Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Hết môn Báo mạng điện tử .docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 50 trang )

GIỚI THIỆU CHUNG V Ề

VIETNAMNET

VietNamNet thành lập vào ngày
19/12/1997, đây là một trong những
tờ báo điện tử đầu tiên của nước ta.
Qua 20 năm xây dựng và phát triển
với sự đoàn kết, nỗ lực, sáng tạo của
các thế hệ lãnh đạo, của tập thể cán
bộ viên chức, phóng viên, biên tập
viên, kỹ thuật viên, cộng tác viên,
báo VietNamNet ngày càng khẳng
định vị thế và uy tín của một trong
những tờ báo chính thống hàng đầu.
Báo VietNamNet đã trở thành cơ
quan ngôn luận của Bộ TT&TT và
nâng tầm trở thành một thương hiệu
có vị thế chính trị - xã hội, có sức
lan tỏa lớn không chỉ trong giới
truyền thông Việt Nam mà cịn tạo
dựng uy tín mang tầm quốc tế

1


Báo VietNamNet hiện nay hoạt động độc lập các phòng ban, tạo sự
chuyên nghiệp, gắn kết, mọi người dễ dàng hơn trong việc trao đổi thông
tin với nhau.

1. BAN BIÊN TẬP


- Tổng biên tập: Là người đứng đầu khối biên tập, là người
chịu trách nhiệm cao nhất, đưa ra các định hướng cơ bản, chỉ đạo
toàn bộ hoạt động của báo VNN
- Phó tổng biên tập: Là người phụ giúp việc cho TBT ở
những công việc được giao. PTBT cũng là người thay mặt cho
TBT tham gia các cuộc họp giao ban, điều khiển hoạt động của tòa
soạn khi TBT đi vắng. Tại VietNamNet hiện nay có 2 Phó Tổng
Biên Tập. Một Phó Tổng Biên Tập Nội dung là người chịu trách
nhiệm quản lí về nội dung bài viết của phóng viên. Một Phó Tổng
Biên Tập phụ trách Kinh tế - Đối ngoại là người sẽ liên hệ các vấn
đề đối ngoại đối nội mang lại nguồn thu, nguồn kinh phí hoạt động
cho VietNamNet.
2. BAN THƯ KÝ

2


- Ban thư ký sẽ là ban bao quát toàn bộ cơng việc sản xuất
thơng tin của tịa soạn. Nhiệm vụ chính của ban thư ký là phân
cơng, theo dõi kế hoạch công việc cho các ban chuyên môn, tập
hợp tin bài,

biên tập và quyết định xuất bản. Thư ký tịa soạn là người có quyền
kiểm tra tồn bộ phân vùng của phóng viên hay trưởng ban sau khi
đăng nhập vào hệ thống mạng, cũng là người xử lí tin bài đến khâu
cuối cùng và chọn vị trí xuất bản cho tin bài đó
- Trước đây từng có thời điểm VietNamNet có đến 11 thư ký
tịa soạn nhưng hiện nay VietNamNet chỉ còn 4 thư ký tòa soạn,
mỗi người đều nắm giữ một nhiệm vụ quan trọng khác nhau.


3. PHÒNG HÀNH CHÍNH
- Ngồi các phịng ban chính chịu trách nhiệm tin bài cho tờ
báo thì cịn có các phịng ban giúp việc, đảm bảo mọi điều kiện cho
hoạt động của tòa soạn hoạt động hiệu quả. Là những trợ thủ đắc
lực cho các phịng ban. Hiện nay VietNamNet có một số phịng ban
như phịng kế tốn, phịng kĩ thuật, Dự án,……
4. BAN NỘI DUNG
- Ban Nội Dung là ban chịu trách nhiệm trực tiếp cho việc thu
thập tin bài, sản tin bài. Tại VietNamNet hiện nay có khoảng 12

3


ban chịu trách nhiệm về các mảng nội dung khác nhau như thời sự,
đười sống, pháp luật, thể thao, giáo dục, kinh tế, kinh doanh, quốc
tế, tiếng anh, giải trí, sức khỏe, bạn đọc,…..

