tai lieu, document1 of 66.
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ VĂN THÀNH
TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO
VỀ TỘI PHẠM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2021
luan van, khoa luan 1 of 66.
tai lieu, document2 of 66.
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ VĂN THÀNH
TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO
VỀ TỘI PHẠM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 9.38.01.04
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Võ Khánh Vinh
HÀ NỘI - 2021
luan van, khoa luan 2 of 66.
tai lieu, document3 of 66.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng
tơi; các số liệu, tư liệu được sử dụng trong Luận án là trung
thực, có xuất xứ rõ ràng; những phát hiện đưa ra trong Luận án
là kết quả nghiên cứu của chính tác giả.
TÁC GIẢ
LÊ VĂN THÀNH
luan van, khoa luan 3 of 66.
tai lieu, document4 of 66.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................................. 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................... 8
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án ........ 26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................. 29
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TIẾP NHẬN, GIẢI
QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM ......................................... 30
2.1. Khái niệm, cơ sở pháp lý, nguyên tắc, chủ thể, nhiệm vụ, trình
tự, thủ tục, mối quan hệ phối hợp và kiểm sát tiếp nhận, giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm ................................................................... 30
2.2. Những yếu tố cơ bản tác động đến tiếp nhận, giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm ................................................................................ 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................ 677
Chương 3: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
VIỆT NAM VỀ TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO
VỀ TỘI PHẠM VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG ....................................... 68
3.1. Khái quát quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về
tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm ................................. 68
3.2. Thực tiễn áp dụng các quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam .............. 83
3.3. Nhận xét, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về tiếp nhận,
giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm .................................................. 98
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................ 113
Chương 4: YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM
TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM ....................... 114
luan van, khoa luan 4 of 66.
tai lieu, document5 of 66.
4.1. Yêu cầu nâng cao hiệu quả tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo
về tội phạm trong giai đoạn hiện nay .................................................. 114
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm ................................................................................... 123
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................ 146
KẾT LUẬN .................................................................................................. 148
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ........ 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 151
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 165
luan van, khoa luan 5 of 66.
tai lieu, document6 of 66.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
luan van, khoa luan 6 of 66.
CAND
Công an nhân dân
CQĐT
Cơ quan điều tra
ĐTV
Điều tra viên
CBĐT
Cán bộ điều tra
HĐĐT
Hoạt động điều tra
KSV
Kiểm sát viên
NXB
Nhà xuất bản
TTHS
Tố tụng hình sự
TTLT
Thơng tư liên tịch
VKS
Viện kiểm sát
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
tai lieu, document7 of 66.
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Số liệu tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm ............ 165
Bảng 3.2: Số liệu tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của
Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng, VKS .................................................... 166
Bảng 3.3: Số liệu thống kê số tố giác, tin báo về tội phạm VKS hủy
quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự ............................................. 167
Bảng 3.4: Số liệu thống kê số tố giác, tin báo tội phạm VKS yêu cầu hủy
quyết định khởi tố vụ án hình sự......................................................... 168
Bảng 3.5: Số liệu thống kê số tố giác, tin báo về tội phạm VKS yêu cầu
khởi tố vụ án hình sự ........................................................................... 169
Bảng 3.6: Nguồn tố giác, tin báo về tội phạm .............................................. 170
Bảng 3.7: Hình thức tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm ......................... 171
Bảng 3.8: Thống kê các biện pháp cấp bách thường được sử dụng trong
tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm ............................... 171
Bảng 3.9: Thống kê số liệu các biện pháp sử dụng kiểm tra, xác minh tố
giác, tin báo về tội phạm ..................................................................... 171
Bảng 4.1: Thống kê tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật...................... 174
luan van, khoa luan 7 of 66.
tai lieu, document8 of 66.
MỞ ĐẦU
Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm có vai trị quan trọng
trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm. Đây là khâu mở đầu của q
trình TTHS, có ý nghĩa to lớn, những thiếu sót trong hoạt động tiếp nhận, giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm có thể làm mất đi những thông tin, tài liệu,
chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội, mà không thể thu thập lại được, dẫn
đến HĐĐT khám phá tội phạm tiếp theo gặp nhiều khó khăn, thậm chí đi vào
bế tắc. Thực tiễn, trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2019 các cơ
quan có thẩm quyền đã tiếp nhận 949.416 tố giác, tin báo tội phạm, trong đó
đã giải quyết 866.140 tố giác, tin báo tội phạm, tỷ lệ giải quyết đạt 91,22%, từ
đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án
và phòng, chống tội phạm của các cơ quan chức năng. Bên cạnh kết quả đã
đạt được, thực tế cũng phản ánh rằng công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm vẫn còn những hạn chế, thiếu sót, bất cập, cịn tình trạng bỏ
lọt thơng tin về tội phạm điều này có thể dẫn tới bỏ lọt tội phạm; cơ quan, tổ
chức, công dân chưa phát huy hết hiệu quả cũng như trách nhiệm của mình
trong việc tố giác, cung cấp thông tin về tội phạm; cơ quan có thẩm quyền
trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm còn chưa chú trọng đến
hoạt động này; cơ cấu tổ chức, quy trình tiếp nhận, giải quyết còn nhiều yếu
kém, chưa đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, nguồn lực dành do hoạt động này
cũng chưa được chú trọng đúng mức. Từ đó làm làm giảm hiệu quả công tác
tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.
