Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Quan niệm của triết học mác –lênin về nguồn gốc, bản chất chủa ý thức, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.16 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................... i
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................1
NỘI DUNG....................................................................................................................2
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG.................................................................................2
1.1.

Nguồn gốc của ý thức....................................................................................2

1.2.

Bản chất của ý thức........................................................................................3

1.3.

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức..............................................................3

2. VẬN DỤNG QUAN NIỆM VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC LUẬN GIẢI VAI TRÒ
CỦA NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ HOẠT
ĐỘNG THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN.....................................................................6
KẾT LUẬN....................................................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................10


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế giới xung quanh ta có vơ vàn sự vật và hiện tượng phong phú và đa dạng.
Nhưng dù phong phú và đa dạng đến đâu thì cũng quy về hai lĩnh vực là vật chất và ý
thức. Từ trước đến nay có nhiều quan điểm triết học về mối qua hệ vật chất và ý thức,
mối quan hệ biện chứng giữa chúng. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng quan điểm triết
học Mác –Lênin là đúng đắn và đầy đủ nhất về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Theo đó quan điểm khẳng định rằng vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết


định ý thức và ý thức tác động trở lại vật chất. Nước ta từ một nước nông nghiệp lạc
hậu, bắt đầu tiến lên cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước. Vì vậy, cịn gặp rất nhiều
khó khăn về cơ sở vật chất cũng như về năng lực người lao động. Đến nay phần đông
người lao động là lao động chưa được đào tạo. Mà sự nghiệp công nghiệp hố hiện đại
hố đất nước địi hỏi cần có nguồn lực chất lượng. Chính vì vậy Nhà nước ta đã và
đang thực hiện những chủ trương và đường nối để phát huy vai trị của nhân tố con
người nói chung và của tồn thể sinh viên nói riêng. Là nột sinh viên năm nhất đại học
Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) em cần phát huy tối đa vai trị của bản
thân mình góp phần đống góp năng lực và trí tuệ, lao động.. để xây dựng đất nước.
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –Lênin về ý thức và mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức, thơng qua tìm hiểu nghiên cứu em xin chọn đề tài “ Quan niệm của triết học
Mác –Lênin về nguồn gốc, bản chất của ý thức, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Vận dụng quan niệm đó luận giải về vai trị của nhân tố chủ quan trong học tập và hoạt
động thực tiến của bản thân.” làm đề tài cho bài tiểu luận của mình

1


NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1.

Nguồn gốc của ý thức

Theo quan điểm triết học Mác- Lênin chia nguồn gốc ý thức thành:
-

Nguồn gốc tự nhiên

Xét về nguồn gốc tự nhiên ý thức chỉ là thuộc tính của vật chất, nhưng không

phảỉ của mọi dạng vật chất, mà là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao
nhất là bộ óc người. Ĩc người là khí quan vật chất của ý thức và ý thức là chức năng
của bộ óc người. Khoa học đã chứng minh rằng Trái đất hình thành trải qua q trình
tiến hố lâu dài dẫn đến sự xuất hiện con người. Đó cũng là lịch sử phát triển năng lực
phản ánh của thế giới vật chất từ thấp đến cao và cao nhất là trình độ phản ánh. Có thể
thấy rằng ý thức khơng thể tách ra khỏi bộ não vì ý thức là chức năng bộ não, bộ não là
khí quản của ý thức. Sự phụ thuộc ý thức vào hoạt động bộ não thể hiện khi bộ não bị
tổn thương thì hoạt động ý thức sẽ bị rối loạn. Tuy nhiên chúng ta không thể quy một
cách đơn giản ý thức về q trình sinh lý bởi vì óc chỉ là cơ quan phản ánh. Sự xuất
hiện của ý thức gắn liền sự phát triển đặc tính phản ánh. Đó là sự tái tạo những đặc
điểm của một hệ thống vật chất này ở một hộ thống vật chất khác trong quá trình tác
động qua lại của chúng. Sự phản ánh phụ thuộc vào vật tác động và vật nhận tác động;
đồng thời luôn mang nội dung thông tin của vật tác động. Lịch sử tiến hoá của thế giới
vật chất đồng thời là lịch sử phát triển thuộc tính phản ánh của vật chất, có phản ánh
vật lý, hố học, phản ánh sinh học…Sự xuất hiện của xã hộ loài người đưa lại hình thức
cao nhất của sự phản ánh,đó là sự phản ánh ý thức luôn gắn liền với việc làm cho tự
nhiên thích nghi với nhu cầu phát triển của xã hội.
-

