Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tình hình nhiễm giun đũa ở chó tại một số địa phương của tỉnh An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.78 KB, 5 trang )

CHĂN NI ĐỘNG VẬT VÀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC

TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN ĐŨA Ở CHÓ TẠI MỘT SỐ
ĐỊA PHƯƠNG CỦA TỈNH AN GIANG
Vũ Ngọc Hoài1*
Ngày nhận bài báo: 30/04/2021 - Ngày nhận bài phản biện: 10/05/2021
Ngày bài báo được chấp nhận đăng: 19/05/2021
TĨM TẮT
Khảo sát 420 chó ni ở nơng hộ tại 7 xã thuộc 3 huyện, thành phố của tỉnh An Giang bằng
phương pháp kiểm tra phân tìm trứng (Phương pháp phù nổi Fulleborn) kết hợp với phỏng vấn
tại nông hộ để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhiễm bệnh giun đũa ở chó. Kết quả ghi nhận
được: Tỷ lệ nhiễm bệnh 31,67%. Đường kính trung bình của trứng giun 0,065±0,01 x 0,057±0,012mm.
Cường độ nhiễm cao nhất ở mức (+) với 48,87%. Tuổi chó nhiễm bệnh cao nhất giai đoạn 1-6 tháng
tuổi với 60,22%. Giống chó ngoại nhiễm với 33,61%, giống chó nội và lai nhiễm 30,9%. Phương thức
nuôi thả rông nhiễm 45,41%, phương thức nuôi nhốt nhiễm 9,52%. Việc sử dụng thuốc tẩy giun
định kỳ làm giảm khả năng nhiễm bệnh 28,68% so với không dùng thuốc.
Từ khóa: Chó, giun đũa chó, tỷ lệ nhiễm, nông hộ, An Giang.
ABSTRACT
The situation of roundworm infection in dogs in some localities of An Giang province
Surveying 420 dogs raised on farm households in 7 communes of 3 districts and cities of An
Giang province by testing feces for eggs (Fulleborn edema method) combined with interviewing at
household to identify factors affects roundworm infection in dogs. The results were recorded: The
rate of infection 31.67%. The mean diameter of worm eggs was 0.065±0.01 x 0.057±0.012mm. The
highest infection intensity was at (+) with 48.87%. The highest infected dog’s age is from 1-6 months
of age with 60.22%. Foreign dog breed with 33.61%, domestic and hybrid dog breeds 30.9%. The
method of free farming was infected with 45.41%, and the method of raising in captivity is 9.52%.
The use of worm bleach periodically reduced the likelihood of infection by 28.68% compared with
not using medicine.
Keywords: Dogs, roundworm, infection, household, An Giang.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ


Chó là lồi vật khá trung thành với chủ
và được nuôi phổ biến ở các vùng nơng thơn
trong tỉnh An Giang với mục đích giữ nhà,
làm cảnh, săn chuột và thú vui tao nhã khác.
Tuy nhiên, việc ni chó ở các hộ dân thường
theo phương thức thả rơng là chính, đây có
thể là ngun nhân dễ phát tán, lây nhiễm
trứng giun đũa trong đàn chó ni và truyền
lây trứng giun đũa sang người. Theo Phạm Sỹ
Lăng và ctv (2009): Con người ngày càng thân
thiện, chăm sóc và chơi đùa với chó. Trần Trọng
Dương (2014) cho biết nguy cơ nhiễm ấu trùng
Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh
* Tác giả liên hệ: Vũ Ngọc Hoài, Trường Đại học An Giang,
Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh; Điện thoại: 0919121971;
Email:
1

72

giun đũa chó ở những người trong hộ có ni
chó cao gấp 1,8 lần ở những người trong hộ
khơng ni chó (Trần Trọng Dương, 2014). Do
vậy, nghiên cứu “Tình hình nhiễm giun đũa ở
chó tại một số địa phương của tỉnh An Giang”
được thực hiện với mục tiêu tìm hiểu các yếu
tố nguy cơ ảnh hưởng đến sự nhiễm bệnh giun
đũa ở chó, đưa ra những khuyến nghị đến
người chăn ni nhằm hạn chế sự lây nhiễm

bệnh giun đũa ở chó sang người.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu, mẫu vật và thời gian
Mẫu phân chó ni tại nơng hộ: 420 mẫu;
kính hiển vi quang học có trắc vi thị kính;
dung dịch muối NaCl bão hịa; lam kính,
lamen, được thực hiện từ tháng 02/2020 đến
tháng 12/2020.

