Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Hoàng sa trường sa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.95 KB, 7 trang )

QUẦN ĐẢO HỒNG SA VÀ LỊCH SỬ TRẠM KHÍ TƯỢNG TRÊN
QUẦN ĐẢO HOÀNG SA
Hồ Thị Thúy lớp 51AGDQP
1.Mở đầu
Như chúng ta đã biết quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam, là máu thịt của
cơ thể hình chữ S, khơng một ai hoặc một thế lực nào thay đổi được điều đó. Và
có lẽ khơng phải ai cũng biết, đó là sự hiện diện của trạm khí tượng Hồng Sa trên
Quần đảo Hồng Sa, nó như một chứng nhân lịch sử đã chứng kiến mọi sự thăng
trầm của Quần đảo Hồng Sa, nó cũng là nơi tiếp nhận và dự báo thông tin thời
tiết cho Quần đảo và vùng biển lân cận.
Thế nhưng trong những năm gần đây Trung Quốc đã có nhiều hành động
vi phạm chủ quyền biển đảo của Viêt Nam trên quần đảo Hồng Sa .
Chính vì những điều này em chọn đề tài nghiên cứu này khơng gì ngồi
mục đích tìm hiểu về truyền thống hào hùng của Quần đảo và trạm khí tượng
Hồng Sa, và mong muốn góp thêm một số chứng cứ để chứng minh chủ quyền
của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa.
2: Các kết quả chính
Về chương 1:Quần đảo Hồng Sa
1.1. Vị trí địa lý, địa hình và Khoảng cách đến đất liền
1.1.1. Vị trí địa lý
Với chu vi bờ biển 518km, quần đảo Hoàng Sa nằm trong tọa độ 15°45’17°15’ độ vĩ Bắc và 110°00’-113°00’ độ kinh Đông. Độ cao địa hình thay đổi
khơng lớn, thấp nhất là những bãi san hô, bãi cát nằm dưới mực nước biển, cao
nhất khoảng 14m tại những đảo đá .
Quần đảo Hoàng Sa năm ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên,
Quảng Nam và một phần Quảng Ngãi.
1.1.2. Khoảng cách đến đất liền
Về khoảng cách đất liền, quần đảo Hoàng-Sa nằm gần Việt Nam nhất

1





Khoảng cách từ đảo Tri Tôn (15°47'N, 111°12'E) tới Lý Sơn hay Cù Lao

Ré (15°22'N, 109°07'E) là 2 độ 03 phút trên thước đo khoảng cách vĩ độ, tức chỉ
có 123 hải lý.


Từ đảo Tri Tơn này đến Mũi Ba Làng An (Cap Batangan 15°14'N,

108°56'E) tức đất liền lục-địa Việt-Nam, khoảng cách đo được 135 hải-lý.
1.1.3. Lịch sử phát triển
1.1.3.1. Trước thời Pháp thuộc
- Đầu thế kỉ XVII: Chúa Nguyễn tổ chức khai thác trên các đảo. Đội
Hoàng Sa và Đội Bắc Hải có nhiệm vụ ra đóng ở hai quần đảo, mỗi năm 8 tháng
để khai thác các nguồn lợi: đánh cá, thâu lượm những tài nguyên của đảo và
những hoá vật do lấy được từ những tàu đắm.
- Năm 1816: Vua Gia Long chính thức chiếm hữu đảo, ra lệnh cắm cờ trên
đảo và đo thuỷ trình.
- Năm 1835: Vua Minh Mạng cho xây đền, đặt bia đá, đóng cọc, và trồng
cây. Đội Hồng Sa và Đội Bắc Hải được trao nhiều nhiệm vụ hơn .
1.1.3.2. Thời Pháp thuộc
- Đầu năm 1907: Nhật Bản chiếm Đông Sa làm cho các nhà cầm quyền
miền Nam Trung Quốc quan tâm đến các đảo trên Biển Đông
- Năm 1920: Công ty Mitsui Busan Kaisha (Nhật) xin phép Pháp khai thác
quần đảo Hoàng Sa. Pháp từ chối.
- Bắt đầu năm 1920: Pháp kiểm soát quan thuế và tuần tiễu trên đảo.
- 8 tháng 3 năm 1921: Tồn quyền Đơng Dương tun bố hai quần đảo:
Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Pháp.
- 30 tháng 3 năm 1921: Chính quyền miền Nam Trung Quốc ra quyết định

sáp nhập quần đảo Hoàng Sa (mà họ gọi là Tây Sa) vào đảo Hải Nam. Từ đó bắt
đầu có sự tranh chấp giữa Trung Quốc và Pháp về chủ quyền trên quần đảo Hoàng
Sa, và từ thập niên 1930 trên quần đảo Trường Sa.
1.1.3.3. Thời quốc gia Việt Nam
- Tháng 4 năm 1950: Quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi đảo Phú Lâm.

