Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Giai giup ban Nguyen Thi Thu Hien bai hinh hoc khong gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.96 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>GIẢI GIÚP BẠN NGUYỄN THỊ THU HIỀN BÀI HÌNH KHÔNG GIAN. ĐỀ BÀI: Cho hình lăng trụ A’B’C’.ABC. có đáy ABC cân AB=BC=3a, AC=2a. Các mặt phẳng (B’AB), (B’AC), (B’BC) cùng tạo với đáy góc 600. Tính thể tích khối lăng trụ ABC.A’B’C’. Hướng dẫn: Đây là bài toán tính thể tích nhưng không cho ta trước chân đường vuông góc để có thể tìm được chiều cao của lăng trụ. Ở đây, chưa biết chân đường cao, thì ta tạo ra chân đường cao và chỉ ra vị trí của nó nằm ở đâu để tính toán. Ta để ý đến ba mặt phẳng cho trong bài ra cùng có đỉnh B’ , cho nên ta sẽ chiếu B’ lên đáy gọi là H. H sẽ có đặc điểm gì??? Bạn hãy lưu ý cách xác định góc giữa hai mặt phẳng (điều này bạn tự xem lại nhé, nếu vẫn không được có thể hỏi lại thầy cô.) Từ điểm H dựng các điểm E, F, K là hình chiếu vuông góc của H lên các cạnh AB, BC, CA. Ta có góc giữa các mặt phẳng (B’AB), (B’BC), và (B’CA) với mặt phẳng đáy là góc B’EH, góc B’FH và góc B’KH. Dễ dàng chỉ ra rằng các tam giác B’EH ,B’FH và B’KH bằng nhau. Cho nên ta có HE=HF=HK. Vậy điểm H là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC. Và HE=HF=HK=r , r là bán kính đường tròn nội tiếp tam giác. Chúng ta chỉ cần tính r là xong. Tính dựa vào công thức nào? Hãy nhớ: S=p.r với p là nửa chu vi. Trong bài này p = 4a. Thế còn S bằng gì? Tam giác này cho ba cạnh nên ta có thể tính diện tích bằng công thức S a 2 r  . 2 S  p ( p  a )( p  b)( p  c ) 2a 2 p 2 Từ đây tìm được Hê-rông. . Suy ra B ' H HE.tan 600 . a 6 2 . Từ đó tìm được thể tích rồi chứ bạn..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Có một số bài toán mà việc dựng đường cao phải chú ý đến tính chất của chân hình chiếu vuông góc . Tôi có thể lấy một ví dụ như sau: Cho hình chóp S.ABCD, có đáy ABCD là hình chữ nhật, các cạnh AB=3a, AC=4a. Biết các cạnh SA, SB, SC cùng tạo với đáy góc 300. Biết M là trọng tâm tam giác SCD. Tính thể tích khối chóp S.ABCD và khoảng cách giữa hai đường thẳng SM và AC. Với bài toán này nếu gọi H là hình chiếu của S lên đáy, dùng góc giữa đường thẳng với mặt phẳng , ta chứng minh được H là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.Do đó H là trung điểm AC. Từ đó ta tính được thể tích. Tôi hướng dẫn vậy thôi. Các bạn tự suy nghĩ làm tiếp nhé…:☺.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

×