Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Giáo án dạy thêm (phụ đạo) ngữ văn 6 kì 1, cánh diều (bài 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.36 KB, 37 trang )

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6, sách Cánh diều

GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 6
SÁCH CÁNH DIỀU
(CÓ GIÁO ÁN TRÌNH CHIẾU (PPT) KÈM THEO NHƯNG DO
NẶNG KHƠNG TẢI LÊN ĐƯỢC, THÀY CÔ MUA GIÁO ÁN WORD
RỒI NHẮN TIN CHO EMAI MÌNH CHUYỂN PPT QUA DRIVER)
CHUN ĐỀ 1: ƠN TẬP VỀ TRUYỆN
Tiết 1,2,3,4
BÀI 1: HỆ THỐNG KIẾN THỨC
VÀ THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU PHẦN VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập, củng cố, mở rộng và khắc sâu kiến thức về một số yếu tố hình
thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố hoang đường, kì ảo...), nội dung (đề
tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể,...) của truyện truyền thuyết và cổ tích.
- Tóm tắt được các văn bản truyện đã học, kể lại được truyện truyền thuyết
và truyện cổ tích.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ: biết kiềm chế cảm xúc bản thân, biết lắng nghe, nhận ra
những sai sót
- Năng lực giải quyết vấn đề: Có khả năng giải quyết những vấn đề đặt ra
trong truyện hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống.
- Năng lực lực hợp tác: Có khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận để đưa ra
kết quả nhanh nhất, chính xác nhất trong một tình huống, vấn đề cụ thể.
- Năng lực giao tiếp: biết lắng nghe và phản hồi tích cực khi giao tiếp.
- Năng lực tư duy, NL sử dụng ngôn ngữ.
b. Năng lực đặc thù
- Đọc hiểu, cảm thụ văn học, năng lực sử dụng, phân tích ngơn ngữ... Năng
lực cảm thụ thẩm mĩ (phát hiện vẻ đẹp thẫm mĩ của ngôn từ).


1


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6, sách Cánh diều

- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm của truyện truyền thuyết và
cổ tích, cảm nhận được cảm xúc và thông điệp của người viết thông qua ngôn
ngữ VB.
3. Phẩm chất
- Yêu nước: Tự hào về lịch sử và truyền thống văn hố của dân tộc, có khát
vọng cống hiến vì những giá trị cộng đổng.
- Chăm chỉ, trách nhiệm: HS có ý thức tốt khi học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu, bảng, phấn, máy tính...
2. Học liệu: Sách giáo khoa, ngữ liệu đọc, phiếu học tập, tranh ảnh…
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- GV giao nhiệm vụ, yêu cầu HS trả lời:
? Hãy quan sát những bức hình sau và cho biết những bức hình đó liên quan đến chi tiết nào trong
tác phẩm đã học về truyện truyền thuyết và cổ tích.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, lắng nghe, trả lời và chia sẻ
* Hình 1: Liên quan đến truyền thuyết Thánh Gióng: ảnh 1 là hình ảnh
Thánh Gióng nhổ những cụm tre cạnh đường quất vào giặc; ảnh 2 là hình
ảnh Gióng được bà con làng xóm vui lịng gom góp gạo ni.
* Hình 2: Liên quan đến truyện cổ tích: Thạch Sanh: ảnh 1 là hình ảnh
Thạch Sanh với cây đàn thần, ảnh 2 là hình ảnh Thạch Sanh bắn đại bàng.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Tiết học hôm nay, các
em ôn tập, củng cố kiến thứcvề truyện truyền thuyết và cổ tích
B. HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC

* Nhiệm vụ: Hệ thống hóa kiến thức về truyện truyền thuyết và truyện
cổ tích
2


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6, sách Cánh diều

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS:
- Đọc lại phần tri thức Ngữ văn về truyện truyền thuyết và cổ tích trong
SGK;
- Qua các văn bản đã đọc hiểu trên lớp: Thánh Gióng, Thạch Sanh, các bài
thực hành: Sự tích Hồ Gươm, Em bé thơng minh, các em hãy hệ thống lại
kiến thức về truyện truyền thuyết và cổ tích vào phiếu bài tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Phiếu học tập số 1
Tiêu chí

Truyện truyền thuyết

Truyện cổ tích

Truyện truyền thuyết

Truyện cổ tích

Định nghĩa
Đặc điểm
Phiếu học tập số 2
Tiêu chí so sánh

Giống nhau
Khác nhau
Phiếu học tập số 3
Chi tiết

Cốt truyện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

Nhân vật

DỰ KIẾN SẢN
PHẨM

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện I. HỆ THỐNG KIẾN
nhiệm vụ
THỨC VỀ TRUYỆN
- HS thực hiện nhiệm vụ theo bàn và hồn thiện TRUYỀN THUYẾT
VÀ CỔ TÍCH
vào phiếu bài tập của bàn mình
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
3


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6, sách Cánh diều

- HS báo cáo kết quả hoạt động;
- GV gọi nhóm HS khác nhận xét, bổ sung câu trả
lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến
thức.
* Kết quả cần hướng tới:
Phiếu học tập số 1
Tiêu chí

Định
nghĩa

Đặc
điểm

Truyện truyền thuyết

Truyện cổ tích

Truyện truyền thuyết là loại
truyện dân gian, có yếu tố
hoang đường, kì ảo, kể về các
sự kiện và nhân vật liên quan
đến lịch sử hoặc giải thích
nguồn gốc phong tục, cảnh vật
địa phương theo quan niệm
của nhân dân.

- kể về các sự kiện và nhân vật
liên quan đến lịch sử hoặc giải
thích nguồn gốc phong tục,
cảnh vật địa phương theo quan
niệm của nhân dân.