Về mặt lý luận, cho đến nay cũng đã có nhiều cơng trình khoa học
nghiên cứu cả trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề này với các tiếp cận
nghiên cứu ở nhiều phương diện, góc độ khác nhau, từ đó cũng đã làm rõ
được nhiều vấn đề liên quan về mặt lý luận, pháp luật TTHS thực định và
thực trạng áp dụng quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm ở các địa bàn, lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận,
luan van, khoa luan 8 of 66.
1
tai lieu, document9 of 66.
phạm vi nghiên cứu khác nhau nêu nhiều vấn đề có liên quan đến tiếp nhận,
giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm chưa được nghiên cứu một cách thấu
đáo, đồng bộ ở nhiều chiều cạnh và trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó, các
cơng trình nghiên cứu trước đây chủ yếu đánh giá dựa vào quy định của Bộ
luật TTHS năm 1988 và Bộ luật TTHS năm 2003, chưa có cơng trình nào
nghiên cứu chuyên sâu vấn đề này kể từ khi Bộ luật TTHS năm 2015 được
ban hành, trong khi đó, Bộ luật TTHS năm 2015 có nhiều quy định mới về
tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, những quy định này có tác
động rất lớn đến cơng tác này, qua đó góp phần khắc phục những bất cập của
quy định pháp luật trước đây, tuy nhiên, hiện nay thực tiễn thi hành Bộ luật
TTHS năm 2015 đã bộc lộ nhiều bất nên cần phải nghiên cứu, tổng kết, đánh
giá thực tiễn thi hành nội dung này để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
tiếp nhận giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm là cấp thiết.
Vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tiếp nhận, giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm theo pháp luật tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay” làm
luận án tiến sĩ là cần thiết trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án: Góp phần xây dựng và thống nhất
nhận thức về lý luận, nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật về tiếp
nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo quy định của Bộ luật TTHS.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: Để đạt được mục đích nghiên
cứu của luận án, nhiệm vụ được xác định của luận án là:
- Nghiên cứu, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi
nước có liên quan đến tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, từ đó
rút ra những vấn đề cần tiếp tục tập trung nghiên cứu trong luận án;
- Làm rõ những vấn đề lý luận về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo
về tội phạm theo quy định của pháp luật TTHS Việt Nam như: Khái niệm tiếp
luan van, khoa luan 9 of 66.
2
tai lieu, document10 of 66.
nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; các yếu tố tác động đến việc tiếp
nhận, giải quyết, tố giác, tin báo về tội phạm trong TTHS;
- Phân tích quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về tiếp nhận, giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm;
- Khảo sát, tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng tiếp nhận, giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm của các cơ quan có thẩm quyền theo quy
định của Bộ luật TTHS trên các khía cạnh: Thực trạng tình hình, kết quả đạt
được, những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân;
- Đưa ra các yêu cầu cần phải nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về
tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận trong và
ngoài nước, pháp luật thực định, thực tiễn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về
tội phạm của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật TTHS Việt
Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Về phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các quy định về
tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong Bộ luật TTHS năm
2003 và Bộ luật TTHS năm 2015 và thực tiễn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm;
- Phạm vi về chủ thể: CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số HĐĐT thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phịng; VKS có thẩm quyền tiếp
nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo Bộ luật TTHS năm 2003 và
Bộ luật TTHS năm 2015;
- Phạm vi về địa bàn: Nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc;
- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2019.
luan van, khoa luan 10 of 66.
3
tai lieu, document11 of 66.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của học thuyết Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước về nhà nước và pháp luật, đấu tranh phòng, tội phạm, hội nhập
quốc tế và cải cách tư pháp; các quan điểm, lý luận của luật TTHS, của tội
phạm học và các ngành khoa học pháp lý khác, trọng tâm là quan điểm, lý
luận của luật TTHS.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được dùng chủ yếu để
nghiên cứu, đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu nhằm hệ thống các
quan điểm lý luận, kết quả nghiên cứu từ các cơng trình khoa học đã cơng bố
liên quan đến tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; tổng hợp các
số liệu, tài liệu phản ánh thực trạng tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm từ đó rút ra các kết luận tổng quát;
- Phương pháp phân tích: Phương pháp này được sử dụng trong tất cả
các chương, mục, tiểu mục của luận án để phân tích các số liệu, tài liệu và
những vấn đề có liên quan để phát hiện, luận giải những vấn đề có tính chất
quy luật trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm;
- Phương pháp nghiên cứu, phân tích lịch sử: Phương pháp này sử dụng
trong Chương 3 của luận án để khái quát quá trình hình thành và phát triển
của quy định tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong quy định
của pháp luật TTHS nước ta;
- Phương pháp thống kê hình sự: Phương pháp này được sử dụng để thu
thập, phân tích số liệu liên quan đến thực trạng tiếp nhận, giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm;
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng để tổ chức
xin ý kiến các chuyên gia, nhà nước học, nhà nghiên cứu lý luận và cán bộ
luan van, khoa luan 11 of 66.
4
tai lieu, document12 of 66.
thực tiễn có chun mơn sâu về lĩnh vực nghiên cứu để bổ sung, hoàn chỉnh
kết quả nghiên cứu;
- Phương pháp nghiên cứu điển hình: Nghiên cứu sinh đã trực tiếp
nghiên cứu hồ sơ tài liệu về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
điển hình trong thời gian từ 2011 đến năm 2019.
