1
SỰ THỤ THAI
Sự mang thai bắt đầu khi một tế bào sinh dục nam duy nhất (tinh trùng) kết hợp với một tế bào giới
tính nữ (trứng hay noãn) để tạo thành một tế bào mới và duy nhất (được biết như một hợp tử).
Trứng và tinh trùng đều khác với mọi tế bào trong cơ thể con người, vì chúng chỉ mang một nửa tính di
truyền so với những tế bào khác, phần lớn tế bào đều có hàng ngàn gien và được sắp xếp trên các dải
mô gọi là các nhiễm sắc thể, trong hầu hết tế bào có 23 đôi hay tổng số 46 nhiễm sắc thể, nhưng chỉ
có 23 nhiễm sắc thể trong mỗi trứng và mỗi tinh trùng bình thường, khi trứng và tinh trùng kết hợp,
đòi hỏi phải có 46 nhiễm sắc thể được tạo thành cho một tế bào con người mới xuất hiện. Vì một nửa
nhiễm sắc thể của người mẹ và một nửa nhiễm sắc thể còn lại của người cha do đó con người mới ra
đời giống cả hai nhưng không hoàn toàn giống một trong hai người. Hơn nữa, các gien mang nhiễm
sắc thể từ trứng này sang trứng khác và từ tinh trùng này sang tinh trùng khác. Ðây là lý do tại sao
người anh và người chị thường nhìn khác nhau đến như vậy. Nhưng trước khi chúng ta có thể nhận
thức được đặc tính di truyền tạo ra mỗi đứa trẻ như thế nào, chúng ta phải biết về trứng và tinh trùng
nhiều hơn nữa cùng với cách chúng tìm đến và kết hợp với nhau như thế nào.
Trứng
Trứng có 3 chức năng trong thai kỳ.
1. Trứng chứa yếu tố di truyền mà người mẹ đóng góp cho đứa trẻ.
2. Trứng giữ " kế hoạch bậc thầy" đối với thai kỳ. Kế hoạch này xác định tiến trình và thời gian phát
triển của đứa bé trong suốt thai kỳ.
3. Trứng cung cấp chất dinh dưỡng cho hợp tử trong vài ngày đầu sau khi thụ tinh. Sau đó bào thai sẽ
nhận được chất dinh dưỡng qua dây rốn và nhau thai (sẽ được bàn luận sau). Vì trong vài ngày đầu cả
nhau thai lẫn dây rốn chưa xuất hiện.
Trứng nằm trong buồng trứng phụ nữ. Bé gái được sinh ra với buồng trứng đã hoàn thành. Không ai
biết chính xác buồng trứng một bé gái sinh ra trung bình có bao nhiêu trứng, nhưng con số tạm tính
cũng khoảng bốn trăm nghìn trứng, nhưng những trứng này còn non nớt và hoàn toàn nằm trong
buồng trứng. Những trứng chưa hoạt động cho đến tuổi dậy thì, lúc ấy buồng trứng mới bắt đầu hoạt
động và phóng thích trứng.
Trung bình phụ nữ bình thường sẽ sản xuất bốn trăm đến năm trăm trứng trưởng thành trong suốt
cuộc đời. Thông thường mỗi tháng một lần một trứng sẽ rụng từ một trong hai buồng trứng. Quá trình
này được gọi là phóng noãn (rụng trứng). Trứng sẽ rụng vào khoảng giữa chu kỳ kinh. Nếu phụ nữ có
chu kỳ kinh hai mươi tám ngày đều đặn, trứng sẽ rụng vào khoảng ngày thứ mười bốn. Nhưng đa số
phụ nữ không có chu kỳ kinh đều đặn như trên nên việc tính ngày trứng rụng khó chính xác. Tinh
2
trùng và trứng sẽ phải kết hợp với nhau trong khoảng từ 12 đến 24 giờ, còn không, trong vòng 48
tiếng, trứng sẽ phân rã.
Tinh Trùng
Tinh trùng là một tế bào sinh dục nam trưởng thành, một trong những tế bào nhỏ nhất trong cơ thể
nam giới. Mỗi một tế bào có chiều dài khoảng 0,05mm. Tinh trùng bình thường có 3 đoạn. Ðoạn trên
cùng là đầu chứa 23 nhiễm sắc thể, phần đóng góp của người cha vào hợp tử. Ðoạn giữa cung cấp lực
để tinh trùng di chuyển. Ðoạn cuối là đuôi quất tới lui để tinh trùng ngoi lên. Tinh trùng được sản sinh
trong các tiểu quản chứa tinh dịch của tinh hoàn.
Phải mất khoảng bảy mươi đến bảy mươi tư ngày, từ khi được tạo ra, tinh trùng mới trưởng thành.
Trong sáu mươi ngày đầu chúng được chứa trong các tiểu quản chứa tinh dịch, khoảng mười hai ngày
chót của giai đoạn tạo tinh, chúng ở trong mào tinh. Tinh trùng sống ở mào tinh khoảng vài tuần thì
phải được phóng thích ra, còn không chúng sẽ chết, được hấp thu lại vào cơ thể, và thay thế tinh trùng
mới.
Sau khi thành niên, đàn ông sinh tinh liên tục, nhưng khó ước lượng tinh trùng trung bình do đàn ông
tạo ra là bao nhiêu trong suốt cuộc đời, rõ ràng phải tới hàng tỉ vì mỗi tần xuất tinh có đến 300 triệu
tinh trùng được phóng ra.
Tinh trùng mang theo nó sự di truyền của người cha, nó cũng quyết định giới tính của đứa bé, một cặp
nhiễm sắc thể bình thường 23 cặp sẽ quyết định giới tính cho một cá thể. Tinh trùng mang nhiễm sắc
thể hoặc là X (nữ) hoặc là Y (nam) trong khi đó trứng luôn mang nhiễm sắc thể X, hợp tử có hai nhiễm
sắc thể X sẽ trở thành bé gái. Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y hợp tử sẽ có một X của mẹ và một
Y của cha và sẽ thành bé trai.
