Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.05 KB, 44 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 20: 30/12-4/1/14chương III: Thời kì Bắc Thuộc và đấu tranh giành độc lập NS:23/12/13 Tiết 19 BÀI 17: CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG ND: 30/12-3/1/14. ( NĂM 40 ) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1.Kiến thức: giúp học sinh biết: - Tình hình nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I. - Chính sách thống trị của phong kiến phương Bắc. - Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. 2. Tư tưởng: - Giáo dục ý thức căm thù quân xâm lược, bước đầu xây dựng ý thức tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức bảo vệ môi trường những địa điểm diễn ra khởi nghĩa. 3. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử, sử dụng lược đồ. II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC. - Tranh ảnh về Hai Bà Trưng, lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng. III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định và tổ chức: kiểm tra sỉ số. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giảng bài mới: a. Giới thiệu bài mới: Từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I nước Âu Lạc có gì thay đổi? Vì sao diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? Cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao? Để biết được điều này. Hôm nay, thầy trò chúng ta sẽ tìm hiểu bài 17: cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. b. Nội dung bài mới:. HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ Hoạt động 1: cá nhân GV liên hệ thời Bắc thuộc: khoảng từ sau thất bại của An Dương Vương năm 179 TCN, nước ta bị Triệu Đà thôn tính và bị sát nhập vào nước Nam Việt, từ đó nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc thống trị cho đến khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán năm 938 trên sông Bạch Đằng mới kết thúc tất cả hơn 1000 năm. PV: Năm 179 TCN, Triệu Đà làm việc gì? GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý. PV: Năm 111 TCN, nhà Hán làm việc gì? GV: nhận xét, liên hệ lược đồ Âu Lạc thế kỉ I – III giới thiệu các quận, chốt ý. PV: Nhà Hán đã gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao nhằm âm mưu gì? GV: nhận xét, liên hệ âm mưu chiếm đóng lâu dài và xóa tên nước ta, biến nước ta thành bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc. GV liên hệ giới thiệu thủ phủ châu Giao đặt ở Luy Lâu ( Thuận Thành – Bắc Ninh ) đứng đầu là Thứ sử coi việc chính trị, Đô úy coi việc quân sự đều là người Hán, dưới quận, huyện các Lạc tướng trị dân như cũ, chốt ý. PV: Em có nhận xét gì về cách đặt quan cai trị của nhà Hán? GV: nhận xét, liên hệ nhà Hán bố trí người Hán cai trị ở châu, còn các quận, huyện thì chúng chưa thể vươn tới nên sử dụng các Lạc tướng trị. NỘI DUNG GHI BẢNG 1. NƯỚC ÂU LẠC TỪ THẾ KỈ II TCN ĐẾN THẾ KỈ I CÓ GÌ THAY ĐỔI? - Năm 179 TCN, Triệu Đà sát nhập đất Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu chân. - Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia thành ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao. - Đứng đầu châu Giao là Thứ sử coi việc chính trị, Đô úy coi việc quân sự và đều là người Hán, ở các quận, huyện các Lạc tướng trị dân như.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> dân như cũ. PV: Nhân dân châu Giao bị nhà Hán bóc lột như thế nào? GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý. PV: Nhà Hán đưa người Hán sang ở châu Giao nhằm mục đích gì? GV: nhận xét, liên hệ âm mưu đồng hóa dân tộc ta PV: Em có nhận xét gì về chính sách thống trị của nhà Hán đối với nhân dân ta? GV: Nhận xét, liên hệ chúng bóc lột, vơ vét của cải của nhân dân ta rất tàn bạo khiến cho dân ta càng thêm khổ cực. Chuyển ý: Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa? khởi nghĩa nhằm mục tiêu là gì? Cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao? Để biết được điều này. Thầy trò chúng ta sẽ tìm hiểu phần 2. Hoạt động 2: cá nhân. GV sử dụng lược đồ, tranh ảnh giới thiệu về hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị. PV: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý. GV: liên hệ tương truyền, ngày xuất quân, Bà Trưng Trắc đã đọc lời thề: ‘’ Một xin rửa sạch nước thù, Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng, Ba kẻo oan ức lòng chồng, Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này.’’ PV: Qua 4 câu thơ trên, em hãy cho biết mục tiêu của cuộc khởi nghĩa? GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý. GV liên hệ lược đồ Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Nội ) mọi người kéo về hưởng ứng, chốt ý. PV: Theo em, việc khắp nơi đều kéo quân về Mê Linh nói lên điều gì? GV: nhận xét, liên hệ chứng tỏ ách thống trị của nhà Hán đối với dân ta rất tàn bạo, khiến mọi người đều căm phẫn nên kéo về Mê Linh hưởng ứng Hai Bà Trưng khởi nghĩa… GV sử dụng lược đồ trình bày diễn biến khởi nghĩa Hai Bà Trưng từ Hát Môn nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa, Luy Lâu…chốt ý. PV: Cho biết kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý. ‘’ Bà Trưng quê ở châu Phong, Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên. Chị em nặng một lời nguyền, Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân. Ngàn Tây nổi áng phong trần, Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên. Hồng quân nhẹ bước chinh yên, Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành. Đô kì đóng cõi Mê Linh, Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta. GV liên hệ đoạn trích của nhà sử học Lê Văn Hưu. PV: Em có suy nghĩ gì về lời nhận xét của nhà sử học Lê Văn Hưu? GV: nhận xét, liên hệ dưới ách đô hộ thống trị tàn bạo của nhà Hán đã làm cho nhân dân ta ở khắp nơi căm phẫn, muốn nổi dậy chống lại.. cũ. - Chính sách thống trị của nhà Hán: + Bóc lột dân ta bằng các thứ thuế, nhất là thuế muối, thuế sắt… bắt cống nạp sản vật quý như ngà voi, sừng tê, ngọc trai… + Đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta và bắt dân ta phải theo phong tục tập quán của họ, âm mưu đồng hóa dân tộc ta. 2. CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG BÙNG NỔ. - Nguyên nhân: do ách đô hộ thống trị tàn bạo của nhà Hán đã làm cho nhân dân ta ở khắp nơi căm phẫn, muốn nổi dậy chống lại. - Mục tiêu: giành lại độc lập cho tổ quốc, nối tiếp sự nghiệp của các vua Hùng. - Diễn biến: + Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Nội ) nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa, Luy Lâu. + Tô Định hoảng hốt bỏ thành trốn về Hải Nam, quân Hán ở các quận, huyện khác bị đánh tan. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, nhân dân khắp nơi đều hưởng ứng và đã giành thắng lợi, báo hiệu thế lực phong kiến phương Bắc không thể cai trị vĩnh viễn nước ta được. 4. Sơ kết bài học. - Tình hình nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I. - Chính sách thống trị của phong kiến phương Bắc. - Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. 5. Hướng dẫn học ở nhà. - Học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK. - Chuẩn bị bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán. Soạn những câu hỏi màu xanh trong các mục vào tập. + Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập. + Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán ( 42 – 43 ) diễn ra như thế nào?. Tuần 21: 6-11/1/14 Tiết 20 BÀI18: TRƯNG. VƯƠNG VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC HÁN. NS:5/1/14 ND: 6-10/1/14.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1.Kiến thức: giúp học sinh biết: - Những việc làm của Hai Bà Trưng sau khởi nghĩa thắng lợi. - Diễn biến và ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán ( 42 – 43 ) 2. Tư tưởng: - Giáo dục tinh thần bất khuất của dân tộc, ghi nhớ công lao của Hai Bà Trưng, ý thức bảo vệ môi trường (xác định các địa điểm diễn ra khởi nghĩa) , ý thức bảo vệ các di tích lịch sử về Hai Bà Trưng. 3. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử, sử dụng lược đồ. II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC. - Tranh đền thờ Hai Bà Trưng, lược đồ kháng chiến chống quân xâm lược Hán. III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định và tổ chức: kiểm tra sỉ số. 2.Kiểm tra bài cũ: Câu 1: nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì thay đổi? Trả lời: - Năm 179 TCN, Triệu Đà sát nhập đất Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu chân. - Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia thành ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao. - Đứng đầu châu Giao là Thứ sử coi việc chính trị, Đô úy coi việc quân sự và đều là người Hán, ở các quận, huyện các Lạc tướng trị dân như cũ. 3.Giảng bài mới: a. Giới thiệu bài mới: Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà Trưng đã làm gì để xây dựng đất nước ? Hai Bà Trưng đã kháng chiến chống quân xâm lược Hán như thế nào? Để biết được điều này. Hôm nay, thầy trò chúng ta sẽ tìm hiểu bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán. b. Nội dung bài mới:. HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ Hoạt động 1: cá nhân GV: giới thiệu sau khi đánh đuổi quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua ( Trương Vương ), đóng đô ở Mê Linh ( liên hệ lược đồ vị trí Mê Linh ) => có ý nghĩa và tác dụng to lớn: đất nước ta hoàn toàn được độc lập, có chủ quyền, có vua, có kinh đô ở Mê Linh: ‘’ Đô kì đóng cõi Mê Linh Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta ‘’ , chốt ý. PV: Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập? GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý. PV: Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa thắng lợi, vua Hán có thái độ như thế nào? GV: nhận xét, liên hệ nhà Hán chuẩn bị để sang đàn áp nghĩa quân vì: phải lo đối phó với các cuộc đấu tranh của nông dân, thực hiện bành trướng lãnh thổ về phía tây và phía bắc. Chuyển ý: cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao? Có ý nghĩa gì? Để biết được điều này. Thầy trò chúng ta sẽ tìm hiểu phần 2. Hoạt động 2: cá nhân. PV: Cho biết người chỉ huy và lực lượng của quân xâm lược Hán? GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý.. NỘI DUNG GHI BẢNG 1. HAI BÀ TRƯNG ĐÃ LÀM GÌ SAU KHI GIÀNH LẠI ĐƯỢC ĐỘC LẬP. - Trưng Trắc được suy tôn làm vua ( Trương Vương ), đóng đô ở Mê Linh. - Phong chức tước cho những người có công. - Các Lạc tướng vẫn giữ quyền cai quản các huyện. - Xá thuế hai năm liền cho dân. - Bãi bỏ luật pháp của chính quyền đô hộ cũ..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> PV: Vì sao Mã Viện lại được chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược? 2. CUỘC KHÁNG GV: nhận xét, liên hệ Mã Viện là viên tướng lão luyện, nổi tiếng gian CHIẾN CHỐNG QUÂN ác, lắm mưu nhiều kế, quen chinh chiến ở phương Nam… lực lượng XÂM LƯỢC HÁN ( 42quân Hán đông >< dân ta ở Giao Chỉ rất ít chỉ có 746.237 người. 43 ) ĐÃ DIỄN RA NHƯ GV sử dụng lược đồ kháng chiến chống quân xâm lược Hán giới THẾ NÀO? thiệu tháng 4/ 42, quân Hán tấn công Hợp Phố, quân ta chiến đấu dũng cảm và chủ động rút khỏi Hợp Phố. chốt ý. - Mã Viện chỉ huy đạo GV sử dụng lược đồ trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân gồm hai vạn quân quân xâm lược Hán từ Hợp Phố đến Lãng Bạc, chốt ý. tinh nhuệ, hai nghìn xe, GV giới thiệu vị trí địa lí Lãng Bạc nằm ở phía đông Cổ Loa gần Chí thuyền các loại và nhiều Linh – Hải Dương, là một miền đồi đất cao, xung quanh là vùng dân phu. đồng sâu, hồ nước mênh mông rất thuận lợi để đánh giặc, sau này Mã Viện nhớ lại rất kinh hoàng… - 4/ 42, quân Hán tấn công GV sử dụng lược đồ trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống Hợp Phố, quân ta chiến quân xâm lược Hán từ Lãng Bạc về Cấm Khê, chốt ý. đấu dũng cảm và chủ PV: Theo em, vì sao Hai Bà Trưng phải tự vẫn? động rút khỏi Hợp Phố. GV: nhận xét, liên hệ quân ta anh dũng ra sức cản địch, giữ từng xóm làng, từng tấc đất nhưng quân Hán quá mạnh, biết không thể - Ở Lãng Bạc đã diễn ra địch đổi Hai Bà Trưng tự vẫn để giữ trọn khí tiết của mình, không để những cuộc chiến ác liệt rơi vào tay giặc…. giữa quân ta và quân Hán. GV giới thiệu cuộc kháng chiến còn tiếp tục đến tháng 11/43. Mùa - Quân ta lui về giữ Cổ thu 43, Mã Viện thu quân về nước, quân đi mười phần, khi về chỉ còn Loa và Mê Linh rồi về bốn, năm phần, chốt ý. Cấm Khê. PV: Theo em, cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán có ý nghĩa và tác dụng như thế nào? - Cuối 3/ 43 ( ngày 6/2 âm GV: nhận xét, liên hệ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán lịch ) Hai Bà Trưng hy thời Trưng Vương tiêu biểu cho ý chí quật cường, bất khuất của dân sinh oanh liệt trên đất tộc, khẳng định tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ Cấm Khê. của dân tộc ta. Hai Bà Trưng là những vị nữ anh hùng của dân tộc, tấm gương chiến đấu hy sinh của Hai Bà được các thế hệ con cháu - Cuộc kháng chiến còn luôn cảm phục, noi theo và biết ơn, hàng năm vào ngày 6 -8 tháng tiếp tục đến tháng 11/43. hai âm lịch và 8/3 nhân dân ta tổ chức lễ hội kỉ niệm Hai Bà Trưng, - Mùa thu 44, Mã Viện chốt ý. thu quân về nước, quân đi GV: liên hệ tranh đền thờ Hai Bà Trưng. mười phần, khi về chỉ còn PV: Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở bốn, năm phần. khắp nơi đã nói lên điều gì? GV: nhận xét, liên hệ nhân dân ta thương tiếc, kính trọng, ghi nhớ công ơn Hai Bà Trưng và các vị tướng đã hy sinh vì độc lập tự do - Ý nghĩa: thể hiện ý chí của đất nước, là HS chúng ta biết ghi nhớ công ơn, phải học tập thật quật cường, bất khuất của tốt và có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử về Hai Bà Trưng. dân tộc. 4. Sơ kết bài học. - Những việc làm của Hai Bà Trưng sau khởi nghĩa thắng lợi. - Diễn biến và ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán ( 42 – 43 ) 5. Hướng dẫn học ở nhà. - Học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK. - Chuẩn bị bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế ( Giữa thế kỉ I – Giữa thế kỉ VI ). Soạn những câu hỏi màu xanh trong các mục vào tập. + Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI. + Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi?.