4.3. Hướng tiếp cận của luận án
Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa
học xã hội; tiếp cận pháp luật thực định; tiếp cận xã hội học pháp luật; tiếp
cận chính sách học pháp luật. Cụ thể:
- Tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội: Nghiên cứu tiếp
nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm phải đặt ở nhiều phương diện, đa
chiều cạnh để hiểu biết tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo
hướng sâu sắc, toàn diện, hệ thống hơn.
- Tiếp cận pháp luật thực định: Đây là phương pháp nghiên cứu được
sử dụng chủ yếu của luận án. Hướng tiếp cận luật học thực định phần lớn triển
khai nghiên cứu pháp luật dưới phương diện thực định. Luận án đã sử dụng
phương pháp này để nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất, đặc điểm, phân loại
tố giác, tin báo về tội phạm.
- Tiếp cận xã hội học pháp luật: Quy phạm về tiếp nhận, giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm khi đặt vào đời sống thực tế và coi pháp luật với tư
cách là một hiện tượng xã hội, quá trình vận động và phát triển của pháp luật
có thể bị chi phối bởi các yếu tố khác nhau trong đời sống xã hội như quy luật
khách quan.
- Tiếp cận chính sách học pháp luật: Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo
về tội phạm là một chính sách pháp luật TTHS, do vậy, luận án tiếp cận dưới các
nội dung sự hình thành, phát triển của quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm; quan niệm về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm;
cơ chế thực hiện tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.
luan van, khoa luan 12 of 66.
5
tai lieu, document13 of 66.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là cơng trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và tồn diện về hoạt
động tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo pháp luật TTHS ở Việt
Nam hiện nay. Do vậy, luận án có nhiều đóng góp mới cho khoa học chuyên
ngành, cụ thể:
Thứ nhất, tiếp tục bổ sung và hoàn thiện hệ thống lý luận về hoạt động tiếp
nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Trong đó, làm rõ các nội dung như
khái niệm, cơ sở pháp lý, nguyên tắc, chủ thể, nhiệm vụ, trình tự, thủ tục tiếp
nhận, giải quyết, phương pháp kiểm tra xác minh và mối quan hệ phối hợp trong
tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.
Thứ hai, phân tích, khảo sát và đánh giá thực trạng quy định của pháp luật
TTHS hiện hành về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm ở các khía
cạnh: Thẩm quyền, trình tự thủ tục tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm, phân tích đánh giá những kết quả, ưu điểm đạt được, những hạn chế, thiếu
sót và nguyên nhân của những hạn chế thiếu sót trong tiếp nhận, giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm.
Thứ ba, khảo sát, đánh giá thực trạng áp dụng quy định của pháp luật
TTHS về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm ở nước ta từ năm 2011
đến năm 2019, tập trung làm rõ những kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế,
thiếu sót và nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót đó.
Thứ tư, trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận, thực trạng quy định, áp
dụng quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác tin báo về tội phạm, các yêu cầu
cần phải nâng cao hiệu quả tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm đã đề
xuất các giải pháp có tính khả thi cao nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp
nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án có cả ý nghĩa về lý luận cũng như thực tiễn, cụ thể:
Về mặt lý luận: Kết quả đạt được khi nghiên cứu của luận án góp phần
luan van, khoa luan 13 of 66.
6
tai lieu, document14 of 66.
bổ sung nhằm hoàn thiện hơn hệ thống lý luận về tiếp nhận, giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm trong pháp luật TTHS Việt Nam;
Về mặt thực tiễn: Nội dung của luận án là cơ sở để các cơ quan có thẩm
quyền nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật TTHS Việt
Nam hiện hành về về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; đồng
thời, nghiên cứu để kịp thời xây dựng, ban hành các văn bản quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.
Các giải pháp được đề xuất trong luận án xuất phát từ việc nghiên cứu, đánh
giá thực trạng áp dụng về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
nên có thể được CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số
HĐĐT, VKS các cấp nghiên cứu vận dụng vào thực tiễn áp dụng tại cơ quan,
đơn vị mình nhằm nâng cao hiệu quả tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về
tội phạm trong thực tiễn. Bên cạnh đó, luận án có thể được sử dụng trong
nghiên cứu, học tập, giảng dạy tại các trường CAND, các cơ sở đào tạo về
luật, các cán bộ thực tiễn làm cơng tác điều tra hình sự.
7. Cấu trúc của đề tài luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo và phụ lục, luận án
có kết cấu gồm 04 chương, cụ thể:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2. Những vấn đề lý luận về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm
Chương 3. Quy định của pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam về tiếp
nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và thực tiễn áp dụng
Chương 4. Yêu cầu và các giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp nhận, giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
luan van, khoa luan 14 of 66.