Truyện cổ tích là loại truyện dân
gian, thường có yếu tố hoang
đường, kì ảo, kể về cuộc đời của
một số kiểu nhân vật như: nhân
vật có tài năng kì lạ, nhân vật
dũng sĩ, nhân vật thông minh,
nhân vật bất hạnh, nhân vật ngốc
nghếch,
người
mang
lốt
vật...nhằm thể hiện ước mơ, niềm
tin của nhân dân về chiến thắng
cuối cùng của cái thiện đối với cái
ác, cái tốt đối với cái xấu,...
- Kể về một số kiểu nhân vật quen
thuộc
- Có yếu tố hoang đường, kì ảo
- Khơng tin câu chuyện là có thật

- Có nhiều chi tiết tưởng tượng, - Thể hiện ước mơ, niềm tin của
nhân dân về chiến thắng cuối
kì ảo.
cùng của cái thiện đối với cái ác,
- Có sở lịch sử, cốt lõi là sự cái tốt đối với cái xấu,...
kiện lịch sử
- Người kể người nghe tin là có
thật
4



Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6, sách Cánh diều

- Thể hiện thái độ, cách đánh
giá của nhân dân với sự kiện
và nhân vật lịch sử
Phiếu học tập số 2
Tiêu
sánh

chí

so Truyện truyền thuyết

Truyện cổ tích

- Đều có yếu tố hoang đường, kì ảo
Giống nhau

- Có nhiều mơ típ giống nhau:
+ Sự ra đời thần kì
+ Nhân vật chính tài năng, phi thường

Khác nhau

- kể về các sự kiện và nhân vật
liên quan đến lịch sử hoặc giải
thích nguồn gốc phong tục, cảnh
vật địa phương theo quan niệm

của nhân dân.

- Kể về một số kiểu nhân
vật quen thuộc
- Không tin câu chuyện là
có thật

- Thể hiện ước mơ, niềm tin
- Người kể người nghe tin là có của nhân dân về chiến
thật
thắng cuối cùng của cái
- Thể hiện thái độ, cách đánh thiện đối với cái ác, cái tốt
giá của nhân dân với sự kiện và đối với cái xấu,...
nhân vật lịch sử

Phiếu học tập số 3
Chi tiết

Cốt truyện

Chi tiết là
những
sự
việc
nhỏ
trong văn
bản, tạo nên
sự
sinh
động

của
tác phẩm.


Nhân vật

- Cốt truyện là một hệ thống sự kiện - Nhân
vật là
được sắp xếp theo một ý đồ nhất định người, con vật, đồ
nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa của tác vật,... được miêu tả,
phẩm.
thể hiện trong tác
Ví dụ: Truyện Thạch Sanh bao gồm phẩm văn học. Đặc
các sự kiện chính lần lượt như sau: Sự ra điểm của nhân vật
đời của Thạch Sanh. → Thạch Sanh lớn thường được bộc lộ
lên học võ và phép thần thơng. → Thạch qua hình dáng, cử
dụ: Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thơng. chỉ, hoạt động, lời
5


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6, sách Cánh diều

Thạch Sanh
giải cứu
cơng chúa,
Thánh
Gióng cưỡi
ngựa
sắt
bay

về
trời...

→ Mẹ con Lí Thơng lừa Thạch Sanh đi
chết thay cho mình. → Thạch Sanh giết
được chằn tinh, bị Lí Thơng cướp
cơng. → Thạch Sanh giết đại bàng, cứu
công chúa lại bị cướp công một lần nữa.
→ Thạch Sanh diệt Hồ Tinh, cứu thái tử
- con trai Thủy Tề và bị bắt vào ngục.
→ Thạch Sanh được giải oan. → Chiến
thắng quân mười tám nước chư hầu.
→ Thạch Sanh được lên ngơi vua.

nói, ý nghĩ.

dụ:
Thánh
Gióng là nhân vật
trong truyện Thánh
Gióng; Thạch Sanh,
Lí Thơng,... là nhân
vật
trong
truyện Thạch Sanh.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Trò chơi: Thử tài hiểu biết truyện truyền thuyết và cổ tích
- Luật chơi: Gv chiếu một số bức tranh(gợi ý) HS sẽ đoán xem đó là bức
tranh liên quan đến truyện truyền thuyết, cổ tích nào?

- HS nào nhanh tay sẽ được đốn.
- Nội dung: Tranh 1,2,3,4,5,6,7,8,9 (Thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống
dưới)

6


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6, sách Cánh diều

Kết quá:
Tranh 1: Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên
Tranh 2: Truyện cổ tích: Cây bút thần
Tranh 3: Truyện cổ tích: Cậu bé Tích Chu
Tranh 4: Truyện cổ tích: Cây tre trăm đốt
Tranh 5: Truyện truyền thuyết: Sơn Tinh, Thủy Tinh
Tranh 6: Truyện truyền thuyết: Sự tích Hồ Gươm
Tranh 7: Truyện cổ tích: Cây khế
Tranh 8: Truyện cổ tích: Tấm Cám
Tranh 9: Truyện cổ tích: Sọ Dừa
Bài tập 2: Cho văn bản sau: (in cho học sinh) (Phiếu số 1)
SƠN TINH, THỦY TINH
Hùng Vương thứ 18 có một người con gái tên là Mỵ Nương, người đẹp
như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho
con một người chồng thật xứng đáng.
Một hơm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên
có tài lạ: vẫy tay về phía đơng, phía đơng nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây,
phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một
người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hơ mưa, mưa
về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh.Một người là chúa vùng non cao, một
người là chúa vùng nước thẳm.Cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Vua

Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai, bèn cho mời các Lạc hầu
vào bàn bạc.
Xong, vua phán: "Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con
gái, biết gả cho người nào? Thơi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ
cho cưới con gái ta". Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo:
7