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Tuần 22: 13-18/1/14 Tiết 21 BÀI19: TỪ. SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ ( Giữa thế kỉ I – giữa thế kỉ VI ). NS:9/1/14 ND: 13-17/1/14. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1.Kiến thức: giúp học sinh biết: - Các chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với dân ta. - Những thay đổi trong tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI. 2. Tư tưởng:.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ( kinh tế nước ta trong thời Bắc thuộc vẫn tiếp tục phát triển: các triều đại phong kiến phương Bắc cai trị rất dã man, tàn bạo, đời sống lâm vào cảnh khốn cùng, nhưng nhân dân ta vẫn tìm cách phát triển sản xuất để duy trì cuộc sống, kiên trì đấu tranh giành độc lập dân tộc) 3. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử. II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC. - Lược đồ Âu Lạc thế kỉ I – III. III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định và tổ chức: kiểm tra sỉ số. 2.Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập? Trả lời: - Trưng Trắc được suy tôn làm vua ( Trương Vương ), đóng đô ở Mê Linh. - Phong chức tước cho những người có công. - Các Lạc tướng vẫn giữ quyền cai quản các huyện. - Xá thuế hai năm liền cho dân. - Bãi bỏ luật pháp của chính quyền đô hộ cũ. 3.Giảng bài mới: a. Giới thiệu bài mới: Hai Bà Trưng đã lãnh đạo nhân dân anh dũng chiến đấu như do lực lượng quá chênh lệch, nên cuộc khởi nghĩa đã thất bại, đất nước ta rơi vào ách đô hộ của chế độ phong kiến phương Bắc. vậy chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI như thế nào? kinh tế nước ta thời kì này có gì thay đổi ? Để biết được điều này. Hôm nay, thầy trò chúng ta sẽ tìm hiểu bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế ( Giữa thế kỉ I – Giữa thế kỉ VI ). b. Nội dung bài mới:. HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ Hoạt động 1: cá nhân GV: giới thiệu sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng , nhà Hán vẫn giữ nguyên châu Giao. GV chiếu Lược đồ Âu Lạc thế kỉ I – III. PV: Em hãy cho biết miền đất Âu Lạc trước đây bao gồm những quận nào của châu Giao? GV: nhận xét, liên hệ Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. PV: Đầu thế kỉ III, nhà Ngô làm việc gì? GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý. PV: Trong các thế kỉ I đến thế kỉ VI chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta có gì thay đổi? PV: Bộ máy cai trị ở huyện có gì thay đổi? GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý. PV: Em có nhận xét gì về sự thay đổi này? GV: nhận xét, liên hệ việc thay đổi đưa người Hán sang làm huyện lệnh trực tiếp cai quản các huyện thay cho người Việt, nhằm loại bỏ người Việt ra khỏi bộ máy cai trị để chúng dễ dàng áp bức, bóc lột nhân dân ta, nhằm thôn tính vĩnh viễn nước ta, đồng hóa dần dần Hán hóa dân tộc ta. PV: Nhà Hán đã bóc lột nhân dân ta như thế nào? GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý. PV: Em có nhận xét gì về chính sách bóc lột của bọn đô hộ? GV: nhận xét, liên hệ chính sách bóc lột rất tàn bạo làm cho nhân dân ta lâm vào cảnh khốn cùng, đây chính là nguyên nhân của các. NỘI DUNG GHI BẢNG 1. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI. - Đầu thế kỉ III, nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu. - Đưa người Hán sang làm huyện lệnh.. - Thu nhiều thứ thuế, nặng nhất là thuế muối, thuế sắt, lao dịch và nộp cúng nặng nề..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> cuộc khởi nghĩa sau này. GV giới thiệu các thế lực phong kiến phương Bắc iếp tục đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục tập quán của họ. chốt ý. PV: Vì sao nhà Hán tiếp tục thi hành chủ trương đưa người Hán sang ở nước ta? GV: nhận xét, liên hệ nhà Hán thực hiện âm mưu đồng hóa dân tộc ta. PV: Vì sao phong kiến phương Bắc tiến hành đồng hóa dân tộc ta? GV: nhận xét, liên hệ chúng muốn xóa bỏ nước ta, biến nước ta thành một bộ phận của nhà Hán. PV: nhà Hán đã dùng những thủ đoạn gì để đồng hóa dân tộc ta? GV: nhận xét, liên hệ tổ chức sắp xếp lại bộ máy cai trị, loại trừ dần người Việt ra khỏi bộ máy cai trị, bóc lột tàn bạo nhân dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục tập quán của họ. Chuyển ý: Với những chính chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, từ thế kỉ I đến thế kỉ VI tình tình kinh tế nước ta có gì thay đổi? Để biết được điều này. Thầy trò chúng ta sẽ tìm hiểu phần 2. Hoạt động 2: cá nhân. GV giới thiệu nhà Hán nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt. PV:Vì sao nhà Hán giữ độc quyền về sắt? GV: nhận xét, liên hệ về mặt kinh tế công cụ bằng sắt nhọn, sắc dễ sản xuất, năng suất cao hơn, về mặt an ninh vũ khí bằng sắt chiến đấu hiệu quả hơn nên nhà Hán độc quyền để hạn chế phát triển sản xuất, hạn chế sự chống đối của nhân dân ta. Mặc dù còn hạn chế về kĩ thuật, nhưng nghề rèn sắt vẫn phát triển, chốt ý. PV: Căn cứ vào đâu để khẳng định nghề rèn sắt vẫn phát triển ? GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý. PV: Em hãy cho biết những chi tiết nào chứng tỏ nền nông nghiệp Giao Châu vẫn phát triển? GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý. PV: Hãy nêu những biểu hiện về sự phát triển của ngành thủ công nghiệp nước ta thời kì này? GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý. PV: Hãy nêu những biểu hiện về sự phát triển của ngành thương nghiệp nước ta thời kì này? GV: nhận xét, liên hệ bị giáo dục hS biết các triều đại phong kiến phương Bắc cai trị rất dã man, tàn bạo, đời sống lâm vào cảnh khốn cùng, nhưng nhân dân ta vẫn tìm cách phát triển sản xuất để duy trì cuộc sống, kiên trì đấu tranh giành độc lập dân tộc, chốt ý.. - Tiếp tục đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục tập quán của họ. 2.Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi? - Mặc dù còn hạn chế về kĩ thuật, nhưng nghề rèn sắt vẫn phát triển: + Các công cụ như rìu, mai, cuốc, dao….vũ khí như kiếm, giáo, mác… làm bằng sắt được dùng phổ biến. - Biết đắp đê phòng lụt, biết trồng lúa hai vụ một năm. - Nghề gốm, nghề dệt… cũng được phát triển. - Các sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp không bị sung làm đồ cống nạp mà được trao đổi ở các chợ làng. - Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.. 4. Sơ kết bài học. - Các chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với dân ta. - Những thay đổi trong tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI. 5. Hướng dẫn học ở nhà. - Học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK. - Chuẩn bị bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế ( Giữa thế kỉ I – Giữa thế kỉ VI ) ( tiếp theo ). Soạn những câu hỏi màu xanh trong các mục vào tập..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> + Những biến chuyển về xã hội và văn hóa nước ta ở các thế kỉ I – VI. + Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248. --------------------------------------Tuần 23: 20-25/1/14 ( Bù vào tuần 22 lớp 6a2 chiều 17/1) NS:9/1/14 Tiết 22 BÀI 20: TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC ND: 17-20/1/14. LÝ NAM ĐẾ ( Giữa thế kỉ I – giữa thế kỉ VI ) ( tiếp theo ) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1.Kiến thức: giúp học sinh biết: - Sự phân hóa xã hội, sự truyền bá văn hóa phương Bắc và cuộc đấu tranh giữ gìn văn hóa dân tộc. - Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248. 2. Tư tưởng: - Giáo dục lòng biết ơn Bà Triệu đã dũng cảm chiến đấu giành độc lập cho dân tộc. 3. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử. II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC. - sơ đồ phân hóa xã hội, tranh về cuộc khởi nghĩa Bà Triệu III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định và tổ chức: kiểm tra sỉ số. 2.Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi? Trả lời: - Đầu thế kỉ III, nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu. - Đưa người Hán sang làm huyện lệnh. - Thu nhiều thứ thuế, nặng nhất là thuế muối, thuế sắt, lao dịch và nộp cúng nặng nề. - Tiếp tục đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục tập quán của họ 3.Giảng bài mới: a. Giới thiệu bài mới: dưới chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI, tình hình xã hội và văn hóa nước ta như thế nào?Vì sao Bà Triệu lại khởi nghĩa? Cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào? có ý nghĩa gì? Để biết được điều này. Hôm nay, thầy trò chúng ta sẽ tìm hiểu bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế ( Giữa thế kỉ I – Giữa thế kỉ VI ) ( tiếp theo ) b. Nội dung bài mới:. HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1: cá nhân 3. Những biến chuyển về xã hội và GV: treo sơ đồ phân hóa xã hội lên bảng. văn hóa nước ta ở các thế kỉ I-VI. PV: Qua sơ đồ, em có nhận xét gì về sự biến chuyển xã - Sự phân hóa xã hội: hội ở nước ta? GV: nhận xét, liên hệ thời kì bị phong kiến phương Bắc Thời Văn Thời kì bị đô hộ thống trị thì xã hội có sự phân hóa: tầng lớp thống trị Lang – Âu Lạc có địa vị và quyền lưc cao nhất là bọn quan lại đô hộ, Vua Quan lại đô hộ địa chủ Hán, tầng lớp quý tộc bị mất quyền lực trở Quý tộc Hào trưởng Việt – thành những hào trưởng Việt bị quan lại lại đô hộ, địa Địa chủ Hán chủ Hán chèn ép, khinh rẻ. nông dân công xã trước đây Nông dân công Nông dân công xã gồm nông dân, thợ thủ công, khi bị đô hộ có một số xã Nông dân lệ thuộc giàu lên ( nông dân công xã) một số bị tướt đoạt ruộng Nô tì Nô tì đất, tô thuế nặng nề sống khổ cực (nông dân lệ thuộc). PV: Về văn hóa, chính quyền đô hộ thi hành những chính sách gì?.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> GV: nhận xét, liên hệ Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo… - Văn hoá:. chốt ý. PV: Theo em, việc chính quyền đô hộ mở một số trường học ở nước ta nhằm mục đích gì? GV: nhận xét, liên hệ đồng hóa dân tộc ta: chúng muốn xóa bỏ nước ta, biến nước ta thành một bộ phận của nhà Hán. PV: Nhân dân ta đã đấu tranh giữ gìn văn hóa dân tộc như thế nào? GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý. PV: Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên? GV: nhận xét, liên hệ: phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên đã được hình thành và xác định vững chắc từ lâu đời, trở thành đặc trưng riêng của người Việt, bản sắc dân tộc Việt và có sức sống bất diệt. Trường học mở ra chỉ có tầng lớp trên có tiền cho con theo học, còn tuyệt đại đa số nhân dân lao động nghèo khổ không có điều kiện đi học, do vậy họ vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên. Chuyển ý: Vì sao Bà Triệu lại khởi nghĩa? Cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào? có ý nghĩa gì? Để biết được điều này. Thầy trò chúng ta sẽ tìm hiểu phần 2. Hoạt động 2: cá nhân.. PV: Nêu nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu? GV: nhận xét, liên hệ lời tâu của Tiết Tổng, chốt ý. PV: Lời tâu của Tiết Tổng nói lên điều gì? GV: nhận xét, liên hệ nhân dân Giao chỉ không cam chịu chính sách áp bức, bóc lột dã man, tàn bạo của chính quyền đô hộ nên họ sẽ nổi dậy ở nhiều nơi. PV: Em hãy giới thiệu vài nét về Bà Triệu? GV: nhận xét, liên hệ hình ảnh và tiểu sử Bà Triệu. PV: Qua câu nói này, em hiểu Bà Triệu là người thế nào? GV: nhận xét, liên hệ Bà Triệu là người khảng khái, giàu lòng yêu nước, có chí lớn, muốn giành lại giang sơn cởi ách nô lệ. GV sử dụng tranh ảnh giới thiệu diễn biến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu, chốt ý. PV: Em có nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu? GV: nhận xét, liên hệ tranh lăng Bà Triệu ở núi Tùng (Thanh Hóa) Giáo dục lòng biết ơn Bà Triệu đã dũng cảm chiến đấu giành độc lập cho dân tộc. GV: liên hệ ca dao ca ngợi Bà Triệu: ‘’ Ru con con ngủ cho lành, Để mẹ gánh nước rửa bành con voi. Muốn coi lên núi mà coi, Coi Bà Triệu tướng cỡi voi đánh cồng.. + Chính quyền đô hộ mở một số trường dạy học chữ Hán tại các quận huyện. + Tiến hành du nhập Nho giáo, Đạo giáo và những luật lệ, phong tục tập quán của người Hán vào nước ta. - Tổ tiên ta đã kiên trì đấu tranh bảo vệ tiếng nói, chữ viết, phong tục và nếp sống của dân tộc, đồng thời cũng tiếp thu những tinh hoa của nền văn hóa Trung Quốc và các nước khác làm phong phú thêm nền văn hóa của mình.. 4. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu ( năm 248). - Nguyên nhân: nhân dân ta không cam chịu kiếp sống nô lệ… - Diễn biến: + Năm 248 cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Từ căn cứ Phú Điền ( Hậu Lộc – Thanh Hóa ) Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của nhà Ngô ở quận Cửu Chân, rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu. + Nhà Ngô cử 6000 quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng. - Ý nghĩa: khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độ lập dân tộc..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Túi gấm cho lẫn túi hồng, Têm trầu cánh kiến cho chồng ra quân.’’ 4. Sơ kết bài học. - Sự phân hóa xã hội, sự truyền bá văn hóa phương Bắc và cuộc đấu tranh giữ gìn văn hóa dân tộc. - Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248. 5. Hướng dẫn học ở nhà. - Học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK. - Chuẩn bị bài 17,18,19,20 tiết sau làm bài tập lịch sử.. Tuần 24: 3-8/2/14 Tiết 23. LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ. NS:1/2/14 ND: 7/2/14. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1.Kiến thức: giúp học sinh ôn lại những kiến thức về: - Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. - Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán. - Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế ( Giữa thế kỉ I – Giữa thế kỉ VI ). 2. Tư tưởng: - Giáo dục học sinh biết tầm quan trọng của việc làm bài tập là củng cố lại kiến thức đã học bằng cách làm bài tập lịch sử với hình thức trắc nghiệm khách quan. 3. Kĩ năng: Reøn luyeän kyõ naêng laøm baøi taäp traéc nghieäm khaùch quan. II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC. - Baûng phuï III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định và tổ chức: kiểm tra sỉ số. 2.Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Trình bày nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248? Trả lời: - Nguyên nhân: nhân dân ta không cam chịu kiếp sống nô lệ….