7
tai lieu, document15 of 66.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Xuất phát từ vị trí, vai trị rất quan trọng của tố giác, tin báo về tội
phạm trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, do vậy, vấn đề này đã
và đang được nhiều nhà khoa học và hoạt động thực tiễn ở nước ta quan tâm
nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau nhằm đưa ra các giải pháp, định hướng
hoàn thiện cả về mặt lý luận, thực tiễn và pháp luật thực định. Cho đến nay đã
có nhiều cơng trình nghiên cứu về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm đã được công bố, mỗi cơng trình nghiên cứu ở những góc độ, khía cạnh
khác nhau điều này thể hiện mỗi tác giả đều có sự chọn lọc nghiên cứu mang
tính trọng tâm, trọng điểm bảo đảm tính cấp thiết cả về mặt lý luận và thực
tiễn. Có thể kể đến một số cơng trình sau:
1.1.1.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu lý luận về tiếp nhận, giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm
Vấn đề lý luận về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm rất
phong phú, đang dạng ở nhiều chiều, cạnh khác nhau. Tuy nhiên, xuất phát từ
mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, luận án chỉ tập trung phân tích, khai thác
những vấn đề lý luận được cập nhật trong nội dung của luận án.
Nghiên cứu lý luận về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
thì cách tiếp cận trước hết là nghiên cứu các vấn đề lý luận về tố giác, tin báo
về tội phạm. Lý luận về tố giác, tin báo về tội phạm được đề cập ở nhiều khoa
học ở các cấp độ khác nhau như giáo trình, luận án, luận văn, sách chuyên
khảo, từ điển. Trước tiên phải kể đến hệ thống các giáo trình luật TTHS vì
đây là những cơng trình nghiên cứu những vấn đề lý luận chung nhất về tố
giác, tin báo về tội phạm; có thể kể đến một số giáo trình sau: Giáo trình:
luan van, khoa luan 15 of 66.
8
tai lieu, document16 of 66.
“Luật Tố tụng hình sự Việt Nam”, do GS. TS. Nguyễn Ngọc Anh chủ biên,
Đại học Cảnh sát nhân dân, xuất bản năm 2008 [3]; Giáo trình: “Luật Tố tụng
hình sự Việt Nam”, do PGS. TS. Khổng Văn Hà chủ biên, Học viện Cảnh sát
nhân dân, xuất bản năm 2018 [59]; Giáo trình: “Luật Tố tụng hình sự Việt
Nam”, do TS. Phạm Mạnh Hùng chủ biên, Đại học Kiểm sát Hà nội, Nxb.
Chính trị quốc gia sự thật, xuất bản năm 2016 [50]; Giáo trình:“Luật Tố tụng
hình sự Việt Nam”, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Tư pháp, xuất bản
năm 2006 [51]; Giáo trình: “Lý luận chung về kỹ thuật, chiến thuật và phương
pháp hình sự”, do PGS. TS Nguyễn Văn Nhật chủ biên, Học viện Cảnh sát
nhân dân, xuất bản năm 2012 [60]. Bên cạnh đó một số sách chuyên khảo,
luận án, luận văn cũng đã nghiên cứu lý luận về tố giác, tin báo về tơi phạm,
tiêu biểu như: Sách “Khoa học hình sự Việt Nam, tập 1” chỉ đạo biên soạn
GS. TS. Trần Đại Quang, tổng chủ biên GS,TS. Nguyễn Xuân Yêm, Nxb.
CAND xuất bản năm 2012 [77]; Từ điển Bách khoa CAND của Nxb CAND
xuất bản năm 2005 [101]… Mặc dù các cơng trình nêu trên đưa ra khái niệm,
đặc điểm khác nhau về tố giác, tin báo về tội phạm nhưng cơ bản đều thống
nhất chỉ ra rằng tố giác, tin báo về tội phạm: Thứ nhất, về chủ thể báo tin là
công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức, chủ thể tiếp nhận là Cơ quan điều tra,
VKS và cơ quan khác; Thứ hai về đặc điểm: Một là, tố giác, tin báo về tội
phạm mang đặc tính pháp lý; Hai là, tố giác, tin báo về tội phạm đa dạng về
nguồn gốc và nội dung; Ba là, tố giác, tin báo về tội phạm phạm mang tính
thời sự; Bốn là, tố giác, tin báo về tội phạm thường thiếu tính chính xác và
khơng đầy đủ về nội dung; Thứ ba, tiêu chí phân loại: Một là, trên cơ sở nội
dung phản ánh thì chia làm 02 loại: Tố giác, tin báo trực tiếp phản ánh về tội
phạm, trường hợp này chủ thể trình báo phản ánh nội dung liên quan đến tội
phạm một cách cụ thể, trực tiếp về tội phạm; Tố giác, tin báo gián tiếp phản
ánh về tội phạm, trường hợp này qua thông tin mà chủ thể trình báo thì cơ
quan có thẩm quyền tiến hành xác minh, phát hiện thông tin về một loại tội
phạm khác; Hai là, trên cơ sở hình thức tố giác, tin báo về tội phạm có thể
luan van, khoa luan 16 of 66.
9
tai lieu, document17 of 66.
chia thành hai loại: Tố giác, tin báo về tội phạm bằng miệng, trực tiếp hoặc
qua điện thoại; tố giác, tin báo về tội phạm bằng văn bản (đơn thư tố giác
đúng tên người viết, đơn thư tố giác giấu tên hoặc nặc danh…); Ba là, trên cơ
sở theo yêu cầu của chủ thể tố giác, tin báo về tội phạm đối với việc sử dụng
tin hoặc yêu cầu nghiệp vụ của cơ quan chức năng có thể phân thành hai loại:
Tố giác, tin báo về tội phạm có thể xử lý thơng thường, cơng khai; tố giác về
tội phạm đòi hỏi phải xử lý bằng các biện pháp nghiệp vụ bí mật; Bốn là, trên
cơ sở phương diện nghiệp vụ của các cơ quan có thẩm quyền, thì tố giác, tin
báo về tội phạm chia thành hai loại: Tố giác, tin báo về tội phạm do các nguồn
công khai cung cấp cho cơ quan chức năng; tố giác, tin báo về tội phạm do
các cơ sở bí mật cung cấp.
