Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

mot so bien phap chi dao khac phuc tinh trang hoc sinh yeu nam hoc 20132014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.11 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Thới Bình, ngày 09 tháng 4 năm 2014 ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: - Hội đồng xét, công nhận sáng kiến tỉnh Cà Mau - Hội đồng xét, công nhận sáng kiến huyện Thới Bình Họ và tên : Nguyễn Kim Chung Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Thị trấn Thới Bình A Đề nghị Hội đồng sáng kiến công nhận sáng kiến năm học 2013 – 2014 như sau: I. TÊN SÁNG KIẾN : Một số biện pháp chỉ đạo khắc phục tình trạng học sinh yếu ở trường Tiểu học Thị trấn Thới Bình A – Thới Bình – Cà Mau II. LÍ DO NGHIÊN CỨU : 1. Cơ sở lý luận: Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là đổi mới phương pháp dạy học, không phải là việc làm riêng của khối lớp 1 mà là nhiệm vụ chung của cả cấp tiểu học. Trong đó, khối 1 tập trung đổi mới cả nội dung lẫn phương pháp dạy học; còn các khối lớp khác tuy vẫn dạy theo sách giáo khoa cải cách giáo dục, song phải nhanh chóng tiếp cận chương trình mới về phương pháp giảng dạy. Trong việc dạy học các môn học ở tiểu học, chúng ta xuất phát từ một nhận định (đã được nhiều nhà tâm lý học chứng minh) rằng mọi học sinh có sức khoẻ bình thường đều có thể tiếp thu được nền học vấn tiểu học, đều có khả năng nắm được các tri thức quy định trong chương trình ở trường tiểu học. Hiện tượng có không ít học sinh học yếu ở các trường tiểu học trong huyện Thới Bình nói chung, trường tiểu học Thị trấn Thới Bình A nói riêng hiện nay do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do các học sinh đó chưa có điều kiện tốt để học tập, và cũng do thầy cô giáo dạy chưa tốt… chứ không phải do việc học các môn học - với mức độ yêu cầu của trường tiểu học - đòi hỏi học sinh phải có trí thông minh đặc biệt hay năng khiếu đặc biệt nào. Mỗi giáo viên chúng ta có trách nhiệm cần phải làm và có thể làm cho mọi học sinh của mình đều tiếp thu được những kiến thức và kỹ năng tối thiểu mà chương trình và sách giáo khoa quy định. Nhưng từ đó không thể suy ra rằng mọi học sinh đều học tập dễ dàng như nhau, trong những điều kiện sống và học tập như nhau, có học sinh có thể nắm kiến thức học rất nhanh chóng và sâu sắc mà không cần sự cố gắng đặc biệt, trong khi các em khác lại không thể đạt được kết quả như vậy, mặc dù cố gắng nhiều, đó chính là các em học sinh yếu. 2. Cơ sở thực tiễn:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2.1. Về địa bàn dân cư và phụ huynh học sinh - Một số gia đình học sinh còn nghèo, ở nơi khác chuyển đến tạm trú để làm ăn nên việc quan tâm, mua sắm đồ dùng - sách giáo khoa cho con em học tập chưa kịp thời và còn thiếu thốn, chưa quan tâm đến việc học của con em mình , phó thác cho nhà trường và thầy cô giáo. Phụ huynh học sinh không kiểm tra nhắc nhở hoặc không để ý đến việc học của con em mình (Có những phụ huynh học sinh được nhà trường và giáo viên chủ nhiệm mời rất nhiều lần về để bàn