Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.89 KB, 144 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH MÔN GDCD - KHỐI 11 - GỒM HAI PHẦN PHẦN I: CÔNG DÂN VỚI KINH TẾ - GỒM 7 BÀI. Học xong phần này học sinh cần nắm được 1. Về kiến thức. - Hiểu được một số phạm trù, quy luật kinh tế cơ bản và phương hướng phát triển kinh tế trong thời kì CNH – HĐH ở nước ta. - Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng và phát triển kinh tế cá nhân, gia đình và xã hội. 2. Về kĩ năng. - Vận dụng được những kiến thức đã học để lí giải một số vấn đề về phát triển kinh tế trong đời sống xã hội. - Có kĩ năng nhận xét, đề xuất và tham gia giải quyết những hiện tượng kinh tế phù hợp với lứa tuổi. - Có kĩ năng định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân và yêu cầu phát triển của xã hội. 3. Về thái độ. - Tin tưởng đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. - Tin tưởng vào khả năng của bản thân trong việc xây dựng kinh gia đình và góp phần phát triển kinh tế đất nước.. PHẦN I GỒM CÁC BÀI. Bài 1 (2 tiết): Công dân với sự phát triển kinh tế Bài 2 (3 tiết): Hàng hóa – Tiền tệ – Thị trường. Bài 3 (2 tiết): Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Bài 4 (1 tiết): Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa Bài 5 (1 tiết): Cung – Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa Bài 6 (2 tiết): CNH – HĐH đất nước Bài 7 (2 tiết): Thực hiện nền KT nhiều thành phần và tăng cương vai trò quản lí kinh tế của nhà nước.. PHẦN II: CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI GỒM 8 BÀI. Học xong phần này học sinh cần nắm được 1. Về kiến thức. - Hiểu được tính tất yếu và đặc điểm của thời kì quá độ đi lên CNXH ở nước ta. - Hiểu được bản chất của Nhà nước và nền dân chủ XHCN ở nước ta. - Nắm được nội dung cơ bản về một số CS lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. 2. Về kĩ năng. - Biết vận dụng kiến thức để phân biệt sự khác nhau về bản chất giữa Nhà nước XHCN với các nhà nước trước đó ở nước ta. - Biết thực hiện và tham gia tuyên truyền các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. 3. Về thái độ. - Có ý thức đúng đắn về trách nhiệm công dân đối với việc xây dựng bảo vệ nhà nước và chế độ XHCN ở nước ta. - Tin tưởng và tự giác thực hiện tốt đường lối chủ trương và chính sách của Đảng và nhà nước ta.. PHẦN II GỒM CÁC BÀI. A. Một số vấn đề về CNXH.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Bài 8 (2 tiết): Chủ nghĩa xã hội Bài 9 (3 tiết): Nhà nước XHCN Bài 10 (2 tiết): Nền dân chủ XHCN. B. Một số chính sách lớn ở nước ta hiện nay. Bài 11 (1 tiết): Chính sách dân số và giải quyết việc làm Bài 12 (1 tiết): CSTN và BVMT Bài 13 (3 tiết): Chính sách GD-ĐT, KH-CN, VH Bài 14 (1 tiết): Chính sách QP và AN Bài 15 (1 tiết): Chính sách đối ngoại. Bài 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ. I. Mục tiêu bài học. Học xong tiết 1 bài này HS cần nắm được 1. Về kiến thức. (Tiết 1).
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Nêu được thế nào là sản xuất vật chất và vai trò sản xuất vật chất. - Nêu được các yếu tố của quá trình sản xuất và mối quan hệ giữa chúng. 2. Về kĩ năng Biết tham gia xây dựng kinh tế gia đình phù hợp với khả năng bản thân. 3. Về thái độ Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 11 - Sách bài tập GDCD 11, sơ đồ và tài liệu có liên quan đến bài học III. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập 3. Học bài mới Con người tham gia nhiều hoạt động: Kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế… Các hoạt động này thường xuyên tác động lẫn nhau. Xã hội càng phát triển thì các hoạt động đó càng đa dạng, phong phú. Song để hoạt động được con người phải tồn tại, muốn tồn tại họ phải có thức ăn, nhà ở, phương tiện đi lại, tư liệu sinh hoạt… để có những cái đó phải có hoạt động sản xuất ra của cải vật chất, phải có hoạt động kinh tế. Sự phát triển trong lịch sử bắt nguồn từ chính sự phát triển kinh tế. Ngày nay cho dù khoa học kỹ thuật phát triển thì sản xuất vật chất cũng không mất đi ý nghĩa quyết định của nó. Đó chính là lí do chúng ta nghiên cứu bài học hôm nay. Bài : “công dân với sự phát triển kinh tế”.. Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. Giáo viên giúp HS nắm được thế nào là 1. Sản xuất của cải vật chất. SX của cải vật chất:. a. Thế nào là sản xuất của cải vật chất. Để tồn tại và phát triển- con người cần phải. Con người tác động vào tự nhiên để:. sản xuất và sản xuất với quy mô ngày càng + Làm biến đổi các yếu tố tự nhiên.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. lớn. Sự phát triển của hoạt động sản xuất là + Tạo ra sản phẩm tiền đề, là cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của xã hội. GV: Kể tên các hình thức SXCCVC mà em biết? HS: SXNN(làm ra lúa, gạo, mì, bắp…), SXCN(gang thép, quần áo, giấy bút…), SXNLN(dánh bắt thủy hải sản, trồng cây gây rừng…) GV: ? Con người tác động làm biến đổi tự nhiên như thế nào và để làm gì? (Hãy so sánh Hình thức SXCCVC trong xã hội nguyên thủy và ngày nay?) HS: - Từ xa xưa con người biết làm ra công cụ bằng đá, tác động vào tự nhiên (trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm, làm gốm, dệt vải…) tạo ra của cải vật chất phúc vụ c/s của mình. - Dần dần KHKT phát triển, công cụ lao động được cải tiến, năng suất lao động ngày càng cao, của cải vật chất ngày càng nhiều, phục vụ nhu cầu ngày càng phong phú đa dạng của con người (khai thác khoáng sản, rừng, biển…) ? Em hiểu thế nào là sản xuất của cải vật chất? GV: Như vậy sxccvc có vai trò vô cùng to lớn đ/v sự tồn tại và phát triển của xã hội b. Vai trò của sản xuất của cải vật chất loài người. ? Theo em sản xuất vật chất có vai trò. - Để duy trì sự tồn tại của con người - Con người được cải tạo và hoàn thiện.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh như thế nào? Xã hội loài người trải qua 5 hình thái KTXH. Nội dung kiến thức cần đạt về thể chất và tinh thần - Là quá trình hoàn thiện và phát triển. và nguyên nhân phát triển lịch sử xã hội loài các PTSX người là sự thay thế của các phương thức sản xuất vật chất. Xã hội loài người đã biết đến 5 hình thái kinh tế - xã hội tương ứng với 5phương thức sản xuất: Hình thái kinh tế - xã hội cộng đồng nguyên thủy, hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ, hình thái kinh tế - xã hội phong kiến,hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa . ? Tại sao thông qua LĐ con người lại hoàn thiện về thể chất và tinh thần? Nhờ lao động tay chân linh hoạt hơn, đầu óc thông minh hơn, dáng đi thẳng đứng hơn. Nhờ hoạt động lao động trao đổi thông tin nhiều nên ngôn ngữ ra đời… LĐ là vinh quang, nhờ lao động mà con người mạnh khỏe hơn, tinh thần minh mẫn, sảng khoái hơn. Ngược lại những kẻ lười biếng lao động sẽ không có được thể chất và tinh thần tốt. ? Tại sao SX của cải VC lại giúp cho các PTSX hoàn thiện? TL: lao động nhiều đúc rút kinh nghiệm giúp cho PTSX hoàn thiện. LSXH loài người là 1 quá trình phát triển và hoàn thiện liên tục các phương thức sản xuất, là quá trình thay thế PTSX cũ lạc hậu.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh sang PTSX tiến bộ hơn.. Nội dung kiến thức cần đạt 2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản. GV: vậy quá trình sx gồm những yếu tố nào, xuất chúng ta sang mục 2. GV đưa ra sơ đồ SLĐ => Tư liệu lao động => ĐTLĐ => Sản phẩm sau đó giáo viên đi vào từng yếu tố. VD: để làm ra cái bàn cần: gỗ, người thợ, dùi đục. ?Vậy để sản xuất chúng ta cần phải có những yếu tố nào?. a. Sức lao động Sức lao động. HS: sức LĐ, ĐTLĐ, TLLĐ ? Sức lao động của một con người bao gồm hai mặt nào?. thể chất. Vậy thế nào là SLĐ và LĐ ?. tinh thần. GV: sức lao động mới chỉ là khả năng của LĐ, còn lao động là sự tiêu dùng SLĐ trong hiện thực. VD: Mỗi HS đều có khả năng quét nhà (slđ), hs cầm chổi quét nhà đó là quá trình LĐ. Vì: Như vậy SLĐ + TLSX = quá trình lao động. Giáo dục: Vì vậy người có sức lđ muốn thực hiện quá trình lao động phải tích cực tìm kiếm việc làm, mà muốn có việc làm phù hợp với mình thì bây giờ HS phải chăm học để thực hiện ước mơ của mình. Bên cạnh đó xã hội phải tạo ra nhiều việc làm để sử dụng tối đa sức LĐ. Khi phân tích KN LĐ GV cần nhấn mạnh tính có m/đ, có ý thức trong h/đ LĐ. - SLĐ là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần được con người sử dụng vào quá trình sản xuất - LĐ là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi các yếu tố tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của mình.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. của con người. (khác với hoạt động theo bản năng của con vật, con người lđ có kế hoạch, tự giác, mang tính trách nhiệm, và tính cộng đồng) ? Em hiểu như thế nào về câu nói của Mác trong SGK (trang 6) - nhện, ong là hoạt động bản năng, không có ý thức - thợ dệt, kiến trúc sư là hoạt động lao động vì hoạt động có mục đích, tính toán và tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ.. - Khác nhau giữa SLĐ và LĐ. (Giáo dục tư tưởng cho HS: con người học. + SLĐ mới chỉ là khả năng LĐ. thức phải có nhận thức. Nói nghe thì phải. + LĐ là sự tiêu dùng SLĐ. hiểu. khi tập luyện cho con chim hay con cho người gọi nó vẫn nghe và làm theo nhưng đó là bản năng. Con người phải phân biệt được đúng sai phải trái.) GV: lấy ví dụ cụ thể cái bàn học được làm từ gỗ và sắt từ đó cho hs rút ra ĐTLĐ có 2 loại. ? Em lấy VD về ĐTLĐ có sẵn trong tự nhiên? Gỗ, đất đai, khoáng sản, động vật trong rừng, cá tôm dưới nước… ? Em hãy lấy VD về yếu tố tự nhiên trải qua tác động của lao động? Sợi để dệt vải, sắt thép, xi măng gạch ngói để xây dựng….
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. ? Theo em ĐTLĐ là gì? (khái niệm SGK) b. Đối tượng lao động ? TLLĐ được chia làm mấy loại? lấy VD. - Đối tượng lao động có hai loại. chứng minh cho từng loại?. ĐTLĐ. 3 loại: - công cụ lao động hay công cụ sản xuất: cày cuốc, máy móc... - Hệ thống bình chứa của sản xuất như: ống,. ĐTLĐ có sẵn trong tự nhiên. ĐTLĐ qua tác động của lao động. thùng, hộp... - Kết cấu hạ tầng của sản xuất như: đường sá, bến cảng, sân bay... GV:Trong 3 loại thì loại nào quan trọng nhất? Vì sao? HS: Công cụ lao động là quan trọng nhất vì:. - ĐTLĐ là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người. Vì CCLĐ đóng vai trò quyết định trong TLSX. Cùng với quá trình tích lũy kinh nghiệm, với những phát minh và sáng chế kĩ thuật, CCLĐ không ngừng được cải tiến và hoàn thiện. chính sự cải tiến và hoàn thiện. c. Tư liệu lao động - TLLĐ chia làm 3 loại: + Công cụ lao động. không ngừng CCLĐ đã làm biến đổi toàn bộ. + Hệ thống bình chứa. TLSX. CCLĐ là một trong những căn cứ cơ. + Kết cấu hạ tầng. bản để phân biệt các thời đại kinh tế.. - KN TLLĐ (SGK). GV: Chứng minh CCLĐ là một trong những. - Phân biệt ĐTLĐ với TLLĐ chỉ mang. căn cứ cơ bản để phân biệt các thời đại kinh. tính tương đối. tế?. - SLĐ là yếu tố giữ vai trò quyết định vì:. HS:- CSNT: CCLĐ chủ yếu bằng đồ đá thô. SLĐ mang tính sáng tạo, nguồn lực. sơ.. không cạn kiệt -. CHNL và PK: CCLĐ thô sơ, lạc hậu. Như vậy: + TLSX = TLLĐ + ĐTLĐ. chủ yếu bằng đồng sắt… -. TBCN: máy móc hiện đại là chủ yếu.. + Quá trình sản xuất = SLĐ + TLSX.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh Mác viết: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải là ở chỗ chúng ta sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng ta sản xuất bằng cách nào với những TLLĐ nào. ? Em hãy chỉ ra sự phân biệt giữa TLLĐ và ĐTLĐ của một số ngành mà em biết? - Nông nghiệp: + ĐTLĐ: đất đai, cây trồng, con giống... +TLLĐ: máy cày, máy gặt, hệ thống thủy lợi, cày cuốc... - Ngư nghiệp: + ĐTLĐ: tôm, cua, cá, mực, ao hồ, đầm phá... + TLLĐ: tàu thuyền, lưới câu, cầu cảng, bến đậu... ĐTLĐ của gv là hs, của hs là sách vở.... GV: Đôi khi sự phân biệt giữa TLLĐ và ĐTLĐ chỉ mang tính tương đối. VD:Con bò là tư liệu lao động của người nông dân nhưng là đối tượng lao động của ngành chế biến thực phẩm. ? Trong các yếu tố của quá trình SX, yếu tố nào giữ vai trò quan trọng nhất? - Sức lao động: SLĐ là chủ thể sáng tạo là nguồn lực không cạn kiệt, là yếu tố quan trọng và quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế. Vì vậy phải xác định bồi dưỡng và nâng cao chất lượng sức lao động – nguồn lực con người. Nội dung kiến thức cần đạt + Sản phẩm = SLĐ + TLSX.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. là quốc sách hàng đầu. Tư liệu Lđ và đối tượng Lđ đều bắt nguồn từ tự nhiên, nên đồng thời với phát triển sản xuất phải quan tâm bảo vệ và tái tạo ra tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. 4. Củng cố - Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của tiết học. - Cho học sinh liên hệ với địa phương 5. Dặn dò nhắc nhở Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK, học bài cũ và chuẩn bị bài mới. Tư liệu Phương thức sản xuất (tiếng Đức: Produktionsweise) là một khái niệm trong học thuyết duy vật lịch sử của chủ nghĩa Marx. Nó có nghĩa nôm na là "cách thức của sản xuất". Theo Karl Marx, nó là tổ hợp hữu cơ cụ thể của: -Lực lượng sản xuất: bao gồm lực lượng lao động, công cụ và thiết bị lao động, nhà xưởng, công nghệ, nguyên vật liệu và đất đai được sử dụng. -Quan hệ sản xuất bao gồm các quan hệ sở hữu, các quan hệ kiểm soát và phân chia các tài sản đã được sản xuất trong xã hội, thông thường được đưa ra trong các hình thức của luật, lệ và các quan hệ giữa các giai cấp xã hội. Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử (hay còn gọi là chủ nghĩa duy vật biện chứng về xã hội) dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó. Nó chính là các xã hội cụ thể được tạo thành từ sự thống nhất biện chứng giữa các mặt trong đời sống xã hội và tồn tại trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. IV. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………...
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Bài 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (Tiết 2). I. Mục tiêu bài học. Học xong tiết 2 HS cần nắm được 1. Về kiến thức Nêu được thế nào là PT KT và ý nghĩa của phát triển KT đối với cá nhân, gia đình và xã hội 2. Về kĩ năng Biết tham gia xây dựng kinh tế gia đình phù hợp với khả năng của bản thân 3. Về thái độ - Tích cực tham gia xây dựng kinh tế gia đình và địa phương - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 11 - Sách bài tập tình huống GDCD 11, sơ đồ - Những nội dung có liên quan đến bài học III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Em hãy nêu các yếu tố của một quá trình sản xuất? phân biệt đối tượng lao động với tư liệu lao động? -. Sức lao động. -. Đối tượng lao động. -. Tư liệu lao động.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> 3. Học bài mới Bác Hồ đã dạy: Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên Trong công cuộc đổi mới hôm nay, học sinh thanh niên là sức trẻ của dân tộc có vai trò quan trọng như thế nào và phải làm gì để góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển đất nước theo lời dạy trên của Hồ chủ tịch? Phát triển kinh tế có ý nghĩa gì với các nhân, gia đình và xã hội cũng như phân biệt được giữa phát triển kinh tế với tăng trưởng kinh tế. Đó chính là nội dung của bài hôm nay.. Hoạt động của GV và HS. Nội dung kiến thức cần đạt. Phát triển kinh tế là một vấn đề có ý 3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát nghĩa sống còn đối với sự phát triển của triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình thế giới nói chung và nước ta nói riêng.. và xã hội.. ? k/n phát triển kinh tế. a. Phát triển kinh tế.. ? Theo dõi SGK cho biết phát triển kinh K/n: PTKT là TTKT gắn với cơ cấu kinh tế gồm những nội dung nào?. tế hợp lí, tiến bộ và công bằng XH. GV: Vậy người ta dùng tiêu chí nào để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế? HS: GDP và GNP GV: Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải. Tăng trưởng kinh tế PTKT. Cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ Công bằng xã hội. nhập khẩu 50 vạn - 1 triệu tấn lương thực, - Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo + TTKT là sự tăng lên về số-chất lượng lớn trên thế giới. Năm 2005, nước ta đứng hàng hóa và các yếu tố của các quá trình thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, thứ 2 sản xuất trong một thời gian nhất định. về cà phê, thứ 4 về cao su, thứ 2 về hạt.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> Hoạt động của GV và HS điều, thứ nhất về hạt tiêu. Liên hệ:. Nội dung kiến thức cần đạt + Khác nhau giữa PTKT với TTKT TTKT là 1 nội dung của phát triển kt,. Tăng trưởng GDP của VN năm 1998 là 6%. là yếu tố đầu tiên và quan trọng, là cơ sở. Năm 2005 là 8,4%. phát triển kinh tế. Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2010. PTKT là TTKT gắn với cơ cấu kinh tế. sẽ đạt khoảng 6,7%, vượt chỉ tiêu ban đầu. hợp lí, tiến bộ và công bằng XH. là 6,5%. tăng trưởng kinh tế được đánh giá. - Cơ cấu kinh tế hợp lí (không dạy- GT). là tích cực. Theo em tại sao tăng trưởng KT phải gắn - Tăng trưởng KT gắn với công bằng xã liền với công bằng XH? liên hệ với nước hội vì: ta? em hãy chỉ ra mối liên hệ giữa TTKT + Tạo điều kiện cho mọi người có quyền với công bằng XH? bình đẳng trong đóng góp và hưởng thụ Tăng trưởng kinh tế cao tạo điều kiện thuận + Phù hợp với sự phát triển toàn diện của lợi để giải quyết công bằng xã hội. khi con người và xã hội công bằng xã hội được đảm bảo sẽ tạo + Làm cho thu nhập thực tế tăng, tăng chất động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế. lượng văn hóa, gia đình, y tế, môi VD: Đảng và Nhà nước đang thực hiện trường… chính sách xóa đói giảm nghèo sẽ rút ngắn khoảng cách miền xuôi miền ngược, thành thị và nông thôn… Tính đến năm 2010, VN đã đạt được một số mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ: Đạt mục tiêu “giảm một nửa tỉ lệ nghèo” vào năm 2002; hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 và đạt phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010 theo chuẩn của VN; đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ về tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ..