Có thể thấy rằng việc xác định chủ thể, đặc điểm, cũng như phân loại
về tố giác, tin báo về tội phạm như nêu trên là phù hợp có ý nghĩa quan trọng
trong cơng tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Tuy nhiên,
việc giới hạn chủ thể báo tin về tội phạm chỉ có cơng dân như đề cập ở trên là
quá hẹp; đặt trong thời điểm hiện nay cũng như thời gian tiếp theo thì chưa
thực sự đầy đủ khi công nghệ thông tin đang rất phát triển, dưới tác động của
cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0 thì nhiều nguồn tin báo, tố giác về tội phạm
được công khai và lan truyền nhanh chóng trên các phương tiện thơng tin, đại
chúng đặc biệt là mạng xã hội, cùng đó tội phạm liên quan đến mạng internet
ngày càng gia tăng, theo đó, bên cạnh các đặc điểm và cách phân loại nêu trên
cịn có các đặc điểm và cách phân loại khác. Mặc dù kết quả nghiên cứu nêu
trên cịn có điểm chưa đầy đủ, tuy nhiên những kết quả này cũng là cơ sở lý
luận quan trọng để luận án tham khảo, kế thừa, phát triển đưa ra khái niệm tố
giác, tin báo về tội phạm và làm rõ các đặc điểm pháp lý hoạt động này.
Trên cơ sở phân tích lý luận tố giác, tin báo về tội phạm các cơng trình
nêu trên đã phân tích lý luận về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm, theo đó, tuy cách tiếp cận khác nhau nhưng về cơ bản các tác giả đều
khẳng định rằng: Thứ nhất, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
luan van, khoa luan 17 of 66.
10
tai lieu, document18 of 66.
là hoạt động tiếp nhận, giải quyết thông tin liên quan đến hành vi phạm tội
hoặc vụ việc khác có dấu hiệu tội phạm; thứ hai, tiếp nhận, giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm được thực hiện theo một quy trình nhất định; thứ ba, thẩm
quyền giải quyết chỉ gắn với các chủ thể có thẩm quyền nhất định theo quy
định của pháp luật; thứ tư, mục đích là nhằm kiểm tra, xác minh thơng tin về
tội phạm (có tội phạm xảy ra hay không). Đồng thời, cũng khẳng định rằng
các nguyên tắc trong hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác tin báo về tội
phạm: Một là, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân; hai là, mọi tố giác, tin báo về tội phạm phải
được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời theo trình tự pháp luật TTHS quy
định; ba là, chỉ cơ quan, người có thẩm quyền nhất định theo quy định của
pháp luật TTHS mới có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về
tội phạm; bốn là, trong trường hợp tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm người có thẩm quyền phải thực hiện theo quy định của pháp luật và
chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình.
Tuy nhiên, cũng qua nghiên cứu thấy rằng việc tiếp cận về thẩm quyền
giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong các cơng trình nêu trên được tiếp
cận dưới góc độ Bộ luật TTHS năm 2003 nên có nhiều điểm khơng còn phù
hợp với quy định của Bộ luật TTHS năm 2015 như về chủ thể báo tin, thời
gian giải quyết và việc ra các quyết định giải quyết. Bên cạnh đó, đặt trong
giai đoạn hiện nay khi cơng nghệ thơng tin đang rất phát triển thì việc tiếp
nhận sẽ phải có quy trình, cách thức khác so với hiện nay. Tuy vậy, những kết
quả này cũng là cơ sở lý luận quan trọng mà luận án có thể kế thừa hoàn thiện
lý luận về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.
1.1.2.2. Nhóm các cơng trình nghiên cứu thực trạng áp dụng quy định của
pháp luật tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về tiếp
nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm là một trong những hướng tiếp
cận trọng tâm trong phần lớn các công trình đã nghiên cứu có liên quan đến
luan van, khoa luan 18 of 66.
11
tai lieu, document19 of 66.
tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Có thể kể đến một số cơng
trình sau: Luận án tiến sĩ luật học: “Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về
tội phạm thuộc thẩm quyền của CQĐT hình sự trong Quân đội nhân dân” của
tác giả Nguyễn Trọng Nga, Học viện Cảnh sát Nhân dân, năm 2016 [68];
Luận án tiến sĩ Luật học“Hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong
kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của cơ quan
Cảnh sát điều tra” của tác giả Lê Ra, Học viện Cảnh sát Nhân dân, năm
2017 [91]; Luận án tiến sĩ Luật học“Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về
tội phạm của lực lượng Cảnh sát hình sự” của tác giả Nguyễn Thị Hoa, Học
viện Cảnh sát Nhân dân, năm 2018 [56]; Sách: “Thực hành quyền công tố và
kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra” do Tiến sĩ Lê Hữu
Thể chủ biên, Nxb. Tư pháp, năm 2008 [95]; … Qua nghiên cứu thấy rằng
các cơng trình nêu trên thấy rằng, khi đánh giá về thực tiễn áp dụng pháp luật
TTHS về tiếp nhận, tố giác tin báo về tội phạm, các tác giả cho rằng đang cịn
những khó khăn, vướng mắc nhất định, như: Mơ hình tiếp nhận tố giác, tin
báo về tội phạm hiện nay còn chưa thực sự tiếp cận được quần chúng nhân
dân; vai trị của cơng tác kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm chưa
thực sự được coi trọng; pháp luật TTHS về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm cịn hạn chế, vướng mắc; trình độ, năng lực của cán bộ trực
tiếp tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm còn hạn chế; phương tiện kỹ
thuật phục vụ cơng tác cịn thiếu, chưa đáp ứng u cầu cơng việc. Bên cạnh
đó, những cơng trình khoa học này chủ yếu trình bày thực trạng áp dụng pháp
luật tố tụng hình về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo quy
định của Bộ luật TTHS năm 2003 và hệ thống văn bản quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành nên chưa cập nhật được thực trạng áp dụng quy định mới
của Bộ luật TTHS năm 2015 nên cịn có những điểm hạn chế nhất định và
phạm vi nghiên cứu chỉ gắn với việc một phạm vi, khía cạnh cụ thể nhất định.
