Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

(Bài thảo luận) Phân tích chiến lược Marketing quốc tế của Tập đoàn Vingroup đối với sản phẩm Vsmart tại thị trường Nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.39 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
--------------

BÀI THẢO LUẬN

Đề tài: “ Phân tích chiến lược Marketing quốc tế của Tập đoàn
Vingroup đối với sản phẩm Vsmart tại thị trường Nga ”

Học phần

: Marketing quốc tế

Mã LHP

: 2066MAGM0211

Nhóm

: 01

Giảng viên

: Phan Thị Thu Hồi

Hà Nội, ngày 29 tháng 09 năm 2020
1



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
NỘI DUNG.................................................................................................................. 2
I. Giới thiệu chung về tập đồn Vingroup và sản phẩm Vsmart...................................2
II. Mơi trường marketing quốc gia................................................................................2
1. Môi trường marketing quốc gia – Môi trường tại Việt Nam.................................2
1.1. Mơi trường kinh tế - chính trị........................................................................2
1.2. Môi trường thương mại.................................................................................3
1.3. Môi trường luật pháp.....................................................................................3
1.4. Môi trường văn hóa.......................................................................................3
2. Mơi trường marketing nước ngồi- mơi trường tại Nga........................................4
2.1. Môi trường kinh tế.........................................................................................4
2.2. Môi trường thương mại.................................................................................4
2.3. Mơi trường chính trị......................................................................................4
2.4. Mơi trường luật pháp.....................................................................................5
2.5. Mơi trường văn hóa.......................................................................................5
3. Mơi trường marketing quốc tế giữa 2 quốc gia.....................................................5
3.1. Môi trường kinh tế quốc tế............................................................................5
3.2. Môi trường tài chính quốc tế.........................................................................6
3.3. Mơi trường thương mại quốc tế.....................................................................6
3.4. Mơi trường chính trị - pháp luật quốc tế.......................................................7
4. Các yếu tố nội bộ của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế và nước ngoài..........8
III. Chiến lược Marketing quốc tế của Tập đoàn Vingroup đối với sản phẩm Vsmart tại
thi trường Nga............................................................................................................... 8
1. Mục tiêu marketing quốc tế của công ty...............................................................8
2. Các nội dung của chiến lược marketing quốc tế - VỚI CÁC LOẠI SẢN PHẨM/
DỊNG SẢN PHẦM CỦA CƠNG TY....................................................................10
2.1. Product: Cải tiến chất lượng sản phẩm.......................................................10
2.2. Price : Chiến lược giá rẻ hiệu quả..............................................................10
2.3. Place: Phân phối.........................................................................................10

2.4. Promotion: Sức mạnh của marketing truyền miệng và mạng xã hội............11
3. Phân đoạn thị trường mục tiêu ở thị trường nước ngoài......................................11


4. Định vị trên thị trường mục tiêu ở thị trường nước ngoài...................................12
5. Chiến lược cạnh tranh tổng quát.........................................................................12
6. Chiến lược dựa trên căn cứ phát triển.................................................................13
7. Chiến lược về phương thức xâm nhập thị trường................................................13
8. Chiến lươc mở rộng về địa lý..............................................................................13
9. Các thành tố marketing hỗn hợp cho từng thị trường mục tiêu...........................13
9.1. Quản trị marketing sản phẩm trên thị trường quốc tế.................................13
9.2. Quản trị marketing định giá trên thị trường quốc tế....................................14
9.3. Quản trị marketing phân phối trên thị trường quốc tế.................................14
9.4. Quản trị marketing xúc tiến trên thị trường quốc tế....................................14
IV. Đánh giá................................................................................................................14
1. Đánh giá thực trạng chiến lược Marketing quốc tế của Tập đoàn Vingroup đối
với sản phẩm Vsmart tại thi trường Nga.................................................................14
1.1. Ưu điểm.......................................................................................................14
1.2. Nhược điểm.................................................................................................15
2. Một số đề xuất về giải pháp cho chiến lược Marketing quốc tế của Tập đoàn
Vingroup đối với sản phẩm Vsmart tại thi trường Nga...........................................15
KẾT LUẬN.................................................................................................................. 1
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................2


LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng trở nên năng động và sự hội nhập
kinh tế thế giới thì sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước cũng như quốc tế
ngày càng gay gắt. Việc tiến ra nước ngồi ln là mục tiêu lớn nhất của mỗi công ty
kinh doanh nhưng đây cũng là việc vơ cùng khó khăn và gặp nhiều thử thách, u cầu

các cơng ty phải có có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nguồn vốn, cơ sở hạ tầng tốt
sẵn sàng đối mặt với những thách thức lớn. Đối với một cơng ty cơng nghệ thì những
u cầu này lại càng khắt khe và khó khăn hơn nhiều lần. Tuy vậy tập đoàn Vingroup
đã dám tiên phong, đi đầu trong việc đưa sản phẩm công nghệ Việt Nam ra thị trường
nước ngồi, trở thành thương hiệu cơng nghệ đầu tiên đại diện cho Việt Nam bước vào
thị trường thế giới với sản phầm Vsmart. Một trong những thị trường mà Vsmart đánh
dấu tên tuổi trên thị trường thế giới chính là Nga- đất nước có vùng lãnh thổ lớn nhất
thế giới và cũng là một trong số những nước đi đầu về công nghệ trên thế giới. Vậy tại
sao Vingroup lại chọn một thị trường tiềm ẩn khá nhiều thử thách này để tiến vào, họ
đã tìm hiểu và đưa ra các chiến lược xâm nhập ra sao, đưa ra các chiến lược marketing
nhằm duy trì và mở rộng thị trường tại quốc gia này như thế nào? Do đó nhóm đã
quyết định chọn đề tài “ Phân tích chiến lược Marketing quốc tế của Tập đoàn
Vingroup đối với sản phẩm Vsmart tại thị trường Nga ” nhằm làm rõ các vấn đề đó.
Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm đối với việc xây dựng chiến lược marketing
cho sản phẩm tại thị trường nước ngoài.

1


2


NỘI DUNG
I. Giới thiệu chung về tập đoàn Vingroup và sản phẩm Vsmart
Tiền thân của Vingroup là Tập đoàn Technocom, thành lập năm 1993 tại
Ucraina. Đầu những năm 2000, Technocom trở về Việt Nam, tập trung đầu tư vào lĩnh
vực du lịch và bất động sản với hai thương hiệu chiến lược ban đầu là Vinpearl và
Vincom. Đến tháng 1/2012, công ty CP Vincom và Công ty CP Vinpearl sáp nhập,
chính thức hoạt động dưới mơ hình Tập đồn với tên gọi Tập đồn Vingroup – Cơng
ty CP.