Nguồn gốc xã hội

Sự ra đời của ý thức khơng phải chỉ có nguồn gốc tự nhiên mà còn do nguồn
gốc xã hội. Sự phát triển của giới tự nhiên mới tạo ra tiền đề vật chất có năng lực phản
ánh, nó chỉ là nguồn gốc sâu xa của ý thức. Hoạt động thực tiễn của con người mới là
nguồn gốc trực tiếp quyết định sự ra đời của ý thức. Lao động của con người là nguồn
gốc vật chất có tính xã hội nhằm cải tạo tự nhiên nhằm thoả mãn nhu cầu của con
2


người nhờ vậy mà con người và xã hội loài người mới hình thành và phát triển. Lao

động là thức tồn tại cơ bản của con người, lao động mang tính xã hội đã làm nảy sinh
nhu cầu giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên trong xã hội dẫn đến ngôn
ngữ ra đời. Ph.Ăngghen viết: “Đem so sánh con người với các loài vật, người ta sẽ thấy
rõ rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ lao động và cùng phắt triển với lao động, đó là cách giải
thích duy nhất đúng về nguồn gốc của ngôn ngữ”. Nhờ có nó mà con người có thể giao
tiếp, trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau, thơng qua đó mà ý thức cá nhân trở
thành ý thức xã hội và ngược lại.
1.2.

Bản chất của ý thức

1.2.1. Bản chất ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là q trình
phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người
Khi xem xét ý thức về mặt bản thể luận, thì ý thức chỉ là “hình ảnh” về hiện thực
khách quan trong óc người. Ý thức là cái phản ánh thế giớii khách quan, ý thức khơng
phải là sự vật, mà chỉ là “hình ảnh” của sự vật ở trong óc người. Ý thức tồn tại phi cảm
tính, đối lập với các đối tượng vật chất mà nó phản ánh ln tồn tại cảm tính. Thế giới
khách quan là nguyên bản, . Còn ý thức chỉ là bản sao. Ý thức là hình ảnh chủ quan của
thế giới khách quan, về nội dung mà ý thức phản ánh là khách quan, cịn hình thức
phản ánh là chủ quan. Ph.Ăngghen từng viết “ Trên thực tế, bất kỳ phản ánh nào của hệ
thống thế giới vào trong tư tưởng cũng đều bị hạn chế về mặt khách quan bởi những
điều kiện lịch sử, và về mặt chủ quan bởi đặc điểm về thể chất và tinh thần của tác giả”
Trong ý thức của chủ thể, sự phù hợp giữa tri thức và khách thể chỉ là tương đối, biểu
tượng về thế giới khách quan có thể đúng đắn hoặc sai lầm, và cho dù phản ánh chính
xác đến đâu thì đó cũng chỉ là sự phản ánh gần đúng, có xu hướng tiến dần đến khách
thể.
1.2.2. Ý thức có bản chất xã hội
Bản chất của ý thức là bản chất xã hội bởi vì nguồn gốc chủ yếu của ý thức là
nguồn gốc xã hội. Mặt khác con người phản ánh về thế giới là con người xã hội, sống
trong những quan hệ xã hội nhất định và trong những điều kiện lịch sử nhất định. Cho

nên ý thức rất khác nhau ở các tầng lớp và các giai cấp khác nhau. Tri thức của con
người cũng phát triển cùng với sự phát triển của xã hội.

3


1.3.