Luận văn thạc sĩ:“Tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm,
kiến nghị khởi tố theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ
luan van, khoa luan 19 of 66.
12
tai lieu, document20 of 66.
thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên” của tác giả Đào Nguyên Vũ,
bảo vệ tại Học viện khoa học xã hội năm 2017 [106]. Tác giả đã tổng kết thực
tiễn thi hành quy định của Bộ luật TTHS năm 2003 về tiếp nhận, giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm theo chức năng của VKS nhân dân tỉnh Hưng Yên từ
năm 2012 đến năm 2016. Theo đó, trong 05 năm thì cơ quan có thẩm quyền
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã tiếp nhận 6.573 tin về tội phạm, tỷ lệ giải quyết
trung bình đạt 90,4%. Khi đánh giá về những hạn chế, thiếu sót trong áp dụng
pháp luật tố tụng về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm tác giả
cho rằng: Quy định của pháp luật chưa đầy đủ về thẩm quyền, trách nhiệm
của CQĐT dẫn đến việc áp dụng trong thực tiễn còn hạn chế; Bộ luật TTHS
và các văn bản hướng dẫn không đầy đủ hoặc chưa rõ ràng; hệ thống biểu
mẫu cho công tác kiểm sát giải quyết, tố giác, tin báo về tội phạm chưa đầy
đủ [106, tr.57; tr.58]. Mặc dù luận văn chỉ khảo sát, tổng kết và đánh giá thực
tiễn áp dụng quy định của pháp luật TTHS về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm trên địa bàn một tỉnh, gắn với một cơ quan cụ thể trong thời
gian 05 năm những cũng là cơng trình nghiên cứu độc lập về hoạt động kiểm
sát tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Do vậy, nghiên cứu sinh
có thể tham khảo một số luận cứ, nhận định, số liệu trong luận văn để phân
tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật TTHS về tiếp nhận, giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm. Tuy nhiên, cơng trình này được nghiên cứu trước
khi Bộ luật TTHS năm 2015 có hiệu lực nên một số nội dung chưa được cập
nhật, phạm vi nghiên cứu chỉ trong địa bàn một tỉnh, gắn với một lực lượng
nên phản ánh chưa mang tính tổng thể.
Luận văn thạc sĩ: “Kiểm sát tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” của tác
giả Phan Văn Khai, bảo vệ tại Học viện khoa học xã hội năm 2018 [62]. Thực
tiễn thi hành quy định của Bộ luật TTHS năm 2003 về tiếp nhận, giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm theo chức năng của VKS nhân dân tỉnh Quảng Ngãi
từ năm 2013 đến năm 2017. Theo số liệu báo cáo của VKS nhân dân tỉnh
luan van, khoa luan 20 of 66.
13
tai lieu, document21 of 66.
Quảng ngãi từ năm 2013 - 2017, tổng số vụ án CQĐT đã khởi tố là 1.195 vụ
án. Riêng từ năm 2013 đến tháng 11/2017 toàn ngành kiểm sát tỉnh Quảng
Ngãi đã thụ lý kiểm sát 2.151 tin báo, tố giác về tội phạm. CQĐT đã giải
quyết bằng hình thức khởi tố hoặc khơng khởi tố vụ án hình sự là 1.963 tố
giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, đạt tỉ lệ giải quyết 91,25%
(1.963/2.151 tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố). Khi đánh giá về
nguyên nhân của hạn chế, khó khăn trong cơng tác tiếp nhận tác giả chỉ ra 03
nguyên nhân sau: thứ nhất, quy định của pháp luật TTHS chưa đầy đủ; thứ hai,
công tác quản lý và chỉ đạo của ngành đối với vấn đề kiểm sát việc giải quyết tin
báo, tố giác về tội phạm vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và tương xứng với tính
chất quan trọng của hoạt động kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tin báo, tố giác
về tội phạm; thứ ba, nguyên nhân về quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKS nhân
dân chưa được thống nhất, đồng bộ. Cơng trình này được nghiên cứu trước khi Bộ
luật TTHS năm 2015 có hiệu lực nên một số nội dung chưa được cập nhật, phạm
vi nghiên cứu chỉ trong địa bàn một tỉnh, gắn với một lực lượng nên phản ánh
chưa mang tính tổng thể. Tuy nhiên, nghiên cứu sinh có thể tham khảo một số vấn
đề về mặt lý luận, thực tiễn trong luận văn này để bổ sung hoàn thiện lý luận, đánh
giá thực trạng trong luận án.
