Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Sự ra đời “Dạ cổ hoài lang” (nhịp 2) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.21 KB, 5 trang )

Sự ra đời “Dạ cổ hoài
lang” (nhịp 2)
Bản Dạ cổ hoài lang (nhịp 2) - của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu được
sáng tác vào năm 1920, ra đời và lớn lên giữa bầu khí xôn xao, đầy áp đảo
của các điệu Tứ đại oán, Văn Thiên Tường, nhất là thời kỳ bản Hành vân
“độc chiếm” sân khấu cải lương (1920 -1935) và trong giới tài tử.
Nền ca nhạc tài tử Nam bộ hình thành và sau đó phát triển mạnh mẽ ra
khắp “Nam kỳ lục tỉnh” từ những năm đầu của thế kỷ 20. Nổi bật có các
nhóm tài tử của: cụ Nguyễn Quang Đại (“thủ lĩnh” miền Đông), cụ Trần
Quang Quờn (“chủ soái” miền Tây), nhạc sĩ Nguyễn Tống Triều (Mỹ Tho),
tài tử Tống Hữu Định (Vĩnh Long), ông Nhạc Nhi (Bạc Liêu), cụ Trần
Quang Diệm (Mỹ Tho)… Bài bản được ưa thích đương thời là Tứ đại oán –
một điệu ca phổ biến suốt thời kỳ ca nhạc tài tử “thính phòng” trên sân khấu
“nhà hàng” và Ca ra bộ (1910 – 1919)…

Dạ cổ hoài lang, lúc đầu tưởng phải chìm sâu vào tâm sự của một
người, không ngờ chẳng mấy chốc đã “vươn vai lớn mạnh”. Kể từ khi mở ra
nhịp 8 (năm 1936) với giọng ca ngân nga chậm rãi của nghệ sĩ Năm Nghĩa,
qua bài “Văng vẳng tiếng chuông chùa” (ca trên đĩa Asia) - và được người
đời gọi gọn là Bài Vọng cổ.

Mười một năm sau, bản vọng cổ lại đi vào một bước ngoặt mới…

Giọng ca của nam tài tử Út Trà Ôn qua bài “Tôn Tẩn giả điên” (nhịp
16), với lối ca buông nhịp mới mẻ, luyến láy ngọt mùi truyền cảm, xen lẫn
thêm các câu hò điệu lý, danh ca Út Trà Ôn thực sự đã “định hình” cho bài
vọng cổ. Về mặt làn điệu và cấu trúc âm thanh, một điệu ca đặc nét Nam bộ,
đầy cảm xúc trong hơi điệu và nhạc cảm triền miên, bản vọng cổ chiếm gần
vị trí chủ đạo trên sân khấu và các tụ điểm tài tử. Rồi theo dòng cảm hứng,
bản vọng cổ đã mở dần ra nhịp 32, 64, thậm chí 128…


Bản Dạ cổ hoài lang (nhịp 2) đã đặt nền móng cho việc hình thành bài
Vọng cổ hiện nay là bản Dạ cổ hoài lang, do Sáu Lầu (tức Cao Văn Lầu)
sáng tác nhạc, xin trích giới thiệu cùng độc giả:

1. Từ là từ phu tướng
2. Báo kiếm sắc phán lên đường
3. Vào ra luống trong tin nhạn
4. Năm canh mơ màng
5. Em luống trông tin chàng
6. Ôi gan vàng thêm đau
7. Đường dù xa ong bướm
8. Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang
9. Còn đêm luống trông tin bạn
10.Ngày mỏi mòn như đá vọng phu
11.Vọng phu luống trông tin chàng
12. Lòng xin chớ phụ phàng
13. Chàng là chàng có hay
14. Đêm thiếp nằm luống những sầu tây
15. Biết bao thuở đó đây sum vầy?
16. Duyên sắc cầm đừng lợt phai
17. Là nguyện cho chàng
18. Đặng chữ an - bình an
19. Trở lại gia đàng
20. Cho én nhạc hiệp đôi.

