Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

TIỂU LUẬN tư tưởng hồ chí minh về văn hóa trong lãnh đạo và phương pháp lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.43 KB, 22 trang )

TRƯỜNG…
KHOA …


TIỂU LUẬN
Chủ đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong lãnh đạo và phương
pháp lãnh đạo. Liên hệ thực tiễn ở Uỷ ban nhân dân huyện Tam Đảo,
tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất giải pháp nâng cao văn hóa tổ chức, văn hóa
lãnh đạo, hồn thiện phương pháp lãnh đạo của cán bộ, đảng viên.

Họ tên học viên:…………………….
Lớp:…………….,

- 2021


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA TRONG
I.
LÃNH ĐẠO VÀ PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong lãnh đạo
1.1.
1.2.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp lãnh đạo

LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở UỶ BAN NHÂN DÂN
HUYỆN TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC VÀ ĐỀ XUẤT


II.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA TỔ CHỨC, VĂN
HĨA LÃNH ĐẠO, HỒN THIỆN PHƯƠNG PHÁP
LÃNH ĐẠO CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN
2.1.
Uỷ ban nhân dân huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
Liên hệ thực tiễn ở Uỷ ban nhân dân huyện Tam Đảo, tỉnh
Vĩnh Phúc và đề xuất giải pháp nâng cao văn hóa tổ chức,
2.2.
văn hóa lãnh đạo, hồn thiện phương pháp lãnh đạo của cán
bộ, đảng viên
Ưu điểm về văn hóa tổ chức, văn hóa lãnh đạo, phương
2.2.1. pháp lãnh đạo của cán bộ, đảng viên ở Uỷ ban nhân dân
huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay
Hạn chế về văn hóa tổ chức, văn hóa lãnh đạo, phương
2.2.2. pháp lãnh đạo của cán bộ, đảng viên ở Uỷ ban nhân dân
huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay
Giải pháp nâng cao văn hóa tổ chức, văn hóa lãnh đạo,
2.2.3. hoàn thiện phương pháp lãnh đạo của cán bộ, đảng viên ở
Uỷ ban nhân dân huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
2
2
2
5

9

9

12
12
13
15
19
20


MỞ ĐẦU
Là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khơng ngừng chăm lo xây dựng, rèn luyện Đảng ta thành một Đảng
mácxít thật sự vững mạnh để lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi các mục
tiêu, lý tưởng cách mạng. Từ nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, Người đã
khái quát nên một hệ thống các luận điểm có tính quy luật về xây dựng Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vơ cùng quý báu của Đảng và
dân tộc ta. Bước vào thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá
đất nước, sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như chủ
nghĩa Mác - Lênin càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Học
tập, quán triệt những quan điểm cơ bản và vận dụng có hiệu quả tư tưởng Hồ
Chí Minh vào thực tiễn quá trình lãnh đạo, đặc biệt là tư tưởng về văn hóa trong
lãnh đạo và phương pháp lãnh đạo nhằm không ngừng đổi mới phương thức
lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng là
nhân tố quyết định thắng lợi của toàn bộ sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi
xướng và lãnh đạo. Do đó, nghiên cứu vấn đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn
hóa trong lãnh đạo và phương pháp lãnh đạo. Liên hệ thực tiễn ở Uỷ ban
nhân dân huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất giải pháp nâng cao văn
hóa tổ chức, văn hóa lãnh đạo, hồn thiện phương pháp lãnh đạo của cán bộ,

đảng viên” làm đề tài tiểu luận có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

3


NỘI DUNG
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA TRONG LÃNH ĐẠO
VÀ PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO
1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong lãnh đạo
Vấn đề văn hố lãnh đạo - quản lý đã được Hồ Chí Minh suy nghĩ hàng
chục năm trước khi có chính quyền. Từ năm 1939, Người đã chỉ ra rằng: “Đảng
không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là
một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu
tranh và công tác hằng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng
đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo”
[1, tr.290].
Năm 1943, khi bàn đến xây dựng văn hố mới, Người nói đến việc xây
dựng một “nền chính trị dân quyền. Đặc biệt từ khi chính quyền thuộc về nhân
dân, Đảng trở thành đảng cầm quyền, Người càng trăn trở làm thế nào để thực
hiện tốt nghĩa vụ kép “vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung
thành của nhân dân” [2, tr.178].
Để giải quyết tốt mối quan hệ giữa đảng cầm quyền với nhân dân, Hồ Chí
Minh chỉ rõ “phải đưa chính trị vào giữa dân gian”. Đây chính là cách lãnh đạo,
quản lý bằng thuyết phục, cảm hố, là “chính trị đời sống” từ đó sẽ tạo ra quyền
uy của Đảng, thay vì áp đặt quyền lực.
Đảng cầm quyền thì phải xác định vai trị lãnh đạo của Đảng chứ khơng
phải là một đảng cai trị. Nhưng dù là Đảng lãnh đạo thì người dân vẫn là những
người bị lãnh đạo như cách nói của Bác Hồ. Giải quyết mâu thuẫn này chính là
ứng xử văn hoá của đảng lãnh đạo. Cách tốt nhất là nâng cao trình độ, phẩm chất
và ý thức phục vụ nhân dân ngang tầm quyền lực của Đảng. Đó thực chất vừa là

nâng cao năng lực lãnh đạo, vừa nâng cao năng lực đầy tớ của Đảng.
Văn hoá lãnh đạo của Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền nằm ở trí tuệ bản
lĩnh, phẩm chất của Đảng. Bởi vì Đảng lãnh đạo quần chúng đấu tranh giữ chính
quyền, xây dựng xã hội mới phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ở đây
khơng có đất cho sự dốt nát và suy thoái, sự lộng quyền và xa dân... Ngược lại,
4


