Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng trong hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên tại trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.71 KB, 69 trang )

PHẦN 1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau nhiều năm đổi mới của đất nước, giáo dục đại học nước ta đã đạt được nhiều
kết quả đáng khích lệ. Hàng triệu lao động trình độ cao đẳng, đại học, hàng vạn lao
động trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đã và đang là lực lượng chủ lực, nòng cốt của quá trình
hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa đất nước. Theo Báo cáo thống kê năm 2009 của Vụ
Giáo dục Đại học, từ năm 1987 đến 2009, số trường đại học, cao đẳng tăng gấp 3,7
lần, số sinh viên tăng gấp 13 lần, số giảng viên tăng gấp hơn 3 lần. Tuy nhiên giáo
dục đại học đang đứng trước thách thức rất to lớn: phương pháp quản lý nhà nước
đối với các trường đại học, cao đẳng chậm được thay đổi, không đảm bảo yêu cầu
nâng cao chất lượng đào tạo của toàn hệ thống, chưa phát huy mạnh mẽ được sự
sáng tạo của đội ngũ giáo viên, các nhà quản lý và sinh viên. Chất lượng nguồn
nhân lực đang là một khâu yếu kém, kéo dài của toàn bộ hệ thống kinh tế. Vì vậy,
năm học 2009 - 2010 phải là một năm học khởi đầu cho quá trình 3 năm tập trung
đổi mới về quản lý, nâng cao chất lượng và phát triển tồn diện giáo dục đại học.
Qua đó, Bộ Giáo dục-Đào tạo đã tổ chức họp báo giới thiệu Chỉ thị số 296/CT-TTg
của Thủ tướng Chính phủ về Đề án đổi mới giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012
và coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng và phát triển toàn diện giáo dục
đại học, làm tiền đề triển khai hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm khắc phục các
yếu kém trong ngành, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học. Như vậy
việc nâng cao chất lượng hiệu quả GD – ĐT được Đảng và Nhà nước coi là một
nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển GD – ĐT nhằm đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa đất nước.
Trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả GD – ĐT, việc đẩy mạnh hoạt
động nghiên cứu khoa học, công tác tổ chức nghiên cứu khoa học là một yếu tố khá
quan trọng, không thể thiếu trong hệ thống chương trình giáo dục đại học.
Dù ở bậc đào tạo đại học hay sau đại học, việc nghiên cứu khoa học có một ý
nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, cho cả người dạy lẫn
1




người học. Nếu như ở bậc đại học thông qua nghiên cứu khoa học mà chủ yếu là
thông qua các hình thức bài tập lớn, niên luận, khóa luận, người thầy giáo giúp cho
sinh viên làm quen với các công việc như sắp xếp thư mục tham khảo, miêu tả,
phân loại dữ liệu thì cũng cơng tác này đặt ra yêu cầu phải hình thành được kỹ năng
độc lập nghiên cứu, phát huy tư duy sáng tạo theo con đường khái quát hóa, trừu
tượng hóa cho học viên sau đại học.
Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh là trường đại học sư phạm
trọng điểm Quốc gia, đào tạo đại học, sau đại học, tổ chức nghiên cứu về giáo dục
và các nghành khoa học khác để phục vụ tốt nhu cầu đào tạo giáo viên chất lượng
cao, nhu cầu nghiên cứu đạt trình độ tiên tiến, phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và
phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh phía Nam và cả nước (Theo, đề án quy hoạch
phát triển tổng thể Trường Đại học Sư phạm trọng điểm Tp.HCM đến năm 2020).
Trong thời gian qua, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã có
nhiều nỗ lực trong việc đưa hoạt động nghiên cứu khoa học đi vào nề nếp, đã từng
bước nâng cao chất lượng và đạt được những thành quả đáng kể. Theo báo cáo tổng
kết của phòng Khoa học Công nghệ và Sau đại học, cụ thể từ năm 2001 đến 2006
sinh viên của Trường đã thực hiện được 1181 đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục,
trong đó có 47 đề tài nghiên cứu khoa học đạt giải cấp Bộ bao gồm, 3 giải nhất, 8
giải nhì, 9 giải ba và 27 giải khuyến khích.
Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức đưa sinh viên vào hoạt động nghiên cứu
khoa học cịn nhiều khó khăn, vướng mắc, các biện pháp tổ chức chưa đạt được
hiệu quả cần có. Bên cạnh đó, chất lượng cơng tác nghiên cứu của các đề tài do sinh
viên thực hiện còn chưa cao.
Vì lý do nêu trên, chúng tơi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Thực trạng và giải
pháp nâng cao chất lượng trong hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh
viên tại Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.”

2



2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh
viên Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu này, đề tài cần có các nhiệm vụ nghiên cứu
sau:
-

Nghiên cứu các khái niệm và cơ sở lý luận về khoa học, nghiên cứu khoa
học, nghiên cứu khoa học giáo dục, Luật Giáo Dục về nghiên cứu khoa
học, qui chế và qui định của Nhà Nước về công tác hoạt động nghiên cứu
khoa học của sinh viên tại các trường cao đẳng và đại học Sư phạm.

-

Khảo sát và phân tích thực trạng về hoạt động nghiên cứu khoa học giáo
dục của sinh viên Trường Đại học Sư Phạm Tp.HCM.

-

Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng trong hoạt động nghiên cứu
khoa học giáo dục của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.

-

Kiểm nghiệm tính khả thi của các giải pháp đề xuất.


3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên Trường Đại học
Sư phạm Tp.HCM.
3.2 Khách thể nghiên cứu
Quá trình đào tạo sinh viên của Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu áp dụng những giải pháp đề xuất phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất
lượng nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên Trường Đại học Sư phạm
Tp.HCM.