KHKT Chăn nuôi số 266 - tháng 6 năm 2021


CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT VÀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
2.2. Phương pháp
Phương pháp lấy mẫu: 420 mẫu phân chó
được lấy theo phương pháp cắt ngang tại một
thời điểm kết hợp với câu hỏi phỏng vấn ngắn
tại nông hộ, mỗi hộ dân ni chó được lấy
ngẫu nhiên một mẫu tại một số địa phương
trong tỉnh An Giang.
Kiểm tra phân tìm trứng giun đũa theo
phương pháp phù nổi Fulleborn.
Phân biệt trứng giun đũa theo mô tả của
Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (2001) trứng
giun đũa chó hầu như trịn, vỏ nhẵn hoặc
nhiều chỗ lồi lõm, đường kính 0,068-0,085 mm
(Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2001; Lê
Hữu Khương, 2012) trứng giun móc hình bầu
dục, hai đầu trịn đều kích thước 0,034-0,044 x
0,078 0,083 mm (Lê Hữu Khương, 2012).

Mức độ cảm nhiễm ký sinh trùng được
đặc trưng bằng hai đại lượng là tỷ lệ nhiễm
(TLN) và cường độ nhiễm (CĐN). CĐN ước
tính theo + (vài trùng/TT); ++ (10 đến vài
chục trùng/TT); +++ (>100 trùng/TT); ++++ (rất
nhiều trùng/TT) (Đỗ Thị Hịa, 1996, trích dẫn
bởi Nguyễn Thị Thu Hằng, 2017).
Đo trứng giun đũa bằng: Cách chuẩn độ
kính hiển vi (Lê Thị Xuân và ctv, 2008). Mỗi
mẫu giun đũa chó (+) được đo 10 trứng và đo
từng trứng một, đường kính trứng được đo 2
chiều dài và rộng, kích thước trứng được tính
giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.
2.4. Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý trên bảng tính Excel và
phân tích thống kê mơ tả trên Minitab.16.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tỷ lệ nhiễm giun đũa và giun móc trên
chó ni tại nơng hộ
Kết quả kiểm tra phân bằng phương pháp
phù nổi Fulleborn để phân biệt trứng giun
đũa và giun móc trên chó nuôi tại nông hộ cho
kết quả ở bảng 1 cho thấy chó ni tại nơng
hộ có thể nhiễm đơn: giun đũa, giun móc hoặc
nhiễm ghép cả 2 lồi giun trên. Trong đó, tỷ lệ
nhiễm giun móc chiếm cao nhất với 60,95%,
tiếp đến là giun đũa với 31,67%, thấp nhất là

KHKT Chăn nuôi số 266 - tháng 6 năm 2021


nhiễm cả giun đũa và giun móc với 23,33%.
Kết quả trên có được có thể do các mẫu phân
được lấy từ nhiều hộ ni tại nhiều địa điểm
khác nhau nên chó bị nhiễm giun đũa và giun
móc khá phổ biến. Mặt khác, vịng đời giun
đũa và giun móc phát triển trực tiếp nên việc
thải trứng giun ra môi trường là nguyên nhân
lây nhiễm sang đàn chó ni. Kết quả này
khá phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị
Chúc và ctv (2016) tỷ lệ nhiễm giun móc ở chó
tại tỉnh Đồng Tháp và Sóc Trăng là 60,54 và
66,85%. Tỷ lệ nhiễm 2 lồi giun này phù hợp
với nghiên cứu của Bùi Khánh Linh và ctv
(2017), giun móc (Ancylostoma spp.) nhiễm cao
nhất 74,48%; Toxocara spp. chiếm 13,79% (Bùi
Khánh Linh và ctv, 2017). Dương Đức Hiếu
và ctv (2016). Tỷ lệ nhiễm Ancylostoma sp.:
41,67%; Toxocara sp. 17,19%; Dương Đức Hiếu
và ctv (2016) cho biết ở chó Đơng Anh, Hà Nội
tỷ lệ nhiễm giun móc cao nhất (62,5%). Tỷ lệ
nhiễm giun móc ở chó khá cao ở các tỉnh phía
Nam lên đến 88,5%, cao nhất là Ancylostoma
caninum 80% trong những năm 1999; 2005 (Lê
Hữu Khương, 2012).
Bảng 1. Tỷ lệ nhiễm giun đũa và giun móc ở chó
SMKT
420

