Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.11 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ THI ĐỀ XUẤT. ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ 11 THPT Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề. Câu 1 ( 2.5 điểm ) Trình bày những nét chính và nêu nhận xét về phong trào chống đế quốc, phong kiến của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Câu 2 ( 2.0 điểm ) Giải thích tại sao Cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản thành công. Tác động của sự kiện này đối với khu vực châu Á cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Câu 3 (1.5 điểm ) Hoàn cảnh ra đời, nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới ở nước Nga xô viết năm 1921. Liên hệ với chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng ta năm 1986. Câu 4 ( 2.0 điểm ) Sự kiện lịch sử nào đánh dấu cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939 -1945) kết thúc. Nêu ý nghĩa của chiến thắng chống chủ nghĩa phát xít và bài học rút ra từ cuộc chiến tranh này. Câu 5 ( 2.0 điểm ) Trình bày khái quát cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam từ 1858 đến 1884. Em có nhận xét gì về lãnh đạo các phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta thời kỳ này. …………………..Hết …………….
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 1. 2. ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM CHẤM MÔN: Lịch sử 11 ( Đáp án gồm: 03 trang) Nội dung Trình bày những nét chính và nêu nhận xét về phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. 1. Những nét chính:* Nguyên nhân:-Do sự xâm lược của các nước đế quốc và thái độ thỏa hiệp của triều đình Mãn Thanh dẫn đến bùng nổ phong trào yêu nước chống đế quốc, chống phong kiến của nhân dân Trung Quốc. * Các phong trào tiêu biểu:- Khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc: 01/01/1851 Hồng Tú Toàn lãnh đạo nông dân Kim Điền ( Quảng Tây) khởi nghĩa, lan rộng nhiều địa phương kéo dài 14 năm ( 1851 -1864 ), xây dựng chính quyền ở Thiên Kinh ( Nam Kinh).... 7/1864 chính quyền Mãn Thanh câu kết với đế quốc đàn áp, khởi nghĩa thất bại. - Cải cách Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu được sự ủng hộ của vua Quang Tự chủ trương tiến hành cuộc cải cách tiến bộ.... Sau 100 ngày cuộc vận động Duy Tân Mậu Tuất: bị thất bại do sự chống đối của thế lực phong kiến thủ cựu... - Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn: Năm 1898 nông dân khởi nghĩa ở Sơn Đông, lan rộng khắp miền Bắc Trung Quốc. Nghĩa quân còn tấn công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh. Liên quân 8 nước đế quốc câu kết với phong kiến Mãn Thanh đàn áp phong trào thất bại. - Cách mạng Tân Hợi( 1911): + 10/10/1911 tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội – chính đảng của giai cấp tư sản phát động cuộc khởi nghĩa ở Vũ Xương nhằm đánh đổ MT, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc... khởi nghĩa thắng lợi, lan rộng khắp miền Trung và miền Nam TQ. + 12/1911 Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh thành lập Trung Hoa Dân Quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm Đại tổng thống, thông qua Hiến pháp lâm thời... + 3/1912 sau khi vua Phổ Nghi thoái vị, Tôn Trung Sơn bị ép phải từ chức, Viên Thế Khải -đại diện thế lực phong kiến quân phiệt lên làm Đại tổng thống Trung Hoa Dân Quốc. Cách mạng chấm dứt. 2.Nhận xét: Phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX diễn ra sôi nổi trên phạm vi toàn quốc nhằm chống đế quốc phong kiến - Lãnh đạo: Đại diện giai cấp nông dân, sĩ phu tiến bộ, tư sản... Hình thức: Khởi nghĩa vũ trang, cải cách, cách mạng xã hội... - KQ: Thất bại hoặc thắng lợi không triệt để do thiếu giai cấp tiên tiến, thiếu đường lối đúng đắn, bị đế quốc và phong kiến MT câu kết đàn áp. Giải thích tại sao Cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản thành công. Tác động của sự kiện này đối với khu vực châu Á cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ XX 1. Giải thích - NB có đủ những điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội….để cải cách thành công… - Những cải cách là tiến bộ đáp ứng yêu cầu của XH NB, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân - Vai trò của Thiên hoàng Mnh Trị, sự ủng hộ của tầng lớp Samurai và Đai mi ô… 2. Ảnh hưởng đến châu Á: - Cải cách của NB có ảnh hưởng đến nhiều nước châu Á . Trung Quốc cuối thế kỷ 19 cải cách của Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi… - Ở VN cuối TK19 cải cách của Nguyễn Trường Tộ…Đinh Văn Điền …đề ra những chính sách mới về các mặt KT, VH, GD…nhưng do thái độ bảo thủ của triều đình Nguyễn nên những cải cách không được thực hiện - Đầu thế kỷ XX các sỹ phu PK có tư tưởng tiến bộ PBC, PCT…tiếp thu ảnh hưởng NB tiến hành cải cách duy tân…lãnh đạo PT yêu nước theo khuynh hướng mới dân chủ tư. Điểm 2.5 0.25 0.25. 0.25 0.25 0.25. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 2.0 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> 3. 4. 5. sản. - Ở Phi - líp - pin cải cách của Hô-xê Ri-dan năm 1892...