SỰ THỤ TINH
Qúa trình trứng và tinh trùng phối hợp để tạo thành hợp tử được gọi là thụ tinh hoặc thụ thai, thụ tinh
chỉ xảy ra khi tinh trùng xâm nhập vào bao ngoài của trứng cho phép phối hợp hai mươi ba nhiễm sắc
thể ở trứng và tinh trùng. Trình tự đó xảy ra ở vòi trứng (thường thường khoảng một phần ba ống bên
ngoài). Tuy nhiên sự thụ tinh không xảy ra nếu tinh trùng không vượt qua đoạn đường dài và nhiều
may rủi từ âm đạo đến vòi trứng. Tinh trùng bơi nhanh nhất cũng mất 1giờ 30 phút. Cơ thể phụ nữ
cũng tạo nên một chướng ngại vật, như môi trường âm đạo có độ axít cao, và chất này giết chết một
số tinh trùng. Sự khó tìm thấy cổ tử cung nếu kết cấu của chất nhầy ở đây không hợp cách, một số
tinh trùng khác bị chết bởi các kháng thể của phụ nữ (một loại kháng thể khác tương tự sinh ra để
chống lại sự viêm nhiễm). Khoảng nửa số tinh trùng tới được vòi trứng nhưng do bơi sai hướng, nghĩa
là vào ống không chứa trứng, nên ngay cả việc tới đúng chỗ nhưng vẫn không thành công. Tinh trùng
cũng có thể bị kẹt ở các mao (đám nhô lên như tóc mịn). Cuối cùng, một khi đã xảy ra sự thụ tinh, một
3
lớp phủ bảo vệ hình thành quanh hợp tử và ngăn chặn tinh trùng khác đi vào. Tất cả số tinh trùng
khác còn lại trong vòi trứng sẽ bị hủy tại đây.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI VÀ BÀO THAI
Thai kỳ có thể được chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn chúng ta vừa thảo luận được xem như là thời kỳ
đầu kéo dài khoảng chừng hai tuần đầu của thai kỳ. Từ hai đến tám tuần lễ (hai tháng) bé phát triển
như một phôi thai thời kỳ phôi. Giai đoạn còn lại (từ tuần thứ chín đến khi sinh) gọi là thời kỳ bào thai
và sinh vật phát triển được gọi là bào thai.
Thời kỳ phát triển phôi (tuần lễ thứ hai đến thứ tám)
Trước khi được sinh ra thai nhi phát triển qua nhiều giai đoạn. Ví dụ: Não và tim bắt đầu phát triển
trước đường tiêu hóa, bộ xương và các cơ. Những chi tiết như tóc và mi mắt xuất hiện chậm hơn
nhiều. Nếu có một yếu tố nào làm ảnh hưởng đến giai đoạn phát triển, đặc biệt thuốc uống hay bức xạ
thì sự tổn thương sẽ xảy ra.
Ví dụ: Ngón tay, ngón chân được hình thành từ tuần lễ thứ sáu đến thứ tám của thai
kỳ. Nếu có điều gì
đó can thiệp vào sự phát triển của chúng thì chúng sẽ không sửa chữa được sau này. Phần lớn các giai
đoạn phát triển các cơ quan quan trọng diễn ra trong 12 tuần đầu vì thế phôi đang phát triển có thể bị
tổn hại nghiêm trọng bởi thuốc uống hay bệnh hoạn trong thời gian này. Một khi các bộ phận và các hệ
bộ phận ở đúng vị trí, chúng ít khi bị tổn hại. Ðó là điều tại sao bệnh sởi Ðức bộc phát trong suốt 12
tuần đầu có thể dẫn đến những sự bất thường nghiêm trọng.
Ở tuần thứ tám, phôi bắt đầu tượng hình, mặc dù còn nhỏ xíu nhưng cánh tay, chân có các ngón, mắt
và tai bắt đầu hình thành. Có điều, nó chưa thể tự sống, nghĩa là chưa thể sống ngoài môi trường tử
cung.
Thời kỳ bào thai (tuần lễ thứ chín đến khi sinh)
Chúng ta bắt đầu nói về thời kỳ phát triển cơ thể thai nhi khi được ba tháng. Khi phần lớn các cơ quan
đã được hình thành, thời kỳ bào thai dành hết hoàn toàn cho sự tăng trưởng và hoàn chỉnh các bộ
phận. Bào thai có thể phát triển và sống được (có khả năng sống ngoài tử cung) khoảng 24 đến 26
tuần lễ (180 ngày sau khi thụ thai), Mặc dù các kỹ thuật tân tiến có thể giúp bào thai sinh non sống
sót, nhưng phần lớn trẻ sinh quá non bị chết.
Bào thai lớn nhanh, đặc biệt ba tháng cuối thai kỳ. Lúc sáu tháng, bào thai có chiều dài trung bình từ
25 đến 30cm và cân nặng từ 454g hoặc 681g cân Anh. Thai nhi lên cân nhanh khoảng 900g mỗi tháng
và tiếp tục lên để trẻ sinh ra bình quân cân nặng từ 2,7kg đến 3,8kg, chiều dài khoảng 52,5cm. Trọng
lượng trên 2,2 kg được coi là bình thường.
Sự phát triển các cơ quan sinh dục
4
Các cơ quan sinh dục được phát triển trong thời kỳ đầu bào thai. Cho tới khi điều này xảy ra, tất cả
phôi đều có hình dạng giống nhau. Chúng cũng có cơ quan sinh dục gọi là tuyến sinh dục và sau đó trở
thành tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ.
Nếu bào thai có cặp nhiễm sắc thể nam XY (đã nói ở trước, một chất gọi là kháng nguyên HY sẽ bắt
đầu sản sinh trong tuần thứ bảy của thai kỳ. Chất kháng nguyên HY sẽ tạo ra tuyến sinh dục trung tính
trước đó để tạo thành tinh hoàn. Tinh hoàn này bắt đầu sản xuất hóc môn nam testosterons.
Testosterons cũng làm hệ sinh sản nam và cơ quan sinh dục ngoài phát triển. Với dương vật có thể
thấy vào khoảng tuần mười hai của thai kỳ.
Nếu những ảnh hưởng của hóc môn nam không hiện diện ở thời điểm này, đứa bé sẽ phát triển đặc
tính thể lý của bé gái mặc dù nó có cặp nhiễm sắc thể XY.
Nếu bào thai có cặp nhiễm sắc thể XX, các tuyến sinh dục chưa phân biệt sẽ phát triển thành buồng
trứng. Từ tuần lễ thứ mười bốn, cơ quan sinh dục ngoài sẽ là của bé gái.