Giun đũa
Giun móc

Nhiễm ghép
SMN TL (%) SMN TL (%) SMN TL (%)
133

31,67

256

60,95

98

23,33

Ghi chú: SMKT: Số mẫu kiểm tra, SMN: Số mẫu nhiễm,
TL: Tỷ lệ

3.2. Kích thước trứng giun đũa trung bình
Đo trứng giun đũa dưới kính hiển vi
quang học bằng trắc vi thị kính cho kết quả
các chiều đo của trứng giun đũa ở bảng 2 cho
thấy kích thước trứng giun đũa có đường
kính chiều dài 0,065±0,011mm và chiều rộng
0,057±0,012mm. Độ chênh lệch đường kính ở
2 chiều khơng đáng kể (khoảng 0,01mm), kết
quả này là phù hợp vì quan sát dưới kính hiển
vi trứng giun đũa ở chó hơi trịn có hình cầu.
Kết quả kích thước các chiều đo trứng giun
đũa thấp hơn nghiên cứu của Lê Hữu Khương
(2012) trứng Toxocara canis hơi trịn, kích

thước 0,08-0,085 x 0,064-0,072mm vỏ dày sần
sùi khơng trơn láng; Toxocaris leonina trứng
hình bầu dục vỏ bên ngồi nhẵn kích thước

73


CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT VÀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
75–85 x 60-75µm, lớp vỏ giữa dày (Lê Hữu
Khương, 2012). Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch
Lân (2001): Trứng T. leonina hầu như trịn,
vỏ nhẵn, đường kính 0,075-0,85mm; T. canis
trứng hầu như trịn, vỏ trứng có nhiều chỗ
lồi lõm, đường kính của trứng 0,068-0,75mm
(Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2001). Theo
Nguyễn Thị Kim Lan (2012) trứng T. canis hơi
tròn, vỏ trứng lỗ chỗ như tổ ong, vỏ dày, màu
vàng, kích thước 0,08-0,085 x 0,064-0,072mm,
T. leonina trứng giun hơi trịn, vỏ ngồi nhẵn,
đường kính 0,075 x 0,085 mm (Nguyễn Thị
Kim Lan, 2012). Nghiên cứu của Phan Địch
Lân, Nguyễn Thị Kim Thành (1996): trứng
của giun trịn có hình bầu dục hay trịn, có vỏ
(Phan Địch Lân và Nguyễn Thị Kim Thành,
1996).
Bảng 2. Kích thước trứng giun đũa (M±SD, mm)
Số lượng
trứng đo
118


Đường kính
(chiều dài)
0,065±0,011

Đường kính
(chiều rộng)
0,057±0,012

3.3. Cường độ nhiễm trứng giun đũa ở chó
Bảng 3. Cường độ nhiễm giun đũa ở chó
Cường độ nhiễm Mẫu nhiễm Tỉ lệ nhiễm (%)
+
65
48,87
++
34
25,56
+++
21
15,79
++++
13
9,77
Tổng số mẫu
133
100

