Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Huong dan 252 cua Trung uong Hoi Chu thap do Viet Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.23 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRUNG ƯƠNG HỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 252 /HD-TƯHCTĐ. Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011. HƯỚNG DẪN Nghi thức thanh thiếu niên Chữ thập đỏ Việt Nam. Nhằm góp phần rèn luyện, giáo dục thanh thiếu niên, tạo sự thống nhất chung, xây dựng hình ảnh thanh thiếu niên Chữ thập đỏ trong cộng đồng, đáp ứng nhu cầu hoạt động và nâng cao tính tập thể, tạo sức mạnh đối với tổ chức Hội, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam hướng dẫn và yêu cầu các tỉnh, thành Hội chỉ đạo các cấp Hội thực hiện Nghi thức thanh thiếu niên Chữ thập đỏ Việt Nam với những nội dung cụ thể như sau: I. NGHI LỄ TRONG HOẠT ĐỘNG HỘI 1. Các quy định chung a) Ngày truyền thống của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam: - Ngày truyền thống của Hội là ngày 23/11 hàng năm. - Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế là ngày 8/5 hàng năm - Ngày tình nguyện viên Chữ thập đỏ Việt Nam là ngày 8/5 hàng năm b) Bài hát chính thức của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam: - Bài hát “Sức mạnh nhân đạo”, sáng tác: Nhạc sỹ Phạm Tuyên1. - Bài hát “Sức mạnh nhân đạo” được hát trong các nghi lễ của Hội. c) Biểu trưng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam: - Biểu trưng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được thiết kế với 2 màu: màu đỏ và màu xanh sẫm. Trung tâm Biểu trưng là Biểu tượng Chữ thập đỏ. Hình Chữ thập màu đỏ được hình thành bởi 5 hình vuông có kích thước bằng nhau trình bày trên nền trắng đồng nhất. Bao quanh Biểu tượng Chữ thập đỏ là 2 vòng tròn đồng tâm. Ở giữa 2 vòng tròn là 2 cành tre cách điệu, phía trên có dòng chữ “Chữ thập đỏ” và phía dưới có dòng chữ “Việt Nam”. Cành tre và dòng chữ có cùng màu xanh đậm và đối xứng qua tâm Biểu tượng Chữ thập đỏ2.. 1. Bài hát do nhạc sỹ Phạm Tuyên sang tác tặng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tại Trại hè thanh thiếu niên Chữ thập đỏ toàn quốc lần thứ II (năm 2000). Bài hát được Đại hội Chữ thập đỏ toàn quốc lần thứ VIII thống nhất lựa chọn làm Bài hát chính thức của Hội. 2. Chú ý: không được vẽ, cách điệu hoặc thêm bớt vào biểu trưng những nội dung, đường nét khác làm mất giá trị và ảnh hưởng đến tính nghiêm túc đối với biểu trưng của Hội. Mặt khác khi in (vẽ) cần chính xác (đúng theo mẫu) và thể hiện đúng màu sắc quy định..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Biểu trưng được sử dụng khi thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, sự kiện do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức; Biểu trưng được treo tại trụ sở, trên các phương tiện, hiện vật của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, thu nhỏ in trên phong bì, tài liệu giao dịch của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; được thể hiện trên các loại thẻ, giấy tiêu đề, huy hiệu, phù điêu, áo, mũ, trang phục Chữ thập đỏ... d) Đồng phục: đồng phục của thanh thiếu niên Chữ thập đỏ mặc trong sinh hoạt, hội họp và khi tham gia các hoạt động của thanh thiếu niên Chữ thập đỏ. - Áo Chữ thập đỏ: + Áo sơ mi