Đảng cầm quyền địi hỏi sự gắn bó mật thiết giữa văn hố với chính trị, văn hố
đứng trong chính trị. Khơng có một sự thấu hiểu dân, nắm vững dân tình, dân
tâm, dân ý; thực hiện dân quyền, dân chủ, dân sinh, nâng cao dân trí với ý nghĩa
là hạt nhân của văn hố đảng cầm quyền thì khơng bao giờ được dân tin, dân
phục, dân yêu.
Về văn hóa trong lãnh đạo dưới góc độ nhà nước, Hồ Chí Minh từng
khẳng định “nước ta là nước dân chủ”, dân là chủ và dân làm chủ. Dân chủ là
“làm cho người dân được quyền mở miệng ra”. Một nét quản lý đậm chất văn
hố phải là “Chính phủ là cơng bộc của dân”. Chính sách của Chính phủ phải
hợp với nguyện vọng và quyền lợi của dân chúng. Đối với dân, Chính phủ phải
xây dựng một nền chính trị liêm khiết. Thành quả lớn nhất sau khi giành được
độc lập, chính quyền thuộc về nhân dân, đó là dân chủ trở thành một nguồn lực
lớn, một giá trị văn hoá, vừa là động lực vừa là mục tiêu của cách mạng. Dân
chủ đối lập với quan liêu. Tăng cường dân chủ là phải tẩy sạch bệnh quan liêu.
Chủ nghĩa quan liêu là phản văn hoá, là kẻ thù hủy diệt chúng ta. Phải quan tâm
xây dựng nhà nước pháp quyền, một nấc thang thể hiện trình độ văn minh của
nhân loại.
Một nét đẹp của văn hoá quản lý là quản lý xã hội bằng pháp luật và duy
trì một xã hội dân sự. Cả hai vấn đề này đã được Hồ Chí Minh bàn tới ở những
mức độ đậm nhạt khác nhau. Theo một số nhà nghiên cứu có tên tuổi, Hồ Chí
Minh đã chọn một nhà nước có phạm vi hoạt động rất rộng, kết hợp nhuần
nhuyễn giữa nhà nước (chính quyền - nhà nước chính trị) với xã hội dân sự và cá

nhân con người. Và nhà nước của Hồ Chí Minh khơng “nuốt” mất xã hội dân sự
và cá nhân con người. Trong vấn đề nhà nước, Hồ Chí Minh đã cực kỳ coi trọng
cá nhân để cực kỳ coi trọng cộng đồng. Hồ Chí Minh đã phát huy được truyền
thống cộng đồng là đặc điểm của Việt Nam và châu Á, đồng thời đã vận dụng
được thành quả về cá nhân của phương Tây.
Việc Hồ Chí Minh đề cao nhà nước pháp quyền, kết hợp dân chủ đại diện
(mơ hình bầu cử đại diện của phương Tây có lựa chọn) và dân chủ trực tiếp với
sự góp mặt của xã hội dân sự (bước đầu), khơng giày xéo lên lợi ích cá nhân là
5


một tầm nhìn xa về văn hố quản lý phù hợp với thế giới ngày nay, thế giới tồn
cầu hố.
Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong lãnh đạo với tư cách là cá nhân cán
bộ, đảng viên. Nhìn tổng thể, nghiên cứu văn hoá lãnh đạo - quản lý của cá nhân
cán bộ, đảng viên cũng phải đặt trong điều kiện đảng cầm quyền. Trong bối cảnh
đó, theo cách phân tích của Hồ Chí Minh, đã có quyền hành thì người cán bộ
lãnh đạo - quản lý phải biết tập trung xử lý quyền lực một cách có văn
hố. Thơng thường có hai cách lãnh đạo: 1) Lãnh đạo có văn hố là khơng dùng
quyền lực, mà bằng thuyết phục, cảm hố thơng qua trí tuệ và cái tâm, cái đức.
Khơng dùng quyền lực mà có quyền uy; 2) Lãnh đạo phi văn hoá là dựa vào
quyền lực. Trường hợp này rơi vào những người thiếu tâm, dưới tầm. Người ta
đã nói tới quyền lực trong tay một người kém đức, kém tài thì cịn tệ hại, nguy
hiểm hơn thanh gươm trong tay một tên đao phủ. Bác Hồ đã dạy rằng, “không
phải cứ viết lên trán chữ “cộng sản” là được quần chúng yêu mến. Quần chúng
chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức” [3, tr.389].
Có hai mặt của quyền lực: 1) Quyền lực tạo nên sức mạnh để giữ thành
quả cách mạng, xây dựng chế độ mới trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
văn hố. Đó là mặt tích cực, mặt “văn hoá” của quyền lực - cả quyền lực của
Đảng, Nhà nước và từng cán bộ, đảng viên. 2) Quyền lực làm tha hoá người

nắm quyền, dẫn tới cậy quyền, lợi dụng quyền lực, lạm dụng quyền lực, say mê
quyền lực, chạy theo quyền lực, tranh giành quyền lực, tham quyền cố vị. Đó là
những hành vi phản văn hố, phi văn hoá.
Bác Hồ là tấm gương lớn, trong sáng về một người lãnh đạo có văn hố.
Người khơng hành xử như một người có quyền mặc dầu đứng ở đỉnh cao quyền
lực trong suốt 24 năm. Nói như Trần Bạch Đằng, “tư tưởng Hồ Chí Minh tất
nhiên là tư tưởng chính trị, định hướng chính trị song mang đặc thù dễ phân biệt
với các tư tưởng đương thời khác ở phần lớn biểu hiện của tư tưởng dưới dạng
văn hoá. Nói cách khác, tư tưởng Hồ Chí Minh tác động vào xã hội như một sức
mạnh văn hoá, sức mạnh hợp lý và tình, tổng quát và đơn lẻ, thuyết phục bằng
cảm hoá”.
6