Bảng 3 cho thấy, cường độ nhiễm trứng
giun đũa trên chó từ nhẹ đến rất nặng, tập
trung chủ yếu ở mức độ nhiễm nhẹ đến trung

bình với tỷ lệ 48,87 và 25,56%. Kết quả này cho
thấy: phần lớn chó ni tại nơng hộ bị nhiễm
giun đũa nhưng ở mức nhẹ, những con vật
này vẫn ăn uống, khỏe mạnh bình thường nên
chủ ni khơng nhận biết được và khơng có
biện pháp phịng trị bệnh. Kết quả này cũng
phù hợp với Phạm Sỹ Lăng và ctv (2009):
Trứng T. canis nhiễm ở chó con 2-6 tuần tuổi
với tỷ lệ và cường độ nhiễm cao, chó con 1-4
tháng tuổi bị nhiễm giun với tỷ lệ và cường
độ nhiễm cao và bị bệnh nặng hơn chó trưởng
thành (Phạm Sỹ Lăng và ctv, 2009). Kết quả
này cũng phù hợp với Nguyễn Phi Bằng và
ctv (2016): Cường độ nhiễm (+) T. leonina và

74

T. canis là 26,36% và 36,21%; (+++) là 18,1% và
16,36% (Nguyễn Phi Bằng và ctv, 2016).
3.4. Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo giống chó
Bảng 3 cho thấy, các hộ dân ni giống
chó nội và lai chiếm số lượng khá cao 301/420
mẫu (71,67%) vì chó là con vật gắn bó lâu đời
và trung thành với chủ. Họ nuôi con vật này
để giữ nhà, săn chuột. Nhận định này phù hợp
với Phạm Cao Hoàn và ctv (1997): ngoài việc
đồng hành với con người, chó cịn làm nhiệm
vụ cảnh sát, phát hiện ma túy, săn thú, chăn
cừu. Việc chọn giống chó, giữ lại nuôi được
thực hiện một cách ngẫu nhiên trong nhân

dân, chó nhà được thuần hóa từ chó rừng và
được lai tạo ngẫu nhiên với các giống chó Ta,
Vàng, Phèn, Vện, Phú Quốc, Poodle, Nhật,
Alaskan, điều này phù hợp với Thái Hà, Đặng
Mai (2011): Đơng Dương là trung tâm hình
thành các giống chó, là một trong những cái
nơi thuần hóa chó. Kết quả bảng 4 cho thấy:
Tỷ lệ nhiễm giun đũa chó ở giống chó nội và
lai là 30,9%, giống chó ngoại là 33,61%, chênh
lệch về tỷ lệ nhiễm giữa hai nhóm giống chó
này khơng cao (2,71%). Nhóm giống chó ngoại
nhiễm giun đũa cao là hợp lý vì: khả năng
thích nghi và kháng bệnh còn hạn chế. Kết
quả này phù hợp với Nguyễn Thị Kim Lan
(2012): Chó ngoại và chó cái nhiễm giun đũa
cao (chó đực nhiễm 17%, chó cái nhiễm 28%,
chó ngoại nhiễm 40,6%, chó nội nhiễm 28,1%).
Kết quả này cũng phù hợp với Nguyễn Thị
Kim Lan (2012) trích dẫn từ Phạm Văn Khuê
và ctv (1996) cho biết, tỷ lệ nhiễm giun móc ở
chó săn là 75-82%, chó ngoại nhiễm 83%, chó
nội nhiễm 63%.
Bảng 4. Tỷ lệ nhiễm theo giống
Giống chó
Chó nội và lai
Chó ngoại
Tổng số mẫu

Số mẫu Số mẫu nhiễm Tỷ lệ (%)
301

93
30,90
119
40
33,61
420
133
31,67

3.5. Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo tuổi chó
Bảng 5 cho thấy, tỷ lệ nhiễm giun đũa chó
cao nhất 1-6 tháng tuổi (60,22%), thấp nhất ở
chó >24 tháng tuổi (9,16%). Chó cịn nhỏ, tỷ lệ
nhiễm giun đũa cao do sức đề kháng yếu và hệ