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

1.3.1. Vật chất quyết định ý thức
Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức: Theo quan điểm triết học
Mác –Lênin thì vật chất sinh ra ý thức vì vì ý thức xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện
của con người, mà con người là kết quả của một q trình phát triển và tiến hóa lâu dài,
phức tạp của giới tự nhiên, của thế giới vật chất. Vật chất tồn tại khách quan và độc lập
với ý thức và là vật chất cũng là nguồn gốc sinh ra ý thức. Bộ óc người là một dạng vật
chất có tổ chức cao nhất, là cơ quan phản ánh để hình thành ý thức. Sự vận động của
thế giới vật chất là yếu tố quyết định sự ra đời của cái vật chất có tư duy là bộ óc
người.
Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức: Thế giới hiện thực vận động,
phát triển theo những quy luật khách quan của nó, được phản ánh vào ý thức mới có
nội dung của ý thức. Thế giới khách quan, mà trước hết và chủ yếu là hoạt động thực
tiễn có tính khách quan của lồi người là yếu tố quyết định nội dung mà ý thức phản
ảnh. “Ý thức khơng bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức”. Ý thức
chỉ là hình ảnh của thế giới khách quan. Sự phát triển của hoạt động thực tiễn cả về
chiều sâu và bề rộng là động lực để quyết định tính phong phú và độ sâu sắc của nội
dung của tư duy, ý thức con người qua các thế hệ, qua các thời đại từ mông muội tới
văn minh, hiện đại,
Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức: Sáng tạo và phản ánh là hai
thuộc tính khơng tách rời trong bản chất của ý thức. Sự phản ánh của con người lả phản

ánh tích cực, tự giác, sáng tạo thơng qua thực tiễn. Khác với chủ nghĩa duy vật cũ, xem
xét thế giới vật chất như là những sự vật, hiện tượng cảm tính, chủ nghĩa duy vật biện
chứng xem xét thế giới vật chất là thế giới của con người hoạt động thực tiễn. Chính
thực tiễn là hoạt động vật chất có tính cải biến thế giới của con người - là cơ sở để hình
thành, phát triển ý thức, trong đó ý thức của con người vừa phản ánh, vừa sáng tạo,
phản ánh để sáng tạo và sáng tạo trong phản ánh.
Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức: Mọi sự tồn tại,
phát triển của ý thức đều gắn liền với quá trình biến đổi của vật chất; vật chất thay đỗi
dẫn đến việc ý thức cũng phải thay đổi theo. Cùng với mỗi bước phảt triển của sản
4


xuất, tư duy, ý thức của con người cũng ngày càng mở rộng, đời sống tinh thần của con
người ngày càng phong phú. Con người không chỉ ý thức được hiện tại, mà còn ý thức
được cả những vẩn đề trong quá khứ và dự kiến được cả trong tương lai, trên cơ sở
khải quát ngày càng sâu sắc bản chất, quy luật vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội
và tư duy của họ. Sự vận động, biến đổi không ngùng của thế giới vật chất, của thực
tiễn là yếu tố quyết định sự vận động, biến đổi của tư duy, ý thức của con người.
1.3.2. Ý thức tác động trở lại vật chất
Thứ nhất, tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ, ý thức là sự phản
ánh thế giới vật chất vào trong đầu óc con người, do vật chát sinh ra, nhưng khi đã ra
đời thì ý thức có “đời sống” riêng, có quy luật vận động, phát triển riêng, khơng lệ
thuộc một cách máy móc vào vật chất. Ý thức một khi ra đời thì có tính độc lập tương
đối, tác động trở lại thế giới vật chất. Ý thức có thể thay đổi nhanh, chậm, đi song hành
so với hiện thực, nhưng nhìn chung nó thường thay đổi chậm so với sự biến đổi của thế
giới vật chất
Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực
tiễn của con người. Nhờ họat động thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những đỉều
kiện, hồn cảnh vật chất, thậm chí cịn tạo ra “thiên nhiên thứ hai” phục vụ cho cuộc
sống của con người. Cịn tự bản thân ý thức thì khơng thể biến đổi được hiện thực. Con

người dựa trên nhũng tri thức về thế giới khách quan, hiểu biết những quy luật khách
quan, từ đó đề ra mục tiêu, phương hướng, bỉện pháp và ý chí quyết tâm để thực hiện
thắng lợi mục tiêu đã xác định. Đặc biệt là ý thức tiến bộ, cách mạng một khi thâm
nhập vào quần chúng nhân dân - lực lượng vật chất xã hội, thì có vai trị rất to lớn.
Thứ ba, vai trị của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động, hành động của
con người; nó có thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thanh
công hay thất bại. Khi phản ánh đúng hiện thực, ỷ thức có thể dự báo, tiên đốn một
cách chính xác cho hiện thực, có thể hình thành nên nhũng lý luận định hướng đúng
đắn và những lý luận này được đưa vào quần chúng sẽ góp phần động viên, cổ vũ, khai
thác mọi tiềm năng sáng tạo, từ đó sức mạnh vật chất được nhân lên gấp bội. Ngược
lại, ý thức có thể tác động tiêu cực khi nó phản ánh sai lạc, xuyên tạc hiện thực.