Tập đồn Vingroup là tập đoàn tư nhân đầu tư phát triển hệ sinh thái với 7 lĩnh
vực cốt lõi “bất động sản, bán lẻ, dịch vụ – vui chơi giải trí, y tế, giáo dục, nông
nghiệp và công nghiệp nặng”. Tất cả những sản phẩm của Vingroup luôn được đánh
giá cao không chỉ bởi chất lượng và tiến độ xây dựng, thiết kế và cảnh quan mà cịn
được áp dụng các cơng nghệ tiên tiến ,hạ tầng tiện ích đồng bộ, chất lượng dịch vụ và
mơi trường an tồn văn minh. Người đứng đầu tập đồn là ơng Phạm Nhật Vượng –
chủ tịch hội đồng quản trị. Tính tới thời điểm ngày 10/5/2018, tài sản của ông Phạm
Nhật Vượng đạt 6,9 tỷ USD và trở thành người giàu thứ 242 thế giới.
Tập đồn Vingroup ln phát triển với nhiệm vụ cung cấp sản phẩm – dịch vụ
theo tiêu chuẩn quốc tế và những trải nghiệm hoàn toàn mới về phong cách sống hiện
đại, ở bất cứ lĩnh vực nào Vingroup. Vì vậy ngày 12/6, Tập đồn Vingroup (VIC)
chính thức cơng bố triển khai kế hoạch sản xuất các thiết bị điện tử, khởi điểm là điện
thoại thông minh thương hiệu Vsmart. Cùng với sự xuất hiện của những loại
smartphone có màn hình tràn viền như iPhone, SamSung, XiaoMi,... VSmart cũng
tung ra thị trường sản phẩm có thiết kế theo trào lưu thời đại. Tháng 12/2018
Vingroup ra mắt thương hiệu điện thoại Vsmart với 4 mẫu điện thoại giá rẻ từ tầm
trung gồm Joy 1, Joy 1+, Active 1 và Active 1+ và đã đạt được nhiều thành công cho
đến hiện tại. Số liệu thống kê mới nhất của GfK vào tháng 1/2020, hãng Vsmart của tỷ
phú Phạm Nhật Vượng có 7,7% thị phần smartphone ở mảng bán lẻ truyền thống. Xét
riêng ở kênh bán lẻ truyền thống, Vsmart duy trì được thị phần tăng liên tiếp 5,8%6,6%-7,7% ba tháng kể từ tháng 11/2019 – điều không phải hãng smartphone mới nào
cũng làm được. Về tổng thể, các dòng sản phẩm của VSmart có cấu hình và những
tính năng vượt trội so với những đối thủ cùng phân khúc, màn hình cịn được trang bị
lớp kính cường lực vát viền 2.5D tăng cường sự bảo vệ cho điện thoại. Cùng với mức
giá cả hợp lý, đây là mẫu smartphone được nhiều sự chú ý từ người tiêu dùng.
II. Môi trường marketing quốc gia
1. Môi trường marketing quốc gia – Môi trường tại Việt Nam
1.1. Mơi trường kinh tế - chính trị
Ổn định chính trị là tiền đề để phát triển kinh tế. Trong điều kiện các quốc gia
khác đang phải đương đầu với những khó khăn về kinh tế chính trị thì tình hình ở Viêt
Nam vẫn giữ được sư ổn định và phát triển. Tốc độ trăng trưởng kinh tế Việt Nam

những năm qua luôn giữ vững ở mức ổn định ( năm 2017 đạt 6,81%; năm 2018 đạt
2


7,08%; năm 2019 đạt 7,02%), tỷ lệ làm phát luôn dưới mức 4%, tỷ lệ thất nghiệp
giảm, đại bộ phận người nghèo còn lại ở Việt Nam là dân tộc thiểu số, chiếm 86%.
Việt Nam –điểm đến an toàn và thân thiện – là những đánh giá về môi trường kinh tế
xã hội của nước ta hiện nay.
1.2. Môi trường thương mại
Tồn cầu hố, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đã và đang là xu
thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại, và Việt Nam đã và đang bắt kịp xu thế đó.
Những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong hội nhập kinh tế
quốc tế. Theo thống kê của Trung tâm WTO (thuộc VCCI), tính đến 4/9/2019, Việt
Nam đã tham gia ký kết 13 FTA (gồm 7 FTA ký kết với tư cách là thành viên ASEAN
và 6 FTA ký kết với tư cách là một bên độc lập), và đang hiện đàm phán 3 FTA (gồm
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực - RCEP, FTA với Khối thương mại tự do
Châu Âu - EFTA, FTA Việt Nam - Israel. Đây là những FTA có tác động, ý nghĩa rất
lớn, giúp thực hiện thành cơng chiến lược thị trường, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.
Việt Nam cũng đã tích cực, chủ động tham gia các tổ chức kinh tế - tài chính và các
hiệp định thương mại. Báo cáo Môi trường kinh doanh 2018 do Ngân hàng Thế giới
công bố dự báo Việt Nam đứng thứ 68/190 nền kinh tế, tăng 14 bậc so với năm 2017
(82/190 nền kinh tế). Điều này cho thấy Việt Nam là đất nước đã gắn bó sâu vào nền
kinh tế khu vực và thế giới, mà đang trong tiến trình chỉ có tiến và tiến nhanh chứ
không được đi chậm.
1.3. Môi trường luật pháp
Hệ thống pháp luật nước ta đã, đang và sẽ được xây dựng và hoàn thiện theo
hướng: phục vụ mục tiêu kiến tạo phát triển, tạo dựng hành lang pháp lý an toàn cho
phát triển và hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới cả về kinh tế, chính trị và văn
hóa như đã được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013 là: “xây dựng nền kinh tế độc
lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển

văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và tiếp tục khẳng định xây dựng “nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần
kinh tế”. Sau khi gia nhập WTO, chúng ta cũng thực thi đầy đủ, nghiêm túc các cam
kết hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là về việc tự do luân chuyển hàng hoá, dịch vụ
và vốn với việc giảm hoặc xoá bỏ hàng rào thuế quan, đơn giản hoá thủ tục, cắt giảm
kiểm sốt hành chính ,…góp phần nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu, mở rộng thị
trường cho các sản phẩm mới. Ngồi ra, các luật về quyền sỡ hữu trí tuệ, bằng phát
minh sáng chế,… góp phần bảo vệ thương hiệu cho sản phẩm của tập đồn.
1.4. Mơi trường văn hóa
Người Việt Nam dễ chấp nhận những gì là mới mẻ và có quan điểm cách tân, có
thái độ chào đón những cái mới miễn là những cái này phù hợp với cách sống, cách tư
duy của họ. Họ thích tiêu dùng những sản phẩm mới, ln mới thì càng tốt với chất
lượng ngày càng được nâng cao, thậm chí khi họ chưa biết đến sản phẩm nào đó, do
đó vấn đề quảng bá sản phẩm Vsmart của công ty cũng khơng gặp q nhiều khó
3


khăn, bởi người Việt rất tò mò. Gần đây, với câu khẩu hiệu: “người Việt dùng hàng
Việt” đã góp phần nâng cao thương hiệu Việt, dễ dàng đưa sản phẩm mang thương
hiệu Việt tới tay người tiêu dùng.
2. Môi trường marketing nước ngồi- mơi trường tại Nga
2.1. Mơi trường kinh tế
Năm 2019, Nga có nền kinh tế đứng thứ 11 theo GDP danh nghĩa hay đứng thứ 5
theo sức mua tương đương. GDP danh nghĩa theo thống kê của IMF đạt 1.657 tỉ USD,
hạng 11 thế giới (năm 2019) sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Đức, Anh, Pháp, Ấn Độ, Ý,
Brazil và Canada. GDP theo sức mua thực tế đạt 4.519 tỉ USD (năm 2019), hạng 5 thế
giới (sau Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật). Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, thu nhập bình
qn của người Nga tính theo GDP danh nghĩa năm 2019 là 11.305 USD/năm, cịn
tính theo sức mua tương đương (PPP) là 30.819 USD (năm 2019), xếp hạng 50 thế