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Hoạt động của GV và HS. Nội dung kiến thức cần đạt. GV chuyển ý: Phát triển kinh tế có một ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ đối với cá nhân, gia đình mà cả xã hội.. b. Ý nghĩa của phát triển KT đối với cá nhân, gia đình và xã hội.. ? Theo em phát triển kinh tế có ý nghĩa gì đối với các nhân? liên hệ với bản thân? GV: Kinh tế phát triển giúp tạo ra nhiều nghành nghề như: Nghành công nghệ thông tin, dịch vụ làm đẹp; trang trí nội thất, dịch vụ cưới hỏi…tạo ra nhiều công ăn việc làm cho mỗi cá nhân. Tăng thu nhập. Có điều kiện học tập, tham gia các hoạt động xã hội, phát triển con người toàn diện.. - Đối với cá nhân + Có việc làm từ đó có thu nhập, nhu cầu vật chất và tinh thần tăng + Được học tập, chăm sóc sức khỏe từ đó tuổi thọ tăng…. Ví dụ: Tham gia chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh. Tham gia các tổ chức Đoàn, hội nơi công tác Nền kinh tế phát triển không chỉ đáp ứng nhu cầu về vật chất mà nhu cầu về tinh thần - Đối với gia đình của người dân cũng được đáp ứng. như: các + Gia đình hạnh phúc từ đó được chăm lễ hội truyền thống, các dịch vụ chăm sóc sóc, giáo dục, gia đình văn hóa… sức khỏe tại nhà.. + Thực hiện được các chức năng KT, sinh. HS: Gđ có kinh tế vững chắc thì c/s đầy đủ sản… hơn. Nói như vậy không có nghĩa là những bạn bố mẹ nghèo thì không có Đk học tập, hiện nay các bậc cha mẹ dù nghèo tới đâu cũng cố gắng cho con cái bằng bạn bằng bè, vì vậy là hs chúng ta phải làm thế nào - Đối với xã hội.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> Hoạt động của GV và HS. Nội dung kiến thức cần đạt. để học tốt, không phụ lòng cha mẹ. (triệu + Thu nhập quốc dân tăng từ đó chất phú Binghet nói: con tôi ăn chơi đua đòi vì lượng cuộc sống tăng, văn hóa, giáo dục, y nó có cha giàu còn tôi cha tôi không giàu). tế phát triển. ? Phát triển kinh tế có ý nghĩa gì đối + Chính sách QP-AN, đối ngoại được đảm với gia đình? liên hệ với gia đình em?. bảo. HS: một gđ có kinh tế vững chắc thì góp phần làm bền chặt hp gđ, nói như vậy không có nghĩa gđ nghèo thì không hp, nhưng trong thời đại hiện nay thì kinh tế vân nắm vai trò chủ đạo, hết thời “1 túp lều tranh 2 trái tim vàng”. ? Theo em phát triển kinh tế có ý nghĩa gì đối với xã hội? liên hệ với địa phương em? Trước đây một căn bệnh đơn giản như tiêu chảy cũng có thể cướp đi sinh mạng con người, nhưng ngày nay kinh tế phát triển xã hội có sự đầu tư cho y tế nên c/s ngày càng tốt đẹp hơn. KL: Tích cực tham gia phát triển kinh tế vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của công dân, góp phần thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. 4. Củng cố. Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của tiết và toàn bài HS làm bài tập trong SGK 5. Dặn dò nhắc nhở Về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK và chuẩn bị bài mới (bài 2 tiết 1) trước khi đến lớp. Tư liệu: - Khái niệm GNP và GDP.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> + GDP (tổng SP quốc nội) là tổng giá trị tính bằng tiền của H 2 và dịch vụ mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ nước đó (cả người trong và ngoài nước) trong một thời gian nhất định. + GNP (tổng SP quốc dân) là tổng giá trị tính bằng tiền của H 2 và dịch vụ mà một nước sản xuất ra từ các yếu tố sản xuất của mình (cả trong và ngoài nước) trong một thời gian nhất định. Như vậy: GNP = GDP + thu nhập ròng từ nước ngoài. IV. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………. Bài 2: HÀNG HÓA - TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG (Tiết 1). I. Mục tiêu bài học. Học xong tiết 1 bài này HS cần nắm được 1. Về kiến thức Hiểu được khái niệm hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa 2. Về kĩ năng Phân biệt được giá trị với giá cả của hàng hóa 3. Về thái độ Coi trọng đúng mức vai trò của hàng hóa và sản xuất hàng hóa II. Tài liệu và phương tiện dạy học..
<span class='text_page_counter'>(18)</span> - SGK, SGV GDCD 11 - Sách bài tập GDCD 11 - Tài liệu có liên quan đến nội dung bài học III. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Phát triển kinh tế có ý nghĩa gì đối với cá nhân, gia đình, xã hội? 3. Học bài mới Nếu như trước đây cơ chế kt tập trung quan liêu bao cấp đã tạo cho người ta tâm lý trông chờ, ỷ lại và Nhà nước, thì ngày nay trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi người phải thực sự tích cực, năng động mới thích ứng được với cơ chế thị trường. vậy thế nào là tiền tệ, hàng hóa, thị trường? chúng ta đi tìm hiểu bài học hôm nay: “Hàng hóa, tiền tệ, thị trường”.. Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. Giáo viên giúp HS nắm được thế nào là 1. Hàng hóa. KT TN và KT HH, nên GV đưa ra hệ thống a. Hàng hóa là gì? câu hỏi theo sự lô gíc để HS nắm được nội dung hàng hoá là gì. GV: Cùng với sự phát triển của loài người, con người chuyển từ săn bắt hái lượm sang chăn nuôi trồng trọt, và chuyển từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa. Trong xã hội công xã nguyên thủy con người sống chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên với nền kinh tế tự cung tự cấp, cong cụ thô. Kinh tế tự nhiên. Kinh tế hàng hóa. - Tự cung, tự cấp. - SP làm ra để - Thỏa mãn nhu bán. cầu. của. chính - Thỏa mãn nhu. người sx.. cầu người mua và bán..
<span class='text_page_counter'>(19)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. sơ, trồng lúa để ăn, săn bắt hái lượm, đó là - Điều kiện để sản phẩm trở thành hàng nền kinh tế tự nhiên.. hóa:. ? Vậy Em hiểu thế nào là kinh tế tự + Do lao động tạo ra nhiên?. + Có công dụng nhất định thõa mãn n/c. Cuộc sống càng ngày càng được nâng cao, của con người. cùng với sự cải tiến của công cụ lao động, + Khi tiêu dùng phải thông qua mua sản phẩm ngày càng dư thừa và được đem bán ra trao đổi, mua bán với nhau. Điều này tạo - KN H2: là sản phẩm của lao động có điều kiện cho một nền kinh tế khác đó là thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của kinh tế hàng hóa. ? Em hiểu thế nào là kinh tế hàng hóa?. con người thông qua trao đổi, mua bán. - Hàng hóa tồn tại: + Vật thể. ? Vậy nền kinh tế hàng hóa và kinh tế tự nhiên cái nào ưu thế hơn? HS: Kinh tế hàng hóa ưu thế hơn: -KTHH thu lợi nhuận nên sẽ kích thích con người cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động và do đó thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển nhanh chóng. -KTHH mang tính cạnh tranh nên sẽ thúc đẩy cải tiến công nghệ KHKT -KTHH sản xuất ra khối lượng hh lớn nên giúp xã hội ngày càng phát triển -. ……. ? Sản phẩm trở thành hàng hóa phải có. những điều kiện gì? Gv: người nông dân sản xuất ra lúa gạo 1 phần để ăn, phần còn lại đem bán mua vật dụng khác, vậy phần lúa gạo nào là hàng hóa?. + Phi vật thể( hh dịch vụ).
<span class='text_page_counter'>(20)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. HS: phần đem bán. ? Vậy hàng hóa là gì? ? Hàng hóa tồn tại ở mấy dạng? Hai thuộc tính của hàng hoá cùng với hệ thống câu hỏi GV kết hợp với lấy ví dụ minh hoạ giúp hoc sinh tìm ra hai thuộc b. Thuộc tính của hàng hóa tính của hàng hoá. ? Hàng hóa có mấy thuộc tính? GV cho học sinh lấy ví dụ về một số hàng hoá. Đặt câu hỏi gợi mở giúp HS tìm ra giá trị sử dụng của hàng hoá. Ví dụ: cây bút- để viết, bóng đèn – chiếu sáng, nồi – nấu cơm, ĐTDĐ có các công. * Giá trị sử dụng của hàng hóa. - Là công dụng của vật phẩm để thỏa mãn nhu cầu của con người - Nó là một phạm trù vĩnh viễn vì: nó do thuộc tính tự nhiên của nó quyết định.. dụng như nghe gọi nhắn tin báo thức… ? Em hiểu thế nào là giá trị sử dụng của hàng hóa? ? Tại sao giá trị sử dụng của hàng hóa lại là phạm trù vĩnh viễn? Vì ? Giá trị của hàng hóa là gì?Bằng cách nào để xác định giá trị của hàng hoá?. * Giá trị của hàng hóa.. Giá trị trao đổi VD: 1m vải = 5 kg thóc - Được biểu hiện thông qua giá trị trao (tức là thơi gian sx ra 1m vải là 1h thì thời đổi mà giá trị trao đổi là quan hệ về số gian sx ra 5kg thóc cũng 1h). lượng. (tính bằng tiền). Giá trị sử của hàng hóa có thể nhận biết - Vậy: Giá trị của hàng hóa là lao động bàng các giác quan, còn giá trị của hàng xã hội của người sản xuất hàng hóa kết hóa chỉ có thể nhận biết được qua giá trị tinh trong hàng hóa ( tức là sức lao động trao đổi, tức là các giá trị hình thái. ? Theo em giá trị của hàng hóa là gì? ? Tại sao hàng hóa có tính thống nhất. hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó).
<span class='text_page_counter'>(21)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. giữa hai thuộc tính? ? Tính mâu thuẫn giữa hai thuộc tính được thể hiện như thế nào? KL: Tóm lại hàng hóa là sự thống nhất của 2 thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị. Đó là sự thống nhất của 2 mặt đối lập mà thiếu 1 trong 2 thuộc tính thì sản phẩm không thể trở thành hàng hóa. Nắm được bản chất và thuộc tính của hàng hóa đòi hỏi mỗi người phải có trách nhiệm tham gia sản xuất nhiều hàng hóa với giá trị sử dụng cao hơn, giá cả ngày càng thấp hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bản thân, gia đình và xã hội. 4. Củng cố - Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của tiết - Liên hệ với thực tế ở địa phương * Tính thống nhất và mâu thuẫn của hai thuộc tính hàng hóa - Tính thống nhất: Hai thuộc tính cùng tồn tại trong một hàng hóa - Tính mâu thuẫn: + Với tư cách là giá trị sử dụng thì các H 2 không đồng nhất về chất (ví dụ: dt để nt thì máy tính cũng nt được, dt để hẹn giờ thì đồng hồ cũng hẹn giờ được…) + Giá trị được thực hiện trong lĩnh vực lưu thông, giá trị sử dụng được thực hiện trong lĩnh vực tiêu dùng. 5. Dặn dò nhắc nhở Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK, học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> IV. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………. Bài 2: HÀNG HÓA - TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG. (Tiết 2). I. Mục tiêu bài học. Học xong tiết 2 học sinh cần nắm được 1. Về kiến thức - Nêu được nguồn gốc và bản chất của tiền - Nêu được chức năng của tiền và quy luật lưu thông tiền tệ 2. Về kĩ năng Biết vận dụng kiến thức của bài học vào thực tiễn, giảI thích được một số vấn đề thực tiễn có liên quan bài học. 3. Về thái độ Coi trọng đúng mức vai trò của tiền tệ trong cuộc sống II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 11 - Sơ đồ, câu hỏi tình huống - SKG KTCT Mác-Lênin III. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ.
<span class='text_page_counter'>(23)</span> ? Theo em sản phẩm để trở thành hành hoá phải có những điều kiện nào?H 2 có mấy thuộc tính? 3. Học bài mới Từ khi loài người xuất hiện đã có tiền hay chưa? và tiền có từ khi nào? dùng để làm gì? đồng thời tiền có chức năng và vai trò gì đối với cuộc sống của con người.. Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. ? Theo em từ khi xuất hiện hình thức 2. Tiền tệ. trao đổi H2 tiền đã xuất hiện chưa? a. Nguồn gốc và bản chất của tiền. (chưa) * Nguồn gốc: Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá Tiền tệ ra đời là kết quả của quá trình phát trình phát triển lâu dài của sản xuất và triển lâu dài của sản xuất và qua 4 hình thái trao đổi hàng hóa và sự phát triển của giá trị từ thấp đến cao: các hình thái giá trị. Giá trị sử dụng của hàng hóa có thể nhận biết bàng các giác quan, còn giá trị của hàng hóa chỉ có thể nhận biết được qua giá trị trao đổi, tức là các giá. - Hình thái giá trị giản dơn hay ngẫu nhiên - Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng - Hình thái giá trị chung - Hình thái tiền. trị hình thái. ? Khi nào thì hình thái tiền ra đời? HS: Khi vật ngang giá chung được cố định ở vàng và bạc. ? Tại sao vàng, bạc lại có được vai trò là tiền tệ? Vì: -Vàng cũng là một hàng hóa có giá trị sử dụng và giá trị, đóng vai trò vật ngang giá chung -Vàng là thứ kim loại hiếm nên với một khối lượng nhỏ nhưng chứa đựng 1. - Bản chất của tiền.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> lượng giá trị lớn.. + Là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật. -Vàng có thuộc tính tự nhiên đặc biệt ngang giá chung thích hợp với vai trò làm tiền tệ như: + Biểu hiện mqhệ giữa những người SX H2 thuần nhất, không hư hỏng, dễ chia nhỏ.. ? Qua các hình thái của tiền, vậy bản b. Chức năng của tiền chất của tiền là gì?. - Thước đo giá trị. KL: tiền tệ xuát hiện thế giới hàng hóa Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị được tách làm đôi, làm xuất hiện một của hàng hóa. cân đối mới lần đầu tiên trong lịch sử đó là cân đối H – T . Trong nền sản xuất hàng hóa cân đối này có ý nghĩa rất quan trọng vì nó phản ánh cân đối giữa sản xuất và tiieeu dùng, giữa cung cầu và dịch vụ trong nền kinh tế.. + G. cả H2 được Q.định bởi các yếu tố . G.trị hàng hoá . G.trị tiền tệ . Q.hệ cung cầu + VD 1kg chè khô = 30.000đ. GV cần nêu một số VD thực tiễn - Phương tiện lưu thông khi phân tích chức năng cần chú nhiều + Tiền đóng vai trò là môi giới trong trao đổi đến chức năng thước lần lượt từng chắc H2 vận động theo công thức H – T – H năng của tiền. ? Em hiểu thế nào là chức năng. . H – T là bán . T – H là mua. thước đo giá trị? Lấy VD minh hoạ? + VD H – T – H (cụ thể) Giá cả H2 được q.định bởi các yếu tố - Phượng tiện cất trữ nào? + Tiền được rút ra khỏi lưu thông và được cất ? Em hiểu thế nào là chức năng phương tiện lưu thông? lấy VD minh. lại để khi cần thiết thì đem ra mua hàng + VD Vàng, bạc, tiền giấy,…. hoạ? ? Em hiểu thế nào là chức năng phương tiện cất trữ? lấy VD minh hoạ?. - Phương tiện thanh toán. (đây là trong những nguyên nhân lạm. + Dùng để chi trả sau khi mua bán như: mua. phát. VD: khi vàng xuống giá thì. hàng, trả nợ, nộp thuế....
<span class='text_page_counter'>(25)</span> thương nhân giàu có vơ vét mua vàng. + Cách thanh toán: Tiền mặt. về cất trữ, đẩy giá vàng lên cao). Chuyển tài khoản. Gọi là tiết kiệm. tiền dùng cất như vàng. Thẻ ATM. bạc.. - Tiền tệ thế giới: tiền làm nhiệm vụ di. ? Em hiểu thế nào là chức năng chuyển của cải từ nước này qua nước khác. phương tiện thanh toán? lấy VD minh + Xuất hiện khi trao đổi hàng hoá vượt qua hoạ?. biên giới quốc gia. ? Em hiểu thế nào là chức năng + Phải là tiền vàng, bạc hoặc tiền được công phương tiện tiền tệ thế giới? lấy VD nhận là p.tiện thanh toán quốc tế minh hoạ? chức năng này xuật hiện khi nào? ? VND có được coi là tiền tệ thế giới không?internet ? Để thực hiện chức năng này phải là những loại tiền nào? Khi thanh tóa quốc tế thì phải tiến hành theo tỉ giá hối đoái(đồng tiền của nước này tính ra đồng tiền của nước kia) ví dụ: 1dola mỹ = 21.000 vnđ. GV giúp HS năm được nội dung quy luật lưu thông tiền tệ bằng cách đưa ra công thức sau đó giải thích cho HS ? Tại sao lưu thông tiền tệ lại do lưu thông hàng hoá quyết định? ? T.sao M lại tỉ lệ thuận với tổng số giá cả của hàng hoá đem ra lưu thông? ? T.sao M lại tỉ lệ nghịch với V?. - Lạm phát + S.lượng tiền vượt qua khối lượng H 2 thực tế trong xã hội + Hậu quả: giá cả hàng hóa tăng, sức mua của tiền giảm, đời sống nhân dân khó khăn, quản lý nền kinh tế của nhà nước kém....