3


5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng trong hoạt động nghiên cứu khoa học
giáo dục của sinh viên năm 4 Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM trong giai đoạn
2 năm gần đây (2008-2010).
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ
sở lý luận của đề tài. Thuộc nhóm này có phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu.
Sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu để nghiên cứu các tài liệu
về nghiên khoa học làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu khoa học, nghiên
cứu khoa học giáo dục, chất lượng trong nghiên cứu.
Nghiên cứu các văn bản nhà nước, văn bản của Trường Đại học Sư phạm
Tp.HCM về nghiên cứu khoa học giáo dục.
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng

cơ sở lý luận thực tiễn của đề tài. Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể
sau đây:
- Phương pháp điều tra – phỏng vấn
Chúng tôi sử dụng điều tra cơ bản nhằm thu thập thông tin về thực trạng hoạt
động nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên Trường Đại học Sư phạm
Tp.HCM.
Đồng thời, người nghiên cứu kết hợp trao đổi ý kiến với các giảng viên có
nhiều kinh nghiệm đang giảng dạy ở bộ môn PPNC để làm rõ một số vấn đề có
liên quan nhằm có kết quả thực trạng một cách khách quan nhất.
- Phương pháp chuyên gia
Người nghiên cứu xin ý kiến của các chuyên gia về các giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng trong hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục mà đề tài đã đề
xuất nhằm xác định tính phù hợp, khả thi của các giải pháp.

4


6.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu, thông tin thu
được.

5


PHẦN 2

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Ở nước ngoài

1.1.2 Ở trong nước
1.1.2.1 Các bài viết được đăng trên các báo cáo, tạp chí khoa học, Hội thảo và Hội
nghị khoa học
1.1.2.2 Các luận văn thạc sỹ
1.1.2.3 Các văn bản pháp quy
1.2. Các khái niệm
1.2.1 Chất lượng
1.2.2 Khoa học
1.2.3 Khoa học giáo dục
Một cách chung nhất có thể hiểu khoa học giáo dục là khoa học nghiên cứu về
lĩnh vực giáo dục. Sau đây là quan niệm của một số nhà khoa học:
• Theo viện sĩ Phạm Minh Hạc “KHGD là một bộ phận của hệ thống khoa
học nghiên cứu về con người bao gồm Giáo dụchọc, Giáo dục học bộ môn, TLH lứa
tuổi, TLH dạy học, Sinh lý học lứa tuổi” [10, tr 8]
• Theo Nguyễn Sinh Huy “KHGD là khoa học về giáo dục hay khoa học
nghiên cứu về giáo dục” [14, tr 31].
• Bàn về KHGD, Hà Thế Ngữ - Đức Minh- Phạm Hoàng Gia [35] cho
rằng: “KHGD là một bộ phận của KHXH” và “KHGD Marx – Lênin là một bộ
phận hợp thành không thể chia cắt được của chủ nghĩa Marx – Lênin về xã hội và
hoạt động sáng tạo của con người”. Theo ông, KHGD là khoa học nghiên cứu về
quá trình giáo dục và đào tạo con người dưới những tác động có mục đích của xã
hội và vì sự phát triển của xã hội.

6


• Dương Thiệu Tống trong tác phẩm: “Suy nghĩ về văn hóa, giáo dục Việt
Nam” [28, tr 219] có đưa ra định nghĩa: “KHGD là khoa học nghiên cứu các vấn đề
giáo dục nhằm phát hiện ra quy luật khách quan, khái quát lên thành những lĩnh vực
giáo dục khác nhau nhằm giải thích hoặc tiên đốn các hiện tượng giáo dục mới và

giải quyết các vấn đề do thực tiễn giáo dục đề ra. Đồng thời, KHGD ln có mối
liên hệ mật thiết với các khoa học tự nhiên và xã hội.”
1.2.4 Nghiên cứu khoa học
Có khá nhiều định nghĩa về nghiên cứu khoa học, sau đây là một số định
nghĩa tiêu biểu:
-

“NCKH là một quá trình nghiên cứu hiện thực khách quan, phát hiện ra

những hiểu biết có tính quy luật, có tính chân lý hoặc tìm ra được quy luật mới,
chân lý mới trong hiện thực đó.”. “NCKH là phát hiện những hiện tượng, sự việc
mới có tính chân lý trong hiện thực hoặc khám phá những quy luật, nguyên lý mới
trong hiện thực đó”, Hà Thế Ngữ [35, tr10].
-

“NCKH là một hoạt động xã hội hướng vào việc tìm kiếm những điều mà

khoa học chưa biết hoặc chưa phát hiện ra bản chất sự vật, phát triển nhận thức
khoa học về thế giới hoặc là sáng tạo phương pháp mới, phương tiện kỹ thuật mới
để cải tạo thế giới”, Vũ Cao Đàm [9].
-

“NCKH là một hoạt động đặc biệt của con người. Đây là hoạt động có

mục đích, có kế hoạch, được tổ chức của một đội ngũ các nhà khoa học với những
phẩm chất đặc biệt, được đào tạo ở trình độ cao”,Phạm Viết Vượng [32, tr21].
-

“NCKH là hoạt động có hệ thống nhằm đạt được đến sự hiểu biết có kiểm


chứng” Dương Thiệu Tống, [28, tr221].
Như vậy, các tác giả ở trên đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về NCKH,
tựu chung các định nghĩa đều phản ánh được các đặc điểm:
-

NCKH là hoạt động nhận thức được tổ chức có hệ thống của con người.

-

NCKH nhằm phát hiện tri thức về bản chất, quy luật của thế giới khách

quan.