bạc, trao đổi về việc học tập của con em mình nhưng vẫn không đến). - Địa bàn dân cư đông đúc, nằm trên tuyến lộ chính của Thị trấn Thới Bình nên có nhiều phức tạm, ồn ào. 2.2. Về giáo viên : - Một số giáo viên tay nghề còn yếu ké , chưa nhiệt tình trong công tác giảng dạy , ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, thiếu trách nhiệm đối với học sinh và nhà trường. - Việc nắm bắt các phương pháp, quy trình dạy học còn mơ hồ hoặc nắm một cách tẻ nhạt ; hiểu chưa đúng ( hoặc chưa hiểu ) về đổi mới nội dung và phương pháp dạy học . - Không chịu nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi để tìm ra những cách dạy có hiệu quả và chất lượng . - Qua thực tế kiểm tra cho thấy việc chấm chữa bài của giáo viên chưa kỹ lưỡng và thiếu chính xác (Ví dụ: chấm bài Chính tả, Tập viế ,… qua loa, hình thức: bài đáng 4 - 5 điểm có khi giáo viên chấm tới 6 - 8 điểm. Chứng tỏ nhận thức của giáo viên còn rất nhiều hạn chế dẫn tới hành động sai lệch, không hiệu quả . 2.3. Về học sinh : - Việc học bài ở nhà của học sinh còn chưa chăm chỉ, chưa đúng cách (có khi chỉ học qua loa cho xong) . - Trong mỗi lớp học vẫn còn một số ít học sinh yếu, học sinh chậm phát triển - Tính tự quản, tự giác của học sinh trong học tập còn rất nhiều hạn ch , chưa nhận thức đúng đắn về động cơ và mục đích học tập, các em còn ham chơi, chưa thật sự chăm học … Xuất phát từ tình hình thực tế trên, để nâng cao chất lượng dạy và học nhằm khắc phục hạn chế tối thiểu tỉ lệ học sinh yếu là một lãnh đạo và quản lí nhà trường tôi đã mạnh dạn đề ra “Một số biện pháp chỉ đạo khắc phục tình trạng học sinh yếu ở trường Tiểu học Thị trấn Thới Bình A” như sau : III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SÁNG KIẾN 1. Căn cứ đề xuất biện pháp: Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Căn cứ mục tiêu giáo dục, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 – 2014 và kế hoạch chiến lược 2013 – 2018 của nhà trường 2. Một số biện pháp chỉ đạo khắc phục tình trạng học sinh yếu ở trường Tiểu học Thị trấn Thới Bình A. 2.1. Ngay từ đầu năm học ( từ ngày 19 - 23 tháng 8 ) nhà trường yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm từng lớp đối chiếu sổ điểm học bạ năm học trước kết hợp kiểm tra thực tế ( qua khảo sát ) báo cáo chính xác, khách quan số liệu học sinh yếu về trường theo bảng phân loại đối tượng học sinh ( giỏi, khá, trung bình, yếu ) “ ghi rõ từng học sinh yếu về môn gì ? Đọc, viết hay kỹ năng tính toán yếu ,…”. 2.2. Ban giám hiệu kết hợp với tổ trưởng chuyên môn căn cứ theo danh sách đi kiểm tra thực tế từng học sinh của từng lớp để so sánh và đánh giá chính xác hơn về thực tế và báo cáo phân loại học sinh của giáo viên có chính xác không? (Từ 26/8 06/9). 2.3. Ban giám hiệu lên lịch cụ thể chỉ đạo từng tổ chuyên môn họp tổ (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trực tiếp dự các cuộc họp) cùng nhau trao đổi bàn bạc phân tích nguyên nhân, lý do tại sao học sinh yếu? Yếu ở môn học nào? Từ đó phân ra từng nhóm học sinh yếu theo từng môn ở mỗi lớp và mỗi khối từ đó thảo luận thống nhất biện pháp để khắc phục, giúp đỡ học sinh yếu (từ 09 - 13/9). 