<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Diễn biến: + Năm 248 cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Từ căn cứ Phú Điền ( Hậu Lộc – Thanh Hóa ) Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của nhà Ngô ở quận Cửu Chân, rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu. + Nhà Ngô cử 6000 quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng. - Ý nghĩa: khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độ lập dân tộc. Câu 2: em hiểu Bà Triệu là người thế nào? Trả lời: Bà Triệu là người khảng khái, giàu lòng yêu nước, có chí lớn, muốn giành lại giang sơn cởi ách nô lệ. 3.Giảng bài mới: a. Giới thiệu bài mới: Hôm nay, Thầy trò chúng ta sẽ làm bài tập phần chương V: Đại Việt ở caùc theá kæ XVI – XVIII. b. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ NOÄI DUNG GHI BAÛNG 1. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà theo em Hoạt động 1: Cá nhân là đúng nhất. Giaùo vieân ghi 5 caâu hoûi traéc nghieäm Câu 1: Từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I, tên của nước ta là: leân baûng. B. Giao Chỉ. Giáo viên lần lượt gọi từng học sinh A. Châu Giao. C. Cửu Chân. D. Cửu Chân. đọc từng câu hỏi. Sau đó lên bảng Câu 2: Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa chống quân khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà xâm lược: theo em là đúng nhất? A. Nhà Ngô. B. Nhà Hán. Giaùo vieân goïi hoïc sinh khaùc nhaän xeùt, C. Nhà Đường. D. Cả câu A,B,C. boå sung. Câu 3: Kinh đô nước ta thời Hai Bà Trưng đóng tại: A. Hát Môn. B. Mê Linh. Giaùo vieân nhaän xeùt, lieân heä, choát yù. C. Cổ Loa. D. Luy Lâu. Câu 4: Bà Triệu dựng cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược: A. Nhà Ngô. B. Nhà Hán. C. Nhà Đường. D. Cả câu A,B,C. Hoạt động 2: Cá nhân 2. Ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho Giaùo vieân kẻ baûng phuï leân baûng. đúng. Giáo viên gọi lần lượt từng học sinh lên làm từng câu Ghép các ý ở cột A Coät A Coät B Trả lời với các ý ở cột B sao cho đúng? 1. năm 111 TCN a. Khởi nghĩa Hai Bà 1 + d Giaùo vieân goïi hoïc sinh khaùc nhaän xeùt, Trưng. 2. năm 40 b. Hai Bà Trưng hy 2 + a boå sung. sinh. Giaùo vieân nhaän xeùt, lieân heä, choát yù. 3. 3 năm 43. c. Khởi nghĩa Bà 3 + b Triệu. 4. năm 248 d. Nhà Hán chiếm Âu 4 + c Lạc. Hoạt động 3: Cá nhân 3. Điền những từ ngữ còn thiếu vào ô trống sao Giaùo vieân viết baûng phuï leân baûng. cho thích hợp. Giáo viên gọi lần lượt từng học sinh - Trưng Trắc được suy tơn làm vua ( Trương Vương.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> lên làm từng câu điền những từ ngữ coøn thieáu vaøo oâ troáng sao cho thích hợp? Giaùo vieân goïi hoïc sinh khaùc nhaän xeùt, boå sung. Giaùo vieân nhaän xeùt, lieân heä, choát yù.. ), đóng đô ở Mê Linh. - Mặc dù còn hạn chế về kĩ thuật, nhưng nghề rèn sắt vẫn phát triển. - Tổ tiên ta đã kiên trì đấu tranh bảo vệ tiếng nói, chữ viết, phong tục và nếp sống của dân tộc, đồng thời cũng tiếp thu những tinh hoa của nền văn hóa Trung Quốc và các nước khác làm phong phú thêm nền văn hóa của mình.. 4. Sơ kết bài học. - Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. - Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán. - Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế ( Giữa thế kỉ I – Giữa thế kỉ VI ). 5. Hướng dẫn học ở nhà. - Chuẩn bị bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân ( 542-602) Soạn những câu hỏi màu xanh trong các mục vào tập. - Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào? - Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân thành lập.. Tuần 25: 10-15/2/14 Tiết 24 BÀI 21:. KHỞI NGHĨA LÝ BÍ. NƯỚC VẠN XUÂN ( 542-602). NS:7/2/14 ND: 10-14/2/14. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1.Kiến thức: giúp học sinh biết: - Chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Lương - Diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Lý Bí. 2. Tư tưởng: - Giaùo duïc hoïc sinh bieát sau hơn 600 năm bị các triều đại phong kiến phương Bắc thống trị, đồng hóa, khởi nghĩa Lý Bí đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt của dân tộc ta không cam chịu bị áp bức, bóc lột đã vùng lên khởi nghĩa giành thắng lợi. ý thức bảo vệ môi trường những địa điểm diễn ra khởi nghĩa. 3. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích sự kiện, tranh ảnh lịch sử, lược đồ. II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC. - Lược đồ khởi nghĩa Lý Bí, tranh ảnh về khởi nghĩa Lý Bí. III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định và tổ chức: kiểm tra sỉ số. 2.Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Trình bày nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248? Trả lời: - Nguyên nhân: nhân dân ta không cam chịu kiếp sống nô lệ… - Diễn biến:.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> + Năm 248 cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Từ căn cứ Phú Điền ( Hậu Lộc – Thanh Hóa ) Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của nhà Ngô ở quận Cửu Chân, rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu. + Nhà Ngô cử 6000 quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng. - Ý nghĩa: khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độ lập dân tộc. Câu 2: em hiểu Bà Triệu là người thế nào? Trả lời: Bà Triệu là người khảng khái, giàu lòng yêu nước, có chí lớn, muốn giành lại giang sơn cởi ách nô lệ. 3.Giảng bài mới: a. Giới thiệu bài mới: Nhà Lương đã siết chặt ách đô hỗ nước ta như thế nào? Vì sao Lý bí khởi nghĩa? Cuộc khởi nghĩa Lý Bí diễn ra như thế nào? kết quả và ý nghĩa ra sao? Để biết được điều này. Hoâm nay, Thaày troø chuùng ta seõ tìm hiểu bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân ( 542602) b. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ NOÄI DUNG GHI BAÛNG 1. Nhà Lương siết chặt ách đô Hoạt động 1: cá nhân GV giới thiệu ở Trung Quốc năm 502 Tiêu Diễn cướp ngôi hộ như thế nào? nhà Tề lập ra nhà Lương ( 502-557 ), từ đó nước ta bị nhà - Hành chính: nhà Lương chia nước ta thành các quân, huyện và Lương đô hộ. đặt tên mới: Giao Châu ( đồng PV: Về mặt hành chính nhà Lương làm việc gì? bằng và trung Bắc Bộ ); Ái Châu GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý. ( Thanh Hóa ); Đức Châu, Lợi GV chiếu lược đồ khởi nghĩa Lý Bí. Châu, Minh Châu ( Nghệ - Tĩnh ) PV: Xác địnhvị trí và tên các quận, huyện của nước ta? và Hoàng Châu ( Quảng Ninh). GV: nhận xét, liên hệ. PV: Nhà Lương đã sắp đặt quan lại cai trị như thế nào? GV: nhận xét, liên hệ phần giới thiệu về Tinh Thiều, chốt - Chủ trương chỉ có tôn thất nhà ý. Lương và một số dòng họ lớn mới PV: Em nghĩ gì về thái độ của nhà Lương đối với dân ta? GV: nhận xét, liên hệ nhà Lương thực hiện sự phân biệt được giao chức vụ quan trọng trong bộ máy cai trị. đối xử gay gắt đối với dân ta, chốt ý. PV: Nhà Lương đã tiến hành bóc lột nhân dân ta như thế - Nhà Lương đặt ra hàng trăm thứ nào? GV: nhận xét, liên hệ tranh Tiêu tư và chính sách của Tiêu thuế. Tư…, chốt ý. PV: Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Lương 2. Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân thành lập. đối với Giao Châu? GV: nhận xét, liên hệ tàn bạo, mất lòng dân. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của nhà Lương. Liên hệ baûng so saùnh - Năm 542, khởi nghĩa Lý Bí chính sách cai trị của nhà Lương với nhà Hán. bùng nổ, hào kiệt khắp nơi kéo về Chuyển ý: trước chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Lương, hưởng ứng. khởi nghĩa Lý Bí diễn ra như thế nào? Nước Vạn Xuân thành lập như thế nào? Để biết được điều này. Thầy trò - Ở Chu Diên có Triệu Túc và con chúng ta tiếp tục tìm hiểu phần 2. là Triệu Quang Phục, ở Thanh Trì Hoạt động 2: cá nhân có Phạm Tu, ở Thái Bình có Tinh GV chiếu tranh và giới thiệu về tiểu sử Lý Bí ( Lý Bôn ) Thiều. quê ở Thái Bình ( mạn bắc Sơn Tây ). Tổ tiên ông là người Trung Quốc nhưng sang nước ta lập nghiệp từ lâu. Ông - Chỉ chưa đầy 3 tháng, nghĩa được cử giữ chức chỉ huy quân đội ở Đức Châu ( nam.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Nghệ An – Hà Tĩnh) . Một thời gian ngắn sau, vì căm ghét quân đã chiếm được hầu hết các bọn đô hộ, ông đã từ quan về quê, ngấm ngầm liên lạc với quận huyện, Tiêu Tư bỏ chạy về các hào kiệt trong vùng để chuẩn bị nổi dậy. Trung Quốc. GV chiếu lược đồ khởi nghĩa Lý Bí, tranh giới thiệu năm 542, khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ, hào kiệt khắp nơi kéo về - 4/ 542 đầu năm 543, nhà Lương hai lần đưa quân sang đàn áp, hưởng ứng, lực lượng khắp cả nước, chốt ý. PV: Vì sao hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng cuộc quân ta chủ động tiến đánh quân địch và giành thắng lợi. khởi nghĩa Lý Bí? GV: nhận xét, liên hệ do chính sách bóc lột tàn bạo của quân Lương nên nhân dân ta oán giận quân Lương mong - Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên muốn đánh bại quân Lương giành lại độc lập cho tổ quốc. ngôi hoàng đế ( Lý Nam Đế ), đặt tên nước là Vạn Xuân, xây dựng lực lượng nghĩa quân khắp cả nước. GV sử dụng lược đồ khởi nghĩa Lý Bí, tranh giới thiệu kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch ( Hà Nội ) lập triều đình với hai diễn biến khởi nghĩa Lý Bí, chốt ý. PV: Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của quân ban văn, võ. khởi nghĩa? GV: nhận xét, liên hệ quân khởi nghĩa chiến đấu dũng cảm - Kết quả: khởi nghĩa thắng lợi. và tài giỏi nên cuộc khởi nghĩa diễn ra trong thời gian - Ý nghĩa: Lý Bí lên ngôi hoàng ngắn và thành công. đế, lập nước riêng, thể hiện tinh PV: Lý Bí đã làm gì sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa? thần, ý chí độc lập. GV: nhận xét, liên hệ kết quả khởi nghĩa thắng lợi, Lý Nam đế cho xây một ngôi chùa lớn ở bên bờ sông Hồng, đặt tên là Khai Quốc ( mở nước) , sau đổi tên thành Trấn Quốc ( giữ nước). chốt ý. PV:Vì sao khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi? GV: nhận xét, liên hệ sự lãnh đạo tài giỏi của Lý Bí, quân khởi nghĩa chiến đấu dũng cảm, hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng... PV: Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước là Vạn Xuân? GV: nhận xét, liên hệ thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân. PV: Khởi nghĩa Lý Bí có ý nghĩa như thế nào? GV: nhận xét, liên hệ Lý Bí lên ngôi hoàng đế, lập nước riêng, thể hiện tinh thần, ý chí độc lập, chứng tỏ nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng, có thể sánh vai và không lệ thuộc vào Trung Quốc. Giaùo duïc hoïc sinh bieát sau hơn 600 năm bị các triều đại phong kiến phương Bắc thống trị, đồng hóa, khởi nghĩa Lý Bí đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt của dân tộc ta không cam chịu bị áp bức, bóc lột đã vùng lên khởi nghĩa giành thắng lợi. 4. Sơ kết bài học. - Chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Lương - Diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Lý Bí. 5. Hướng dẫn học ở nhà. - Chuẩn bị bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân ( 542-602) ( tiếp theo ) Soạn những câu hỏi màu xanh trong các mục vào tập. + Chống quân Lương xâm lược. + Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào?.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> + Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào?. Tuần 26: 17-22/12/14 Tiết 25 BÀI 22: KHỞI. NGHĨA LÝ BÍ. NƯỚC VẠN XUÂN ( 542-602) ( tiếp theo ). NS:13/2/14 ND: 17-21/2/14. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1.Kiến thức: giúp học sinh biết: - Diễn biến giai đoạn kháng chiến chống quân Lương thời Lý Bí lãnh đạo. - Diễn biến giai đoạn kháng chiến chống quân Lương thời Triệu Quang Phục lãnh đạo. 2. Tư tưởng: - Giaùo duïc hoïc sinh ý thức bảo vệ môi trường những địa điểm diễn ra khởi nghĩa, cha ông ta đã biết lợi dụng địa hình thuận lợi để đánh giặc. 3. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích sự kiện, tranh ảnh lịch sử, lược đồ. II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC. - Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược ( 545-550), tranh ảnh về khởi nghĩa Lý Bí và Triệu Quang Phục. III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định và tổ chức: kiểm tra sỉ số. 2.Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Nhà Lương siết chặt ách đô hộ nước ta như thế nào? Trả lời: - Hành chính: nhà Lương chia nước ta thành các quân, huyện và đặt tên mới: Giao Châu ( đồng bằng và trung Bắc Bộ ); Ái Châu ( Thanh Hóa ); Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu ( Nghệ Tĩnh ) và Hoàng Châu ( Quảng Ninh). - Chủ trương chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giao chức vụ quan trọng trong bộ máy cai trị. - Nhà Lương đặt ra hàng trăm thứ thuế..