<span class='text_page_counter'>(26)</span> ? Theo em khi nào thì xẩy ra hiện tượng lạm phát? ? Khi xẩy ra lạm phát thì dẫn đến hậu quả gì? ? T.sao nói tích cực gửi tiền vào ngân hàng là ích nước, lợi nhà? GVKL: Các chức năng của tiền tệ liên quan mật thiết với nhau, nó phản ánh trình độ phát triển của sxhh và quá trình giải quyết mâu thuẫn của trao đổi hàng hóa diễn ra trong lịch sử. Hiểu được nội dung quản lí tiền tệ, công dân không nên giữ tiền mặt, mà nên tích cực gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, góp phần làm tăng mức lưu thông tiền tệ, hạn chế lạm phát, vừa ích nước lợi nhà. 4. Củng cố. - Hệ thống kiến thức trọng tâm của tiết - Cho HS trả lời câu hỏi - Khi xảy ra lạm phát thì ai có lợi, hại? Người nắm giữ H2, người đi vay có lợi. Còn người có thu nhập và nắm giữ tiền, người cho vay là thiệt… 5. Dặn dò nhắc nhở. Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK cuối bài học, học bài cũ và chuẩn bị mới trước khi đến lớp. IV. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(27)</span> ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …………….. Bài2 : HÀNG HÓA - TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG. (Tiết 3). I. Mục tiêu bài học. Học xong tiết 3 bài 2 học sinh cần nắm được 1. Về kiến thức - Nắm được khái niệm, các chức năng của thị trường. - Thấy được vai trò của thị trường đối với sự phát triển KT-XH ở nước ta hiện nay. 2. Về kĩ năng - Phân tích được các khái niệm và mối quan hệ giữa các nội dung chủ yếu. - Biết vận dụng kiến thức của bài học vào thực tiễn, giải thích được một số vấn đề thực tiễn có liên quan bài học. 3. Về thái độ.
<span class='text_page_counter'>(28)</span> - Thấy được tầm quan trong của thị trường đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. - Tôn trong quy luật của thị trường và có khả năng thích ứng với CCTT. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 11 - Câu hỏi tình huống - SKG KTCT Mác-Lênin III. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Em hãy trình bày nguồn gốc ra đời và bản chất của tiền? 3. Học bài mới Sản xuất hàng hoá là để bán, do đó nó luôn gắn liền với thị trường. Vậy thị trường là gì? thị trường có vai trò và chức năng gì?. Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. Giáo viên tiến hành cho học sinh thảo 3. Thị trường. luận theo đơn vị lớp bằng hệ thống câu hỏi a. Thị trường là gì. để HS tìm ra nội dung thị trường.. - Khái niệm TT: là lĩnh vực trao đổi mua. Giáo viên làm rõ sự xuất hiện và phát bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động triển của thị trường gắn liền với sự ra đời qua lại với nhau để xác định giá cả và số và phát triển của SX và lưu thông hàng hoá lượng hành hóa dịch vụ. - Theo nghĩa hẹp: là nơi diễn ra sự trao đổi, - TT ra đời, phát triển cùng với sự ra đời, mua bán H2 VD: chợ, cửa hàng… phát triển của SX và lưu thông hàng hoá. - Theo nghĩa rộng: là tổng thể các mqhệ cạnh tranh, cung cầu, giá cả, giá trị… ? Bằng thực tế trong xã hội, em hiểu như thế nào về thị trường? ? Theo em thị trường xuất hiện và phát triển từ khi nào?. - Phân loại thị trường + Theo đối tượng giao dịch mua bán: có TT từng loại hàng hoá, dịch vụ.
<span class='text_page_counter'>(29)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. Gv: TT ra đời, phát triển cùng với sự ra + Theo vai trò của các đối tượng mua đời, phát triển của SX và lưu thông hàng bán: có TT các yếu tố sản xuất, thị trường hoá. Ban đầu thị trường ở dạng đơn giản, vốn, lao động, KHCN sơ khai gắn với không gian time nhất định + Theo cơ chế vận hành: có thị trường tự như chợ búa, cửa hàng. Sau này khi sản do, cạnh tranh, thị trường tự do gắn với xuất hàng hóa phát triển thì thị trường ngày điều tiết của c.phủ càng mở rộng và phong phú. Ngày nay, + Theo phạm vi: có thị trường địa phương, việc trao đổi buôn bán diễn ra dưới hình khu vực, trong nước, nước ngoài thức quảng cáo, tiếp thị…(TT hữu hình và TT vô hình) ? Em lấy VD về thị trường theo đối tượng giao dịch mua – bán? ? Em lấy VD về thị trường theo Vai trò của các đối tượng mua – bán? ? Em lấy VD về thị trường theo cơ chế vận hành mua – bán? ? Em lấy VD về thị trường theo phạm vi mua – bán? ? Em lấy VD về thị trường giản đơn (hữu hình)? (TT gạo, chè, cà phê…) ? Em lấy ví dụ về thị trường hiện đại (vô hình)? (TT chất xám, nhà đất, chứng khoán…) ? Theo em để hình nên thị trường thì cần phải có những nhân tố cơ bản nào? Giáo viên cần làm rõ các chủ thể kinh tế: người bán-người mua; cá nhân; doanh nghiệp; cơ quan; nhà nước.... - Các nhân tố của thị trường . Hàng hoá . Tiền tệ . Người mua – bán gồm: quan hệ H-T, Mua bán, Cung cầu, Giá cả - hàng hoá.
<span class='text_page_counter'>(30)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. Trong nền kinh tế hàng hoá hầu hết sản phẩm đều được mua-bán trên thị trường. b. Các chức năng của TT Do vậy không có thị trường thì không có - Chức năng thực hiện (thừa nhận) giá SX và trao đổi hàng hoá. Vậy vai trò của trị sử dụng và giá trị của hàng hoá. thị trường được biểu hiện qua các chức + Hàng hoá được thị trường thừa nhận HH đó đã bán được nhà SX thu hồi năng sau. được vốn có lãi tiếp tục SX. ? Em hiểu như thế nào là chức năng + Ngược lại: HH không được TT thừa thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng nhận HH không bán được nhà Sx thua lỗ từ ít đến nhiều phá sản hoá? Hàng hoá bán được tức là xã hội thừa nhận hàng hóa đó phù hợp nhu cầu của thị trường thì giá trị của nó được thực hiện. GV: TT là nơi kết thúc cuối cùng về chủng loại, mẫu mã, chất lượng, sản lượng…, hàng hóa nào thích hợp với nhu cầu thị hiếu thì bán được nhiều và ngược lại. Vậy theo các em hàng hóa bán được hay - Chức năng thông tin. + Những thông tin thị trường cung cấp: không bán được thì ảnh hưởng như thế nào Quy mô cung – cầu. Giá cả, chất lượng. đến người sx hàng hóa và quá trình sx của Cơ cấu, chủng loại. xã hội? Điều kiện mua - bán. + Ý nghĩa: GV đặt vấn đề đây là chức năng thứ hai Giúp cho nhà SX biết cần phải làm gì để duy trì SX của thị trường thông qua chức năng này thị người bán đưa ra quyết định kịp trường thông tin cho người sản xuất kinh thời thu lợi nhuận. Người mua sẽ điều chỉnh việc mua doanh và người tiêu dùng. cho phù hợp. ? Thị trường cung cấp cho các chủ thể - Chức năng điều tiết (kích thích hoặc tham gia thị trường những thông tin gì? hạn chế SX và tiêu dùng). ? Thông tin của TT quan trọng như thế + Sự biến động của qui luật cung – cầu, giá cả trên thị trường để điều tiết các yếu nào đối với người mua lẫn người bán? tố SX, TD và lưu thông HH trong XH. + Ý nghĩa: Gv chuyển ý: Đối với người SX: giá cao thì tăng.
<span class='text_page_counter'>(31)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt sản xuất và ngược lại Muốn đứng vững và thắng lợi trong thương Đối với lưu thông: điều tiết hàng trường cả 2 bên chủ thể và khách thể tham hoá và dịch vụ theo giá. gia trên thị trường phải nắm bắt được hệ Đối với người tiêu dùng: giá cao thì giảm thống tín hiệu mà chức năng thị trường đã mua và ngược lại thông tin. ? Phân tích ảnh hưởng của giá cả đối với người sản xuất, lưu thông và người tiêu dùng? Ví dụ: thịt giá cao thì họ chuyển sang mua cá, đậu hũ. Gà giá rẻ thì họ mua gà thay cho thịt bò thịt lợn. KL chung: Như vậy hiểu và vận dụng được các chức năng TT giúp cho người sản xuất và tiêu dùng giành được lợi ích kinh tế lớn nhất. Nhà nước cần ban hành chính sách kinh tế phù hợp nhằm hướng kinh tế vào những mục tiêu xác định. 4. Củng cố. - Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của tiết và của toàn bài - Cho học sinh trả lời và làm bài tập cuối bài học 5. Dặn dò nhắc nhở. Về nhà làm các bài tập còn lại, học bài cũ và chuẩn bị bài 3. IV. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(32)</span> Bài 3: QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG H2 (Tiết 1). I. Mục tiêu bài học. Học xong tiết 1 học sinh cần nắm được 1. Về kiến thức - Nêu được nội dung cơ bản của quy luật giá trị. - Nêu được những tác động của quy luật giá trị. 2. Về kĩ năng - Biết phân tích nội dung và tác động của quy luật giá trị. - Giải thích được ảnh hưởng của giá cả TT đến cung cầu của một loại H 2 ở địa phương. 3. Về thái độ Có ý thức tôn trọng quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 11 - Bài tập và câu hỏi tình huống GDCD 11, - SGK KTCT Mác-Lênin III. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Em hiểu thế nào về thị trường? Lấy ví dụ ở địa phương em? ? Thị trường có các chức năng cơ bản nào? 3. Học bài mới Tại sao trong nền kinh tế lại có hiện tượng: lúc thì mở rộng sản xuất lúc thì thu hẹp lại, hay có lúc có quá nhiều H 2 và có khi khan hiếm, giá cả khi cao khi thấp?. Những hiện tượng này là ngẫu nhiên hay do quy luật kinh tế nào chi phối. bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp những thắc mắc đó. Bài 3: “Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa”. Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. Trong mục này giáo viên cần làm cho 1. Nội dung của quy luật giá trị.
<span class='text_page_counter'>(33)</span> học sinh nêu được nội dung và phân tích * Nội dung: được biểu hiện của quy luật giá trị trong - Sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa sản xuất và lưu thông hàng hoá.. trên cơ sở TGLĐXHCT để sản xuất ra. ? Theo em sản xuất và lưu thông hàng hàng hóa. hoá phải dựa trên thời gian LĐXHCT hay * Biểu hiện thời gian lao động cá biệt? Trong lĩnh vực sản xuất ND quy luật giá trị được biểu hiện trong -Quy luật giá trị yêu cầu thời gian lao động sản xuất và lưu thông hàng hoá vì vậy xã hội cá biệt để sản xuất hàng hóa phải giáo viên phân tích biểu hiện của nội dung phù hợp với TGLĐXHCT này trong hai lĩnh vực sản xuất và lưu . thông * Trong lĩnh vực lưu thông. ? Cho học sinh đọc và giải thích ví dụ -Trong lưu thông: trao đổi hàng hoá phải trong sách giáo khoa trang 28. dựa theo nguyên tắc ngang giá. + Người SX 1 = 10 giờ -Giá cả của một hàng hoá có thể bán cao + Người SX 2 = 8 giờ hoặc thấp , nhưng bao giờ cũng phải xoay + Người SX 3 = 12 giờ quanh trục giá trị hàng hoá. Trong đó TGLĐXHCT = 10 giờ. - Tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải. - TGLĐCB = TGLĐXHCT (thực hiện bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra đúng quy luật giá trị). trong sản xuất. - TGLĐCB < TGLĐXHCT (thực hiện * Trên thị trường. tốt quy luật giá trị). Giá cả cao hặc thấp => do ảnh hưởng của. - TGLĐCB > TGLĐXHCT (vi phạm cạnh tranh, cung – cầu. quy luật giá trị). - Như vậy: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế chi phối sự vận động của mối quan hệ. ? Vậy trong 3 trường hợp trên, trong giữa TGLĐCB và TGLĐXHCT của hàng trường hợp nào người sản xuất mở rộng hóa trong sản xuất và lưu thông hang hóa. hoặc thu hẹp sản xuất? ? Tại sao quan hệ H – T lại là biểu hiện của mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng?. 2. Tác động của quy luật giá trị. a. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. Thông qua sự biến động của giá cả trên thị.
<span class='text_page_counter'>(34)</span> ? Theo em việc trao đổi hàng hóa A trường, người sản xuất có cách điều chỉnh với hàng hóa B phải dựa trên cơ sở nào?. sản xuất và lưu thông hàng hóa của mình. ? Sự vận động của giá cả hàng hoá một cách hợp lí. diễn ra như thế nào?. b. Kích thích lực lượng sản xuất phát. Như vậy: thu hút hàng hóa từ nơi có gía triển và năng suất lao động tăng lên. cả thấp đến nơi có giá cao từ => cân bằng hàng hóa giữa các vùng.. Để sản xuất có lãi nhà sản xuất phải tìm cách: + Cải tiến kỹ thuật và ứng dụng những. Nếu xem xét không phải là một hàng thành tựu về KHCN. hoá mà là tổng hàng hoá và trên phạm vi +Nâng cao tay nghề của người lao động toàn xã hội.. +Thực hành tiết kiệm =>Làm cho kĩ thuật, LLSX, NSLĐ xã hội. ? Theo em tai sao quy luật giá lại tác động đến điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá? ? Nếu hàng hoá A có g.cả > g.trị thì? ? Nếu hàng hoá A có g.cả < g.trị thì? ? Nếu hàng hoá A có g.cả = g.trị thì?. được nâng cao c. Phân hoá giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa. - Người sản xuất có giá trị cá biệt thấp hơn hoặc bằng giá trị xã hội thì có lãi => mua sắm tư liệu sản xuất, đổi mới kĩ thuật =>. ? Vậy tác động tích cực của việc điều Người đó phát tài, giàu có tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá là gì? - Người sản xuất có giá trị cá biệt cao hơn em hãy lấy ví dụ? giá trị xã hội thì => Người đó thua lỗ, phá ? Tại sao quy luật giá trị lại kích thích sản…=> nghèo đi. LLSX pt và NSLĐ tăng lên?. Như vậy: quy luật giá trị có tác dụng bình. ? Tại sao cạnh tranh lai làm cho LLSX tuyển, đánh giá người sản xuất. ngày càng phát triển? ? Em hãy nhận xét và giải thích ví dụ trong sách giáo khoa trang 30-31? ? Tại sao quy luật giá trị lại có tác động đến sự phân hoá giàu-nghèo giữa những người sản xuất kinh doanh?.
<span class='text_page_counter'>(35)</span> ? Em hãy chỉ ra tính tích cực và hạn chế của tác động của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá?. 4. Củng cố. - Hệ thống kiến thức trọng tâm của tiết học - Cho học sinh trả lời một số câu hỏi trong sách giáo khoa, liên hệ với thực tế địa phương. - Thời gian LĐXHCT là tg để 1 lao động sản xuất ra 1 sản phẩm với trình độ thành thạo trung bình, điều kiện sản xuất trung bình, tốc độ làm việc trung bình.. 5. Dăn dò nhắc nhở. Về nhà làm các bài tập cuối bài IV. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………. Bài 3: QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG H2 (Tiết 2). I. Mục tiêu bài học. Học xong tiết 2học sinh cần nắm được 1. Về kiến thức Nêu được một số ví dụ về sự vận động quy luật giá trị khi vận dụng trong sản xuất và lưu thông hàng hoá của Nhà nước..
<span class='text_page_counter'>(36)</span> 2. Về kĩ năng Biết vận dụng quy luật giá trị để giải thích một số hiện tượng kinh tế gần gũi trong cuộc sống. 3. Về thái độ Tôn trọng quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá ở nước ta. II. Tài liệu và phơng tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 11 - SGK KTCT Mác-Lênin - Những nội dung có liên quan đến bài học III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Em hãy chỉ ra những tác động của quy luật giá trị? 3. Học bài mới Chúng ta đã biết quy luật giá có những tác tích cực đến sản xuất và lưu thông hàng hoá tuy nhiên bên cạnh đó nó cũng có những tác động cực nhất định đến SX và lưu thông hàng hoá. Vậy Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng quy luật đó như thế nào vào nền kinh tế nước ta hiện nay.. Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. Cho học sinh đọc hai ví dụ trong sách 3. Vận dụng quy luật giá trị giáo khoa trang 32.. a. Về phía Nhà nước. Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận lớp về việc vận dụng quy luật giá - Đổi mới nền kinh tế thông qua xây dựng và trị của Nhà nước ta. phát triển mô hình KTTT định hướng ? Từ hai ví dụ đó em hãy cho biết XHCN. những thành tựu kinh tế nước ta sau khi thực hiện đổi mới nền kinh tế?. - Ban hành và sử dụng pháp luật, các chính. ? Sự vận dụng quy luật giá trị được sách KT để phát triển sản xuất và lưu thông.