màu đỏ; vải áo có tỷ lệ 65% cotton, 35% polyeste; cổ đức to bản, đệm cổ cứng (gồm cả 2 loại cộc tay và dài tay). Áo được may ở các kích cỡ khác nhau theo hệ số chuẩn quốc tế. Biểu trưng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được đặt trang trọng trên ngực áo phía trái. + Áo ghi lê mầu đỏ, chất vải ka ki mềm, có hai túi hộp phía trước. Biểu trưng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được đặt trang trọng trên ngực áo phía trái. Đằng sau lưng in hình chữ thập đỏ trên nền trắng hình vuông nằm giữa lưng áo. - Mũ (nón) Chữ thập đỏ: mũ lưỡi trai màu đỏ có in Biểu trưng của Hội ở phía trước. - Giầy: loại bata vải (màu trắng, xanh, nâu) tiện lợi trong sinh hoạt. - Phù hiệu thanh niên Chữ thập đỏ: hình chữ nhật kích thước 8cm x 10cm bên trong có hình Biểu trưng của Hội, đường kính 3cm, nền trắng, dưới chân có dòng chữ: “Thanh niên Chữ thập đỏ” màu xanh (như màu xanh của Biểu trưng). - Phù hiệu thanh niên Chữ thập đỏ xung kích, thiếu niên Chữ thập đỏ: kích thước, hình ảnh, màu sắc như phù hiệu Thanh niên. Thay chữ Thanh niên Chữ thập đỏ bằng chữ Thanh niên Chữ thập đỏ xung kích/Thiếu niên Chữ thập đỏ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 2. Lời hứa - Lời hứa thanh thiếu niên Chữ thập đỏ được áp dụng trong các nghi thức chính của Hội. Người hô đứng tư thế nghiêm: “Vinh dự là thanh thiếu niên Chữ thập đỏ Việt Nam , trước tập thể chi Hội (câu lạc bộ, đội, nhóm…) tôi/chúng tôi xin hứa: + Là công dân tốt của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. + Thực hiện nghiêm chỉnh Điều lệ Hội, giữ gìn uy tín và hình ảnh của Hội…” ! - Tất cả cùng hô to: “Xin hứa” !. (Cùng giơ thẳng nắm tay phải từ ngực trái lên cao qua khỏi đầu một lần). 3. Khẩu hiệu: được áp dụng trong nghi lễ chào cờ hoặc nghi lễ chính thức của Hội. - Người hô trong tư thế đứng nghiêm, hô to: “Thanh thiếu niên Chữ thập đỏ” ! - Đáp: “Chung sức vì nhân đạo” ! (Cùng giơ thẳng nắm tay phải từ ngực trái lên cao qua khỏi đầu một lần).. 4. Nghi thức chào cờ trong Hội a) Nghi lễ chào cờ3: - Sau khi ổn định, người điều khiển hô to: “Nghiêm ! Chào cờ ! Chào”! - Người điều khiển hô: “Quốc ca”! - Sau khi hội viên hát Quốc ca xong, người điều khiển hô tiếp: “Hội ca”! (Tất cả cùng hát bài Sức mạnh nhân đạo). - Hô khẩu hiệu: “Thanh thiếu niên Chữ thập đỏ” ! - Đáp: “Chung sức vì nhân đạo” ! b) Các hình thức nghi lễ trong chào cờ: - Nghi lễ chào cờ trong hội trường, sân khấu ngoài trời: + Nếu đã có sẵn cờ Tổ quốc, cờ Chữ thập đỏ: thực hiện nghi lễ chào cờ như hướng dẫn ở trên (không thực hiện nghi lễ rước cờ).. 3. Chào cờ được tổ chức trong hội trường hoặc ngoài trời, cần chú ý việc rước cờ Tổ quốc đến vị trí sân lễ: cờ cầm tay có cán, cờ kéo lên cột cờ, cờ đã treo sẵn. Tổ chức hướng dẫn lễ rước cờ, cầm cờ, kéo cờ (theo quy định)..