Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

De cuong on tap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.71 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Đề cương ôn tập Địa lí HKII Bài 23: Vị trí giới han, hình dạng lãnh thổ Việt Nam 1.Vị trí giới hạn lãnh thổ: a) Phần đất liền: -Các điểm cực trên phần đất liền Việt Nam: + Điểm cực Bắc: xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang (23˚23’B, 105˚20’Đ). + Điểm cực Nam: xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau (8˚34’B, 104˚40’Đ). + Điểm cực Tây: xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (22˚22’B, 102˚24’Đ). + Điểm cực Đông: xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (12˚40’B, 109˚24’Đ). -Diện tích đất tự nhiên của nước ta là 331 212 km². b) Phần biển: -Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km². Các đảo xa nhất về phía Đông của Việt Nam thuộc quần đảo Trường Sa. c) Đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên: -Vị trí nội chí tuyến. -Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. -Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo. -Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật. 2. Đặc điểm lãnh thổ: a) Phần đất liền: -Phần đất liền của nước ta kéo dài theo chiều Bắc – Nam tới 1650km, tương đương 15˚ vĩ tuyến. Nơi hẹp nhất theo chiều Đông – Tây chưa đầy 50km (Quảng Bình). Đường bờ biển hình chữ S dài 3260km, hợp với trên 4550km đường biên giới trên đất liền làm thành khung cơ bản của lãnh thổ Việt Nam. b) Phần biển:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> -Phần biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam mở rất rộng về phía Đông và Đông Nam. Trên biển Đông nước ta có nhiều đảo và quần đảo (đảo Phú Quốc, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa…). -Biển Đông có ý nghĩa chiến lược lớn về an ninh và phát triển kinh tế. Bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam 1. Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản: -Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng (khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng sản của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau). -Phần lớn các khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ. -Một số khoáng sản có trữ lượng lớn ở nước ta (than, sắt, dầu khí, bô xít, crôm, apatit…). 2. Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản: -Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi, vì vậy phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả. -Tài nguyên khoáng sản hiện nay đang bị cạn kiệt nhanh chóng do quản lí lỏng lẻo, kĩ thuật khai thác lạc hậu, thăm dò, đánh giá chưa chính xác. -Việc vận chuyển, khai thác và chế biến khoáng sản ở một số vùng nước ta làm ô nhiễm môi trường sinh thái. -Cần thực hiện tốt luật khoáng sản. Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam 1. Đồi núi là bô phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam: -Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ. + Chủ yếu đồi núi thấp (dưới 1000m chiếm 85% diện tích lãnh thổ). + Núi cao trên 2000m (1%): cao nhất là Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xipăng 3143m -Đồng bằng chiếm ¼ diện tích lãnh thổ. 2. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau: -Đến giai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi Himalaya đã làm cho địa hình nước ta:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau (núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa). + Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển. + Còn có bậc thềm sông, thềm biển. -Địa hình có 2 hướng chủ yếu: + Tây Bắc – Đông Nam + Vòng cung 3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người: -Địa hình luôn biến đổi do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa: + Đất đá phong hóa mạnh mẽ. + Các khối núi bị xói mòn. + Đá vôi hòa tan tạo nên địa hình Cátxtơ. -Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: xuất hiện dạng địa hình nhân tạo (công trình kiến trúc đô thị, hồ chứa nước, giao thông…). Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa, đa dạng thất thường. 1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm: a) Tính chất nhiệt đới: -Nước ta quanh năm nhận lượng nhiệt lớn, nhiệt độ trung bình năm trên 21˚C và tăng dần từ Bắc vào Nam. b) Tính chất gió mùa ẩm: -Khí hậu nước ta chia làm 2 mùa rõ rệt phù hợp với 2 mùa gió: + Mùa gió Đông Bắc thổi vào mùa Đông, lạnh, khô, hanh. + Mùa gió Tây Nam thổi vào mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. -Gió mùa đã đem đến cho nước ta một lượng mưa lớn (15002000mm/năm) và độ ẩm không khí rất cao (trên 80%). 2. Tính chất đa dạng và thất thường: -Phân hóa khí hậu: khí hậu nước ta thay đổi theo mùa và theo vùng (từ thấp lên cao, từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây, rất rõ rệt). -Tính chất thất thường thể hiện năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão….