<span class='text_page_counter'>(37)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh biểu hiện như thế nào?. Nội dung kiến thức cần đạt hàng hoá từ đó nâng cao đời sống nhân dân.. ? Làm thế nào để phát huy yếu tố tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của quy luật - Thực thi chính sách xã hội và sử dụng thực giá trị? lực kinh tế của Nhà nước để điều tiết thị ? Sự phân hoá giàu nghèo và những trường nhằm hạn chế phân hoá giàu nghèo tiêu cực của xã hội hiện nay là gì?. cũng như tiêu cực của xã hội.. ? Vì sao nền kinh tế thị trường ở nước ta phải định hướng XHCN?. b. Về phía công dân. ? Mục tiêu kinh tế cần thực hiện của nước ta hiện nay là gì?. - Giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất. GV: tổ chức cho HS thảo luận về việc lượng. vận dụng quy luật giá trị của công dân. ? Em hãy phân tích ví dụ trong sách - Điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, giáo khoa trang 33 và rút ra kết luận gì? cơ cấu mặt hàng, cơ cấu ngành sao cho phù ? Về phía công dân phải vận dụng hợp với nhu cầu trong và ngoài nước. quy luật giá trị như thé nào? ? Theo em khi nước ta gia nhập - Đổi mới KT-CN, hợp lí hoá sản xuất, cải WTO nước ta có những thuận lợi và khó tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng hàng khăn gì?. hoá…. 4. Củng cố. - Hệ thống lại những kiến thức trọng tâm của toàn bài. - Có ý kiến cho rằng năng xuất lao động tăng lên làm cho lượng giá trị của một hàng hoá tăng lên. Điều đó đúng hay sai? T.Lời: NSLĐ tăng làm cho TGLĐXHCT để sản xuất giảm vì vậy NSLĐ tăng thì giá trị của hang hóa giảm và ngược lại => giá trị tỷ lệ nghịch với NSLĐ. 5. Dặn dò nhắc nhở.
<span class='text_page_counter'>(38)</span> Về nhà trả lời các câu hỏi cuối bài học, học bài cũ và chuẩn bị bài mới. IV. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(39)</span> Bài 4: CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ I. Mục tiêu bài học. Học xong bài này học sinh cần nắm được 1. Về kiến thức - Nêu được khái niệm cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. - Hiểu được mục đích và tính hai mặt của cạnh tranh. 2. Về kĩ năng - Phân biệt được mặt tích cực và hạn chế của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá. - Nhận xét được tình hình cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông H 2 ở địa phương. 3. Về thái độ Ủng hộ các biểu hiện tích cực, phê phán tiêu cực của cạnh tranh. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 11 - SGK KTCT Mác-Lênin - Những nội dung có liên quan đến bài học III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Em hãy trình bày nội dung và tác động của quy luật giá trị được Nhà nước và công dân vận dụng như thế nào ở nước ta hiện nay? 3. Học bài mới Trên TT ta thường gặp những hiện tượng ganh đua, giành giật giữa những người bán, người mua, người sản xuất với nhau…những hiện tượng đó có cần thiết hay không? Nó tốt hay xấu và cần được giải thích như thế nào? Đó là nội dung nghiên cứu của bài hôm nay..
<span class='text_page_counter'>(40)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. Giáo viên đặt vấn đề qua các câu hỏi để 1. Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến học sinh nắm được đơn vị kiến thức.. cạnh tranh.. GV: khái niệm “cạnh tranh” trong sản xuất a. Khái niệm cạnh tranh. và lưu thồn hàng hóa dùng để gọi tắt cho - KN: là sự ganh đua về kinh tế giữa cụm từ “cạnh tranh kinh tế”, và chỉ dùng những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực kinh tế. Còn trong học tập nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi dùng khái niệm thi đua. trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu thụ hàng ? Em hiểu như thế nào là cạnh tranh?. hóa.. HS: nêu khái niệm SGK GV: Vì có sự ganh đua nên sẽ có cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh. Để phân biệt khái niệm này người ta dựa và 3 tiêu chí: Pháp luật, tính nhân văn, hệ quả của cạnh tranh. ? Dựa vào 3 tiêu chí đó hãy cho biết thế nào là cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh? HS: cạnh tranh lành mạnh là sự cạnh tranh đúng pháp luật, mạng tính nhân văn và có tác dụng kích thích thị trường phát triển đúng hướng. Cạnh tranh không lành mạnh là thủ đoạn của nó vi phạm pháp luật, làm rối loạn và kìm hãm sự phát triển kinh tế thị trường. GV: Thương trường là chiến trường, muốn tồn tại là phải cạnh tranh, vì vậy cạnh tranh là sự cần thiết khách quan. Khi sx và lt hàng hóa xuất hiện thì cạnh tranh ra đời,. b. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. - Sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu với tư cách là đơn vị kinh tế độc lập..
<span class='text_page_counter'>(41)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. tồn tại và phát triển. Vậy nguyên nhân nào - Điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau dẫn tới cạnh tranh, chúng ta qua mục b. GV: cho hs xem đoạn clip và hỏi tên những siêu thì bán lẻ có trong đoạn clip trên? HS: Bigc – pháp; Metro – đức; coopmart, SG coop – Việt nam; Lotter mart, Emart – hàn quốc; Favimart – nhật bản. GV: các tập đoàn kinh tế này như thế nào với nhau? Đó là nguyên nhân dẫn tới cạnh tranh. HS: ghi bài GV: Hai nguyên nhân này là 2 điều kiện cần và đủ để cạnh tranh hình thành, tồn tại và trở thành 1 quy luật kinh tế khách quan trong sx và Lt hàng hóa. Vậy cạnh tranh nhằm mục đích gì, chúng ta đi qua mục 2.. 2. Mục đích của cạnh tranh.. GV: Bài QLGT chúng ta biết muốn đứng - Nhằm giành lợi nhuận về mình nhiều vững trên thị trường họ phải tìm cách cải hơn người khác. tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề người lao - Mục đích thể hiện: động hoặc giảm giá thành sản phẩm, tăng + Giành nguyên liệu và các nguồn lực cường sự quảng bá sản phẩm của mình khác bằng các hình thức quảng cáo khuyến mãi. Cho hs xem clip. Vậy mục đích của cạnh tranh là gì?. + Giành ưu thế về KHCN + Giành thị trường, nơi đầu tư... + Giành ưu thế về chất lượng, giá cả, bảo. HS: Thu được nhiều lợi nhuận về mình hành... nhiều hơn người khác. GV: như vậy, muốn đứng vũng tren thị trường thì nhất định phải có sự cạnh tranh. Vậy cạnh tranh tốt hay xấu, mang tính tích. 3. Tính hai mặt của cạnh tranh..
<span class='text_page_counter'>(42)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. cực và hạn chế gì? Chúng ta đi vào mục 3: Tính 2 mặt của cạnh tranh. a. Mặt tích cực của cạnh tranh.. Thảo luận nhóm. - Kích thích LLSX, KHCN phát triển,. Nhóm 1: Mặt tích cực của cạnh tranh? Cho năng xuất lao động tăng lên. ví dụ?. - Khai thác tốt các nguồn lực. Nhóm 2: Mặt tiêu cực của cạnh tranh? Cho - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hàng hóa ví dụ?. có sức mạnh cạnh tranh. Hs chuẩn bị thảo luận nhóm ở nhà. Mỗi tổ b. Mặt hạn chế của cạnh tranh. có 3 – 5 phút để trình bày.. - Làm cho môi trường suy thoái và mất. Các nhóm khác bổ sung.. cân bằng nghiêm trọng.. Gv chốt ý và kết luận. - Sử dụng thủ đoạn phi pháp, bất lương. Tích cực: - VN tham dự hội chợ thương - Gây rối loạn thị trường mại quốc tế tại Macau (TQ), khai mạc 17/10/2013. VN mang đến nhiều sản phẩm mang đậm hương vị văn hóa VN: gạo, cafe, mây tre đan, gốm sứ. Với sự đầu tư công phu gian hàng VN thu hút được nhiều khách tham quan, nhờ sự cạnh tranh tích cực, đầu tư về chất lượng, mẫu mã hàng hóa chứ không phải dùng thủ đoạn. - Nông nghiệp VN cải tiến kỹ thuật cạnh tranh với nông nghiệp thế giới. Tiêu cực: Gà nhuộm bột sắt, rau muống trồng ở vùng nghĩa địa, thịt lợn bẩn... Theo em để phát huy tính tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của cạnh tranh Nhà nước, công dân cần phải làm gì? NN: - Cần tạo ra điều kiện về vốn, ký thuật giúp cho các chủ thể phát huy mọi nguồn.
<span class='text_page_counter'>(43)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. lực của đất nước. - Tạo môi trường pháp lý và cơ chế thuận lợi giúp các chủ kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh. - Tuyên truyền tác hại của cạnh tranh không lành mạnh để các chủ thể ý thức được điều đó. - Can thiệp thông qua hệ thống pháp luật, các chính sách kinh tế, giáo dục và các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô khác. CD: -Để phát huy tính tích cực của cạnh tranh hàng hóa trong sản xuất và lưu thông chúng ta cần phải đảm bảo chất lượng tốt, đa dạng hóa về chủng loại. kiểu dáng đẹp -Lên án phê phán những việc làm vi phạm pháp luật, vi phạm các chuẩn mực đạo đức của xã hội, làm rối loạn và kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế thị trường.. 4. Củng cố. - Hệ thống lại kiến thức cơ bản của bài - Hướng dẫn học sinh trả lời và làm bài tập trong phần cuối bài học trang 42 5. Dặn dò nhắc nhở. Về nhà làm bài tập, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.. IV. Rút kinh nghiệm.
<span class='text_page_counter'>(44)</span> ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………. Bài 5: CUNG - CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức - Nêu được khái niệm, mối quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá. - Nêu được sự vận dụng quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. 2. Về kĩ năng Biết giải thích ảnh hưởng của giá cả thị trường đến cung – cầu của một loại sản phẩm ở địa phương. 3. Về thái độ Có ý thức tìm hiểu mối quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá. II. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG: 1. Chuẩn bị nội dung: lập kế hoạch cho bài giảng, soạn giáo án. 2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - SGK, SGV GDCD 11. - Bài tập và câu hỏi tình huống GDCD 11. - SGK KTCT Mác-Lênin. 3. Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề; Kết hợp PP đặc trưng trong tiết dạy. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Cấu trúc và phân bố bài giảng: Bài 1 tiết: Trọng tâm: Tiết mục 2 2. Ổn định tổ chức lớp: 3. Kiểm tra bài cũ: Học xong bài 4 , Y/C HS trả lời câu hỏi sau: Em hãy nêu khái niệm và nguyên nhân của cạnh tranh? chỉ ra tính hai mặt của cạnh tranh trên thị trường? Gợi ý trả lời: - Khái niệm cạnh tranh. - KN: là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu thụ hàng hóa. - Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. - Sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu với tư cách là đơn vị kinh tế độc lập. - Điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau. - Mặt tích cực của cạnh tranh. - Kích thích LLSX, KHCN phát triển, năng xuất lao động tăng lên. - Khai thác tốt các nguồn lực - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hàng hóa có sức mạnh cạnh tranh.
<span class='text_page_counter'>(45)</span> - Mặt hạn chế của cạnh tranh. - Làm cho môi trường suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng. - Sử dụng thủ đoạn phi pháp, bất lương - Gây rối loạn thị trường. 4. Giới thiệu bài mới: Qua đoạn phim trên ta thấy vào thời điểm nắng nóng thì nhu cầu lắp điều hòa của người dân tăng cao và vậy cho nên giá lắp đặt điều hòa cũng tăng lên. Nhu cầu của người dân có khi cao khi thấp nên giá cả luôn luôn biến động. Có cầu thì sẽ có cung. Vậy cung cầu là gì? Cung - cầu có mối quan hệ như thế nào? Tại sao người sản xuất và kinh doanh lại phải dựa trên mối quan hệ cung – cầu, để làm sáng tỏ nội dung này chúng ta cùng đi tìm hiểu bài 5 “Cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa”. Hoạt động của GV và HS -Giới thiệu nội dung bài học. Nội dung kiến thức cần đạt 1. Khái niệm Cung - Cầu. Do sự phân công lao động cho nên mỗi người làm ra một hoặc một vài sản phẩm, nhưng nhu cầu của con. a. Khái niệm Cầu. người thì nhiều vì vậy con người phải trao đổi hàng hoá với nhau từ đó xuất hiện cầu về hàng hoá.. -GV: Cho hs xem 1 số hình ảnh hàng hóa và hỏi: Trong các hàng hóa trên em có nhu cầu về loại hh nào và có khả năng mua loại hh nào?. - Khái niệm: là hàng hóa, dịch vụ. Hs:. mà người tiêu dùng cần mua trong. GV: Tại sao em k có khả năng mua những hh đó?. một thời kì nhất định tương ứng với. Hs: vì không có tiền, vì thu nhập của bố mẹ không cho giá cả và thu nhập xác định. phép.. Lưu ý: Giá cả và số lương cầu tỉ. GV: Như vậy cầu ở đây không đơn thuần là nhu cầu lệ nghịch với nhau của con người, bởi nhu cầu của con người thì vô tận. - Yếu tố tác động đến cầu: Thu Cầu ở đây là hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng nhập, giá cả, thị hiếu, lãi suất, sức cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá mua của đồng tiền…trong đó giá cả cả và thu nhập xác định. VD: anh A muốn mua ô tô nhưng không đủ tiền thì đó chỉ mới là ước mơ chứ chưa phải cầu.. là yếu tố quan trọng nhất..
<span class='text_page_counter'>(46)</span> Hoạt động của GV và HS. Nội dung kiến thức cần đạt. Tích hợp giáo dục: Nhu cầu của con người thì vô hạn, bởi vậy là 1 học sinh khi chúng ta chưa làm ra tiền thì phải biết xác định nhu cầu nào là cần thiết với mình, phù hợp với hoàn cảnh gia đình mình, thu nhập của bố mẹ mình, không nên chạy theo thời đại, đua đòi vật chất. GV: Vậy theo em cầu trên thị trường nhiều hay ít thì ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? HS: Thu nhập, giá cả, thị hiếu, tập quán, tâm lý. Gv: Thu nhập: người thu nhập cao thì đời sống cao hơn, xài hàng đắt tiền hơn. Người có thu nhập thấp thì xài những hàng bình thường hơn Giá cả: ví dụ lúc này xe hơi giá 200 triệu, ta tích cóp trong 6 tháng đủ tiền mua xe thì giá tăng lên 300 triệu lúc đó ta không thể mua đc xe nữa. Thị hiếu, tâm lý: khi giảm giá thì đánh và tam lý người tiêu dung nên cầu sẽ tăng, mua về để cất trữ… Tập quán: ngày tết miền bắc chưng chuối, miền nam chưng dưa hấu, không phải họ thích ăn mà theo tập quán. GV: Trong các yếu tố đó thì yếu tố nào quan trọng nhất? Trong đó thu nhập và giá cả là 2 yếu tố quan trọng nhất. Thu nhập thấp thì tiêu dùng những hàng hóa bình thường, còn thu nhập cao hơn, đời sống cao hơn thì dùng những hàng hóa cao cấp hơn. Khi giá cả lên cao thì giảm sức mua loại hàng hóa đó…Như vậy giá cả và cầu tỷ lệ nghịch với nhau. Gv: Vậy khi người tiêu dùng có tiền và cần hàng hóa b. Khái niệm cung thì họ phải làm gì?.
<span class='text_page_counter'>(47)</span> Hoạt động của GV và HS Hs: Phải ra thị trường để mua.. Nội dung kiến thức cần đạt - Khái niệm: Là tổng khối lượng H2,. Gv: Việc hàng hóa bán trên thị trường đó là cung. DV hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì Vậy cung là gì? Gv: qua theo dõi sgk và hiểu biết của mình em hiểu nhất định tương ứng với giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác thế nào là cung? Cung hàng hoá tức đáp ứng nhu cầu về hàng hoá của người tiêu dùng . Gv: Năm học vừa rồi trường PVS đưa ra hơn 1000 bộ. định. Lưu ý: Giá cả và số lượng cung tỉ lệ thuận với nhau. đồng phục bán cho học sinh, còn khoảng 500 bộ trong - Yếu tố tác động đến cung: Khả kho để khi HS có nhu cầu mua thêm là đem bán. Và năng SX, NSLĐ, chi phí SX, giá cả, toàn bộ số đồng phục đó, cả đem ra bán và trong kho các yếu tố SX được sử dụng, sản lđều là Cung. Cũng như số hàng hóa trong kho và hàng ượng và chất lượng các nguồn lực… hóa bán ra siêu thị đều là cung. Vậy cung là gì? HS: Cung Là tổng khối lượng H2, DV hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định. Gv: nhưng không phải tất cả hàng hóa có trong kho là cung, mà chỉ những hàng hóa có đầy đủ điều kiện và có những hàng hóa bị lỗi không thể đưa ra TT thì không phải cung. ? Theo em có những yếu tố nào tác động đến Cung? ? Trong các yếu tố đó thì yếu tố nào là quan trọng nhất? Hs: giá cả Gv: có người mua thì sẽ có người bán nên cầu có trước cung. Trên thị trường có người mua gạo thì có người bán. Trong đó giá cả là yếu tố trọng tâm..
<span class='text_page_counter'>(48)</span> Hoạt động của GV và HS. Nội dung kiến thức cần đạt. gạo, có người mua vải thì có người bán vải, có người đi du lịch thì có dịch vụ du lịch. Người mua gọi là cầu và người bán là cung, sự tác động giữa người mua và 2. Mối quan hệ Cung - Cầu trong người bán tạo nên mối quan hệ cung cầu. Vậy mối sản xuất và lưu thông hàng hoá. quan hệ đó như thế nào chúng ta qua mục 2: “Mối quan hệ Cung - Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá. ». Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người. Gv : theo dõi sgk và cho cô biết nội dung của mối sản xuất với những người tiêu dùng quan hệ cung cầu diễn ra trên thị trường để xác định HS ; đọc nội dung.. giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.. ? Chủ thể của mqhệ cung - cầu là ai?Mối quan hệ này diễn ra ở đâu? Và mối quan hệ nhằm xác định cái gì? Gv : vậy nội dung đó được thể hiện như thế nào chúng ta đi sang biểu hiện. GV : Theo dõi sgk và cho cô biết cung cầu có những mối quan hệ tác động nào ? HS : - Cung – Cầu tác động lẫn nhau, Cung – Cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường, Giá cả ảnh hưởng đến Cung – Cầu. Gv : Để tìm hiểu phần này cô cho lớp thảo luận nhóm •. Nhóm 1: Cung cầu tác động lẫn nhau. •. Nhóm 2: Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường. •. Nhóm 3: Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu. HS : Làm việc theo nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký. GV :Phát giấy, bút lông và quy định 3 phút thảo luận nhóm. Hết thời gian yêu cầu học sinh lên trình bày. HS : Trình bày theo nhóm GV : chốt ý sau khi hs trình bày xong.. - Cung – Cầu tác động lẫn nhau + Khi cầu tăng => mở rộng SX => cung tăng + Khi cầu giảm => SX giảm => cung giảm.