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Nếu không có sẵn cờ Tổ quốc, cờ Chữ thập đỏ: thực hiện nghi lễ rước cờ trước rồi thực hiện nghi lễ chào cờ như hướng dẫn ở trên. - Nghi lễ chào cờ trong đội hình chữ U: + Trước khi tiến hành nghi lễ chào cờ cần có sự phân công các thành viên trong chi Hội tham gia thực hiện các nội dung trong đội hình cờ. + Chi Hội trưởng sau khi triển khai đội hình xong, di chuyển ra giữa đội hình so cự ly, sau đó bước xuống 2/3 đội hình, quay đằng sau hướng về phía cờ và điều khiển phần nghi lễ chào cờ như hướng dẫn ở trên cùng với nghi lễ rước cờ hướng dẫn ở mục sau. - Nghi lễ chào cờ trong đội hình hàng dọc hoặc nhiều đơn vị, chi Hội: + Trước khi tiến hành nghi lễ chào cờ cần có sự phân công các thành viên trong chi Hội tham gia thực hiện các nội dung trong đội hình cờ (nếu có). + Chi Hội trưởng sau khi triển khai đội hình xong, di chuyển ra giữa đội hình, sau đó quay đằng sau hướng về phía cờ và điều khiển phần nghi lễ chào cờ như hướng dẫn ở trên cùng với nghi lễ rước cờ hướng dẫn ở mục sau. c) Các tư thế của cờ: - Tư thế nghiêm: người trong tư thế nghiêm, tay phải nắm cán cờ, khoảng ngang thắt lưng, lòng bàn tay áp sát vào thắt lưng. Tay trái, chân, người trong tư thế nghiêm. - Tư thế nghỉ: chân trái thả lỏng, tay phải (tay cầm cờ) đưa ra trước, hơi chếch về phải khoảng 45 độ. - Tư thế vác cờ: cờ đặt trên vai phải, phần cờ tính từ đỉnh cờ đến hết cờ nằm sau lưng người vác cờ, lá cờ được buông hướng xuống phía dưới. Phần cán cờ còn lại, tính từ đót cờ lên đến mí cờ nằm phía trước, trên vai phải. Tay phải gần thẳng, nắm sát đót cờ, tay trái tạo thành góc vuông trước mặt nắm cán cờ. Thân cờ hơi chúc xuống đất (so với vai khoảng 15 đến 30 độ). - Tư thế chào cờ: tay phải nắm đót cờ, lòng nắm tay áp sát thắt lưng, vai phải thẳng. Tay trái tạo thành góc vuông trước mặt nắm thân cờ, nắm bàn tay ngửa. Tư thế nghiêm. Đỉnh cờ hướng về trước, thân cờ hướng lên so với thân mình khoảng 45 độ. - Chuyển từ tư thế nghiêm lên tư thế chào cờ: + Cờ trong tư thế nghiêm, dùng tay phải đưa thẳng cờ ra trước mặt (thế cờ đứng), tay phải ngang vai. + Tay trái nắm cán cờ, phía trên tay phải. + Rút tay phải xuống nắm lấy đót cờ, rút tay phải áp sát vào thắt lưng. + Tay trái tạo thành góc vuông trước mặt (theo tư thế cờ chào)..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Chuyển từ tư thế chào cờ sang tư thế vác cờ: + Tay phải đẩy đót cờ ra trước bụng và đẩy dần cờ lên trên ngang vai, theo hướng qua trái, tay phải thẳng. + Tay trái thẳng, đánh ngược qua phải, đưa cờ lên vai, trở về tư thế góc vuông trước mặt. - Chuyển từ vác cờ sang tư thế chào cờ: ngược lại với tư thế từ chào cờ sang vác cờ. - Chuyển từ tư thế vác cờ về tư thế nghiêm: nếu đang từ vác cờ cần phải chuyển qua tư thế chào cờ, rồi về tư thế nghiêm. - Chuyển từ tư thế chào cờ về tư thế nghiêm: + Cả 2 tay đồng thời đưa thẳng ra trước, tạo thân cờ đứng trước mặt. + Tay phải đưa lên trên nắm cán cờ phía trên tay trái. + Tay trái buông ra về tư thế nghiêm, tay phải rút cờ về tư thế nghiêm. d) Các hình thức rước cờ: - Rước cờ (khiêng cờ): số lượng người khiêng cờ là 4 hoặc 6 tuỳ kích thước cờ, số lượng người có mặt và tính chất buổi lễ. + Người điều khiển hô: “Nghiêm, rước cờ” ! + Đội cờ đi đều, song song nhau ra giữa đội hình, các thành viên trong đội cờ làm động tác quay bên phải (trái) đối diện với đội hình chào cờ. + Người điều khiển hô: “Chào cờ, chào” ! + Những thành viên hàng phía trước thực hiện động tác ngồi trên gót hoặc đứng, tuy nhiên cờ phải được để trên vai của những người đứng trước. Những thành viên phía sau bước lên 1 bước và thực hiện động tác đưa thẳng tay qua khỏi đầu, mặt được che khuất bởi cờ. + Sau đó, trình tự buổi lễ tiếp theo theo đúng hướng dẫn. + Kết