5


Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trị của thức ngày càng to lớn, nhất là trong
thời đại ngày nay, thời đại thông tin, kinh tế tri thức, thời đại của cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ hiện đại, khi mà tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vai trị của tri thức khoa học, của tư tưởng chính
trị, tư tưởng nhân văn là hết sức quan trọng.
2. VẬN DỤNG QUAN NIỆM VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC LUẬN GIẢI VAI TRÒ
CỦA NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ HOẠT
ĐỘNG THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN.
Thứ nhất, có thể thấy rằng vật chất quyết định ý thức nên trong nhận thức và
hoạt động thực tiễn đòi hỏi phải xuất phát từ thực tế khách quan. Đầu tiên mỗi người
cần xác định các các điều kiện khách quan ảnh hưởng đến cuộc sống học tập của bản
thân mình. Đối với em, sinh viên năm nhất kinh doanh quốc tế trường Đại học Kinh tếĐHQGHN. Đang học online vì tình hình dịch bệnh Covid – 19 diễn ra căng thẳng, điều
này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình quá trình giảng dạy của giảng viên và quá
trình học tập của học sinh trường nói chung và em nói riêng. Mặt khác, em cần phải
đặc biệt chú ý tơn trọng tính khách quan và hành động theo các qui luật mang tính

khách quan, thể hiện qua một số hành động như học đúng giờ, tuân thủ chấp hành nội
quy của trường của lớp, chú ý nghe giảng trong giờ học…
Thứ hai, vì ý thức có sự tác động trở lại đối với vật chất nên cần phải phát huy
tính năng động chủ quan tức là phải phát huy tính tích cực, năng động và sáng tạo của
ý thức. Theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học Kinh tế- ĐHQGHN
đã thực hiện tổ chức đăng ký học phần trên hệ thống quản lí đào tạo vì vậy bản thân
cần phải chủ động hơn, năng nổ trong từng tiết học.
Trong kết cấu của ý thức thì tri thức là yếu tố quan trọng nhất. Tri thức là
phương thức vận động và tồn tại của ý thức. Chính vì vậy em cần có nhận thức đúng
đắn về mục tiêu, yêu cầu đào tạo, về vai trò của tự học trong q trình học tập, về vai
trị của mình trong hoạt động nhận thức nói chung và hoạt động tự học nói riêng, từ đó
để xác định trách nhiệm, động cơ trong tự học của mình. Năng động, chủ quan, tích
cực trong mọi hoạt động tự học không nên phụ thuộc quá nhiều vào giảng viên mà thay
vào đó tiếp thu những kiến thức đã học và phát triển thành những ý tưởng của riêng
mình. Ví dụ như những buổi thảo luận nhóm hay buổi chia sẻ kiến thức, em thường
6


chuẩn bị kĩ các kiến thức cần thiết để đưa ra ý kiến đống góp cho nhóm bằng cách tìm
kiếm qua các tài liệu trong thư viện trường, hoặc tìm kiếm trên mạng. Tuy nhiên những
tri thức tiếp thu từ sách vở là chưa đủ, bản thân em cần có tư duy độc lập, tự chủ, sáng
tạo và khả năng vận dụng lý thuyết vào thực hành. Vì vậy, tuy là sinh viên năm nhất
nhưng em có tham gia vào một số hoạt động tình nguyện, hoạt dộng đồn trường và
làm thêm sau giờ học để kiếm thêm thu nhập cũng như trau dồi thêm những kĩ năng
mền khác…
Có thể thấy rằng tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người
đối với sự vật, hiện tượng của hiện thực, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên
quan với nhu cầu và động cơ của con người. Nhờ có tình cảm mà tri thức mới có sức
mạnh và sau đó trở thành cơ sở cho hành động. Nói cách khác tình cảm là động lực
thúc đẩy mỗi chúng ta đến nhanh hơn với thành công. Đối với em, để đạt được thành