7


-

Kết quả NCKH được thực tiễn chứng minh và có vai trò cải tạo thực

tiễn.
1.2.5 Nghiên cứu khoa học giáo dục
Nghiên cứu khoa học giáo dục được hiểu là các nhà khoa học tiến hành xác định
bản chất và các qui luật của các hoạt động sư phạm. Đó là quá trình phát hiện ra
những qui luật và tìm kiếm những giải pháp cho các tác động giáo dục nhằm thúc
đẩy sự hình thành và phát triển nhân cách cho đối tượng theo đúng mục tiêu của xã
hội.
1.2.6 Kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục
Có nhiều cách hiểu về kỹ năng:
a) Hiểu kỹ năng như là sự thể hiện của năng lực con người:

• Từ điển Tiếng Việt – NXB Văn hóa thơng tin 1998 [26, tr517] định nghĩa
kỹ năng là “khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực
nào đó vào thực tế”.
b) Hiểu kỹ năng như là hệ thống các thao tác, cách thức hành động.
• Kỹ năng là tổng hợp các thao tác, cử chỉ phối hợp hài hòa, hợp lý nhằm
đảm bảo cho hành động đạt kết quả cao với sự tiêu hao năng lượng tinh thần, cơ bắp
ít nhất trong những điều kiện thay đổi”, Ngơ Cơng Hồn – Nguyễn Quang Uẩn [31]
c) Không chỉ coi kỹ năng là kỹ thuật, cách thức hành động mà còn coi kỹ năng là
sự thể hiện của năng lực con người, đòi hỏi con người phải luyện tập theo một
quy trình nhất định.
• Theo Nguyễn Như An, “Kỹ năng sư phạm là khả năng thực hiện có kết
quả một số thao tác hay một loạt các thao tác phức tạp của một hành động sư phạm
bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những cách thức, những quy trình
hợp lý” [1, tr21].
• Theo tác gải Nguyễn Thị Cơi [8] thì: “kỹ năng là sự thực hiện có kết quả
một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để
hành động phù hợp với các điều kiện cho phép”. Kỹ năng đòi hỏi con người phải có
tri thức và kinh nghiệm cần thiết về hành động; vận dụng vốn tri thức và kinh
8


nghiệm thu nhận được vào hành động một cạc phù hợp với điều kiện cụ thể cho
phép (phải linh hoạt, sáng tạo).
Như vậy, theo những cách hiểu về kỹ năng ở trên có 2 cách tiếp cận kỹ năng
theo 2 phương diện khác nhau:
1/ Xét kỹ năng dưới dạng năng lực hoạt động.
2/ Xét kỹ năng dưới dạng hệ thống các thao tác.
Khi tiến hành nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu cần có một số kỹ
năng sau:
-


Nhóm kỹ năng nắm vững lý luận khoa học và phương pháp nghiên cứu;
kỹ năng phân tích; kỹ năng đề xuất chiến lược và chiến thuật nghiên
cứu; tìm hệ thống mới; logic mới để giải quyết vấn đề khoa học.

-

Nhóm kỹ năng sử dụng thành thạo các phương pháp nghiên cứu theo
mục tiêu, nhiệm vụ và đặc điểm của đề tài khoa học nhằm xây dựng các
bước phù hợp để thực hiện đề tài.

-

Nhóm kỹ năng sử dụng thành thạo phương tiện kỹ thuật, thiết bị nghiên
cứu để thu thập, xử lý thông tin, lưu trữ và thể hiện văn bản cơng trình
khoa học.

1.3. Cơ sở phương pháp luận về nghiên cứu khoa học giáo dục
1.3.1 Dựa trên lý thuyết hoạt động - nhân cách
1.3.2 Dựa trên quan điểm hệ thống - cấu trúc
1.3.3 Dựa trên quan điểm thực tiễn
1.4. Hoạt động nghiên cứu khoa học
1.4.1 Đặc điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học
1.4.2 Yêu cầu đối với người nghiên cứu khoa học
1.4.3 Các kỹ năng nghiên cứu khoa học
Khi tiến hành NCKH, người nghiên cứu cần có một số kỹ năng sau:
- Nhóm kỹ năng nắm vững lý luận khoa học và phương pháp nghiên cứu; kỹ
năng đề xuất chiến lược và chiến thuật nghiên cứu; tìm hệ thống mới, logic mới để
giải quyết vấn đề khoa học.


9


- Nhóm kỹ năng sử dụng thành thạo các phương pháp nghiên cứu theo mục
tiêu, nhiệm vụ và đặc điểm của đề tài khoa học nhằm xây dựng các bước đi theo
một quy trình chính xác và tìm ra các bước phù hợp để thực hiện đề tài.
- Nhóm kỹ năng sử dụng thành thạo phương tiện kỹ thuật, thiết bị nghiên cứu
để thu thập, xử lý thông tin, lưu trữ và thể hiện văn bản cơng trình khoa học.
1.4.4 Nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên
1.4.4.1 Các hình thức nghiên cứu KHGD ở trường ĐHSP
-

Viết thu hoạch sau khi đọc tác phẩm KHGD.

-

Seminar.

-

Thu hoạch sau đợt thực hành, thực tập sư phạm.

-

Bài tập nghiên cứu mơn học.

-

Khố luận tốt nghiệp.


-

SV tham gia nghiên cứu các đề tại khoa học với tổ bộ môn.

-

Tham dự các hội nghị khoa học.

