Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu 6 gia vị có tác dụng chữa bệnh ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.09 KB, 5 trang )

6 gia vị có tác dụng chữa bệnh




Trong thực phẩm, gia vị là thứ có nhiều dược tính hơn cả. Bên cạnh giá trị giúp các
món ăn thơm ngon hơn, gia vị trong ẩm thực cũng như trong phòng trị bệnh còn
mang lại nhiều lợi ích thiết thực khác.


Tỏi:




Là một trong những vị thuốc được y học các nước trên thế giới đều chú ý. Nếu kinh
nghiệm dân gian thường dùng tỏi điều trị các chứng bệnh nhẹ như cảm sốt, cúm đau
bụng, khó tiêu thì y học hiện đại lại tập trung nghiên cứu, ứng dụng tỏi vào việc chữa trị
các bệnh nặng hơn như tim mạch, chống viêm nhiễm, ung thư, tăng cường hệ miễn dịch,
cải thiện chức năng gan, chống oxy hóa chẳng hạn đối với bệnh tim mạch, tỏi có tác dụng
giảm cholesteron trong máu, tăng lượng lipoprotein tỉ trọng cao trong máu và trì hoãn
quá trình oxy hóa các chất béo trong máu (quá trình này diễn ra càng nhanh thì nguy cơ
bị tim mạch càng lớn).

Đối với bệnh ung thư, kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy những người thường xuyên
dùng tỏi (khoảng một củ nhỏ mỗi ngày) có nguy cơ ung thư ruột kết và dạ dày thấp hơn
40% so với những người ít hay không dùng.

Ngoài ra tỏi còn có tác dụng hạn chế tác hại của tia bức xạ gây ung thư da. Trong y học,
tỏi được dùng dưới nhiều hình thức khác nhau: dùng sống, qua chế biến thức ăn, ngâm
rượu, dùng dưới dạng viên nén.



Hành:

Đông y liệt hành vào danh sách các loại gia vị có tính bình, vị hơi cay, không độc, có tác
dụng trị cảm gió, đau đầu, nhức mỏi mắt, cổ, phù chân tay và mặt. Theo các nhà khoa học
của trường Đại học Bern (Thụy Sĩ), củ hành có tác dụng phòng trị loãng xương khá hiệu
quả.

Sau ba tháng cho 50 con chuột mỗi ngày ăn một củ hành, các nhà khoa học nhận thấy
nguy cơ giảm mật độ xương ở chúng thấp hơn nhiều so với những chuột khác nhờ hoạt
chất gamma glutamyl peptid.

Sả:

Là một loại gia vị khá quen thuộc đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Từ xa xưa, con
người đã biết dùng sả để chữa bệnh. Thân, củ và lá sả đều có mùi thơm, vị cay nồng và
không gây độc.

Theo Đông y, có thể sử dụng sả hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác để chữa bệnh
đầy hơi, điều trị cảm sốt. Củ sả thái mỏng phơi khô, sao vàng rồi sắc uống phòng trị các
bệnh thương thực, ói mửa, ấm bụng, rét kéo dài, giảm đau nhức. Để giảm bớt tính nồng
của sả, có thể cho thêm ít rượu vào sao chung.

Nghệ :




Công dụng phòng trị bệnh của củ nghệ được con người biết đến từ lâu. Nhờ có vị cay hơi
đắng nhưng tính ôn và không gây độc, củ nghệ có khả năng làm mát tâm, cải thiện tim

mạch, tan hơi thừa trong phổi, tiêu máu bầm, chữa đau dạ dày, chảy máu cam, tiểu ra
máu, hàn gắn vết thương và lành sẹo nhanh.

Có thể dùng chữa bệnh dưới nhiều hình thức khác nhau, như làm chín rồi thái mỏng ăn
với muối, sắc thuốc khi còn tươi hoặc sau khi đã tẩm rượu phơi khô, dùng kết hợp với các
loại thảo dược khác, chế biến món ăn. Lưu ý, những người cơ thể thường bị nóng không
nên dùng củ nghệ nhiều.

Gừng:

Cùng với tỏi, gừng được con người ứng dụng trong phòng trị bệnh lâu đời và phổ biến
nhất. Theo Đông y, gừng có tính ấm, vị cay và không gây độc, có tác dụng trừ khí lạnh
(nhất là ở phổi), trị ho, tức ngực, chống gió độc, nôn mửa, giải trừ độc tố. Cách sử dụng
gừng khác nhau sẽ mang lại hiệu quả khác nhau.

Nếu dùng tươi còn nguyên vỏ thì gừng có công dụng làm tan nhiệt, giải phóng nhiệt độ ra
ngoài cơ thể phù hợp với thời tiết nóng hay khi cơ thể sốt cao. Ngược lại, nếu dùng gừng
không vỏ thì tính ấm của gừng không phát tán ra ngoài mà ở lại bên trong. Nếu cơ thể bị
nóng lâu ngày, hay đổ mồ hôi, thì không nên dùng gừng sống nhiều vì có thể dẫn đến
mức nhói mắt và mắc bệnh trĩ.

Ớt:




Mặc dù có rất nhiều loại khác nhau, tính chất và công dụng của ớt được xem là gia vị có
tính cay nồng bậc nhấc, tuy nhiên lại không gây độc nếu dùng với lượng vừa phải. Ớt có
tác dụng làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa, khử độc trong người hoặc trong thực phẩm.
Kết hợp sử dụng với các dược liệu khác.

×