4


- Thành phần trong mỗi ban thường bao gồm:
● Trưởng Ban: Người chịu trách nhiệm trực tiếp với
Tổng biên tập. Trưởng ban là người nhận kế hoạch và giao
nộp đủ tin, bìa, ảnh của ban mình theo đúng kế hoạch được
giao. Đây là người nắm rõ nhưngx chỉ thị,, kế hoạch chung
riêng của tịa soạn cũng như của ban mình, đôn đốc các
thành viên trong ban để thực hiện nhiệm vụ đạt kết quả cao.
● Phó Ban: Người hỗ trợ chính cho trưởng ban. Số
lượng Phó ban tùy thuộc vào đặc tính cơng việc của mỗi ban
● Biên Tập Viên: chuyên biên tập và hoàn chỉnh các tác

phẩm. Ngoài ra các biên tập viên còn biên dịch tin, bài ở
Nhật báo, Internet, đài phát thanh truyền hình trong và ngồi
nước sao cho phù hợp với nội dung ban mình và tờ báo của
mình. Hiện nay thì cơng việc biên tập thường chính là trưởng
ban và phó ban sẽ trực tiếp thưc hiện
● Phóng viên: Là người trực tiếp thực hiện việc lấy tin
bài, viết bìa, chụp ảnh, quay phim, ghi âm,….

Các phòng ban tại VietNamNet ngồi theo phòng riêng. Đối với Ban
Nội Dung sẽ ngồi chung trong một tầng, chia thành các khu riêng biệt
tạo điều kiện cho phóng viên, biên tập viên các ban chuyên môn dễ
dàng trao đổi công việc với nhau hơn.

5


*Quy trình đăng kí tin bài của các phóng viên
Tại VietNamNet phóng viên sẽ đăng kí đề tài với trưởng ban theo
ngày, mỗi ngày 2 đề tài. Ngoài ra với những đề tài phát sinh phóng
viên có quyền liên hệ nhanh với trưởng phịng để hỏi ý kiến. Cơng
việc đăng kí đề tài khá linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
phóng viên trong q trình tác nghiệp và sản xuất tin bài.

6


Dự án Vành đài 2 trên cao nghìn tỷ:
Tưởng bớt tắc mà tắc không tưởng
Dự án Vành đai 2 trên cao đoạn giao cắt Ngã Tư Sở đến nút giao
đường Giải Phóng đã hồn thành và đi vào hoạt động khoảng 1 tháng

nay. Những tưởng việc xuất hiện cây cầu mới sẽ làm giảm “áp lực” cho
khu vực này nhưng dường như mọi thứ chỉ càng “áp lực” hơn

Đường vành đai 2
Hà Nội trên cao đoạn
từ Ngã Tư Sở đến Ngã
Tư Vọng nằm trong
tổng thể Dự án đường
vành đai 2-tuyến giao
thơng đường bộ nội đơ
khép kín của Hà Nội
(có tổng chiều dài 43,6
km), chạy qua 8, quận,
huyện: Long Biên, Hai


Trưng,

Thanh

Xuân, Đống Đa, Ba
Đình, Cầu Giấy, Tây Hồ, Đơng Anh.

7


Được biết đây là
khu vực có mực độ
giao thơng đơng đúc
và ln xảy ra tình

trạng tắc nghẽn cục
bộ vào mỗi giờ tan
tầm. Chính vì vậy
việc mở rộng đường
cũng như xây dựng
cây cầu trên cao sẽ
làm giảm áp lực và
giúp việc lưu thông của người dân trở nên dễ dàng hơn nhưng mọi thứ có
vẻ như khơng như mong muốn. Cung đường vẫn có một mực độ giao
thơng dày đặc, thậm chí là khi đường rộng hơn thì mật độ phương tiện
giao thơng đổ về đây cịn đơng đúc hơn trước.

Vị trí tắc nghẽn nghiêm
trọng nhất là đầu giao
cắt với Ngã Tư Sở khi
lưu tượng phương tiện
đổ dồn về quá lớn trong
khung giờ cao điểm tất

8


yếu sẽ xảy ra tình trạng ùn ứ kéo dài. Thậm chí, người dân cịn phi thẳng
lên vỉa hè. 

