khác
nhau.
Để khắc phục những khó khăn vƣớng mắc trên chúng tơi có những đề xuất nhƣ sau:
- Cần có hƣớng dẫn cụ thể về việc thực hiện Điều luật này. Điều luật không mô tả
mà chỉ nhắc lại tội danh. Hiện đang tồn tại một vấn đề mâu thuẫn giữa ý thức pháp luật
với hành vi nguy hiểm cho xã hội, cũng giống nhƣ trƣờng hợp đánh chết kẻ trộm cắp khi
bị bắt vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bởi vì ngày nay hàng loạt các vụ thảm sát
cƣớp của giết ngƣời hàng loạt đã làm cho ngƣời dân có tâm lý hoảng loạn, lo sợ khi có
trộm, cƣớp vào nhà, dẫn đến nhiều trƣờng hợp nhiều ngƣời dân đã phát sinh phòng vệ
quá sớm. Pháp luật của một số nƣớc, kể cả nƣớc phát triển vẫn quy định trong một số
trƣờng hợp, phòng vệ trƣớc khơng phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hiện nay ở nƣớc
ta phịng vệ q sớm khơng đƣợc coi là phịng vệ chính đáng, những ngƣời phạm tội giết
ngƣời do phịng vệ q sớm thì bị xử với tội danh giết ngƣời thơng thƣờng. Do đó chúng
tơi đề xuất những nhà làm luật xem xét để đƣa ra quy định trong một số trƣờng hợp cụ
thể, tội phạm do phòng vệ quá sớm đƣợc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự một cách đáng
kể.
- Xây dựng và hồn thiện hệ thống chính sách động viên, khen thƣởng những tập
thể, cá nhân có thành tích trong việc phịng vệ tấn cơng tội phạm, bảo vệ cá nhân và gia
đình những ngƣời tham gia cơng tác phịng, chống tội phạm. Có nhƣ thế mới tạo đƣợc thế
chủ động phòng ngừa, ngăn chặn nguyên nhân, điều kiện, phát sinh tội phạm. Để từng
bƣớc kiềm chế, làm giảm các loại tội phạm, nhất là tội phạm do các băng nhóm thực hiện
theo kiểu xã hội đen gây bức xúc trong dƣ luận quần chúng nhân dân.
- Tiếp tục xem xét quy định rõ, cụ thể về các trƣờng hợp nào đƣợc xem là đƣơng
nhiên phịng vệ chính đáng mà khơng cần đợi sự xem xét đánh giá của các cơ quan
chuyên môn và loại trừ trách nhiệm hình sự để ngƣời dân hiểu và áp dụng pháp luật đúng
đắn hơn.
21


- Các cơ quan chức năng cùng chính quyền địa phƣơng cần tăng cƣờng việc phổ

biến kiến thức pháp luật về phịng vệ chính đáng, tội giết ngƣời do vƣợt q giới hạn
phịng vệ chính đáng cũng nhƣ các hành vi trái pháp luật khác cho quần chúng nhân dân
mọi tầng lớp nhằm nâng cao sự hiểu biết pháp luật nhằm tự bảo vệ bản thân, đồng thời
hƣớng đến giảm thiểu số lƣợng tội phạm, xây dựng lối sống văn minh trong tồn xã hội.
- Bên cạnh đó tại Điều 126 BLHS 2015 quy định: “Tội giết ngƣời do vƣợt q giới
hạn phịng vệ chính đáng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ
03 tháng đến 02 năm, phạm tội đối với 02 ngƣời trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05
năm”. Tuy nhiên việc vƣợt q phịng vệ chính đáng chủ yếu nhằm mục đích bảo vệ tính
mạng, tài sản, sức khỏe bản thân đang bị xâm hại, đe dọa do vậy cần xem xét giảm nhẹ
thêm hình phạt để thể hiện tính nhân đạo của pháp luật.

22


KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu đề tài “Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội phạm giết người
do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng” chúng tơi có một số nhận định sau:
- Phịng vệ chính đáng khơng phải là tội phạm nhƣng ngƣời có hành vi vƣợt q
giới hạn phịng vệ chính đáng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Vì vậy mỗi cá nhân
chúng ta cần tự trang bị kiến thức pháp luật, để quyền phòng vệ của mỗi cá nhân đƣợc
phát huy một cách hiệu quả nhất.
- Mặc dù Bộ luật hình sự đã quy định về chế định phịng vệ chính đáng và vƣợt
q phịng vệ chính đáng. Tuy nhiên trong thực tiễn xét xử vẫn còn tồn tại những cách
hiểu khác nhau dẫn đến cách áp dụng luật khác nhau. Nhiều ngƣời đáng lẽ là phịng vệ
chính đáng thì bị xét xử với tội danh giết ngƣời do vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng, hay ngƣời đáng lẽ phạm tội danh giết ngƣời do vƣợt q giới hạn phịng vệ chính
đáng thì bị xét xử tội giết ngƣời. Việc này sẽ làm dẫn đến làm oan ngƣời không phạm tội,
làm giảm hiệu quả việc đấu tranh phòng chống tội phạm và bảo vệ quyền con ngƣời.
Chính vì vậy chúng tơi mong rằng các cơ quan lập pháp sẽ có văn bản hƣớng dẫn áp
dụng thống nhất đối với các tội danh này để tránh sự nhầm lẫn trên thực tế.

- Xác định đúng nguyên nhân dẫn đến hậu quả chết ngƣời không những giúp các
cơ quan tiến hành tố tụng làm sáng tỏ vấn đề có hành vi xâm hại quyền sống, quyền đƣợc
tơn trọng và bảo vệ tính mạng của ngƣời khác xảy ra hay khơng mà cịn có thể kết luận ai
là ngƣời đã thực hiện hành vi đó. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử trong những năm gần
đây cho thấy, khơng ít trƣờng hợp, do xác định không đúng mối quan hệ nhân quả nên đã
xử oan hoặc bỏ lọt tội phạm.

23


BẢNG PHÂN CƠNG CƠNG VIỆC

Họ và tên

Nhiệm vụ

Lê Trí Dũng

Tìm hiểu và viết nội dung chƣơng 3 và kết luận

Trần Thu Thủy

Lập sƣờn bài; Viết nội dung chƣơng 2
Tổng hợp, chỉnh sửa các nội dung của bài tiểu luận
Chỉnh sửa, canh lề, thiết kế bìa tiểu luận;

Trần Thị Anh Thƣ

Viết phần mở đầu


Nguyễn Ngọc Thùy Trang

Cùng tìm hiểu và viết nội dung chƣơng 3 và kết luận

Nguyễn Thị Vƣơng

Viết nội dung chƣơng 1

24


×