2


- Ngày 14 tháng 10 năm 1950: Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao
quyền kiểm sốt quần đảo trường sa và quần đảo Hồng Sa cho chính phủ quốc
gia Việt Nam, do Bảo Đại đứng đầu.
- Ngày 6 tháng 9 năm 1951: Tại Hội nghị San Prancisco về Hiệp ước hịa
bình Nhật Bản vốn khơng chính thức xác định rõ các quốc gia nào có chủ quyền
trên quần đảo, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam Trần
Văn Hữu (chính phủ Bảo Đại) tuyên bố rằng cả quần đảo Trường Sa và quần đảo
Hoàng Sa đều thuộc lãnh thổ Việt Nam, và không gặp phải kháng nghị hay bảo lưu
nào từ 51 nước tham dự hội nghị
1.1.3.4. Thời Việt Nam Cộng hòa
- Năm 1954 : Hiệp định Geneva quy định lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới
quân sự tạm thời (bao gồm cả trên đất liền và trên biển). Quần đảo Hồng Sa nằm
ở phía Nam vĩ tuyến 17 , được giao cho chính quyền Quốc Gia Việt Nam (quốc
trưởng Bảo Đại đứng đầu) quản lý.
- Tháng 4 năm 1956 Việt Nam Cộng Hòa kế thừa chính quyền Bảo Đại
quản lý quần đảo Hồng Sa theo đúng công pháp Quốc Tế .
-

Ngày 1 tháng 6 năm 1956:Ngoại Trưởng Việt Nam Cộng hoà Vũ Văn

Mẫu xác nhận lại chủ quyền của Việt Nam trên cả hai quần đảo

- Ngày 22 tháng 8 năm 1956: Một đơn vị hải quân Việt Nam Cộng hòa cắm
cờ trên quần đảo Trường Sa và dựng bia đá.
- Ngày 4 tháng 9 năm 1958: Thủ tướng CHNDTH Chu Ân Lai công bố
quyết định của Chính phủ Trung Quốc nới rộng lãnh hải ra 12 hải lý .
Năm 1974 Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Quần Đảo Hoàng Sa .
- Ngày 13 tháng 7 năm 1961: Tổng thống Việt Nam Cộng hịa Ngơ Đình
Diệm ban hành sắc lệnh số 174 NV, trong đó ấn định: "Quần đảo Hoàng Sa thuộc
tỉnh Quảng Nam. Một đơn vị hành chánh xã bao gồm trọn quần đảo này được
thành lập và lấy danh hiệu là xã Định Hải trực thuộc quận Hòa Vang .Xã Định Hải
đặt dưới quyền một phái viên hành chánh".
1.1.3.5. Thời cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Ngày 2 tháng 7 năm 1976: Việt Nam thống nhất dưới tên gọi mới Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam .

3


- Cùng với bản Hiến pháp các năm 1980, 1992, Luật biên giới quốc gia
năm 2003, Tuyên bố của Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12
tháng 11 năm 1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa của Việt Nam, Tuyên bố của Chính phủ ngày 12 tháng 11 năm 1982 về
đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam đều khẳng định hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam.
- Trong các năm 1979, 1981 và 1988, Bộ Ngoại Giao Việt Nam đều có cơng
bố các Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa.
- Ngày 9 tháng 12 năm 1982: Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định tổ chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện đảo
Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
- 4 tháng 11 năm 2002: Tại phnom phenh(campuchia), Việt Nam cùng các

quốc gia trong khối ASEAN và Trung Quốc đã ký kết Bản tuyên bố ứng xử trên
Biển .
1.1.4. Các nhóm đảo trên quần đảo Hồng Sa
Trong khoảng 30 đảo, đá, bãi, cồn, hịn trên, hiện có 23 đã được đặt tên,
gồm 15 đảo, 3 bãi, 3 đá, 1 cồn, 1 hịn. Các đảo trên khơng cao, nhất là đảo Hòn
Đá(50 feet), đảo thấp nhất là đảo Tri Tơn(10 feet). Các đảo chính gồm hai nhóm:
-

Nhóm Lưỡi Liềm ở Tây Nam.