Riết rồi khơng biết đâu là lịng đường đâu là vỉa hè

Tình trạng tắc đường nghiêm trọng nhất là vào khoảng 7h-9h và
17h-19h các ngày trong tuần. T7, chủ nhật thì mật độ phương tiện giao
thông cũng giảm hơn nhưng lại tăng đột biến vào ngày thứ 2 đầu

tuần”Anh Tuấn HÙng, một chiến sĩ CSGT đang làm nhiệm vụ điều tiết
giao thông trên đoạn đường đã có chia sẻ nhanh

9


Theo quan sát, nguyên nhân dẫn đến trình trạng này có thể là đèn tín
hiệu, đèn đỏ kéo dài khoảng 100 giây, nhưng đèn xanh lại chỉ có 40 giây.

“Tơi thường xuyên phải di chuyển trên khu vực này, cứ tưởng đường
đi sẽ thơng thống hơn ai ngờ cịn tắc hơn cả trước đây. Nhất là vào t2
đầu tuần, tôi phải đi từ trước giờ 1 tiếng khoảng 6h sáng mới hi vọng
tránh được tình trạng tắc đường” Chị Trần Minh Ngọc nhà ở Tân Mai Hà
Nội phải thường xuyên di chuyển trên con đường này cho biết.

10


Nỗi lòng người con dâu muốn về nhà ba mẹ ăn Tết:

Xin hãy thấu hiểu con!
Một cái Tết xum vầy và hạnh phúc thật sự là một cái Tết mà ở đó tất
cả thành viên trong gia đình phải vui vẻ thật sự, khơng có ấm ức khơng
có tủi hờn. Đừng vì những quan niệm xưa cũ mà khiến con dâu phải
đón Tết trong tủi thân và giọt nước mắt vụng trộm

Từ xưa đến nay, quan điểm “lấy chồng là phải theo chồng” đường như
đã ăn sâu vào trong suy nghĩ của các gia đình Việt Nam. Ngày lễ Tết lại
là ngày để xum vầy bên con cháu, ngày để mọi nhà quây quần bên nhau
nên điều tất yếu chính là sự chăm lo của các nàng dâu đối với gia đình

nhà chồng. Suy nghĩ này đã dường như trở nên cố hữu rất khó để thay
đổi. Chính vì vậy, rất ít bố mẹ chồng hay một ơng chồng nào tự hỏi “Con
dâu/vợ của mình có nhớ bố mẹ khơng? Có muốn về nhà ăn Tết hay
khơng?”

Con dâu tuy là “con mẹ cha mang về” nhưng dâu thì vẫn là dâu, bố mẹ
chồng thì mãi mãi là bố mẹ chồng không thể thay thế cho bố mẹ ruột. Lấy
chồng, xa nhà xa quê hương người con gái ấy đã không thể ngày ngày
được kề cận chăm sóc cho bố mẹ. Ngày lễ Tết là ngày để tụ họp quây

11


quần thì cơ ấy cũng chỉ có thể lủi thủi nhìn gia đình chồng vui vẻ bên
nhau, rồi tối đến chùm chăn tủi thân nhớ bố mẹ. Có ai thấu hiểu, có ai
cảm thơng?

Trong một cuộc phỏng vấn nho nhỏ về việc có thể cho con dâu về nhà
ăn Tết với bố mẹ đẻ hay khơng? Đã có rất nhiều những câu trả lời, rất
nhiều những ý kiến trái chiều đã xuất hiện để thấy rằng vẫn cịn có ở đâu
đó những người thấu hiểu. Nhưng số lượng ấy ít đến mức mà những
người con dâu vẫn đa số phải rơi nước mắt vì nhớ nhà

“Tết nhất đến rồi, nhà thì cịn bao nhiêu là việc. Là dâu con trong nhà
thì phải biết về quán xuyến chăm lo cho cái Tết của gia đình mình chứ
sao lại địi về nhà bố mẹ đẻ? Rồi nhà chồng thì ai lo” Bà Đào Mai Anh ở
Thường Tín, Hà Nội chia sẻ

“Từ xưa đến nay các cụ đã nói rồi “Con gái lấy chồng là phải theo
chồng”, mà nhà tơi có mỗi một thằng con trai Tết nhất nó khơng về là

khơng được. Mà bây giờ để con dâu về nhà bố mẹ đẻ thì hai đứa chúng
nó mỗi người một nơi à? Kết hôn rồi như thế là không được, họ hàng
người ta đánh giá” Ông Nguyễn Trung Anh ở Nam Định rất kiên quyết
trong vấn đề này