Cảm nhận bào thai chuyển động
Có một sự kiện xảy ra trong thời kỳ, thường là nỗi quan tâm lớn cho cha mẹ. Ðôi khi vào khoảng bốn
tháng rưỡi người mẹ sẽ cảm thấy bào thai máy động. Ðầu tiên, đơn giản chỉ là một cảm giác mơ hồ
được biết như một sự máy động. Tuy nhiên không lâu sau đó bào thai sẽ cử động khá mạnh làm cho
có cảm giác như bị thúc và có thể thấy được ở bụng người mẹ, nhất là từ tháng thứ năm trở đi. Nhưng
tới cuối thai kỳ, những cử động đó không còn thấy rõ nữa (mặc dù chúng vẫn còn) vì bào thai di
chuyển xuống dưới hơn.
DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG
Làm sao phụ nữ biết là mình có thai? Chỉ có một cách chắc chắn là khám thai hay vùng tiểu khung. Hầu
hết phụ nữ nghi mình có thai khi không thấy kinh mặc dù có nhiều nguyên nhân khác có thể gây mất
kinh và một vài phụ nữ tiếp tục có kinh trong vài tháng đầu của thai kỳ. Tuy vậy, việc mất kinh là dấu
hiệu khá chính xác để chỉ hiện tượng này.
Những hiện tượng sớm về việc có thai có thể phát triển từ 6 đến 12 tuần lễ, những sự thay đổi này hầu
như xuất hiện khi người phụ nữ có thai khoảng 3 tuần (nghĩa là 1
tuần sau chu kỳ kinh đáng ra phải có,
và 5 tuần sau kỳ kinh cuối khởi đầu).
Những hiện tượng được gây ra do những thay đổi các mức nội tiết
tố, một phần của thai kỳ.
Một phụ nữ có thể phát triển một vài triệu chứng hoặc không có triệu chứng nào cả, cũng có thể người
đó có tất cả các triệu chứng sau:
1- Ngực phát triển và căng.
2- Ốm nghén. (buồn nôn và ói không nhất thiết phải vào buổi sáng)
5
3- Hay đi tiểu.
4- Mệt mỏi, cần ngủ nhiều.
5- Lên cân.
6- Phát triển bụng dưới.
7- Tăng thân nhiệt
8- Trạng thái buồn buồn.
9- Thay đổi ham muốn tình dục.
10- Thèm ăn.
11- Ăn nhiều.
Một vài phụ nữ cho biết rằng họ biết có thai ngay sau khi thụ thai, nghĩa là họ cảm thấy khang khác,
nhất là phụ nữ đã từng mang thai do có kinh nghiệm về những thay đổi. Nhưng cách chắc chắn nhất
vẫn là thử thai và khảo sát vùng tiểu khung.
NHỮNG CÁCH THỬ THAI
Có nhiều cách để thử thai, gồm cả việc mua dụng cụ thử thai ở tiệm thuốc để thử lấy ở nhà. Việc thụ
thai căn cứ vào sự phát triển nội tiết tố HCG trong cơ thể người phụ nữ. Hầu hết các cách sử dụng để
thử (gồm cả việc thử ở nhà) là để kiểm tra sự hiện diện của nội tiết tố này trong nước tiểu, cũng có
những cách thử tốn kém hơn như kiểm tra sự hiện diện của kích thích tố này qua mẫu máu, do bác sĩ
hay nhà chuyên môn thực hiện. Các phương pháp thử, kể cả cách thực hiện ở nhà, có thể chính xác
khoảng 97%.
Nếu muốn tính ngày sinh (ngày đứa trẻ ra đời theo dự tính) họ có thể sử dụng luật Nagele bằng cách
lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối trừ đi ba tháng và thêm bảy ngày.
Ví dụ : Nếu thấy ngày kinh sau cùng khởi sự ngày đầu tháng Giêng, bạn sẽ sinh ngày
8 tháng Mười tới.
Biết được ngày sinh là điều rất quan trọng để bạn chuẩn bị (lưu ý đây chỉ là dự tính), vì việc mang thai
bình thường có thể thay đổi từ 38 đến 42 tuần, có nghĩa xê xích nhau khoảng 2 tuần là bình thường.
Trên thực tế, dưới 10% phụ nữ nói đúng ngày sinh, và một nửa. số trẻ sinh sớm hơn mươi ngày hoặc
sau mươi ngày theo ngày dự tính.
VIỆC SĂN SÓC TIỀN SINH
Sau khi thụ thai, bạn nên có kế hoạch thăm thai. Người theo dõi có thể là người sẽ đỡ đẻ cho bạn sau
này.
6
Trong những lần khám thai, bạn sẽ được khám tổng quát, gồm vùng tiểu khung và xét nghiệm kính
phết Pap. Ngày sinh con cũng được tính, rồi tiền sử chi tiết sức khỏe của bạn (và của gia đình chồng hay
bạn tình) cũng sẽ được hỏi rõ. Bác sĩ lấy mẫu máu để xem có bị bệnh thiếu máu, loại máu và tính miễn
dịch đối với một vài bệnh nhiễm trùng nào đó. Nếu bạn từ 35 tuổi trở lên (hoặc trong gia đình có những
trường hợp khuyết tật lúc sinh), xét nghiệm này được gọi là chọc dò màng ối qua
bụng.
Sau lần khám thai đầu tiên, bạn sẽ được thời khóa biểu thăm thai hàng tháng và đến tháng thứ bảy sẽ
khám hai tuần lần cho đến tháng cuối thai kỳ; trong tháng cuối cùng này, bác sĩ sẽ khám mỗi tuần một
lần đến ngày sinh. Những lần khám này, bạn thường được cân, đo huyết áp xét nghiệm nước tiểu, đo
kích thước tử cung, kiểm tra tư thế và nhịp tim của thai nhi. Trừ trường hợp có nguy cơ cao, còn không,
việc khám vùng tiểu khung không cần thiết phải khám thường xuyên.
Ngoài ra, bạn còn được hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng, những thứ cần kiêng cữ như thuốc lá, rượu
.v.v..., một toa thuốc bổ riêng vì sự mang thai làm tiêu hao sức khỏe người mẹ, và hầu hết phụ nữ cần
bổ sung chất sắt và sinh tố. Việc bổ sung sinh tố xem chừng là điều cần thiết kể cả khỉ bạn ăn uống cân
bằng dinh dưỡng.
NHỮNG TRƢỜNG HỢP CÓ NGUY CƠ CAO
1- Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi và dưới 18 tuổi thường có tỷ lệ biến chứng cao hơn những phụ nữ
mang thai khác.