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam 1. Đặc điểm chung: a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc phân bố khắp cả nước. -Có 2360 con sông, trong đó 93% là sông nhỏ và ngắn. Các sông lớn nhất như sông Hồng, Mê Công chỉ có phân trung và hạ lưu chảy qua nước ta. b) Sông ngòi chảy theo 2 hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung. c) Sông ngòi 2 mùa nước: mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ lượng nước chiếm từ 70% - 80% lượng nước cả năm. d) Sông ngòi có lượng phù sa lớn, trung bình 223g/m³, tổng lượng phù sa trên 200 triệu tấn/năm. 2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của dòng sông: -Sông ngòi nước ta có giá trị kinh tế lớn: thủy lợi, thủy sản, giao thông vận tải, thủy sản, bồi đắp nên đồng bằng phù sa màu mỡ. -Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm. -Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt và công nghiệp, chưa qua xử lí, thải vào dòng sông. * Biện pháp: -Bảo vệ rừng đầu nguồn. -Khai thác hợp lí các nguồn lợi từ song. -Xử lí tốt các nguồn chất thải. Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam 1. Giá trị của tài nguyên sinh vật: -Tài nguyên thực vật có nhiều giá trị to lớn (nhóm cây cho gỗ, cây làm thuốc, thực phẩm, nguyên liệu, cây cảnh…). Các loại động vật cũng có giá tị to lớn cho nhiều sản phẩm để làm thức ăn, làm thuốc và làm đẹp cho con người. 2. Bảo vệ tài nguyên rừng: -Rừng nguyên sinh còn rất ít, tỉ lệ che phủ của rừng rất thấp (33-35%) diện tích đất tự nhiên. -Chất lượng rừng giảm sút, các loài cây gỗ quý cạn kiệt. -Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và luật để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> -Công tác trồng rừng được khuyến khích. 3. Bảo vệ tài nguyên động vật: -Do phá rừng, con người đã hủy diệt nhiều loài động vật hoang dã và làm mất đi nhiều nguồn gen động vật quý hiếm. Nguồn lợi hải sản cũng giảm sút rõ rệt. -Bảo vệ, phục hồi và phát triển tài nguyên động vật là nhiệm vụ của mọi người..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Đề cương ôn tập Lịch sử HKII Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối TKXIX I. Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế. Vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương: 1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 71885: a) Bối cảnh: * Triều đình: Sau 2 điều ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, phe chủ chiến vẫn có hi vọng giành lịa quyền thống trị trừ tay Pháp khi có điều kiện. * Pháp: Do sợ, chúng tìm cách tiêu diệt phe chủ chiến. b) Diễn biến: -Đêm mùng 4 rạng ngày 5/7/1885 Tôn Thất Thuyết chủ động hạ lện tấn công ở đồn Mang Cá và Khâm sử. -Lúc đầu, Pháp rối loạn. Sau đó, chúng phản công chiếm lại Hoàng thành. Chúng tàn sát, cướp bóc dã man, giết hại hàng trăm người dân vô tội. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra căn cứ Tân Sở (Quảng Trị). 2. Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng: -Ngày 13/7/1885, tại Tân Sở (Quảng Trị), Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân, văn thân sĩ phu giúp vua cứu nước. * Diễn biến: 2 giai đoạn: -Giai đoạn 1 (1885 – 1888): + Phong trào nổ ra khắp cả nước, sôi nổi nhất là Bắc, Trung kì (từ Thanh Hóa - Bình Định). -Giai đoạn 2: Mặc dù vua Hàm Nghi bị bắt (11 – 1888) những phong trào vẫn duy trì. Từ 1888 – 1896 phong trào phát triển mạnh tụ lại thành những cuộc khởi nghĩa lớn: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê… + Lực lượng tham gia: văn thân sĩ phu và nhân dân yêu nước. * Ý nghĩa: Thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách dân tộc. Nó tiêu biểu cho phong trào chống Pháp cuối TKXIX. II. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương: * Khởi nghĩa Hương Khê: (1885 – 1895).