“Tôi không quá quan trọng việc con dâu về ăn Tết bên nào. Thực sự
là như này, ai Tết đến cũng muốn được về bên cạnh bố mẹ thơi. Mình
muốn con mình về với mình, thì ơng bà xui người ta cũng như vậy. Mình

12


khơng thể ích kỉ chỉ nghĩ đến mình khơng. Tơi vẫn để cho các con được về
bên ngoại ăn Tết rồi mùng 2-3 về nhà mình cũng được” Bà Phạm Thị Tỵ
ở Nghĩa Hưng, Nam Định

“Tơi có 2 thằng con trai thì cưới vợ đều xa nhưng mà tơi cũng khơng
bắt chúng nó nhất định phải về đầy đủ. Ai cũng có gia đình mà, mình
cũng từng đi làm dâu, ngày lễ ngày Tết mình cũng nhớ bố mẹ muốn về
lắm chứ. Nên là phải hiểu cho các con” Bà Nguyễn Thị Lan ở Biên Hịa,
Đồng Nai

Đó là rất nhiều những ý kiến trái chiều từ chính những bậc phụ huynh
là người chịu ảnh hưởng trực tiếp đến quan niệm cũng như lối sống ngày
xưa. Đủ để thấy mọi thứ đã có sự chuyển dịch trong suy nghĩ của một số
bậc phụ huynh nhưng không phải là tất cả và cũng không phải là đa số

Cả năm “cung phụng” nhà chồng, cuối năm vẫn phải …. “cung
phụng” nhà chồng


Điều tôi muốn nói đến đầu tiên chính là nỗi lịng của những người con
dâu khi phải xa quê hương, xa rời vòng tay bố mẹ để đến ở nhà chồng.
Bắt đầu từ khi về làm dâu, về làm vợ người con gái có trách nhiệm phải
chăm lo cho chồng con, phải vun đắp hạnh phúc gia đình nhỏ nhưng đồng
thời cũng phải qn xuyến các cơng việc bên gia đình chồng, chăm sóc
cho bố mẹ chồng. Người con gái đi lấy chồng rồi thực sự có rất ít thời
gian để quan tâm đến bố mẹ đẻ.

13


Cả năm cung phụng nhà chồng, cuối năm vẫn phải lo cho nhà chồng.
Ảnh minh họa Internet
Đối với những cô gái may mắn khi lấy chồng gần vẫn có dịp được về
thăm bố mẹ thì những cơ gái lấy chồng xa bất hạnh hơn rất nhiều. Cả năm
đi làm, rồi chăm con đẻ cái, chăm sóc cho gia đình nhỏ, cuối năm thì phải
lo toan mọi thứ cho bên nhà chồng, có những người 5-7 lấy chồng cũng
chưa từng được một lần về quê ăn Tết với bố mẹ

“3 năm đi lấy chồng chưa năm nào mình được về nhà mẹ đẻ ăn Tết.
Ngày mùng 3, về nhà ngoại chúc Tết ngồi chưa kịp ấm chỗ đã nghe điện
thoại mẹ chồng giục về làm cơm vì nhà có khách đến”, chị Hà - một nàng
dâu tỏ ra mệt mỏi và chán nản

14


Trên một diễn đàn mạng xã hội, một thành viên cũng chia sẻ: “Tết là
lúc sum họp gia đình, nhưng nhiều người chỉ cần biết đến sự sum họp của
gia đình bên chồng mà chẳng đối hồi gì đến quyền sum họp của gia

đình nhà vợ. Thấy họ nhà chồng vui vẻ đầm ấm lại nghĩ thương bố mẹ
mình. Ngày 30, mùng 1, mùng 2 tết không được về nhà ngoại cũng đủ để
rơi nước mắt rồi”.