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6, sách Cánh diều

"Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín
cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”.
Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến rước Mỵ
Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận,
đem quân đuổi theo đòi cướp lấy Mỵ Nương. Thần hơ mưa, gọi gió, làm
thành dơng bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn
đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên
lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời
từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng
lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.Hai bên đánh nhau ròng rã mấy
tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã cạn
kiệt.Thần Nước đành rút qn.Từ đó, ốn nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh
làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng
vậy, Thần Nước đánh mệt mỏi, chán chê không thắng nổi Thần Núi để cướp
Mỵ Nương, đành rút quân về.
(Sách giáo khoa (SGK) Ngữ Văn tập 1 lớp 6, Nhà Xuất bản Giáo dục năm
2017)
*GV chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh:
Gv chia nhiệm vụ cho học sinh thực hiện trên phiếu bài tập(mỗi HS

một phiếu)
- Thời gian làm cho từng phiếu là 15 phút
- Nhiệm vụ 1:

Đọc kĩ văn bản (2 lượt); dựa vào kĩ năng tìm hiểu truyện Thánh Gióng, Thạch
Sanh đã được học trên lớp em hãy thực hiện phiếu bài tập sau:

PHIẾU BÀI TẬP LUYỆN BÀI: SƠN TINH, THỦY TINH
Thể loại
Phương thức biểu
đạt
Sựkiện chính
Nhân vật chính
- Nhiệm vụ 2:
8


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6, sách Cánh diều

PHIẾU BÀI TẬP LUYỆN BÀI: SƠN TINH, THỦY TINH
Ý nghĩa hình tượng nhân vật
Chi tiết, cốt lõi lịch sử
Chủ đề, ý nghĩa
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụtheo cá nhân và hoàn thiện vào phiếu bài tập của
mình trong thời gian quy định.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả hoạt động;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung phần làm việc của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV chấm mẫu một số bài trên lớp
- Thu phiếu về nhà chấm
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.
* Kết quả cần hướng tới:
- Nhiệm vụ 1:
PHIẾU BÀI TẬP LUYỆN: SƠN TINH, THỦY TINH
Thể loại
Phương
thức biểu
đạt

Truyện truyền thuyết
Tự sự

Sự kiện, chi Các sự việc chính:
tiết chính + Vua Hùng kén rể
+ Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn
+ Vua Hùng ra điều kiện chọn rể
+ Sơn Tinh đến trước, được rước Mị Nương về núi
+ Thủy Tinh đến sau không được vợ, tức giận, dâng nước đánh
Sơn Tinh.
9


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6, sách Cánh diều

+ Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua
đành rút quân về
+ Hàng năm Thủy Tinh đều dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng
đều thua

- Sơn Tinh

Nhân vật
chính

- Thủy Tinh

- Nhiệm vụ 2:
PHIẾU BÀI TẬP LUYỆN: PHIẾU BÀI TẬP LUYỆN: SƠN TINH,
THỦY TINH
Ý
nghĩa
hình
tượng
nhân
vật

- Ý nghĩa hình tượng nhân vật:
Thủy Tinh là thần Nước, tượng trưng cho sức mạnh mưa gió,
bão lụt hàng năm.
+ Sơn Tinh là thần Núi, đại diện cho sức mạnh vĩ đại của nhân
dân ta trong việc đấu tranh chống bão lụt hàng năm. Tầm vóc vũ trụ,
tài năng và khí phách của ST là biểu tượng sinh động cho chiến
công của người Việt cổ.
+ Sơn Tinh: Có nhiều phép lạ và tài năng phi thường: vẫy tay về
phía đơng phía đơng nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc
lên từng dãy núi đổi;

+ Sơn Tinh không hề run sợ, chống cự một cách quyết liệt: bốc
Yếu tố từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất để ngăn lũ...

kì ảo nước dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu...
+Thủy Tinh có nhiều phép lạ và tài năng phi thường: gọi gió, gió
đến; hơ mưa, mưa về.
+ Thủy Tinh hơ mưa gọi gió làm thành dơng bão, dâng nước
đánh Sơn Tinh.
Chi
- Là cốt lõi lịch sử, phản ánh hiện thực c/s lao động vật lộn với
tiết, cốt thiên tai của cư dân đồng bằng Bắc Bộ, thể hiện ước mơ và khát
lõi lịch vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự chiến thắng thiên tai để
sử
bảo vệ cuộc sống, bảo vệ mùa màng.
Nội

* Nội dung: Truyện giải thích hiện tượng mưa bão, lụt xảy ra
10


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6, sách Cánh diều

hàng năm ở đồng bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước.
* Ý nghĩa: Thể hiện ước mơ của nhân dân ta trong việc chiến
dung, ý thắng thiên tai. Truyện gắn với thời đại Vua Hùng, tại địa bàn dựng
nghĩa nước Văn Lang xưa, nhằm đế cao và tôn vinh những chiến công của
người Việt cổ trong công cuộc chống bão lụt, chế ngự và sử dụng
nguồn nước (ở lưu vực sông Đà và sông Hổng) để phát triển trồng
trọt, chăn nuôi, ổn định cuộc sống, dựng xây đất nước.
Bài tập 3: Đọc văn bản sau: (Phiếu bài tập phô tơ cho học sinh)
CÂY KHẾ
Xưa có một gia đình nọ, người cha và người mẹ mất sớm để lại hai anh
em sống với nhau. Người anh thì bản tính tham lam ích kỉ, người em thì