thúc buổi lễ, người điều khiển hô: “Thôi”!, đội cờ di chuyển vào trong theo đúng động tác cá nhân trong nghi thức4. - Rước cờ (có cán cờ): + Người điều khiển hô: “Nghiêm, rước cờ” ! + Người cầm cờ di chuyển ra vị trí trong tư thế vác cờ, khi ra đến vị trí, người cầm cờ chuyển qua tư thế giương cờ. 4. Lưu ý: Phải quy định đội cờ xếp đội hình sau khi chào cờ xong, như phía sau lùi 1 bước, phía trước đứng lên, quay bên phải (trái), các thành viên phía sau sang phải (trái) 1 bước, cờ được đưa ngang vai đi đều vào trong..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> + Người điều khiển hô: “Chào cờ, chào” ! + Sau đó, trình tự buổi lễ tiếp theo đúng hướng dẫn. + Kết thúc buổi lễ, người điều khiển hô: “Thôi”!, người cầm cờ chuyển về tư thế vác cờ và di chuyển ra ngoài đội hình5. II. CÁC ĐỘNG TÁC CÁ NHÂN 1. Chào a) Chào trong nghi lễ (chào cờ, báo cáo, diễu hành): - Tư thế đứng nghiêm, mắt nhìn vào đối tượng chào. Cánh tay phải giơ cao, năm ngón tay khép lại, thẳng. Mũi bàn tay hướng về thái dương. Lòng bàn tay hơi chếch hướng ra phía trước, khuỷu tay gấp tự nhiên (tạo một góc 45 độ), cánh tay hơi chếch về phía trước (150 độ) và thấp hơn ngang vai một chút. - Ý nghĩa: + Năm ngón tay vung lên, tay giơ cao, tầm ngang vai: thể hiện sức trẻ, ý chí vươn lên, trung thành với Tổ quốc, tôn trọng lẽ phải công bằng. + Lòng bàn tay hướng về phía trước, năm ngón tay thẳng về thái dương và đưa lên: luôn tâm niệm phải sống đẹp, có lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. + Năm ngón tay khép lại: thể hiện sự đoàn kết, thống nhất trong tổ chức. + Mắt nhìn thẳng tư thế khỏe mạnh: thể hiện sự trung thực, hướng về tương lai và sức mạnh của tổ chức. b) Chào trong sinh hoạt (khi gặp nhau): - Bàn tay như trên, cánh tay vung nhẹ, lòng bàn tay hướng về trước, khuỷu tay tự nhiên (tạo góc 90 độ) tư thế thoải mái, vui tươi. - Ý nghĩa: chào trong sinh hoạt thể hiện sự chúc mừng, thăm hỏi nhau. 2. Đứng a) Nghiêm: - Khẩu lệnh: “Nghiêm” ! - Người đứng thẳng, mắt hướng thẳng, hai tay nắm hờ, khép sát đùi. - Chân thẳng, hai gót chân chạm vào nhau, hai bàn chân tạo thành chữ V có góc khoảng 30 - 50 độ. 5. Lưu ý: Trường hợp có cờ nước và cờ Chữ thập đỏ: cờ nước luôn đi trước, cờ Chữ thập đỏ đi sau. Khi vào đến giữa đội hình 2 cờ cùng thực hiện động tác quay bên phải (trái), người cầm cờ nước bước lên phía trên 1 bước, đồng thời chuyển 2 cờ sang tư thế chào cờ..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> b) Nghỉ: - Khẩu lệnh: “Nghỉ” ! - Chân trái hoặc phải hơi chùng xuống, tay ở tư thế nghiêm. 3. Ngồi a) Ngồi trên gót: - Khẩu lệnh: “Ngồi trên gót - Ngồi xuống"! - Thực hiện: sau động lệnh. - Cách thực hiện: chân trái bước lên trước một bước, ngồi xuống trên gót chân phải. Khuỷu tay trái gấp tự nhiên và cánh tay đặt trên gối chân trái, tay phải nắm hờ thoải thoải mái theo đùi chân phải. b) Ngồi trên đất: - Khẩu lệnh: "Ngồi trên đất - Ngồi xuống"! - Thực hiện: sau động lệnh. - Cách thực hiện: chân trái bước qua chân phải; hạ người xuống đất, hai tay chống trước khi ngồi xuống, tay trái nắm cổ tay phải, hai khuỷu tay tỳ trên hai đầu gối chân. Khi đứng lên dùng hai tay chống xuống đất đứng lên. Sau đó rút chân trái về. - Kết thúc động tác ngồi bằng khẩu lệnh: “Đứng lên” ! (động lệnh, không có dự lệnh). 