KHKT Chăn nuôi số 266 - tháng 6 năm 2021


CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT VÀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
miễn dịch chưa hoàn chỉnh. Kết quả này phù
hợp với Đỗ Thị Thu Thủy và ctv (2015) tỷ lệ
nhiễm Toxocara spp. ở chó 1-12 tháng 43,08%,
13-24 tháng 34,33%, >24 tháng 17,82% (Đỗ
Thị Thu Thủy và ctv, 2015). Lê Hữu Khương
(2012): Chó dưới 1 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm
giun đũa cao nhất vì nhiễm qua bào thai và
qua sữa, tỷ lệ nhiễm giảm dần theo tuổi. Theo
Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2001): chó
con nhiễm T. leonia tỷ lệ rất cao và thường
bị nặng hơn chó trưởng thành, tỷ lệ nhiễm ở

chó 1-3 tháng tuổi chiếm 85,4%, chó trưởng
thành 2-3 tuổi ít nhiễm hơn. T. canis, gây bệnh
nặng cho chó <2 tháng tuổi, chó trưởng thành
>1 năm tuổi thường ít bị nhiễm, chó con 1-3
tháng tuổi nhiễm 14,6%. Theo Nguyễn Thị
Kim Lan (2012) trích dẫn nghiên cứu tình hình
nhiễm giun trịn ở chó ni tại Hà Nội (của
Hồng Minh Đức và Nguyễn Thị Kim Lan,
2008) cho biết tỷ lệ nhiễm giảm theo tuổi chó
(chó dưới 3 tháng tuổi nhiễm T. canis 40,86%,
3-8 tháng tuổi nhiễm 25,89%, 8-12 tháng tuổi
nhiễm 12,39%; đối với lồi T. leonina: chó dưới
3 tháng tuổi khơng thấy nhiễm, chó 3-8 tháng
tuổi nhiễm 33,9%, 8-12 tháng nhiễm 42,1%,
trên 12 tháng nhiễm 19,2%).
Bảng 5. Tỷ lệ nhiễm theo tuổi
Tuổi (tháng)
1–6
7 – 12
12 – 24
>24

Số mẫu
93
83
113
131

Mẫu nhiễm
56

34
31
12

Tỷ lệ (%)
60,22
40,96
27,43
9,16

3.6. Tỷ lệ nhiễm theo phương thức ni chó
An Giang là tỉnh thuần nông ở vùng đồng
bằng sông Cửu Long, chăn nuôi tại nông hộ
và nhỏ lẻ là chủ yếu, hạn chế này phù hợp với
nghiên cứu của Châu Thi Đa và ctv (2015) tại 2
huyện Tân Thạnh và Cần Đước của tỉnh Long
An: Quy mô chăn nuôi nông hộ và gia trại
chiếm tỷ lệ 90-97,37%. Kết quả khảo sát cho
thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa ở chó ni thả rơng
chiếm 45,41%, ni nhốt chiếm 9,52%. Việc thả
rơng tạo điều kiện cho chó dễ bị nhiễm mầm
bệnh có trong mơi trường, đất, dụng cụ chăn
nuôi. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của

KHKT Chăn nuôi số 266 - tháng 6 năm 2021

Nguyễn Thị Kim Lan (2012): Hoạt động sống
của con người (đi lại, chuyên chở gia súc, gia
cầm...) đều có thể mang theo ký sinh trùng,
làm cho ký sinh trùng có điều kiện phát tán và

gây bệnh. Kết quả cũng phù hợp với nghiên
cứu của Vũ Như Qn (2008): Khơng thả rơng
chó mèo, khơng cho chó mèo bệnh tiếp xúc
với mơi trường ngoài để hạn chế lây nhiễm
mầm bệnh. Nhận định này phù hợp với Trần
Trọng Dương (2014) cho rằng: nguy cơ các
mẫu đất bị nhiễm trứng giun đũa chó ở những
hộ ni chó cao gấp 4,7 lần ở những hộ khơng
ni chó. Kết quả khảo sát cũng cho thấy: Chó
được ni trong nhà, có chuồng nhốt riêng,
được thả một thời gian nhất định trong ngày
(chó làm cảnh, thú cưng) sẽ hạn chế được tỷ
lệ nhiễm giun đũa chó. Kết quả này khá phù
hợp với trích dẫn từ Trần Trọng Dương (2014)
(Nghiên cứu của Bùi Văn Tuấn, 2013) tỷ lệ hộ
ni chó thả rông tại Quảng Ngãi 66,7-86,21%;
tại Đắk Lắk 89,97-95,53%; tại Bình Định và
Gia Lai, tỷ lệ ni chó thả rơng 46,46-90,91%.
Nghiên cứu của Trần Thị Hồng (1997) tại xã
An Phú, Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh tỷ
lệ ni chó thả rông là 97%). Nghiên cứu của
Nguyễn Thị Chúc và ctv (2016): chó ni thả
rơng có tỷ lệ nhiễm giun móc 71,6%, nhưng
ni nhốt tỷ lệ nhiễm thấp hơn (38,67%).
Bảng 6. Tỷ lệ nhiễm theo phương thức nuôi
Phương thức nuôi
Nuôi nhốt
Thả rông
Bán thả