<span class='text_page_counter'>(49)</span> Hoạt động của GV và HS. Nội dung kiến thức cần đạt. Nhóm 1 : có 2 trường hợp xẩy ra VD : hàng hóa tết, khi ngày cận tết và tết đến thì nhu - Cung – Cầu ảnh hưởng đến giá cầu bánh kẹo tết tăng lên và vậy cần mở rộng sản xuất cả thị trường và cung sẽ tăng. Ngược lại khi hết tết thì nhu cầu kẹo + Khi Cung > Cầu thì giá cả < giá trị bánh giảm nên thu hẹp sản xuất và cung giảm. + Khi Cung < Cầu thì giá cả > giá trị Như vậy cung cầu tỷ lệ thuận với nhau. Nhưng trên + Khi Cung = Cầu thì giá cả = giá trị thực tế không phải lúc nào cũng ổn định như vậy, vậy sự tăng giảm của cung cầu ảnh hưởng tới giá cả thị trường như thế nào ? nhóm 2 trình bày. Nhóm 2 : Có 3 trường hợp xẩy ra. + Khi Cung > Cầu thì giá cả < giá trị VD : mặt hàng bánh trung thu sau ngày trung thu cầu giảm xuống thì giá cả thấp, khuyến mãi nhưng không ai mua.mua 1 tặng 2, tặng 3… + Khi Cung < Cầu thì giá cả > giá trị VD : Năm 2010 trời miền Bắc rét đậm rét hại, người trong này về quê ăn tết phải đổ xô đi mua áo ấm, lúc - Giá cả ảnh hưởng đến Cung – đó cầu lớn hơn cung thì 1 cái áo giá bình thường 2,3 Cầu trăm ngàn giờ đội lên 5, 6 trăm ngàn, vì cầu lớn hơn + Giá cả tăng => mở rộng SX => cung nên giá cả lớn hơn giá trị rất là nhiều.. cung tăng và cầu giảm. + Khi Cung = Cầu thì giá cả = giá trị Trường hợp này rất ít khi xẩy ra trên thị trường mà nếu + Giá cả giảm => thu hẹp sản xuất có cũng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, bởi cầu khi lên => cung giảm và cầu tăng khi xuống thất thường nên không thể biết trước để mà cung cho kịp thời. GV : vậy thì là 1 người tiêu dùng chúng ta nên tăng cầu lúc nào, giảm cầu lúc nào. Chúng ta xem trình bày của nhóm 3. Nhóm 3 :Khi giá cả tăng, với tư cách là nhà sản xuất.
<span class='text_page_counter'>(50)</span> Hoạt động của GV và HS. Nội dung kiến thức cần đạt. thì tất nhiên sẽ mở rộng sản xuất thì cung tăng, nhưng khi giá cả tăng thì cầu sẽ giảm xuống. Giá cả giảm => thu hẹp sản xuất => cung giảm và cầu tăng. Khi giá cả giảm đối với nhà sx phải thu hẹp sản xuất khỏi thua lỗ, còn người tiêu dùng tăng mua. Vd vào siêu thị thấy giảm giá nhiều đôi khi chưa cần thiết lắm nhưng mua về dự trữ. Tích hợp gd : Có những lúc giá giảm thì người tiêu dùng cũng phải cẩn thận hàng giả hàng nhái hàng kém chất lượng .đi ngoài dường chúng ta thấy đề biển gà siêu rẻ, trứng siêu rẻ, … không nên ham rẻ mà mua. -Hiện nay người Việt mình có bệnh sính hàng ngoại 3. Vận dụng quan hệ Cung- Cầu nhưng hàng ngoại chưa chắc đã là hàng tốt, vd mặt - Đối với nhà nước hàng sữa ngoại có khi nhập về chỉ 1, 2 trăm ngàn mà + Khi cung < cầu do khách quan, bán ra với giá 5,6 trăm ngàn. Cho nên người Việt nam điều tiết bằng cách sử dụng lực nên ưu tiên dùng hàng việt nam, đảm bảo chất lượng lượng dự trữ để giảm giá và tăng mà giá thành lại rẻ. cung GV: Qua 3 nội dung vừa tìm hiểu em hãy giải thích + Khi cung < cầu do tự phát, đầu cơ, tại sao vào đầu vụ hoặc cuối vụ giá hoa quả cao, tích trữ thì điều tiết băng cách xử lí ngược lại giữa vụ giá lại thấp?. VPPL, sử dụng lực lượng dự trữ. HS: đầu và cuối: cung<cầu nên giá cao.. quốc gia để tăng cung. Giữa vụ thu hoạch đồng loạt nên cung >cầu nên giá + Khi cung > cầu quá nhiều thì phải giảm. GV chuyển ý: Vậy nội dung và tác động của quy luật. kích cầu như tăng lương, tăng đầu tư…để tăng cầu. cung cầu được nhà nước, người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng vận dụng như thế nào, ta tìm hiểu phần 3 : ‘vận dụng quan hệ cung cầu” Gv: cho hs xem đoạn phim và hỏi nhà nước đã làm gì khi giá xăng dầu thế giới tăng tăng cao? HS: khi giá xăng dầu thế giới tăng lên thay vì tăng giá xăng dầu thì nhà nước đã sử dụng quỹ bình ổn giá. - Đối với người SX – KD + Cung < Cầu thì mở rộng SX-KD.
<span class='text_page_counter'>(51)</span> Hoạt động của GV và HS. Nội dung kiến thức cần đạt. xăng dầu để giảm giá tăng cung. Vậy về phía nhà nước + Cung > Cầu thì thu hẹp SX-KD vận dụng quan hệ cung cầu như thế nào? Cung <cầu do khách quan như thiên tai lũ lụt hạn hán mất mùa, hay giá xăng dầu như chúng ta vừa xem, thì nhà nước phải dùng lực lượng dự trữ để tăng cung. Hoặc vừa rồi đồng bào miền trung bị nhiều trận lụt nên rau của quả khan hiếm, nhà cửa bị cuốn trôi, thậm chí nhiều người không còn gạo để ăn, HS trường PVS đã chung tay ủng hộ đồng bào bão lụt nhưng bên cạnh đó thì nhiều kẻ lại lợi dụng cơ hội này để đội giá lên cao thì đây là việc làm bất lương nên sẽ bị nhà nước xử lý bằng pháp luật và đồng thời đưa nguồn lương thực dự trữ ra phát cho người dân. Ngược lại khi cung>cầu quá nhiều thì phải tăng lương để kích cầu. tháng 7/2013 lương đã tăng. GV: còn đối với người sản xuất kinh doanh thì sao? HS: Vd: miền bắc gần vào mùa rét nên đoán trước được nhu cầu trang phục mùa đông sẽ tăng nên mở rộng sản xuất trang phục mùa đông và thu hẹp sx trang phục mùa hè. Gv: Đối với người tiêu dùng thì sao? Theo em người tiêu dùng phải vận dụng mối quan cung – cầu như thế nào? Ví dụ tình huống: Vừa qua 1 đợt lũ lụt nên khan hiếm bán ngoài chợ với giá rất đắt, mẹ bảo em đi chợ chuẩn bị bữa cơm trưa em sẽ làm thế nào? HS: mua ít rau lại, thay vào đó là mua các loại củ quả khác làm canh. Gv: như vậy khi cung nhỏ hơn cầu thì giảm mua, chọn. - Đối với người tiêu dùng + Cung < Cầu thì giảm mua + Cung > Cầu thì tăng mua.
<span class='text_page_counter'>(52)</span> Hoạt động của GV và HS. Nội dung kiến thức cần đạt. mua thời điểm giá xuống, khuyến mãi để mua. Ví dụ mình có nhu cầu 1 chiếc xe đạp điện để đi học, nhưng vào đầu năm học mới mua sắm nhiều nên giá cao, mình chịu khó vài ba tháng khi giá ổn định lại thì mua. Ngược lại khi cung >cầu thì tăng mua. Vì thường khi đó sẽ giảm giá khuyến mãi. VD: khi đi siêu thị thấy quần áo giảm giá nhiều thì lại mua. Khi giá thịt lên quá cao thì chuyển sang ăn cá, đậu hũ… GVKL chung: Qua bài này chúng ta biết được khái niệm cung cầu, mối quan hệ cung cầu, và trên thị trường cung và cầu thường xuyên tác động với nhau, mối quan hệ này diễn ra thường xuyên, tồn tại khách quan, độc lập với ý chí của con người. Và qua đây chúng ta cũng nắm được biến động giá cả để diều chỉnh sức mua cho hợp với túi tiền và hoàn cảnh gia đình mình. 4. Củng cố - Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của bài - Các loại nhu cầu: Cầu cho sản xuất và cầu cho tiêu dùng. Nhưng nhu cầu phải có khả năng thanh toán 5. Dặn dò nhắc nhở Học bài cũ làm bài tập 3,4 5 và xem trước bài 6: “công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”. IV. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(53)</span> KIỂM TRA MỘT TIẾT.
<span class='text_page_counter'>(54)</span> I. Mục tiêu kiểm tra. - Đánh giá được chất lượng học tập bộ môn của học sinh và thái độ của học sinh đối với bộ môn. - Đánh giá được kĩ năng, kĩ sảo làm bài của học sinh và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế địa phương. - Từ đó giáo viên có cái nhìn tổng quát và điều chỉnh (nếu có) phương pháp và kĩ năng truyền thụ kiến thức cho học sinh. II. Tiến trình lên lớp. 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Nội dung kiểm tra.. Câu hỏi/Mức độ. Nhận biết. nhận biết. Thông hiểu. Vận dụng. Câu 1: So sánh sự khác nhau giữa kinh tế tự nhiên và kinh tế hành hoá? Sản phẩm trở thành hàng. hoá. cần phải có những. Sản phẩm trở thành So sánh sự khác hàng hoá cần phải nhau giữa kinh tế tự có những điều kiện nhiên và kinh tế gì. hành hoá. điều kiện gì 20% tổng số điểm = 2,0 điểm. = 1 điểm. = 1 điểm. Câu 2: Em hãy trình Trình bày được nội. Lấy được ví dụ. bày nội dung mối dung quan hệ cung. minh họa. quan hệ cung - cầu? cầu sự vận dụng quan hệ cung - cầu của nhà nươc, người sản xuất kinh doanh và người.
<span class='text_page_counter'>(55)</span> tiêu dùng trong sản xuất và lưu thông hàng hóa 60% tổng số điểm = 6 điểm. = 5 điểm. = 1 điểm. Câu 3: Có ý kiến cho rằng năng xuất lao. Vận. động tăng lên làm. dụng. kiến. thức để giải quyết. cho lượng giá trị hàng. nội dung câu hỏi. hóa tăng lên. Điều đó đúng hay sai? Vì sao 20% tổng số điểm. = 2 điểm. = 2,0 điểm. Câu 1: So sánh sự khác nhau giữa kinh tế tự nhiên và kinh tế hành hoá? Sản phẩm trở thành hàng hoá cần phải có những điều kiện gì? (2 điểm) -. So sánh kinh tế tự nhiên với kinh tế hàng hóa.. Kinh tế tự nhiên - Tự cung, tự cấp.. Kinh tế hàng hóa - Sản phẩm làm ra để bán.. - Thỏa mãn nhu cầu của chính người sản - Thỏa mãn nhu cầu người mua và bán. xuất - Điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hóa. + Do lao động tạo ra + Có công dụng nhất định + Khi tiêu dùng phải thông qua mua bán Câu 2: Em hãy trình bày nội dung mối quan hệ cung - cầu? sự vận dụng quan hệ cung - cầu của nhà nươc, người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng trong sản xuất và lưu thông hàng hóa? (6 điểm).
<span class='text_page_counter'>(56)</span> a. Nội dung của quan hệ cung – cầu Thể hiện qhệ giữa người mua – người bán, giữa sản xuât – tiêu dùng => để xác định giá cả và số lượng hàng hoá. - Cung – cầu tác động lẫn nhau. (1 điểm). + Khi cầu tăng => mở rộng sản xuất => cung tăng + Khi cầu giảm => sản xuất giảm =>. cung giảm. - Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường. (1 điểm). + Khi Cung = Cầu thì giá cả = giá trị + Khi Cung > Cầu thì giá cả < giá trị + Khi Cung < Cầu thì giá cả > giá trị - Giá cả ảnh hưởng đến cung – cầu. (1 điểm). + Giá cả tăng => mở rộng sản xuất => cung tăng và cầu giảm khi thu nhập không tăng + Giá cả giảm => sản xuất giảm =>. cung giảm và cầu tăng mặc dù thu nhập không. tăng b.Vận dụng quan hệ cung- cầu - Đối với nhà nước. (1 điểm). + Khi cung < cầu do k.quan, điều tiết bằng cách sử dụng lực lượng dự trữ để giảm giá và tăng cung + Khi cung < cầu do tự phát, đầu cơ, tích trữ thì điều tiết băng cách xử lí VPPL, sử dụng lực lượng dự trữ quốc gia để tăng cung + Khi cung > cầu quá nhiều thì phải kích cầu như tăng lương, tăng đầu tư…để tăng cầu - Đối với người sản xuất – kinh doanh. (1 điểm). + Cung > Cầu thì thu hẹp sản xuất – kinh doanh + Cung < Cầu thì mở rộng sản xuất – kinh doanh - Đối với người tiêu dùng + Cung < Cầu thì giảm mua + Cung > Cầu thì tăng mua. (1 điểm).
<span class='text_page_counter'>(57)</span> Câu 3: Có ý kiến cho rằng năng xuất lao động tăng lên làm cho lượng giá trị hàng hóa tăng lên. Điều đó đúng hay sai? Vì sao? (2 điểm) Năng xuất lao động tăng lên làm cho thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất giảm. Vì vậy năng xuất lao động tăng lên thì giá trị của hàng hóa giảm và ngược lại. Như vậy giá trị tỉ lệ nghịch với năng xuất lao động.. Bài 6: CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC. (Tiết 1). I. Mục tiêu bài học. Học xong tiết 1 bài này học sinh cần nắm được 1. Về kiến thức - Học sinh nắm được khái niệm và tính tất yếu của CNH-HĐH. - Học sinh nắm được tác dụng to lớn của CNH-HĐH ở nước ta. 2. Về kĩ năng Hiểu được tình hình và trình độ CNH-HĐH ở các nước và ở nước ta. 3. Về thái độ - Nâng cao lòng tin vào đường lối CNH-HĐH của Đảng và Nhà nước ta. - Xác định đúng tinh thần, thái độ, trách nhiệm công dân II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 11 - SGK KTCT Mác-Lênin - Những nội dung có liên quan đến bài học III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Học bài mới Trong sự nghiệp xây dựng đất nước Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” đồng thời xác định CNH-.
<span class='text_page_counter'>(58)</span> HĐH là nhiệm vụ trọng tâm trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta. Vậy CNH-HĐH là gì…. Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. Cho HS đọc phần “a-1”. 1. KN CNH-HĐH, tính tất yếu khách. ? Bằng kiến thức lịch sử em hãy cho quan và tác dụng của CNH-HĐH đất biết nhân loại đã trải qua mấy cuộc CM nước. KHKT?. a. Khái niệm CNH-HĐH. (Hai lần). - CM KHKT I: (30-TK XVIII ở Anh):. ? Vậy cuộc CM KHKT lần I diễn ra chuyển từ LĐ thủ công sang LĐ cơ khí. vào khoảng thời gian nào? ở đâu? ? Vậy em hiểu thế nào là CNH?. CNH: là chuyển từ hoạt động sản xuất thủ công là chính sang sử dụng phổ biến SLĐ. ? Bằng kiến thức lịch sử em hãy cho dựa trên sự phát triển của CN cơ khí. biết cuộc CM KHKT lần II diễn ra vào - CM KHKT II: (50-TK XX): chuyển từ lao động cơ khí sang tự động hoá. khoảng thời gian nào? ? Tác dụng của cách mạng kĩ thuật đối HĐH: là quá trình ứng dụng và trang bị với Việt Nam trong áu trình xây dựng chủ những thành tựu KHCN vào quá trình nghĩa xã hội? ? Vậy em hiểu thế nào là hiện đại hoá. SXKD và quản lí KTXH. - Khái niệm CNH-HĐH: (SGK trang 50). ? Em hãy nêu những thành tựu cơ bản - Qua trình chuyển đổi căn bản toàn diện: của CM KHKT lần I và II? Cho học sinh phân tích khái niệm và + Nội dung: HĐKT và quản lí KTXH chia ra các ý chính của khái niệm.. + Phương pháp: chuyển từ lao động thủ. ? Nội dung của quá trình chuyển đổi công sang công nghệ, phương tiện, phương căn bản toàn diện được biểu hiện như thế pháp tiên tiến, hiện đại. nào?. + Mục đích: đạt năng xuất lao động cao. ? Phương pháp của qúa trình chuyển - Nước ta thực hiện CNH rút ngắn bằng đổi căn bản toàn diện được thể hiện như hai cách: thế nào?. + Nội sinh hoá: ứng dụng thành tựu. ? Mục đích của qúa trình chuyển đổi KHCN để tự tạo ra CSVC-KT.
