Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Tài liệu Tài liệu Thực hành công nghệ tổ chức sửa chữa pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.18 KB, 9 trang )

TIỂU LUẬN
" Thực hành công nghệ tổ chức sửa
chữa"
VÀI NÉT GIỚI THIỆU VỀ ĐỘNG CƠ
Loại động cơ: 4 kỳ trung tốc, không tăng áp.
Số xilanh: 6
Động cơ dùng để lai trực tiếp máy phát điện.
 Chi tiết tĩnh:
Bệ máy: Bệ máy đúc liền, chứa các ổ đỡ chính.
Thân máy – Block xilanh: Thân máy và block xilanh đúc liền một khối. Trên
thân máy có các van an toàn, chống nổ cacte.
Nắp xilanh: Có khoan các lỗ lắp các xupap, van khí khởi động, lỗ lắp thiết bị đo
áp suất trong xilanh và các khoang nước làm mát.
 Chi tiết động:
Trục khuỷu: Gồm có cổ trục, cổ khuỷu, má khuỷu và các đối trọng, các đối
trọng được đúc rời và lắp vào trục khuỷu bằng 2 bu lông.
Thanh truyền: Gồm có đầu nhỏ, thân và đầu to thanh truyền. Đầu nhỏ và thân
thanh truyền đúc liền, đầu to chia làm 2 nửa và liên kết với nhau bằng 2 bu lông
biên. Bạc lót 2 đầu biên là loại thành dày.
Piston: Gồm phần đầu Piston và phần váy Piston. Trên phần váy Piston có lắp 3
Xéc măng khí và 1 Xéc măng dầu.
 Hệ thống cung cấp nhiên liệu: Bao gồm, két nhiên liệu, phin lọc, bầu
hâm, máy lọc, két trực nhật, bơm cao áp (là loại rãnh xéo), đường ống
cao áp và vòi phun.
 Hệ thống phân phối khí: Động cơ không được tăng áp nên không có
thiết bị tăng áp khí nạp. Xupap nạp và xả được điều khiển bằng cơ khí, bao
gồm: Trục cam được lai dẫn từ trục khuỷu động cơ, tỉ số truyền là 2:1, cam, đũa
đẩy, đòn gánh truyền lực từ trục khuỷu để đóng mở các Xupap.
 Hệ thống làm mát: Động cơ được làm mát bằng nước ngọt. Hệ thống
gồm: két giãn nở, phin lọc, bơm chuyển, các đường ống, sinh hàn nước
ngọt và các cảm biến nhiệt độ nước vào, ra khỏi sinh hàn.


 Hệ thống bôi trơn: Động cơ được bôi trơn bằng phương pháp vung tóe,
dầu bôi trơn chứa trong cacte máy. Có một bơm tay để bơm dầu bôi trơn
động cơ trong quá trình khởi động.
 Hệ thống khởi động: Động cơ khởi động bằng gió nén. Hệ thống bao
gồm, máy nén gió, phin lọc khí, chai gió, hệ thống đường ống, van khí
khởi động và van khởi động chính.
Bài 1
KỸ THUẬT THÁO NẮP XYLANH, RÚT PISTON, THANH TRUYỀN
1.1 Mục đích yêu cầu:
Tháo động cơ, tháo nắp xylanh, thanh truyền là một trong nhưng công
việc cơ bản của những người làm công tác sửa chữa, bảo dưỡng máy tàu
thủy. Có thể chỉ là tháo động cơ theo định kỳ để kiểm tra các chi tiết như:
nắp xylanh, sơ mi xylanh, piston, Xecmăng, hay thanh truyền… hoặc là để
sửa chữa, thay thế các chi tiết trên do bị hư hỏng trong quá trình khai thác,
hay theo thời gian sử dụng của từng chi tiết.
1.2 Dụng cụ vật tư cần thiết:
Các loại Cờlê, bulông vòng, dây cáp, bộ gá để rút Piston, Palăng…
1.3 Quy trình thực hành:
Bước 1: Tháo nắp Xylanh:
 Vệ sinh nắp Xylanh.
 Tháo các đường ống nhiên liệu, ống khí nạp, khí xả, khí khởi động…
Dùng nút gỗ bịt kín các ống.
 Đánh dấu vị trí của 4 Ecu so với 4 Bulông
 Sử dụng Cờlê (có thể phải nối thêm ống típ cho dể tháo) để tháo lần
lượt các Ecu theo qui tắc đường chéo. (lượt tháo đầu tiên chỉ nên tháo
khoảng 1/8 - 1/4 vòng).
 Xem kỹ lại đã có thể nhấc nắp Xylanh ra khỏi Block Xylanh chưa?
(đề phòng trường hợp có chi tiết nào đó chưa được tháo ra).
 Lắp chắc chắn bộ Bulông vòng với dây cáp vào nắp Xylanh.
 Điều chỉnh Palăng lại vị trí thích hợp, trùng tâm với tâm Piston. Kéo