giới.
Nga là một nước phong phú về tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, than và
quặng thép. Đây cũng là một nước có nhiều ngành nơng nhiệp phong phú. Sau khi
Liên bang Xô viết tan rã, Nga đã phải trải qua nhiều giai đoạn khá phức tạp. Nền kinh
tế của nước này thay đổi từ kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường và tồn cầu
hóa. Cuộc cải tổ kinh tế vào những năm 1990 chủ yếu là về cơng nghiệp, năng lượng
và quốc phịng. Cơng nghiệp là ngành xương sống của nền kinh tế Nga, cơ cấu đa
dạng gồm các ngành truyền thống và hiện đại.
Hiện nay, Nga đã tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới như:
Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (SNG), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương (APEC), Cộng đồng Kinh tế Á - Âu (EAEC), G-20, Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO),...
2.2. Mơi trường thương mại
Ngày 16/12/2011, Nga đã chính thức ký văn kiện tham gia Tổ chức Thương mại
thế giới WTO sau 18 năm ròng rã đàm phán. Sự kiện trọng đại này diễn ra tại hội nghị
lần thứ 8 của WTO ở Geneva (Thụy Sĩ), trước sự chứng kiến của đại diện 153 nước
thành viên, đánh dấu việc Nga chính thức trở thành thành viên thứ 154 của tổ chức
này. Nga hạ thuế quan nhập khẩu xuống còn 7% từ mức khoảng 15% cho tất cả các
lĩnh vực trong nền kinh tế, áp dụng đối với 155 quốc gia tham gia tổ chức này.
2.3. Mơi trường chính trị
Theo hiến pháp đất nước Nga sau khi chế độ cộng sản sụp đổ, được thông qua
trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 12 tháng 12 năm 1993 sau cuộc khủng hoảng hiến
pháp Nga năm 1993, Nga là một liên bang và theo chính thức là một nền cộng hồ bán
tổng thống, theo đó Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và Thủ tướng là lãnh đạo
chính phủ. Nga được cơ cấu theo nền tảng một chế độ dân chủ đại diện. Quyền hành
pháp thuộc chính phủ. Quyền lập pháp thuộc hai viện của Quốc hội Liên bang. Chính
phủ được điều chỉnh bằng một hệ thống kiểm tra và cân bằng được định nghĩa trong

4



Hiến pháp Liên bang Nga, là tài liệu pháp lý tối cao của đất nước và khế ước xã hội
cho người dân Liên bang Nga.
Theo báo An ninh Thế giới online, ngày 1-7, tuần lễ trưng cầu dân ý kể từ ngày
25-6-2020 về cải tổ Hiến pháp Nga đã kết thúc. Sở dĩ có đến gần 80% người dân Nga
ủng hộ việc cải tổ Hiến pháp là vì họ tin những gì ơng Putin đã làm cho họ trong nhiều
năm qua và có lẽ trong bối cảnh quốc tế hiện nay, ông là lựa chọn tốt nhất cho sự ổn
định chính trị nước Nga.
2.4. Mơi trường luật pháp
Các chính sách chuyển đổi và chuyển tiền: Dù đồng Rúp là dạng tiền tệ hợp
pháp duy nhất ở Nga, các công ty và cá nhân thường khơng gặp khó khăn đáng kể nào
trong việc chuyển đổi ngoại tệ. Tìm ra được một ngân hàng được phép thực hiện các
giao dịch ngoại tệ khơng phải là q khó. Việc kiểm sốt tiền tệ vẫn còn đối với tất cả
các giao dịch cần phải thơng quan, theo đó Nga áp dụng cho cả các giao dịch xuất
nhập khẩu và các khoản vay nhất định. Một công ty phải mở một "hộ chiếu giao dịch"
với ngân hàng được Nga ủy thác, qua đó ngân hàng này sẽ tiếp nhận và thực hiện dịch
vụ. Một hộ chiếu giao dịch là một các bộ chứng từ mà các nhà nhập khẩu và xuất khẩu
cung cấp cho các ngân hàng được ủy thác.
Các yêu cầu nhập khẩu và chứng từ: Liên minh Hải quan tiếp tục thực hiện các
quy định mới chi phối cấu trúc, biểu thuế quan, cũng như xác định việc chia sẻ doanh
thu và tổ chức các quy trình hậu cần cho hàng hóa. Các nhà nhập khẩu được yêu cầu
phải hoàn thành một tờ khai hàng hóa cho hải quan Nga đối với mỗi mặt hàng nhập
khẩu. Các nhà xuất khẩu phải xuất trình giấy phép xuất khẩu thích hợp và cán bộ hải
quan có thể hỏi thêm các chứng từ khác để chứng minh giá trị khai báo của bất kỳ lô
hàng nào.
Quyền đối với sở hữu tư nhân và thành lập doanh nghiệp: Cả pháp nhân trong
nước và nước ngồi đều có thể thành lập, mua, loại bỏ các doanh nghiệp tại Nga, song
bị hạn chế về đầu tư vào một số lĩnh vực được coi là ảnh hưởng đến anh ninh quốc
gia.
2.5. Mơi trường văn hóa

Văn hóa Nga có truyền thống cổ tức lâu đời về nhiều mặt của nghệ thuật, đặc
biệt khi nói đến văn học, múa dân gian, triết học, âm nhạc cổ điển, nhạc dân gian múa
dân gian, truyền thống, múa ba lê, kiến trúc, hội họa, điện ảnh, hoạt hình và chính trị,
tất cả đều có ảnh hưởng đáng kể đến văn hóa thế giới. Đất nước này cũng có một nền
văn hóa vật chất đầy hương vị và một truyền thống về công nghệ.
3. Môi trường marketing quốc tế giữa 2 quốc gia
Việt Nam và Liên bang Nga đặt quan hệ ngoại giao chính thức từ năm 1950,
trong khoảng thời gian 70 năm qua, hai nước đạt nhiều thành tựu về chính trị - đối
ngoại, kinh tế - thương mại, năng lượng, hợp tác anh ninh quốc phòng.

5


3.1. Mơi trường kinh tế quốc tế
Với lộ trình phát triển và hội nhập kinh tế, Hiệp định Thương mại tự do (FTA)
đã được ký chính thức ngày 29/05/2015 giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu
nói chung và Liên bang Nga nói riêng đã mở ra thêm nhiều cơ hội cho hàng hóa Việt
Nam thâm nhập vào vùng thị trường này. Hiệp định Thương mại tự do có hiệu lực
ngày 05/10/2016 tạo điều kiện cho các luồng hàng hóa, dịch vụ và đầu tư của hai nước
được lưu thông một cách dễ dàng hơn, giảm thiểu các chi phí giao dịch cho các doanh
nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng một cách vững chắc các hoạt động kinh tế, thương mại
và đầu tư giữa hai bên. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Nga trong hai
năm 2017 - 2018 đã tăng xấp xỉ 30%/năm. Bước sang năm 2019 khi có dấu hiệu
chững lại với 10 tháng đầu năm 2019 đạt khoảng 3,77 tỷ USD (giảm 1,93% so với
cùng kỳ năm 2018), trong đó Việt Nam xuất khẩu 2,3 tỷ USD (tăng 12,5%), nhập
khẩu 1,47 tỷ USD (giảm 18,3%)(6). Khóa họp lần thứ 22 Ủy ban liên chính phủ Việt
Nam - Nga về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật, ngày 29-10-2019,
tại Hà Nội đã bàn thảo và đưa ra các biện pháp phối hợp, tháo gỡ các rào cản phi thuế
quan nhằm phát huy tối đa lợi ích của FTA giữa Việt Nam và EAEU. Trong khuôn khổ
chuyến thăm Nga mới đây của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, lãnh đạo hai