<span class='text_page_counter'>(59)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. căn bản toàn diện được thể hiện như thế + Ngoại sinh hoá: nhận chuyển giao nào?. KTCN từ các nước tiên tiến để xây dựng. Yêu cầu học sinh giải thích mối quan CSVC hệ CNH với HĐH. trong thời đại ngày - Căn cứ để thực hiện CNH rút ngắn: nay tại sao đòi hỏi nước ta thực hiện công + Nhân loại đã trải qua hai CM KHKT nghiệp hóa hiện đại. + Thành tựu hơn 25 năm đổi mới ? Theo em nước thực hiện CNH muộn, + Xu hướng toàn cầu hoá và HNKTQT vậy muốn rút ngắn khoảng cách tụt hậu + Yêu cầu thu hẹp khoảng cách tụt hậu chúng ta phải thực hiện CNH như thế nào? (nội sinh hoá và ngoại sinh hoá) ? Em hiểu thế nào là nội sinh hóa? ? Em hiểu thế nào là ngoại sinh hoá? ? Theo em tại sao nước ta phải lựu chọn và thực hiện CNH rút ngắn hiện đại? ? Em hãy cho biết thực trạng CSVCKT của nước ta hiện nay? C.ta phải làm gì? ? Theo em thu nhập ở nước ta cao hay thấp? So sánh với các nước trong khu vực. b. Tính tất yếu khách quan và tác dụng của CNH-HĐH đất nước.. - Tính tất yếu khách quan của CNHHĐH + Do yêu cầu phải xây dựng CSVCKT của CNXH. + Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về KT, KTCN. + Do yêu cầu phải tạo ra NSLĐ XH cao. và trên thế giới về KT, KHKT? để rút ngắn khoảng cách tụt hậu đó c.ta phải làm - Tác dụng của CNH-HĐH. + Tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng và phát. gì?. ? NSLĐ ở nước ta đã cao chưa? SP triển KTXH làm ra chủ yếu ở dạng nào? và chúng ta + Củng cố QHSX XHCN, tăng cường vai phải làm gì?. trò của Nhà nước. ? Em hãy chứng minh tác dụng to lớn + Tạo tiền đề phát triển nền văn hoá tiên do CNH-HĐH mang lại? Sự phát triển của LLSX, QHSX. tiến đậm đà bản sắc dân tộc. + Xây dựng kinh tế tự chủ và chủ động.
<span class='text_page_counter'>(60)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh Sự phát triển văn hoá XH. Nội dung kiến thức cần đạt HNQT, tăng cường tiềm lực ANQP.. Đối ngoại và AN-QP ? Em hãy liên hệ với thực tiễn ở địa phương do CNH-HĐH mang lại? 4. Củng cố. - Hệ thống lại KT cơ bản của tiết - Những tiền đề để tiến hành CNH-HĐH trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta. + Huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả + Nguồn nhân lực + Tiềm lực KHKT + Quan hệ KTĐN + Sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước 5. Dăn dò nhắc nhở. Về nhà trả lời các câu hỏi cuối phần bài học, học bài cũ và c.bị bài mới trước khi đến lớp IV. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………… Bài 6: CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC (Tiết 2) I. Mục tiêu bài học. Học xong tiết 2 bài này học sinh cần nắm được 1. Về kiến thức - Nêu được nội dung cơ bản của CNH-HĐH đất nước. - Hiểu được trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. 2. Về kĩ năng.
<span class='text_page_counter'>(61)</span> Biết xác định trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. 3. Về thái độ - Tin tưởng ủng hộ đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về CNH-HĐH - Phấn đấu học tập, rèn luyện để đáp ứng sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 11 - SGK KTCT Mác-Lênin - Những nội dung có liên quan đến bài học III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Trình bày KN CNH-HĐH? Tác dụng do CNH-HĐH đem lại? Tại sao nước ta lại thực hiện CNH rút ngắn? 3. Học bài mới Giờ trước các em đã nắm được thế nào là CNH-HĐH và tác dụng của nó đem lại. Vậy CNH-HĐH có những nội dung gì và trách nhiệm của mỗi công dân đối với sự nghiệp CNH-HĐH ra sao?. Hoạt động của giáo viên và học. Nội dung kiến thức cần đạt. sinh 2. Nội dung cơ bản của CNH-HĐH ở nước ta. Cho HS đọc phần 2 nhỏ trang 51 và 52. a. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.. ? Em hãy cho biết LLSX bao gồm những yếu tố nào? ? Theo em tại sao chúng ta phải. LLSX gồm: Người lao động và TLSX TLSX gồm: TLLĐ và ĐTLĐ. phát triển mạnh LLSX? Em hãy lấy ví dụ và phân tích nội dung?. + Chuyển từ nền kinh tế dựa trên kĩ thuật thủ. ? Em hiểu thế nào là xây dựng một công sang kĩ thuật cơ khí.
<span class='text_page_counter'>(62)</span> Hoạt động của giáo viên và học. Nội dung kiến thức cần đạt. sinh cơ cấu kinh tế hợp lý? Tại sao chúng ta phải xây dựng cơ cấu kinh tế hợp + Áp dụng thành tựu KHCN vào các ngành kinh lý? tế quốc dân. ? nước ta hiện nay đang xây dựng cơ cấu ngành kinh tế như thế nào?. + Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. ? Bằng kiến thức Địa lý em cho biết nước ta hiện nay chia làm mấy vùng kinh tế? ? Nước ta hiện nay có mấy thành phần kinh tế?. b. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và có hiệu quả. - Cơ cấu kinh tế.. ? Xu hướng chuyển dịch cơ cấu. Cơ cấu ngành KT: CN-NN-DV. ngành kinh tế ở nước ta hiện nay theo xu hướng nào? ? Tỉ trọng GDP trong cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta hiện nay. Cơ cấu 7 vùng KT theo l.thổ (7 vùng). Cơ cấu thành phần kinh tế. được thể hiện như thế nào?. ? Hiện nay ở nước ta xu hướng - Xu hướng chuyển dịch ngành KT từ cơ cấu chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra NN sang cơ cấu CN sang cơ cấu CN-NN-DV như thế nào? hiện đại. - Tỉ trọng phát triển cơ cấu ngành kinh tế trong GDP. ? Em hãy nêu những thuận lợi và + Tỉ trọng công nghiệp và DV ngày càng tăng khó khăn khi vận dụng những nội + Tỉ trọng nông nghiệp ngày càng giảm dung này trong sự nghiệp xây dựng - Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động. đất nước?.
<span class='text_page_counter'>(63)</span> Hoạt động của giáo viên và học. Nội dung kiến thức cần đạt. sinh. Cho học sinh thảo luận chung cả lớp để tìm hiểu: Công dân có trách nhiệm như thế nào đối với sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. ? Trách nhiêm của công dân trong. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động. Tỉ trọng LĐ CN, DV tăng. Tỉ trọng LĐ chân tay giảm. sự nghiệp CNH-HĐH xây dựng đất nước như thế nào? Tỉ trọng LĐ trí óc tăng. ? Liên hệ thực tiễn ở nước ta và địa phương về việc vận dụng kiến thức CNH-HĐH trong giai đoạn hiện nay?. 3. Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. - Có nhận thức đúng về CNH-HĐH - Có lựa chọn trong sản xuất – kinh doanh - Tiếp thu thành tựu khoa học – công nghệ - Ra sức học tập và rèn luyện. 4. Củng cố. - Hệ thống lại kiến thức cơ bản của tiết và toàn bài. ? Mục tiêu CNH-HĐH ở nước ta là gì? XD nước ta thành nước CN: CSVCKT hiện đại, CCKT hợp lý, QHSX tiến bộ Đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng lên, ANQP đảm bảo XD XH công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ 5. Dặn dò nhắc nhở. Về nhà làm bài tập cuối bài học, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
<span class='text_page_counter'>(64)</span> IV. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………. Bài 7: THỰC HIỆN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN VÀ TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÍ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC (2 Tiết). I. Mục tiêu bài học. Học xong tiết 1 bài này học sinh cần nắm được 1. Về kiến thức - Nêu được khái niệm thành phần kinh tế, tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. - Hiểu được khái niệm, nội dung và vai trò của từng thành phần kinh tế ở nước ta. 2. Về kĩ năng - Biết quan sát thực tiễn thấy được sự tồn tại và hoạt động của các thành phần kinh tế. - Phân biệt được các thành phần kinh tế ở đại phương. 3. Về thái độ Tin tưởng ủng hộ đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 11 - SGK KTCT Mác-Lênin, câu hỏi tình huống III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp.
<span class='text_page_counter'>(65)</span> 2. Kiểm tra bài cũ ? Em phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước? 3. Học bài mới Hiện nay hàng hoá nhiều, phong phú, đa dạng, chất lượng cao, giá cả hợp lý, đời sống nhân dân được cải thiện. Cuộc sống trong thời kì đổi mới có nhiều khởi sắc. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó? Đó là nội dung nghiên cứu của bài hôm nay.. Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. Thành phần kinh tế là khu vực kinh 1. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần tế, kiểu quan hệ kinh tế đặc trưng bởi hình thức sở hữu nhất định về TLSX. Do a. Khái niệm thành phần KT và tính tất đó thành phần kinh tế tồn tại ở những yếu khách quan của nền kinh tế nhiều hình thức tổ chức kinh tế nhất định, thành phần. trong đó căn cứ vào QHSX nào thống trị để xác định từng thành phần cụ thể. ? Vậy theo em thành phần kinh tế có liên quan đến sở hữu gì? thể hiện mối quan hệ giữa cái gì? Từ khái niệm thành phần kinh tế ta cần xem xét TPKT trên hai mặt. ? Khái niệm TPKT được xem xét trên mặt pháp lí được thể hiện như thế nào? ? Khái niệm TPKT được xem xét trên mặt kinh tế được thể hiện như thế nào? (Mục đích và hiệu quả kinh tế như lợi nhuận, lợi tức, lợi tức cổ phần, địa tô…) ? Theo em ở nước ta hiện nay có mấy hình thức sở hữu? em hiểu như thế nào về các hình thức sở hữu đó? ? Tại sao trong thời kì quá độ đi lên. - Khái niệm thành phần kinh tế: + Có liên quan đến sở hữu TLSX và thể hiện mối quan hệ giữa con người với việc chiếm hữu tư liệu sản xuất. + Khái niệm: là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức Sở hữu nhất định về TLSX. - Khái niệm được xem xét. + Pháp lí: quyền sở hữu về tư liệu sản xuất như: chi phối, quản lí, sử dụng, thừa kế, chuyển nhượng… + Kinh tế: gắn với mục đích và hiệu quả kinh tế của sở hữu tu liệu sản xuất. - Các hình thức sở hữu: + Sở hữu nhà nước.
<span class='text_page_counter'>(66)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. CNXH ở nước ta lại tồn tại nền kinh tế. + Sở hữu tập thể. nhiều thành phần?. + Sở hữu tư nhân. ? Ở nước ta hiện nay có mấy thành - Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại phần kinh tế? nền kinh tế nhiều thành ở nước ta.. Cho học sinh đọc phần “b” trong + Về mặt lí luận: trong thời kì quá độ đi lên sách giáo khoa trang 58 đến trang 60.. CNXH của bất cứ nước nào cũng tồn tại nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.. ? Thành phần kinh tế nhà nước dựa + Về mặt thực tiễn: số lượng thành phần trên hình thức sở hữu gì? kinh tế tuỳ từng nước, từng thời kì. ? Thành phần kinh tế nhà nước có vai trò như thế nào? ? Thành phần kinh tế nhà nước có những hình thức nào?. b. Các thành phần KT ở nước ta.. - Thành phần kinh tế nhà nước. + Khái niệm: Sở hữu nhà nước về TLSX + Vai trò: chủ đạo trong nền kinh tế. ? Thành phần kinh tế tập thể dựa trên + Hình thức: TNTN, ngân sách, NH NN, quỹ dự trữ, DN NN… hình thức sở hữu gì? ? Thành phần kinh tế tập thể có vai - Thành phần kinh tế tập thể. trò như thế nào?. + Khái niệm: Sở hữu tập thể về TLSX + Vai trò: nền tảng trong nền kinh tế. ? Thành phần kinh tế tập thể có những hình thức nào? ? Thành phần kinh tế tư nhân dựa trên hình thức sở hữu gì?. + Hình thức: HTX là nòng cốt dựa trên nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi. - Thành phần kinh tế tư nhân. + Khái niệm: Sở hữu tư nhân về TLSX và sử. ? Thành phần kinh tế tư nhân có vai. dụng lao động làm thuê..
<span class='text_page_counter'>(67)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh trò như thế nào?. Nội dung kiến thức cần đạt + Vai trò: phát huy nhanh và có hiệu quả sức lao động, tay nghề, thời gian lao động…. ? Thành phần kinh tế tư nhân có + Hình thức: Kinh tế hộ gia đình, kinh tế những hình thức nào?. trang trại, doanh nghiệp tư nhân…. ? Thành phần kinh tế tư bản nhà - Thành phần kinh tế tư bản nhà nước. nước dựa trên hình thức sở hữu gì? + Khái niệm: Sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế NN với TBTN trong và ngoài nước. ? Thành phần kinh tế tư bản nhà nước có vai trò như thế nào?. + Vai trò: thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lí, sản xuất kinh doanh…. ? Thành phần kinh tế tư bản nhà nước có những hình thức nào? ? Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài dựa trên hình thức sở hữu gì? ? Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có vai trò như thế nào? ? Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có những hình thức nào?. + Hình thức: liên doanh giữa nhà nước với tư bản trong và ngoài nước… - Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. + Khái niệm: Sở hữu 100% vốn nước ngoài + Vai trò: thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lí, sản xuất kinh doanh… + Hình thức: công ty, doanh nghiệp có 100% vốn của nước ngoài SX-KD ở Việt Nam… c. Trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền KT nhiều thành phần. - Tin tưởng, chấp hành đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. - Tham gia lao động sản xuất ở gia đình - Vận động người thân vào SX-KD - Tổ chức SX-KD theo đúng pháp luật.
<span class='text_page_counter'>(68)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt - Chủ động tìm kiếm việc làm. 4. Củng cố. - Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của tiết và cho học sinh vẽ sơ đồ các TPKT Chú ý: Vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN - Vai trò: + Tổ chức quản lí các doanh nghiệp + Quản lí vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng XHCN - Sự cần thiết: + Do nhà nước là chủ sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất + Do yêu cầu phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu của kinh tế thị trường - Mục tiêu: + Tăng GDP và GNP / người + Tăng việc làm, giảm lạm phát + Cân bằng cán cân thanh toán trong nước và thế giới - Công cụ: + Kế hoạch hoá, pháp luật, chính sách + Thực lực kinh tế nhà nước, bộ máy hành pháp và tư pháp - Chức năng: + Định hướng sự phát tiển kinh tế xã hội + Tạo khuân khổ pháp lí, tạo môi trường chính trị, kinh tế xã hội + Quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện công bằng xã hội 5. Dặn dò nhắc nhở. Về nhà làm các bài tập còn lại ở cuối bài học, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. IV. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(69)</span> ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………. PHẦN II: CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI Bài 8: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI I. Mục tiêu bài học. Học xong tiết 1 bài này học sinh cần nắm được 1. Về kiến thức - Hiểu được những đặc trưng cơ bản của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng. - Nêu được tính tất yếu khách quan đi lên CNXH ở Việt Nam. 2. Về kĩ năng Biết phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa CNXH với chế độ xã hội trước ở nước ta. 3. Về thái độ Tin tưởng vào thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nước ta, có ý thức sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa..
<span class='text_page_counter'>(70)</span> II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 11 - SGK CNXH KH, sơ đồ, câu hỏi tình huống - Những thông tin có liên quan đến bài học III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Em hãy trình bày các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay? 3. Học bài mới CNXH là mục tiêu cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đang ra sức xây dựng nói riêng và nhân dân thế giới nói chung. Vậy CNXH là gì? CNXH có gì khác với các chế độ xã hội trước đây? đó là nội dung nghiên cứu của bài hôm nay.. Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt 1. CNXH và những đặc trưng cơ bản của. Cho học sinh đọc phần “b” và cùng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. nhau bàn luận về các đặc trưng đó sau a. CNXH là giai đoạn đầu của xã hội đó giáo viên nêu câu hỏi gợi ý cho cả CSCN. (Giảm tải – đọc thêm) lớp thảo luận các câu hỏi. ? Theo em mục tiêu xây dựng đất nước của Đảng và nhân dân ta là gì? ? XH XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng do ai làm chủ? Tại sao? ? XH XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng có nề kinh tế như thế nào? ? XH XHCN mà nhân dân ta đang xây dung có nền văn hoá như thế nào? ? XH XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng thì con người được giải. b. Những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam - Dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh - Do nhân dân lao động làm chủ - Có nền kinh tế phát triển cao, LLSX hiện đại, công hữu về TLSX - Có nền v.hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc - Con người được g.phóng khỏi áp bức bóc lột.
<span class='text_page_counter'>(71)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh phóng như thế nào?. Nội dung kiến thức cần đạt - Các dân tộc trong nước đoàn kết, bình đẳng. ? Mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc trong - Nhà nước của dân, do dân, vì dân nước ta có xẩy ra không? Tại sao?. - Có quan hệ hữu nghị, hợp tác với tất cả các. ? NN XHCN Việt Nam là nhà nước nước trên thế giới của ai? Vì sao?. Như vậy: nước ta vừa có chủ nghĩa xã hội. ? Nước ta thực hiện mối quan hệ vừa chưa có chủ nghĩa xã hội với các nước theo nguyên tắc nào? ? Có quan điểm: nước ta vừa có 2. Quá độ lên CNXh ở nước ta. CNXH vừa chưa có CNXH theo em a. Tính tất yếu khách quan đi lên CNXH ở đúng hay sai? Vì sao? VN Bàn về chủ nghĩa xã hội, Mac- - Tính tất yếu: Lênin khẳng định “tất cả các dân tộc sẽ + Là việc làm đúng, phù hợp với điều kiện LS đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là điều + Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân không thể tránh khỏi và đều phải trải + Phù hợp với xu thế của thời đại qua thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Giáo viên tổ chức cho học sinh cả lớp thảo luận về tính tất yếu khách - Nước ta lựa chọn con đường XHCN vì: quan lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.. + Đất nước mới có độc lập thực sự. ? Tại sao quá độ đi lên chủ nghĩa xã + Xoá bỏ được áp bức, bóc lột hội ở VN lại là một tất yếu khách quan. + Nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc,. ? Ngay sau khi hoàn thành cuộc cách có điều kiện phát triển. mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nước ta xây dựng theo chế độ nào? vì sao?. - Có hai hình thức quá độ:. ? Theo em, theo chủ nghĩa Mác- + Quá độ trực tiếp Lênin có mấy hình thức quá độ? Nước + Quá độ gián tiếp (bỏ qua CNTB-VN) ta đi lên CNXH theo hình thức nào? phân tích bỏ qua cái gì và không bỏ qua cái gì? ? Trong thời kì quá độ ở Việt Nam. - Nước ta đi lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. + Bỏ qua: sự thống trị của quan hệ sản xuất.