-

Hội nghị NCKH của SV

1.4.4.2 Đặc điểm của hoạt động NCKHGD của SV
Hoạt động NCKHGD của SV là con đường tìm kiếm những tri thức mới một
cách độc lập, tự giác. Với bản chất sáng tạo, hoạt động NCKHKGD ln địi hỏi SV
tư duy độc lập và tự chủ. Vì vậy mà tri thức họ tiếp thu được trở nên sâu sắc và
vững chắc. Song, điều quan trọng hơn là qua hoạt động NCKH SV được cung cấp
kiến thức về phương pháp để đạt được những tri thức đó.
Hoạt động NCKHGD của SV bắt đầu từ việc xác định tên đề tài và kết thúc
bằng việc phát hiện ra những hiểu biết mới, rút ra những kết luận khoa học đúng
đắn. Qua đó, SV dần dần nắm vững những phương pháp nhận thức khoa học, hình
thành nên nhu cầu, hứng thú NCKH.
Hoạt động nghiên cứu của SV có 2 mức độ:
Mức độ 1: Học nghiên cứu:
+ Thu thập thông tin chuẩn bị cho bài học, hình thức này gắn với tự học.
+ Thực hiện BTMH.

10



+ Thực hiện khoá luận tốt nghiệp
+ Hội thi Olympic khoa học
Mức độ 2: NCKH tham gia đề tài với giáo viên:
+ Tham gia soạn thảo các phiếu điều tra
+ Tham gia cùng điều tra, khảo sát
+ Tham gia xử lý số liệu
+ Tham gia sermina
NCKH của SV thực chất là một hình thức học tập, đào tạo của các trường
Đại học. Quy chế về NCKH của SV trong các trường đại học và cao đẳng [18,
tr781] đã xác định rõ về mục đích, yêu cầu, nội dung và các hình thức NCKH của
SV như sau:
Điều 1: Mục đích NCKH:
1. Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
2. Tiếp cận và vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học
3. Giải quyết các vấn đề về khoa học và thực tiễn
Điều 2: Yêu cầu về nghiên cứu khoa học:
1. Phù hợp với khả năng và nguyện vọng của SV
2. Phù hợp với nội dung của chương trình đào tạo và một số đòi hỏi của thực
tiễn xã hội.
3. Phù hợp với định hướng của khoa học công nghệ của các trường đại học
và cao đẳng.
4. Không ảnh hưởng đến học tập chính khố của SV.
Điều 3: Nội dung và hình thức nghiên cứu khoa học:
1. Nghiên cứu những vấn đề thuộc lĩnh vực được đào tạo.
2. Tham gia triển khai áp dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ vào
sản xuất, kinh doanh, đời sống và an ninh quốc phòng.
3. Tham gia vào các hội nghị, hội thảo khoa học, hội thi sáng tạo khoa học
công nghệ tuổi trẻ, thông tin khoa học công nghệ, câu lạc bộ khoa học SV.
1.4.4.3 Ý nghĩa của NCKHGD đối với sinh viên ĐHSP


11


Nhiệm vụ của trường ĐHSP là đào tạo SV thành đội ngũ giáo viên tương lai.
Việc tổ chức cho SV tham gia NCKHGD đảm bảo nguyên tắc “học đi đôi với
hành”, “lý luận gắn liền với thực tiễn”, thực hiện quy luật “biến quá trình đào tạo
thành tự đào tạo”. NCKHGD có ý nghĩa quan trọng đối với SV ĐHSP, nó giúp SV:
 Vận dụng kiến thức KHGD vào KH cơ bản.
 Thâm nhập thực tiễn và tiếp cận đối tượng giáo dục.
 Rèn luyện năng lực tư duy khoa học, đặc biệt là tư duy sáng tạo, óc thơng
minh.
 Hình thành và rèn luyện kỹ năng sư phạm, kỹ năng NC.
 Rèn luyện phẩm chất nhân cách người giáo viên tương lai.
 Biết lựa chọn, xác định và xây dựng nội dung, phương pháp, phương tiện,
hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng và điều kiện giáo dục,
dạy học.
 Phát triển khả năng tự học, tự giáo dục, tự nghiên cứu suốt đời.
Nhiệm vụ của các trượng đại học sư phạm, không chỉ đào tạo đội ngũ giáo
viên có trình độ về chun mơn mà cịn rèn luyện cho họ có khả năng tư duy, giải
quyết vấn đề thực tiễn đặt ra, có năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực hiểu và
cảm hoá học sinh trong q trình giáo dục và dạy học. Nói cách khác, người sinh
viên Sư phạm phải được bồi dưỡng về kiến thức khoa học cơ bản, chuyên ngành và
kiến thức KHGD.
Do đó, việc cung cấp cho SV hệ thống kiến thức KHGD là một trong những
nội dung cơ bản của các trường Sư phạm. Tuy nhiên, kiến thức KHGD chỉ được đào
sâu, mở rộng và phát triển khi người SV tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động
NCKHGD. Vì vậy, các trường Sư phạm có nhiệm vụ tổ chức cho sinh viên
NCKHGD nhằm hình thành và rèn luyện cho họ thói quen và kỹ năng NCKH để
phục vụ cho sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của đất nước.
1.4.4.4 Nâng cao chất lượng NCKHGD của SV


12


Từ những trình bày trên, theo chúng tơi, chất lượng NCKHGD của SV là
mức độ đạt được của các thuộc tính sản phẩm NCKHGD, được biểu hiện ra bên
ngồi, qua đó năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên được xác định.
Nâng cao chất lượng NCKHGD của sinh viên là một quá trình phối hợp
thống nhất giữa các lực lượng sư phạm (giảng viên và nhà quản lý) với sinh viên
nhằm trang bị cơ sở lý luận và tổ chức thực hành về NCKHGD cho họ. Trong q
trình đó các lực lượng sư phạm cần tạo điều kiện vật chất, tác động tâm lý để kích
thích hứng thú cho sinh viên cùng với các biện pháp khác nhằm đưa năng lực
NCKH của họ đáp ứng NCKH của họ đáp ứng yêu cầu của thực tiễn giáo dục.
1.5. Cơ sở khoa học của các biện pháp nâng cao chất lượng trong hoạt động
nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên
1.5.1 Cơ sở tâm lí học sáng tạo
1.5.2 Cơ sở tâm lí học hoạt động của việc rèn luyện kĩ năng nghiên cứu khoa
học cho sinh viên
1.5.3 Cơ sở lí luận dạy học của việc rèn kĩ năng nghiên cứu khoa học của sinh
viên
1.5.3.1 Dạy lý thuyết về phương pháp luận khoa học cho SV
1.5.3.2 Hình thành kỹ năng NCKH từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp
1.5.3.3 Tổ chức thực hành NCKH cho SV
1.5.3.4 Kiểm tra – đánh giá thường xuyên