nước cũng đã dành thời gian bàn thảo các biện pháp khắc phục sự suy giảm này.
Không chỉ dừng lại ở hợp tác song phương, cả Việt nam và Nga đều hỗ trợ lẫn
nhau trên các diễn đàn quốc tế đa phương. Nga hiện là đối tác quan trọng của ASEAN.
Việt Nam với vai trò là thành viên của ASEAN đã nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ của
khối với Nga, đặc biệt là cơ chế ASEAN + 1. Trong khi đó, Nga ln khẳng định ủng
hộ sự nghiệp đổi mới, mở cửa của Việt Nam, tích cực hỗ trợ Việt Nam hội nhập khu
vực và quốc tế.
3.2. Mơi trường tài chính quốc tế
Việt Nam và Nga đều đã tham gia Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế
giới (WB). IMF đóng vai trị giám sát hệ thống tiền tệ thế giới bằng cách giúp duy trì
một hệ thống thanh tốn có trật tự giữa tất cả các quốc gia, và cung cấp các khoản vay
cho các thành viên đang gặp phải vấn đề thiếu hụt nghiêm trọng về cán cân thanh
toán. Ngân hàng Thế giới là tổ chức cho vay với mục đích giúp đỡ các quốc gia hội
nhập vào nền kinh tế thế giới rộng lớn hơn và thúc đẩy phát triển kinh tế dài hạn để
giảm đói nghèo ở các quốc gia đang phát triển. Nga còn là một trong các thị trường
vốn quốc tế đầy tin tưởng cho cho Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam được hỗ trợ trực tiếp
hoặc gián tiếp từ Nga, và Nga cũng thu được về những kết quả tích cực cho mình.
Về hệ thống tỷ giá hối đoái, Ruble Nga là tiền tệ Liên bang Nga (RU, RUS,
Nga). Đồng Việt Nam là tiền tệ Việt Nam (Việt Nam, VN, VNM). Ruble Nga còn
được gọi là Rúp Nga. Ký hiệu RUB có thể được viết R. Ký hiệu VND có thể được viết
D. Ruble Nga được chia thành 100 kopecks. Tỷ giá hối đoái Ruble Nga cập nhật lần
cuối vào ngày 25 tháng Mười 2020 từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Tỷ giá hối đoái Đồng Việt
Nam cập nhật lần cuối vào ngày 25 tháng Mười 2020 từ Yahoo Finance. Yếu tố
chuyển đổi RUB có 6 chữ số có nghĩa. Yếu tố chuyển đổi VND có 5 chữ số có nghĩa.
6


1.00 RUB = 303.03 VND
3.3. Môi trường thương mại quốc tế
Thương mại Việt - Nga hiện đang có những thuận lợi rất đáng kể sau khi Liên

bang Nga chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong cam kết
của Nga về lộ trình giảm thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng khi là thành viên của
WTO, các mặt hàng công nghiệp nhẹ và tiêu dùng của Việt Nam với 80% kim ngạch
xuất khẩu sang thị trường Nga, cụ thể như: điện thoại các loại & linh kiện; máy vi
tính, sản phẩm điện tử & linh kiện; hàng thủy sản; hàng dệt may; giày dép các loại;
hàng rau quả; cà phê, hạt điều và hạt tiêu đều được hạ mức thuế xuống thấp hơn. Biểu
thuế nhập khẩu hàng hóa của Nga sẽ giảm từ mức 9,6% xuống còn 7,5-7,8%.
Hàng bị cấm và hạn chế nhập khẩu: Việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa ở
Nga được thực hiện theo quy định của Luật Liên bang về "Quy chế Chính phủ về các
hoạt động Thương mại Quốc tế" năm 2003, trong đó quy định việc áp dụng hạn
ngạch, giấy phép và hạn chế tạm thời khác cho các hoạt động đó.
3.4. Mơi trường chính trị - pháp luật quốc tế
Trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao, có thể nói quan hệ Việt Nam - Nga trên
lĩnh vực này đặc biệt ấn tượng, là điểm sáng với sự tin cậy lẫn nhau rất cao và ngày
càng được củng cố thông qua các chuyến thăm các cấp, nhất là cấp cao cũng như
thông qua các cơ chế tham vấn, đối thoại chiến lược thường niên, như Đối thoại chiến
lược Ngoại giao - Quốc phòng - An ninh cấp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đối thoại
chiến lược Quốc phòng cấp Thứ trưởng... Việt Nam và Nga phát triển quan hệ trên tất
cả các kênh và các lĩnh vực, từ kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội đến hợp tác giữa các
tỉnh, thành và ngoại giao nhân dân. Các chuyến thăm cấp cao được hai nước thực hiện
khá thường xuyên, tạo ra những chuyển biến quan trọng trên các lĩnh vực khác. Chỉ
trong ba năm 2017 - 2019, hai nước đã tiến hành 7 chuyến thăm lẫn nhau ở cấp cao
nhất: Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm Nga vào tháng 6-2017; Tổng thống V. Putin dự Hội nghị Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Việt
Nam vào năm 2017 và có cuộc gặp cấp cao bên lề Hội nghị; Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng thăm Nga (tháng 9-2018); Thủ tướng Đ. Mét-vê-đép thăm Việt Nam (tháng 112018); Chủ tịch Đu-ma Quốc gia Nga V. Vô-lô-đin thăm Việt Nam tháng 12-2018
(trong khuôn khổ chuyến thăm này, hai nước đã thành lập Ủy ban liên nghị viện giữa
Quốc hội Việt Nam và Đu-ma Quốc gia Nga); Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm
Nga vào tháng 5-2019; Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân lần đầu
tiên thăm Nga trên cương vị Chủ tịch Quốc hội (tháng 12-2019).
Trong chuyến thăm Nga vào tháng 5-2019 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc,

đã diễn ra Lễ khai mạc Năm Chéo giữa hai nước Việt Nam và Nga nhân kỷ niệm 25
năm ký kết “Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga” (16-6-1994 - 16-6-2019) và 70
năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Liên bang Nga. Năm Chéo Việt Nam Nga là một sự kiện lớn, nổi bật với hơn 200 hoạt động diễn ra trong hai năm 2019 2020 tại hai nước. Đây không chỉ là những hoạt động giao lưu văn hóa - nghệ thuật,
7


giao lưu nhân dân, mà còn là trao đổi các chuyến thăm của các đoàn cấp cao, tổ chức
các diễn đàn, các cuộc hội thảo khoa học và thực tiễn, các hoạt động xúc tiến thương
mại, du lịch, đầu tư... Phát biểu tại lễ khai mạc, Thủ tướng Nga Đ. Mét-vê-đép nhấn
mạnh: “Sáng kiến tuyệt vời này khẳng định tính chất đặc biệt, nhiều mặt của hợp tác
Nga - Việt Nam và quyết tâm của cả hai nước thắt chặt và củng cố mối quan hệ đó
bằng mọi biện pháp”.
4. Các yếu tố nội bộ của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế và nước ngồi
Cơng ty Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart được thành lập vào tháng 6/2018, với
sứ mệnh trở thành cơng ty cơng nghệ Tồn cầu, kiến tạo ra những sản phẩm điện tử và
công nghệ thông minh chất lượng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI và kết nối với các thiết
bị trên nền tảng IoT. Công ty VinSmart cam kết liên tục sáng tạo, cải tiến trong việc
xây dựng một hệ sinh thái công nghệ trọn vẹn, mang đến một cuộc sống hiện đại, tốt
đẹp hơn cho người dân Việt Nam và Thế giới. Vsmart là thương hiệu mang tính cơng
nghệ và trí tuệ Việt, mang tinh thần của một Việt Nam mới mẻ, hiện đại, là nền tảng
hội tụ kết nối trí tuệ, đồng thời là đại diện của Vingroup trong lộ trình tồn cầu hóa,
vươn ra thế giới.
Nguồn nhân lực gồm hơn 300 chuyên gia R&D giàu kinh nghiệm với một đội
R&D tinh nhuệ được cử đi học hỏi ở nước ngoài, những kỹ sư được tuyển vào phải có
ít nhất 3-5 năm kinh nghiệm cùng cán bộ nhân viên, tồn nhân cơng với văn hóa
doanh nghiệp của sự chuyên nghiệp thể hiện qua 6 giá trị cốt lõi "TÍN - TÂM - TRÍ TỐC - TINH - NHÂN". Song khơng thể khơng kể đến những người điều hành, người
thừa hành, các nhà quản lý giám sát quá trình sản xuất ra một chiếc điện thoại hoàn
hảo đến tay người tiêu dùng.
Nguồn lực vật chất: VinSmart đã chọn cách làm lớn ngay từ đầu khi đầu tư hàng

