Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu 9 thực phẩm tốt cho mùa lạnh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.84 KB, 5 trang )

9 thực phẩm tốt cho mùa lạnh




Nếu ốm trong ngày lạnh, bạn nên ăn bát cháo gà nóng. Món ăn này giúp bạn
chống lại sự mất nước, hơi nóng giúp mũi ấm và dễ thở hơn; thịt gà tăng sức
đề kháng nhờ cung cấp selen và vitamin E.


Các món ăn sau cũng giúp bạn khỏe trong thời tiết khắc nghiệt của mùa đông:


Quả thuộc họ cam quýt:

Đây là những trái cây giàu vitamin C và bioflavonoid, những chất giúp chúng ta
chống chọi với cái lạnh và bệnh cảm cúm.

Bí đỏ:

Là nguồn beta-caroten dồi dào, một trong những chất chống ôxy hóa mạnh, vốn
được coi là vũ khí chủ lực của mùa đông. Beta-caroten là tiền vitamin A, sau này
được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A, có tác dụng phòng chống bệnh tật rất tốt.

Thực phẩm lên men:

Các thực phẩm lên men như yogurt, kefir rất tốt cho sức khỏe vì chứa các vi sinh
vật có ích, giúp chống lại mầm bệnh.

Cá:


Cá là nguồn cung cấp dồi dào kẽm và omega-3, giúp cơ thể khỏe mạnh trong mùa
Đông. Kẽm giúp tăng cường khả năng sản xuất các tế bào giúp chống viêm nhiễm,
tăng cường sức đề kháng. Rất nhiều người mắc chứng thêm lượng axít béo omega-
3 (có nhiều trong cá biển nhiều mỡ) trong bữa ăn hàng ngày.

Tỏi:

Tỏi có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus mạnh, phòng chống viêm phổi rất hữu
hiệu. Nhưng để đạt được hiệu quả đó, bạn phải ăn một lượng lớn và chưa qua chế
biến (0,5 kg tỏi mỗi tuần hoặc 1/3 thìa cà phê bột tỏi/ngày). Những người đang sử
dụng thuốc chống đông máu cần dùng tỏi theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nấm:

Những nghiên cứu mới đây cho thấy ăn nấm rất tốt cho hệ miễn dịch, giúp tăng
cường sức đề kháng. Mỗi loại nấm lại có những công dụng khác nhau. Nấm cung
cấp ít năng lượng, có thể ăn thoải mái mà không sợ tăng cân.

Sò:

Là nguồn cung cấp chất kẽm dồi dào, giúp cơ thể chống bệnh cảm cúm. Kẽm còn
giúp làm lành các vết thương, tăng hưng phấn phòng the.

Trà:

Các nghiên cứu mới đây cho thấy 5-6 tách trà đen mỗi ngày sẽ giúp cơ thể kháng
viêm nhiễm rất tốt.
8 THỰC ÐƠN NHƯ PHƯƠNG THUỐC



Nhiều loại rau cải và ngũ cốc nếu biết phối hợp lại mà dùng có thể trị bịnh. Phép
chửa bịnh như vậy vừa đơn giản vừa ngon miệng.

1) Nấm hương xào bông cải. Dùng dầu phọng để xào. Món ăn và là phương thuốc
này ăn vào buổi tối có thể trị chứng đau lưng, nhức vai và bạch đới của người phụ
nữ.

2) Ðậu nành (ngâm cho mềm), nấm hương, cải nồi và rau thơm xào với dầu phọng
có thể trị chứng yếu tim. Nên dùng vào giờ trưa thì công hiệu nhiều hơn.

3) Mè đen, nấm hương, đậu hủ, cải pó xoi xào với dầu phọng, trị được chứng áp
huyết cao. Nên dùng vào buổi trưa thì công hiệu nhiều hơn.

4) Nấm hương, măng tre, cải trắng, đậu lima, kim châm xào với dầu phọng, trị
được chứng yếu tim, tay chân bải oải. Món ăn này nên dùng vào buổi tối thì công
lực mạnh hơn.

5) Nấm hương, đậu Hòa Lan, kim châm, đậu hủ, cà tomate 1 trái, xào với dầu
phọng. Phương thuốc này trị bịnh táo bón rất hay. Nên dùng vào buổi trưa thì hiệu
lực mạnh hơn.

6) Nấm hương, măng tây, mè đen, rau thơm, kim châm, xào với dầu phọng. Trị
chứng phong thấp. Nên dùng vào buổi trưa ngày trời mưa thì có công hiệu đặc
biệt.

7) Nấm hương, cà rốt, rau thơm, một chút mộc nhĩ loại trắng, đậu nành, xào với
dầu phọng, có tác dụng bổ óc (nếu dùng buổi trưa) và bổ, lọc máu (nếu dùng buổi
tối).

8) Nấm hương, kim châm, khổ qua, đậu phọng, mè đen, năm thứ này xào với dầu

phọng. Phương thuốc này trị chứng trúng gió cảm mạo. Dùng vào mùa Hè và buổi
trưa mới có công hiệu.

Chỉ cần 10 hột đậu phọng, 20 hột mè là đủ, còn mấy thứ khác thì nhiều ít tùy ý.

Lời dặn chung:

Nấm hương dùng cho các phương thuốc trên đây ít nhứt phải dùng đến 5 tai nấm,
xắt sợi. Mè thì đừng nhiều quá. Số lượng kim châm trong các phương thuốc trên
đây từ 10 đến 20 cọng là đủ. Còn các thứ khác thì phân lượng tùy ý.

×