2.4. Giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu kỹ về điều kiện, hoàn cảnh từng gia đình học sinh (sắp xếp thời gian đến gặp trực tiếp phụ huynh học sinh hoặc mời phụ huynh vè trường để trao đổi, bàn bạc); Giáo viên cần coi trọng thực sự việc nghiên cứu tài liệu , SGK , SGV ,… và thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để trao đổi về phương pháp , hình thức tổ chức dạy học . 2.5. Mở hội nghị phụ huynh học sinh theo từng lớp nhằm trao đổi với phụ huynh học sinh cần quan tâm hơn đến việc học của con em mình, bàn bạc góp ý để phụ huynh học sinh kèm cặp thêm các em học ở nhà, mua sắm đầy đủ đồ dùng - sách giáo khoa cho con em mình, tạo điều kiện tốt nhất để con em mình có thời gian học tập (từ 16 - 21/9). 2.6. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phân tích chỉ rõ cho giáo viên thấy được học sinh học yếu ( hoặc đọc viết không được) thì trách nhiệm chính là của thầy cô giáo. (Bởi lẽ học sinh yếu mới phải phụ đạ , học sinh chưa biết mới đi học để biết và biết để tiến bộ) . Chỉ đạo cho giáo viên phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu (nhất là với những học sinh đọc viết yếu) vào 15 phút đầu giờ, giờ ra chơi tranh thủ khoảng 10 đến 15 phút (mời những học sinh yếu ở lại để giúp đỡ, kèm cặp) và phụ đạo trực tiếp ở mỗi buổi học chỉ có 4 tiết thì giáo viên phải dành thời gian phụ đạo tiết thứ 5 khoảng 30 đến 40 phút cho những học sinh yếu, phụ đạo vào giờ học buổi chiều hoặc thứ bảy (từ 23/9 đến hết năm học) ; Trong tiết dạy trên lớp giáo viên phải thường xuyên chú ý, quan tâm và mời những học sinh yếu xây dựng, phát biểu bài để sửa chữa, uốn nắn kịp thời cho các em. (Đặc biệt cần thường xuyên chấm bài và mời những học sinh yếu trả bài, đọc bài; tạo cho các em sự gần gũi, tự tin trong học tập); hàng tháng giáo viên phải nộp báo cáo danh sách học sinh đọc viết yếu và bảng phân loại đối tượng học sinh của.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> lớp mình theo mẫu đã thống nhất toàn trường một cách chính xác, khách quan (nộp cho tổ trưởng chuyên môn từ ngày 28 - 30 hàng tháng, khối trưởng tổng hợp nộp trực tiếp cho phó hiệu trưởng vào ngày 01 - 04 hàng tháng) . Trong báo cáo phải so sánh chuyển dịch hàng tháng kết quả về sự tiến bộ của mỗi học sinh và ghi rõ lí do từng học sinh yếu ở điểm nào ? Môn nào ? 2.7. Phó hiệu trưởng cùng tổ trưởng chuyên môn trực tiếp kiểm tra đối chiếu giữa danh sách với thực tế, tiếp tục đề nghị giáo viên tìm hiểu rõ nguyên nhân và biện pháp phù hợp, cụ thể để khắc phục (kiểm tra ít nhất 1 đến 2 lần / tháng /1lớp); Phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn kiểm tra chặt chẽ việc chấm chữa bài của giáo viên, thường xuyên nhắc nhở giáo viên chấm bài Tập viết, chính tả cần chính xác, kỹ lưỡng hơn; Phó hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra dự giờ đột xuất giáo viên để có biện pháp chỉ đạo cụ thể hơn , rút kinh nghiệm để giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình; Hàng