Hỏi đáp về máy lạnh tàu thủy Nguyễn Văn Sơn
MỘT SỐ LƯU Ý VỀ CHẤT KHÍ THUỘC DIỆN KIỂM SOÁT CỦA
CÔNG ƯỚC MARPOL 73-78
(Phụ lục VI-Hiệu lực từ 19/5/2005)
Trích Phụ lục VI-Marpol 73-78
“…Các chất gây phá hủy tầng Ôzon nghĩa là các chất được định nghĩa
trong mục (4) của điều khoản 1 của dự thảo Montreal về chất gây hư hại tầng
Ôzon, 1987, được liệt kê trong các phụ lục A, B, C hoặc E về Dự thảo đã nói có
hiệu lực tại lúc áp dụng hoặc giải thích của Phụ lục này.
Các chất làm hư hại tầng Ozon có thể được tìm thấy trên tàu bao hàm,
nhưng không giới hạn như:
Halon 1211 Bromochlorodifluoromethane
Halon 1301 Bromotrifluoromethane
Halon 2401 1,2-Dibromo -1, 1,2,2-tetrafluoroethane (cũng được biết đến
như là Halon 114B2)
CFC-11 Trichlorofluoromethane
CFC-12 Dichlorodifluoromethane
CFC-113 1,1,2-Trichloro-1,2,2-trifluoroethane
CFC-114 1,2- Dichloro-1,1,2,2-tetrafluoroethane
CFC -115 Chloropentafluoroethane…”
“…Quy tắc 12
Chất hại tầng Ôzon
1. Quy tắc này không áp dụng cho thiết bị đã được gắn kín vĩnh cửu, tại nơi
không có hệ thống nối nạp công chất hoặc bộ phận tháo ra tiềm ẩn chứa các chất
phá hoại tầng Ozon.
2. Đối tượng đối với các điều khoản của quy tắc 3.1, bất kỳ phát thải chủ
tâm nào chất phá hoại tầng Ôzon phải bị cấm đoán. Phát thải có chủ ý bao hàm
phát thải xảy ra do bảo dưỡng, dịch vụ, sửa chữa hoặc thải của hệ thống hoặc thiết
bị, ngoại trừ việc phát thải cố ý không bao hàm các phát thải cực tiểu kết hợp với
Hỏi đáp về máy lạnh tàu thủy Nguyễn Văn Sơn
việc lấy lại hoặc tái tuần hoàn chất phá hoại tầng Ôzon. Phát thải nảy sinh do dò rỉ
chất phá hoại tầng Ôzon, dù cố ý hay không, có thể được bị chấn chỉnh bởi các
quốc gia thành viên.
3.1 Các thiết bị lắp đặt có chứa các chất phá hoại tầng Ôzon, ngoại trừ
hydro-chloroflorocarbon, sẽ phải bị cấm:
3.1.1 trên tàu được đóng mới vào dịp hoặc sau 19/5/2005; hoặc
3.1.2 trong trường hợp của các tàu được đóng trước 19/5/2005, có thời hạn
cung cấp ghi trong hợp đồng của thiết bị cho tàu vào dịp hoặc sau 19/5/2005, khi
không có thời hạn cung cấp theo hợp đồng, việc cung cấp thực của thiết bị cho tàu
vào dịp hoặc sau 19/5/2009.
3.2 Các thiết bị lắp đặc chứa hydro-chlorofluorocarbon phải bị cấm:
3.2.1 trên tàu được đóng mới vào dịp hoặc sau 1/1/2020; hoặc
3.2.2 trong trường hợp của các tàu được đóng trước 1/1/2020, có thời hạn
cung cấp ghi trong hợp đồng của thiết bị cho tàu vào dịp hoặc sau 1/1/2020, khi
không có thời hạn cung cấp theo hợp đồng, việc cung cấp thực của thiết bị cho tàu
vào dịp hoặc sau 1/1/2020.
4. Các chất đã nói đến trong quy tắc này, và thiết bị chứa các chất này, sẽ
phải được cấp vào các phương tiện chứa thích hợp khi lấy ra khỏi tàu.
5. Mỗi tàu là đối tượng đối với quy tắc 6.1 sẽ lưu giữ một danh mục thiết bị
chứa các chất phá hoại tầng Ôzon.