tích học tập tốt, cũng như phát triển bản thân trong tương lai cần có đam mê với ngành
của mình, mơn học của mình…Vì vậy em ln tạo cho mình tinh thần thoải mái, vui vẻ
trong học tập để tạo động lực cho bản thân, báo đáp cơng ơn ni dưởng của cha mẹ,
tình cảm của bạn bè và thầy cơ góp phần tạo động lực để bản thân vượt qua những khó
khăn thử thách trong cuộc sống
Niềm tin là động cơ tinh thần định hướng cho những hoạt động của con người.
Em cần có niềm tin vào chính bản thân mình, phải biết đặt ra các hoài bão và ước mơ
và thực hiện các hồi bão và ước mơ đó bằng các kế hoạch cụ thể và chi tiết. Ví dụ em
có hồi bão đạt được học bổng trong kỳ II năm nhất. Chính vì vậy em đã xem xét các
mơn học, đánh giá khả năng học tập của mình, cần cố gắng hơn các mơn nào từ đó
phân chia thời gian học làm sao cho hợp lí, ngồi ra em cịn học hỏi các anh chị khóa
trên từng đạt học bổng, tham khảo vì sao học có thể đạt được, và họ đạt được như thế
nào để rút kinh nghiệp cho bản thân…Em tin rằng có niềm tin chắc chắc có động lực
phấn đấu vươn lên nhằm đạt được những mục tiêu cao đẹp. Ý chí biểu hiện cho sức
mạnh tinh thần của con người, giúp con người vượt qua những khó khăn và trở ngại
trong cuộc sống để đạt được những mục tiêu đã đặt ra. Môi trường đại học ẩn chứa
nhiều thử thách và cám dỗ vì vậy chúng ta cần phải xây dựng cho mình một ý chí kiên
định để tránh xa những thói hư tật xấu.

7


Thứ ba, cần phải chống lại bệnh chủ quan duy ý chí cũng như bệnh bảo thủ trì
trệ. Cụ thể khơng hải kiến thức nào mình cũng học mà là cần phải tiếp thu có chọn lọc,
khơng được chủ quan trước mọi tình huống, biết nắng nghe các góp ý của mọi người
xung quanh và cần chủ động làm việc tránh tình trạng trì trệ trong cơng việc cũng như
học tập. Ví dụ, khi tham ra vào buổi thuyết trình của nhóm, em cần phải nắng nghe
những góp ý của thầy cô và bạn bè để hoạn thiện hơn bài thuyết trình của mình. Từ đó
đưa ra các đột phá, sáng kiến mới. .
Thứ tư, khi giải thích các hiện tượng xã hội bản thấn em cần tính đến các điều

kiện về tinh thần cũng như vật chất, điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan. Ví dụ
đối với việc đăng lý học phần, em cần phải tính đến năng lực học tập của bản thân, sở
thích, điều kiện tài chính của mình… để có thể đăng kí các lớp học phần phù hợp với
mình, tránh tình trạng mơn này trồng môn kia, hocj thi không kịp gây ra các tổn thất về
mặt kinh tế cũng như thời gian cho bản thân và gia đình

8


KẾT LUẬN
Nói tóm lại, vật chất quyết định ý thức và ý thức tác động trở lại vật chất ,vật
chất có trước ý thức có sau. Mối tác động qua lại này chỉ được thực hiện thông qua
hoạt động thực tiễn của con người. Ngày nay, chúng ta nâng cao vai trị của ý thức với
vật chất chính là ở chỗ nâng cao năng lực nhận thức các quy luật khách quan và vận
dụng các quy luật khách quan trong hoạt động thực tiễn của con người. Với tư cách là
một sinh viên trường Đại học Kinh tế- ĐHQGHN em cần vận dụng quan niệm của triết
học Mác- Lênin về vật chất và ý thức mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào quá trình
học tập của mình từ đó nâng cao hiệu quả học tập và làm việc giúp đất nước sáng vai
với các cường quốc nam châu.

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2016), Giáo trình những nguyên lý cơ bản của nghĩa

Mác - Lênin, NXB. Chính trị quốc gia.
2. Trường đại học Khánh Hòa (2019), Phát huy nhân tố chủ quan trong hoạt động

tự học của sinh viên hiện nay, xem 24/03/2019, />

10



×