Trong điều kiện đảng cầm quyền, tệ quan liêu mệnh lệnh là kẻ thù của văn
hoá. Quan liêu là xa rời quần chúng, không sát thực tế, nặng về mệnh lệnh, giấy
tờ, thái độ hách dịch, khệnh khạng. Bác Hồ nói đó là những cán bộ “vác mặt làm
quan cách mạng”; “miệng thì nói dân chủ nhưng làm việc thì họ theo lối “quan”
chủ. Quan liêu đẻ ra tham ô, lãng phí. Lãnh đạo quan liêu là lãnh đạo vơ văn
hố. Lãnh đạo có văn hố là phải tẩy sạch bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Muốn vậy,
theo Hồ Chí Minh, phải thực hiện đúng nguyên tắc “Theo đúng đường lối nhân
dân” và phải làm tốt 6 điều: Đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết. Liên hệ chặt
chẽ với nhân dân. Việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu
rõ. Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân và hoan nghênh nhân
dân phê bình mình. Sẵn sàng học hỏi nhân dân. Tự mình phải gương mẫu cần
kiệm liêm chính để nhân dân noi theo.
Văn hóa trong lãnh đạo thể hiện rõ sự ứng xử văn hoá trong các mối quan
hệ với người, với việc, với mìrth; ứng xử có lý có tình, hài hồ nhuần nhị, khơng
nịnh hót cấp trên, khơng coi thưởng và dùng mệnh lệnh với cấp dưới, không trù
dập người có tài. Phải biết điều tra, nghiên cứu, đơn đốc, giúp đỡ, khuyến khích

kiểm tra, làm đến nơi đến chốn, nói đi đơi với làm, cơng khai, minh bạch. Nói
ngắn gọn theo tư tưởng của người xưa, được Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Phải
chính tâm, tu thân, tề gia.
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp lãnh đạo
“Sửa đổi lối làm việc” là một tác phẩm quan trọng bàn về công tác xây
dựng Đảng với nhiều nội dung, phương diện khác nhau. Trong đó, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã dành hẳn một chương (chương V), để trình bày về “Cách lãnh
đạo”, về phương thức lãnh đạo của một Đảng cầm quyền. Đây là vấn đề có ý
nghĩa cả về lý luận và thực tiễn sâu sắc, là một đóng góp xuất sắc trong học
thuyết xây dựng Đảng của Người.
“Cách lãnh đạo” - phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
được Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cộng sản Việt Nam đầu tiên phát hiện. Ngay
7


từ năm 1927, trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh đã nói đến phương pháp, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các hội,
các giới bằng khái niệm “cách tổ chức”. Tổng kết kinh nghiệm cách mạng
Tháng Tám, những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí
Minh nêu vấn đề “Đảng dùng cách gì và làm thế nào để lãnh đạo” và Người đã
trả lời: “1, Đảng đã truyền bá lý luận Mác - Lênin vào trong nhân dân ta... 2,
Trong mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng căn cứ vào tình hình trong nước và trên
thế giới, đề ra những khẩu hiệu, mục tiêu và kế hoạch đấu tranh... 3, Kinh qua
đảng viên và các tổ chức của Đảng...” [5, tr.90]. Tuy thật ngắn gọn, giản dị
nhưng chứa đựng một nội dung sâu sắc, đặt nền móng hình thành ngun tắc
phương thức lãnh đạo của Đảng.
Ở chương V của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh
bàn chuyên về “Cách lãnh đạo” của Đảng, của mỗi cán bộ, đảng viên. Người đã
đưa ra một quan niệm hết sức đầy đủ, xác thực về “lãnh đạo đúng”. Theo quan
niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo đúng nghĩa là:

“1. Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng. Mà muốn thế thì
nhất định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng. Vì dân chúng chính là những
người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta.
2. Phải tổ chức sự thi hành cho đúng. Mà muốn vậy, khơng có dân chúng
giúp sức thì khơng xong.
3. Phải tổ chức sự kiểm sốt, mà muốn kiểm sốt đúng thì cũng phải có
quần chúng mới giúp được” [6, tr.310].
Từ quan điểm trên, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết để có nghị
quyết lãnh đạo đúng phải khắc phục tình trạng quan liêu, xa rời thực tiễn cuộc
sống. Người chỉ rõ: “Những người lãnh đạo chỉ trông thấy một mặt của công
việc, của sự thay đổi của mọi người: trơng từ trên xuống. Vì vậy sự trơng thấy
có hạn” [5, tr.189]. Do đó, muốn giải quyết vấn đề cho đúng, ngoài kinh nghiệm,
người lãnh đạo phải phát huy kinh nghiệm của đảng viên, dân chúng. Một nghị
quyết có khả năng thực hiện được hay khơng, điều đó tuỳ thuộc một cách quyết
định vào thái độ, sự đồng tình của nhân dân. Một nghị quyết dù có hay đến mấy,
8


mà không phản ánh được nhu cầu nguyện vọng của nhân dân đều không giành
được sự hưởng ứng của họ. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Sự lãnh đạo trong mọi công
tác thiết thực của Đảng, ắt phải từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần
chúng”. Tuy nhiên với tư cách là lực lượng lãnh đạo, Đảng “không nên theo
đuôi quần chúng” [3, tr.488].
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Cách lãnh đạo” còn chỉ ra
rằng: Một là, sau khi có đường lối, chính sách đúng thì việc lựa chọn, bố trí cán
bộ phù hợp với yêu cầu, nội dung, tính chất của nhiệm vụ, cơng việc có ý nghĩa
quan trọng đối với việc thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách. Theo người:
“Chọn người và thay người cũng là vấn đề quan trọng của việc lãnh đạo”. Theo
quan điểm của Người, việc bổ nhiệm cán bộ có lên có xuống là chuyện bình
thường, trong đó cần chú ý tới 3 hạng cán bộ và cách xử lý đối với từng hạng:

Người có năng lực yếu quan liêu, khơng làm được việc thì phải thải; người mắc
bệnh cơng thần, vơ ý thức tổ chức kỷ luật thì phải thi hành kỷ luật và bố trí ở
cương vị thấp hơn cương vị đang đảm nhận; người chỉ nói mà khơng làm, tuy
thật thà, trung thành, nhưng khơng có năng lực làm việc cũng không nên dùng.
Hai là, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng để tuyên truyền, giải
thích và tổ chức quần chúng thực hiện, nhưng phải từ “điểm” đến “diện”, coi
trọng xây dựng và phát huy vai trò lực lượng nòng cốt trong cán bộ và trong
quần chúng. Đường lối, chính sách của Đảng là phương hướng hành động của
quần chúng, là cơ sở để thống nhất tư tưởng và hành động chung cho phong trào
quần chúng, nên bất kỳ việc gì, nếu khơng có chính sách chung, kêu gọi chung,
thì khơng thể động viên khắp quần chúng. Đồng thời, căn cứ vào tình hình, hồn
cảnh cụ thể để “giải quyết việc gì là chính của từng thời kỳ nào” và làm việc có
trọng tâm, trọng điểm, việc chính, việc gấp thì làm trước, “khơng nên luộm
thuộm, khơng có kế hoạch, gặp việc nào làm việc ấy, thành thử việc nào cũng là
việc chính” [2, tr.109].
Ba là, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh việc tổng kết rút kinh nghiệm, tổng
kết thực tiễn cũng là vấn đề cực kỳ quan trọng của phương pháp lãnh đạo để bổ
sung hoàn chỉnh và và phát triển đường lối. Người chỉ rõ phải: “Gom góp ý kiến
9


và kinh nghiệm trong sự chỉ đạo từng bộ phận, đem làm ý kiến chung. Rồi lại
đem ý kiến chung đó để thí nghiệm trong các bộ phận. Rồi lại đem kinh nghiệm
chung và mới, đúc thành chỉ thị mới. Cứ như thế mãi. Biết làm như vậy mới thật
là biết lãnh đạo” [1, tr.271].
Để thực hiện cách thức lãnh đạo này một cách có hiệu quả, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã có những chỉ dẫn rất cụ thể:
Thứ nhất, cán bộ cần phải hiểu rõ đặc điểm tâm lý, trình độ của quần chúng
nhân dân, xem đó như một phần tất yếu của bối cảnh lãnh đạo. Người đã chỉ ra
thuộc tính tĩnh của dân chúng: có lớp tiền tiến, có lớp lừng chừng, có lớp lạc hậu.

Vì lý do đó, như một lẽ tất nhiên, ý kiến của mọi người sẽ rất khác nhau. Người
nhấn mạnh ưu thế động của dân chúng, là sự cảm nhận, so sánh theo thời gian, so
sánh theo bối cảnh không gian cụ thể. Cùng với đó là năng lực tổng quát của dân
chúng trong việc phát hiện ra mâu thuẫn và đề ra cách giải quyết.
Thứ hai, khi đã hiểu rõ đặc điểm tâm lý, trí tuệ của quần chúng thì cán bộ
nên sử dụng phương pháp gợi mở vấn đề và kích thích tư duy phản biện trong
chính những người dân để cùng nhau giải quyết vấn đề. Hồ Chí Minh chỉ rõ:
“khi đem vấn đề ra bàn trước dân chúng, họ đem các ý kiến khác nhau so sánh.
So đi sánh lại, sẽ lòi ra một ý kiến mà mọi người đều tán thành, hoặc số đông
người tán thành. Ý kiến đó, lại bị họ so sánh tỷ mỷ từng đoạn, họ thêm điểm hay
vào, bỏ điểm dở đi. Ý kiến đó trở thành ý kiến đầy đủ, thiết thực. Sau khi bàn
bạc, so sánh, thêm thắt, thành một ý kiến đầy đủ, ý kiến đó tức là cái kích thước
nó tỏ rõ sự phát triển trình độ của dân chúng trong nơi đó, trong lúc đó. Theo ý
kiến đó mà làm, nhất định thành công. Làm không kịp ý kiến đó, là đầu cơ, nhút
nhát. Làm quá ý kiến đó là mạo hiểm, hẹp hịi.
Thứ ba, tin vào trí tuệ của nhân dân, nhưng người lãnh đạo không được
“theo đuôi quần chúng” mà phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, phải đóng vai
trị chủ động, tích cực, năng động, sáng tạo trong dẫn dắt quá trình kiến tạo tri
10


thức tập thể để đưa ra các quyết định hợp lý. Vai trị của lãnh đạo trong q trình
ra quyết định thể hiện ở chỗ biết phát huy những kiến thức, phương pháp lý luận
khoa học đã được học để so sánh, tổng hợp các ý kiến của nhân dân, làm sâu sắc
hơn, lý giải cơ sở khoa học của nó và tiếp tục đưa sản phẩm tư duy, sáng tạo của
mình cho nhân dân phản biện. Về luận điểm này, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cố
nhiên, khơng phải dân chúng nói gì, ta cũng cứ nhắm mắt theo. Người cán bộ
cũng phải dùng cách so sánh của dân chúng mà tự mình so sánh. Nghĩa là đem
các ý kiến khác nhau để so sánh kỹ, phân tích kỹ các nội dung của các tầng lớp
xã hội có cái ý kiến đó. Tìm ra mối mâu thuẫn trong những ý kiến khác nhau đó.

Xem rõ cái nào đúng, cái nào sai. Chọn lấy ý kiến đúng, đưa ra cho dân chúng
bàn bạc, lựa chọn lại, để nâng cao dần dần sự giác ngộ của dân chúng”. “Gom
góp ý kiến và kinh nghiệm trong sự chỉ đạo từng bộ phận, đem làm ý kiến
chung. Rồi lại đem ý kiến chung đó để thí nghiệm trong từng bộ phận. Rồi lại
đem kinh nghiệm chung và mới, đúc thành chỉ thị mới. Cứ như thế mãi. Biết làm
như vậy mới thật là biết lãnh đạo” [5, tr.291].
Như vậy, trong chu trình vận động và phát triển tri thức của tập thể, của
cộng đồng, Hồ Chí Minh vừa coi trọng vai trị của quần chúng nhân dân, vừa
nhấn mạnh đến vai trò, sứ mệnh của người lãnh đạo trong việc tổ chức, dẫn dắt
quá trình kiến tạo tri thức - tổ chức đối thoại, tranh luận nhằm tìm ra chân lý và
tổ chức thực hành để kiểm nghiệm chân lý trong thực tiễn, rồi lại nâng kinh
nghiệm thực tiễn (cũ và mới) thành lý luận mới, chính sách mới.
II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN TAM
ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN
HÓA TỔ CHỨC, VĂN HĨA LÃNH ĐẠO, HỒN THIỆN PHƯƠNG
PHÁP LÃNH ĐẠO CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN
2.1. Uỷ ban nhân dân huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
Tam Đảo là huyện mới được thành lập, trong 2 năm qua dưới sự lãnh đạo
của Đảng bộ huyện, nhân dân các dân tộc trong huyện ln đồn kết một lòng,
11


khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực vượt bậc và đã đạt được những kết quả rất đáng
khích lệ trên các lĩnh vực của đời sống: Kinh tế liên tục tăng trưởng khá; thu
ngân sách vượt chỉ tiêu; tạo thêm nhiều việc làm mới; trật tự an toàn xã hội, an
ninh quốc phịng được giữ vững; văn hóa - xã hội có nhiều bước tiến mới và một
diện mạo mới, một khí thế mới đang từng ngày được tạo dựng trên quê hương
Tam Đảo. Những thành tựu đó được bắt nguồn từ truyền thống của Đảng bộ và
nhân dân các dân tộc trong huyện qua các thời kỳ.
Ngược dòng lịch sử, ngày 3/2/1930 Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đánh

dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kỳ khủng
hoảng về đường lối cứu nước và có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng nhân
dân trong đó có nhiều người con quê hương Tam Đảo ngày nay. 15 năm sau,
nhất là giai đoạn 1939-1945 nhân dân ta chịu cảnh một cổ hai chịng đơ hộ và
đàn áp dã man. Thời kỳ này nhiều làng xã của thị xã Vĩnh Yên, Tam Dương, Lập
Thạch, Bình Xuyên (hiện nay có một số thuộc Tam Đảo) đã thành lập được mặt
trận Việt Minh, các đoàn thể cứu quốc, các đội tự vệ và là căn cứ của huyện,
tỉnh, trung ương sau này. Các phong trào chống sưu cao thuế nặng, bắt đi lính, đi
phu phát triển và bị Nhật, Pháp đàn áp mạnh ở nhiều nơi như Tam Quan… càng
tạo sự căm phẫn trong nhân dân. Khi Nhật đảo chính Pháp, trung ương có chỉ thị
“Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, với phương châm “Bám lấy
nạn đói mà cổ động quần chúng lên đường đấu tranh”, nhân dân trong huyện đã
mở đầu cao trào kháng Nhật cứu nước bằng các cuộc biểu tình phá kho thóc để
cứu nạn đói: Kho thóc Cầu Tre (Hồ Sơn); Miêu Duệ, Ấp Dần (Đại Đình)… bị
phá, hàng nghìn thùng thóc được chia cho nhân dân; tiếp đến là diễn thuyết cơng
khai của Việt Minh về chính sách của Đảng cho đông đảo nhân dân. Do vậy,
phong trào đã phát triển mạnh, nhiều vùng đất đã về tay cách mạng, nhiều trận
đánh đã làm địch khiếp sợ như đội quân Phạm Hồng Thái và binh sĩ yêu nước
địa phương đã tiêu diệt một tiểu đội Nhật ở đồn Tam Đảo, giải phóng trên 1000
tù nhân vào 16/7/1945. Đến cuối tháng 8 năm 1945, chính quyền cách mạng ở
địa phương hồn tồn làm chủ mảnh đất chơn rau cắt rốn của mình và điều căn
bản là đã đập tan chế độ áp bức bất công mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của
12


dân tộc và chủ nghĩa xã hội ngay trên quê hương mình. Tuy số đảng viên ít
nhưng những người cộng sản Tam Đảo đã trở thành hạt nhân lãnh đạo quần
chúng đứng lên cùng với cả nước làm cuộc cách mạng thần thánh.
Bước vào giai đoạn 1945-1954, cả nước bắt tay vào xây dựng và củng cố
chính quyền, giải quyết nạn đói, nạn dốt, nạn ngoại xâm. Giai đoạn này, Chi bộ

Đảng được thành lập ở hầu hết các xã trong huyện, nhiều đảng viên mới được
kết nạp, hàng nghìn thanh niên Tam Đảo lên đường bảo vệ quê hương, đất nước.
Dưới sự lãnh đạo của các Chi bộ Đảng chủ trương đưa giáo viên lên các xã miền
núi, vùng sâu xóa nạn mù chữ được thực hiện có hiệu quả.
Ngày 6/1/1947, Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Yên lần 2 tiến hành và thực
hiện lời kêu gọi tòan quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch “Thà hy sinh tất cả chứ
không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nơ lệ”. Các Chi bộ Đảng trong
huyện tích cực triển khai nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu kháng chiến: Củng cố xây
dựng Đảng; xây dựng chính quyền, đồn thể vững mạnh, xây dựng lực lượng vũ
trang địa phương; xây dựng hậu phương; xây dựng nhiều trại tản cư… Ngày
7/5/1954 tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt làm dao động tinh thần
binh lính địch, tinh thần cách mạnh của nhân dân các dân tộc trong huyện càng
lên cao góp phần bắt chúng ngồi vào ký hiệp định Giơnevơ, chấm dứt sự chiếm
đóng của quân Pháp trên đất Việt Nam.
Giai đoạn 1954-1975 đất nước tạm thời chia thành hai miền, miền Bắc từ
vĩ tuyến 17 được hoàn toàn giải phóng, miền Nam tạm tồn tại dưới chính quyền
tay sai của đế quốc Mỹ. Cùng với nhân dân cả nước, các chi bộ Đảng và nhân
dân Tam Đảo khắc phục khó khăn thực hiện tốt 2 nhiệm vụ chiến lược, hồn
thành cải cách ruộng đất, sản xuất được khơi phục, lòng tin của nhân dân vào
chế độ mới được củng cố, văn hóa - xã hội có bước phát triển mới, nhất là giáo
dục đã góp phần củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, hoàn thành kế
hoạch 5 năm lần thứ I (1961-1965), chính sách hậu phương chi viện cho tiền
tuyến được nhân dân trong huyện hưởng ứng mạnh mẽ…
Từ 1964-1968 Đế quốc Mỹ thực hiện chiến tranh phá hoại miền Bắc,
trong đó có nhiều điểm của huyện nằm trong kế hoạch đánh phá của giặc Mỹ
13