<span class='text_page_counter'>(17)</span> 3.Giảng bài mới: a. Giới thiệu bài mới: sau khi thất bại Nhà Lương tiếp tục sang xâm lược nước ta? Lý Nam Đế tiếp tục kháng chiến chống quân Lương như thế nào? Để biết được điều này. Hoâm nay, Thaày troø chuùng ta seõ tìm hiểu bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân ( 542-602) ( tiếp theo ) b. Nội dung bài mới:. HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ Hoạt động 1: cá nhân PV: Tháng 5/ 545 nhà Lương làm việc gì? GV: nhận xét, liên hệ lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược ( 545-550) tranh , chốt ý. GV chiếu lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược ( 545-550) trình bày diễn biến khởi nghĩa Lý Nam Đế khi về hồ Điển Triệt, chốt ý. GV chiếu tranh hồ Điển Triệt ( nay thuộc huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc) nằm ở bên bờ sông Lô, cách Bạch Hạc khoảng 15 km. xưa có con ngòi nối sông với hồ, ba mặt đông, nam, bắc của hồ là các dải đồi cao, phía tây là những đồi thắp hơn và cánh đồng trũng. Từ sông lô chỉ có một con đường đi vào phía bắc của hồ, trình bày diễn biến khởi nghĩa đến khi Lý Nam Đế mất, chốt ý. PV: Theo em, thất bại của Lý Nam Đế có phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân?Tại sao? GV: nhận xét, liên hệ không phải, vì cuộc chiến đấu của nhân dân ta vẫn còn tiếp diễn dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục. Chuyển ý: Triệu Quang Phục đã đánh bại quân Lương như thế nào? Để biết được điều này. Thầy trò chúng ta tiếp tục tìm hiểu phần 2. Hoạt động 2: cá nhân PV: Em biết gì về Triệu Quang Phục? GV chiếu tranh giới thiệu về tiểu sử Triệu Quang Phục là con trai Triệu Túc, người vùng Chu Diên, là người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa được Lý Bí tin cậy. sau thất bại ở hồ Điển Triệt, Triệu Quang Phục được trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống lại quân Lương, Ông cho quân lui về vùng Dạ Trạch ( Hưng Yên ), chốt ý. GV chiếu lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược ( 545-550) xác định vị trí vùng Dạ Trạch, PV: Theo em,vì sao Triệu Quang Phục lại chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến và phát triển lực lượng? GV: chiếu tranh vùng Dạ Trạch, liên hệ ông rất thông thạo thủy thổ vùng này và cả vùng Giao châu. Ông phát hiện những ưu điểm của vùng Dạ Trạch là một vùng đồng lầy rộng mênh mông, lau sậy um tùm. ở giữa có một bãi đất cao, có thể ở được. đường vào bãi rất kín đáo, khó khăn, chỉ có thể dùng thuyền nhỏ, chống sào lướt nhẹ trên đám cỏ nước, theo mấy con lạch nhỏ mới tới được. rất lợi hại cho cuộc chiến tranh du kích và phát triển lực lượng. Theo sử cũ, Triệu Quang Phục đã bí mật đem quân đóng trên bãi nổi. Ban ngày, nghĩa quân. NOÄI DUNG GHI BAÛNG 3.Chống quân Lương xâm lược. - tháng 5/ 545, nhà lương cử Dương Phiêu và Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn theo hai đường thủy bộ tiến xuống Vạn Xuân. - Quân ta chặn đánh địch không được, phải lui về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch, thành vỡ. Lý Nam Đế rút về giữ thành Gia Ninh ( Phú Thọ ), rồi rút về hồ Điển Triệt, sau đó phải rút vào động Khuất Lão ( Tam Nông – Phú Thọ ). Năm 548, Lý Nam Đế mất.. 4. Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào? - Triệu Quang Phục là người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa được Lý Bí tin cậy. sau thất bại ở hồ Điển Triệt, Triệu Quang Phục được trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống lại quân Lương. - Ông cho quân lui về vùng Dạ Trạch ( Hưng Yên ), lợi dụng địa thế vùng Dạ Trạch, tổ chức đánh du kích, tình thế giằng co kéo dài. - Năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Quân ta phản công,.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> tắt hết khỏi lửa, im hơi lặng tiếng như không có người. Đêm đánh tan quân xâm lược, cuộc đến, nghĩa quân chèo thuyền ra đánh úp trại giặc, cướp vũ kháng chiến kết thúc thắng lợi. khí, lương thực. PV: Năm 550 diễn ra sự kiện gì? GV chiếu lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm 5. Nước Vạn Xuân độc lập lược ( 545-550) trình bày diễn biến Triệu Quang Phục chỉ huy đã kết thúc như thế nào? cuộc kháng chiến chống lại quân Lương, ông lợi dụng địa thế vùng Dạ Trạch, tổ chức đánh du kích…chiếm thành Long - Sau khi đánh bại quân Biên, chốt ý. PV: Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua ( Triệu Việt Vương), chống lại quân Lương do Triệu Quang Phục lãnh đạo? GV: Nhận xét, liên hệ lợi dụng địa thế vùng Dạ Trạch, tổ tổ chức lại chính quyền. chức đánh du kích phát triển lực lượng. nhân dân hết lòng ủng hộ. quân Lương gặp nhiều khó khăn nên chán nản, luôn - 20 năm sau, Lý Phật Tử cướp ngôi của Triệu Quang bị động trong chiến đấu, chốt ý. Chuyển ý: sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục Phục. làm việc gì? Vì sao Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc? Để biết được điều này. Thầy trò chúng ta tiếp tục tìm hiểu phần 3. - Năm 603, 10 vạn quân Tùy Hoạt động 3: cá nhân PV: Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục làm việc tấn công Vạn Xuân, Lý Phật Tử bị bắt giải về Trung Quốc. gì? GV: Nhận xét, liên hệ, chốt ý. PV: 20 năm sau diễn ra sự kiện gì? GV: nhận xét giới thiệu 20 năm sau, Lý Phật Tử cướp ngôi của Triệu Quang Phục, chốt ý. PV: Vì sao nhà Tùy lại yêu cầu Lý Phật Tử sang chầu? GV: Nhận xét, liên hệ nhà Tùy vẫn âm mưu thôn tính và đồng hóa dân tộc ta, nên yêu cầu Lý Phật Tử sang chầu, để có thể bắt ông rồi lập lại chế độ cai trị nước ta. PV: Vì sao Lý Phật Tử không sang? GV: Nhận xét, liên hệ Lý Phật Tử không chịu khuất phục nên đã thoái thác không đi và tích cực chuẩn bị lực lượng đề phòng, tăng thêm quân ở thành Long Biên, Ô Diên, Cổ Loa… GV liên hệ tranh Năm 603, 10 vạn quân Tùy tấn công Vạn Xuân, Lý Phật Tử bị bắt giải về Trung Quốc, chốt ý. 4. Sơ kết bài học. - Chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Lương - Diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Lý Bí. 5. Hướng dẫn học ở nhà. - Chuẩn bị bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII – IX. Soạn những câu hỏi màu xanh trong các mục vào tập. + Dưới ách đô hộ của nhà Đường, nước ta có gì thay đổi? + Khởi nghĩa Mai Thúc Loan ( 722 ) + Khởi nghĩa Phùng Hưng ( trong khoảng 776- 791).
<span class='text_page_counter'>(19)</span> Tuần 27: 24/2-1/3/14 Tiết 26 BÀI 23:. NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG CÁC THẾ KỈ VII - IX. NS:19/2/14 ND: 24-18/2/14. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1.Kiến thức: giúp học sinh biết: - Những thay đổi của tình hình nước ta thời kì trước thế kỉ VII. - Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của Khởi nghĩa Mai Thúc Loan ( 722 ) và Khởi nghĩa Phùng Hưng ( trong khoảng 776- 791) 2. Tư tưởng: Giaùo duïc hoïc sinh ý thức bảo vệ môi trường ( những địa điểm diễn ra khởi nghĩa, ý thức bảo vệ các di tích lịch sử ) 3. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích sự kiện, tranh ảnh lịch sử, lược đồ. II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC. - Hình 48: lược đồ: Nước ta thời thuộc Đường thế kỉ VII – IX, Hình 49: lược đồ: khởi nghĩa Mai Thuùc Loan, tranh ảnh về khởi nghĩa Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Khởi nghĩa Phùng Hưng. III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định và tổ chức: kiểm tra sỉ số. 2.Kiểm tra bài cũ: Câu 1: trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược ( 545-548) thời Lý Nam Đế? Trả lời: - tháng 5/ 545, nhà lương cử Dương Phiêu và Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn theo hai đường thủy bộ tiến xuống Vạn Xuân. - Quân ta chặn đánh địch không được, phải lui về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch, thành vỡ. Lý Nam Đế rút về giữ thành Gia Ninh ( Phú Thọ ), rồi rút về hồ Điển Triệt, sau đó phải rút vào động Khuất Lão ( Tam Nông – Phú Thọ ). Năm 548, Lý Nam Đế mất. Câu 2: Theo em, thất bại của Lý Nam Đế có phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân?Tại sao? Trả lời không phải, vì cuộc chiến đấu của nhân dân ta vẫn còn tiếp diễn dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục. 3.Giảng bài mới: a. Giới thiệu bài mới: năm 618 Lý Uyên được sự ủng hộ của các địa chủ ở vùng Hoa Bắc đã lật đổ nhà Tuỳ, lập ra nhà Đường đóng đô ở Trường An. Từ đó, nước ta lại chịu sự thống trị của nhà.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> Đường? Dưới ách đô hộ của nhà Đường, nước ta có gì thay đổi? Tại sao lại diễn ra những cuộc khởi nghĩa lớn? Những cuộc khởi nghĩa này diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao? Để biết được điều này. Hoâm nay, Thaày troø chuùng ta seõ tìm hiểu bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII – IX. b. Nội dung bài mới:. HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ Hoạt động 1: cá nhân PV: Năm 679, nhà Đường làm việc gì? GV: nhận xét, liên hệ lược đồ Nước ta thời thuộc Đường thế kỉ VII – IX giới thiệu vị trí thành Tống Bình và các châu, huyện, thay đổi tổ chức bộ máy cai trị=> nhà Đường chia lại các khu vực hành chính, đặt tên mới,nắm quyền cai trị trực tiếp đến các huyện, chốt ý. PV: Nhà Đường đã sắp đặt quan lại cai trị ở nước ta như thế nào? GV: Nhận xét, liên hệ, chốt ý. GV: giới thiệu Nhà Đường tiến hành sửa sang đường bộ từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình tới các quận, huyện, xây thành, đắp lũy, tăng thêm quân số, chốt ý. PV: Theo em, vì sao nhà Đường sửa sang đường bộ từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình tới các quận, huyện? GV: Nhận xét, liên hệ nhà Đường coi An Nam đô hộ phủ là một trọng trấn, để có thể đàn áp nhanh các cuộc nổi dậy của nhân dân, bảo vệ chính quyền đô hộ. PV: Em có nhận xét gì về tình hình nước ta dưới ách thống trị của nhà Đường? GV: Nhận xét, liên hệ nhà Đường siết chặt ách đô hộ rất tàn bạo,cai trị trực tiếp đến các huyện, củng cố thành, làm đường giao thông để có thể nhanh chóng đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta. PV: Nhà Đường tiến hành bóc lột nhân dân ta như thế nào? GV: liên hệ lược đồ nhân dân ta gánh sang Trung Quốc nộp quả vải, chốt ý. PV: Theo em, chính sách bóc lột của nhà Đường có gì khác với các thời trước? GV: Nhận xét, liên hệ chia lại các khu vực hành chính, đặt tên mới, nắm quyền cai trị trực tiếp tới huyện, tiến hành bóc lột nhân dân ta bằng tô thuế và cống nạp rất nặng nề. chính sự tàn bạo của của chính quyền đô hộ đã dẫn tới những cuộc nổi dậy của nhân dân ta. Chuyển ý: Mai Thúc Loan là ai? Ông đã khởi nghĩa chống quân đô hộ nhà Đường như thế nào? Để biết được điều này. Thầy trò chúng ta tiếp tục tìm hiểu phần 2. Hoạt động 2: cá nhân GV chiếu tranh giới thiệu về tiểu sử Mai Thúc Loan người làng Mai Phụ (Kẻ Mỏm), một làng chuyên làm muối ở cửa biển Thạch Hà (Thạch Hà, Hà Tĩnh), từ nhỏ ông sống với mẹ ở Ngọc Trừng (Nam Đàn, Nghệ An). Ngay từ nhỏ, Mai thúc Loan đã giúp mẹ làm việc nhà, kiếm củi, chăn trâu, cày ruộng cho nhà. NOÄI DUNG GHI BAÛNG 1. Dưới ách đô hộ của nhà Đường, nước ta có gì thay đổi. - Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ, phủ đô hộ đặt ở thành Tống Bình. - Các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị, ở miền núi do các tù trưởng địa phương tự cai quản, các hương và xã do người Việt tự cai quản. - Nhà Đường tiến hành sửa sang đường bộ từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình tới các quận, huyện, xây thành, đắp lũy, tăng thêm quân số. - Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường còn đặt thêm nhiều thuế mới: muối, sắt, đai, gai, tăng cường cống nộp những sản vật quý hiếm như ngọc trai, sừng tê, đặc biệt nộp cống quả vải.. 2. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722). - Đến thế kỉ VIII, cuộc khởi nghĩa bùng nỏ ở Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> giàu. Ông rất khôi ngô, tuấn tú. PV: Theo em,vì sao Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người khởi nghĩa? GV: nhận xét, liên hệ tranh và bài hát chầu văn ‘’ Nhớ khi nội thuộc Đường triều Giang sơn, cố quốc nhiều điều ghê gai. Sâu quả vải vì ai vạch lá Ngựa hồng trần kể đã héo hon…’’ PV: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan? GV: chiếu lược đồ khởi nghĩa Mai Thúc Loan giới thiệu diễn biến, liên hệ chọn vùng Sa Nam ( Nam Đàn ) để xây dựng căn cứ. Sa Nam là vùng rừng núi rậm rạp nằm cạnh sông Lam ở khúc hiểm sâu. Ông lấy Vệ Sơn làm trung tâm, đóng đại bản doanh của nghĩa quân. Dọc bờ sông Lam, nghĩa quân đắp một chiến lũy dài hơn nghìn mét, xây dựng một hệ thống đồn trại nương tựa lẫn nhau. Mai Hắc Đế cho xây thành lũy, lập kinh đô Vạn An (thuộc xã Vân Diên và thị trấn Nam Đàn, Nghệ An hiện nay) , tích cực rèn tập tướng sỹ,… Năm 722, nhà Đường cử 10 vạn quân sang đàn áp, Mai Hắc Đế thua trận. GV: liên hệ Mai Thúc Loan đã giải phóng toàn bộ đất nước và giữ vững nền độc lập trong 10 năm (713- 722 ), Nhân dân lập đền thờ Mai Hắc Đế trên núi Vệ, giáo dục học sinh nhân dân ta lập đền thờ để tỏ lòng biết ơn đối với Mai Hắc Đế, nên chúng ta phải có ý thức bảo vệ di tích lịch sử này, liên hệ bài thơ ca ngợi ông: Hùng cứ châu Hoan đất một vùng, Vạn An thành lũy khói hương xông, Bốn phương Mai Đế lừng uy đức, Trăm trận Lý Đường phục võ công. Lam Thủy trăng in, tăm ngạc lặn, Hùng Sơn gió lặng, khói lang không. Đường đi cống vải từ đây dứt, Dân nước đời đời hưởng phúc chung Chuyển ý: 776, Đường cử Cao Chính Bình sang làm Đô hộ An Nam. Đây là viên quan khét tiếng bạo ngược tham tàn, đánh thuế rất nặng để vơ vét tiền bạc của nhân dân ta. Bọn cướp biển Chà Và ( In đô nê xia ) thường xuyên cướp phá miền duyên hải Giao Châu, uy hiếp thành Tống Bình. Trước đó, Kinh lược sứ Trương Bá Nghi đã huy động sức lực của dân xây thành Đại La để đề phòng cướp biển quấy phá. Việc đắp thành làm cho đời sống nhân ta vốn đã cơ cực làng càng cơ cực hơn, họ uất ức chờ cơ hội vùng lên. Chính vì vậy Phùng Hưng đã họp quân khởi nghĩa chống lại, nhân dân tích cực hưởng ứng. vậy Phùng Hưng là ai? Cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao? Để biết được điều này. Thầy trò chúng ta tiếp tục tìm hiểu phần 3. Hoạt động 3: cá nhân GV: chiếu tranh, giới thiệu Phùng Hưng quê ở Đường Lâm ( Sơn Tây – Hà Nội ), năm 18 tuổi cha mẹ qua đời, ông nối. nổi dậy hưởng ứng. - Mai Thúc Loan xưng đế ( Mai Hắc Đế ) và chọn vùng Sa Nam ( Nam Đàn ) để xây dựng căn cứ. - Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Champa tấn công Tống Bình. Viên đô hộ Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc. - Năm 722, nhà Đường cử 10 vạn quân sang đàn áp, Mai Hắc Đế thua trận.. 3. Khởi nghĩa Phùng Hưng ( trong khoảng 776 – 791 ). - Khoảng năm 776, Phùng.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> nghiệp cha làm quan lang. Ông là người rất khỏe, có sức vật được trâu, đánh được hổ, lại giàu lòng thương người, hay giúp đỡ người nghèo khổ, nên nhân dân ai cũng mến phục. GV: chiếu tranh giới thiệu khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm, được. Hưng cùng em là Phùng Hải họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm, được nhân dân ủng hộ.. - Sau đó, nghĩa quân tiến về bao vây Tống Bình, viên Đô hộ nhân dân các vùng nổi dậy hưởng ứng và giành được Cao Chính Bình phải cố thủ quyền làm chủ vùng đất của mình, chốt ý. trong thành rồi sinh bệnh chết. PV: Theo em, vì sao cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng được mọi Phùng Hưng chiếm thành, sắp người hưởng ứng? đặt việc cai trị. GV: Nhận xét, liên hệ vì Phùng Hưng là người có uy tín, mà nhân dân ta lại rất oán giận chính sách áp bức bóc lột nặng nề - Phùng Hưng mất, con là của nhà Đường, nên khi Phùng Hưng họp quân khởi nghĩa ở Phùng An nối nghiệp. năm 791, Đường Lâm, được nhân dân ủng hộ. nhà Đường đem quân đàn áp, GV trình bày diễn biến khởi nghĩa Phùng Hưng bằng phương Phùng An ra hàng. pháp kể chuyện lịch sử theo tranh, chốt ý. PV: Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng đã đem lại kết quả như thế * Ý nghĩa hai cuộc khởi nghĩa: nào? thể hiện ý chí, quyết tâm của GV: Nhận xét, liên hệ giành được quyền làm chủ đất nước nhân dân ta đấu tranh cho độc trong 15 năm, chiếu tranh đền thờ Phùng Hưng ở Đường Lâm lập, tự do của tổ quốc. ( Sơn Tây – Hà Nội ) giáo dục học sinh nhân dân ta lập đền thờ để tỏ lòng biết ơn đối với Phùng Hưng, nên chúng ta phải có ý thức bảo vệ di tích lịch sử này. PV: Theo em, Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Khởi nghĩa Phùng Hưng có ý nghĩa gì? GV: Nhận xét, liên hệ, chốt ý. 4. Sơ kết bài học..