1.1.2.3. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về giải pháp nâng cao hiệu
quả tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong pháp luật tố tụng
hình sự
Cùng với việc nghiên cứu về lý luận và thực trạng áp dụng thì các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm trong pháp luật TTHS cũng là một nội dung nghiên cứu trọng tâm, cơ
bản trong nhiều công trình khoa học. Trong đó, có thể kể đến một số cơng
trình sau: Luận văn thạc sĩ: “Cơng tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về
tội phạm của Công an cấp huyện các tỉnh miền Tây Nam Bộ”, của tác giả
Nguyễn Văn Quốc, Học viện Cảnh sát nhân dân, năm 2014 [88], Luận văn
thạc sĩ: “Nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác mở rộng phạm vi tiếp nhận,
luan van, khoa luan 21 of 66.
14
tai lieu, document22 of 66.
xử lý thông tin về tội phạm trong hỏi cung bị can phạm tội về ma túy trên địa
bàn tỉnh Tiền Giang” của tác giả Bạch Quốc Hùng, Học viện Cảnh sát nhân
dân, năm 2000 [57], Luận văn thạc sĩ: “Thực trạng và giải pháp nâng cao
hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị
khởi tố của CQĐT Viện kiểm sát nhân dân tối cao” của tác giả Nguyễn Phúc
Tuấn, Học viện Cảnh sát nhân dân, năm 2015 [98], Luận văn thạc sĩ: “Nâng
cao hiệu quả công tác tiếp nhận và xử lý tin báo tố giác về tội phạm của Cục
Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng Bộ Công an” của tác giả Nguyễn
Thành Long, Học viện Cảnh sát nhân dân, năm 2014 [65]. Các cơng trình này
đều đưa ra một số giải để nâng cao hiệu quả tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm, chủ yếu tập trung vào một số giải pháp sau: Một là, cần
thống nhất nhận thức tồn diện về vai trị và nội dung của tiếp nhận, giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng; Hai là, hoàn thiện quy định của pháp luật TTHS về tiếp nhận, giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm; Ba là, hồn thiện quy trình về tiếp nhận, giải
quyết, tố giác, tin báo về tội phạm; Bốn là, nâng cao trình độ cho cán bộ có
thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Đây là giải pháp
theo nghiên cứu sinh là tương đối phù hợp và đầy đủ có thể nghiên cứu kế
thừa một số nội dung trong luận án.
Luận văn thạc sĩ:“Tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác tội phạm từ thực tiễn
Công an thành phố Hà Nội” của tác giả Lê Hà Thắng, bảo vệ tại Học viện khoa
học xã hội năm 2016 [94]. Trong luận văn này tác giả đưa ra 06 giải pháp nâng
cao chất lượng hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong
đó có một số giải pháp theo nghiên cứu sinh là tương đối toàn diện:
Một là, Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật tạo cơ sở pháp lý
vững chắc cho hoạt động tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm [94, tr.6568]. Trong giải pháp này tác giả cho rằng cần phải tiếp tục nghiên cứu sửa
đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật TTHS, đặc biệt trọng đó cần bổ sung
chế tài xử lý trường hợp CQĐT vi phạm thời gian xác minh để tránh tâm lý dễ
luan van, khoa luan 22 of 66.
15
tai lieu, document23 of 66.
dãi, khơng có tinh thần trách nhiệm trong hoạt động xử lý tố giác, tin báo về
tội phạm của ĐTV, CBĐT. Bên cạnh đó cần ban hành quy chế bảo đảm bị
mật, an tồn tính mạng, sức khỏe cho chủ thể báo tin và người thân của họ.
Hai là, thống nhất nhận thức về vai trò và nội dung của công tác tổ chức,
tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm [94, tr.70-71]. Trong giải pháp này
tác giả đánh giá một bộ phận cán bộ làm công tác tiếp nhận, giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm nhận thức chưa đầy đủ, chính xác về vai trị của tố
giác, tin báo về phạm trong cơng tác đấu tranh, phịng, chống tội phạm. Do
đó, tác giả cho rằng cần phải tăng cường hơn nữa công tác giáo dục nhận thức
về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, thanh tra, kiểm tra giám
sát hoạt động này.
Thứ ba, tăng cường, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất phục vụ tiếp nhận,
xử lý tố giác, tin báo về tội phạm [94, tr.73-75]. Trong nội dung giải pháp này
tác giả đưa ra các giải pháp cụ thể về công tác cán bộ, tăng cường cơ sở vật
chất phục vụ tốt hơn cho công tác tiếp nhận, xử lý tố giác tin báo về tội phạm
Tuy luận văn này nghiên cứu hoạt động tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo
về tội phạm ở địa bàn một thành phố trực thuộc trung ương nhưng có thể
nghiên cứu để tham khảo số liệu, cũng như một số giải pháp vào trong nội
dung của luận án.
Luận văn thạc sĩ: “Tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác tội phạm - thực
trạng và các giải pháp nâng cao của công an các quận huyện trên địa bàn
thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Duy Ngọc, bảo vệ tại Học Cảnh sát
nhân dân năm 2003 [70]. Trong luận văn tác giả đã đưa ra 07 giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, trong đó
có một số giải pháp nghiên cứu sinh cho rằng là phù hợp có thể nghiên cứu
tham khảo trong nội dung của luận án, cụ thể:
Một là, dổi mới và tiến hành có hiệu quả các biện pháp phát động tồn
dân tham gia, phát hiện tố giác tội phạm [70, tr.107-109]. Tác giả đánh giá
phần lớn tố giác, tin báo về tội phạm đến lực lượng Công an phần lớn từ quần
luan van, khoa luan 23 of 66.