ngược lại hiền lành chất phác và luôn biết nhường nhịn. Khi hai anh em lập
gia đình, người anh muốn ra ở riêng.Hắn ta nhận hết tất cả nhà cửa ruộng
vườn, chỉ để lại cho người em một mảnh đất nhỏ với một cây khế.
Người em không một lời ca thán, hai vợ chồng dựng lều trên mảnh đất ấy
và hết lịng chăm sóc cho cây khế. Trời khơng phụ lịng người, năm đó cây
khế trong vườn rất sai trái, quả nào quả nấy cũng mọng nước và vàng
ruộm.Người em phấn khởi chờ đến ngày đem khế đi bán để lấy tiền đong gạo.
Nhưng một hơm, có một con chim lạ rất to từ đâu bay tới ăn khế. Thấy
chim ăn trái, người em liền cầm lấy một cây gậy để đuổi chim bay đi. Người
em nói:
Chim ơi, vợ chồng ta chỉ có mỗi cây khế này là tài sản đáng giá. Nay
chim đến ăn hết khế của ta rồi, chúng ta lấy gì mà sống.
Bỗng nhiên, con chim cất tiếng nói:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Hai vợ chồng người em nghe chim nói tiếng người, cảm thấy vô cùng kỳ
lạ, nhưng anh cũng bảo vợ lấy một chiếc áo cũ may chiếc túi ba gang như
chim nói.
Hơm sau chim lại tới ăn khế, ăn xong chim bảo người em cưỡi lên lưng.
Chim bay đi rất xa, bay qua một ngọn núi cao, qua một vùng biển rộng. Cuối
cùng chim đáp lại một hòn đảo hoang chứa đầy vàng bạc và châu báu.Người
em lấy đủ số vàng bạc vào chiếc túi ba gang rồi lại cưỡi trên lưng chim trở về
nhà.
11


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6, sách Cánh diều

Từ ngày đó, người em trở nên giàu có, vì tiền bạc nhiều mà ăn cũng chẳng
hết, người em lấy một số ra để giúp đỡ những người nghèo trong vùng. Ai ai
cũng u q người em vì tính tình tốt bụng lại biết giúp đỡ người.

Người anh thấy người em giàu có bất thường nên mon men sang hỏi
chuyện. Người em thực thà kể lại cho anh nghe câu chuyện mình được chim
thần chở đi lấy vàng ở hịn đảo nọ.Nghe xong, lịng tham nổi lên, anh ta địi
đổi tồn bộ gia tài lấy mảnh vườn và cây khế của người em.Chiều lòng anh,
người em cũng bằng lòng.
Vào mùa năm sau, cây khế vẫn tiếp tục sai trái. Một hôm, chim lại bay tới
để ăn khế, vợ chồng người anh giả nghèo giả khổ khóc lóc kêu than, chim bèn
nói: "Ăn một qủa, trả cục vàng, may túi ba gang, mang theo mà đựng"
Người anh mừng quá, giục vợ may túi không phải 3 gang mà là 12 gang
để đựng được nhiều vàng.
Hôm sau chim thần tới đưa người anh đi lấy vàng.Anh ta bị lóa mắt bởi
vàng bạc châu báu trên hòn đảo, nhồi đầy túi rồi, người anh còn cố nhét vàng
quanh người. Chim giục mãi anh ta mới chịu leo lên lưng chim để trở về.
Đường thì xa, vàng thì nặng, chẳng mấy chốc chim thần đã thấm mệt.Mấy
lần chim bảo người anh vứt bớt vàng đi cho nhẹ nhưng anh ta vẫn khăng
khăng ôm lấy túi vàng khơng chịu bng.Khi bay qua biển, bất ngờ có một
cơn gió lớn thổi lên, chim khơng chịu nổi nữa liền nghiêng cánh. Thế là
người anh tham lam cùng túi vàng rơi tõm xuống biển.
*Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh:
Gv chia nhiệm vụ cho học sinh thực hiện trên phiếu bài tập(mỗi HS
một phiếu)
- Thời gian làm cho từng phiếu là 15 phút
- Nhiệm vụ 1: Đọc kĩ văn bản (2 lượt) em hãy thực hiện phiếu bài tập sau:
PHIẾU BÀI TẬP LUYỆN: CÂY KHẾ
Thể loại
Phương thức biểu
đạt
Sự kiện, chi tiết
chính
12



Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6, sách Cánh diều

Nhân vật chínhKiểu nhân vật
- Nhiệm vụ 2:
PHIẾU BÀI TẬP LUYỆN: CÂY KHẾ
Ý nghĩa hình tượng nhân
vật
Yếu tố kì ảo
Chủ đề, ý nghĩa
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ theo cá nhân và hồn thiện vào phiếu bài tập của
mình trong thời gian quy định.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả hoạt động;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung phần làm việc của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV chấm mẫu một số bài trên lớp
- Thu phiếu về nhà chấm
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.
* Kết quả cần hướng tới:
PHIẾU BÀI TẬP LUYỆN: CÂY KHẾ
Thể loại
Phương
thức biểu
đạt

Truyện cổ tích
Tự sự


Sự kiện, chi - Cha mẹ chết, người anh chia gia tài, người em chỉ được cây
tiết chính khế.
- Cây khế có quả, chim đến ăn, người anh phàn nàn, chim hẹn
trả ơn.
13


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6, sách Cánh diều

- Chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ đó người em trở
nên giàu có.
- Người anh biết chuyện, đổi gia tài lấy cây khế, người em bằng
lòng.
- Chim lại đến ăn, rồi lại chở người anh ra đảo.
- Người anh may túi quá to nên chim không bay nổi, người anh
bị rơi xuống biển chết.
- Người em: kiểu nhân vật bất hạnh.

Nhân vật
- Người anh: Kiểu nhân vật tham lam, độc ác
chính- Kiểu
- Chim phượng hồng: nhân vật là lồi vật kì ảo (đại diện cho
nhân vật
lực lượng siêu nhiên bảo vệ những điều tốt đẹp).
- Nhiệm vụ 2:
PHIẾU BÀI TẬP LUYỆN: CÂY KHẾ
Ý nghĩa
hình
tượng

nhân vật

Yếu tố
kì ảo

- Nhân vật người anh: tượng trưng cho những con người: Tham thì
thâm, gieo nhân nào gặp quả ấy
- Nhân vật người em tượng trưng cho những người hiền lành, chăm
chỉ Ở hiền gặp lành
- Con chim thần: + Đó là con vật kì ảo trong truyện cổ tích vì có
đặc điểm biết nói tiếng người, có phép thần kì: biết chỗ cất giấu của
cải…
- Hòn đảo: Đảo xa cũng là một khơng gian thần kì, kì ảo mang lại
cho nhân vật những điều may mắn.