tháng phó hiệu trưởng trực tiếp dự họp các tổ chuyên môn để phân tích nguyên nhân , đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn; Yêu cầu giáo viên coi chấm thi định kỳ phải hết sức nghiêm túc, khách quan để đánh giá thực chất chất lượng của học sinh; 2.8. Chỉ đạo chặt chẽ cho tổ chuyên môn mở chuyên đề, thao giảng bàn bạc thảo luận về phương pháp dạy các môn học một cách nghiêm túc và chặt chẽ (ngoài những lần sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ). Sau mở chuyên đề thao giảng phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn phải dự giờ kiểm tra lại việc vận dụng các phương pháp đã thống nhất qua chuyên đề, thao giảng của từng giáo viên và xét tính hiệu quả của nó để kịp thời uốn nắn , sửa chữa (nếu cần). Góp ý, chỉ rõ tiến trình , cách thức cụ thể cho giáo viên; các tổ chuyên môn phải sinh hoạt thường xuyên để cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu. Đôn đốc nhắc nhở kịp thời những giáo viên thiếu trách nhiệm trong giảng dạy , bê trễ trong công tác , thực hiện kém hiệu quả , đồng thời khuyến khích tuyên dương những giáo viên có tinh thần trách nhiệm và đạt hiệu quả cao trong việc giúp đỡ , khắc phục tình trạng học sinh yếu. (Kết hợp Công Đoàn khen thưởng cho giáo viên) . Hàng tuần phải tuyên dương những học sinh có thành tích trong học tập để kích thích lòng ham học ở các em; Tăng cường vai trò hoạt động của đội , hoạt động sao nhi đồng để tổ chức hoạt động vui chơi , học tập động viên khuyến khích , kích thích lòng ham học đối với học sinh . Thực hiện tốt chuyên hiệu “ Đôi bạn cùng tiến” , “ Sao chăm học”. 2.9. Họp giáo viên chủ nhiệm - Tổ trưởng chuyên môn tổng kết đánh giá kết quả đạt được, so sánh chuyển dịch, rút kinh nghiệm bàn bạc tìm biện pháp tiếp tục khắc phục tình trạng học sinh yếu. Phân loại cụ thể từng nhóm học sinh yếu ở từng môn học theo từng lớp và khối lớp, từ đó cử giáo viên có trách nhiệm có năng lực sư phạm lập kế hoạch (lên lịch báo giảng), soạn bài và trực tiếp phụ đạo trong hè theo từng nhóm học sinh ở từng khối lớp (có sự kiểm tra đôn đốc nhắc nhở của PHT phụ trách chuyên môn ). Đề xuất xin kinh phí bồi dưỡng cho giáo viên phụ đạo . Họp cha mẹ học sinh học yếu để bàn bạc , thống nhất , tạo điều kiện để học sinh được học bồi dưỡng trong hè và giúp nhà trường kèm cặp thêm ở nhà. 3. Một ví dụ cụ thể về kế hoạch thực hiện theo các biện pháp đã đề xuất:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> THỜI GIAN Từ ngày 19 đến 23/08/2013. NỘI DUNG CÔNG VIỆC. PHỤ TRÁCH. Đối chiếu sổ điểm học bạ - kết hợp kiểm Giáo viên chủ nhiệm tra khảo sát thực tế lập báo cáo danh sách và tổ trưởng chuyên phân loại đối tượng học sinh ( nêu rõ từng môn học sinh yếu về mặt gì ?). Từ ngày. Kiểm tra thực tế cụ thể từng lớp so sánh Phó hiệu trưởng 26/8 đến 06/9/2013 với danh sách báo cáo của giáo viên chủ Tổ trưởng chuyên nhiệm . môn Từ ngày 09 đến 13/9/2013. Từ ngày 16 đến 21/09/2013. Dự sinh hoạt tổ chuyên môn thảo luận tìm Giáo viên chủ hiểu nguyên nhân , đề xuất biện pháp Nhiệm , Tổ trưởng khắc phục Chuyên