<span class='text_page_counter'>(23)</span> 5. Hướng dẫn học ở nhà. - Chuẩn bị bài 24: Nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X. Soạn những câu hỏi màu xanh trong các mục vào tập. + Nước Cham-pa độc lập ra đời. + Tình hình kinh tế, văn hóa Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X. Tuần 28: 3-8/3/14 Tiết 27. BÀI 24: NƯỚC CHAM – PA TỪ THẾ KỈ II ĐẾN THẾ KỈ X. NS:1/3/14 ND: 3-7/3/14. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1.Kiến thức: giúp học sinh biết: - Quá trình nước Cham-pa độc lập ra đời. - Những nét chính về tình hình kinh tế, văn hóa Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X. 2. Tư tưởng: Giaùo duïc hoïc sinh ý thức bảo vệ môi trường (xác định vị trí nước Cham – pa trên lược đồ, tình hình phát triển kinh tế, ý thức bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa.) 3. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích sự kiện, tranh ảnh lịch sử, lược đồ. II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC. - Hình 48: lược đồ: Giao Châu và Cham – pa giữa thế kỉ VI – X. - Tranh ảnh : dùng trâu bò kéo cày, làm ruộng bậc thang ở sườn núi, xe guồng nước, làm đồ gốm, dệt thổ cẩm, đánh cá, chữ viết, đạo Bà La Môn, đạo Phật, nghệ thuật Cham –pa, thánh địa Mỹ Sơn. III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định và tổ chức: kiểm tra sỉ số. 2.Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan? Trả lời: - Đến thế kỉ VIII, cuộc khởi nghĩa bùng nỏ ở Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. - Mai Thúc Loan xưng đế ( Mai Hắc Đế ) và chọn vùng Sa Nam ( Nam Đàn ) để xây dựng căn cứ. - Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa tấn công Tống Bình. Viên đô hộ Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc. - Năm 722, nhà Đường cử 10 vạn quân sang đàn áp, Mai Hắc Đế thua trận. Câu 2: Theo em, Khởi nghĩa Mai Thúc Loan có ý nghĩa gì? Trả lời: thể hiện ý chí, quyết tâm của nhân dân ta đấu tranh cho độc lập, tự do của tổ quốc. 3.Giảng bài mới:.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> a. Giới thiệu bài mới: Nước Cham – pa độc lập ra đời như thế nào? Ra đời ở đâu? Trong các thế kỉ II – X, tình hình kinh tế và văn hóa đất nước Cham – pa như thế nào? Để biết được điều này. Hoâm nay, Thaày troø chuùng ta seõ tìm hiểu bài 24: Nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X. b. Nội dung bài mới:. HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ Hoạt động 1: cá nhân PV: Nước Cham – pa thành lập và phát triển như thế nào? PV: Sau khi chiếm Giao Châu, Cửu Chân, quân Hán làm việc gì? GV: nhận xét, liên hệ lược đồ: Giao Châu và Cham – pa giữa thế kỉ VI – X, quận Nhật Nam có 5 huyện Tây Quyển, Chu Ngô, Tỉ Cảnh, Lô Dung, Tượng Lâm , chốt ý. PV: Nhân dân Tượng Lâm đã giành độc lập trong hoàn cảnh nào? GV: nhận xét, liên hệ lược đồ: Giao Châu và Cham – pa giữa thế kỉ VI – X, vị trí nước Lâm Ấp, chốt ý. PV: Quá trình đồi tên từ nước Lâm Ấp thành nước Cham – pa diễn ra như thế nào? GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý. GV chiếu lược đồ: Giao Châu và Cham – pa giữa thế kỉ VI – X. PV: Chỉ vào bản đồ xác định vị trí nước Cham – pa? GV: nhận xét, liên hệ vị trí nước Cham – pa phía bắc đến Hoành Sơn, phía nam đến Phan Rang. PV: Em có nhận xét gì về quá trình thành lập và mở rộng nước Cham-pa? GV: nhận xét, liên hệ diễn ra trên cơ sở liên kết, hợp nhất các bộ lạc gắn liền với hoạt động quân sự tấn công các nước láng giềng. Chuyển ý: Trong các thế kỉ II – X, tình hình kinh tế và văn hóa đất nước Cham – pa như thế nào? Để biết được điều này. Thầy trò chúng ta tiếp tục tìm hiểu phần 2. Hoạt động 2: cá nhân PV: Tình hình kinh tế của Cham –pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X như thế nào? PV: Cho biết vài nét về kinh tế nông nghiệp? GV: Nhận xét, liên hệ tranh dùng trâu bò kéo cày, làm ruộng bậc thang ở sườn núi, xe guồng nước, dừa, cau, mít, bông…chốt ý. PV: Về lâm nghiệp, nhân dân Cham-pa làm gì? GV: Nhận xét, liên hệ trầm hương, ngà voi, sừng tê, chốt ý. PV: Cho biết các nghề thủ công nghiệp của nhân dân Cham-pa? GV: Nhận xét, liên hệ tranh làm đồ gốm, dệt thổ cẩm, chốt ý. PV: Hoạt động ngư nghiệp của nhân dân Cham-pa là gì? GV: Nhận xét, liên hệ tranh đánh cá, chốt ý. PV: Về thương nghiệp, nhân dân Cham-pa buôn bán với nước nào? GV: Nhận xét, liên hệ, chốt ý. PV: Em hãy nhận xét về trình độ kinh tế của Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X? GV: Nhận xét, liên hệ đạt trình độ phát triển kinh tế như nhân dân các vùng xung quanh. PV: Từ thế kỉ II đến thế kỉ X nhân dân Cham –pa đạt được những thành tựu gì về văn hóa?. NOÄI DUNG GHI BAÛNG 1. Nước Cham – pa độc lập ra đời. - Thời Hán, sau khi chiếm Giao Châu, Cửu Chân, quân Hán đánh xuống phía nam, chiếm đất người Chăm cổ sát nhập vào Nhật Nam, đặt ra huyện Tượng Lâm.. - Cuối thế kỉ II, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành quyền độc lập. Khu Liên tự xưng là vua, đặt tên nước là Lâm Ấp. - Các vua Lâm Ấp thường tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ phía bắc đến Hoành Sơn, phía nam đến Phan Rang, đổi tên nước là Cham – pa. 2. Tình hình kinh tế, văn hóa Cham – pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X. - Kinh tế: + Người Chăm biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng trâu bò kéo cày. + Trồng lúa nước mỗi năm hai vụ, làm ruộng bậc thang ở sườn núi. + Trồng các loại cây ăn quả… và các loại cây khác… + Biết khai thác lâm thổ sản…. + Làm đồ gốm, đánh cá. + Người Chăm thường buôn bán với nhân dân các quận ở.
<span class='text_page_counter'>(25)</span> PV: Cho biết chữ viết của người Cham-pa? GV: Nhận xét, liên hệ tranh chữ viết, chốt ý. PV: Nhân dân Cham-pa theo tôn giáo nào? GV: Nhận xét, liên hệ tranh đạo Bà La Môn, đạo Phật, chốt ý. PV: Kể tên các phong tục của nhân dân Cham-pa? GV: Nhận xét, liên hệ tranh hỏa táng, ở nhà sàn, chốt ý. GV chiếu tranh nghệ thuật Cham –pa, thánh địa Mỹ Sơn. PV: Qua các hình ảnh trên, em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của người Chăm? GV: Nhận xét, liên hệ nhân dân Cham-pa sáng tạo ra một nền nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc độc đáo mang đậm tính cách và tâm hồn người Chăm, cấu trúc hài hòa, tinh tế, cân đối và rất đẹp, giáo dục học sinh ý thức bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa ( thánh địa Mỹ Sơn ), chốt ý. GV giới thiệu mối quan hệ giữa người Chăm và người Việt, giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết các dân tộc. 4. Sơ kết bài học. - GV cho học sinh chơi trò chơi giải ô chữ lịch sử. - Sơ kết bài học bằng bản đồ tư duy:. Giao Châu, Trung Quốc và Ấn Độ. - Văn hóa: + Chữ viết từ chữ Phạn. + Theo đạo Bà La Môn, đạo Phật. + Có tục hỏa táng, ở nhà sàn, ăn trầu. + Nền nghệ thuật đặc sắc: tháp chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi…. 5. Hướng dẫn học ở nhà. - Chuẩn bị bài 25: Ôn tập chương III. Soạn những câu hỏi màu xanh trong các mục vào tập. + Ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta. + Cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc. + Sự chuyển biến về kinh tế và văn hóa xã hội..
<span class='text_page_counter'>(26)</span> Tuần 29:10-15/3/14 Tiết 28 BÀI. 25: ÔN TẬP CHƯƠNG III. NS:7/3/14 ND: 10-14/3/14. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1.Kiến thức: giúp học sinh biết: - Khái quát ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta. - Lập bảng thống kê các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc. - Những chuyển biến về kinh tế và văn hóa xã hội nước ta thời Bắc thuộc. 2. Tư tưởng: Giaùo duïc hoïc sinh tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước, ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hóa dân tộc. 3. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích sự kiện, lập bảng thống kê. II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC. - tư liệu. III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định và tổ chức: kiểm tra sỉ số. 2.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra 15 phút Câu 1: ( 8 đ ) Nước Cham – pa thành lập và phát triển như thế nào? Trả lời: - Thời Hán, sau khi chiếm Giao Châu, Cửu Chân, quân Hán đánh xuống phía nam, chiếm đất người Chăm cổ sát nhập vào Nhật Nam, đặt ra huyện Tượng Lâm. ( 2 đ ) - Cuối thế kỉ II, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành quyền độc lập. Khu Liên tự xưng là vua, đặt tên nước là Lâm Ấp. ( 3 đ ) - Các vua Lâm Ấp thường tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ phía bắc đến Hoành Sơn, phía nam đến Phan Rang, đổi tên nước là Cham – pa. ( 3 đ ) Câu 2: ( 2 đ ) Kể tên các công trình nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu của nước Cham – pa? em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của người Chăm? Trả lời: - Tháp chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi…( 1 đ ) - Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đặc sắc, độc đáo mang đậm tính cách và tâm hồn người Chăm. (1đ) 3.Giảng bài mới: a. Giới thiệu bài mới: Các tiết trước, thầy trò chúng ta đã tìm hiểu chương III thời kì bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập.? Hoâm nay, Thaày troø chuùng ta seõ ôn tập lại toàn bộ nội dung chương III..
<span class='text_page_counter'>(27)</span> b. Nội dung bài mới:. HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ Hoạt động 1: cá nhân PV: Tại sao Sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179TCN đến thế kỉ X là thời bắc thuộc? GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý. GV lập bảng thống kê nước ta qua các giai đoạn bị đô hộ. GV gọi lần lược từng học sinh trả lời và chốt ý. PV: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời Bắc thuộc như thế nào? GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý. PV: Chính sách thâm hiểm nhất của họ là gì? GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý. Chuyển ý: Trong thời kì Bắc thuộc nhân dân ta đã đấu tranh như thế nào? Để biết được điều này. Thầy trò chúng ta tiếp tục tìm hiểu phần 2. Hoạt động 2: cá nhân GV: lập bảng thống kê Cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc. GV gọi lần lược từng học sinh trả lời và chốt ý, giáo dục học sinh ý chí, quyết tâm của nhân dân ta đấu tranh cho độc lập, tự do của tổ quốc. Chuyển ý: trong thời Bắc thuộc, kinh tế văn hóa nước ta có gì chuyển biến? Để biết được điều này. Thầy trò chúng ta tiếp tục tìm hiểu phần 3. Hoạt động 2: cá nhân PV: Hãy nêu các biểu hiện cụ thể của những biến chuyển về kinh tế ở nước ta trong thời Bắc thuộc? GV: nhận xét, liên hệ Mặc dù còn hạn chế về kĩ thuật, nhưng nghề rèn sắt vẫn phát triển: + Các công cụ như rìu, mai, cuốc, dao….vũ khí như kiếm, giáo, mác… làm bằng sắt được. NOÄI DUNG GHI BAÛNG 1. Ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta. a. Sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179TCN đến thế kỉ X là thời bắc thuộc vì nước ta liên tiếp bị các triều đại phong kiến Trung Quốc đô hộ. b. Nước ta qua các giai đoạn bị đô hộ. Thời gian CQ đô hộ Tên nước Năm 179 Nhà Triệu Âu Lạc TCN Năm 111 Nhà Hán Châu Giao TCN Đầu thế kỉ Nhà Ngô Giao Châu III Đầu thế kỉ Nhà Lương Giao châu VI Năm 679 Nhà Đường An Nam đô hộ phủ. c. Phong kiến phương bắc cai trị nhân dân ta rất hà khắc, thâm độc nhất là chính sách đồng hóa. 2. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc, S Thời tt gian. Tên cuộc Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Người lãnh đạo. 1. Năm 40. Trưng Trắc, Trưng Nhị Bà Triệu Triệu Thị Trinh Lý Bí Lý Bí. 2. Năm 248. 3. 542602. 4. Năm 722. Mai Thúc Loan. Mai Thúc Loan. 5. 776791. Phùng Hưng. Phùng Hưng. Tóm tắt diễn Ý nghĩa biến chính Bùng nổ ở Hát Môn và giành thắng lợi…. thể hiện ý chí, quyết tâm của nhân Bùng nổ ở Phú dân ta Điền lan khắp đấu Giao châu… tranh Chưa đầy 3 cho độc tháng đã chiếm hầu hết các quận lập, chủ quyền huyện… Bùng nổ ở Hoan của tổ quốc. Châu và chiếm thành Tống Bình.. Khởi nghĩa ở Đường Lâm và giành thắng lợi...