triệu USD xây dựng hệ thống 8 phòng Lab hiện đại nhất thế giới phục vụ việc nghiên
cứu, phát triển smartphone của hãng. Hơn nữa, chu trình sản xuất điện thoại Vsmart
được khép kín hồn tồn với nhà máy có cơng suất tối đa lên tới 125 triệu máy/năm
(trong giai đoạn 2). Bên cạnh đó, cơng ty cũng hợp tác với các cơng ty nước ngồi
khác để tìm hiểu, nhập một số linh kiện khác như bộ xử lý Snapdragon từ Qualcomm nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới.
Nguồn lực vơ hình: Vinsmart lên những ý tưởng độc đáo, những chiến lược đặc
sắc nhằm góp phần phát huy hết các yếu tố nội bộ và đưa sản phẩm lên vị trí cao hơn
ở thị trường nước ngoài.
III. Chiến lược Marketing quốc tế của Tập đoàn Vingroup đối với sản phẩm
Vsmart tại thi trường Nga
1. Mục tiêu marketing quốc tế của công ty
Giữ vững địa vị cơng ty trên thị trường nước ngồi
Tập đồn Vingroup nỗ lực giữ vững địa vị của mình trên các thị trường mục tiêu
nước ngoài, hoặc ở các phân đoạn thị trường quốc tế mà cơng ty đang chiếm lĩnh
trong đó có thị trưởng Nga. Mục tiêu này được xác định cụ thể bởi thị phần của công
8


ty, qua con số % thị phần hàng năm. VinSmart liên tục ra mắt các mẫu điện thoại
thông minh hội tụ nền tảng cơng nghệ cao do chính các đơn vị của Vingroup nghiên
cứu và phát triển như Vsmart Aris Pro, Vsmart Aris, Vsmart Live 4, Vsmart Joy 4....
Hàng loạt các báo quốc tế uy tín như Forbes, The New York Times, Reuters, The
Star… và người tiêu dùng yêu thích công nghệ đã chia sẻ sự hào hứng đặc biệt trước
thông tin về mẫu điện thoại Vsmart Aris 5G của tập đồn Vingroup mới cơng bố vào
ngày 6/7/2020 vừa qua.
Mở rộng thị trường hiện tại
Trong mục tiêu mở rộng thị trường hiện tại, Vingroup cho ra đời các dòng sản
phẩm thoả mãn nhu cầu của các nhóm khách hàng như: tầng lớp bình dân, tầng lớp
trung lưu… Trong những bước đầu, VinSmart đã chọn chiến thuật là sản xuất những
sản phẩm thuộc phân khúc phổ thơng. Sau đó mở rộng hướng đến các nhóm khách

hàng. Cơng ty phân chia dân số nước ngồi ra làm các nhóm trong đó bao gồm: khách
hàng hỗn hợp - những người vừa mua sản phẩm của công ty, vừa mua sản phẩm của
đối thủ; nhóm khách hàng độc quyền của đối thủ - những người chỉ mua sản phẩm của
đối thủ (bởi nhiều lẽ như lịng tin, q trình, thói quen, thị hiếu…); nhóm khách hàng
tiềm ẩn hay nhóm người khơng tiêu dùng tương đối (No Using Relatively) - những
người hiện thời chưa tham gia tiêu dùng sản phẩm (có thể vì thơng tin, đang bận cơng
việc, thu nhập cịn thấp). Những phân tích trên cho thấy, thị trường trong marketing
quốc tế được Vingroup mở rộng và đa dạng hoá.
Phát triển thị trường mới
Mục tiêu này được Vingroup tiến hành theo hai hướng: (1) phát triển ra thị
trường những nước ngoài hoàn toàn mới và (2) phát triển ra các phân đoạn mới ở ngay
nước đang hoạt động, kể cả những phân đoạn nhỏ (Microsegments), cịn gọi là các thị
trường ngách (Niches). VinSmart có nguồn lực tài chính và quyết tâm mở rộng đường
biên giới mềm trên bản đồ công nghệ thế giới với nhóm hàng smartphone, khơng chỉ
tại thị trường Việt Nam mà cịn tại nhiều thị trường ngoại quốc như Myanmar, Nga...
Có thể nói, cơng ty đã mở cửa đến mức cao nhất đối với nước Nga. Ngày 3/10/2019,
VinSmart đã chính thức công bố tham gia thị trường Nga với việc ra mắt 4 sản phẩm
điện thoại thông minh mới nhất. Theo như lời của các cộng sự gần gũi với Phạm Nhật
Vượng, ông chủ công ty coi Nga là một thị trường ưu tiên hàng đầu.
Bành trướng ra thị trường toàn cầu
Với định hướng mở rộng thị trường phân phối, Vsmart cho biết hãng đã có tới 5
nhóm kinh doanh tại 5 châu lục khác nhau, sẵn sàng có việc mở bán trên tồn thế giới
của mình bao gồm lãnh thổ châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và châu Úc. Đây là
mục tiêu cao nhất trong chiến lược Marketing quốc tế của Vingroup đối với sản phẩm
Vsmart, cũng như phải đối mặt với nhiều thách thức nhất. Để bành trướng, chiếm lĩnh
thị trường tồn cầu cần có những điều kiện: Phải có nhiều sản phẩm mới, đa dạng và
thoả mãn được nhu cầu phong phú của thị trường toàn cầu (cả về số lượng và chất
lượng); phải có thương hiệu mạnh (Strong Brands), đủ sức tin cậy và khả năng hấp
dẫn người tiêu dùng tồn cầu; có trình độ công nghệ hiện đại để không ngừng đổi mới
9



sản phẩm; có chiến lược Marketing – mix thích hợp và hiệu quả; có q trình phát
triển từ thị trường đa quốc gia đến thị trường tồn cầu; có trình độ tổ chức, quản lý cao
trong suốt q trình tích luỹ…
2. Các nội dung của chiến lược marketing quốc tế - VỚI CÁC LOẠI SẢN
PHẨM/ DỊNG SẢN PHẦM CỦA CƠNG TY
2.1. Product: Cải tiến chất lượng sản phẩm
Với sản phẩm Vsmart Aris 5G mới nhất, công nghệ bảo mật lượng tử an toàn
nhất hiện nay, “Việt Nam là quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á phát triển thành công
thiết bị hỗ trợ sử dụng công nghệ 5G”, tờ Forbes khẳng định. VinSmart ra mắt tại thị
trường Nga vào thời điểm bắt đầu xây dựng mạng truyền thông 5G. Qua đó VinSmart
giới thiệu tới người dùng Nga một loạt mẫu điện thoại thông minh hiệu năng cao và
đáng tin cậy, bao gồm cả những sản phẩm hỗ trợ phạm vi 5G do cơ quan quản lý Nga
phân bổ. Để chinh phục khách hàng cũng như có thể cạnh tranh khốc liệt tại Nga cũng
như các thị trường quốc tế khác, về khía cạnh cơng nghệ Vsmart có đối tác chiến lược
Qualcomm, đơn vị cung cấp chip bán dẫn có hiệu năng tốt nhất thế giới hiện nay. Yếu
tố thứ hai là chất lượng của sản phẩm, các trang thiết bị, máy móc của Vsmart đều tối
tân nhất. Trong đó có 3 dây chuyền hàn dán linh kiện hoàn toàn tự động sử dụng công
nghệ mới nhất hiện nay của Mỹ, Đức, Singapore, 3 dây chuyền test bo mạch với các
thiết bị đo của Rohde&Schwarz (Đức); phần mềm của Qualcomm (Mỹ) và 6 dây
chuyền lắp ráp thành phẩm. Tất cả đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cao nhất trong
sản xuất công nghiệp của thế giới.
2.2. Price : Chiến lược giá rẻ hiệu quả
Khác với Apple theo đuổi chiến lược giá cao và phân khúc thị trường cao cấp đối
với các sản phẩm của mình, ở thời điểm ra mắt, Vsmart cơng bố 6 dịng smartphone ở
tất cả các phân khúc từ cơ bản đến siêu cao cấp, đồng thời ra mắt 4 mẫu Joy 1, Joy 1+,
Active 1, Active 1+ thuộc hai phân khúc phổ thông và trung cấp. Các sản phẩm
Vsmart tung ra chỉ có mức giá rẻ nhưng lại sở hữu đầy đủ các tính năng mạnh mẽ
cạnh tranh trực tiếp với những thiết bị thuộc phân khúc tầm trung và cao cấp của các