13


Kết luận chương 1
Trong chương này người nghiên cứu đã trình bày cơ sở lý luận của đề tài bao gồm:

1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu, trong phần này đã khái quát quá trình các tác giả
ở trong và ngồi nước đề cập tới NCKH nói chung và khoa học giáo dục nói
riêng của SV. Qua đó, chúng tơi thấy các tác giả đều tập trung nhấn mạnh đến
quá trình tổ chức cho SV NCKH, cung cấp lý luận về phương pháp luận và
phương pháp, KNNCKH cho SV.
2. Để tìm hiểu thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục cần hiểu rõ
nội dung, cấu trúc, đặc điểm, u cầu của hoạt động NCKH. Chính vì vậy,
trong phần này đã trình bày một cách khái quát về hoạt động NCKH.
3. Bên cạnh đó, cần phải tiếp cận những quan điểm khoa học của tâm lí hoạt
động, lí luận dạy học của việc rèn kĩ năng NCKH cho SV nhằm xây dựng các
biện pháp nâng cao chất lượng NCKHGD cho SV.
Đây cũng là những tư tưởng chỉ đạo giúp người nghiên cứu thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.

14


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
2.1 Tổng quan về trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT
2.1.1 Cơ cấu tổ chức
2.1.2 Hoạt động đào tạo
2.1.3 Định hướng phát triển của Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
2.2 Phương pháp điều tra
Trong quá trình điều tra thực trạng, để thu thập và xử lí các thơng tin, chúng tơi đã
sử dụng các phương pháp sau:

• Phương pháp phân tích tài liệu: giúp phân tích các cơ sở lý luận cho việc
nghiên cứu thực trạng.
• Phương pháp khảo sát: dùng làm cơng cụ đo nghiệm trong cơng trình nghiên
cứu.
• Phương pháp thống kê: sử dụng phần mềm excel để xử lý số liệu, vẽ đồ thị và
phân tích kết quả.

15


2.3 Tổ chức thực hiện điều tra, thu thập và xử lý số liệu
Với mục tiêu nắm được thực trạng NCKHGD của SV trường ĐHSP TP.HCM
trong hai năm học 2008-2009 và 2009-2010, trên cơ sở đó nghiên cứu tìm ra
ngun nhân, đề xuất biện pháp để nâng cao chất lượng NCKHGD của sinh viên;
chúng tôi đã thực hiện phiếu trưng cầu ý kiến của GV và SV.
Bảng thăm dò ý kiến về hoạt động NCKHGD của SV được chúng tôi xây dựng
trên cơ sở lý luận về hoạt động NCKHGD và mục tiêu yêu cầu của học phần
NCKHGD. (Trong quyết định 267/GD-ĐT ngày 3/12/1993, chương trình phần cốt
lõi chuyên nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định mục tiêu, yêu cầu,
những nội dung của học phần PP NCKHGD).
Trên cơ sở đó, chúng tơi đã thiết kế nội dung bảng thăm dò ý kiến gồm các phần
sau:
- Nhận thức và thái độ NCKHGD của SV:
+ Nhận thức về tầm quan trọng của NCKHGD.
+ Mức độ hứng thú của sinh viên khi tham gia NCKHGD.
- Hoạt động của SV:
+ Mức độ nắm vững các nội dung NCKHGD.
+ Mức độ nắm bắt các KNNCKHGD.
- Hiệu quả của các hình thức bồi dưỡng năng lực NCKHGD.
- Ý kiến về các biện pháp đề xuất để nâng cao chất lượng NCKHGD của SV.

- Những khó khăn và thuận lợi trong NCKHGD của SV:
+ Những khó khăn và thuận lợi khi SV tham gia NCKHGD.
+ Những khó khăn và thuận lợi của GV trong việc hướng dẫn SV NCKHGD.
Từ mục tiêu, nội dung và cách thức chọn mẫu nghiên cứu nêu trên, chúng tơi đã xây
dựng 15 bảng nghiên cứu thăm dị từ số 2.1 đến 2.15.
Để tìm hiểu thực trạng, quá trình nghiên cứu được thực hiện theo các bước sau đây:

16


* Đợt 1: Thu thập số liệu thực tế của đợt thăm dò sơ khởi, việc thu thập các số
liệu để đánh giá khảo sát thực trạng được thực hiện theo nội dung (xem phụ lục
1 và 2).
* Đợt 2:
- Thu thập các số liệu.
- Xử lí số liệu.
- Viết báo cáo kết quả.
2.4 Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục của
sinh viên tại Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM
Người nghiên cứu đã phát 720 phiếu khảo sát đến sinh viên và 100 phiếu khảo
sát đến giảng viên của 18 khoa tại Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM. Kết quả thu
về được 605 phiếu khảo sát của sinh viên gồm 8 bảng câu hỏi và 100 phiếu khảo sát
của giảng viên gồm 7 bảng câu hỏi. Kết quả khảo sát như sau:
2.4.1 Nhận thức và thái độ NCKHGD của SV
2.4.1.1. Nhận thức về tầm quan trọng
a) Đánh giá của SV về tầm quan trọng của NCKHGD
STT