- Truyện kể về người anh tham lam, độc ác đã phải trả giá và người
Chủ đề, em chăm chỉ, hiền lành, lương thiện đã được đền đáp xứng đáng.
ý nghĩa - Thể hiện ước mơ của nhân dân ta về công bằng trong xã hội, cái
thiện chiến thắng cái ác.
Bài tập 4: Với 2 văn bản trên em hãy chọn một chi tiết đặc sắc nhất và em ấn
tượng nhất. Chia sẻ với thầy cô và các bạn chi tiết, ý nghĩa của chi tiết đó
- HS tự do lựa chọn chi tiết
- Biết chia sẻ(sử dụng ngơn ngữ nói để trình bày)
14


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6, sách Cánh diều

- GV nhận xét, bổ sung và hướng dẫn các em để các em hoàn thành
nhiệm vụ

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
YẾT KIÊU
Ngày xưa có một người tên là Yết Kiêu ở làng Hạ Bì làm nghề đánh
cá. Một hơm, ơng ta đi dọc theo bờ biển về làng bỗng thấy trên bãi có hai con
trâu đang ghì sừng húc nhau dưới bóng trăng khuya. Sẵn địn ống, ơng cầm
xơng lại phang mạnh mấy cái vào mình chúng nó. Tự dưng hai con trâu chạy
xuống biển rồi biến mất. Ông rất kinh ngạc đốn biết là trâu thần. Khi nhìn lại
địn ống thì thấy có mấy cái lơng trâu dính vào đấy. Ông mừng quá bỏ vào
miệng nuốt đi.
Từ đó sức khỏe của Yết Kiêu vượt hẳn mọi người, không một ai dám
đương địch. Đặc biệt là có tài lội nước. Mỗi lần ông lặn xuống biển bắt cá,
người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước
ln sáu bảy ngày mới lên.
Hồi ấy có quân giặc ở nước ngoài sang cướp nước ta. Chúng cho một
trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn Ninh vây bọc, bắt tất cả thuyền bè,
đốt phá chài lưới. Đi đến đâu, chúng cướp của giết người gây tang tóc khắp
mọi vùng duyên hải. Chiến thuyền nhà vua ra đối địch bị giặc đánh đắm mất
cả. Nhà vua rất lo sợ, sai rao trong thiên hạ ai có cách gì lui được giặc dữ sẽ
phong cho quyền cao chức trọng.
Yết Kiêu bèn tìm đến tâu vua rằng: – “Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng
quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá”. Vua hỏi: – “Nhà ngươi cần bao nhiêu
người’? bao nhiêu thuyền bè?” – “Tâu bệ hạ – ơng đáp – chỉ một mình tơi
cũng có thể đương được với chúng nó”. Nhà vua mừng lắm, liền phong cho
ông làm Đô thống cầm thủy quân đánh giặc.
Ông đến Vạn Ninh cho quân sĩ nghỉ ngơi, chỉ bảo họ sắm cho mình một
cái khoan, một cái búa. Đoạn, một mình ơng lặn xuống đáy biển đi ra chỗ tàu
giặc. Ơng tìm đến đáy tàu vừa khoan, vừa đục. Ông làm rất lẹ và im lặng, tàu
giặc cứ đắm hết chiếc này đến chiếc khác. Trong một hôm, chúng bị đắm
luôn một lúc hơn hai mươi chiếc. Thấy thế, quân giặc hoảng loạn cả lên.
Chúng sai những tên quân có tài bơi lặn lặn xuống nước do thám. Mấy tên

qn đó tìm mãi mới thấy Yết Kiêu đang khoan một chiếc tàu. Bọn chúng
xông lại nhưng chúng đâu có phải là địch thủ của ơng, cho nên cuối cùng ông
không để cho một đứa nào trở về.
15


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6, sách Cánh diều

Quân giặc vô cùng sợ hãi. Mãi về sau tên tướng giặc đem một cái ống
dịm thủy tinh có phép nhìn được thấu qua nước đến đáy biển. Chúng thấy
ông đi lại thoăn thoắt như đi trên bộ. Chúng bèn đem cái vó bằng sắt nhân lúc
ơng đang mải đục một chiếc tàu, buông xuống chụp lấy ông. Nhờ thế chúng
bắt sống được Yết Kiêu. Lập tức chúng tra khảo ông: – “Trong nước mày
những người lặn như mày có bao nhiêu người?”. Ơng bảo chúng: – “Khơng
kể những người đi lại dưới nước suốt 10 ngày khơng lên, cịn như hạng ta thì
một trăm chiếc tàu của chúng bay cũng khơng thể chở hết. Hiện giờ ở dưới đó
hết lớp này xuống lại lớp kia lên không mấy khi vắng người”. Nghe nói thế,
bọn giặc kinh sợ cuối cùng chúng dỗ dành: – “Mày muốn tốt phải đưa chúng
tao đi bắt sẽ có hậu thưởng, bằng khơng thì sẽ giết chết”. – “Được, theo ta, ta
chỉ cho!”.
Quân giặc tưởng thật, bắt ơng cùng với mười tên qn đem vó sắt ngồi
trên thuyền nhỏ ra biển dị tìm. Thừa lúc chúng vơ ý, ơng nhảy tịm xuống
nước trốn đi. Chúng nó trông nhau ngơ ngác. Bấy giờ quân giặc đã bị thiệt
hại khá nặng, lại nghe Yết Kiêu nói nước Nam có nhiều người tài lặn nên
cuối cùng chúng đành phải quay tàu trở về không dám quấy nhiễu nữa.
Nhà vua mừng quá, khen ngợi Yết Kiêu vô cùng, phong ông làm đại
vương. Sau khi ông mất, mọi người nhớ ơn lập đền thờ ở cửa Vạn Ninh và ở
nhiều cửa biển khá
Phiếu hoạt động 1: tiếp cận văn bản
Tìm hiểu yếu tố bề nổi văn bản