Số
mẫu
126
185
109

Mẫu
nhiễm
12
84
37

Tỷ lệ (%)
9,52
45,41
33,94

3.7. Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo việc tẩy giun
cho chó
Việc tẩy giun định kỳ cho chó ni ít
được quan tâm và thường được thực hiện
đối với chó ni làm cảnh. Theo trích dẫn
từ Trần Trọng Dương (2014, trích từ nghiên
cứu của Trần Thị Hồng (1997) tại xã An Phú,
huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ
tẩy giun định kỳ cho chó chỉ có 6%; Bùi Văn
Tuấn (2012) nghiên cứu tại Bình Định và Gia
Lai tỷ lệ tẩy giun định kỳ cho chó là 15,38%).

75



CHĂN NI ĐỘNG VẬT VÀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
Việc chó ít được tẩy giun sẽ làm tăng nguy cơ
nhiễm bệnh, tăng khả năng lây nhiễm trứng
giun ra môi trường. Kết quả ở bảng 7 cho thấy
việc không tẩy giun định kỳ cho chó có tỷ lệ
nhiễm 50,39% so với việc có tẩy giun 21,71%.
Theo Skrjabin (1944), trích từ Nguyễn Thị Kim
Lan (2012) đã đề ra học thuyết tiêu diệt tận
gốc bệnh giun sán bằng thuốc: Chữa cho một
súc vật khỏi bệnh, diệt được ký sinh trùng
trong cơ thể nó là trừ được một con vật mang
ký sinh trùng, trừ được một nguồn gieo rắc
bệnh. Đối với con vật mắc bệnh, là điều trị,
nhưng đối với những con vật khác là tích cực
đề phịng. Kết quả này cũng phù hợp với nhận
định của Nguyễn Thị Kim Lan (2012): diệt
giun sán ở động vật, mục đích làm cho súc vật
khoẻ mạnh và ngăn ngừa ngoại cảnh không bị
ô nhiễm mầm bệnh giun sán. Phù hợp với Vũ
Như Quán (2008): tẩy giun cho chó mèo định
kỳ, tẩy cho chó mẹ để phịng lây nhiễm cho
đàn con bằng một trong các loại hoá dược sau
đây: Piperazin, Santonin, Vermox, Decaris,
Levamisol, Niclosamide.
Bảng 7. Tỷ lệ nhiễm qua việc tẩy giun
Tẩy giun định kỳ
Khơng



Số mẫu
129
129

Mẫu
nhiễm
65
28

Tỷ lệ
(%)
50,39
21,71

4. KẾT LUẬN
Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở chó 31,67%, đường
kính trung bình trứng giun đũa 0,065±0,011 x
0,057±0,012 mm, cường độ nhiễm trứng giun
đũa cao nhất ở mức (+) 48,87%, chó nhiễm
giun đũa cao nhất ở 1-6 tháng tuổi với 60,22%,
giống chó ngoại cho tỷ lệ nhiễm giun đũa
33,61%, phương thức nuôi thả rông cho tỷ lệ
nhiễm giun đũa cao nhất với 45,41%, việc tẩy
giun đũa định kỳ cho chó làm giảm khả năng
nhiễm bệnh 28,68% so với việc không tẩy
giun. Từ những kết luận đã đưa ra, khuyến
cáo người dân không nên ni chó thả rơng,
cần ni nhốt và có biện pháp tẩy giun định kỳ
để tránh lây nhiễm trứng giun ra môi trường

và là nguy cơ lây nhiễm bệnh giun đũa ở chó
sang người.