<span class='text_page_counter'>(72)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. có còn tồn tại cái cũ và cái lạc hậu và KTTT TBCN không?cho ví dụ?. + Không bỏ qua: tiếp thu, kế thừa KHCN, văn hoá tiên tiến…. 4. Củng cố. - Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của tiết - Cho học sinh trả lời các câu hỏi + Theo em trong 8 đ.trưng, đặc nào được thể hiện rõ nhất trong c.sống hiện nay ở nước ta? (Đó là đặc trưng: 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8) - Cho học sinh thảo luận: Em hãy chỉ ra mặt tích cực và hạn chế ở XH nước ta hiện nay + Tích cực: có ĐCS lãnh đạo, NN của dân, do dân, vì dân,có truyền thống tốt đẹp, TNTN phong phú, chính trị ổn định, quan hệ rộng mở… + Hạn chế: Chiến tranh tàn phá, các thế lực thù địch chống phá, điểm xuất phát thấp, TNXH, tham ô, tham nhũng, hàng giả… - Cho học tìm hiểu đặc điểm thời kì quá độ lên CNXH ở VN. + Chính trị: Vai trò lãnh đạo của ĐCS, NN của dân, do dân, vì dân. + Kinh tế: LLSX phát triển ở trình độ thấp, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. + Văn hoá: Tồn tại nhiều loại, nhiều khuynh hướng, còn tồn tại TT lạc hậu. +Xã hội: có nhiều giai cấp, tầng lớp, đời sống giữa các vùng chưa đều, TNXH… 5. Dặn dò nhắc nhở. Về nhà làm các bài tập cuối bài học, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi IV. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………… THỰC HÀNH: NHỮNG NỘI DUNG ĐÃ HỌC.
<span class='text_page_counter'>(73)</span> I. Mục tiêu bài học. Học xong tiết thực hành này học sinh cần nắm được 1. Về kiến thức. Học sinh nắm và vận dụng được những nội dung bài học có liên quan đến thực tế địa phương 2. Về kĩ năng. Biết vận dụng những kiến thức đã học đựơc và lý giải đựoc các hiện tưởng xảy ra ở địa phương. 3. Về thái độ. Tin tưởng đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Tin tưởng vào khả năng của bản thân trong việc góp phần phát triển kinh tế đất nước II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 11 -SGK tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD - Các SGK và kiến thức có liên quan đến chưng trình lớp 11 III. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Nội dung thực hành - Nhắc lại một cách khái quát nội dung chương trình học kì I và nêu cách vận dụng vào thực tế. - Định hướng cho học sinh nêu ra những câu hỏi thắc mắc có liên quan đến nội dung bài học -Cho học sinh làm một số bài tập tình huống trong sách bài tập tình huống GDCD mà giáo viên đã lựa chọn. Giáo viên nhắc những kiến thức trọng tâm của chương trình và cách vận dụng vào thực tế 4 Dặn dò nhắc nhở. Về nhà học bài cũ , tiết sau ôn tập học kì I.
<span class='text_page_counter'>(74)</span> ÔN TẬP HỌC KÌ I I. Mục tiêu bài học. - Củng cố lại kiến thức cho học sinh từ đó giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức đã học. - Hướng dẫn học sinh ôn tập, học bài và vận dụng kiến thức một cách có hệ thống và có hiệu quả. - Học sinh định hướng được việc ôn tập cũng như cách làm bài của học sinh II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV, TLHDGD GDCD 11 - Bài tập tình huống, SGK KTCT, CNXHKH - Những tình huống học sinh có thể hỏi. III. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Nội dung ôn tập - Hệ thống hoá kiến thức trọng tâm, cơ bản của học kì I - Cho học sinh trao đổi những nội dung, những vấn đề đã học - Giáo viên trả lời những câu hỏi thắc mắc của học sinh - Đặt ra một số câu hỏi ở dạng kiểm tra - Định hướng cách làm bài kiểm tra cho học sinh 3. Dặn dò nhắc nhở..
<span class='text_page_counter'>(75)</span> Về nhà ôn tập và tiết sau kiểm tra học kì I. KIỂM TRA HỌC KÌ I. I. Mục tiêu kiểm tra. - Đánh giá được chất lượng học tập bộ môn của học sinh và thái độ của học sinh đối với bộ môn. - Đánh giá được kĩ năng, kĩ sảo làm bài của học sinh và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế địa phương. - Từ đó giáo viên có cái nhìn tổng quát và điều chỉnh (nếu có) phương pháp và kĩ năng truyền thụ kiến thức cho học sinh. II. Tiến trình lên lớp. 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Nội dung đề kiểm tra kiểm tra.. ĐỀ THI SỐ 01 Câu hỏi/Mức độ nhận biết. Nhận biết. Thông hiểu. Vận dụng. Câu 1: Em hãy nêu và Nêu được các chức Phân tích được các Lấy được ví dụ.
<span class='text_page_counter'>(76)</span> phân tích các chức năng của thị trường. năng của thị trường. 30% tổng số điểm. = 1 điểm. = 3,0 điểm. chức năng của thị trường = 1 điểm. = 1 điểm. Câu 2: Em hãy trình bày nội dung mối quan hệ cung - cầu? sự vận dụng quan hệ cung - cầu của nhà nươc, người sản xuất kinh doanh và người. Trình bày được nội dung quan hệ cung cầu. tiêu dùng trong sản xuất và lưu thông hàng hóa 50% tổng số điểm = 5 điểm. = 5 điểm. Câu 3: Em hãy chỉ ra mặt tích cực và hạn chế ở xã hội nước ta hiện nay 20% tổng số điểm = 2,0 điểm. Vận. dụng. kiến. thức để giải quyết nội dung câu hỏi = 2 điểm. Câu 1: Em hãy nêu và phân tích các chức năng của thị trường?. (3. điểm) - Chức năng thực hiện (thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá.. (1. điểm) + Hàng hoá bán được tức là xã hội thừa nhận hàng hóa đó phù hợp nhu cầu của thị trường thì giá trị của nó được thực hiện. + Hàng hoá bán được người sản xuất có tiền, có lãi thì lại tiếp tục SX và mở rộng SX..
<span class='text_page_counter'>(77)</span> - Chức năng thông tin.. (1. điểm) + Cung cấp thông tin về những biến động của nhu cầu xã hội. + Những thông tin thị trường cung cấp: quy mô cung – cầu, giá cả, chất lượng, cơ cấu, chủng loại, điều kiện mua - bán. + Giúp cho người bán đưa ra quyết định kịp thời và người mua sẽ điều chỉnh việc mua cho phù hợp. - Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.. (1. điểm) + Sự biến động của cung – cầu trên thị trường điều tiết kích thích các yếu tố sản xuất. + Đối với người sản xuất: giá cao thì tăng sản xuất và ngược lại. + Đối với lưu thông: điều tiết hàng hoá và dịch vụ theo giá. + Đối với người tiêu dùng: giá cao thì giảm mua và ngược lại Câu 2: Em hãy trình bày nội dung mối quan hệ cung - cầu? sự vận dụng quan hệ cung - cầu của nhà nươc, người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng trong sản xuất. và. lưu. thông. hàng. hóa?. (5 điểm) a. Nội dung của quan hệ cung – cầu Thể hiện qhệ giữa người mua – ngươì bán, giữa sản xuât – tiêu dùng => để xác định giá cả và số lượng hàng hoá. - Cung – cầu tác động lẫn nhau. (0.5. điểm) + Khi cầu tăng => mở rộng sản xuất => cung tăng + Khi cầu giảm => sản xuất giảm =>. cung giảm. - Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường điểm) + Khi Cung = Cầu thì giá cả = giá trị + Khi Cung > Cầu thì giá cả < giá trị + Khi Cung < Cầu thì giá cả > giá trị. (1.
<span class='text_page_counter'>(78)</span> - Giá cả ảnh hưởng đến cung – cầu. (1. điểm) + Giá cả tăng => mở rộng sản xuất => cung tăng và cầu giảm khi thu nhập không tăng + Giá cả giảm => sản xuất giảm =>. cung giảm và cầu tăng mặc dù thu nhập không. tăng b.Vận dụng quan hệ cung- cầu - Đối với nhà nước. (1.5. điểm) + Khi cung < cầu do khách quan, điều tiết bằng cách sử dụng lực l ượng dự trữ để giảm giá và tăng cung + Khi cung < cầu do tự phát, đầu cơ, tích trữ thì điều tiết băng cách xử lí VPPL, sử dụng lực lượng dự trữ quốc gia để tăng cung + Khi cung > cầu quá nhiều thì phải kích cầu như tăng lương, tăng đầu tư…để tăng cầu - Đối với người sản xuất – kinh doanh. (0,5. điểm) + Cung > Cầu thì thu hẹp sản xuất – kinh doanh + Cung < Cầu thì mở rộng sản xuất – kinh doanh - Đối với người tiêu dùng. (0,5. điểm) + Cung < Cầu thì giảm mua + Cung > Cầu thì tăng mua Câu 3: Em hãy chỉ ra mặt tích cực và hạn chế ở xã hội nước ta hiện nay?. (2. điểm) + Tích cực: có ĐCS lãnh đạo, NN của dân, do dân, vì dân,có truyền thống tốt đẹp, TNTN phong phú, chính trị ổn định, quan hệ rộng mở… + Hạn chế: Chiến tranh tàn phá, các thế lực thù địch chống phá, điểm xuất phát thấp, TNXH, tham ô, tham nhũng, hàng giả…. ĐỀ THI SỐ 02.
<span class='text_page_counter'>(79)</span> Câu hỏi/Mức độ nhận biết. Nhận biết. Thông hiểu. Vận dụng. Câu 1: Em hãy trình Trình bày được nội bày nội dung của các dung của các thành. Lấy được ví dụ. thành phần kinh tế ở phần kinh tế ở nước. minh họa. nước ta hiện nay. ta hiện nay. 50% tổng số điểm = 5,0 điểm. = 4 điểm. = 1 điểm. Câu 2: Quy luật giá trị có tác động như thế nào trong quá Nêu được các tác Chỉ ra được nội trình sản xuất và lưu động của quy luật dung cảu tác động thông hàng hoá? Nội giá trị dung của các. của quy luật giá trị. tác. động đó 20% tổng số điểm = 2 điểm. = 1 điểm. Câu 3: Em hãy chỉ ra mặt tích cực và hạn chế ở xã hội nước ta hiện nay 30% tổng số điểm = 3,0 điểm. = 1 điểm Vận. dụng. kiến. thức để giải quyết nội dung câu hỏi = 3 điểm. Câu 1: Em hãy trình bày nội dung của các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay? (5 điểm) b. Các thành phần kinh tế ở nước ta. - Thành phần kinh tế nhà nước. điểm) + Khái niệm: Sở hữu nhà nước về TLSX + Vai trò: chủ đạo trong nền kinh tế. (1.
<span class='text_page_counter'>(80)</span> + Hình thức: TNTN, ngân sách, NH NN, quỹ dự trữ, DN NN…. - Thành phần kinh tế tập thể.. (1. điểm) + Khái niệm: Sở hữu tập thể về TLSX + Vai trò: nền tảng trong nền kinh tế + Hình thức: HTX là nòng cốt dựa trên nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi. - Thành phần kinh tế tư nhân.. (1. điểm) + Khái niệm: Sở hữu tư nhân về TLSX và sử dụng lao động làm thuê. + Vai trò: phát huy nhanh và có hiệu quả sức lao động, tay nghề, thời gian lao động… + Hình thức: Kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, doanh nghiệp tư nhân…. - Thành phần kinh tế tư bản nhà nước.. (1. điểm) + Khái niệm: Sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế NN với TBTN trong và ngoài nước. + Vai trò: thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lí, sản xuất kinh doanh… + Hình thức: liên doanh giữa nhà nước với tư bản trong và ngoài nước… - Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.. (1. điểm) + Khái niệm: Sở hữu 100% vốn nước ngoài + Vai trò: thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lí, sản xuất kinh doanh… + Hình thức: công ty, doanh nghiệp có 100% vốn của nước ngoài SX-KD ở Việt Nam…. Câu 2: Quy luật giá trị có tác động như thế nào trong quá trình sản xuất và lưu thông (3 điểm). hàng. hoá?. Nội. dung. của. các. tác. động. đó?.
<span class='text_page_counter'>(81)</span> a. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.. (1. điểm) - Giá cả > giá trị thì bán chạy có lãi và mở rộng sản xuất. - Giá cả < giá trị thì lỗ vốn tức thu hẹp sản xuất hoặc không san xuất hoặc chuyển sang nghề khác - Giá cả = giá trị có thể tiếp tục sản xuất Như vậy: thu hút hàng hóa từ nơi có gía cả thấp đến nơi có giá cao từ => cân bằng hàng hóa giữa các vùng. b. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên.. (1. điểm) Năng suất lao động tăng thì lợi nhuận tăng => cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay nghề, sử dụng thành tựu khoa học kĩ thuật. c. Phân hoá giầu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.. (1. điểm) - Người sản xuất có giá trị cá biệt thấp hơn hoặc bằng giá trị xã hội thì có lãi => mua sắm tư liệu sản xuất, đổi mới kĩ thuật => Người đó phát tài, giàu có - Người sản xuất có giá trị cá biệt cao hơn giá trị xã hội thì => Người đó thua lỗ, phá sản…=> nghèo đi. Như vậy: quy luật giá trị có tác dụng bình tuyển, đánh giá người sản xuất.. Câu 3: Em hãy chỉ ra mặt tích cực và hạn chế ở xã hội nước ta hiện nay?. (2. điểm) + Tích cực: có ĐCS lãnh đạo, NN của dân, do dân, vì dân,có truyền thống tốt đẹp, TNTN phong phú, chính trị ổn định, quan hệ rộng mở… + Hạn chế: Chiến tranh tàn phá, các thế lực thù địch chống phá, điểm xuất phát thấp, TNXH, tham ô, tham nhũng, hàng giả….
<span class='text_page_counter'>(82)</span> Bài 9: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (Tiết 1) I. Mục tiêu bài học. Học xong tiết 1 bài này học sinh cần nắm được 1. Về kiến thức Biết được nguồn gốc, bản chất nhà nước. 2. Về kĩ năng Biết phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa CNXH với chế độ XH trước ở nước ta. 3. Về thái độ Tin tưởng vào thắng lợi của CNXH ở nước ta, có ý thức sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ XHCN. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 11 - SGK CNXH KH, câu hỏi tình huống.
<span class='text_page_counter'>(83)</span> - Những thông tin có liên quan đến bài học III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Trong thời kì quá độ đi lên CNXH ở nước ta hiện nay có những đặc điểm cơ bản nào? 3. Học bài mới Từ khi hình thành xã hội theo em đã có nhà nước hay chưa? Vậy nhà nước có từ khi nào? Vậy để làm sáng tỏ vấn đề này hôm nay thầy và các em đi tìm hiểu bài 9.. Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. Để học sinh nắm được phần này giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện 1. Nguồn gốc, bản chất của nhà nước. phương pháp vấn đáp trả lời các câu hỏi a. Nguồn gốc của nhà nước. rồi tìm ra nội dung bài học. ? Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua mấy hình thái kinh tế xã hội? ? Trong các hình thái kinh tế xã hội đó, hình thái kinh tế xã hội nào có nhà nước,. CXNT. CHNL. PK. TBCN. XHCN. hình thái KTXH nào không có nhà nước? ? Theo em tại sao hình thái KTXH công xã nguyên thủy chưa có nhà nước?. Chưa có NN. 4 kiểu. nhà nước. ? Theo em điều kiện gì dẫn đến sự ra đời của nhà nước? ? Nhà nước đầu tiên ra đời đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người là nhà nước nào? ? Theo em ở Việt Nam nói riêng và ở phương đông nói chung nhà nước ra đời còn óc những yếu tố nào?. - Nguồn gốc kinh tế: TLSX ngày càng phát triển => của cải dư thừa => những người có địa vị trong xã hội chiến đoạt => xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. - Nguồn gốc xã hội: Xã hội phân hóa giai cấp, người chiếm đoạt được TLSX và của.
<span class='text_page_counter'>(84)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt cải => giàu lên và trở thành giai cấp bóc lột; còn những người bị tước đoạt TLSX. Vì vậy mà Lênin viết: Bất cứ ở đâu, hễ và của cải thì nghèo đi => trở thành giai lúc nào và chừng nào về mặt khách quan cấp bị bó lột. những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được thì Nhà nước xuất hiện. => Lợi ích của hai giai cấp này đối lập nhau => mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt đến mức không thể điều hòa được. => Lập ra một bộ máy trấn áp gọi là nhà nước. - Ở Việt Nam: + Trị thủy + Tự vệ. b. Bản chất của nhà nước. (giảm tải) 4. Củng cố. - Củng cố bài theo nội dung kiến thức vừa học. - Cho học sinh làm bài tập: Điền vào bảng sau nội dung thích hợp.. Nhà. Giai cấp thống. Giai cấp bị. Q.. Bộ máy trấn áp. nước. trị. trị. lực KT,CT,TT. CHNL. Chủ nô. Nô lệ. Chủ nô. Đàn áp nô lệ. PK. Địa chủ. Nông dân. Địa chủ. Đàn áp nông dân. TBCN. Tư sản. Vô sản. Tư sản. Đàn áp vô sản. 5. Dặn dò nhắc nhở. Về nhà làm các bài tập cuối bài học, học bài cũ và chuẩn bị bài mới (tiết 2 bài 9) trước khi đến lớp.
<span class='text_page_counter'>(85)</span> Bài 9: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (Tiết 2) I. Mục tiêu bài học..