như Yên Dương, Đạo Trù, Tam Đảo, Tam Quan… Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy,
các Chi bộ Đảng và nhân dân các dân tộc trong huyện thực hiện lấy phịng là

chủ yếu, cịn lực lượng vũ trang thì lấy chống và đánh là chủ yếu. Kết quả đã
đào được hàng trăm hầm trú ẩn trên trục đường giao thông, hố tránh máy bay,
các gia đình, trường học đều có hầm trú ẩn… Tam Đảo cịn được tiếp đón nhiều
bộ, ngành trung ương, của tỉnh về sơ tán tại Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình, Bồ
Lý, Yên Dương… Tiếp nối truyền thống anh dũng quân và dân Tam Đảo dưới sự
lãnh đạo thống nhất của các Chi bộ Đảng đã nêu cao tinh thần cảnh giác và sẵn
sàng chiến đấu. Trong 4 năm chống chiến tranh phá hoại lực lượng du kích của
huyện đã bắn máy bay nhiều trận, tiêu biểu là trận địa 12,7 ly trên núi San Chấy
Thòi của Trung đội dân quân dân tộc Sán Dìu, xã Đạo Trù, bắn rơi máy bay
phản lực F4D của Mỹ. Đây là chiến công oanh liệt của quân và dân Tam Đảo.
Thời kỳ lên đường kháng chiến chống Mỹ để làm nên ngày 30-4-1975 lịch sử,
miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thu về một mối cùng xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Có thể khẳng định rằng, 76 năm qua (1930-2006), trong thời chiến cũng
như thời bình Đảng bộ và nhân dân Tam Đảo ln có những đóng góp xứng
đáng vào thành công của tỉnh, của đất nước. Những giá trị vật chất và tinh thần
mà người dân Tam Đảo sáng tạo ra trong quá trình đấu tranh, xây dựng và
trưởng thành là nguồn “tài nguyên” vô giá, bất tận được tôi luyện cùng sự
trường tồn của dân tộc và đây chính là nền móng vững chắc để xây dựng Tam
Đảo thành huyện giàu đẹp, phồn vinh trong tương lai không xa.
2.2. Liên hệ thực tiễn ở Uỷ ban nhân dân huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh
Phúc và đề xuất giải pháp nâng cao văn hóa tổ chức, văn hóa lãnh đạo,
hoàn thiện phương pháp lãnh đạo của cán bộ, đảng viên
2.2.1. Ưu điểm về văn hóa tổ chức, văn hóa lãnh đạo, phương pháp
lãnh đạo của cán bộ, đảng viên ở Uỷ ban nhân dân huyện Tam Đảo, tỉnh
Vĩnh Phúc hiện nay

14



Đội ngũ cán bộ, đảng viên và lãnh đạo, quản lý ở Uỷ ban nhân dân huyện
Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trưởng thành về mọi mặt, đại đa số có ý thức rèn
luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kiên định mục tiêu lý
tưởng của Đảng, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
trung thành với đường lối phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo, có ý thức phục
vụ nhân dân, gương mẫu thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, tích cực
tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Trong thực hiện nhiệm vụ đã nêu cao ý thức tiền phong, gương mẫu, tinh
thần trách nhiệm. Nhờ đó, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhân dân trong
huyện được giữ vững, từng bước được tăng cường, niềm tin của nhân dân với
Đảng được củng cố.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI), Uỷ ban nhân dân huyện
Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó có người đứng đầu, đã chủ động, tích cực
xây dựng, hồn chỉnh quy chế làm việc của cấp uỷ, tổ chức đảng (ban cán sự
đảng, đảng đồn). Trong đó, có xác định rõ nguyên tắc, nội dung, phương thức
lãnh đạo, xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của tập thể và cá nhân, đặc biệt là
trách nhiệm của người đứng đầu, mối quan hệ giữa người đứng đầu là bí thư ban
cán sự đảng, đảng đoàn với tập thể cấp uỷ, với lãnh đạo bộ, hội đồng nhân dân,
uỷ ban nhân dân cùng cấp...
Tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định đó của tổ chức, cơ
quan, đơn vị mình gắn với các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Qua đó, vừa thực hiện tốt vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm
quyền của tổ chức đảng và người đứng đầu tổ chức đảng, vừa thực hiện tốt chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức nhà nước và người đứng đầu, cán bộ chủ
chốt của ở Uỷ ban nhân dân huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Khắc phục tình
trạng người đứng đầu độc đốn, chuyên quyền, gia trưởng, thiếu dân chủ, thậm
chí vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
15



hoặc cấp uỷ, tổ chức đảng “lấn sân”, bao biện, làm thay cơng việc của chính
quyền và người đứng đầu, cán bộ chủ chốt của cơ quan nhà nước.
2.2.2. Hạn chế về văn hóa tổ chức, văn hóa lãnh đạo, phương pháp
lãnh đạo của cán bộ, đảng viên ở Uỷ ban nhân dân huyện Tam Đảo, tỉnh
Vĩnh Phúc hiện nay
Bên cạnh những cán bộ, đảng viên ở Uỷ ban nhân dân huyện Tam Đảo,
tỉnh Vĩnh Phúc phát huy tốt vai trị tiền phong gương mẫu của mình thì cịn có
một bộ phận giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước
Đảng, trước nhân dân; thiếu trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện các chủ
trương, chính sách của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, quy định về xây dựng,
chỉnh đốn Đảng chưa đến nơi đến chốn, kỷ cương, kỷ luật khơng nghiêm, nói
khơng đi đơi với làm, hoặc làm chiếu lệ.
Thực trạng, tình hình cán bộ nêu trên đã được Nghị quyết Trung ương 4
Khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đớn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy
thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ đã chỉ rõ: “Tình trạng suy thối về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy
lùi, có mặt, có bộ phận cịn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng
phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong
bộ máy nhà nước. Tình hình mâu thuẫn, mất đồn kết nội bộ khơng chỉ ở cấp cơ
sở mà ở cả một số cơ quan Trung ương, tập đồn kinh tế, tổng cơng ty.... Trong
khi đó, sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khơn
lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội
lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”.
Hiện nay, một bộ phận nhỏ can bộ, đảng viên ở ở Uỷ ban nhân dân huyện
Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc rơi vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cực đoan, cơ hội, vụ
16