Vai trò của hoạt động


1

NCKHGD
NCKHGD của sinh viên là rất

2

quan trọng
NCKHGD giúp SV phát huy

3

khả năng sáng tạo
NCKHGD giúp SV củng cố và

4

mở rộng kiến thức
NCKHGD giúp SV thích ứng

Đồng ý

Đồng ý

Khơng

một phần
18.68
113
(%)


đồng ý

492

81.32
(%)

535

88.43
(%)

70

570

94.21
(%)

35

0

0 (%)

11.57
(%)

0


0 (%)

5.79
(%)

0

0 (%)

37.19
62.81
380
0 0 (%)
(%)
(%)
với thực tiễn giáo dục
Bảng 2.1: Đánh giá của SV về tầm quan trọng của NCKHGD
225

17


%

Biểu đồ 2.1: Đánh giá của SV về tầm quan trọng của NCKHGD
Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên đánh giá tầm quan trọng của NCKHGD:
đa số 94.21% SV đồng ý với ý kiến là NCKHGD giúp SV củng cố và mở rộng kiến
thức, 88.43% SV cho rằng NCKHGD giúp SV có khả năng sáng tạo, 81.32% SV
đồng ý với ý kiến NCKHGD của SV là rất quan trọng, ý kiến còn lại được SV đánh

giá thấp hơn.
b) Đánh giá của giảng viên sư phạm về tầm quan trọng của NCKHGD
STT
1
2
3
4

Đồng ý
Không
một phần
đồng ý
NCKHGD của sinh viên là rất quan
79/100
21/100
0 (%)
trọng
(79%)
(21%)
NCKHGD giúp SV phát huy khả
66/100
34/100
0 (%)
năng sáng tạo
(66%)
(34%)
NCKHGD giúp SV củng cố và mở
90/100
10/100
0 (%)

rộng kiến thức
(90%)
(10%)
NCKHGD giúp SV thích ứng vói
85/100
15/100
0 (%)
thực tiễn giáo dục
(85%)
(15%)
Bảng 2.2 : Đánh giá của GV về tầm quan trọng của NCKHGD
Vai trò của hoạt dộng NCKHGD

%

18

Đồng ý


Biểu đồ 2.2: Đánh giá của GV về tầm quan trọng của NCKHGD
Kết quả khảo sát cho thấy: GV cho rằng NCKHGD được coi là một hoạt động
học tập giúp SV mở rộng kiến thức(90%), NCKHGD giúp SV thích ứng với thực
tiễn giáo dục (85%), hai nội dung này được đánh giá khá cao. NCKHGD của SV là
rất quan trọng (79%), NCKHGD giúp SV có khả năng sáng tạo(66%) được GV
đánh giá thấp hơn.
Kết luận: SV và GV đều đánh giá NCKHGD giúp SV củng cố và mở rộng
kiến thức là cao nhất, các ý kiến còn lại được đánh giá thấp hơn.Như vậy SV và GV
đánh giá tầm quan trọng của NCKHGD là gần như nhau.
2.4.1.2 Mức độ hứng thú của SV khi tham gia NCKHGD

Kết quả như sau:
ST
T

Hình thức

1

Bài tập thực hành Tâm lý học, giáo
dục học

2

Bài tập nghiên cứu môn học

3

Bài thu hoạch sau đợt thực tập lần 1

4

Semina

5

Hội thảo khoa học

19

Rất

thích
370
(61.16%)
390
(64.46%)
264
(43.64%)
590
(97.52%)
305
(50.41%)

Thích

Khơng thích

180
(29.75%)
165
(27.27%)
220
(36.36%)
15
(2.48%)
199
(32.89%)

55
(9.09%)
50

(8.26%)
121
(20%)
0
(0%)
101
(16.69%)


6
7
8

280
195
130
(46.28%) (32.23%)
(21.49%)
202
115
288
Luận văn tốt nghiệp
(33.39%) (19.01%)
(47.60)
212
92
301
Tham gia đề tài NCKH với giáo viên
(35.04%) (15.21%)
(49.75%)

Bảng 2.3: Ý kiến về mức độ hứng thú của SV khi tham gia NCKHGD
Câu lạc bộ khoa học

%

Biểu đồ 2.3: Mức độ hứng thú của SV khi tham gia NCKHGD
Kết quả khảo sát cho thấy: SV thích thú khi tham gia các hình thức nghiên cứu
KHGD trong thời gian đại học: đại đa số sinh viên rất thích thú với hình thức bồi
dưỡng Seminar (97.52%); Bài tập nghiên cứu môn học (64.46%); Bài tập thực hành
Tâm lý học, giáo dục học (61.16%). Các hình thức cịn lại như: hội thảo khoa học,
câu lạc bộ khoa học, bài thu hoạch sau đợt thực tập lần 1, luận văn tốt nghiệp, tham
gia đề tài NCKH với giáo viên được SV đánh giá thấp dần ở mức độ hứng thú.
2.4.2 Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
2.4.2.1 Về mức độ nắm vững các nội dung NCKHGD
a) Đánh giá của SV về mức độ nắm vững các nội dung NCKHGD

20


STT

Mức độ đạt được
Tốt
Khá
Trung
bình

Các nội dung NCKHGD

Yếu


1

Những vấn đề chung:
- Khái niệm về NCKHGD
65.37% 34.63%
0%
0%
- Tầm quan trọng của NCKHGD
71.25% 28.75%
0%
0%
- Yêu cầu khi NCKHGD
52.16% 47.84%
0%
0%
- Điều kiện để NCKHGD
49%
51%
0%
0%
- Phẩm chất của người NCKHGD
72.55% 27.45%
0%
0%
2
Phương pháp luận và phương pháp
nghiên cứu
- Khái niệm về KHGD
75.16% 24.84%