2- Các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, cao huyết áp hoặc bệnh tim có khả năng gây nguy hiểm đối với
người mẹ và gây hậu quả không tốt đối với thai nhi.
3- Vài số thuốc như những loại thuốc khống chế cơn động kinh có thể gây hại thai nhi.
4- Phụ nữ có tiền sử sảy thai, sanh thai chết, hoặc sinh con có khuyết tật đều có nguy cơ gặp những rắc
rối cho lần mang thai sau.
5- Các tai biến, những viêm nhiễm (đặc biệt qua đường tình dục), phẫu thuật và các bệnh khác khi
mang thai.
6- Ða thai (sinh đôi hoặc sinh ba). Với những nguy cơ này, bạn sẽ được chỉ định khám tăng cường và
được hướng dẫn đặc biệt hơn. Trong một số trường hợp bất khả kháng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khỏe của người mẹ, bác sĩ cổ thể đề nghị hủy thai.
Những quan tâm về di truyền
Những cặp vợ chồng trước khi dự định có con cần nghĩ đến vấn đế di truyền của mình, họ nên kiểm tra
xem nếu họ hoặc thân nhân (đặc biệt cha, mẹ, anh, chị, ông, bà) có bất cứ khuyết tật nào di truyền
hoặc có vấn đề về sức khỏe.
7
Có đến 5% trẻ được sinh ra bị khuyết tật do (ảnh hưởng) di truyền ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể, kể
cả não, và có khi làm chết thai.
Một ví dụ về khuyết tật di truyền như hội chứng Down gây đần độn và những vấn đề sức khỏe khác,
những người có nguồn gốc từ những chủng tộc khác nhau. Ví dụ : người Anh, Do Thái và người Mỹ gốc
Phi, có tỷ lệ nguy hiểm khác nhau đối vài rối loạn di truyền.
Nếu có khả năng thừa hưởng một khuyết tật trong gia đình thì đôi vợ chồng này cần tìm đến sự cố vấn
về di truyền dể tìm ra những cơ may vượt qua những gì có thể xảy ra cho trẻ sơ sinh, nhất là đã có một
đứa con bị khuyết tật di truyền rõ rệt. Việc này cần tiến hành ngay với các nhà di truyền học giỏi.
NHỮNG THAY ĐỔI TRONG KHI MANG THAI
Những thay đổi cơ thể trong suốt quá trình mang thai
Sự mang thai thông thường kéo dài 38 đến 42 tuần, hay khoảng chín tháng. Ðối với mục đích để thảo
luận, ta chia thai kỳ làm ba giai đoạn, mỗi giai đoạn là ba tháng, gọi là quý.
Quý một:
Ða số các ảnh hưởng gây ra ấn tượng mạnh nhất khi mang thai (ngoài sự lên cân) đều xảy ra trong quý
một: Trong ba tháng đầu tiên này có các thay đổi quan trọng về mức nội tiết, đặc biệt mức đo hai nội
tiết tố estrogen và progesterone. Những thay đổi này làm vú căng, hai núm vú và quầng vú sẫm màu,
nhất là phụ nữ mang thai lần đầu. Phụ nữ có thai cần đi tiểu nhiều hơn bình thường và có thể bị táo
bón. Táo bón là một chứng nhưng không được đề nghị cho uống những loại thuốc nhuận trường vì
thuốc có thể gây nguy hiểm cho bào thai, thay vào đó người mẹ nên uống thêm chất lỏng và ăn thêm
chất xơ trong khẩu phấn ăn hằng ngày.
Mệt mỏi và buồn ngủ là do mức kích thích tố progesterone tăng, điều đó không có gì bất thường, vì
thường lúc này họ cần ngủ từ tám đến mười giờ mỗi ngày, thêm giờ ngủ trưa.
Khoảng phân nửa phụ nữ mắc chứng buồn nôn và ói, gọi là "ốm nghén".
Ví dụ: Một vài phụ nữ buồn nôn khi thấy hoặc ngửi mùi thức ăn, đặc biệt mùi thức ăn
đang nấu, những
người khác cảm thấy đau dạ dày mỗi khi thức dậy, họ thường ăn bánh snach (như bánh quy giòn) cứ
hai hoặc ba giờ họ ăn một lần giúp làm giảm cảm giác buồn nôn. Cần tránh các thức ăn chiên có mỡ và
các loại thức ăn khó tiêu.
Phần lớn chứng ốm nghén sẽ qua đi và biến mất vào đầu tháng tư, điều quan trọng là không nên dùng
các loại thuốc như kháng acid để điều trị chứng đau dạ dày, trừ khi được bác sĩ chỉ định.
Sẩy thai cũng thường xảy ra vào quý đầu. Sảy thai thường do nguyên nhân tự nhiên chứ không tại bác
sĩ hay chính đương sự. Thật ra, hầu hết các nguyên nhân sẩy thai đều không được xác định, bất kỳ sự
8
chảy máu nào của âm đạo ở giai đoạn sớm này đều là dấu hiệu của nguy cơ sẩy thai, nên báo với bác sĩ
ngay để được hướng dẫn.
Quý hai:
Hầu hết các vấn đề của quý một sẽ giảm dần trong quý hai, bây giờ là sự tăng trưởng ở vùng bụng rất
nhanh.Vào tháng thứ năm, họ sẽ cảm nhận được những cử động của thai nhi (thai đạp lần đầu) và họ
cảm thấy thật sung sướng. Ðây là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển tốt. Cũng vào khoảng thời
gian này, nhịp tim có thể nghe được qua ống nghe tim thai.
Một số vấn đề trong quý một vẫn còn tiếp diễn trong quý hai. Táo bón thường đi đôi với việc cơ quan ép
lên vùng tiểu khung và các mạch máu ở trực tràng gây phát triển bệnh trĩ. Muốn sử dụng thuốc phải hỏi
ý kiến của bác sĩ. Một số phụ nữ bị chứng phù (sưng), đặc biệt ở tay, chân và cả cổ chân. Vì phù có thể
là dấu hiệu của chứng ngộ độc huyết, cần trình bày rõ cho bác sĩ biết những chỗ bị sưng. Vào tuần thứ
mười chín (hoặc trễ hơn) của thai kỳ, vú có thể sinh sản sữa non. Sữa non là một chất lỏng, dinh dính,
màu vàng nhạt, tuy không nhiều nhưng cũng đủ để nhận ra.