ông lớn trong ngành di động. Khi xâm nhập thị trường Nga, các sản phẩm điện thoại
thông minh Vsmart được giới thiệu là Vsmart Live, Vsmart Joy2+, Vsmart Star và
Vsmart Bee. Đáng chú ý là giá bán ở Nga không khác nhiều so với ở Việt Nam. Về cơ
bản, giá điện thoại Vsmart tập trung chủ yếu trong phân khúc dưới 4 triệu, do đó, tệp
khách hàng của thương hiệu smartphone Việt này nhắm đến đa phần là học sinh, sinh
viên, người dùng với các nhu cầu cơ bản, thông dụng. Nhưng cũng có những model
dù giá chỉ 3-4 triệu nhưng lại đáp ứng nhu cầu cao cấp hơn, hướng đến tính đa nhiệm
và trải nghiệm nặng nề, như người dùng trẻ mà dòng Galaxy A của Samsung hướng
đến. Cụ thể Vsmart đã áp dụng chiến lược giá thâm nhập thị trường, bằng cách cung
cấp mức giá thấp hơn cho sản phẩm của doanh nghiệp thậm chí có model như Vsmart
Bee giá chưa tới 1 triệu đồng.

10


2.3. Place: Phân phối
Kênh phân phối Vsmart được kiểm soát rất chặt chẽ và có hiệu quả. Tại
Nga nhà phân phối chính thức của điện thoại thơng minh Vsmart là TFN Trading.
Trong thời gian tới hãng sẽ “tấn công” các trang thương mại điện tử toàn cầu như
Amazon hay Lazada nhằm mở rộng thị trường phân phối sản phẩm. Điều này khơng
những giúp bán được hàng hóa mà cịn giúp tránh được chiphí kho bãi, bảo quản hàng
hóa.
2.4. Promotion: Sức mạnh của marketing truyền miệng và mạng xã hội
Các phương tiện truyền thơng đại chúng thực sự có một sứcmạnh rất lớn
đối với doanh nghiệp hàng đầu như Vingroup. Vingroup đã lợi dụng giới truyền thông
để quảng cáo cho sản phẩm Vsmart của mìnhbằng cách tung ra những tin đồn về sản
phẩm của mình. Review những sản phẩm của mình theo cách tích cực. Ngồi ra họ
cịn sắp xếpcho sản phẩm của mình xuất hiện trên các kênh truyền hình và phim ảnh.
Vì sản phẩm mới nên Vsmart cũng mạnh tay cho các chiến dịch marketing, quảng cáo
truyền hình để tiếp cận người dùng. Bằng cách này, hình ảnh Vsmart đã ăn sâu vào

tâm trí người dùng.
3. Phân đoạn thị trường mục tiêu ở thị trường nước ngoài
Chỉ sau gần một năm thành lập VinSmart (6/2018) và hơn một tháng thành lập
Vingroup tại Nga (7/8/2019), VinSmart, công ty của Vingroup đã sẵn sàng bắt đầu sứ
mệnh quốc tế với việc chiếm lĩnh phân khúc thị trường điện thoại di động Nga. Tham
vọng của VinSmart tại Nga rất lớn – vào top 5 phân khúc điện thoại thông minh.
Ngay từ những ngày đầu, Vsmart đã được định hướng như một dòng smartphone
dễ tiếp cận với mọi người dùng. Các sản phẩm của hãng đều có mức giá dưới 4 triệu,
và những dịng máy phổ thơng vẫn được đánh giá là hấp dẫn nhất. Theo báo cáo của
GfK, phân khúc smartphone dưới 1 triệu đồng đã tăng mạnh lên 4,4% trong quý
I/2020, trong đó Vsmart chiếm tới 77% thị phần. Tương tự, phân khúc smartphone
dưới 2 triệu cũng tăng mạnh khi đạt 11,1%, và Vsmart vẫn áp đảo với 70% thị phần.
Có thể nói trong 3 tháng đầu năm, Vsmart đã “phổ cập” dịng smartphone phổ thơng
tới thị trường Nga.
Điện thoại thơng minh Vsmart chiếm ưu thế vượt trội trong phân khúc điện thoại
phổ thơng, có mức giá 1-3 triệu đồng, Trong giai đoạn một, vào tháng 12-2018,
VSmart đã giới thiệu 4 model, còn bây giờ, sau một năm thành lập đã giới thiệu 4
model giai đoạn 2. Sang Nga, VSmart giới thiệu 4 model mới nhất, bao gồm sản phẩm
Vsmart Live, đến Vsmart Joy 2+, 2 sản phẩm nữa là Vsmart Star và Vsmart Bee.ở
phân khúc phổ thơng, Vsmart có chiến lược thị trường theo kiểu “mass”, tức là cung
cấp nhiều mẫu mã với nhiều mức giá khác nhau để thu hút được nhiều khách hàng.
Về giá cho thị trường Nga thì Vingroup sẽ căn cứ vào nhu cầu của từng đối
tượng, từng phân khúc. Các sản phẩm cho thị trường Nga lần này là dải sản phẩm từ
cao cấp đến bình dân. Từng sản phẩm sẽ có từng phân khúc khách hàng nhất định.

11


Còn giá sẽ phù hợp nhất cho từng phân khúc mà Vingroup đã lựa chọn để bán hàng ở
Nga