-

Nhóm An Vĩnh ở Đơng Bắc

1.1.5. Tranh chấp trên quần đảo Hoàng Sa
Tháng 1 năm 1982, Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã công bố sách trắng Quần
đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa: lãnh thổ Việt Nam, trong đó nêu nhiều lý lẽ
chứng minh Hồng Sa là của Việt Nam. Ngồi ra cũng có rất nhiều bằng chứng
nghiên cứu độc lập khác cho thấy Hoàng Sa là của Việt Nam
Gần đây nhất đã phát hiện chứng cứ rất rõ ràng khẳng định chủ quyền quần
đảo Hoàng Sa là của Việt Nam, chứng cứ đó chính là sắc chỉ của triều đình nhà
Nguyễn liên quan đến việc canh giữ quần đảo Hoàng Sa được gia tộc họ Đặng ở
huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, gìn giữ suốt 174 năm qua, nay trao lại cho sở văn
hóa thể thao và du lịch tỉnh. Đây là sắc chỉ của vua Minh Mạng, phái một đội

4


thuyền gồm 3 chiếc với 24 lính thủy ra canh giữ đảo Hoàng Sa vào ngày 15 tháng 4
năm Minh Mạng thứ 15 (tức năm Ất Mùi 1835)

1.1.6. Ảnh hưởng của Hoàng sa với đất nước
Về ngư nghiệp:
Trước đây ngư dân và tàu bè Việt nam vẫn tự do đánh cá và đi lại và trong
vùng biển chung quanh quần đảo Hồng Sa. Nhưng kể từ khi Trung Quốc tấn
cơng lực lượng đồn trú của hải quân Việt Nam Cộng Hòa và chiếm quần đảo này
ngày 19 tháng 01 năm 1974, thì mọi hoạt động có tính cách dân sự của họ trong
vùng biển Hoàng Sa hoàn toàn bị Trung quốc cấm đốn và bị đẩy vào tình trạng
nguy hiểm.
Về dầu thơ và khí đốt:
Kể từ khi mất quyền kiểm sốt Hồng Sa, những nỗ lực khai thác mỏ dầu ở
Biển Đông của Việt Nam rơi vào thế bị động, mọi dự án của họ hầu như bị Trung
quốc can thiệp. Điển hình là tháng 11 năm 2004, Trung quốc đã tự động đưa một
giàn khoan dầu chỉ cách bờ biển Việt Nam 63 cây số.
An ninh quốc gia:
Việc để mất quyền kiểm sốt quần đảo Hồng Sa, mở lối cho Trung quốc
chiếm đóng một số đảo và bãi đá ngầm trong quần đảo Trường Sa, không những
đã hạ thấp vai trị của Việt Nam trong vùng, mà vơ tình họ cịn bị đẩy vào những
xung đột khơng cần thiết về quần đảo Trường Sa đối với một số quốc gia láng
giềng trong vùng Đông Nam Á. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ,miền bắc
việt nam trước đây, hoặc vì lý do chính trị, hoặc vì khơng lường được tầm quan
trọng chiến lược của quần đảo Hoàng Sa đối với Biển Đơng ngày nay, hoặc vì cả
hai, nên họ đã ký kết và tuyên bố những điều bất lợi mà hiện nay Trung quốc đang
khai thác nhằm hợp thức hóa việc chiếm giữ Hồng Sa về mặt pháp lý.
1.1.7. Tổ chức hành chính
Việt Nam
Việt Nam tổ chức quần đảo thành huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà
Nẵng.