lợi, thực dụng; dĩ hịa, vi q, nói dựa, lấy lịng nhau; tư duy nhiệm kỳ, bệnh
thành tích; bè phái, cục bộ, lợi ích nhóm, mất đồn kết; tham nhũng, lãng phí;
phong cách quan liêu, lối sống xa hoa, hưởng lạc; có hiện tượng chạy chức, chạy
quyền, chạy chỗ, chạy tội, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng; tùy tiện
vô nguyên tắc, vô kỷ luật; xa dân, vô cảm trước sự khó khăn, bức xúc của dân;
thiếu gương mẫu trong việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, đơn vị và đời sống sinh hoạt hằng ngày.
Nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” trên thực tế ở Uỷ ban
nhân dân huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc có lúc chỉ chung chung, hình thức
đã tạo kẽ hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ, vượt quyền hoặc lạm dụng
quyền lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân.
Bên cạnh đó là cơ chế, quy định không rõ, làm cho người lãnh đạo không
đủ quyền năng để hành động, chưa có quy định khuyến khích cá nhân người
đứng đầu có nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, hành động quyết liệt,
dám chịu trách nhiệm, với tấm lịng trong sáng, vì dân, vì Đảng, tạo ra chuyển
biến, kết quả rõ nét, nhưng khi có sai sót, lại chưa được đánh giá đầy đủ và sử
dụng đúng. Ngược lại, một số người đứng đầu giữ gìn, ngại va chạm, theo cách
giữ mình, thủ thế, “chủ nghĩa tập thể” hình thức, dựa dẫm, mọi việc bình
thường, khơng “sai phạm lớn”, có khi lại được trọng dụng hoặc lợi dụng quyền
lực một cách tinh vi là cơ sở cho sự nể nang, né tránh, co cụm, thoả hiệp vì lợi
ích nhóm, thu vén cho bản thân lại có cơ hội phát triển.
2.2.3. Giải pháp nâng cao văn hóa tổ chức, văn hóa lãnh đạo, hồn
thiện phương pháp lãnh đạo của cán bộ, đảng viên ở Uỷ ban nhân dân
huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay
Một là, mỗi cán bộ, đảng viên cần một trình độ tư duy biện chứng duy vật
ở mức độ toàn cầu và ln được đổi mới. Điều này hồn tồn xa lạ với tư duy
chủ quan duy ý chí, kiểu tư duy dễ xảy ra khi Đảng độc quyền lãnh đạo. Năng
lực vận dụng phép biện chứng hàng đầu là kiên định và nhận thức đúng về định
17



hướng xã hội chủ nghĩa. Xã hội chủ nghĩa là mục tiêu, một nấc thang xã hội cần
đạt tới, đồng thời là một mô thức tổ chức xã hội, trong đó chứa đựng những giải
pháp khoa học, một phương thức tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là
phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước để đạt được kết quả.
Nhìn nhận theo hướng đó, lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng và kim
chỉ nam, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, cần tiếp tục phát huy cao độ nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa trong khi tăng cường sức mạnh của nhà nước pháp
quyền và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xã hội dân sự.
Năng lực văn hoá cầm quyền của Đảng khơng thể tách rời “văn hố dùng
người” mà sinh thời Bác Hồ đã dạy “dụng nhân như dụng mộc”. Những suy
thoái và tê liệt của một số cơ sở đảng hiện nay, xét đến cùng là vấn đề cán bộ công việc gốc của Đảng. Một khi việc cất nhắc, đề bạt cán bộ bị đồng tiền và
chủ nghĩa cá nhân chi phối, thiếu lý trí và bản lĩnh để chọn những người thật sự
có đức, có tài giữ trọng trách lãnh đạo, thì đó là cách làm phản văn hố.
Khơng mạnh dạn đổi mới thật sự, luyến tiếc với cái cũ trong tư duy, trong
thực hành dân chủ, trong xây dựng nhà nước pháp quyền, trong công tác cán bộ
chính là kẻ thù của văn hố lãnh đạo - quản lý, cần phải được thanh toán để chúng
ta có thể sánh vai cùng các nước trên thế giới trong nhịp bước khẩn trương của
thời đại như mong muốn của Bác Hồ kính yêu của Đảng và dân tộc ta.
Hai là, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh đặt ra yêu cầu người cán bộ,
đảng viên trước hết phải có phong cách phê phán. Người cho rằng, đã là cán bộ
cách mạng thì phải có óc phê phán và tinh thần phê phán. Đối với tổ chức đảng,
cán bộ, đảng viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao vấn đề phê bình và tự phê bình.
Tư tưởng cốt lõi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phê bình là “phê bình việc chứ
khơng phải phê bình người”. Đồng thời, phê bình hay phê phán bao giờ cũng
gắn với tự phê bình, tự phê phán. Người viết: Để chữa những bệnh tật kia, ta
phải tự phê bình ráo riết và phải lấy lòng thân ái, lấy lòng thành thật mà ráo riết
phê bình đồng chí mình. Hai việc đó phải đi đơi với nhau. Người địi hỏi mỗi
cán bộ, mỗi đảng viên, mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê phán, tự sửa chữa
18