<span class='text_page_counter'>(7)</span> -Lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng. -Địa bàn hoạt động: Hương Khê và Hương Sơn thuộc tỉnh Hà Tĩnh, sau đó lan rộng ra nhiều tỉnh khác. -Diễn biến: + Giai đoạn 1 (1885 – 1889): Nghĩa quân xây dựng căn cứ chuẩn bị lực lượng, rèn đúc vũ khí. + Giai đoạn 2 (1889- 1895): Nghĩa quân dựa vào rừng núi hiểm trở tiến công địch, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. -Thực dân Pháp tập trung lực lượng bao vây cô lập nghĩa quân và tấn công vào căn cứ Ngàn Trươi. -Ngày 28/12/1895 Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa dần tan rã. -Mặc dù bị thất bại, nhưng khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu có quy mô lớn nhất trình độ tổ chức cao và chiến đấu bền bỉ. -Sau khởi nghĩa Hương Khê, phong trào yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương, chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng, phong kiến đã hoàn toàn thất bại. Phong trào yêu nước Việt Nam chuyển qua một giai đoạn mới. Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối TKXIX: * Khởi nghĩa Yên Thế: -Nguyên nhân: + Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Bộ vô cùng khó khăn. + Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh. -Diễn biến: 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1 (1884 – 1892): Nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng lẻ do Đề Nắm lãnh đạo. + Giai đoạn 2 (1893 – 1908): Nghĩa quân vừa xây dựng lực lượng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám. + Giai đoạn 3 (1909 – 1913): Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần. Ngày 10/2/1913 Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> -Nguyên nhân thất bại: do phong tào bị bó hẹp trong một địa phương, bị cô lập. Do lực lượng chênh lệch, bị thực dân Pháp và phong kiến tay sai đàn áp. Cách thức tổ chức và lãnh đạo còn nhiều hạn chế. -Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cập nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp. Bài 28: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối TKXIX I. Tình hình Việt Nam nửa cuối TKXIX: -Nhà Nguyễn thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lạc hậu, bộ máy, chính quyền từ trung ương đến địa phương mục rỗng. -Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp trì trệ, tài chính kiệt quệ. -Xã hội: nhân dân đói khổ, mâu thuẫn dân tộc và giai cấp gay gắt. -Khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi: + 1862 khởi nghĩa Cai Tống Vàng, Nông Hùng Thạc. + 1861 – 1865 khởi nghĩa của Tạ Văn Phụng. + 1866 khởi nghĩa kinh thành Huế. II. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối TKXIX: -Các sĩ phu đề xướng cải cải cách để tạo ra thực lực cho đất nước chống lại bọn xâm lược. -Nội dung cải cách Duy Tân: Đổi mới về nội trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội. -Những nhà cải cách tiêu biểu: + 1868: Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lý (Nam Định). + Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng. + 1863 – 1871 Nguyễn Trường Tộ gửi 30 bản điều trần yêu cầu cải cách nhiều mặt bị cự tuyệt. + 1877 và 1882 Nguyễn Lộ Trạch dâng 2 ản “Thời vụ sách” để chấn hưng dân khí, khai thông dân trí bảo vệ đất nước. III. Kết cục của đề nghị cải cách: 1.Kết quả: Không thực hiện được vì triều đình phong kiến bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng hoàn cảnh..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 2. Hạn chế: Những cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở trong nước, chưa động chạm đến những vấn đề cơ bản xã hội. 3. Ý nghĩa: -Tấn công vào tư tưởng bảo thủ của triều đình. -Thể hiện trình độ nhận thức của người Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TIN HỌC HKII Câu 1: Viết cú pháp câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước? Giải thích và nêu hoạt động cú pháp. -Cú pháp: while <điều kiện> do <câu lệnh>; -Giải thích: + while, do là các từ khóa + điều kiện thường là phép so sánh + câu lệnh có thể là câu lệnh đơn hoặc kép -Hoạt động: + Kiểm tra điều kiện + Nếu điều kiện sai, câu lệnh sẽ bị bỏ qua và việc thực hiện lệnh lặp kết thúc. Nếu điều kiện đúng, thực hiện câu lệnh và quay lại bước 1. Câu 2: Dữ liệu kiểu mảng là gì? Thế nào là biến kiểu mảng? -Dữ liệu kiểu mảng là tập hợp hữu hạn các phần tử có thứ tự, mọi phần tử đều có cùng một kiểu dữ liệu gọi là kiểu của phần tử. Việc sắp thứ tự được thực hiện bằng cách gán cho mỗi phần tử một chỉ số. -Khi khai báo một biến có kiểu dữ liệu là kiểu mảng, biến đó gọi là biến mảng. Câu 3: Cách khai báo biến mảng? Giải thích và nêu ví dụ. -Cú pháp khai báo biến mảng: var tên mảng: array [<chỉ số đầu> .. <chỉ số cuối>] of kiểu dữ liệu; -Giải thích: + var, array, of là các từ khóa + <chỉ số đầu> .. <chỉ số cuối> là số nguyên thỏa mãn chỉ số đầu ≤ chỉ số cuối + kiểu dữ liệu là kiểu thực hoặc kiểu nguyên -Ví dụ: var diem : array [0 .. 