Phương thức biểu đạt

Ngôi kể

Nhân vật chính

vvv

Các sự kiện

Yếu tố hoang
đường kì ảo

Yếu tố cốt lõi
lịch sử

vvv

Tiếp cận phần chìm của văn bản: ý nghĩa câu chuyện?
Ý nghĩa TT Yết Kiêu
Ca ngợi người tài giỏi

Ca ngợi tinh thần yêu
nước chống giặc

Giáo dục truyền thống
yêu nước

Bài tập nâng cao: So sánh truyền thuyết Thánh Gióng và Yết Kiêu
16



Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6, sách Cánh diều

HS làm vào vở và trình bày trước lớp.
GV Định hướng rút ra kết luận
Giống nhau
Phẩm chất

Chủ đề

ước mơ, khát vọng

Khác nhau
Thời điểm lịch sử

Mức độ sử dụng yếu tốt kì
ảo

Hình tượng phẩm chất
người anh hùng

II. Luyện kể và nói, nghe.
Bài tập 1: GV cho học sinh kể lại câu chuyện cổ tích hoặc truyền thuyết
bằng lời văn của mình.
Đối với bài tập này HS có thể chỉ 1 đoạn nếu GV thấy các em kể tốt / GV
ghi chép vào sổ nhật kí của mình.
Người nói
Nội dung
bài nói


u cầu khi nói
- Bám vào dàn ý và bài viết để nói, tập
trung vào yêu cầu đề ra.
- Âm lượng vừa đủ nghe

Âm lượng,
tốc độ

- Khơng nói q nhanh hoặc q chậm.
Tốc độ nói bình thường truyền cảm.
- Giọng điệu trầm bổng phù hợp.

Ánh mắt

- Theo dõi người nghe để điều chỉnh

Gương mặt

- Vui tươi, hồn nhiên, buồn rầu, hài
hước… phù hợp với nội dung câu chuyện.

Cử chỉ

- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể để bày tỏ thái
độ tình cảm khi nói.

Dáng người

- Đứng thẳng, nghiêm trang


17

Người nghe
- Chăm chú
lắng nghe bài nói
của người nói để
có phản hồi tích
cực đồng thời thể
hiện thái độ tơn
trọng
- Ghi vào vở
những điều mình
sẽ góp ý cho bài
nói cả về nội
dung và hình
thức.
- Điều băn
khoăn thắc mắc
cần trao đổi


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6, sách Cánh diều

- Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu HS: Em hãy tìm một truyện cổ tích hoặc
truyền thuyết mà em thích sau đó phân tích theo mẫu phiếu bài tập ở trên
- HS làm bài, báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- Nhiệm vụ 2: Nêu cảm nhận của em về một nhân vật trong truyện cổ tích mà
em thích

- HS làm bài, báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
* Về nhà
1. Học bài cũ: Xem lại các truyện truyền thuyết và cổ tích đã học và ghi
tóm tắt lại những sự việc chính.
2. Hồn thành các bài tập sau:
Câu 1: Từ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh em nghĩ gì về chủ trương xây
dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm rừng
phủ xanh đất trống đồi trọc của nước ta trong giai đoạn hiện nay?
Câu 2: Dựa vào hiểu biết bản thân, viết tên một số truyện kể dân gian liên
quan đến thời đại các vua Hùng mà em biết ?
GV gợi ý:
Đó là những chủ trương hoàn toàn đúng đắn để giảm thiểu những ảnh
hưởng của lũ lụt đối với cuộc sống của nhân dân ta hiện nay. Đặc biệt trong
tình hình lũ lụt ở nước ta hàng năm đang diễn ra ngày căng khó lường.
* Về nhà: Ôn tập lại các nội dung kiến thức đã học. Ôn lại các kiến thức
Tiếng Việt về từ ghép, từ láy để chuẩn bị cho các tiết học sau.

18


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6, sách Cánh diều

CHUYÊN ĐỀ 1:
BÀI 2: HỆ THỐNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH
PHẦN TIẾNG VIỆT: TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập, củng cố, mở rộng, khắc sâu về cấu tạo của từ tiếng Việt: từ đơn và
từ phức (từ đơn, từ láy), chỉ ra được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong

câu, đoạn văn;
- Sử dụng được từ đơn, từ phức( từ ghép và từ láy) trong hoạt động
đọc,viết, nói, nghe
- Vận dụng các từ loại trong giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) có thể sáng tạo
ra từ mới.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ : biết kiềm chế cảm xúc bản thân, biết lắng nghe, nhận ra
những sai sót
- Năng lực giải quyết vấn đề: Có khả năng giải quyết những vấn đề đặt ra
liên quan đến kiến thức đã học.
- Năng lực lực hợp tác : Có khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận để đưa ra
kết quả nhanh nhất, chính xác nhất trong một tình huống, vấn đề cụ thể.
- Năng lực giao tiếp: biết lắng nghe và phản hồi tích cực khi giao tiếp.
- Năng lực tư duy, NL sử dụng ngôn ngữ.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực sử dụng, phân tích ngơn ngữ, hiểu và sử dụng ngơn ngữ phù
hợp, có hiệu quả trong giao tiếp theo 4 KN đọc, viết, nghe, nói).
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (phát hiện vẻ đẹp thẫm mĩ của ngôn từ).
3. Phẩm chất
- Yên nước, chăm chỉ : yêu ngôn ngữ dân tộc, chăm chỉ, cần cù trong học
tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học
19


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6, sách Cánh diều

- Máy chiếu, Tivi (nếu có) bảng, phấn, máy tính...