5



Về chương 2: Lịch sử trạm khí tượng Hồng Sa và đặc điểm khí hậu trên
Quần đảo Hồng Sa
2.1. Lịch sử trạm khí tượng Hồng Sa
Với vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng của quần đảo Hoàng Sa trong công
tác dự báo bão trên biển Đông, từ năm 1932, chính quyền cai trị Pháp tại Việt Nam
đã thành lập một trạm khí tượng trên đảo Phú Lâm mang số hiệu 48859 và một
trạm khí tượng trên đảo Hồng Sa mang số hiệu 48860. Năm 1938, Chính phủ bảo
hộ Pháp cho đặt bia đá, xây hải đăng, đài khí tượng và đưa đội biên phòng người
Việt ra bảo vệ đảo Hồng Sa của quần đảo Hồng Sa . Chính vì tầm quan trọng
của trạm khí tượng Hồng Sa nên Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã đưa
trạm này vào mạng lưới phát báo quốc tế. Tất cả các nước trong Tổ chức Khí
tượng Thế giới đều thừa nhận Hồng Sa là trạm khí tượng của Việt Nam, nhất là từ
khi Việt Nam Cộng hịa gia nhập Tổ chức Khí tượng Thế giới ngày 2 tháng 3 năm
1955.
2.2. Đặc điểm khí hậu ở Hồng Sa
2.2.1. Chế độ nhiệt
Chế độ nhiệt của quần đảo Hồng Sa thuộc loại nhiệt đới gió mùa điển hình
với một cực đại vào tháng 6 và một cực tiểu vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình
tháng 6 đạt 29,2°C tương đương với nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 7 của
trạm Huế
2.2.2. Chế độ mưa
Chế độ mưa ở Hoàng Sa khác hoàn toàn so với trong đất liền, ở đây khơng
có mưa tiểu mãn, mùa mưa đến sớm hơn, bắt đầu vào tháng 6 kết thúc vào tháng
11, đạt cực đại vào tháng 10 và cực tiểu vào tháng 2. Mùa mưa ở Hoàng Sa trùng
với mùa hoạt động của bão nhiệt đới. Từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau
là thời kỳ thiếu nước.
2.2.3. Chế độ gió
Ở Hồng Sa có hai mùa gió thịnh hành rõ rệt: mùa gió Đơng Bắc bắt đầu từ
tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau; mùa gió Nam kéo dài từ tháng 4 đến hết

tháng 9.
2.2.4. Các yếu tố khác

6


Độ ẩm trung bình tại Hồng Sa khá cao.
Tổng lượng bốc hơi không thay đổi lớn trong năm, hàng tháng khoảng
3,3mm, tổng lượng bốc hơi năm khoảng 40mm.
Trung bình hàng ngày có 7,7 giờ nắng, cả năm có khoảng 2.800 giờ.
Lượng mây tổng quan trung bình hàng ngày khoảng 5,0/10 bầu trời thấp
hơn trong đất liền.
2.2.5. Bão biển đông
Bảo Biển Đông là bão nhiệt đới theo mùa, thường xảy ra những lúc giao
mùa, nhất là từ tháng 6 đến tháng 8. gió mạnh đến 90 gút. Bão giảm đi từ tháng 9
nhưng cũng vẫn còn đến tháng 1. Tuy vậy, vào giữa mùa gió Đơng-Bắc, bão làm
biển trở nên động dữ dội hơn và kéo dài trong nhiều ngày.
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu về đề tài : “ Quần Đảo Hồng Sa và lịch sử trạm khí
tượng Hồng Sa” ta thấy được vị trí địa lý ,lịch sử phát triển và tình hình của
Hồng Sa hiện nay và đồng thời ta cũng thấy được rằng Hoàng sa là một quần
đảo rộng lớn với sự đa dạng về các đảo lớn nhỏ đã mang đến cho việt nam nhiều
nguồn lợi to lớn về tất cả các mặt kinh tế xã hội cũng như quốc phòng an ninh thế
nhưng bây giờ quần đảo hồng sa đang bị Trung Quốc chiếm giữ ,cịn thực tế
các nhân chứng lịch sử đã chứng minh rằng Hồng Sa là của Việt Nam. Trạm khí
tượng Hồng Sa nằm trên quần đảo Hoàng Sa, một bộ phận lãnh thổ Việt Nam. Tổ
chức Khí tượng Thế giới đã cơng nhận trạm Hoàng Sa là của Việt Nam trong danh
mục các trạm khí tượng, khí hậu từ rất lâu. Nhờ những số liệu khí tượng quan trắc
được từ năm 1939 đến năm 1974, chúng ta có thể nêu lên một số đặc điểm cơ bản
của khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất đại dương điển hình của Hồng Sa.

3. Tài liêu tham khảo
1.Trang wep : />2.Sách "Hoàng Việt địa dư chí" do Phan Huy Chú biên soạn.
3.Trung tâm dữ liêu Hoàng Sa
4.Trang wep : />
5. Hoàng Sa và Trương Sa

(Tư liệu củaTập san Sử Địa

số 29 – Đặc Khảo về Hoàng Sa & Trường Sa)

7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×