4. Quay a) Quay trái: - Khẩu lệnh: “Bên trái - Quay” ! - Thực hiện: sau động lệnh. - Cách thực hiện: lấy gót chân trái làm trụ, mũi chân phải làm điểm đỡ, quay người sang bên trái một góc 90 độ. Rút chân phải lên, tư thế nghiêm. b) Quay phải: - Khẩu lệnh: “Bên phải - Quay” ! - Thực hiện: sau động lệnh. - Cách thực hiện: lấy gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người sang phải một góc 90 độ. Rút chân trái lên, tư thế nghiêm..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> c) Quay sau: - Khẩu lệnh: “Đằng sau - Quay” ! - Thực hiện: sau động lệnh. - Cách thực hiện: chân phải đưa về phía sau chân trái. Mũi chân phải cách gót chân trái khoảng một nắm tay. Dùng hai gót chân làm trụ quay về bên phải một góc 180 độ. Rút chân phải về, tư thế nghiêm6. 5. Dậm chân tại chỗ - Khẩu lệnh: “Dậm chân tại chỗ - Dậm” ! - Thực hiện: sau động lệnh. - Cách thực hiện: sau động lệnh “Dậm” chân trái nhấc lên, tay phải đánh qua trái ngang trên thắt lưng, tay trái đánh qua trái thẳng và hơi chếch ra sau (150 độ so với tư thế thẳng). Sau đó chân trái dậm xuống, chân phải nhấc lên, tay đánh ngược về bên phải (nhịp 1), tiếp tục chân phải dậm xuống, chân trái nhấc lên, tay đánh qua trái như lúc đầu (nhịp 2). Và cứ thế nhịp đếm 1 - 2, 1 - 2, 1 - 2, liên tục, đều. 6. Chạy tại chỗ - Khẩu lệnh: “Chạy tại chỗ - Chạy” ! - Thực hiện: sau động lệnh - Cách thực hiện: Sau động lệnh “Chạy” 2 tay đặt trên thắt lưng quần, phía trước bụng, chân chạy tại chỗ theo nhịp 1 - 2 - 3 - 4, 1 - 2 - 3 - 4… 7. Đi đều - Khẩu lệnh: “Đi đều - Bước” ! - Thực hiện: sau động lệnh. - Cách thực hiện: Chân đi đều theo nhịp đếm 1 - 2, 1 - 2 (hoặc nhịp còi), tay đánh như dậm chân tại chỗ7. 8. Chạy đều - Khẩu lệnh: “Chạy đều - Chạy” ! - Thực hiện: sau động lệnh. - Cách thực hiện: như chạy tại chỗ và cả đội hình cùng chạy theo nhịp 1 - 2 - 3 - 4. 6. Lưu ý: các động tác quay luôn trong tư thế nghiêm.. 7. Lưu ý: Nhịp 1 luôn là chân trái. Nhịp 2 luôn là chân phải. Động lệnh luôn rơi vào chân phải. Bước rộng bằng vai..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 9. Đứng lại - Đang “Dậm chân tại chỗ” hay “Đi đều”, muốn dừng lại thì dùng: - Khẩu lệnh: “Đứng lại - Đứng"! - Thực hiện: sau động lệnh. - Cách thực hiện: động lệnh “Đứng” phải rơi vào chân phải (nhịp 2), khi nghe động lệnh bước tiếp hai bước (nhịp 1 - 2) mới đứng hẳn lại (như vậy, chân cuối cùng thực hiện động tác là chân phải - nhịp 2). Người trở về tư thế nghiêm. - Đang “Chạy tại chỗ”, “Chạy đều” muốn dừng lại cũng dùng “Đứng lại Đứng” !, nhưng dậm chân 4 nhịp (1 - 2 - 3 - 4) mới dừng lại (chân cuối cùng thực hiện động tác là chân phải). 10. Tiến - lùi - Khẩu lệnh: “Tiến/lùi bước - Bước"! - Thực hiện: sau động lệnh. - Cách thực hiện: tiến/lùi bước đầu tiên đều thực hiện bằng chân trái, bước rộng bằng vai, thoải mái, không chập chân từng bước. Đến bước cuối cùng của số bước theo yêu cầu, rút chân bên dưới lên, chập chân lại. Tư thế nghiêm. 