2. Học liệu:
- Sách giáo khoa, ngữ liệu đọc, phiếu học tập,
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
Cho 2 HS lên bảng hồn thành các từ cịn thiếu trong bảng
(Sơ đồ tư duy về từ - xét về cấu tạo)
GV chuẩn kiến thức-> dẫn vào bài thực hành Tiếng Việt
HOẠT ĐỘNG 2: HỆ THỐNG KIẾN THỨC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Cho học sinh nhắc lại cách hiểu (khái niệm từ đơn, từ phức) – kiến thức
đã học cấp Tiểu học)
- Mỗi một khái niệm lấy ví dụ minh họa cụ thể
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụtheo cá nhân
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả hoạt động;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung phần làm việc của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.
- Từ đơn : chỉ gồm một tiếng. (Ví dụ : ca, hoa, thước,…)
- Từ phức:gồm hai hoặc nhiều tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa (Ví dụ :
quần áo, thướt tha,…)
+ Từ láy (tập hợp con của từ phức) là những từ được tạo ra bằng cách ghép
các tiếng có quan hệ láy âm( tha thiết, lo lắng, linh tinh, xanh xanh...)
+ Từ ghép (tập hợp con của từ phức) là những từ có hai hoặc nhiều tiếng có
quan hệ với nhau về nghĩa (Ví dụ : quần áo, bàn ghế, bút chì....)
A. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
20



Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6, sách Cánh diều

- GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện hệ thống các BT thực hành.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện theo yêu cầu bài tập
- Gv hỗ trợ khi cần
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS làm vào phiếu bài tập GV phô tô, báo cáo kết quả theo yêu cầu của
GV.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.
* Dự kiến sản phẩm cần hướng tới
Bài tập 1: Chỉ ra từ đơn, từ phức trong ngữ liệu sau( GV phô tô ngữ liệu bài tập để hs thực hiện vào
bản phô tô)

a, Phân loại từ trong đoạn văn ( từ
đơn, từ ghép, từ láy)

Dự kiến sản phẩm
Từ
đơn

Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm.
Càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy
lời thần nói đúng. Chàng bèn chọn
thứ gạo nếp thơm lừng trắng tinh.
Hạt nào hạt nấy tròn mẩy đem vo
thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm
nhân dùng lá dong trong vườn gói

thành hình vng, nấu một ngày một
đêm thật nhừ.

Các từ
cịn lại

Từ ghép

Từ láy

mừng thầm, Khơng có
ngẫm nghĩ,
gạo nếp, thơm
lừng, trắng
tinh, đậu xanh,
thịt lợn, lá
dong, hình
vng

b. Đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện Dự kiến sản phẩm
yêu cầu ở dưới:
a.
Chú bé loắt choắt
- Từ đơn: cái, xắc, chân, đầu, đội,
Cái xắc xinh xinh
lệch, mồm, huýt, sáo, vang, như, con,
nhảy, trên, đường, vàng.
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch


-Từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn
thoắt, nghênh nghênh.
- Từ ghép: chú bé, ca lơ, chim chích.
21


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6, sách Cánh diều

Mồm huýt sáo vang

b. Hiệu quả của việc sử dụng từ láy
trong đoạn thơ: góp phần làm cho
Như con chim chích
cách diễn đạt sinh động, tăng sức gợi
Nhảy trên đường vàng…
hình, gợi cảm. Làm hiện lên trước mắt
(Tố Hữu, Lượm) người đọc một chú bé liên lạc nhỏ bé,
a) Phân loại các từ trong đoạn thơ nhanh nhẹn, tinh nghịch, hồn nhiên,
theo các nhóm: từ đơn, từ láy, từ đáng yêu.
ghép.
c) Trong những từ láy vừa tìm, từ láy
b) Nêu hiệu quả của việc sử dụng từ gợi tả hình dáng con người là: loắt
choắt.
láy trong đoạn thơ.
c) Trong những từ láy vừa tìm, từ láy d) Một số từ láy khác miêu tả hình
dáng của con người như: lom khom,
nào gợi tả hình dáng con người?
lêu nghêu, lịngkhịng…
d) Tìm thêm những từ láy khác miêu

tả hình dáng của con ngưịi.
c)Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được
vợ, đùng đùng nổi giận, đem qn
đuổi theo địi cướp Mị Nương. Thần
hơ mưa, gọi gió làm thành dơng bão
rung chuyển cả đất trời, dâng nước
sông lên cuồn cuộn đánh Son Tinh.
Nước ngập ruộng đồng, nước ngập
nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi,
sườn núi, thành Phong Châu như nổi
lềnh bềnh trên một biển nước.

Dự kiến sản phẩm

(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)

Từ láy cuộn cuộn gợi sức mạnh khủng
khiếp của dòng nước tưởng chừng như
muốn cuốn phăng mọi thứ.

a) Tìm từ láy trong đoạn văn trên.

a. Từ láy trong đoạn văn: đùng đùng,
cuồn cuộn, lềnh bềnh.
b) Nếu bỏ đi từ láy trong đoạn văn thì
sức hấp dẫn cũng như giá trị biểu đạt
của đoạn văn. Từ láy “đùng đùng” thể
hiện thái độ tức giận lên đỉnh điểm
đến mức không thể kiềm chế của
Thủy Tinh.


b) Nêu bỏ đi từ láy trong đoạn văn Từ “lềnh bềnh”gợi khung cảnh cả
thì đoạn văn hấp dẫn hơn khơng? Vì thành Phong Hhaau trở nên nhỏ, nhẹ
sao?
trước cơn giận giữ của thủy thần. Tấc
cả góp phần làm cho cách diễn đạt
sinh động, tăng sức gợi hình gợi cảm.
Diễn tả cụ thể và chi tiết quang cảnh
trận chiến giữa hai vị thần.
2. Bài tập 2: Thi viết từ theo yêu cầu
22


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6, sách Cánh diều

a. Cho tiếng: bánh hãy kết * Dự kiến sản phẩm
hợp với các tiếng khác để tạo a. + Cách chế biến: bánh rán, nướng, hấp,
từ ghép chỉ loại bánh theo nhúng, tráng
các phương diện( cách chế
biến, chất liệu, tính chất, + Chất liệu làm bánh: nếp, tẻ, khoai, ngô,
sắn, đậu xanh...
hình dáng)
b. Tìm các từ láy miêu tả + Tính chất của bánh: dẻo, xốp, phồng...
dáng đi, tiếng khóc của + Hình dáng của bánh: gối, quấn thừng, tai
voi...
người
b. Dáng đi: thướt tha, loạng choạng, lom
khom, lò dò, tập tễnh....
- Tiếng khóc: hu hu, hức hức, nức nở, rưng
rức, sụt sùi...