<span class='text_page_counter'>(28)</span> dùng phổ biến. 3. Sự chuyển biến về kinh tế và văn hóa xã hội. - Biết đắp đê phòng lụt, biết trồng lúa hai vụ một năm. a. Kinh tế, văn hóa: - Nghề gốm, nghề dệt… cũng được phát triển. - Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp phát - Các sản phẩm nông nghiệp và triển.... thủ công nghiệp không bị sung làm đồ cống nạp mà được trao - Văn hóa: chữ Hán, đạo Phật, đạo Nho... được truyền bá vào đổi ở các chợ làng... nước ta.... PV: Hãy nêu các biểu hiện cụ thể của những biến chuyển về văn hóa ở nước ta trong thời Bắc thuộc? GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý. b. Tổ tiên ta vẫn giữ được những phong tục tập quán và ý PV: Theo em, sau hơn 1000 năm nghĩa: bị đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được những phong tục, tập quán - Nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sống theo gì? Ý nghĩa của điều này? phong tục tập quán của dân tộc…. GV: nhận xét, liên hệ, giáo dục - Chứng tỏ sức sống mãnh liệt, không gì có thể tiêu diệt được học sinh ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hóa Việt, trở thành nền tảng cho cuộc đấu tranh giành nền văn hóa dân tộc, chốt ý. độc lập. 4. Sơ kết bài học. - Khái quát ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta. - Lập bảng thống kê các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc. - Những chuyển biến về kinh tế và văn hóa xã hội nước ta thời Bắc thuộc 5. Hướng dẫn học ở nhà. - Học bài tiết sau kiểm tra viết 1 tiết..
<span class='text_page_counter'>(29)</span> Tuần 30:17-22/3/14 Tiết 29 KIỂM. TRA VIẾT 1 TIẾT. NS:13/3/14 ND: 17-21/3/14. I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử Việt Nam thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập so với yêu cầu của chương trình. Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập trong các nội dung sau. - Thực yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết 1./ Kiến thức : - Ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta. - Các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc. - Những chuyển biến về kinh tế và văn hóa xã hội nước ta thời Bắc thuộc. 2./ kĩ năng: - Rèn luyện cho HS các kĩ năng : trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để phân tích, đánh giá sự kiện. 3./ kĩ năng: - kiểm tra, đánh giá thái độ, tình cảm của học sinh đối với các sự kiện. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM KIỂM TRA - Hình thức : Trắc nghiệm và tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN chủ đề Nhaän bieát Thoâng hieåu Vaän duïng Coäng TNKQ TL TN TL TN TL KQ KQ 1.cuộc Dưới ách đô hộ khởi của nhà Hán, nghĩa nước ta có tên. Số câu: 1 Số câu: 1 Hai Bà Trưng. Số điểm: 0,5 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5%. 2.Trưng Vương và cuộc kháng chiến. Tỉ lệ: 5%. Trưng Trắc lên ngôi vua, lấy niên hiệu. Số câu: 1. Số câu: 1.
<span class='text_page_counter'>(30)</span> chống quân xâm lược Hán.. Số điểm: 0,5. Số điểm: 0,5. Tỉ lệ : 5%. Tỉ lệ: 5%. Hai Bà Trưng đã làm gì để xây dựng đất nước?. 3. Các cuộc đấu tranh giành độc lập. Số câu: 1. Số câu: 1. Số điểm: 1,5. Số điểm: 1,5. Tỉ lệ : 15%. Tỉ lệ : 15%. Các cuộc đấu tranh giành độc lập. Số câu: 1. Số câu: 1. Số điểm: 1. Số điểm: 1. Tỉ lệ: 10%. 4. Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế. Tỉ lệ: 10%. Cuộc đấu tranh giữ gìn văn hóa dân tộc của nhân dân ta.. Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi?. Số câu: 1. Số câu: 1. Số câu: 2. Số điểm: 1. Số điểm: 3. Số điểm: 4. Tỉ lệ: 10%. Tỉ lệ: 30%. Tỉ lệ : 40%. 5. Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân. Lý Bí đã làm gì. Em có suy. sau thắng lợi của. nghĩ gì về. cuộc khởi. việc đặt tên. nghĩa?. nước là Vạn Xuân?. Số câu: 1/2. Số câu: 1/2. Số câu: 1. Số điểm: 1,5. Số điểm: 1. Số điểm: 2,5. T Số câu : 4. Tỉ lệ: 15% T Số câu : 1 + 1/2. T Số câu : 1. Tỉ lệ: 10% TSốcâu :. Tỉ lệ : 25% T Số câu : 7. T Số điểm : 3. T Số điểm : 3. T Số điểm :. 1/2. T Số. Tỉ lệ : 30%. Tỉ lệ : 30%. 3. T Số điểm :. điểm :10. Tỉ lệ: 30%. 1. Tỉ lệ:100%. Tỉ lệ: 10%.
<span class='text_page_counter'>(31)</span> IV. ĐỀ KIỂM TRA. - PHAÀN TRAÉC NGHIEÄM ( 3 ÑIEÅM ) Câu 1: ( 1 đ ) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà theo em là đúng nhất: Caâu A. Dưới ách đô hộ của nhà Hán, nước ta có tên. A. Châu Giao. B. Giao Châu. C. An Nam đô hộ phủ. D. Cả 3 câu đều sai. Câu B: Trưng Trắc lên ngôi vua, lấy niên hiệu. A. Mai Hắc Đế. B. Dạ Trạch Vương. C. Trưng Vương. D. Lý Nam Đế. Câu 2: ( 1 đ ) Ghép các ý ở cột A ( thời gian ) với các ý ở cột B ( sự kiện ) thành một sự kiện lịch sử cho đúng. Cột A Cột B Trả lời ( Thời gian) (Tên cuộc khởi nghĩa) 1. Năm 40 A. Mai Thúc Loan 1 +……… 2. Năm 248 B. Lý Bí 2 +……… 3. 542-602 C. Bà Triệu 3 +……… 4. Năm 722 D. Hai Bà Trưng 4 +……… Câu 3: ( 1 điểm ) Điền những từ ngữ còn thiếu vào ô trống sao cho đúng cuộc đấu tranh giữ gìn văn hóa dân tộc của nhân dân ta. - Tổ tiên ta đã kiên trì đấu tranh bảo vệ……………….., chữ viết, …………………và nếp sống của dân tộc, đồng thời cũng ……………….những tinh hoa của nền văn hóa Trung Quốc và các nước khác làm phong phú thêm nền ………………….của mình. B. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 ĐIỂM ) Caâu 4: ( 3 ñ ) Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi? Caâu 5: ( 1,5 ñ ) Hai Bà Trưng đã làm gì để xây dựng đất nước? Caâu 6: ( 2,5 ñ ) Lý Bí đã làm gì sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa? Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước là Vạn Xuân? V. HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN VAØ BIỂU ĐIỂM A. PHAÀN TRAÉC NGHIEÄM ( 3 ÑIEÅM ) Câu 1: ( 1 đ ) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà theo em là đúng nhất: - Khoanh tròn mỗi câu đúng được 0,5 đ. - Caâu A + A Caâu B + C Câu 2: ( 1 đ ) Ghép các ý ở cột A ( thời gian ) với các ý ở cột B ( sự kiện ) thành một sự kiện lịch sử cho đúng: - Ghép đúng mỗi câu được 0,25 đ. Caâu 1 + D. Caâu 2 + C. Caâu 3 + B. Caâu 4 + A. Câu 3: ( 1 điểm ) Điền những từ ngữ còn thiếu vào ô trống sao cho đúng cuộc đấu tranh giữ gìn văn hóa dân tộc của nhân dân ta. - Điền đúng mỗi ô được 0,25 đ - Điền theo thứ tự: tiếng nói, phong tục, tiếp thu, văn hóa. B. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 ĐIỂM ).
<span class='text_page_counter'>(32)</span> Caâu 4. 5. 6. Nội dung đáp án - Mặc dù còn hạn chế về kĩ thuật, nhưng nghề rèn sắt vẫn phát triển: + Các công cụ như rìu, mai, cuốc, dao….vũ khí như kiếm, giáo, mác… làm bằng sắt được dùng phổ biến. - Biết đắp đê phòng lụt, biết trồng lúa hai vụ một năm. - Nghề gốm, nghề dệt… cũng được phát triển. - Các sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp không bị sung làm đồ cống nạp mà được trao đổi ở các chợ làng. - Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương. - Trưng Trắc được suy tôn làm vua ( Trương Vương ), đóng đô ở Mê Linh. - Phong chức tước cho những người có công. Các Lạc tướng vẫn giữ quyền cai quản các huyện. - Xá thuế hai năm liền cho dân. Bãi bỏ luật pháp của chính quyền đô hộ cũ. - Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế ( Lý Nam Đế ), đặt tên nước là Vạn Xuân, xây dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch ( Hà Nội ) lập triều đình với hai ban văn, võ. - Thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân.. Bieåu ñieåm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1. 4. Sô keát baøi hoïc : Nhaän xeùt tieát kieåm tra 5. Hướng dẫn học ở nhà : - Chuẩn bị bài 26 cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương. Đọc kĩ và trả lời câu hỏi hướng dẫn sgk. + Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào? + Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán ( 930-931). Tuần 31:24-29/3/14 chương IV: Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ X. NS:19/3/14.
<span class='text_page_counter'>(33)</span> Tiết 30. BÀI 26: CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH QUYỀN TỰ CHỦ CỦA HỌ KHÚC, HỌ DƯƠNG. ND: 24-28/3/14. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1.Kiến thức: giúp học sinh biết: - Hoàn cảnh và kết quả của cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc. - Những chính sách của họ Khúc và ý nghĩa của những chính sách đó. - Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán do Dương Đình Nghệ lãnh đạo. 2. Tư tưởng: Giaùo duïc hoïc sinh ý thức bảo vệ môi trường ( những địa điểm diễn ra cuộc kháng chiến) giáo dục lòng biết ơn tổ tiên, những người mở đầu và bảo vệ công cuộc giành chủ quyền độc lập hoàn toàn cho đất nước… 3. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích sự kiện, lược đồ. II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC. - Lược đồ kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất ( 930-931) III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định và tổ chức: kiểm tra sỉ số. 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Giảng bài mới: a. Giới thiệu bài mới: sau khi Phùng An ra hàng, nước ta lại bị nhà Đường đô hộ. Vậy Khúc Thừa Dụ đã giành quyền tự chủ từ tay nhà Đường như thế nào? Sau khi giành quyền tự chủ họ Khúc đã thi hành những chính sách gì để xây dựng đất nước? Tại sao Dương Đình Nghệ lại tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán,? Cuộc kháng chiến này diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao? Để biết được điều này. Hoâm nay, Thaày troø chuùng ta seõ tìm hiểu bài 26 cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương. b. Nội dung bài mới:. HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ Hoạt động 1: cá nhân PV: Họ Khúc đã giành lại độc lập cho đất nước như thế nào? PV: Từ cuối thế kỉ IX, tình hình nhà Đường như thế nào? GV: nhận xét, liên hệ, nhà Đường không còn khả năng giữ vững quyền thống trị như cũ, nhất là đối với vùng xa xôi như nước ta, Khúc Thừa Dụ sinh năm 860 quê ở Hồng Châu ( Kiến Quốc-Ninh Giang-Hải Dương) thuộc dòng họ lớn từ lâu đời, ông là một hào trưởng sống khoan hòa, hay thương người, được nhân dân mến Phục. chốt ý. PV: Giữa năm 905, diễn ra sự kiện gì? GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý. PV: Theo em, việc vua nhà Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ có ý nghĩa gì? GV: nhận xét, liên hệ Tiết độ sứ là chức quan của nhà Đường, vua nhà Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ chứng tỏ An Nam vẫn thuộc nhà Đường. PV: Họ Khúc đã làm được những gì để củng cố quyền tự chủ? PV: Nêu các chính sách xây dựng đất nước tự chủ của Khúc Hạo? GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý. PV: Những việc làm của Khúc Hạo nhằm mục đích gì? GV: nhận xét, liên hệ chứng tỏ người Việt tự cai quản và tự quyết định tương lai của mình, chấm dứt trên thực tế ách đô hộ của. NOÄI DUNG GHI BAÛNG 1. Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào? - Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của Họ Khúc. + Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu … + Giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam bị giáng chức. Được sự ủng hộ của nhân dân, Khúc Thừa Dụ đã đánh chiếm thành Tống Bình rồi tự xưng Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ. + Năm 906, vua Đường buộc phải phong cho Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ. - Họ Khúc quyết định xây dựng đất nước tự chủ: + Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã..
<span class='text_page_counter'>(34)</span> phong kiến Trung Quốc. + Xem xét và định lại mức Chuyển ý: Tại sao Dương Đình Nghệ lại tiến hành cuộc kháng thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch chiến chống quân Nam Hán,? Cuộc kháng chiến này diễn ra như cũ, lập lại sổ hộ khẩu… thế nào? Kết quả ra sao? Để biết được điều này, thầy trò chúng ta sẽ tìm hiểu phần 2. + Những việc làm này chứng tỏ người Việt tự cai quản và Hoạt động 2: cá nhân tự quyết định tương lai của GV giới thiệu việc thành lập nước Nam Hán. PV: Khúc Hạo gửi con trai mình sang nhà Nam Hán làm con tin mình, chấm dứt trên thực tế ách đô hộ của phong kiến nhằm mục đích gì? GV: nhận xét, liên hệ nhằm kéo dài thời gian hòa hoãn để củng Trung Quốc. cố lực lượng, chuẩn bị đối phó. GV giới thiệu Năm 917 Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mĩ lên 2. Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán thay…Mùa thu 930, quân Nam Hán đánh sang nước ta, chốt ý. PV: Khúc Thừa Mĩ đã kháng chiến chống quân Nam Hán như thế ( 930-931). nào? - Năm 917 Khúc Hạo mất, GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý. GV giới thiệu sau thất bại của Khúc Thừa Mĩ, Dương Đình Nghệ con là Khúc Thừa Mĩ lên tiếp tục cuộc kháng chiến: Dương Đình Nghệ ở làng Ràng thay. Mùa thu 930, quân Nam ( Dương Xá, Đông Sơn, Thanh Hóa) là một hào trưởng có thế lực Hán đánh sang nước ta. nhất ở Ái châu,Thanh Hóa, ông thuộc dòng họ lớn nên đã nuôi dưỡng 3000 con nuôi trong nhà đều lấy họ Dương, ngày đêm - Khúc Thừa Mĩ chống cự không nổi rồi bị bắt. Nhà Hán luyện tập chuẩn bị tiêu diệt quân xâm lược. GV treo lược đồ kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất thiết lập ách thống trị nước ta, ( 930-931) và trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân cơ quan đô hộ đặt ở Tống Nam Hán do Dương Đình Nghệ lãnh đạo từ Thanh Hóa tấn công Bình. và chiếm được Tống Bình, chốt ý. PV: Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất của - Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân từ Thanh Dương Đình Nghệ thắng lợi có ý nghĩa gì? GV: nhận xét, liên hệ Dương Đình Nghệ đã lật đổ chính quyền đô Hóa tấn công và chiếm được hộ, giành lại được quyền tự chủ và tiếp tục xây dựng đất nước tự Tống Bình. chủ mở đầu thời kì độc lập hoàn toàn của dân tộc ta, ta phải biết ơn Dương Đình Nghệ - người mở đầu và bảo vệ công cuộc - Quân tiếp viện của giặc vừa đến đã bị đánh tan. giành chủ quyền độc lập hoàn toàn cho đất nước ta. PV: Theo em, công lao to lớn nhất của họ Khúc ở thế kỉ thứ X là - Dương Đình Nghệ tự xưng gì? GV: nhận xét, liên hệ Lật đổ chính quyền đô hộ.Xây dựng nền tự là Tiết độ xứ, tiếp tục xây dựng đất nước tự chủ. chủ. Mở đầu thời kỳ độc lập hoàn toàn của dân tộc ta. 4. Sơ kết bài học. - Hoàn cảnh và kết quả của cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc. - Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán do Dương Đình Nghệ lãnh đạo. 5. Hướng dẫn học ở nhà. - Chuẩn bị bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Soạn những câu hỏi màu xanh trong các mục vào tập. + Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào? + Chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Tuần 32:31/3-5/4/14 NS:27/3/14 Tiết 31 BÀI 27: NGÔ QUYỀN VÀ CHIẾN THẮNG ND: 31/3-1/4/14. BẠCH ĐẰNG NĂM 938 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC..