Sau khi thiết lập vị thế khá vững chắc trên phân khúc phổ thông với hơn 1,2 triệu
máy đã được bán ra (T6/2020), VinSmart không giấu mục tiêu tấn công sang phân
khúc cao cấp. Như phần lớn thương hiệu khác trên thế giới, khi “chập chững vào đời”
với cuộc chơi smartphone, Vsmart đã chọn hướng sản xuất những chiếc smartphone
phổ thông, giá từ 5 triệu đồng, tập trung vào phân khúc giá từ 2 - 4 triệu đồng. Nếu
nói về lợi nhuận, phân khúc giá từ 5 triệu đồng ln có chỉ số lợi nhuận thấp; giá bán
của sản phẩm càng thấp, nghĩa là sản phẩm đó càng khơng có lãi!
4. Định vị trên thị trường mục tiêu ở thị trường nước ngoài
Ngay từ khi chưa ra mắt, Vsmart đã gây chú ý khi công bố định hướng: Sản
phẩm tốt - Khuyến mãi tốt - Hậu mãi cực tốt. Vsmart công bố 4 dòng sản phẩm ra thị
trường Nga trong phân khúc phổ thông. Đây là một trong những bước đầu tiên để
Vsmart tiếp cận tới người tiêu dùng, khiến họ quen, họ nhớ rồi sau đó khi chiếm được
niềm tin, người ta sẽ tự nâng cấp lên các dòng máy mới hơn của Vsmart. Các dòng
máy của Vsmart nhận được nhiều lời khen về thiết kế, cấu hình.
Phân khúc giá siêu rẻ là một điểm sáng không thể bỏ qua trong chiến lược
marketing của Vsmart. Mặc dù giá càng rẻ thì lợi nhuận càng thấp, gây khó khăn cho
sản xuất song ngay từ đầu, Vsmart đã được định hướng là dòng smartphone dễ tiếp
cận người dùng. Các sản phẩm của hãng đều có mức giá trung bình dưới 4 triệu. chiến
lược sản phẩm với mức giá hợp lý đã phát huy tác dụng. Vsmart tăng trưởng thần kỳ,
thị phần vọt lên mạnh mẽ, lọt nhóm những thương hiệu bán chạy nhất thị trường. Hai
dòng sản phẩm mới ra mắt Vsmart Live, Vsmart Star cũng tạo được ấn tượng nhờ giá
bán hợp lý.
Bên cạnh đó, chính sách hậu mãi cũng là yếu tố khiến Vsmart trở thành dòng
điện thoại phổ biến hơn tại thị trường Nga. Đây vốn xưa này được coi là “điểm yếu”
của nhiều hãng smartphone. Trong khi các doanh nghiệp khác chỉ áp dụng chính sách
bảo hành thơng thường là 12 tháng thì chiến lược marketing của Vsmart lại tăng thời
gian bảo hành lên 18 tháng. Đồng thời nếu sản phẩm có lỗi từ nhà sản xuất sẽ được áp
dụng 1 đổi 1 trong thời gian 101 ngày (các hãng khác thơng thường là 30 ngày). Chính
sách đổi trả dài chưa từng có này được đánh giá như một cú hích bất ngờ mà tân binh
này mang đến cho thị trường Nga.

Một nhà phân phối từng nhận định: “Dễ mua, dễ dùng, hậu mãi tốt là ưu thế để
smartphone Vsmart cạnh tranh trên thị trường. Vsmart mang lại cảm giác an tâm về
chất lượng sản phẩm, với độ phủ rộng và tin cậy cao”. Có thể nói với chất lượng tốt,
giá thành hợp lý, chính sách nhiều ưu đãi, Vsmart được kỳ vọng phủ sóng thị trường,
chinh phục người dùng trên thị trường Nga.
5. Chiến lược cạnh tranh tổng quát
Vingroup với dòng sản phẩm Vinsmart đã quyết định theo đuổi chiến lược tập
trung, trong đó doanh nghiệp tập trung vào một phân khúc khách hàng cụ thể, một loại
12


sản phẩm hoặc thị trường cụ thể. Ở đây Vsmart lựa chọn tập trung phục vụ 1 mục tiêu,
đó là hướng đến phân khúc giá rẻ và tầm trung. Một lợi thế khi chọn chiến lược tập
trung chính là Vsmart cũng sẽ dễ đạt được chi phí thấp và khác biệt hóa. Chiến lược
tập trung cũng hồn tồn thích hợp với Vsmart trong giai đoạn đầu tiên khi xâm nhập
vào một thị trường lớn như Nga. Thương hiệu của Vsmart nhắm đến tầng lớp trung
lưu, trẻ và năng động, phù hợp với học sinh, sinh viên, giới văn phòng,… .Rõ ràng,
Vsmart đang tỏ rõ quyết tâm là một hãng điện thoại giá rẻ, tuy nhiên Vsmart sẽ vấp
phải một đối thủ vô cùng lớn là các hãng điện thoại đến từ Trung Quốc, điển hình như
Xiaomi.
6. Chiến lược về phương thức xâm nhập thị trường
Hiện tại, Vingroup đưa sản phẩm Vsmart vào thị trường Nga sử dụng phương
thức thâm nhập thị trường quốc tế từ sản xuất trong nước (xuất khẩu gián tiếp). Thay
vì lựa chọn đầu tư trực tiếp tại Nga thông qua việc đầu tư nhà máy, dây chuyền sản
xuất sản phẩm, thành lập công ty con ở nước sở tại,… mà thay vào đó xuất khẩu sản
phẩm sang thị trường Nga thông qua trung gian phân phối.
Cụ thể, tất cả sản phẩm Vsmart được phân phối trên thị trường Nga đều được
sản xuất tại nhà máy đặt tại khu Cơng nghệ cao Hịa Lạc (Hà Nội). Nhà phân phối
chính thức của sản phẩm điện thoại thơng minh Vsmart tại Nga là TFN Trading- nhà
phân phối lớn về thiết bị và phụ kiện điện thoại ở Đông Âu.

7. Chiến lươc mở rộng về địa lý
Trước khi thâm nhập vào thị trường Nga thì Vinsmart phải thực hiện các bước
nghiên cứu thị trường để nắm bắt được nhu cầu mong muốn, thị hiếu, tập quán của
người tiêu dùng tại thị trường đó.
Cơng ty thu thập thơng tin về thị trường để nâng cao khả năng cạnh tranh với các
đối thủ khác trong cùng ngành. Việc tiến hành thu thập thông tin được thực hiện thông
qua các bản tin tài chính, thống kê về tiềm năng phát triển của ngành, những xu hướng
mới trong nhu cầu của người tiêu dùng...
Sau khi kết thúc hoạt động thu thập thông tin, bộ phận kinh doanh sẽ bắt đầu q
trình xử lý thơng tin, phân loại đâu là thông tin cần thiết, đâu là thông tin không cần
thiết để lựa chọn hay loại bỏ bớt. Dựa vào những thông tin được tổng hợp cuối cùng
sẽ đưa ra được cách phân đoạn thị trường, chỗ đứng và vị thế, điểm mạnh và điểm yếu
của cơng ty trong thị trường đó, từ đó đưa ra những biện pháp và chiến lược phát triển.
8. Các thành tố marketing hỗn hợp cho từng thị trường mục tiêu
8.1. Quản trị marketing sản phẩm trên thị trường quốc tế
Mặc dù sản phẩm Vsmart thuộc phân khúc giá rẻ nhưng nó lại tích hợp tất cả
những mặt ưu của những thương hiệu lớn. Với một mức giá rẻ, khách hàng có thể dễ
dàng sở hữu smartphone với kiểu dáng đẹp, bắt mắt, có nhiều tiện ích, tính năng của
dịng điện thoại cao cấp như khả năng sạc nhanh, dung lượng pin lên tới 4000mAh,
camera chụp ảnh chất lượng cao,…
13


Có thể thấy, Vinsmart khá chú trọng về vấn đề nâng cao chất lượng nhằm không
ngừng phát triển sản phẩm của mình:
- Các sản phẩm điện thoại Vsmart đều phải vượt qua gần 2.500 bài test tiêu chuẩn
tại phịng thí nghiệm của BQ (Tây Ban Nha) và nhà máy Vsmart. Ngồi ra các
dịng điện thoại cịn được kiểm tra tại các phịng thí nghiệm của Qualcomm, đơn
vị cung cấp chip bán dẫn có hiệu năng tốt nhất thế giới hiện nay.
- Các trang thiết bị, máy móc của Vsmart đều tối tân nhất, đáp ứng đầy đủ các tiêu