10] of real; Câu 4: Màn hình làm việc của Geogebra tiếng Việt. -Bảng chọn: là hệ thống lệnh chính của phần mềm Geogebra. Các lệnh tác động trực tiếp tới đối tượng hình học được thực hiện thông qua các công cụ trên thanh công cụ của phần mềm. -Thanh công cụ: dùng để vẽ, điều chỉnh và làm việc với đối tượng..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Câu 5: Trình bày cách thay đổi thuộc tính của đối tượng trong phần mềm Geogebra. -Ẩn đối tượng: 1. Nháy nút phải chuột lên đối tượng. 2. Hủy chọn “Hiển thị đối tượng” trong bảng chọn. -Ẩn/hiện tên (nhãn) của đối tượng: 1. Nháy nút phải chuột lên đối tượng màn hình. 2. Hủy chọn “Hiển thị tên” trong bảng chọn. -Thay đổi tên của đối tượng: 1. Nháy nút phải chuột lên đối tượng trên màn hình. 2. Chọn lệnh “Đổi tên” trong bảng chọn -> Nhập tên mới trong hộp thoại -> Nháy “Áp dụng” để thay đổi, hủy bỏ nếu không muốn đổi tên. -Đặt/hủy vết chuyển động của đối tượng: 1. Nháy nút phải chuột lên đối tượng. 2. Chọn mở dấu vết khi di chuyển. -Xóa đối tượng: 1. Dùng công cụ chọn đối tượng rồi nhấn Delete. 2. Nháy nút phải chuột lên đối tượng rồi thực hiện Xóa. 3. Chọn công cụ trên thanh công cụ và nháy chuột lên đối tượng muốn xóa. Câu 6: Trình bày các công cụ liên quan đến: điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, các công cụ tạo mối quan hệ hình học, liên quan đến hình tròn. -Các công cụ liên quan đến đối tượng điểm: + Công cụ dùng để tạo một điểm mới. Điểm được tạo có thể là điểm tự do trên mặt phẳng hoặc là một điểm thuộc đối tượng khác. + Công cụ dùng để tạo ra điểm là giao của hai đối tượng đã có trên mặt phẳng. + Công cụ dùng để tạo ra trung điểm của hai điểm cho trước: chọn công cụ rồi nháy chuột tại hai điểm này để tạo ra trung điểm. -Các công cụ liên quan đến đoạn, đường thẳng: + Công cụ , , dùng để tạo đường, điểm, tia đi qua hai điểm cho trước. + Công cụ tạo ta một đoạn thẳng đi qua một điểm cho trước với độ dài nhập từ bàn phím. -Công cụ tạo mối quan hệ hình học:.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> + Công cụ tạo ra đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với đường hoặc đoạn cho trước. + Công cụ dùng để tạo đường thẳng song song với đường thẳng cho trước và đi qua một điểm cho trước. + Công cụ dùng để vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng hoặc hai điểm cho trước. + Công cụ dùng để tạo đường phân giác của một góc cho trước. -Các công cụ liên quan đến hình tròn: + Công cụ dùng để tạo ra hình tròn bằng cách xác định tâm và một điểm trên hình tròn. + Công cụ dùng để tạo ra hình tròn bằng cách xác định tâm và bán kính. + Công cụ dùng để vẽ hình tròn đi qua ba điểm cho trước. + Công cụ dùng để tạo một nửa hình tròn đi qua hai điểm đối xứng tâm. + Công cụ sẽ tạo ra một cung tròn là một phần của hình tròn nếu xác định trước tâm của hình tròn và hai điểm trên cung tròn này. + Công cụ sẽ xác định một cung tròn đi qua ba điểm cho trước. Câu 7: Viết chương trình: a) Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên (sử dụng vòng lặp với số lần chưa biết trước). b) Tính tích của 50 số tự nhiên đầu tiên (sử dụng vòng lặp với số lần chưa biết trước). c) Sử dụng biến mảng để nhập từ bàn phím các phần tử của một dãy số. Độ dài của dãy cũng được nhập vào từ bàn phím. d) Nhập n số nguyên bằng bàn phím và in ra màn hình số lớn nhất (nhỏ nhất). a) program Tinh_tong; uses crt; var i: integer; S: longint; begin i:=1; S:=0; while i<=0 do begin S:=S+i;.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> i:=i+1; end; writeln (‘Tong cua 100 so tu nhien dau tien:’,S); end. b) program Tinh_tich; uses crt; var i: integer; P: longint; begin i:=1; P:=1; while i<=50 do begin P:=P*i; i:=i+1; end; writeln (‘Tich cua 50 so tu nhien dau tien’, P); readln end. c) program Phan_tu; uses crt; var A: array [1 .. 100] of real; n: integer; begin writeln (‘Nhap do dai cua day so’); readln (n); writeln (‘Nhap phan tu cua day so:’); for i:= 1 to n do begin writeln (A[‘,i,’]=); readln (A[i]); end; readln end. d) program Lon_nhat; uses crt; var A: array [1 .. 100] of integer; n, i, MAX: integer;.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> begin writeln (‘Nhap n so nguyen’); readln (n); writeln (‘Nhap gia tri so nguyen’); for i:= 1 to n do begin wrtieln (‘A[‘,i,’]=’); readln (A[i]); end; MAX:= A[1]; for 1:=2 to n do if A[i] > MAX then MAX:= A[i]; writeln (‘So lon nhat la:’,MAX); readln end..