Quý ba:
Vào quý ba, tử cung trở nên rất rộng và lên cân đáng kể. Khi mang thai, phụ nữ có thể tăng khoảng 10
đến 13kg, nhất là vào quý hai và ba, phụ nữ tăng cân khoảng 1/2 kg một tuần.
Vào khoảng cuối thai kỳ (hai hoặc ba tuần trước khi sinh) thai nhi xuống vị trí thấp hơn trong ổ bụng,
khi đáy tử cung căng ra chuẩn bị sinh. Sự thay đổi vị trí này gọi là sự sa bụng (có lẽ vì nó làm giảm áp
lực khó chịu bên trong phổi và dạ dày) và dấu hiệu mệt nhọc sẽ sớm bắt đầu. Sa bụng làm tăng sức ép
ở bụng dưới, có thể gây ra một vài khó chịu mới bao gồm: đi tiểu thường hơn, táo bón và sưng cổ chân.
Sự thay đổi cơ thể trong khi mang thai đáng quan tâm nhất ở quý ba là gây ra một số tác dụng phụ có
thể làm khó chịu. Có điều những khó chịu này chỉ nhất thời và sẽ biến mất hoàn toàn sau khi sinh một
tuần.
NHỮNG THAY ĐỔI TRONG TÂM LÝ VÀ TÌNH CẢM
Ngƣời mẹ tƣơng lai
Những thay đổi thể lý có thể tương tự nhau, nhưng những phản ứng tình cảm nơi mỗi sản phụ có thể
khác nhau. Có bao nhiêu phụ nữ mang thai là có bấy nhiêu phản ứng khác nhau. Khác nhau về tình cảm
chờ mong, rồi thai kỳ có được mạnh khỏe và thoải mái không, vấn đề tài chính ra sao. Nhưng ngay cả
trong những điều kiện tốt nhất, phụ nữ (và đàn ông) có thể có rất nhiều cảm giác lẫn lộn về thai kỳ.
Nếu sự mang thai là điều xảy ra ngoài ý muốn, người phụ nữ cảm thấy rất căng thẳng và bất ổn về tình
cảm. Mỗi lần mang thai đều khác nhau và xảy ra trong những điều kiện khác nhau, vì thế phụ nữ không
thể mong là có những cảm nhận giống nhau mỗi lần có thai.
9
Vài tuần lễ đầu tiên của thai kỳ thường là thời điểm của những tình cảm lẫn lộn đặc biệt. Phụ nữ có thể
hồi hộp khi có thai nhưng cũng có thể có nhiều ngờ vực và lo sợ nhất là lần mang thai đầu. Vài phụ nữ
quá quan tâm đến nỗi họ trở nên mê tín dị đoan và từ chối việc nói chuyện có thai với bất cứ người nào
khác vì sợ gặp điềm gở, thường có tới 20% trường hợp sẩy thai vào thời gian đầu này, nên hãy thủng
thẳng khi nói chuyện có thai. Họ còn nghi ngại về khả năng làm người mẹ của mình.
Thật sự nàng không thể mường tượng mình sẽ là một người mẹ và chồng nàng sẽ là một người cha.
Khi bước vào quý hai và đặc biệt sau khi cô ta cảm thấy thai nhi cử động, một số lo lắng trước đây
giảm. Nhiều tình cảm khác lại phát sinh, như sự gắn bó và kính trọng mẹ ruột của nàng, vì cả hai người
cảm thấy họ có những cái chung. Vài tuần cuối của thai kỳ có thể khó khăn hơn do mệt mỏi và khó đi
lại. Lúc này có thể phát sinh tình cảm bị lẻ loi buồn chán.
Ngƣời cha tƣơng lai
Cũng như phụ nữ, người đàn ông cũng có những tình cảm lẫn lộn. Vì người cha tương lai không phải trải
qua những thay đổi cơ thể, nhưng trước tiên, việc mang thai dường như không phải là sự thật đối với
họ, mặc dù họ rất quan tâm. Vào quý hai, một khi họ nghe tim thai đập và cảm nhận bào thai đang đạp,
lúc ấy đối với họ dường như mới là sự thật.
Nhưng người cha háo hức luôn lo lắng về những gì họ mường tượng lúc sinh con. Họ sợ không biết vợ
mình có khả năng chịu đựng lúc trở dạ và sinh nở hay không. Phương pháp tốt nhất để chống lại những
mối cảm xúc này là sự am hiểu thông tin bằng cách tìm hiểu sách báo hay trao đổi với những người có
kinh nghiệm. Họ cần sáng suốt hơn, vì chính họ mới là người quán xuyến nhiều thứ, nhất là sau khi
người vợ sinh xong còn mệt mỏi.
MỐI QUAN HỆ CỦA HAI NGƢỜI VÀ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG GIA ĐÌNH
Sự mang thai thường có những tác động mạnh đến mối quan hệ của hai vợ chồng. Bên cạnh niềm vui là
những sự lo lắng về tương lai, rồi những hạn chế trong sinh hoạt tình dục nhiều khi cũng trở thành vấn
đề. Anh chị của đứa em sắp chào đời cũng chịu sự tác động bởi sự có thai, chúng có thể đáp ứng lại
bằng niềm vui và sự nâng đỡ nhưng cũng có thể là sự lo âu nên có thể không có cảm tình với đứa em
sắp chào đời. Chính vì thế, điều cần thiết là phải chuẩn bị tinh thần cho những đứa con lớn, giúp chúng
hiểu để có tình cảm dịu dàng và giảm bớt sự ghen tuông.
TÌNH DỤC LÚC MANG THAI
Ða số phụ nữ vẫn tiếp tục giao hợp trong lúc mang thai, nhưng nhiều cặp vợ chồng có những lo lắng và
thắc mắc trong thời gian này. Có thể có người phụ nữ không cảm thấy ham muốn vào những tháng cuối
của thai kỳ.
10
Một số khác sợ việc đưa mạnh dương vật vào hoặc sức nặng cơ thể của bạn tình có thể đè bẹp bào thai,
nhưng phổ biến là lo lắng nguy cơ gây viêm nhiễm.
Cũng có một số cảnh báo cần được nhắc nhở khi giao hợp lúc mang thai:
1- Nếu người phụ nữ có tiền sử xảy thai hoặc xuất huyết âm đạo trong thời gian mang thai.