như mỗi ngày phải rửa mặt, tức là đưa việc tự phê bình, tự kiểm điểm thành nhu
cầu cần thiết thường xuyên.
Ba là, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh đặt ra yêu cầu người cán bộ đảng
viên phải có phong cách quần chúng. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết nhiều vấn đề cơ bản của phong cách quần chúng,
từ việc yêu cầu cán bộ phải học hỏi quần chúng, lắng tai nghe ý kiến của đảng
viên, của nhân dân, của những người khơng quan trọng, đến phải có mối liên hệ
chặt chẽ với quần chúng. Trong nhiều hình thức kiểm sốt, Chủ tịch Hồ Chí Minh
cho rằng, cách dùng quần chúng để kiểm soát lãnh đạo là cách tốt hơn cả. Nói
cách khác, phải dùng phương pháp quần chúng trong lãnh đạo, mà nội dung cơ
bản của nó là: “Từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng”, và phải “đi đúng
đường lối quần chúng”.
Bốn là, người cán bộ phải có phong cách dân chủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh
là người đầu tiên đưa nguyên tắc “tập trung, dân chủ” trong sinh hoạt Đảng thành
nội dung của phong cách làm việc của cán bộ nhà nước và sáng tạo một kiểu
phong cách cán bộ mới: phong cách dân chủ. Với việc đưa ra kiểu phong cách
dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện sự phủ định phong cách quan liêu,
độc đoán, gia trưởng vốn bám rễ lâu đời trong các tầng lớp quan lại phong kiến,
công chức thực dân của xã hội Việt Nam trước đây, thậm chí cả trong ý thức, tâm
lý của các tầng lớp nhân dân lao động. Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng
những đã giải phóng nhân dân lao động Việt Nam về mặt thân phận, địa vị xã hội,
mà còn đã giải phóng họ về mặt tinh thần, về lối sống và phong cách.
Năm là, người cán bộ phải có phong cách thực tiễn. Theo Chủ tịch Hồ
Chí Minh, có phong cách thực tiễn là người cán bộ phải biết đem lý luận áp dụng
vào công việc thực tế, học phải đi đôi với hành, học để làm việc chứ không phải
để phô trương bằng cấp. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lý luận cùng
thực hành phải luôn đi đôi với nhau. Không những thế, người cán bộ, đảng viên
và Nhà nước còn phải biết dựa vào điều kiện thiết thực và kinh nghiệm cách

mạng ở các nước, ở trong nước và ở địa phương để đề ra nội dung lãnh đạo cho
đúng, cho sát, cho phù hợp, cho chắc chắn. Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, trong
19


lúc học lý thuyết phải nghiên cứu công việc thực tế, kinh nghiệm thực tế, vì có
như vậy, lý luận mới có sức mạnh, mới thiết thực.
Sáu là, người cán bộ phải có phong cách làm việc khoa học. Theo Chủ
tịch Hồ Chí Minh, phong cách khoa học của người cán bộ trước hết phải nắm
vững lý luận vì lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta
trong cơng việc thực tế. Vì kém lý luận cho nên gặp mọi việc không biết xem
xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử trí cho khéo, do đó kết quả thường thất bại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh kết luận: “đó là chứng bệnh kém lý luận trong bệnh chủ
quan”. Người đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải tích cực học tập lý luận và phải
đem áp dụng lý luận vào công việc thực tế hàng ngày. Đồng thời, người cũng
nhắc nhở, khi làm việc gì cũng phải có kế hoạch, có chuẩn bị, có điều tra kỹ
càng, đến nơi, đến chốn, có so sánh, đối chiếu, phải có thơng tin cụ thể. Phải
thực sự, thực tế, tai nghe, mắt thấy, nếu chưa điều tra rõ ràng thì khơng nên nói,
khơng nên viết. Cán bộ phải học cách nói của quần chúng, học cách làm của
quần chúng, nhưng khơng theo đi quần chúng. Đó mới chính là khoa học, là
phong cách làm việc khoa học.
Tóm lại, qua nghiên cứu những vấn đề cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh
về “Cách lãnh đạo” của Đảng nói chung và phong cách của người cán bộ, đảng
viên nói riêng. Ta thấy đây là sự phát triển tư duy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
phương thức lãnh đạo của Đảng và phong cách của người cán bộ cách mạng.
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bằng đường lối và đường lối đó phải xuất phát
từ lợi ích, nguyện vọng và phù hợp với sức dân. Phải triển khai, tổ chức thực hiện
tốt. Phải qua kiểm tra, kiểm sốt, khơng có kiểm tra coi như khơng có lãnh đạo.
Trong tất cả các khâu lãnh đạo của Đảng, cũng như phong cách của người cán bộ,
đảng viên đều nổi bật lên vấn đề mà được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định là

bất kỳ cơng việc gì cũng phải dùng hai cách lãnh đạo sau đây: Một là, liên hợp
chính sách chung với sự chỉ đạo riêng; hai là, liên hợp người lãnh đạo với quần
chúng. Có như vậy, Đảng mới thu phục được quần chúng, mới nắm giữ được
quyền lãnh đạo, mới hoàn thành nhiệm vụ của đội tiên phong.
20


KẾT LUẬN
Trau dồi đạo đức luôn là yêu cầu nền tảng của mỗi con người trong cuộc
sống cộng đồng. Yêu cầu đó càng trở nên đặc biệt cần thiết đối với người cán
bộ, công chức. Bởi lẽ, đội ngũ cán bộ, cơng chức có vai trị rất quan trọng đối
với sự nghiệp cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, cán bộ là “cái gốc” của
mọi công việc. “Muôn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc
kém”. Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ
tịch Hồ Chí Minh khơng chỉ luôn nhắc nhở cán bộ, công chức phải quan tâm
rèn luyện đạo đức cách mạng mà chính bản thân Người còn là tấm gương sáng
ngời về đạo đức cách mạng. Tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng trong
sáng của Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Nghiên
cứu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là niềm vinh dự, tự
hào của mỗi cán bộ, cơng chức đối với Bác kính u - một con người mà tư
tưởng và tầm vóc vĩ đại đã vượt qua mọi không gian và thời gian, trở thành một
biểu tượng đẹp đẽ của văn minh nhân loại: Anh hùng giải phóng dân tộc, danh
nhân văn hố thế giới.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.
2. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.

3. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.
4. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.
5. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.
6. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.

22



×