3. Bài tập 3:

Đặt câu với từ ghép, từ láy sau:

*Dự kiến sản phẩm

a. từ ghép: Hoa hồng, quần áo, núi - HS đặt câu theo ý tưởng cá nhân
non, lao động, học tập,
miễn là hợp lý
b. Từ láy: lung linh, mong manh,
mềm mại, xinh xinh, sum suê
4. Bài tập 4
Luyện viết

Dự kiến sản phẩm

Viết đoạn văn tả cảnh (tham khảo)
thiên nhiên trong đó có
Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía
sử dụng từ láy và từ ghép tây, hồng hơn bắt đầu bng xuống. Nắng ngày
hè chỉ còn lại ánh sáng nhạt nhòa. Thành phố
đượm một màu vàng óng. Lúc này đã q giờ tan
tầm, dịng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng
đã
thưadần. Đường
phố bớt ồn
ào, nhộn
nhịp. Con đường bỗng trở nên rộng lớn và thênh
thang hơn. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi,
cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những

cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh
mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một
23


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6, sách Cánh diều

ngày học tập ở trường. Các bà mẹ thì tấp nập
chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều
Viết đoạn văn tưởng
tượng tả lại một nhân vật
trong
truyện
truyền
thuyết hoặc cổ tích mà
em ấn tượng, trong đó có
sử dụng từ láy, từ ghép

Dự kiến sản phẩm
(tham khảo)
Thạch Sanh là nhân vật chính trong câu chuyện
cổ tích cùng tên mà bao bạn nhỏ yêu thích. Chàng
vốn là người con Ngọc Hoàng phái xuống hạ giới
đầu thai vào làm con gia đình họ Thạch. Cha mẹ
mất sớm, Thạch Sanh cần cù làm lụng đổi củi lấy
gạo nuôi thân. Lớn lên, Thạch Sanh trở thành một
chàng trai khỏe mạnh. Khn mặt nghiêm nghị,
sắt lại vì sương gió. Vầng trán chàng cao nổi bật
với đôi mắt nâu sẫm ngời lên ý chí, nghị lực phi
thường. Thân hình chàng vạm vỡ, cường tráng.

Cơ bắp ở chân, ở tay nổi lên cuồn cuộn, săn chắc
như những chiến binh. Bờ vai chàng rộng, ngực
nở hình vịng cung càng làm chành càng trở nên
cường tráng. Chàng đội trên đầu chiếc khăn vải
nâu đã sờn cũ. Nhà nghèo nên chàng thường ở
trần, đóng khố, đi chân đất. Nước da dãi nắng
dầm mưa sạm màu như đồng hun.Thạch Sanh đẹp
như một pho tượng dũng sĩ bằng đồng.

Từ hệ thống bài tập GV khắc sâu cho HS những kiến thức cơ bản về từ
đơn, từ phức, từ láy, từ ghép
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Bài tập: - Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em sau khi đọc một trong
số các truyện "Con Rồng cháu Tiên", “ Sự tích Hồ Gươm”, “ Thánh
Gióng” trong đoạn văn có sử dụng từ láy.
- HS làm bài , báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
* Hướng dẫn thực hiện ở nhà
1. Học bài cũ: Xem lại kiến thức cơ bản về từ xét về cấu tạo
2. Hoàn thành các bài tập sau:
24


Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6, sách Cánh diều

- Miêu tả người thân, thầy(cô giáo) hoặc một nhân vật trong truyện cổ
tích mà em thích trong đó sử dụng các từ láy, từ ghép
- Tác dụng của việc sử dụng những từ ấy trong miêu tả
- HS làm bài ở nhà
* Về nhà: Ôn tập lại các nội dung kiến thức đã học.

- Tìm đọc các truyện cổ tích, truyền thuyết để tiết sau thực hành.
CHUYÊN ĐỀ 1
BUỔI 3: THỰC HÀNH LUYỆN VIẾT – TỔNG HỢP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập, củng cố, mở rộng, khắc sâu các năng lực nói, viết khi tham gia
thực hành kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích đã học (đã đọc, nghe)
- Vận dụng các kiến thức đã học về truyện truyền thuyết, cổ tích và kiến
thức về từ trong giao tiếp để rèn luyện 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ: biết kiềm chế cảm xúc bản thân, biết lắng nghe, nhận
ra những sai sót
- Năng lực giải quyết vấn đề: Có khả năng giải quyết những vấn đề đặt ra
liên quan đến kiến thức đã học
- Năng lực lực hợp tác: Có khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận để đưa ra
kết quả nhanh nhất, chính xác nhất trong một tình huống, vấn đề cụ thể.
- Năng lực giao tiếp: biết lắng nghe và phản hồi tích cực khi giao tiếp.
- Năng lực tư duy, NL sử dụng ngôn ngữ.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực sử dụng, phân tích ngơn ngữ, hiểu và sử dụng ngơn ngữ phù
hợp, có hiệu quả trong giao tiếp theo 4 KN đọc, viết, nghe, nói).
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (phát hiện vẻ đẹp thẫm mĩ của ngôn từ).
25


×