0%
0%
- Đối tượng của KHGD
78.18% 21.82%
0%
0%
- Phương pháp luận và phương pháp
51.18% 48.82%
0%
0%
NCKHGD
- Lôgic của quá trình NCKHGD
38.92% 61.08%
0%
0%
3
Những kỹ năng nghiên cứu
- Kỹ năng nắm vững lý luận khoa học và 48.88% 51.12%
0%
0%
phương pháp luận nghiên cứu
- Kỹ năng sử dụng các phương pháp
36.92% 63.08%
0%
0%
nghiên cứu
- Kỹ năng sử dụng kỹ thuật nghiên cứu
24.19% 46.09% 29.72% 0%
4
Mức độ độc lập của SV trong quá trình

22.09% 35.55% 42.36% 0%
nghiên cứu
Bảng 2.4: Đánh giá của SV về mức độ nắm vững các nội dung NCKHGD
Kết quả khảo sát cho thấy: Đại đa số sinh viên cho rằng việc nắm vững những
vấn đề chung, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu trong NCKHGD đều
đạt được ở mức độ tốt và khá. Riêng phần những KN nghiên cứu được SV đánh giá
ở mức độ thấp hơn. SV đánh giá việc nắm vững nội dung về kỹ năng lý thuyết cao
hơn phần thực hành. Cụ thể nội dung về kỹ năng nắm vững lý luận khoa học và
phương pháp luận nghiên cứu là cao nhất ( 48.88% tốt, 51.12% khá), kỹ năng sử
dụng các phương pháp nghiên cứu được đánh giá thấp hơn (36.92% tốt, 63.08%
khá), cuối cùng kỹ năng sử dụng kỹ thuật nghiên cứu( 24.19% tốt, 46.09% khá).
Ngoài ra, mức độ độc lập của SV trong quá trình thực hiện đề tài được đánh giá ở
điểm trung bình khá cao (42.36% trung bình)
Qua đó cho thấy những nội dung NCKHGD mang tính chất lý thuyết được SV
đánh giá cao hơn những nội dung mang tính chất thực hành.
21


b) Đánh giá của GV về mức độ nắm vững các nội dung NCKHGD trong SV
STT
1

2

3

4

Mức độ đạt được
Tốt Khá Trung Yếu

bình

Các nội dung NCKHGD

Những vấn đề chung:
- Khái niệm về NCKHGD
42% 58% 0%
0%
- Tầm quan trọng của NCKHGD
46% 54% 0%
0%
- Yêu cầu khi NCKHGD
39% 61% 0%
0%
- Điều kiện để NCKHGD
37% 63% 0%
0%
- Phẩm chất của người NCKHGD
45% 55% 0%
0%
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Khái niệm về KHGD
46% 64% 0%
0%
- Đối tượng của KHGD
52% 48% 0%
0%
- Phương pháp luận và phương pháp NCKHGD 45% 53% 2%
0%
- Lôgic của quá trình NCKHGD

42% 58% 38%
0%
Những kỹ năng nghiên cứu
- Kỹ năng nắm vững lý luận khoa học và
38% 62% 0%
0%
phương pháp luận nghiên cứu
- Kỹ năng sử dụng các phương pháp nghiên cứu 27% 63% 0%
0%
- Kỹ năng sử dụng kỹ thuật nghiên cứu
19% 52% 29%
0%
Mức độ độc lập của SV trong quá trình nghiên
13% 35% 52%
0%
cứu
Bảng 2.5: Đánh giá của GV về mức độ nắm vững các nội dung NCKHGD
trong sinh viên
Kết quả khảo sát cho thấy: Đại đa số GV đánh giá mức độ nắm vững các

nội dung NCKHGD của SV ở mức độ khá và tốt. Trong đó các nội dụng vể tầm
quan trọng của NCKHGD, phương pháp luận và phương pháp NCKHGD, kỹ năng
nắm vững lý luận khoa học và phương pháp luận nghiên cứu được GV đánh giá ở
mức độ khá tốt. Song về mức độ độc lập của SV trong quá trình thực hiện đề tài chỉ
được GV đánh giá ỏ mức độ trung bình (52%).
2.4.2.2 Về mức độ nắm bắt các kỹ năng NCKHGD
a) Đánh giá của SV về mức độ nắm bắt các kỹ năng NCKHGD
Mức độ thành thạo
ST
T

1
2

Các kỹ năng
Phát hiện vấn đề NC và xác định tên
đề tài
Xác định nhiệm vụ NC
22

Thành
thạo

Tương đối
thành thạo

180/605
(29.75%)
369/606

201/605
(33.22%)
201/605

Chưa
thành
thạo
224/605
(37.02%)
35/605



3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

(60.99%)
392/605
(64.79%)
298/605
(49.25%)
330/605
(54.54%)
0


(33.22%)
(5.78%)
Xác định đối tượng, khách thể nghiên
213/606
0
cứu
(35.2%)
Xây dựng đề cương nghiên cứu
234/605
73/605
(38.67%)
(12.06%)
Xây dựng kế hoạch nghiên cứu
190/605
85/605
(31.4%)
(14.04%)
Thực hiện kế hoạch nghiên cứu
312/605
293/60
(51.57%)
(48.42%)
Vận dụng lý luận vào thực tiễn
0
213/605
392/605
nghiên cứu
(35.2%)
(64.8%)

Sử dụng thư viện
432/605
173/605
0
(71.4%)
(28.59%)
Thu thập thông tin qua sách, báo, tài
459/605
146/605
0
liệu, mạng....
(75.86%)
(24.13%)
Thu thập thông tin qua tiếp xúc trực
148/605
192/605
265/605
tiếp, phỏng vấn...
(24.46%)
(31.73%)
(43.8%)
Xác định và xây dựng cơ sơ lý luận
72/605
270/605
263/605
cho đề tài nghiên cứu
(11.9%)
(44.62%)
(43.47%)
Viết lịch sử vấn đề nghiên cứu