môn , Phó hiệu trưởng Mở hội nghị phụ huynh học sinh từng lớp, GVCN, Tổ trưởng khối lớp. Chuyên môn , Phó hiệu trưởng , Phụ Huynh học sinh , đại diện chính quyền địa phương.. Từ ngày. Nộp báo cáo danh sách học sinh đọc viết Giáo viên chủ 28 đến 30 hàng yếu và bảng phân loại đối tượng học sinh Nhiệm , Tổ trưởng (có so sánh chuyển dịch hàng tháng). tháng Chuyên môn, Phó hiệu trưởng Từ ngày. Kiểm tra thực tế từng lớp, đối chiếu danh Phó hiệu trưởng và 01 đến 04 hàng sách, so sánh mức tiến bộ của từng học tổ trưởng chuyên sinh ở mỗi lớp môn tháng 01/11/2013. Họp sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm GVCN, Tổ trưởng khắc phục học sinh yếu đợt 1 . chuyên môn, Phó HT. 03/01/2014. Họp sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm GVCN, Tổ trưởng khắc phục học sinh yếu đợt 2; triển khai chuyên môn, Phó kế hoạch tới . hiệu trưởng .. 28/3/2014. Họp sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm GVCN , Tổ trưởng khắc phục học sinh yếu đợt 3. chuyên môn , Phó hiệu trưởng ..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Họp sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm GVCN, Tổ trưởng khắc phục học sinh yếu đợt 4. chuyên môn, Phó hiệu trưởng .. 17/5/2014. Từ ngày 26 đến 31/5/2014. Tổng hợp danh sách học sinh yếu phân GVCN, Tổ trưởng loại theo từng môn, từng nhóm học sinh Chuyên môn, Phó Mời phụ huynh học sinh yếu họp để bàn hiệu trưởng , Phụ bạc trao đổi giúp nhà trường thực hiện tốt Huynh học sinh , đại công việc (có mời chính quyền địa diện chính quyền địa phương tham dự). Cử giáo viên phụ đạo phương. học sinh trong hè. Từ ngày. Lập kế hoạch phụ đạo, lên thời khoá biểu GVCN, Tổ trưởng 07/7đến 09/8/2014 cụ thể cho từng môn. Soạn và phụ đạo chuyên môn, Phó theo nhóm học sinh yếu từng môn . hiệu trưởng . Kiểm tra việc phụ đạo. IV. PHẠM VI ÁP DỤNG : Các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5 trường tiểu học Thị trấn Thới Bình A – Thới Bình – Cà Mau V. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC : Qua hơn 1 học kỳ ứng dụng sáng kiến này đã giúp cho việc phụ đạo, khắc phục tình trạng học sinh yếu ở trường tôi đạt kết quả tốt hơn so với trước đây. Việc thực hiện cách phân loại đối tượng học sinh và phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu theo những biện pháp đề xuất ở sáng kiến này so với trước đây thì kết quả học sinh yếu giảm rõ rệt, giáo viên thấy mình có trách nhiệm hơn trong việc phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu ; phụ huynh quan tâm hơn đến việc học của con em mình dẫn đến kết quả học tập đạt cao hơn và được nâng lên rõ rệt qua các lần kiểm tra khảo thí và kiểm tra định kỳ cụ thể được so sánh ở bảng thống kê kết quả kiểm tra thực tế). Bảng 1: Chất lượng học sinh các khối lớp giữa học kỳ I năm học 2013 - 2014. Khối. Số. lớp. HS. 1. 2. 175. 158. XẾP LOẠI THEO MÔN HỌC Tiếng Việt. Ghi chú. Toán. G. KH. TB. Y. G. KH. TB. Y. 83. 46. 30. 16. upload. 123doc .net. 40. 13. 4. 47.70 %. 26.44 %. 16.67 %. 9.20%. 67.82 %. 22.99 %. 6.90%. 2.30%. 111. 30. 15. 2. 88. 50. 14. 6. 70.25. 