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GDCD HKII Bài 14: Phòng chống nhiễm HIV/AIDS 1 HIV/AIDS là tên của một loại vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người. AIDS là giai đoạn cuối của của sự nhiễm HIV, thể hiện triệu chứng của các bệnh khác nhau, đe dọa tính mạng con người. HIV/AIDS đang là một đại dịch của thế giới và của Việt Nam. Đó là căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe, tính mạng của của con người và tương lai nòi giống dân tộc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội đất nước. 2 Để phòng, chống HIV/AIDS, pháp luật nước ta quy định: -Mọi người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng, chống việc lây truyền HIV/AIDS để bảo vệ cho mình, cho gia đình và xã hội; tham gia các hoạt động phòng, chống nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng. -Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm, tiêm chích ma túy và các hành vi làm lây truyền HIV/AIDS khác. -Người nhiễm HIV/AIDS có quyền được giữ bí mật về tình trạng bị nhiễm HIV/AIDS của mình, không bị phân biệt đối xử nhưng phải thực hiện các biện pháp phòng, chống lây truyền bệnh để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. 3 Mỗi người chúng ta cần phải có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS để chủ động phòng tránh cho mình và cho gia đình; không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ; tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác 1. Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của công dân (chủ sở hữu) đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Quyền sở hữu tài sản bao gồm: -Quyền chiếm hữu là quyền trục tiếp nắm giữ, quản lí tài sản. -Quyền sử dụng là quyền khai thác giấ trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị sử dụng tài sản đó..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> -Quyền định đoạt là quyền quyết định đối với tài sản như mua bán, tặng cho, để lại thừa kế, phá hủy, vứt bỏ… Công dân có quyền sở hữu về thu thập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn là tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong tổ chức kinh tế. 2. Công dân có nghĩa vụ tôn tọng quyền sở hữu của người khác, không được xâm phạm tài sản của cá nhân, của tổ chức, của tập thể và của Nhà nước. Nhặt được của rơi phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc thông báo cho cơ quan cso trách nhiệm xử lí theo quy định của pháp luật. Khi vay, nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn. Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong phải trả lại cho chủ sở hữu, nếu làm hỏng, phải sửa chữa hoặc bồi thường tương ứng với giá trị tài sản. Nếu gây thiệt hại về tài sản bồi thường theo quy định của pháp luật. 3. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân. Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân 1. Quyền khiếu nại là quyền cảu công dân, đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, các việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ theo quy định của pháp luật, quyết định kỉ luật, khi cho rằng, quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Người khiếu nại có thể đến khiếu nại trực tiếp hoặc gửi đơn khiếu nại đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. 2. Quyền tố cáo là quyền của công dân, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ, việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe lọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Người tố cáo có thể gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. 3. Quyền khiếu nại và tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật. Công dân khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo cần trung thực, khách quan, thận trọng. 4. Nhà nước nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nma. 1. Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cở sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp. 2. Nội dung Hiến pháp quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng, phát triển đất nước: bản chất nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa xã hội, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước. 3. Hiến pháp do Quốc hội xây dựng theo trình tự, thủ tục đặc biệt, được quy định trong Hiến pháp. 4. Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật. Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1. Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. 2. Đặc điểm của pháp luật: a)Tính quy phạm phổ biến: các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội quy định khuôn mẫu, những quy tắc xử sự chung mang tính phổ biến. b)Tính xác định chặt chẽ: các điều luật được quy định rõ rang, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong văn bản pháp luật. c)Tính bắt buộc (tính cưỡng chế): Pháp luật do Nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người, bắt buộc mọi người đều phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lí theo quy định. 3. Bản chất của pháp luật: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục). 4. Vai trò của pháp luật: Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân,.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo công bằng xã hội..

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×