6. Mỗi tàu là đối tượng của quy tắc 6.1 có hệ thống tái nạp được chứa chất
phá hại tầng Ôzon sẽ lưu giữ cuốn sách ghi các chất phá hoại tầng Ôzon. Cuốn
sách này có thể có dạng sổ tay hiện thởi hay hệ thống ghi điện tử theo như chấp
thuận của Chính quyền.
7. Các mục ghi vào Sổ tay ghi chất phá hoại tầng Ôzon phải được ghi dưới
dạng trọng lượng (kg) chất và sẽ được hoàn thành không chậm trễ từng trường hợp
một, đặc biệt như:
7.1 nạp, đầy hoặc một phần của thiết bị chứa chất phá hại tầng Ôzon
7.2 sửa hoặc bảo dưỡng thiết bị chứa chát phá hoại tầng Ôzon
7.3 xả chất phá hại tầng Ôzon ra khí quyển:
7.3.1 cố ý; và
Hỏi đáp về máy lạnh tàu thủy Nguyễn Văn Sơn
7.3.2 không cố ý
7.4 xả chất phá hoại tầng Ôzon ra các thiết bị thu nhận trên bờ; và
7.5 cung cấp chất phá hoại tầng Ôzon lên tàu…”
Hỏi đáp về máy lạnh tàu thủy Nguyễn Văn Sơn
MÁY LẠNH HỆ THỐNG AMONIAC.
H. Anh sẽ phát hiện rò rỉ trong hệ thống amonắc như thế nào?
Đ. Rò rỉ trong các ống hở, các van nối ống, cán van…
1. Bọt xà phòng phủ trên các gioăng hoặc ống sẽ tạo bọt khi rò rỉ.
2. Tẩm ướt mẩu giấy qùy và lướt nó dọc ống, gioăng, cán van… amonií¨c
rò sẽ làm đổi màu giấy qùy thành mà xanh.
3. Một que lưu huỳnh lướt dọc ống,…sẽ bốc khói trắng dày đặc khi tiếp xúc
với chỗ rò.
4. Rò ở bầu ngưng có thể được phát hiện bằng cách dùng giấy qùy trong
đường đẩy của nước tuần hoàn. Giấy quỳ chuyển mầu xanh sẽ cho biết chỗ rò.
H. Anh sẽ dừng một máy lạnh amonắc thế nào?
Đ. 1. Đóng van chất lỏng
2. Cho phép máy tiếp tục chạy cho đến khi đồng hồ áp suất thấp chỉ giữa 0
và 5 lbs.
3. Đóng van nạp.
4. Ngắt nguồn.
5. Đóng van đẩy . ( Không bao giờ đóng van trước khi máy đã dừng hẳn).
6. Đóng nước cung cấp.
7. Nếu ở thời tiết lạnh, xả bỏ nước có thể gây đóng băng.
H. Các đặc tính của amoniac là gì?
Đ, Không màu, mùi hăng hắc, hoà tan tốt trong nước; có thể cháy ho8ạc nổ
khi hoà trộn với không khí, thậm chí khi hít thở một lượng nhỏ , amoniac sẽ tấn
công mô phổi.
Hỏi đáp về máy lạnh tàu thủy Nguyễn Văn Sơn
H. Phác thảo một sơ đồ máy lạnh amoniac. Cho biết tất cả các chi tiết.
Đ. Hình 48.
Danh mục chi tiết:
1. Máy nén 2. Bộ tách dầu
3. Van xả khí 4. Bầu ngưng
5. Bầu chứa 6. Van cấp lỏng
7. Chai công chất nạp 8. Bộ lọc cặn
9. Van tiết lưu 10. Dàn bay hơi.
H. Tại sao hơi chuyển thành lỏng trong điều kiện áp suất, và chất lỏng biến
thành hơi sau khi qua van tiết lưu.
Đ. Điểm sôi tăng với việc tăng áp suất và ngược lại.
H. Anh sẽ dừng một hệ thống máy lạnh như thế nào nếu đang có rò rỉ lớn,
như là tại vành đệm kín hoặc ống rò, ở phía áp suất cao của hệ thống?
Đ. Đóng van hút và van xả của máy nén và mở các van rẽ tắt. Bằng cách
này, bầu ngưng trở thành phía hút của hệ thống và dàn lạnh trở thành phía áp suất
cao. Để máy nén hoạt động cho đến khi đồng hồ áp suất cao áp chỉ chân không.
Dừng máy nén và niêm phong lại.