Palăng lên nhẹ nhàng, quan sát điều chỉnh thích hợp để nắp Xylanh đi
lên dể dàng và không làm hỏng ren 4 Bulông.
 Kéo nắp Xylanh ra ngoài và hạ Palăng thả nắp xuống nơi ta đã chuẩn
bị trước.
Bước 2: Tháo nửa dưới đầu to biên:
 Đánh dấu vị trí siết của Ecu Bulông biên.
 Via trục khuỷu động cơ đến vị trí thích hợp để dể tháo.
 Sử dụng dụng cụ tháo thích hợp tháo lỏng 2 ecu biên đến khi có thể
tháo được bằng tay.
 Via trục khuỷu đén vị trí ĐCT.
 Bố trí 2 người ở 2 bên thân động cơ, một tay đỡ nửa dưới đầu to biên,
tay kia tháo ecu và rút Bulông biên ra ngoài.
 Lây nửa dưới đầu to biên và nữa bạc dưới ra ngoài.
Bước 3: Rút Piston:
 Vệ sinh sạch sẽ khu vực buồng đốt và đỉnh Piston. Nếu có vết xướt ở
Sơmi Xylanh phải tìm cách thủ tiêu đi.
 Lắp bộ gá một cách chắc chắn lên đỉnh Piston.
 Điều chỉnh Palăng lại trùng tâm với tâm Piston, lắp Palăng vào bộ gá
để kéo Piston và thanh truyền ra khỏi Sơmi.
 Quá trình kéo phải cẩn thận không làm nghiên lệch dây Palăng vì như
vậy có thể làm hỏng mặt gương Xylanh.
 Quá trính lắp ráp động cơ sau khi kiểm tra sữa chữa xong chúng ta tiến
hành với các bước ngược lại với quá trình tháo động cơ đã nêu ở trên.
 Lưu ý: khi lắp Piston vào Sơmi Xylanh ta phải sử dụng một thiết bị có
dạng ống trụ, một đầu ~ đường kính Sơmi, một đầu loe rộng ra để dể
dàng đưa các Xecmăng vào trong Sơmi Xylanh.
Bài 2
KỸ THUẬT ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG HÌNH HỌC
2.1 Mục đích của việc đo các đại lượng hình học:
Việc đo kích thước các chi tiết cũng là một công việc quan trọng trong

quá trình kiểm tra sửa chữa động cơ. Có thể là đo theo định kỳ để kiểm
tra độ mài mòn của chi tiết, hay đo kích thước các chi tiết máy sau khi
được sửa chữa xem có phù hợp hay không…
2.2Dụng cụ vật tư cần chuẩn bị:
Panme đo trong, panme đo ngoài, thước lá, một số dưỡng chuẩn…
2.3 Đo đường kính cổ trục cổ biên, ắc Piston:
Sau khi vệ sinh sạch sẽ chi tiết đo, ta dùng Panme đo ngoài đo đường
kính của cổ trục, cổ biên hay của chốt Piston…đo ở ít nhất là 3 vị trí theo
chiều dài chi tiết, và đo theo các hướng khác nhau để xác định độ côn và
độ Ovan của chi tiết.
Kết quả đo được lập thành bảng và tính toán độ mài mòn của chi tiết, đối
chiếu với kích thước thật của chi tiết trong sách hướng dẫn của nhà sản
xuất xem như vậy là phù hợp với yêu cầu làm việc không hay phải có biện
pháp sửa chữa thay thế…
2.4 Đo độ mài mòn của Piston:
Piston sau khi tháo ra, chúng ta tiến hành vệ sinh sạch sẽ, và đặt Piston
lên bàn đo. Dùng Panme đo ngoài lần lượt đo Piston tại một số vị trí như
hướng dẫn của nhà sản xuất. Tiến hành đo Piston phải đo tại mỗi vị trí theo
hai hướng Mũi-Lái, Trái-Phải khác nhau.
Ảnh minh họa các vị trí đo Piston
Bảng kết quả đo Piston:

Vị trí đo Hai bên Mũi-Lái
(A) (mm)
Hai bên mạn Trái-
Phải (B) (mm)
Độ Ovan
(A-B) (mm)
VT1 (ngay mép trên của
Xécmăng khí đầu tiên)

239,15 239,2 -0.05
VT2 (cách mép trên phần
dẫn hướng 0,7 cm)
239,74 239,51 0.23
VT3 (cách VT2 là 3 cm) 239,48 239,59 -0.11
VT4 (cách VT3 là 12 cm) 239,60 239,66 -0.06
VT5 (cách VT4 là 7 cm) 239,64 239,69 -0.05

×