2- Cuối cùng kỹ thuật làm tình mà tất cả phụ nữ có thai nên tránh, đó là hành động thổi mạnh không
khí vào âm đạo trong khi giao hợp bằng miệng (kích thích bộ phận sinh dục nữ bằng miệng).
VẪN LÀM VIỆC KHI ĐANG MANG THAI
Ngày nay, hầu hết phụ nữ đều ra ngoài làm việc để kiếm tiền, và trong số này có khoảng 80% mang
thai ít nhất là một lần trong đời làm việc của họ. Nhiều phụ nữ thắc mắc là khi có bầu thì họ sẽ làm việc
được trong bao lâu, nhưng chẳng thể đơn giản trả lời được vì nó phụ thuộc vào sức khỏe và bản chất
công việc của mỗi người. Trong đa số trường hợp, để cho toàn vẹn, cần nghỉ làm ngay cho đến khi sinh
đẻ xong. Những đối xử bất công cần được pháp luật can thiệp.
SỨC KHỎE LÚC MANG THAI
Sự dinh dƣỡng
Những phụ nữ khi mang thai cần nhiều chất đạm, sinh tố, chất khoáng và tổng nhu cầu nhiệt lượng
nhiều hơn phụ nữ bình thường (từ 2000 đến 2400 calo).
Một chế độ ăn uống dinh dưỡng cung cấp cho một ngày vào khoảng 2000 đến 2400 calo thường bao
gồm:
Sữa
Thực phẩm gốc thịt
Trái cây chín
Bánh mì và các loại thức ăn chứa tinh bột khác
Các chất béo và dầu mỡ
Những chất khoáng khác nhau như chất sắt và chất vôi (canxi), cũng đặc biệt quan trọng trong thời gian
thai nghén. Chúng hỗ trợ người phụ nữ chống lại sự mệt mỏi, co thắt cơ bắp, thiếu máu, nhức đầu và
tăng cường dinh dưỡng cho thai nhi.
Tập thể dục
Việc tập thể dục giúp ổn định trọng lượng cơ thể và góp phần giữ gìn sức khỏe tổng quát, sự sảng khoái
tinh thần. Nếu bạn đã tập thể dục đều đặn, bạn không có lý do gì ngưng tập khi mang thai.
Thuốc men
11
Nhiều loại thuốc như aspirin, các chất kháng acid, thuốc chống xung huyết, hoặc thuốc nhuận trường
được dùng quá thông dụng đến nỗi chúng ta không nghĩ đến khả năng gây nguy hiểm của chúng.
Nhưng những thuốc này đều cần cẩn trọng trong thời kỳ có thai vì chúng đều có thể gây nguy hiểm cho
sự phát triển của bào thai.
Trên thực tế nhau thai có cung cấp một sự bảo vệ nào đó giúp lọc bớt những chất nguy hiểm khỏi dòng
máu người mẹ trước khi tới bào thai, nhưng khả năng này có giới hạn. Nhiều loại thuốc đi qua nó tới
được bào thai và gây ra những tổn hại, nhất là não.
Rƣợu
Người ta ước tính rằng cứ 1.000 trẻ sinh ra do người mẹ uống rượu, dù chưa phải là nghiện, thì có đến
78 đến 690 trẻ bị những khuyết tật hoặc các vấn đề về sức khỏe.
Ảnh hưởng của rượu tỉ lệ với lượng mà người mẹ đưa vào cơ thể, nghĩa là người mẹ càng uống nhiều,
nguy cơ cho bé sơ sinh càng lớn.
Hút thuốc
Nhiều người trong chúng ta thừa nhận rằng phụ nữ không nên sử dụng thuốc lá trong khi có thai,
nhưng hầu hết chúng ta không nghĩ rằng thuốc lá như là thuốc uống, mặc dù chúng có chứa chất gây
nghiện (nicotin) - Chúng ta thường hiểu thuốc lá là một nguy cơ đối với sức khỏe nhưng không phải cho
thai nhi đang phát triển mà cho phổi chúng ta.
Sự thực, hút thuốc lá trong khi mang thai rất nguy hiểm, ảnh hưởng rõ rệt nhất là sự phát triển của thai
nhi. Ðứa bé được sinh ra do người mẹ hút thuốc thường cân nhẹ hơn trẻ em bình thường ít nhất khoảng
200g. Chúng cũng ngắn hơn và đầu nhô hơn. Những tác động này có thể kéo dài và thậm chí là vĩnh
viễn. Hút thuốc còn có thể ảnh hưởng đến việc phát triển trí tuệ của con cái.
Hút thuốc xem chừng còn làm gia tăng sự sẩy thai, làm trẻ chết lúc sinh, nhất là những phụ nữ còn bị
những chứng bệnh khác như cao huyết áp.
Chất cafêin
Nhiều loại thực phẩm và thuốc chứa chất cafêin khác nhau được nhiều người tiêu thụ số lượng đáng kể
mỗi ngày, nhiều loại nước ngọt đặc biệt như nước giải khát cô ca, sôcôla và trà cũng có chất cafêin.
Nhiều nghiên cứu cảnh báo việc phụ nữ có thai dùng quá nhiều các thực phẩm chứa cafêin, vì nó có thể
gây dị dạng ở thai nhi.
CÁC LOẠI THUỐC BẤT HỢP PHÁP
Người ta còn biết ít về tác dụng của đa số các loại thuốc bất hợp pháp đối với bào thai đang phát triển,
cả hai loại thuốc gây nghiện như heroin và methadone được biết là cực kỳ nguy hiểm và đôi khi làm chết
trẻ sơ sinh. Giống như rượu. Những loại thuốc này luôn có mối quan hệ với vấn đề tăng trưởng, những
12
đứa trẻ được người mẹ nghiện sinh ra thì chính chúng cũng bị nghiện thuốc và chúng phải cai nghiện
giống như người lớn.
Ngoài những tác dụng của các loại thuốc bất hợp pháp này thì điều quan trọng là nếu phụ nữ dùng kim
để chích thuốc chung với nhiều người khác còn có nguy cơ nhiễm vi rút gây ra bệnh AIDS, một bệnh gây
chết người chưa có thuốc chữa.
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
Ðiều quan trọng là biết trước những nguy cơ do tiếp xúc với các hóa chất độc hại của môi trường, như
chất chì đã được biết từ lâu là nó có tác dụng ngầm vào tiến trình sinh sản.