Mẹ chồng cũng từng là … “Con dâu”
Cha mẹ nào thì cũng
thương con và mong con đến
Tết được trở về với gia đình.
Đây là quy luật chung mà
không chừa bất cứ một ai.
Cũng biết rằng mẹ mong con
về với mẹ nhưng các bà mẹ
chồng đơi lúc đã vì sự nhớ
con trai nên bắt ép con dâu
mà quên đi mất rằng người
cần thấu hiểu và có thể thấu hiểu với cảm xúc của con dâu nhất chính là
mẹ chồng chứ khơng phải là bất kì ai khác. Bởi vì suy cho cùng, mẹ
chồng cũng từng làm con dâu
Trước khi trở thành mẹ chồng của ai đó thì mẹ cũng từng phải trải qua
những tháng ngày đi lấy chồng, rời xa bố mẹ. Nếu hỏi rằng mẹ có nhớ
ơng bà khơng? Chắc chắn chẳng ai nói khơng cả. Mẹ có muốn trở về q
ăn Tết với bố mẹ không? Chắn chắn câu trả lời cũng sẽ là có. Từng cung

15


bậc cảm xúc mà con dâu đang trải qua đều là những gì mà mẹ chồng từng
trải qua. Chính vì vậy bà phải là người hiểu hơn ai hết tất cả những nỗi
lòng ấy và thấu hiểu, tạo điều kiện thay vì ép buộc vì lịng ích kỉ muốn ở
bên con trai


Thêm một điều nữa, nếu đặt vào hoàn cảnh gia đình khơng chỉ có con
trai mà có cả con gái, chắc chắn cũng sẽ mong con gái đi chồng có thể
được về nhà bố mẹ đẻ đón một cái Tết trọn vẹn. Khơng thường xun
nhưng ít có được một cái Tết như vậy. Bậc làm cha làm mẹ ai chả muốn
như thế. Chính vì vậy cho nên đừng đứng trên cương vị là một người mẹ
chồng hay một người mẹ có con trai mà hãy đứng trên cương vị là một
người đi trước, một người đã từng xa nhà đi làm dâu, một người mẹ có
con gái đi lấy chồng xa để suy nghĩ cho con dâu của mình. Con nào thì
cũng là con, đừng phân biệt để rồi tiếp nối những tủi thân và bất công từ
thế hệ này sang thế hệ khác bằng hai từ “con dâu”

16


Chồng rồi cũng có thể sẽ trở thành …. “bố vợ”

Người phụ nữ khi yêu và lấy một người, ai cũng mong muốn người đó
có thể thấu hiểu và cảm thông cho những cảm xúc của vợ. Và điều đầu
tiên có lẽ là nên thay đổi đi lối suy nghĩ rằng “lấy chồng phải theo chồng
và vợ có nghĩa vụ phải chăm sóc gia đình nhà chồng” Đừng lấy những lí
do đó ra để bắt ép vợ phải về q ăn Tết đều đặn để thực hiện đúng nghĩa
vụ của mình.

Bởi vì bạn kết hơn rồi, rồi bạn sẽ sinh con đẻ cái, nuôi chúng lớn lên
rồi cũng phải dựng vợ gả chồng cho chúng. Đến lúc đó bạn sẽ lại phải trải
qua một vịng tuần hồn trở thành bố mẹ chồng/vợ. Hãy đặt địa vị bản
thân cũng là một người cha có con gái. Liệu bạn có muốn con gái sau khi
đi lấy chồng 5-7 năm không được về q ăn Tết với gia đình hay khơng?
Rồi cảm giác sẽ thế nào nếu như Tết đến nhìn nhà người ta xum họp đơng

đúc…vì có con trai, cịn nhà mình chỉ có mỗi hai vợ chồng già đi ra đi
vào vì…. sinh con gái?

17


Vịng

tuần

hồn

trong cuộc sống này
là điều tất yếu và
chính vì vậy nên
học cách để thấu
hiểu và cảm thông
cho những cảm xúc
của nhau, dù là bố
mẹ chồng, chồng
hay vợ cũng nên
học cách đứng ở vị trí của nhau mà suy nghĩ cho những cảm xúc của
nhau. Đừng để những ngày Tết trở thành những ngày buồn bã hay “cơn
ác mộng” bởi những nỗi tủi thân, hậm hực và bực dọc mỗi đêm của con
dâu. Chỉ cần thấu hiểu nhau một chút, gia đình ngồi lại thống nhất với
nhau, cho con dâu được phép về nhà bố mẹ đẻ đón Tết, có thể là cách
năm, có thể là 2 năm một lần…… Chính những cách giải quyết như vậy
sẽ khiến người con dâu ấy cảm thấy khơng cịn nặng nề trong lịng. Cơ ấy
năm nay vui vẻ vì biết rằng năm sau sẽ được đón Tết cùng bố mẹ, cơ ấy
năm sau vui vẻ hạnh phúc vì được đồn viên với bố mẹ.