<span class='text_page_counter'>(35)</span> 1.Kiến thức: giúp học sinh biết: - Tình hình nước ta từ sau khi Dương Đình Nghệ bị giết chết và những việc làm của Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán.- Diễn biến và ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng năm 938. 2. Tư tưởng: Giaùo duïc hoïc sinh ý thức bảo vệ môi trường ( miêu tả vị trí địa lí của sông Bạch Đằng, tổ tiên ta đã lợi dụng điều kiện tự nhiên để kháng chiến thắng lợi ) giáo dục lòng biết ơn tổ tiên, những người mở đầu và bảo vệ công cuộc giành chủ quyền độc lập hoàn toàn cho đất nước… bảo vệ những di tích lịch sử ( lăng Ngô Quyền, dấu tích trên sông Bạch Đằng) 3. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử, tranh ảnh, lược đồ. II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC. Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 938, tranh ảnh về Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng. Tranh Lăng Ngô Quyền ( Đường Lâm – Sơn Tây – Hà Nội ). III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định và tổ chức: kiểm tra sỉ số. 2.Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của Họ Khúc diễn ra như thế nào? Trả lời: Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu … Giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam bị giáng chức. Được sự ủng hộ của nhân dân, Khúc Thừa Dụ đã đánh chiếm thành Tống Bình rồi tự xưng Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ. Năm 906, vua Đường buộc phải phong cho Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ. 3.Giảng bài mới: a. Giới thiệu bài mới: Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào? Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 diễn ra như thế nào? Có ý nghĩa gì ? Để biết được điều này. Hoâm nay, Thaày troø chuùng ta seõ tìm hiểu bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938. b. Nội dung bài mới:. HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ Hoạt động 1: cá nhân GV: chiếu tranh, lược đồ giới thiệu về tiểu sử của Ngô Quyền. PV: năm 937 diễn ra sự kiện gì? GV: nhận xét, liên hệ tranh Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ, lược đồ : Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc. Chốt ý. PV: Theo em, Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì? GV: nhận xét, liên hệ trị tội tên phản bội Kiều Công Tiễn, bảo vệ nền tự chủ đang được xây dựng của đất nước. tranh Kiều Công Tiễn vội cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. PV: Vì sao Kiều Công Tiễn cho người cầu cứu nhà Nam Hán? GV: nhận xét, liên hệ Kiều Công Tiễn sợ bị Ngô Quyền giết, biết mình không thể đối phó được, để bảo vệ quyền lợi của mình nên Kiều Công Tiễn sang cầu cứu nhà Nam Hán, đây là hành động phản bội, bán rẽ tổ quốc. PV: Vua Nam Hán có thái độ như thế nào? GV: nhận xét, liên hệ Nhà Nam Hán tuy bị đại bại trong cuộc xâm lược nước ta năm 931, nhưng vẫn chưa bỏ ý đồ thống trị nước ta nên đã chớp thời cơ này đem quân sang xâm lược ,liên hệ lược đồ giới thiệu quân Nam Hán đem sang xâm lược nước ta lần thứ hai, chốt ý. PV: Ngô Quyền đã làm gì để chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán ? GV: nhận xét, liên hệ lược đồ Ngô Quyền vào thành Đại La ( Tống Bình ) bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược: biết giặc theo đường sông Bạch Đằng, nên chọn cửa sông Bạch Đằng để chủ động đón đánh quân xâm lược.. NOÄI DUNG GHI BAÛNG 1. Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào? - 937 Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ. Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc. - Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán. - 938 vua Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai. - Ngô Quyền vào thành Đại La ( Tống Bình ) bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược: đóng hàng nghìn cọc đẽo nhọn có bịt sắt xuống lòng sông Bạch Đằng. 2. Chiến thắng Đằng năm 938.. Bạch.
<span class='text_page_counter'>(36)</span> PV: Vì sao Ngô Quyền chọn cửa sông Bạch Đằng làm trận địa để chủ - Diễn biến: động đón đánh quân xâm lược Nam Hán? + Cuối 938, đoàn thuyền GV: nhận xét miêu tả vị trí địa lí của sông Bạch Đằng, Ngô Quyền quân Nam Hán do Lưu đã lợi dụng điều kiện tự nhiên để chuẩn bị chống giặc, tranh Hoằng Tháo chỉ huy tiến chuẩn bị trận địa cọc ngầm…chốt ý. vào vùng biển nước ta. PV: Cách đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào? GV: nhận xét, liên hệ Chủ động: đón đánh quân xâm lược. Độc đáo: + Lúc này nước triều dâng bố trí trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng. cao, quân ta ra đánh nhử Chuyển ý: chiến thắng Bạch Đằng năm 938 diễn ra như thế nào? Có ý giặc vào cửa sông Bạch nghĩa gì? Để biết được điều này, thầy trò chúng ta sẽ tìm hiểu phần 2. Đằng, quân giặc vượt qua bãi cọc ngầm mà không Hoạt động 2: cá nhân biết. PV: Trình bày diễn biến trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng? GV: nhận xét sử dụng lược đồ, tranh ảnh giới thiệu diễn biến chiến + Khi nước triều bắt đầu thắng Bạch Đằng năm 938, chốt ý. PV: Vì sao nói trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến rút, quân ta dốc toàn bộ lực lượng tấn công. thắng vĩ đại của dân tộc ta? + Quân Nam Hán rút chạy, GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý. PV: Ngô Quyền có công lao như thế nào trong cuộc kháng chiến thuyền xô vào cọc nhọn… Hoằng Tháo bị giết tại chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai? GV: nhận xét, liên hệ Huy động sức mạnh toàn dân phục vụ cho cuộc trận. kháng chiến. Biết tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng + Trận Bạch Đằng của để đánh giặc. Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo. Ngô Quyền kết thúc hoàn Bố trí trận địa cọc ngầm => để làm nên chiến thắng vĩ đại của dân toàn thắng lợi. tộc ta. Giáo dục lòng biết ơn Ngô Quyền, những người mở đầu và - Ý nghĩa: chiến thắng bảo vệ công cuộc giành chủ quyền độc lập hoàn toàn cho đất Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn ách nước… PV: Nhà sử học Lê Văn Hưu đã đánh giá công lao của Ngô Quyền thống trị hơn 1000 năm của phong kiến phương như thế nào? GV: nhận xét, liên hệ tranh Lăng Ngô Quyền ( Đường Lâm – Sơn Tây Bắc, khẳng định nền độc – Hà Nội ) được tu sửa 1858, Lăng ở xế trước cửa đình thờ Ngô lập lâu dài của tổ quốc. Quyền, xây kiểu có bốn mái ngói cong, có đường bao, giữa đặt một cỗ ngai rồng và tấm bia đá lớn ghi bốn chữ Tiền Ngô Vương lăng khắc 1821. giáo dục ý thức bảo vệ những di tích lịch sử ( lăng Ngô Quyền, dấu tích trên sông Bạch Đằng) 4. Sơ kết bài học. - Tình hình nước ta từ sau khi Dương Đình Nghệ bị giết chết và những việc làm của Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán. - Diễn biến và ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng năm 938. 5. Hướng dẫn học ở nhà. - Chuẩn bị bài 28: ôn tập. Soạn những câu hỏi trong các mục vào tập. Tuần 33: 7-12/14/14 Tiết 32. BÀI 28: ÔN TẬP. NS:2/4/14 ND: 7-8/4/14. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1.Kiến thức: giúp học sinh biết: lịch sử nước ta từ nguồn gốc xa xưa đến thế kỉ X. - Lịch sử thời kì này đã trải qua những giai đoạn lớn nào? - Thời dựng nước đầu tiên diễn ra vào lúc nào? Tên nước là gì? Vị vua đầu tiên là ai ?.
<span class='text_page_counter'>(37)</span> - Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc ? Ý nghĩa lịch sử của những cuộc khởi nghĩa đó ? - Sự kiện lịch sử nào đã khẳng định thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành lại độc lập cho Tổ quốc ? - Hãy kể tên những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh chống Bắc thuộc, giành độc lập cho Tổ quốc ? - Hãy mô tả một số công trình nghệ thuật của nước ta thời cổ đại . 2. Tư tưởng: Giaùo duïc hoïc sinh ý chí, quyết tâm của nhân dân ta đấu tranh cho độc lập, tự do của tổ quốc. 3. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử, tranh ảnh, lược đồ. II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC. - Tranh trống đồng Đông Sơn, thành Cổ Loa. III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định và tổ chức: kiểm tra sỉ số. 2.Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Trình bày diễn biến trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng? Trả lời: + Cuối 938, đoàn thuyền quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta. + Lúc này nước triều dâng cao, quân ta ra đánh nhử giặc vào cửa sông Bạch Đằng, quân giặc vượt qua bãi cọc ngầm mà không biết. + Khi nước triều bắt đầu rút, quân ta dốc toàn bộ lực lượng tấn công. + Quân Nam Hán rút chạy, thuyền xô vào cọc nhọn…Hoằng Tháo bị giết tại trận. + Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi. 3.Giảng bài mới: a. Giới thiệu bài mới: Hôm nay, thầy trò chúng ta sẽ ôn tập phần lịch sử nước ta từ nguồn gốc xa xưa đến thế kỉ X. b. Nội dung bài mới:. HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ Hoạt động 1: cá nhân PV: Lịch sử thời kì này đã trải qua những giai đoạn lớn nào? GV: nhận xét, liên hệ thời nguyên thủy ( tối cổ tức đá cũ, đá mới và sơ kì kim khí ), chốt ý. Hoạt động 2: cá nhân PV: Thời dựng nước đầu tiên diễn ra vào lúc nào? GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý. PV: Tên nước là gì ? GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý. PV: Vị vua đầu tiên là ai ? GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý. Hoạt động 3: cá nhân PV: Kể tên và thời gian những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc ? GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý. PV: Ý nghĩa lịch sử của những cuộc khởi nghĩa đó ? GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý. Hoạt động 4: cá nhân PV: Sự kiện lịch sử nào đã khẳng định thắng lợi. NOÄI DUNG GHI BAÛNG 1. Lịch sử thời kì này đã trải qua những giai đoạn lớn nào? - Thời nguyên thủy. - Thời đại dựng nước. - Thời Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập. 2. Thời dựng nước đầu tiên diễn ra vào lúc nào? Tên nước là gì? Vị vua đầu tiên là ai? - Thời gian: thế kỉ VII TCN. - Tên nước: Văn Lang. - Vị vua đầu tiên là Hùng Vương. 3. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc ? Ý nghĩa lịch sử của những cuộc khởi nghĩa đó? Thời Tên cuộc Ý nghĩa gian Khởi nghĩa Năm Hai Bà Trưng Thể hiện 40 ý chí, quyết tâm Năm Bà Triệu.
<span class='text_page_counter'>(38)</span> hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành 248 của nhân lại độc lập cho Tổ quốc ? dân ta 542- Lý Bí GV: nhận xét, liên hệ chiến thắng Bạch Đằng năm 602 đấu tranh 938 đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn Năm Mai Thúc Loan cho độc 1000 năm của phong kiến phương Bắc, khẳng 722 lập, chủ định nền độc lập lâu dài của tổ quốc, chốt ý. quyền 776- Phùng Hưng của tổ 791 Hoạt động 5: cá nhân quốc. PV: Hãy kể tên những vị anh hùng đã giương cao 905 Khúc Thừa Dụ lá cờ đấu tranh chống Bắc thuộc, giành độc lập 930- Dương Đình Nghệ cho Tổ quốc ? 931 GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý. 938 Chiến thắng Bạch Đằng Hoạt động 6: cá nhân PV: Hãy mô tả một số công trình nghệ thuật của 4. Sự kiện lịch sử nào đã khẳng định thắng nước ta thời cổ đại? GV: nhận xét, liên hệ tranh trống đồng Đông lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành lại độc lập cho Tổ quốc ? Sơn, Thµnh Cổ Loa cã 3 vßng khÐp kÝn .Tæng . chiÒu dµi chu vi kho¶ng 16.000 mÐt. Cao kho¶ng 5-10 - Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô m. MÆt thµnh réng trung b×nh 10 mÐt. Ch©n thµnh Quyền. rộng từ 10-20 mét. Các thành đều có hào bao quanh, c¸c hµo th«ng víi nhau, võa nèi víi §Çm C¶ ở giữa 5. Hãy kể tên những vị anh hùng đã thành Trung và thành Ngoại võa nèi víi s«ng giương cao lá cờ đấu tranh chống Bắc Hoµng. Thµnh Trung: Lµ mét vßng khÐp kÝn bao lÊy thuộc, giành độc lập cho Tổ quốc ? thµnh Néi , chu vi kho¶ng 6500 m , cã cöa B¾c, cöa - Trưng Trắc, Trưng Nhị Coáng Song, cöa T©y Nam; cöa T©y B¾c. - Triệu Thị Trinh. - Thµnh ngo¹i : Dµi kho¶ng 8000 m, cã 3 cöa : cöa - Lý Bí. B¾c, cöa T©y Nam, Cöa §«ng. - Thµnh Néi: H×nh ch÷ NhËt chu vi kho¶ng 1650 m, - Triệu Quang Phục. chØ cã mét cöa phÝa Nam. Beân trong thaønh Noäi laø - Mai Thúc Loan. nơi ở, làm việc của An Dương Vương và các Lạc - Phùng Hưng. - Khúc Thừa Dụ. hầu, Lạc tướng, chốt ý. - Dương Đình Nghệ. - Ngô Quyền. 6. Hãy mô tả một số công trình nghệ thuật của nước ta thời cổ đại. - Trống đồng Đông Sơn, thành Cổ Loa. 4. Sơ kết bài học. - Lịch sử thời kì này đã trải qua những giai đoạn lớn nào? - Thời dựng nước đầu tiên diễn ra vào lúc nào? Tên nước là gì? Vị vua đầu tiên là ai ? - Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc ? Ý nghĩa lịch sử của những cuộc khởi nghĩa đó ? - Sự kiện lịch sử nào đã khẳng định thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành lại độc lập cho Tổ quốc ? - Hãy kể tên những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh chống Bắc thuộc, giành độc lập cho Tổ quốc ? - Hãy mô tả một số công trình nghệ thuật của nước ta thời cổ đại . 5. Hướng dẫn học ở nhà. - Chuẩn bị tiết sau học lịch sử địa phương - Bài 1: Chi Bộ cộng sản Phú Riềng ra đời và phong trào đấu tranh của nhân dân Bình Phước tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945..