Ngoài ra còn có nhiều loại hóa chất được dùng thông dụng trọng gia đình, nơi làm
việc và nghề nông
mà chúng ta biết rất ít. Nhiều hóa chất được biết là gây hại cho súc vật đồng thời cũng có hại cho hệ
sinh sản của con người.
Hầu hết các hóa chất sau khi qua nhau thai đểu gây hại ít nhiều cho bào thai, phụ nữ làm việc trong
một vài ngành nghề như: phòng thí nghiệm, gây mê, hàn xì được đánh giá là có tỉ lệ sẩy thai và trẻ sinh
ra bị dị dạng cao.
Sau đây là một ít cách đề phòng cơ bản mà phụ nữ mang thai có thể làm theo để giảm các nguy cơ có
liên quan đến hóa chất độc hại.
Ở nhà
1. Tránh dùng hoặc tiếp xúc với hóa chất mạnh (như thuốc diệt côn trùng và thuốc tẩy).
2. Rửa thật cẩn thật tất các loại rau trái.
3. Tránh tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình mà công việc của họ có liên quan đến hóa chất.
4. Trong khi có thai nên uống nước đóng chai hoặc đun sôi.
5. Tránh ở vùng ngoài trời, vùng vừa mới phun thuốc trừ sâu.
Ở nơi làm việc
1. Những nghề có nguy cơ cao (ví dụ: làm tóc và mỹ phẩm, săn sóc sức khỏe, giặt ủi và hấp tẩy).
2. Xin xét thuyên chuyển công việc nào mà bạn sẽ không còn tiếp xúc với hóa chất.
3. Xin nghỉ hộ sản càng sớm càng tốt nếu bạn làm việc ở ngành nghề có nguy cơ cao.
LÀM MẸ LÀ NIỀM HẠNH PHÚC CỦA BẠN
Mang thai là niềm hạnh phúc của bạn và chồng bạn. Ðứa con mà các bạn hằng mơ ước sẽ. phát triển
trong bụng mẹ khoảng chín tháng. Sự kiện đáng yêu này sẽ mang lại cho các bạn niềm hạnh phúc
13
nhưng đồng thời người mẹ cũng có thể gặp một số khó khăn. Người ta thường chia cả quá trình có thai
thành ba giai đoạn:
Ba tháng đầu
: Trứng đã được thụ tinh làm tổ và lớn dần, các cơ quan, bộ phận của thai nhi
được hình thành trong thời kỳ này. Có thai là một yếu tố hoàn toàn mới mẻ cho cơ thể người
mẹ, đồng thời với sự xuất hiện của bào thai các chất nội tiết trong cơ thể người mẹ cũng thay
đổi, vì vậy bạn thường nhận thấy ốm nghén hay một số dấu hiệu khác.
Ba tháng giữa
: Trong thời kỳ này thai nhi đã có đủ tất cả các bộ phận và bắt đầu có những
chuyển động. Cơ thể người mẹ cũng đã quen dần với sự thay đổi của việc mang thai nên ốm
nghén giảm đi và cân nặng của người mẹ tăng lên cùng với sự phát triển của thai nhi.
Ba tháng cuối: Thai nhi tiếp tục phát triển và thường
chuyển động thay đổi tư thế. Kích thước
thai lớn dần gây chèn ép cho cơ thể người mẹ.
KHI CÓ THAI BẠN NÊN TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHƢ THẾ NÀO?
Khi có thai bạn NÊN:
Ði khám thai sớm khi bạn biết mình có thai; Nên đi khám thai ít nhất là ba hoặc bốn tháng trong
thời gian mang thai: một lần vào ba tháng đầu, một lần vào ba tháng giữa và một hoặc hai lần
vào ba tháng cuối ; Nếu có điều kiện bạn nên đi khám thai nhiều hơn. Những lần khám thai giúp
cho bạn biết thai nhi có phát triển bình thường không, và người mẹ có bệnh gì hoặc có khó khăn
gì cần phải xử trí không. Khám thai cũng giúp cho bạn biết bạn sẽ đẻ thường hay sẽ cần những
can thiệp đặc biệt (như mổ đẻ). Vì vậy trong những lần đi khám thai vào ba tháng cuối bạn nên
hỏi ý kiến bác sĩ hoặc nữ hộ sinh để chọn nơi sinh thích hợp. (Nếu bạn được dự báo là sẽ đẻ khó
thì bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ hướng dẫn bạn nên sinh ở một cơ sở y tế có đủ các phương tiện
cấp cứu).
Tiêm vac xin phòng uốn ván hai lần. Mũi thứ nhất cần
được tiêm càng sớm càng tốt (thường
tiêm khi bạn đi khám thai lần thứ nhất). Mũi thứ hai cách mũi thứ nhất ít nhất một tháng và
muộn nhất là trước khi đẻ một tháng (thường tiêm khi bạn đi khám thai lần thứ hai hoặc thứ
ba). Tiêm vắcxin sẽ giúp cho bản thân bạn và cả con bạn tránh được một căn bệnh rất nguy
hiểm trong hoặc sau khi sinh là uốn ván. Vắcxin không có tác hại gì đối với thai nhi cũng như
đối với bản thân bạn.
Nên nhớ rằng bạn cần ăn uống đầy đủ không những cho bản thân mình mà còn vì sự phát triển
của con bạn. Vì vậy bạn nên uống nhiều nước và ăn đủ thức ăn, đặc biệt là những thức ăn cần
thiết (cung cấp năng lượng như: gạo, ngô, khoai, sắn, bánh mỳ; phát triển cơ thể như: thịt, cá,
sữa và trứng; và bảo vệ cơ thể như: hoa quả, rau xanh, gan, cá, trứng). Bạn không nên kiêng
ăn những thức ăn mà bạn vẫn thường ăn trước khi có thai.
14
Khi có thai nhu cầu sắt của người phụ nữ thường cao gấp đôi hoặc gấp ba bình thường, vì vậy
phụ nữ có thai thường hay bị thiếu máu. Ðể tránh thiếu máu, bạn cần ăn các loại thức ăn có
nhiều chất sắt như: thịt nạc, gan, rau xanh và uống viên sắt theo chỉ dẫn của bác sĩ và nữ hộ
sinh.
Mỗi đêm nên ngủ ít nhất là 8 tiếng. Nghỉ ngơi đủ để bạn cảm thấy thoải mái, ví dụ như mỗi ngày
nằm nghỉ một giờ vào buổi trưa.
Tắm rửa thường xuyên để giữ gìn thân thể sạch sẽ.