18.99. 9.49%. 1.27%. 55.70. 31.65. 8.86%. 3.80%.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 3. 4. 5. Cộng. 191. 193. 173. 890. %. %. %. %. 106. 60. 23. 2. 134. 42. 12. 3. 55.50 %. 31.41 %. 12.04 %. 1.05%. 70.16 %. 21.99 %. 6.28%. 1.57%. 102. 71. 17. 3. 70. 62. 45. 16. 52.85 %. 36.79 %. 8.81%. 1.55%. 36.27 %. 32.12 %. 23.32 %. 8.25%. 89. 45. 34. 5. 34. 71. 40. 28. 51.45 %. 26.01 %. 19.65 %. 2.89%. 19.65 %. 41.04 %. 23.12 %. 16.18 %. 491. 252. 119. 28. 444. 265. 124. 57. 55.17 %. 28.31 %. 13.37 %. 3.15%. 49.89. 29.78 %. 13.93. 6.40%. Bảng 2: Chất lượng học sinh các khối lớp qua hơn một học kỳ áp dụng các biện pháp đề xuất ( tính đến giữa học kỳ II, ngày 28/3/2014) Khối. Số. lớp. HS. 1. 2. 3. 4. 5 Cộng. 173. 158. 191. 193. 170 885. XẾP LOẠI THEO MÔN HỌC Tiếng Việt. Ghi chú. Toán. G. KH. TB. Y. G. KH. TB. Y. 135. 34. 3. 1. 120. 35. 10. 8. 78.03 %. 19.65 %. 1.73%. 0.58%. 69.36 %. 20.23 %. 5.78%. 4.62%. 116. 23. 18. 1. upload. 123doc .net. 29. 9. 2. 73.42 %. 14.56 %. 11.39 %. 0.63%. 74.68 %. 18.35 %. 5.70%. 1.27%. 128. 45. 16. 2. 135. 45. 10. 1. 67.02 %. 23.56 %. 8.38%. 1.05%. 70.68. 23.56. 5.24. 0.52. 143. 41. 9. 0. 98. 45. 39. 11. 74.09 %. 21.24 %. 4.66%. 0. 50.78 %. 23.32 %. 20.21 %. 5.70%. 137. 22. 9. 2. 94. 41. 22. 13. 80.59. 12.94. 5.29. 1.18. 55.29. 24.12. 12.94. 7.65. 659. 165. 55. 6. 565. 195. 90. 35. 74.46. 18.64. 6.21. 0.68. 63.84. 22.03. 10.17. 3.95. Người đăng kí.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Nguyễn Kim Chung CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Thới Bình, ngày 09 tháng 4 năm 2014 BÁO CÁO TÓM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN - Tên sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo khắc phục tình trạng học sinh yếu ở trường Tiểu học Thị trấn Thới Bình A - Người thực hiện: Nguyễn Kim Chung - Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày: 26/8/2013 đến ngày: 09/4/2014 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là đổi mới phương pháp dạy học, không phải là việc làm riêng của khối lớp 1 mà là nhiệm vụ chung của cả cấp tiểu học. Trong đó, khối 1 tập trung đổi mới cả nội dung lẫn phương pháp dạy học; còn các khối lớp khác tuy vẫn dạy theo sách giáo khoa cải cách giáo dục, song phải nhanh chóng tiếp cận chương trình mới về phương pháp giảng dạy. Trong việc dạy học các môn học ở tiểu học, chúng ta xuất phát từ một nhận định (đã được nhiều nhà tâm lý học chứng minh) rằng mọi học sinh có sức khoẻ bình thường đều có thể tiếp thu được nền học vấn tiểu học, đều có khả năng nắm được các tri thức quy định trong chương trình ở trường tiểu học. Hiện tượng có không ít học sinh học yếu ở các trường tiểu học trong huyện Thới Bình nói chung, trường tiểu học Thị trấn Thới Bình A nói riêng hiện nay do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do các học sinh đó chưa có điều kiện tốt để học tập, và cũng do thầy cô giáo dạy chưa tốt… chứ không phải do việc học các môn học - với mức độ yêu cầu của trường tiểu học - đòi hỏi học sinh phải có trí thông minh đặc biệt hay năng khiếu đặc biệt nào. Mỗi