11. Sang trái - phải - Khẩu lệnh: “Sang trái/phải - Bước” !. - Thực hiện: sau động lệnh. - Cách thực hiện: sang bên nào dùng chân bên đó bước, bước rộng bằng vai, mỗi bước mỗi chập chân, không bước chéo chân. Thực hiện xong số bước theo yêu cầu của dự lệnh, khép chân. Tư thế nghiêm. III. ĐỘI HÌNH - ĐỘI NGŨ 1. Các quy định chung - Khi chỉ định đội hình, vị trí của người chỉ huy đứng cao nhất của đội hình đó. Đội hình luôn triển khai bên trái người chỉ huy. - Sau khi tập họp từ vị trí chỉ định đội hình, người chỉ huy tiến về phía trước, giữa các đội hình (dọc, ngang, chữ U) chỉnh đốn và làm việc. - Riêng vòng tròn thì chỉ huy đứng tại vị trí chỉ định đội hình. Vị trí chỉ huy khi chỉnh đốn đội hình cần cân đối với đội hình. 2. Đội hình hàng dọc.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Chi Hội hàng dọc. - Khẩu lệnh: “Chi Hội hàng dọc tập hợp” ! - Tư thế: tay phải giơ thẳng hướng lên trên, lòng bàn tay hướng về bên trái, các ngón tay khép (đội hình được triển khai về bên trái và ngang người chỉ huy). 3. Đội hình hàng ngang - Chi Hội hàng ngang. - Khẩu lệnh: “Chi Hội hàng ngang tập hợp” ! - Tư thế: tay phải như hàng dọc, tay trái đưa ngang về phía bên trái, lòng bàn tay úp thẳng (đội hình được triển khai bắt đầu từ mũi bàn tay trái của người chỉ huy). 4. Đội hình chữ U - Dùng cho chi Hội/các chi Hội. - Khẩu lệnh: “Chi Hội hình chữ U tập hợp” ! - Tư thế: tay phải ngang vai, khuỷu tay tạo thành góc vuông 90 độ, bàn tay nắm (phân Hội trưởng phân Hội 1 tập hợp như đội hình hàng dọc, các phân Hội còn lại tạo thành chữ U, mặt hướng vào trong hình chữ U)8. 5. Đội hình vòng tròn - Dùng cho chi Hội/các chi Hội. - Khẩu lệnh: “Chi Hội hình vòng tròn tập hợp” ! - Tư thế: hai tay giơ cao tạo thành vòng tròn trên đầu người chỉ huy, bàn tay nắm lại. 6. Cự ly và chuẩn a) Cự ly hẹp: bằng một khuỷu tay (tay chống hông). - Khẩu lệnh: “Cự ly hẹp nhìn chuẩn - Thẳng” ! - Thực hiện: sau động lệnh. - Cách thực hiện: chuẩn luôn là phân Hội 1 của chi Hội 1. Sau động lệnh, phân Hội trưởng phân Hội 1 tay phải giơ cao (bàn tay khép lại), tay trái chống hông, người thứ hai bên trái (A) di chuyển chạm khuỷu tay của phân Hội trưởng phân Hội 1, người thứ ba (B) di chuyển chạm khuỷu tay (A) và cứ thế liên tục đến người cuối cùng. Những người đứng sau lưng phân Hội trưởng phân Hội 1 đưa tay phải chạm vai người đứng trước, lòng bàn tay hướng về bên trái (bàn tay khép lại). Các thành viên còn lại nhìn thẳng so hàng. 8. Lưu ý: thứ tự 1, 2, 3, 4 là phân Hội trưởng; 1’, 2’, 3’, 4’ là các phân Hội phó..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> b) Cự ly hẹp đặc biệt: bằng hai nắm tay nằm ngang của hai người đứng gần nhau. - Khẩu lệnh: “Cự ly hẹp đặc biệt nhìn chuẩn - Thẳng” ! - Thực hiện: sau động lệnh. - Cách thực hiện: tương tự cự ly hẹp, nhưng tay trái phân Hội trưởng phân Hội 1 nắm lại, lòng bàn tay hướng ra sau. Tay phải người (A) cũng vậy chạm tay trái phân Hội trưởng phân Hội 1, tay trái (A) chạm tay phải (B) và cứ thế liên tục. c) Cự ly rộng: bằng một cánh tay, bàn tay khép lại, lòng bàn tay hướng phía dưới. - Khẩu lệnh: “Cự ly rộng nhìn chuẩn - Thẳng” ! - Thực hiện: sau động lệnh - Cách thực hiện: tương tự cự ly hẹp, nhưng khoảng cách bằng một cánh tay. d) Cự ly rộng đặc biệt: bằng hai cánh tay dang ngang, lòng bàn tay hướng phía dưới. - Khẩu lệnh: “Cự ly rộng đặc biệt nhìn chuẩn - Thẳng” ! - Thực hiện: sau động lệnh. - Cách thực hiện: tương tự cự ly hẹp , nhưng bằng hai cánh tay. - Hẹp đặc biệt: là hai nắm tay của các phân Hội trưởng nếu là hành dọc; là hai nắm tay của các hội viên trong phân Hội 1 nếu là hàng ngang và