Ðể tạo điều kiện cho nuôi con bằng sữa mẹ sau này, bạn nên tự chăm sóc vú từ khi đang có thai
bằng cách lau rửa đầu vú nhẹ nhàng hàng ngày. Một số ít phụ nữ có núm vú ngắn dẹt hoặc lõm
vào trong. Nếu bạn có núm vú lõm như vậy thì nên bóp và kéo núm vú nhẹ nhàng dần dần ra
phía ngoài. Bạn nên làm như vậy vài phút mỗi ngày để con bạn sau này bú mẹ được dề dàng
hơn.
Tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng, ví dụ như đi bộ nửa giờ mỗi ngày.
Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, đi giầy dép thấp.
Tiếp tục có quan hệ tình dục nếu bạn còn ham muốn, nhưng bạn nên chọn những tư thế mà
bạn cảm thấy thoải mái.
Khi có thai bạn KHÔNG nên :
Nhấc hoặc mang vác những vật nặng có thể gây sẩy thai. Mọi người trong gia đình nên giúp đỡ
phụ nữ có thai làm những việc nặng.
Dùng thuốc tây y, hoặc thuốc đông y không có ý kiến của bác sĩ, nữ hộ sinh hiểu biết về thai
nghén có thể có hại cho thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu.
Thụt rửa sâu trong âm đạo có thể sẽ gây ra những viêm nhiễm bên trong.
Không nên giao hợp nếu như bạn thấy có những dấu hiệu sau: ra máu hoặc chất dịch màu hồng
ở cửa mình, khi đã có cơn co dạ con, hoặc khi đã ra nước ối.
Uống rượu có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho đứa trẻ.
Hút thuốc lá hoặc hít thờ không khí có khói thuốc lá có thể gây đẻ thiếu cân.
Các chất ma túy có thể gây sẩy thai, dị dạng thai nhi hoặc thai chết lưu
Tiếp xúc với những chất hóa học như thuốc nhuộm tóc thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt cỏ sẽ có hại
cho thai nhi và chính bản thân bạn.
NHỮNG DẤU HIỆU THƢỜNG GẶP KHI MANG THAI
15
Khi có thai bạn có thể gặp những dấu hiệu thông thường như sau:
Trong ba tháng đầu
Mất kinh
Buồn nôn và nôn
Mệt mỏi hoặc chóng mặt
Căng vú, quầng vú đậm màu dần
Ði tiểu nhiều lần
Chán ăn hoặc kém ăn
Sợ ăn hoặc thèm ăn một thức ăn gì đó
Tăng tiết nước bọt
Tăng cân ít hoặc sút cân nhẹ
Buồn ngủ
Trong ba tháng giũa
Ðau lưng.
Ra nhiều khí hư (trong suốt hoặc trắng đục).
Hồi hộp, đánh trống ngực.
Sau tháng thứ tư, tăng khoảng 2kg mỗi tháng.
Ðôi khi có những đám da bị xạm đi.
Cảm giác thai bắt đầu máy từ tháng thứ tư, thứ năm
Trong ba tháng cuối :
Căng tức vùng bụng dưới.
Thấy rõ thai cử động.
Hay bị chuột rút, nhất là ở chân.
Táo bón.
Giãn tĩnh mạch (nổi gân xanh ờ chân, tay hoặc cổ).
Vú tiết sữa non (chất dịch màu vàng).
Có những vết rạn trên da bụng.
16
Cảm giác tức thở.
Phù nhẹ ở mắt cá và bàn chân.
Thỉnh thoảng có cơn co dạ con tự nhiên không gây đau (bạn chỉ cảm thấy bụng cứng nhẹ từng
cơn).
Ði tiểu nhiều lần.
Tăng khoảng 6kg trong 3 tháng cuối. Cả quá trình có thai tăng khoảng 9 - 12kg.
NHỮNG CẢM GIÁC KHÓ CHỊU TRONG KHI MANG THAI VÀ CÁCH XỬ TRÍ
Trong khi có thai bạn có thể gặp phải một số cảm giác khó chịu nhưng không nghiêm trọng hoặc nguy
hiểm. Bạn có thể tự mình xử trí phần lớn những điều phiền toái này. Sau đây là những cảm giác khó
chịu thường gặp và cách xử trí :
Buồn nôn và nôn: ăn ít một và ăn làm nhiều bữa thay vì ăn những bữa quá no.
Hồi hộp đánh trống ngực: Tránh ăn những thức ăn có nhiều gia vị, ăn ít một và ăn làm nhiều
bữa. Không đi nằm ngay sau khi ăn xong.
Táo bón: Uống nhiều nước, ăn nhiều rau và hoa quả, tập thể dục nhẹ nhàng vào buổi sáng.
Trĩ: Tránh ngồi lâu, nên ăn nhiều hoa quả và rau.
Khí hư: Nếu khí hư có màu xanh hoặc vàng và
có chùi khó chịu, cần điều trị tại phòng khám
hoặc bệnh viện.
Ðau lưng: Cố gắng giữ cho lưng thẳng khi ngồi và đứng; tập thể dục nhẹ nhàng.
Chuột rút: Làm giãn cơ từ từ bằng cách duỗi thẳng chân và hướng ngón chân về phía thân mình
đồng thời nhẹ nhàng xoa bóp bắp chân (xem hình dưới đây).
Phù ở mắt cá và bàn chân: Tránh mặc quần áo chật, đi giầy dép chật hoặc đeo đồ nữ trang
chật. Khi nằm hoặc ngồi nên để chân ở tư thế cao. Nếu đột ngột phù to bạn nên đi khám.
Khó thở: Nếu khó thở kéo dài, bạn nên đi khám ở
một cơ sở y tế.
Hoa mắt, chóng mặt: Nằm xuống hoặc ngồi xổm úp mặt vào đùi trong vài phút. Nên đứng lên từ
từ khi bạn đang nằm hoặc ngồi. Nếu hoa mắt chóng mặt nặng hoặc kéo dài, bạn nên đi khám.
Ðau bụng: Ngồi hoặc nằm xuống khi có đau. Nếu đau kéo dài, bạn nên đi khám ở cơ sở y tế.
Khó chịu khi đi tiểu: Uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên. Nếu kèm theo đái buốt, bạn nên
đi khám ở cơ sở y tế.
Giãn tĩnh mạch chân: Ðể chân lên cao khi ngồi; tránh đứng lâu (xem hình dưới đây).