chuẩn cao nhất trong sản xuất công nghiệp của thế giới.
- Với việc sở hữu hàng ngàn kỹ sư trình độ cao cùng ưu thế trong việc sản xuất
thiết bị với công nghệ bảo mật, Vsmart là một trong số ít các nhà sản xuất kiểm
soát tất cả các giai đoạn từ thiết kế, phát triển cho đến sản xuất thiết bị.
8.2. Quản trị marketing định giá trên thị trường quốc tế
Giá là một yếu tố hết sức quan trọng trong hệ thống marketing-mix, nó phản ánh
chất lượng của sản phẩm cũng như thu nhập của công ty.
Vinsmart đã đưa ra chiến lược giá trung nhưng máy lại sở hữu cấu hình cao và
tính năng vượt trội. Tại thị trường Nga, Vinsmart cho ra mắt 4 mẫu: Vsmart Bee,
Vsmart Star, Vsmart Joy2+, Vsmart Live với mức giá từ trung bình thấp đến trung tùy
theo thiết kế, chất lượng cấu hình và tính năng. Có thể thấy Vinsmart đã sử dụng chiến
lược định giá sản phẩm ở phân khúc giá rẻ để thu hút khách hàng, nhằm tăng thị phần
sản phẩm . Mặc dù giá càng rẻ thì lợi nhuận càng thấp song ngay từ đầu, Vsmart đã
được định hướng là dòng sản phẩm phổ thông dễ tiếp cận người dùng.
8.3. Quản trị marketing phân phối trên thị trường quốc tế
Tại thị trường Nga, Vinsmart phân phối sản phẩm gián tiếp cho nhà phân phối là
TFN Trading.
Có thể thấy, thay vì trực tiếp phân phối, Vinsmart sử dụng chiến lược phân phối
gián tiếp nhằm dễ dàng tiếp cận khách hàng do các nhà bán buôn, bán lẻ ở nước sở tại
nắm bắt được thị hiếu,tâm lý của người tiêu dùng của nước đó.
8.4. Quản trị marketing xúc tiến trên thị trường quốc tế
Một trong những chiến lược marketing mix của Vinsmart đem lại hiệu quả cao
chính là đưa ra chính sách hậu mãi “tuyệt vời”: chế độ bảo hành 18 tháng cho thân
máy, chế độ “1 đổi 1” trong 30 ngày.
Ngoài ra, Vinsmart cịn lựa chọn hình thức xúc tiến khá độc đáo, đó là mời các
nhà phân phối, bán lẻ, phóng viên đi tham quan nhà máy sản xuất smartphone của
mình tại Hải Phịng. Thơng thường, các dây chuyền sản xuất, thử nghiệm và kiểm tra
sản phẩm là những thứ mà các nhà sản xuất điện tử không muốn bất kỳ ai thấy được,
kể cả khách hàng hay đối tác. Thế nhưng Vinsmart lại lựa chọn cách làm này chứng tỏ
họ rất tự tin về chất lượng sản phẩm được sản xuất ra từ nhà máy của họ.


14


IV. Đánh giá
1. Đánh giá thực trạng chiến lược Marketing quốc tế của Tập đoàn Vingroup đối
với sản phẩm Vsmart tại thi trường Nga
1.1. Ưu điểm
Với việc tập trung phục vụ một mục tiêu giúp cho VinGroup tập trung được
nguồn lực, tiết kiệm chi phí và tại nên sự khác biệt của Vsmart. Chiến lược tập trung
cũng hồn tồn thích hợp với Vsmart trong giai đoạn đầu tiên khi xâm nhập vào một
thị trường lớn như Nga, muốn "bao phủ toàn bộ thị trường”.
Vsmart nhắm đến tầng lớp trung lưu, trẻ và năng động, phù hợp với học sinh,
sinh viên, giới văn phòng,… hướng tới phân cấp thị trường giá rẻ. Đây là tầng lớp có
nhu cầu sử dụng điện thoại di động rất lớn nhưng lại chưa có khả năng dư dả về tài
chính, do đó Vsmart chắc chắn sẽ trở thành lựa chọn vô cùng hợp lý cho tầng lớp này
với công nghệ cao nhưng giá thành lại phù hợp.
Thâm nhập thị trường quốc tế từ sản xuất trong nước giúp doanh nghiệp tiết
kiệm chi phí đầu tư như: xây dựng nhà máy, dây chuyền sản xuất, chi phí nhân cơng,

Bằng cách nghiên cứu thị trường một cách kĩ càng, có chọn lọc, doanh nghiệp sẽ
có những đánh giá nhất định về tiềm năm của thị trường, thị hiếu cũng như nhu cầu
của khách hàng. Từ đó, đưa ra những biện pháp và chính sách phát triển, quảng cáo
sản phẩm phù hợp.
1.2. Nhược điểm
Chiến lược tập trung vào phục vụ một mục tiêu sẽ làm cho doanh nghiệp và sản
phẩm thiếu đi tính đa dạng và bao phủ. Ngoài ra, Vsmart cũng sẽ gặp những đối thủ
cạnh tranh “lớn” với phân khúc thị trường tầm trung như Xiaomi. Bên cạnh đó, việc
định hình là một hãng “điện thoại giá rẻ” đơi khi sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của sản
phẩm trong tương lai.

Hạn chế của xuất khẩu gián tiếp chính là bị phụ thuộc vào trung gian phân phối
dẫn đến bị thụ động hoặc khó kiểm sốt.
Nghiên cứu thị trường là vô cùng quan trong với Vsmart khi mở rộng sang Nga.
Tuy nhiên, đây là một thị trường rất lớn, do đó, việc thu thập, tổng hợp và xử lý thơng
tin cần một q trình khá dài. Bên cạnh đó, lượng thơng tin q nhiều có thể dẫn đến
vấn đề rối loạn hay sai lệch thông tin.
2. Một số đề xuất về giải pháp cho chiến lược Marketing quốc tế của Tập đoàn
Vingroup đối với sản phẩm Vsmart tại thi trường Nga.
Tập trung nghiên cứu thị trường có chọn lọc, hướng đến các thị trường sôi
động về thiết bị cơng nghệ. Vì Nga là thị trường lớn nên Vsmart trước hết cần tập
trung vào các thị trường nhỏ nhưng có nhu cầu cao. Khi đã đứng vững tại đó thì tiếp
tục đến các vùng lân cận, Việc này tránh nghiên cứu dàn trải, tốn chi phí nhưng thu lại
hiệu quả không cao.
15


Chủ động nắm bắt thị trường, không phụ thuộc vào nhà phân phối. Vsmart nên
chú trọng hơn nữa vào tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu thị trường, tâm lý khách hàng, từ đó
cải thiện sản phẩm, thay đổi chiến lược marketing, đến gần với khách hàng hơn. Việc
này sẽ tạo tiền đề cho việc xuất khẩu trực tiếp – mục tiêu mà bất cứ công ty nào tiến
ra thị trường nước ngoài cũng đều mong muốn.

16


Khi đã vững vàng tại thị trường, Vsmart cần phát triển đa dạng phong phú sản phẩm,
hướng tới tầng lớp cao cấp, nơi sẽ tạo ra nhiều giá trị gia tăng, từ đó cũng nâng vị thế
sản phẩm trên thị trường chung, khơng cịn chỉ là một dịng sản phẩm giá rẻ.

16



KẾT LUẬN

Một công ty muốn thành công trên con đường kinh doanh cần phụ thuộc vào
rất nhiều yếu tố, và chiến lược marketing đúng đắn chính là một trong những yếu tố
sơng cịn của doanh nghiệp. Với Vinsmart, đây được coi là những thành công bước
đầu khi thuận lợi tiến vào thị trường Nga, điều này cho thấy Vinsmart đã chuẩn bị rất
cẩn thận và kỹ lưỡng từ các chiến lược xâm nhập cho tới chiến lược marketing phát
triển mở rộng thị trường. Nhưng trước mắt là một chặng đường dài, Vinsmart sẽ cần
tiếp tục thay đổi và hoàn thiện các chiến lược marketing của mình để phù hợp với thị
trường Nga, nhắm tới mục tiêu nâng cao thị phần, vị thế trên thị trường cạnh tranh đầy
gay gắt này.



×