giáo viên chúng ta có trách nhiệm cần phải làm và có thể làm cho mọi học sinh của mình đều tiếp thu được những kiến thức và kỹ năng tối thiểu mà chương trình và sách giáo khoa quy định. Nhưng từ đó không thể suy ra rằng mọi học sinh đều học tập dễ dàng như nhau, trong những điều kiện sống và học tập như nhau, có học sinh có thể nắm kiến thức học rất nhanh chóng và sâu sắc mà không cần sự cố gắng đặc biệt, trong khi các em khác lại không thể đạt được kết quả như vậy, mặc dù cố gắng nhiều, đó chính là các em học sinh yếu. 2. Phạm vi triển khai thực hiện: Các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5 trường tiểu học Thị trấn Thới Bình A – Thới Bình – Cà Mau 3. Mô tả sáng kiến:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Sáng kiến kinh nghiệm gồm 5 phần chính 1. Tên sáng kiến 2. Sự cần thiết (lí do nghiên cứu): Nêu lên sự cần thiết tiến hành đề tài, nhằm đáp ứng nhu cầu mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo của đơn vị, SK này nhằm thực hiện tốt công tác phụ đạo học sinh yếu ở trường Tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 3. Nội dung cơ bản của sáng kiến : Từ việc thu tập một số thông tin, điều tra khảo sát Sáng kiến đã đưa ra một số biện pháp hữu ích nhằm giúp công tác phụ đạo học sinh yếu ở trường Tiểu học Thị trấn Thới Bình A đạt kết quả tốt hơn trong thời gian qua. 4. Phạm vi áp dụng : Các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5 trường tiểu học Thị trấn Thới Bình A – Thới Bình – Cà Mau 5. Hiệu quả đạt được. 4. Kết quả, hiệu quả mang lại: Qua hơn 1 học kỳ ứng dụng sáng kiến này đã giúp cho việc phụ đạo, khắc phục tình trạng học sinh yếu ở trường tôi đạt kết quả tốt hơn so với trước đây. Khối. Số. lớp. HS. 1. 2. 3. 4. 5. 173. 158. 191. 193. 170 885. XẾP LOẠI THEO MÔN HỌC Tiếng Việt. Ghi chú. Toán. G. KH. TB. Y. G. KH. TB. Y. 135. 34. 3. 1. 120. 35. 10. 8. 78.03 %. 19.65 %. 1.73%. 0.58%. 69.36 %. 20.23 %. 5.78%. 4.62%. 116. 23. 18. 1. upload. 123doc .net. 29. 9. 2. 73.42 %. 14.56 %. 11.39 %. 0.63%. 74.68 %. 18.35 %. 5.70%. 1.27%. 128. 45. 16. 2. 135. 45. 10. 1. 67.02 %. 23.56 %. 8.38%. 1.05%. 70.68. 23.56. 5.24. 0.52. 143. 41. 9. 0. 98. 45. 39. 11. 74.09 %. 21.24 %. 4.66%. 0. 50.78 %. 23.32 %. 20.21 %. 5.70%. 137. 22. 9. 2. 94. 41. 22. 13. 80.59. 12.94. 5.29. 1.18. 55.29. 24.12. 12.94. 7.65. 659. 165. 55. 6. 565. 195. 90. 35.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Cộng. 74.46. 18.64. 6.21. 0.68. 63.84. 22.03. 10.17. 3.95. 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh từng khối lớp và toàn trường năm học 2013 – 2014 và những năm tiếp theo 6. Kiến nghị đề xuất:  Đối với cấp trên: Tăng cường kiểm tra việc phụ đạo học sinh yếu ở các trường trực thuộc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của huyện nhà  Đối với cấp trường: Tăng cường sinh hoạt tổ chuyên môn thảo luận về công tác phụ đạo học sinh yếu Mở chuyên đề về phụ đạo học sinh yếu Ý kiến xác nhận của Thủ trưởng đơn vị P. Hiệu trưởng. Người báo cáo. Nguyễn Kim Chung.

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

×