chữ U. - Rộng đặc biệt: là hai cánh tay của các phân Hội trưởng nếu là hàng dọc; là hai cánh tay của các hội viên trong phân Hội 1 nếu là hàng ngang. - Vòng tròn: cự ly so hàng chỉ là cự ly rộng và rộng đặc biệt. Khẩu lệnh so hàng là: “Cự ly rộng (rộng đặc biệt) chỉnh đốn đội hình” ! Cự ly rộng hai tay tạo thành hình chữ V ngược, lòng bàn tay nắm, tay người này chạm tay người kia tạo thành vòng tròn. Cự ly rộng đặc biệt: hai cánh tay dang ngang (lòng bàn tay nắm), tạo thành vòng tròn. - Chữ U: cự ly so hàng chỉ là cự ly hẹp và hẹp đặc biệt. Khoảng cách giữa các phân hội trong đội hình chữ U luôn là một cánh tay (lòng bàn khép và hướng phía dưới). 7. Điểm số - báo cáo - Khẩu lệnh chỉ huy: “Nghiêm - Các phân Hội điểm số báo cáo - Nghỉ” ! - Thực hiện sau khẩu lệnh người chỉ huy. - Cách thực hiện: các phân Hội trưởng điều hành phân Hội của mình điểm số báo cáo, cụ thể như sau:.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Phân Hội trưởng bước lên một bước và hướng về đội hình của phân Hội mình, hô to: “Phân Hội 1 - Nghiêm - Điểm số - 1 (2, 3, 4…)9. - Sau đó các hội viên lần lượt đếm từ 2 cho đến hết. Các thành viên khi điểm số cần hô to số của mình và đồng thời đầu lắc nhẹ qua trái. Thành viên cuối cùng thực hiện như những thành viên trước đó nhưng hô thêm “Hết” ! sau khi hô số của mình. - Phân Hội trưởng cho phân Hội mình “Nghỉ” ! khi phân Hội mình điểm số xong. Sau khi điểm số xong thì lần lượt từ phân Hội 1 đến phân Hội cuối lên báo cáo cho chỉ huy. Phân Hội trưởng cho phân Hội mình “Nghiêm” ! trước khi lên báo cáo. + Khẩu lệnh báo cáo: “Báo cáo - Phân Hội 1 - Có mặt... đủ - vắng... báo cáo hết” ! + Nếu không có nội dung truyền đạt, người chỉ huy hô: “Được” ! Người báo cáo chào chỉ huy và trở về vị trí phân hội của mình. + Nếu có nội dung truyền đạt, người chỉ huy truyền đạt nội dung cho người báo cáo. Sau khi nghe xong, người báo cáo vừa chào chỉ huy vừa đáp: “Rõ” !10 IV. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHI LỄ 1. Lễ công nhận chi Hội/Đội/Nhóm/Câu lạc bộ a) Điều kiện thành lập: - Số lượng thành viên tham gia phải từ 3 trở lên, được BCH Hội cơ sở công nhận. - Có quy chế, nội dung hoạt động gắn với yêu cầu nhiệm vụ chung của BCH Hội cơ sở. b) Chuẩn bị: - Hình thức tổ chức phải trang trọng, gọn nhẹ. Địa điểm có thể trong hội trường, ngoài trời nhưng đảm bảo nghiêm túc trong buổi lễ. - Thời điểm tổ chức gắn với ngày lễ, các đợt hoạt động... - Trang trí: Cờ Tổ quốc, Cờ Chữ thập đỏ, ảnh Bác, biểu trưng của Hội, tiêu đề: “LỄ CÔNG NHẬN ĐỘI/NHÓM/CÂU LẠC BỘ THANH/THIẾU NIÊN CHỮ THẬP ĐỎ” - Đơn xin được công nhận Đội/Nhóm/Câu lạc bộ (có nội dung giới thiệu tóm tắt quá trình hoạt động), danh sách lý lịch trích ngang thanh thiếu niên Chữ thập đỏ tham gia, quy chế hoạt động, phương hướng hoạt động, huy hiệu, khẩu hiệu, lời hứa… c) Chương trình tổng quát: - Phần nghi thức: 9. 1 là số đếm của phân Hội trưởng.. 10. Lưu ý: cấp chỉ huy trực tiếp, người phụ trách báo cáo chỉ huy tổng số thành viên, số thành viên vắng mặt (báo rõ có lý do hoặc không có lý do). Khi báo cáo thì người báo cáo trong tư thế nghiêm, người báo cáo chào trước, nhưng người chỉ huy thôi chào trước..