(Bài ca này trích sách của ông Trịnh Thiên Tư (ca nhạc cổ điển điệu
Bạc Liêu), đã xuất bản tại Sài Gòn khoảng năm 1963. Tác giả là cháu, gọi
nhạc sư Hai Khị (thầy của ông Sáu Lầu) bằng cậu. Ông Trịnh Thiên Tư là
một nhà giáo, kiêm soạn giả bài ca tài tử cải lương. Mặc dù nhà tác giả ở tận
Long Xuyên, cách nơi ở của ông Sáu Lầu hơn 50 cây số (Vĩnh Lợi, Bạc

Liêu), nhưng thường qua lại trao đổi âm nhạc và thăm hỏi).

Nhạc sĩ Cao Văn Lầu ra đời cách nay 112 năm (ông sinh năm 1892)
tại xã Thuận Lễ nay là Thuận Mỹ, Tân An (Long An). Tổ phụ của ông
nguyên ở thành Gia Định, Năm ông Sáu Lầu lên 6 tuổi, cha ông mới chuyển
về Bạc Liêu. Ông Sáu Lầu là một trong những môn đệ xuất xắc của nhạc sư
Hai Khị về nhạc lễ.

Năm 1978, nhạc sĩ Sáu Lầu có lên Sài Gòn. Ông trú tại nhà nhạc sĩ
Hai Ngưu. Về nguyên nhân sáng tác bài Dạ cổ hoài lang, nhạc sĩ Hai Ngưu
(năm nay cũng đã 89 tuổi) đã kể lại rằng: “Trong một đêm ông Sáu Lầu trực
gác tại Nhà đèn Bạc Liêu vào năm 1920, do buồn việc gia đình, vợ chồng
phân ly, ông buộc phải bỏ vợ; do hai vợ chồng chung sống với nhau hơn 10
năm mà không sinh con. Đau khổ trong hoàn cảnh nợ duyên ngang trái, ông
xúc cảm viết thành bản nhạc lòng Dạ cổ hoài lang (Đêm khuya nghe tiếng
trống nhớ chồng). Sau khi bản Dạ cổ hoài lang ra đời, có lẽ trời cao không
phụ lòng người tốt, nên ít lâu sau hai vợ chồng đã tái hợp lại. Vợ ông thọ
thai, để rồi sau đó hai ông bà đã có với nhau 6 người con”.

Nhạc sĩ Trần Thanh Tâm (Chín Tâm), nguyên là giảng viên trường
Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn, sống tại Quận 4 (năm nay cũng đã
78 tuổi), trước thường xuyên trao đổi thư từ với nhà giáo Trịnh Thiên Tư.
Ông Tư đã kể lại với ông Chín Tâm như sau: “Năm ông Sáu Lầu 28 tuổi,
ông được lệnh mẹ phải thôi vợ vì lý do “tam niên vô tự bất thành thê”. Ông
Sáu Lầu đau khổ nhưng không dám cãi lời mẹ dạy. Chiều chiều ông ôm cây
đàn kìm ra sau vườn làm bạn tâm tình. Để trút bỏ nỗi lòng, ông huýt gió
thành bản nhạc lòng. Tuy vừa ý với chữ Hò khởi đầu của bài Lưu Thủy,
song ông không dứt khoát được chữ đờn trong bài và chưa khẳng định số
câu. Bài này lúc đầu có 22 câu và ông đặt tên là HOÀI LANG. Danh ca Bảy
Kiên nhận thấy có vài câu trùng ý, đề nghị rút lại còn 20 câu. Đồng thời ông

Bảy Kiên còn thêm vào hai chữ DẠ CỔ, thành ra “DẠ CỔ HOÀI LANG”.
Nhạc sĩ Sáu Lầu thấy có lý nên hoàn chỉnh lại bản Dạ cổ hoài lang còn 20
câu (bài ca 22 câu cũng đã được NSƯT Tấn Đạt ca trên Đài phát thanh
TP.HCM vào năm 1992 trong chương trình CLB Âm nhạc truyền thống). Về
lời ca, nhạc sĩ Sáu Lầu phóng tác theo bài thơ “Chinh phụ thán” của nhạc sư
Nguyệt Chiếu – trụ trì chùa Phật Hòa Bình ở Bạc Liêu. Bài thơ mang âm
hưởng tích “Tô Huệ Chức Cẩm Hồi Văn” đời nhà Tần bên Tàu”.

Hai lời kể trên, dù có vài sai biệt về nguyên nhân sáng tác, nhưng vẫn
có một điểm chung về cuộc đời của tác giả Cao Văn Lầu. Nay xin ghi lại để
làm tư liệu về sau.

×