76

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Phi Bằng, Nguyễn Hữu Hưng, Nguyễn Hồ Bảo
Trân và Nguyễn Thị Chúc (2016). Tình hình nhiễm giun
sán đường tiêu hóa ở chó và mối tương quan giữa yếu tố
nguy cơ lây nhiễm sang người tại thanh phố Long Xuyên,
tỉnh An Giang. KHKT Thú y, XXIII(4): 48.
2. Nguyễn Thị Chúc, Nguyễn Hồ Bảo Trân và Nguyễn
Hữu Hưng (2016). Xác định thành phần lồi giun móc
ở chó nhà tại tỉnh Đồng Tháp và Sóc Trăng bằng phân
tích hình thái học và sinh học phân tử. Tạp chí Khoa học
Trường Đại học Cần Thơ, số chuyên đề: Nông nghiệp 2:
99-05.
3. Trần Trọng Dương (2014). Nghiên cứu thực trạng, một số
yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa chó trên người
và hiệu quả điều trị bằng Albendazole tại 2 xã thuộc
huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định 2011-2012. Luận án tiến
sĩ y học. Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung
ương, Hà Nội, tr. 133.
4. Châu Thi Đa, Dương Văn Nhã và Nguyễn Tri Khiêm
(2015). Phát triển nông nghiệp và sinh kế thích ứng với
biến đổi khí hậu tại tỉnh Long An. Chương trình Rừng
và Đồng bằng Việt Nam. Báo cáo kỹ thuật số 1. Tài trợ
bởi USAID và WINROCK. Đệ trình bởi nhóm nghiên cứu
Trường Đại học An Giang.
5. Thái Hà và Đăng Mai (2011). Kỹ thuật ni và chăm sóc

chó. Nxb Hồng Đức, tr. 30.
6. Nguyễn Thị Thu Hằng (2017). Xác định mầm bệnh ký
sinh trùng trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) tự
nhiên. Tạp chí KH Trường Đại học Cần Thơ, 52(B): 13139.
7. Dương Đức Hiếu, Bùi Khánh Linh, Nguyễn Việt Linh,
Vương Tuấn Phong, Lê Thị Lan Anh, Võ Văn Hải và Sử
Thanh Long (2016). Một số đặc điểm hình thái học phân
biệt lồi giun móc Ancylostoma ceylanicum lưu hành trên
chó tại Hà Nội quan sát dưới KHV điện tử quét. Tạp chí
KHKT Thú y, 8: 43-48.
8. Phạm Cao Hoàn, Nguyễn Thị Nam, Nguyễn Bá Chính
và Phạm Huyền Nữ (1997). Hướng dẫn ni dạy chó.
Nxb Hà Nội, trang 9.
9. Lê Hữu Khương (2012). Ký sinh trùng thú y. Nxb Nông
nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh.
10. Nguyễn Thị Kim Lan (2012). Ký sinh trùng và bệnh ký
sinh trùng thú y. Giáo trình dùng cho đào tạo bậc Đại học.
Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm. Nxb
Nông nghiệp, trang: 30-33, 136-37.
11. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Ngọc Mỹ,
Nguyễn Thị Kim Thành, Nguyễn Văn Thọ và Chu Đình
Tới (2009). Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở vật
nuôi. Nxb Giáo dục Việt Nam.
12. Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2001). Bệnh ký sinh
trùng ở gia súc và biện pháp phịng trị. Nxb Nơng
nghiệp, Hà Nội.
13. Phan Địch Lân và Nguyễn Thị Kim Thành (1996). Một
số ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng vật nuôi. Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
14. Bùi Khánh Linh, Nguyễn Văn Thọ, Dương Đức Hiếu,

Nguyễn Việt Linh và Lê Thị Lan Anh (2017). Tỷ lệ nhiễm
giun trịn ở đường tiêu hóa và một số đặc điểm bệnh tích
gây ra bởi giun thực quản (Spirocerca lupi) ở chó. Tạp chí

KHKT Chăn ni số 266 - tháng 6 năm 2021



×