Mọi thứ đều có cách giải quyết của nó quan trọng là hãy biết đứng trên
suy nghĩ của đối phương thay vì áp đặt những quan niệm cổ hủ, xưa cũ.
Tết đã sắp gõ cửa từng nhà rồi, hi vọng mọi người sẽ có một cái Tết vui
vẻ hạnh phúc đúng nghĩa bên gia đình!

18


Ngô An Khang – Anh chàng sinh viên quyết tâm
theo đuổi đam mê đích thực

Ngơ An Khang là một cái tên vốn không hề xa lạ đối với các bạn sinh
viên K37 khoa Phát thanh truyền hình Học viện Báo chí và Tun truyền.
Là một anh chàng hoạt bát
và sơi nổi trong các hoạt
động của trường lớp. Nếu
như gặp ngoài đời ít ai có thể
ngờ rằng chàng sinh viên ấy
năm nay đã 27 tuổi. Chặng
đường để anh ấy có thể trở
thành một sinh viên Báo chí,
theo đuổi đam mê là một
chặng đường dài và cũng vơ
cùng gian nan mà ít ai có thể đốn trước được. Nhưng vì đam mê luôn
rực cháy trong tim mà anh đã lựa chọn đánh đổi rất nhiều tuổi xn của
mình mà thực hiện hồi bão. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những khó
khăn trên con đường theo đuổi đam mê của anh nhé!

19



- Xin chào Khang ạ! Được biết anh hiện đang là chủ một
homestay tại trung tâm thành phố Hà Nội. Vậy anh có thể cho biết tình
hình kinh doanh hiện tại của homestay được không ạ?
Chào bạn, hiện tại công việc của mình ở thời điểm này đang gần như
khơng hoạt động. Dịch covid-19 ập đến cũng là lúc ngành du lịch tổn thất
rất nhiều, khơng có khách nước ngồi, giãn cách xã hội diễn ra khiến du
lịch đình trệ. Hiện nay thì khách du lịch tại nhà mình là khơng có. Mình
đã phải chuyển một hướng khác để thực hiện công việc kinh doanh

- Nguồn động lực nào giúp anh
mở một cửa hàng kinh doanh đồ ăn
ngay giữa đại dịch như vậy?
Mình phải tự xoay chuyển để khắc
phục những khó khăn và cố gắng bù
đắp lại những khoảng thời gian mình
làm lại từ đầu cho việc học nên đó
khơng phải động lực mà là những công
việc mà ở tuổi này buộc phải làm để
theo đuổi đam mê của mình

20


- Thời gian đầu mở cửa hàng anh đã gặp phải những khó khăn gì
ạ?
Phải nói là gặp rất nhiều khó khăn. Thứ nhất là lĩnh vực ăn uống
mình chưa làm bao giờ. Thứ hai là trong khi cái dịch Covid bùng phát lại,
mình lại khai trương đúng dịp đấy nên mình cũng rất băn khoăn. Khó
khăn thứ 3 là mình tiếp tục đi học trở lại trường. Hai cơng việc kinh

doanh khác nhau rất nhiều, việc học cũng bị chi phối
Đi lệch hướng thì mình đi lại, quan trọng là làm điều mình muốn

- Được biết là trong khoảng thời gian trước khi theo học tại học
viện báo chí và tun truyền thì anh đã có nhiều năm theo học chuyên
ngành Y khoa. Vậy động lực và lí do nào khiến anh quyết định từ bỏ
công việc đang làm để ơn thi và thi vào trường Báo ạ?

Khi mình quyết định làm lại
từ đầu vì học Y khơng phải cái
mình thích và đam mê, mình
đam mê thứ khác. Mình học để
vừa lịng bố mẹ và gia đình. Sau
khi đi làm được 1 năm thì mình
đã nhận ra việc lựa chọn sai,
mình quyết định từ bỏ và theo đuổi đam mê.