<span class='text_page_counter'>(39)</span> Tuần 34: 14-19/4/14 Tiết 33. LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG. NS:7/4/14 ND: 14-15/4/14. BÀI 1: CHI BỘ CỘNG SẢN PHÚ RIỀNG RA ĐỜI VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN BÌNH PHƯỚC TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1.Kiến thức: giúp học sinh biết: - Sự ra đời của Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Phú Riềng. - Diễn biến cuộc đấu tranh thắng lợi của công nhân cao su Phú Riềng. - Nhân dân Bình Phước đấu tranh chống khủng bố trắng và khôi phục phong trào 1932-1935..
<span class='text_page_counter'>(40)</span> - Nhân dân Bình Phước đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ trong cao trào cách mạng 19361939. - Những việc làm thực hiện chuyển hướng chỉ đạo chiến lược tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền. 2. Tư tưởng: Giaùo duïc hoïc sinh ý chí, tinh thần yêu nước anh dũng kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bình Phước. 3. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử, tranh ảnh, lược đồ. II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC. - Tài liệu lịch sử lịch phương. III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định và tổ chức: kiểm tra sỉ số. 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Giảng bài mới: a. Giới thiệu bài mới: Hôm nay, thầy trò chúng ta sẽ tìm hiểu lịch sử địa phương Bài 1: Chi Bộ cộng sản Phú Riềng ra đời và phong trào đấu tranh của nhân dân Bình Phước tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. b. Nội dung bài mới:. HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ NOÄI DUNG GHI BAÛNG I. SỰ RA ĐỜI CỦA CHI BỘ CỘNG SẢN ĐẦU TIÊN Hoạt động 1: cá nhân VÀ CUỘC ĐẤU TRANH THẮNG LỢI CỦA CÔNG Hoạt động 1.1: cá nhân PV: Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Phú NHÂN CAO SU PHÚ RIỀNG. 1. Sự ra đời của Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Phú Riềng ra đời trong hoàn cảnh nào? Riềng. GV: nhận xét, liên hệ,chốt ý. PV: Sự ra đời của Chi bộ cộng sản đầu - Đêm 28/10/1929 Chi bộ cao su Phú Riềng được thành lập gồm 6 đảng viên, đồng chí Nguyễn Xuân Cừ làm Bí tiên ở Phú Riềng diễn ra như thế nào? thư. GV: nhận xét, liên hệ,chốt ý. Hoạt động 1: cá nhân 2. Cuộc đấu tranh thắng lợi của công nhân cao su Phú Hoạt động 1.2: cá nhân Riềng. PV: Giới thiệu cuộc đấu tranh thắng lợi - 30/1/1930 công nhân đưa yêu sách lên chủ sở Xu-ma của công nhân cao su Phú Riềng? nhắc, nhưng không được trả lời. GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý. - 4/2/1930 công nhân 10 làng biểu tình…chủ sở phải PV: Cuộc đấu tranh thắng lợi của công chấp nhận những yêu sách của công nhân. nhân cao su Phú Riềng có ý nghĩa gì? => Sự kiện ‘’ Phú Riềng Đỏ’’. GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý. II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN Hoạt động 2: cá nhân BÌNH PHƯỚC. Hoạt động 2.1: cá nhân 1. Đấu tranh chống khủng bố trắng và khôi phục PV: Cho biết hành động của Pháp trong phong trào 1932-1935. giai đoạn 1932-1935? - Pháp tập trung lực lượng đàn áp dã man. GV: nhận xét, liên hệ. - Công nhân cao su ở Lộc Ninh – Đa kia nổi dậy đấu PV: Nhân dân Bình Phước đấu tranh tranh 5/1935, ở Hớn Quản ( Bình Long ). chống khủng bố trắng và khôi phục - 10/1933 giết chết tên Mo-rie quận trưởng quận Bà Rá. phong trào 1932-1935 như thế nào? - Cuộc đấu tranh của đồng bào dân tộc 1934 ở Phước GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý. Long, Bù Đăng ngày nay. Hoạt động 2.2: cá nhân PV: Hãy kể tên những cuộc đấu tranh 2. Đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ trong cao đòi quyền dân sinh dân chủ trong cao trào cách mạng 1936-1939. trào cách mạng 1936-1939 của nhân dân - 01/5/1938 công nhân đồn điền Thuận Lợi tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế lao động. Bình Phước? - 04/5/1938, 150 công nhân Thuận Lợi biểu tình…..
<span class='text_page_counter'>(41)</span> GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý. Hoạt động 2.3: cá nhân PV: Nhân dân Bình Phước đã thực hiện chuyển hướng chỉ đạo chiến lược tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền như thế nào? GV: nhận xét, liên hệ, chốt ý. PV: Em có nhận xét gì về tinh thần đấu tranh chống Pháp của nhân dân Bình Phước? GV: nhận xét, liên hệ, Giaùo duïc hoïc sinh ý chí, tinh thần yêu nước anh dũng kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bình Phước.. - 21/12/1938 công nhân đồn điền Lộc Ninh biểu tình… => Chủ sở phải chấp nhận yêu sách của công nhân. 3. Thực hiện chuyển hướng chỉ đạo chiến lược tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền. - 1942, tại nhà tù Bà Rá tù chính trị tổ chức hội ‘’ Người cùng quê’’ để làm công tác binh vận. - 1945, các Hội cứu quốc lần lượt ra đời ở các đồn điền Quản Lợi, Lộc Ninh, Thuận Lợi… - 10/3/1945 200 tù chính trị Bà Rá nổi dậy ‘’ Tự giải thoát’’ thành công. 24/8/1945 khởi nghĩa thắng lợi ở Lộc Ninh, Bù Đốp/. 25/8/1945 khởi nghĩa thắng lợi ở Hớn Quản, Thuận Lợi, Bà Rá.. 4. Sơ kết bài học. - Sự ra đời của Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Phú Riềng. - Diễn biến cuộc đấu tranh thắng lợi của công nhân cao su Phú Riềng. - Nhân dân Bình Phước đấu tranh chống khủng bố trắng và khôi phục phong trào 1932-1935. - Nhân dân Bình Phước đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ trong cao trào cách mạng 19361939. - Những việc làm thực hiện chuyển hướng chỉ đạo chiến lược tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền. 5. Hướng dẫn học ở nhà. - Chuẩn bị tiết sau làm Bài tập lịch sử phần chương III, chương IV.. Tuần 35:21-26/4/14 Tiết 34. LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ. NS:14/4/14 ND: 21-22/4/14. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1.Kiến thức: giúp học sinh ôn lại những kiến thức về: - Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân ( 542 – 602). Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII – IX. Nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X. Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938. 2. Tư tưởng: - Giáo dục học sinh biết tầm quan trọng của việc làm bài tập là củng cố lại kiến thức đã học bằng cách làm bài tập lịch sử với hình thức trắc nghiệm khách quan. 3. Kĩ năng: Reøn luyeän kyõ naêng laøm baøi taäp traéc nghieäm khaùch quan. II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC. Baûng phuï III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định và tổ chức: kiểm tra sỉ số..
<span class='text_page_counter'>(42)</span> 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Giảng bài mới: a. Giới thiệu bài mới: Hôm nay, Thầy trò chúng ta sẽ làm bài tập phần chương V: Đại Việt ở caùc theá kæ XVI – XVIII. b. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ NOÄI DUNG GHI BAÛNG Hoạt động 1: Cá nhân 1. Khoanh tròn vào chữ cái đầu Giaùo vieân ghi 5 caâu hoûi traéc nghieäm leân baûng. câu mà theo em là đúng nhất. Giáo viên lần lượt gọi từng học sinh đọc từng câu hỏi. Sau đó lên bảng khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà Câu 1: Từ đầu thế kỉ VI, nước ta rơi vào ách đô hộ của: theo em là đúng nhất? A. Nhà Hán. B. Nhà Ngô. Giaùo vieân goïi hoïc sinh khaùc nhaän xeùt, boå sung. C. Nhà Lương. D. Nhà Đường. Giaùo vieân nhaän xeùt, lieân heä, choát yù. Hoạt động 2: Cá nhân Câu 2: Lý Bí lên ngôi hoàng đế đặt Giaùo vieân kẻ baûng phuï leân baûng. tên nước là: Giáo viên gọi lần lượt từng học sinh lên làm từng câu A. Văn Lang. B. Vạn Xuân. Ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho đúng? C. Âu Lạc. D. Cả câu A,B,C đều sai. Giaùo vieân goïi hoïc sinh khaùc nhaän xeùt, boå sung. Giaùo vieân nhaän xeùt, lieân heä, choát yù. Câu 3: dưới ách thống trị của nhà Hoạt động 3: Cá nhân Đường, nước ta có tên: GV: chiếu tranh. A. Giao Châu. B. An Nam đô hộ PV: Theo em đây là nhân vật lịch sử nào? phủ. PV: Em hãy giới thiệu về Lý Bí? C. Châu Giao. D. Phong châu GV: nhận xét, liên hệ Lý Bí ( Lý Bôn ) quê ở Thái Bình ( mạn bắc Sơn Tây ). Tổ tiên ông là người Trung Quốc Câu 4: Lãnh thổ của nước Cham pa nhưng sang nước ta lập nghiệp từ lâu. Ông được cử từ: giữ chức chỉ huy quân đội ở Đức Châu ( nam Nghệ An A. phía bắc đến Hoành Sơn, phía – Hà Tĩnh) . Một thời gian ngắn sau, vì căm ghét bọn nam đến Phan Rang. đô hộ, ông đã từ quan về quê, ngấm ngầm liên lạc với B. phía bắc đến Hoàng Liên Sơn, các hào kiệt trong vùng để chuẩn bị nổi dậy. phía nam đến Bình Thuận. GV: chiếu tiểu sử Ông người làng Mai Phụ (Kẻ Mỏm), C. phía bắc đến Hoành Sơn, phía một làng chuyên làm muối ở cửa biển Thạch Hà nam đến Ninh Thuận. (Thạch Hà, Hà Tĩnh), từ nhỏ ông sống với mẹ ở Ngọc D. Cả câu A,B,C đều sai. Trừng (Nam Đàn, Nghệ An). Ngay từ nhỏ, Ông đã giúp mẹ làm việc nhà, kiếm củi, chăn trâu, cày ruộng cho nhà giàu. Ơng rất khơi ngơ, tuấn tú. Ơng tham gia 2. Ghép các ý ở cột A với các ý ở đoàn gánh sản vật cống nộp, Một cụ già gánh vải bị cột B sao cho đúng viên quan nhà Đường đánh, Ơng liền xông vào đánh chết Tên viên quan nhà Đường, rồi kêu gọi dân phu bỏ về quê, mộ binh khởi nghĩa. Cột A Cột B ( khởi Trả lời PV: Theo em đây là nhân vật lịch sử nào? nghĩa) GV: nhận xét, liên hệ Mai Thúc Loan. ( Thời gian) GV: chiếu tranh. 1. 542- a. Ngô a+ f PV: Theo em đây là nhân vật lịch sử nào? 602 Quyền PV: Em hãy giới thiệu về Phùng Hưng? b. Dương b+ e GV: nhận xét, liên hệ Phùng Hưng quê ở Đường Lâm ( 2. Năm Đình Nghệ.
<span class='text_page_counter'>(43)</span> Sơn Tây – Hà Nội ), năm 18 tuổi cha mẹ qua đời, ông 722 c+d nối nghiệp làm quan lang. Ông là người rất khỏe, có 3. 776- c. Khúc Thừa Dụ sức vật được trâu, đánh được hổ, lại giàu lòng thương 791 4. 905 d. Phùng d+ c người, hay giúp đỡ người nghèo khổ, nên nhân dân ai Hưng cuõng meán phuïc. GV: chiếu tiểu sử Ông sinh năm 860 quê ở Hồng Châu 5. 930- e. Mai Thúc e + b Loan ( Kiến Quốc-Ninh Giang-Hải Dương) thuộc dòng họ 931 f+a lớn từ lâu đời, ông là một hào trưởng sống khoan hòa, 6. 938 f. Lý Bí hay thương người, được nhân dân mến Phục. Giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam bị giáng chức. Được sự ủng hộ của nhân dân, Ông đã đánh chiếm thành Tống 3. Nhận diện nhân vật lịch lịch sử. Bình rồi tự xưng Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền - Lý Bí. - Mai Thúc Loan. tự chủ. - Phùng Hưng. PV: Theo em đây là nhân vật lịch sử nào? - Khúc Thừa Dụ. GV: nhận xét, liên hệ Khúc Thừa Dụ. - Ngô Quyền. GV: chiếu tranh. - Dương Đình Nghệ. PV: Theo em đây là nhân vật lịch sử nào? PV: Em hãy giới thiệu về Ngô Quyền.? GV: nhận xét, liên hệ Ngô Quyền GV: chiếu tiểu sử 931, Ông đem quân từ Thanh Hóa tấn công và chiếm được Tống Bình. Quân tiếp viện của giặc vừa đến đã bị đánh tan. Ông tự xưng là Tiết độ xứ, tiếp tục xây dựng đất nước tự chủ. PV: Theo em đây là nhân vật lịch sử nào? GV: nhận xét, liên hệ Dương Đình Nghệ. 4. Sơ kết bài học. - Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân ( 542 – 602). Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII – IX. Nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X. Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938. 5. Hướng dẫn học ở nhà. - Học bài tiết sau thi kiểm tra học kì II Tuần 38:12-17/4/14 Tiết 35 KIỂM TRA HỌC KÌ II. NS:22/4/14 ND:. I. MUÏC TIEÂU BAØI HOÏC. 1. Kiến thức : Giúp học sinh tổng hợp những kiến thức cơ bản để làm bài thi học kì II nhằm đánh giá kết quả học tập của HS. 2. Tư tưởng : - Giaùo duïc hoïc sinh bieát thi hoïc kì II raát quan troïng. 3. Kyõ naêng : Reøn luyeän kyõ naêng laøm baøi thi kieåm tra. II. THIEÁT BÒ DAÏY VAØ HOÏC. - Noäi dung kieåm tra III. TIEÁN TRÌNH DAÏY VAØ HOÏC. 1.Ổn định và tổ chức : Kiểm tra sỉ số 2.Kieåm tra baøi cuõ:.
<span class='text_page_counter'>(44)</span> 3. Giảng bài mới: a. Giới thiệu bài mới: Hoâm nay, Thaày troø chuùng ta seõ oân taäp chuẩn bò kieåm tra hoïc kì II b.Nội dung bài mới . Đề thi 4. Sô keát baøi hoïc : - Nhaän xeùt tieát kieåm ta. 5. Hướng dẫn học ở nhà :.
<span class='text_page_counter'>(45)</span>