0
182/605
423/605
(30.08%)
(69.91%)
Lựa chọn các phương pháp nghiên
263/605
279/605
63/605
cứu thích hợp
(43.47%)
(46.11%)
(10.41%)
Thiết kế phiếu điều tra
0
362/605
234/605
(59.83%)
(38.67%)
Tiến hành khảo sát thực tế
0
297/605
308/605
(49.09%)
(50.90%)
Xử lý số liệu điều tra
150/605
272/605
183/605
(24.79%)

(44.95%)
(30.24%)
Sử dụng các thao tác tư duy
253/605
189/605
163/605
(41.81%)
(31.23%)
(26.94%)
Phân tích, đánh giá kết quả nghiên
290/605
143/605
172/605
cứu
(47.93%)
(23.63%)
(28.42%)
Sử dụng máy vi tính
320/605
270/605
15/605
(52.89%)
(44.62%)
(2.47%)
Trích dẫn tài liệu
370/605
195/605
40/605
(61.15%)
(32.23%)

(6.61%)
Viết và trình bày luận văn
82/605
231/605
292/605
(13.55%)
(38.18%)
(48.26%)
Trình bày luận văn khi bảo vệ trước
0
405/605
200/605
hội đồng khoa học
(66.94%)
(33.05%)
Bảng 2.6: Đánh giá của SV về mức độ nắm bắt các kỹ năng NCKHGD

23


Kết quả khảo sát cho thấy: mức độ thành thạo được đánh giá cao ở các kỹ
năng học tập, nghiên cứu đơn giản như: thu thập thông tin qua sách báo, tài liệu
(75.86% thành thạo); sử dụng thư việ (71.4% thành thạo); xác định đối tượng và
khách thể nghiên cứu(64.79% thành thạo); trích dẫn tài liệu (61.15% thành thạo).
Cịn các kỹ năng phức tạp như: viết lịch sử vấn đề nghiên cứu (30.08% tương đối
thành thạo), tiến hành TNSP (40.09% tương đối thành thạo), thiết kế các phiếu điều
tra (59.83% tương đối thành thạo), trình bày khi bảo vệ (66.94% tương đối thành
thạo) chỉ được đánh giá ở mức độ tương đối thấp.
b) Đánh giá của GV về mức độ nắm bắt các kỹ năng NCKHGD
Mức độ thành thạo


Thành
thạo

Tương đối
thành thạo

Chưa
thành
thạo

Phát hiện vấn đề NC và xác định tên
đề tài
Xác định nhiệm vụ NC

28%

42%

30%

55%

33%

12%

61%

28%


11%

4

Xác định đối tượng, khách thể nghiên
cứu
Xây dựng đề cương nghiên cứu

52%

25%

23%

5

Xây dựng kế hoạch nghiên cứu

53%

28%

9%

6

Thực hiện kế hoạch nghiên cứu

0


49%

51%

7

Vận dụng lý luận vào thực tiễn nghiên
cứu
Sử dụng thư viện

0

32%

68%

85%

15%

0

Thu thập thông tin qua sách, báo, tài
liệu, mạng....
Thu thập thông tin qua tiếp xúc trực
tiếp, phỏng vấn...
Xác định và xây dựng cơ sơ lý luận
cho đề tài nghiên cứu
Viết lịch sử vấn đề nghiên cứu


73%

27%

0

26%

32%

42%

18%

32%

50%

0%

43%

57%

Lựa chọn các phương pháp nghiên cứu
thích hợp
Thiết kế phiếu điều tra

66%


28%

6%

0%

46%

54%

ST
T
1
2
3

8
9
10
11
12
13
14

Các kỹ năng

24



15

Tiến hành khảo sát thực tế

0%

42%

58%

16

Xử lý số liệu điều tra

32%

35%

23%

17

Sử dụng các thao tác tư duy

39%

32%

29%


18

Phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu

18%

42%

40%

19

Sử dụng máy vi tính

52%

39%

9%

20

Trích dẫn tài liệu

55%

32%

13%


21

Viết và trình bày luận văn

38%

32%

22

30%

Trình bày luận văn khi bảo vệ trước
35%
52%
13%
hội đồng khoa học
Bảng 2.7: Đánh giá của GV về mức độ nắm bắt các kỹ năng NCKHGD
Kết quả khảo sát cho thấy: những KN liên quan đến học tập và mang tính

chất lý thuyết thì được GV đánh giá ở mức độ cao như: thu thập thông tin qua sách
báo, tài liệu (73% thành thạo); sử dụng thư viện (85% thành thạo); còn những KN
đặc trưng liên quan đến NCKH và mang tính cụ thể thì được GV đánh giá ở mức độ
thấp như: viết lịch sử vấn đề nghiên cứu(43% tương đối thành thạo); thiết kế phiếu
điều tra (46% tương đối thành thạo).
Qua đó cho thấy GV và SV có sự đánh giá về mức độ nắm bắt các KN
NCKHGD của SV gần như nhau.
2.4.2.3 Đánh giá của SV về hiệu quả của các hình thức bồi dưỡng năng lực
NCKHGD
ST

T
1
2
3
4

Các hình thức bồi dưỡng
Thơng qua giáo trình tâm lý học, giáo
dục học
Thơng qua giáo trình Phương pháp
luận NCKH
Thông qua các đợt thực tập, đi thực tế
Bài tập thực hành Tâm lý học, giáo
dục học

25

Mức độ đạt được
Tốt
Khá
Trung
bình
218
292
95
36.03% 4826% 15.70%
99
255
351
16.36% 42.15% 58.02%

299
202
104
49.42% 3.39%
17.19%
234
278
103
38.68% 45.95% 17.02%

Yếu
0
0
0
0


×