21


- Rất nhiều năm không động lại sách vở anh có gặp vấn đề trong
việc hịa đồng khơng?
Mình khơng có khó khăn gì cả trong việc chênh lệch tuổi tác cả.
Mình được mọi người rất yêu quý . Mình cũng giúp đữo các em rất nhiều,
mình ln nghĩ mình phải là tấm gương để mọi người coi đó là một người
anh cả trong lớp

Anh Khang rất được các em trong lớp yêu quý
- Vừa kinh doanh vừa học tập nhưng vẫn nhiều năm nhận được
học bổng, anh có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình khơng ạ?

Mình học những thứ cơ bản trong sách vở và tìm hiểu những thứ khác
để liên kết. Trước khi thi mình sẽ hệ thống lại kiến thức và đọc thêm bên
ngoài

22


- Anh có muốn nhắn gửi điều gì đến với các bạn đang trên con
đường theo đuổi ước mơ không ạ?
Dù trong cuộc sống bạn có gặp những khó khăn trắc trở phía trước
nhưung nếu bạn biết vượt qua những khó khăn ấy bạn sẽ là người thành
cơng. Và quan trọng là hãy sống đúng với đam mê của mình
- Cảm ơn những chia sẻ rất thẳng thắn của anh Khang. Mỗi
chúng ta ai ai cũng có những ước mơ hồi bão của riêng mình. Chúc
các bạn sẽ thành cơng thực hiện được ước mơ của mình và hạnh
phúc với những gì mà mình đã lựa chọn nhé!

23


Trầm cảm: “Bóng ma” vơ hình biến con người
thành “Nạn nhân” của các vụ tự tử
Trầm cảm có lẽ khơng còn là một căn bệnh xa lạ với mọi người trong
thời điểm hiện tại. Nó đã trở nên phổ biến đến mức khi hỏi 10 người thì
6-7 người xuất hiện những biểu hiện của việc trầm cảm. Dù ở mức độ nhẹ
hay nặng, đó đều là một điều nguy hiểm cho thấy tỉ lệ người mắc bệnh
trầm cảm hiện nay như thế nào.
Theo một thống kê cho
thấy có đến 6% dân số tại
TP.HCM bị bệnh trầm cảm.

Nếu trước kia người mắc trầm
cảm đa phần nằm trong độ
tuổi từ 60 - 65 tuổi, thì hiện
nay trầm cảm đang có xu
hướng trẻ hóa với độ tuổi từ
15 - 27 tuổi.
Nữ giới bị trầm cảm nhiều hơn nam giới. Trung bình cứ 2 bệnh nhân
nữ mới có 1 bệnh nhân nam bị trầm cảm. Tại các cơ sở y tế chuyên khoa,
số lượng bệnh nhân đến thăm khám các bệnh lý liên quan đến trầm cảm
tăng 20 - 30% mỗi năm.

24


Đặc biệt thời gian gần đây các bệnh viện cũng ghi nhận có sự gia tăng
đáng kể của bệnh nhân trầm cảm trẻ tuổi, đa số là học sinh, sinh viên.
Việc

thường xuyên gặp áp lực học hành thi cử cũng như sự kỳ vọng quá lớn
của cha mẹ là 2 ngun nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ hóa bệnh trầm
cảm ở Việt Nam hiện nay
Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF),
khoảng 8% - 29% trẻ em đang trong độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam
mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần. Ước tính tại Việt Nam có ít nhất 3
triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần. Tuy
nhiên chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được hỗ trợ y tế và điều trị cần
thiết.
Đáng nói là một bộ phận thanh thiếu niên thường lạm dụng rượu,
thuốc lá, chất kích thích như một cách giải tỏa cho những rối loạn tâm
thần. Điều này không những không cải thiện được sức khỏe mà cịn khiến

tình trạng bệnh ngày càng nặng, thậm chí có những hành vi gây nguy
hiểm với xã hội.
Trầm cảm cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng số
người tự tử ở Việt Nam. Ước tính mỗi năm có hàng chục ngàn người tự tử
do trầm cảm, gấp 2,5 lần so với số người chết vì tai nạn giao thơng.

25


×