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> + Tuyên bố lý do. + Chào cờ, hát Quốc ca, Hội ca, hô khẩu hiệu. + Giới thiệu đại biểu tham dự. - Phần nội dung: + Đại diện Đội/Nhóm/Câu lạc bộ đọc đơn xin được công nhận. + Đại diện BCH Hội cơ sở giới thiệu quá trình hoạt động, đọc quyết định công nhận Đội/Nhóm/Câu lạc bộ và Đội trưởng, Đội phó/Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ. + Trao quyết định, gắn huy hiệu. + Tuyên thệ lời hứa (nếu những thành viên tham gia đã là thành viên của đội nhóm khác thì có thể không tham gia phần này). + Đại diện Đội/Nhóm/Câu lạc bộ mới nhận nhiệm vụ. + Phát biểu lãnh đạo (nếu có). + Tuyên bố kết thúc, chào cờ bế mạc. 2. Lễ công nhận thanh niên Chữ thập đỏ xung kích a) Điều kiện kết nạp: mọi nam, nữ thanh niên Việt Nam từ 16 đến 30 tuổi có các điều kiện: - Tán thành Điều lệ Hội. - Tự nguyện gia nhập Đội thanh niên Chữ thập đỏ xung kích. - Tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức của Hội và thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của thanh niên Chữ thập đỏ đều được xét công nhận vào Đội. - Những người quá 35 tuổi nếu có nguyện vọng và ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động của Hội vẫn được kết nạp vào Đội. b) Chuẩn bị: - Tổ chức lễ kết nạp phải gọn nhẹ, vui tươi. Thời điểm tổ chức có thể gắn liền với các ngày lễ, các đợt hoạt động, sinh nhật... - Địa điểm có thể tổ chức trong hội trường, ngoài trời hoặc tại các điểm sinh hoạt dã ngoại, các điểm thực hiện công trình. - Trang trí: Cờ Tổ quốc, Cờ Chữ thập đỏ, ảnh Bác, biểu trưng Hội, tiêu đề: “LỄ CÔNG NHẬN THANH NIÊN CHỮ THẬP ĐỎ XUNG KÍCH”..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Phiếu đăng ký tham gia Đội thanh niên Chữ thập đỏ xung kích, lý lịch trích ngang, nội dung tóm tắt giới thiệu về người xin gia nhập, huy hiệu Hội... - Quyết định công nhận của chi Hội/Hội cơ sở quản lý. c) Chương trình tổng quát: - Phần nghi thức: + Tuyên bố lý do. + Chào cờ, hát Quốc ca, Hội ca, hô khẩu hiệu. + Giới thiệu thành phần tham dự. - Phần nội dung: + Giới thiệu tóm tắt về người xin gia nhập Đội. + Công bố quyết định công nhận, gắn huy hiệu Hội và trao thẻ Thanh niên Chữ thập đỏ xung kích (phần gắn huy hiệu, trao thẻ có thể mời đại biểu). + Đội viên mới đọc lời hứa đội viên (có thể một hoặc nhiều đội viên cùng một lúc). + Đại diện BCH chi Hội/Hội cơ sở chúc mừng và phân công nhiệm vụ (theo khả năng chuyên môn, năng khiếu, sở trường). + Đội viên mới phát biểu cảm tưởng. - Phát biểu của lãnh đạo (nếu có). - Tuyên bố kết thúc, chào cờ bế mạc.. Nghi thức thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ Việt Nam là hệ thống những quy định về nghi thức, thủ tục, đội hình, đội ngũ được áp dụng chính thức cho sinh hoạt và hoạt động của tổ chức thanh thiếu niên Chữ thập đỏ Việt Nam. Căn cứ hướng dẫn trên đây, đề nghị các tỉnh, thành Hội triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề chưa phù hợp hoặc cần bổ sung, sửa đổi, đề nghị các tỉnh, thành Hội phản ảnh về Trung ương Hội (Ban Thanh thiếu niên - Tình nguyện viên) để điều chỉnh phù hợp.. Nơi nhận: - Các tỉnh, thành Hội (để t/h) - Các ban, đơn vị TW Hội (để t/h) - Các đ/c Thường trực (để c/đ); - Lưu VT, TTN.. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH, TỔNG THƯ KÝ.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Đoàn Văn Thái.

<span class='text_page_counter'>(16)</span>

×