đã khơi dậy ý thức dân tộc, đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho người Phi - líp - pin …. - Ở Xiêm: + Cải cách của vua Ra-ma IV chủ trương mở của buôn bán với bên ngoài, dựa vào sự kiềm chế lẫn nhau giữa các nước đế quốc để bảo vệ độc lập đất nước.Năm 1892 cải cách của vua Ra-ma V theo khuôn mẫu củ các nước phương Tây về hành chính, tài chính, quân sự, giáo dục Hoàn cảnh ra đời, nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới ở nước Nga xô viết năm 1921. Liên hệ với chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng ta năm 1986. 1. Hoàn cảnh:1921 sau khi nội chiến chấm dứt, nước Nga Xô Viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng chế độ mới gặp nhiều khó khăn: chiến tranh tàn phá nặng nề..., khủng hoảng chính trị... Chính sách cộng sản thời chiến không còn phù hợp... - 3/1921 Đảng Bônsêvich Nga quyết định chuyển từ Chính sách cộng sản thời chiến sang chính sách kinh tế mới (NEP) do Lê nin đề xướng... 2.Nội dung: Nông nghiệp: Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật... - Công nghiệp: Nhà nước tập trung khôi phục CN nặng, tư nhân hóa những xí nghiệp dưới 20 công nhân, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư vào Nga. Nhà nước nắm các ngành chính kinh tế chủ chốt. - Thương nghiệp và tiền tệ: Tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, nhà nước mở lại các chợ, phát hành đồng rúp mới năm 1924. 2. Liên hệ : - Chủ trưrơng đổi mới của Đảng ta năm 1986 là sự vận dụng sáng tạo chính sách KT mới của Lê Nin. Trong đổi mới kinh tế Đảng chủ trương phát triến kinh tế nhiều thành phần…theo cơ chế thị trường. Xó bỏ cơ chế bao cấp ...nhằm giải phóng sức sản xuất, mở đường cho sản xuất phát triển … Sự kiện nào đánh dấu cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939 -1945) kết thúc. Nêu ý nghĩa của chiến thắng chống chủ nghĩa phát xít và bài học rút ra từ cuộc chiến tranh này. 1. Sự kiện tiêu biểu kết thúc chiến tranh: 9/5/1945 nước Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. - 15/8/1945 Nhật Bản kí hiệp định đầu hàng không điều kiện, kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai trên phạm vi toàn thế giới 2. Ý nghĩa của chiến thắng chống CNPX:-Thắng lợi của lực lượng Đồng minh và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới trong cuộc chiến tranh chống CNPX có ý nghĩa lịch sử trọng đại, tạo nên chuyển biến căn bản của tình hình thế giới sau chiến tranh: Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt… - Phong trào cách mạng CNXH phát triển, hệ thống XHCN thế giới hình thành... - Tương quan lực lượng giữa các nước TBCN thay đổi: Các nước phát xít bị tiêu diệt, Anh và Pháp đều suy yếu, Mĩ vươn lên thành siêu cường... - Phong trào giải phóng dân tộc thế giới phát triển, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của CNĐQ, nhiều quốc gia độc lập ra đời... 3. Bài học: Chiến tranh nổ ra để lại hậu quả nghiêm trọng đối với tất cả các bên nhất là với nhân dân lao động. Vì vậy bào vệ hòa bình thế giới ngày nay là vấn đề toàn cầu của mọi dân tộc. Hãy bằng mọi biện phải để ngăn ngừa mọi hành động gây chiến tranh của các nước … Trình bày khái quát cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam từ 1858 đến 1884. Em có nhận xét gì về lãnh đạo các phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta thời kỳ này.. 0.25 0.25. 1.5 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 2.0 0.25 0.25 0.25. 0.25 0.25 0.25 0.5. 2.0.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> 1. Trình bày khái quát: Ngày 1/9/1858 thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương nhân dân kiên quyết chống giặc…làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp. - Tháng 2/1859 quân Pháp đánh Gia Định. Dưới sự lãnh đạo của Trương Định, Đỗ Trinh Thoại, Nguyễn Thông nhân dân Nam Kỳ đã hăng hái kháng chiến. Tiêu biểu khởi nghĩa của Trương Định, khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực… anh em Phan Tam, Nguyễn Hữu Huân… - Ngày 20/11/1873 thực dân Pháp tấn công Bắc Kỳ lần 1. Nhân dân Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương anh dũng chống giặc giữ thành. Nhân dân và nghĩa quân Bắc Kỳ tự tổ chức kháng chiến làm nên thắng lợi trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất.. - Năm 1882 Pháp đnáh Bắc Kỳ lần thứ 2 . Cuộc chiến đấu bảo vệ thành HN của cha con Hoàng Diệu….cuộc đấu tranh của nhân dân Hà Nội chiến thắng cầu Giấy lần 2, hoạt động của nghĩa quân cờ đen … 2. Nhận xét về lãnh đạo PT : - Thời kỳ đầu do triều đình PK lãnh đạo cử các quan lại nhà Nguyễn tổ chức PT đấu tranh chống P như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu…Phạm Văn Nghị… - Khi triều đình PK thỏa hiệp với P không cùng nhân dân chống P, PT do nhân dân ta tự đứng lên tổ chức đấu tranh, lãnh đạo PT do những người có uy tín ở các địa phương lãnh đạo như Phó Quản cơ Trương Định.. Lưu Vĩnh Phúc lãnh đạo nghĩa quân cờ đen.. ……………….Hết………………. 0.25 0.5. 0.25 0.5 0.25 0.25.
<span class='text_page_counter'>(5)</span>