16
tai lieu, document24 of 66.
chúng nhân dân, vì vậy, phát động phong trào quần chúng phát hiện, tố giác
tội phạm là biện pháp cơ bản có ý nghĩa chiến lược để nâng cao hiệu quả công
tác thu thập và xử lý tố giác, tin báo về tội phạm. Để đạt được điều này, việc
phát động phong trào quân chúng phát hiện, tố giác, tội phạm phải được tiến
hành thường xuyên liên tục, nhất là ở những địa bàn trọng điểm, phức tạp về
an ninh, trật tự.
Thứ hai, Tổ chức nghiêm ngặt cơng tác trực ban hình sự để tiếp nhận tố
giác, tin báo về tội phạm [70, tr.116-118]. Theo nội dung giải pháp này thì lực
lượng Cơng an cần phải thực hiện nghiêm ngặt trực ban 24/24 giờ trong ngày.
Bố trí những cán bộ có năng lực, phẩm chất, trách nhiệm và năng lực chuyên
môn làm công tác trực ban hình sự và phải có chế độ ưu tiên khuyến khích
thỏa đáng đối với lực lượng này để khác phục tình trạng cán bộ làm cơng tác
trực ban hạn chế về trình độ pháp luật và nghiệp vụ.
Ngồi các cơng trình nêu trên có một số cơng trình cũng đã nghiên cứu
để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiếp nhận, giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm như: Sách: “Thực hành quyền công tố và kiểm sát các
hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra” do Tiến sĩ Lê Hữu Thể chủ biên,
Nxb. Tư pháp, năm 2008 [90]; hay là các bài viết “tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin trong tiếp nhận giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo
chức năng của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội” của
nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hoa - Tạp chí Cảnh sát phịng, chống tội phạm
số 8/2016; bài viết “một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp nhận,
xử lý tin báo, tố giác về tội phạm” của PGS, TS Trần Văn Luyện - Tạp chí
Cảnh sát nhân dân số tháng 7/2018; bài viết một số vấn đề về tiếp nhận và xử
lý tin báo và tố giác về tội phạm của cơ quan Cảnh sát điều tra” của tác giả Hồ
Trọng Ngũ, Tạp chí Trật tự an toàn xã hội số 4/1996… Khái quát chung nhất
về các cơng trình này cho thấy các tác giả cũng đề xuất, kiến nghị đưa ra các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm đó là kiến nghị về hồn thiện pháp luật TTHS và pháp luật khác có liên
luan van, khoa luan 24 of 66.
17
tai lieu, document25 of 66.
quan; giải pháp về mặt tổ chức, con người; giải pháp về tăng cường đầu tư cơ
sở vật chất, trang thiết bị cho lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ… Đây là
những gợi mở mang tính định hướng để nghiên cứu tham khảo trong việc đưa
ra các kiến nghị, giải pháp trong luận án của mình.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Cơng tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm là một hoạt
động quan trọng là khâu mở đầu của HĐĐT hình sự, do vậy, trong pháp luật
TTHS của nhiều nước trên thế giới đã quy định cụ thể nội dung này. Dưới góc
độ cơng tác điều tra hình sự, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
bao hàm có cả biện pháp nghiệp vụ, vì vậy đa phần thuộc bí mật quốc gia của
các nước, vì vậy ở góc độ lý luận thì mỗi nước đều có cái riêng ít trao đổi với
nhau. Nhưng nhìn chung tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm đã
được nhiều học giả, nhà khoa học ở nước ngồi nghiên cứu ở các mức độ, khía
cạnh khác nhau. Trong đó có một số cơng trình đã được giới thiệu ở Việt Nam.
Qua nghiên cứu thấy rằng lý luận khoa học về HĐĐT nói chung và hoạt
động tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm có nhiều cơng trình nghiên
cứu ở nước ta chủ yếu là kế thừa có chọn lọc của Liên Xơ cũ ngày nay là Liên
Bang Nga. Ở Liên Bang nga đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về những vấn đề
lý luận, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp nhận, giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm ở các góc độ, tầng nấc khác nhau mà luận án có thể tham
khảo. Có thể kể đến một số cơng trình sau: Giáo trình: “Luật Tố tụng hình sự
Liên bang Nga” do A. V. Grinenco chủ biên, Nxb.Norma, Mátxcova, năm 2004
[138]; Luận án phó tiến sĩ Luật học: “Тактика предварительной проверки
сообщения о преступлении”, Ильин Алексей Николаевич (Ilyin Alekcei
Nikolaievich) (Chiến thuật kiểm tra ban đầu tin báo, tố giác về tội phạm), Học
viện quản lý Bộ Nội vụ Liên bang Nga, năm 2009 [139]; Luận án phó tiến sĩ
Luật học: “Проверка сообщения о преступлении как форма уголовнопроцессуального доказывания”, Аксенов Владимир Васильевич (Kiểm tra
tin báo, tố giác về tội phạm như hình thức chứng minh trong TTHS), Trường Đại
luan van, khoa luan 25 of 66.
18