<span class='text_page_counter'>(86)</span> Học xong tiết 2 bài này học sinh cần nắm được 1. Về kiến thức - Biết được thế nào là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. - Biết được nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có bản chất như thế nào. 2. Về kĩ năng Biết phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa CNXH với chế độ XH trước ở nước ta. 3. Về thái độ Tin tưởng vào thắng lợi của CNXH ở nước ta, có ý thức sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ XHCN. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 11 - SGK CNXH KH, câu hỏi tình huống - Những thông tin có liên quan đến bài học III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Theo em nhà nước ra đời cần phải có những điều kiện gì? 3. Học bài mới Theo em nhà nước phong kiến có phải nhà nước pháp quyền hay không? (Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật) Vậy thế nào là nhà nước pháp quyền XHCN và nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có bản chất như thế nào? Vậy để làm sáng tỏ vấn đề này hôm nay thầy và các em đi tìm hiểu bài 9.. Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. Đây là một phần khó nên giáo viên 2. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam kết hợp phương pháp thuyết trình, giảng a. Thế nào là nhà nước pháp quyền xã hội giải với nêu vấn đề vấn đáp. chủ nghĩa Việt Nam. Giáo viên giúp học sinh nắm được. - Nhà nước pháp quyền: quản lý mọi mặt.
<span class='text_page_counter'>(87)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. thế nào là nhà nước pháp quyền và nhà đời sống xã hội bằng pháp luật, và nhà nước nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hoạt động trong khuân khổ pháp luật. trong lịch sử có những nhà nước nào là nhà nước pháp quyền và sự khác nhau - Nhà nước pháp quyền Tư sản: NN của giữa các nhà nước pháp quyền. giai cấp tư sản, bảo vệ lợi ích giai cấp tư sản ? Em hiểu thế nào là nhà nước pháp quyền? ? Em hiểu thế nào là nhà nước pháp quyền tư sản? ? Em hiểu thế nào là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?. NN pháp quyền TS. XHCN - NN của GC TS. nhà nước pháp quyền tư sản với nhà. - NN của toàn thể. - Thể hiện ý chí của ND GCTS. - Thể hiện ý chí của. - Do giai cấp tư sản GCCN và NDLĐ lãnh đạo. ? Em hãy so sánh sự khác nhau giữa. NN pháp quyền. - Do GCCN thông qua chính đảng ĐCS lãnh đạo. nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa? ? Tại sao nhà nước phong kiến - Đặc điểm của NN pháp quyền XHCN: không phải nhà nước pháp quyền? + Là nhà nước của dân, do dân, vì dân (Vì những người cầm quyền không chịu + Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân sự ràng buộc của pháp luật, dân phải + Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật theo pháp luật của vua, còn vua thì + Nhà nước do Đảng cộng sản lãnh đạo không) + Nhà nước thực hiện nguyên tắc tập trung ? Vậy em hiểu như thế nào là nhà dân chủ trong tổ chức và hoạt của nhà nước. nước pháp quyền XHCN Việt Nam? b. Bản chất của NN pháp quyền XHCN ? Em hiểu thế nào là Lập pháp, Hành VN. pháp, Tư pháp? - Điều 2 của HP 92 sđ: Là nhà nước của dân, Giáo viên giúp học sinh nắm được do dân, vì dân, quyền lực nhà nước thuộc về thêm đặc điểm của nhà nước pháp nhân dân dựa trên nền tảng liên minh côngquyền xã hội chủ nghĩa. nông - trí thức do Đảng cộng sản lãnh đạo. ? Nhà nước pháp quyền xã hội chủ - NN ta mang bản chất giai cấp công nhân.
<span class='text_page_counter'>(88)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. nghĩa có bản chất như thế nào? Nhà - Bản chất nhà nước pháp quyền XHCN Việt nước do ai lãnh đạo?. Nam thể hiện:. ? Nhà nước ta mang bản chất giai + Tính nhân dân: cấp nào?. . Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Cho học sinh thảo luận hai câu hỏi . Nhân dân tham gia quản lý nhà nước (thảo luận theo đơn vị lớp) về biểu hiện . Thể hiện ý chí và nguyện vọng của ND bản chất nhà nước pháp quyền xã hội . Là công cụ để ND thực hiện quyền làm chủ chủ nghĩa Việt Nam. + Tính dân tộc: ? Tại sao bản chất giai cấp công . Đoàn kết toàn dân tộc nhân của nhà nước ta bao hàm tính . Có những chính sách đúng, chăm lo lợi ích nhân dân? các dân tộc ? Tại sao bản chất giai cấp công . Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp nhân của nhà nước ta bao hàm tính dân của dân tộc tộc? 4. Củng cố. - Củng cố bài theo từng đơn vị kiến thức - Cho HS làm bài tập: Nêu những việc làm mà nhà nước pháp quyền phát huy truyền thống, bản sắc dân tộc? bản thân em phải làm gì? 5. Dặn dò nhắc nhở. Về nhà làm các bài tập cuối bài học, học bài cũ và chuẩn bị bài mới (tiết 3 bài 9) trước khi đến lớp.
<span class='text_page_counter'>(89)</span> Giáo án số: 21. Ngày soạn: 28 – 12 - 2011 Tuần thứ: 22. Lớp. 11B11. 11B12. 11B13. 11B14. 11B15. dạy Ngày dạy Sĩ số Bài 9: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (Tiết 3). I. Mục tiêu bài học. Học xong tiết 3 bài này học sinh cần nắm được 1. Về kiến thức - Giúp học sinh năm được chức năng của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. - Giúp học sinh nhận thức được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Về kĩ năng Biết phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa CNXH với chế độ xã hội trước ở nước ta. 3. Về thái độ Tin tưởng vào thắng lợi của CNXH ở nước ta, có ý thức sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ XHCN. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 11 - SGK CNXH KH, câu hỏi tình huống.
<span class='text_page_counter'>(90)</span> - Những thông tin có liên quan đến bài học III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Bản chất của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào? 3. Học bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. Đối với phần kiến thức này giáo viên c. Chức năng của nhà nước pháp quyền xã sử dụng phương pháp vấn đáp để giúp hội chủ nghĩa Việt Nam. học sinh tìm ra nội dung kiến thức. ? Tại sao nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cần phải có chức năng đảm bảo ANCT, TTATXH?. Chức năng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hoạt động quyền lực của nhân dân trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.. ? Nhà nước pháp quyền XHCN VN tổ chức và xây dựng xã hội như thế nào? Giáo viên lập bảng so sánh sự khác nhau giữa các NN CHNL, PK, TBCN với NN XHCN. ? Giai cấp bóc lột sử dụng bạo lực trấn áp để nhằm mục đích gì? ? Chức năng bạo lực và trấn áp ở nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhằm mục đích gì?. - Chức năng đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an ninh xã hội.. + Phòng ngừa, ngăn chặn mọi âm mưa gây rối, phá hoại, bạo loạn.. + Ổn định chính trị, an toàn xã hội để xây dựng và phát triển.. ? Mục đích tổ chức và xây dựng của các nhà nước bốc lột là gi?. - Chức nằng tổ chức và xây dựng..
<span class='text_page_counter'>(91)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. ? Mục đích tổ chức và xây dựng của + Xây dựng và quản lý nền kinh tế nhà nước pháp quyền XHCN nhằm mực + Xây dựng và quản lý văn hoá, giáo dục, đích gì?. khoa học. + Xây dựng và đảm bảo các chính sách xã. ? Trong hai chức năng này thì chức hội năng nào có vai trò quyết định? Vì sao?. + Xây dựng hệ thống pháp luật. Cả hai chức năng này của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có mối liên - So sánh: hệ hữu cơ trong đó chức năng tổ chức và xây dựng đóng vai trò quyết định. Vì: Bạo lực trấn áp là việc đầu tiên xoá bỏ tận gốc bóc lột; tổ chức và xây dựng: để xây dựng xã hội mới được ấm no, hạnh phúc, xã hội tiến bộ. Đối với đơn vị kiến thức này giáo viên giúp cho học sinh nắm được kiến thức bằng cách tổ chức thảo luận theo hệ thống câu hỏi. ? Hệ thống chính trị XHCN Việt Nam bao gồm những tổ chức nào? Bao. gồm:. ĐCS. NN CHNL, PK, TBCN. NN XHCN (VN). + Bạo lực - trấn áp: + Bạo lực – trấn áp: bảo vệ và duy trì sự chống lại giai cấp thống trị của giai bóc lột, thế lực thù cấp bóc lột. địch và ATXH.. + Tổ chức – xây + Tổ chức – xây dựng: đem lại sự dựng: xây dựng xã giàu có cho giai cấp hội mới, nền KT bóc lột.. mới, nền văn hóa mới, con người mới. VN,. NNCHXHCNVN, các tổ chức chính trị như: MTTQ, CĐ, HND, HPN, ĐTN, HCCB… Qua các đơn vị kiến thức của toàn bài giáo viên giúp học sinh nắm được các trách nhiệm của mình trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa bằng hệ thống câu hỏi mở. ? Theo mỗi công dân phải làm gì để. d. Vai trò của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong hệ thống chính trị. (giảm tải). 3. Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam..
<span class='text_page_counter'>(92)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh góp phần xây dựng và bảo vệ NN VN?. Nội dung kiến thức cần đạt - Tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ tổ. ? Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm quốc của mình trong việc tham gia xây dựng nhà nước Việt Nam?. - Rèn luyện đạo đức, học tập tốt, sống lành. ? Em sẽ làm gì khi thấy bạn mình hay mạnh. một ai đó vi phạm pháp luật? - Ngăn ngừa VPPL, tuyên truyền mọi người tin vào đường lối của Đảng và NN.. 4. Củng cố. - Giáo viên hệ thống một cách cô đọng nhất về nội dung toàn bài 9 - Cho học sinh làm bài tập cuối phần bài học. 5. Dặn dò nhắc nhở. Về nhà học bài cũ, làm bài tập và chuẩn bị bài 10 trước khi đến lớp. Giáo án số: 22. Ngày soạn: 06 – 01 - 2012 Tuần thứ: 23. Lớp. 11B11. 11B12. 11B13. 11B14. 11B15. dạy Ngày dạy Sĩ số Bài 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. Tiết 1.
<span class='text_page_counter'>(93)</span> I. Mục tiêu bài học. Học xong tiết 1 bài này học sinh cần nắm được 1. Về kiến thức - Giúp học sinh nắm được bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. - Giúp học sinh nêu được nội dung cơ bản của nền dân chủ trong lĩnh vực chính trị, văn hoá, xã hội 2. Về kĩ năng Biết thực hiện quyền làm chủ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội phù hợp.phân 3. Về thái độ Tích cực tham gia vào các hoạt động thể hiện tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi, phê phán các hành vi, luận điệu xuyên tạc, chống lại nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 11 - Câu hỏi tình huống GDCD 11, Những thông tin có liên quan đến bài học III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có những chức năng nào? 3. Học bài mới Giờ trước chúng ta đã đi tìm hiểu bài 9 Nhà nước xã hội chủ nghĩa và ta thấy được đó là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Vậy nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của ai hôm nay thầy và các em cùng đi tìm hiểu bài 10: Nền dân chủ XHCN.. Hoạt động của giáo viên và học. Nội dung kiến thức cần đạt. sinh 1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ Từ Dân chủ được bắt nguồn từ tiếng nghĩa. Hi Lạp: Demos = Nhân dân. a. Thực chất của vấn đề dân chủ..
<span class='text_page_counter'>(94)</span> Hoạt động của giáo viên và học. Nội dung kiến thức cần đạt. sinh Katos = Quyền lực. - Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. ? Theo em dân chủ có phải là sản - Dân chủ là sản phẩm của cuộc đấu tranh giữa phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp nhân dân lao động bị áp bức với bóc lột. hay không?. - Trong xã hội loài người đã và đang có 3 nền dân chủ: DC chủ nô, DC tư sản và DC XHCN.. ? Từ khái niệm dân chủ em hãy - So sánh về quyền lực. cho biết trong lịch sử xã hội loài DCCN & DCTS DC XHCN người đã và đang có mấy nền dân Quyền lực thuộc về nhân dân chủ? Quyền lực thuộc về Quyền lực thuộc về thiểu số. toàn thể nhân dân. ? Tại sao chế độ Phong kiến không phải là chế độ (nền) dân chủ?. b. Bản chất của nền dân chủ XHCN.. ? Em hãy so sánh nền dân chủ - Mang bản chất của giai cấp công nhân Chủ nô và Tư bản với nền dân chủ - Lấy hệ tư tưởng Mác-Lênin làm nền tảng tư XHCN? tưởng, do ĐCS VN lãnh đạo Để học sinh nắm được bản chất nền dân chủ XHCN Giáo viên tổ. - Có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về TLSX. chức cho học sinh đọc phần “1” nhỏ, cùng thảo luận và trả lời câu hỏi theo - Là nền dân chủ của nhân dân lao động một hệ thống logic. ? Theo em nền dân chủ xã hội chủ - Gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cưởng. nghĩa mang bản chất của giai cấp nào? Vì sao?. - So sánh DCTS với DC XHCN.. ? Em hãy cho biết cơ sở kinh tế của nền dân chủ XHCN là gì? ? Nền dân chủ XHCN lấy hệ tư. Dân chủ tư sản. Dân chủ XHCN. - P.vụ lợi của thiểu - P.vụ lợi ích của đa.
<span class='text_page_counter'>(95)</span> Hoạt động của giáo viên và học. Nội dung kiến thức cần đạt. sinh tưởng nào làm nền tảng tư tưởng? ? Em hãy cho biết nền dân chủ XHCN do tổ chức nào lãnh đạo? ? Vì sao nền dân chủ XHCN phải do Đảng cộng sản lãnh đạo? ? Em hãy cho biết nền dân chủ XHCN là nền dân chủ cho ai?. số (GCTS). số (NDLĐ). - Mang bản chất của - Mang bản chất của GCTS. GCCN. - Tư hữu về TLSX. - Công hữu về TLSX. - Do các Đảng của - Do DCS lãnh đạo, GCTS. l.đạo,. thực thực. hiện. nhất. hiện đa nguyên chính nguyên chính trị trị. ? Vì sao nềm dân chủ xã hội chủ nghĩa phải gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương?. 2. Xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt. Vì: để thực hiện được nền dân chủ Nam. thì những nôi dung dân chủ của công Mục đích: Đem lại quyền lực thực sự cho dân phải được thể chế hóa bằng pháp nhân dân. luật. a. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh ? Em hãy so sánh nền dân chủ vực kinh tế. (giảm tải – đọc thêm) XHCN với nền dân chủ TBCN để xem nền dân chủ nào tiến bộ hơn? ? Mục đích xây dựng nền dân chủ ở nước ta để làm gì? Để học sinh nắm được những nội. b. ND cở bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị. - Thực hiện mọi quyền lực thuộc về nhân dân. dung xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam giáo viên tổ chức cho học sinh - Biểu hiện: thảo luận.. + Quyền bầu cử, ứng cử. ? Nội dung dân chủ trong lĩnh vực + Tham gia quản lý nhà nước kinh tế được thể hiện như thế nào? + Kiến nghị với các cơ quan nhà nước Cho ví dụ?. + Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tư do tín. ? Nội dung dân chủ trong lĩnh vực ngưỡng chính trị được thể hiện như thế nào? + Khiếu nại tố cáo.
<span class='text_page_counter'>(96)</span> Hoạt động của giáo viên và học. Nội dung kiến thức cần đạt. sinh Cho ví dụ?. 4. Củng cố. Giáo viên hệ thống lại kiến thức cơ bản của toàn bài, trả lời những thắc mắc của học sinh. 5. Dặn dò, nhắc nhở. Về nhà trả lời các câu hỏi cuối bài học, học bài cũ và chuẩn bị tiết 2 bài 10. Giáo án số: 23. Ngày soạn: 12 – 01 - 2012 Tuần thứ: ….. Lớp. 11B11. 11B12. 11B13. 11B14. 11B15. dạy Ngày dạy Sĩ số Bài 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. Tiết 2. I. Mục tiêu bài học. Học xong tiết 2 bài này học sinh cần nắm được 1. Về kiến thức - Giúp học sinh nắm được yêu cầu của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. - Giúp học sinh nêu được những hình thức cơ bản của nền dân chủ. 2. Về kĩ năng.
<span class='text_page_counter'>(97)</span> Phân biệt được hai hình thức dân chủ từ đó biết kết hợp giữa hai hình thức dân chủ này. 3. Về thái độ Tích cực tham gia vào các hoạt động thể hiện tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi, phê phán các hành vi, luận điệu xuyên tạc, chống lại nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 11 - Bài tập, Câu hỏi tình huống GDCD 11 - Những thông tin có liên quan đến bài học III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Nền dân chủ XHCN có bản chất như thế nào? 3. Học bài mới Giờ trước các em đã nắm được nội dung cơ bản của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam trên các lĩnh vực, vậy để làm tốt dân chủ trên các lĩnh vực đó chúng ta cần phải có những yêu cầu gì? Dân chủ có những hình thức cơ bản nào? Đó là nội dung mà hôm nay thầy và các em đi tìm hiểu tiếp tiết 2 bài 10: Nền dân chủ XHCN.. Hoạt động của giáo viên và học. Nội dung kiến thức cần đạt. sinh 2. Xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt ? Nội dung dân chủ trong lĩnh vực Nam. văn hóa được thể hiện như thế nào? c. ND cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn Cho ví dụ?. hóa. - Thực hiện quyền làm chủ và bình đẳng trong. ? Nội dung dân chủ trong lĩnh vực lĩnh vực văn hóa xã hội được thể hiện như thế nào? - Biểu hiện: Cho ví dụ?. + Tham gia đời sống văn hóa, văn nghệ + Hưởng lợi ích sáng tạo văn hóa, văn nghệ.
<span class='text_page_counter'>(98)</span> Hoạt động của giáo viên và học. Nội dung kiến thức cần đạt. sinh Cho học sinh nhắc lại những nội + Sáng tác, phê bình văn hóa, văn nghệ dung cơ bản của dân chủ trong các d. Nội dung cơ bản của dan chủ trong lĩnh lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, vực xã hội. xã hội. Từ đó giáo viên giúp học sinh - Quyền lao đông,nam nữ bình đẳng lấy ví dụ về các nội dung của dân chủ - Bảo vệ sức khỏe, bảo hiểm xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Quyền đảm bảo về vật chất và tinh thần. - ... Những nội dung cơ bản của nền dân chủ XHCN nêu trên càng cho. e. Yêu cầu của nền dân chủ XHCN. (giảm tải). thấy rõ bản chất của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam. Vậy để quyền lực hoàn toàn thuộc về nhân dân 3. Những hình thức cơ bản của dân chủ. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm a. Dân chủ trực tiếp. đến các yêu cầu sau:. - Khái niệm: SGK. ? Em hãy cho biết để xây dựng - Nội dung: nhân dân bình đẳng và tham gia nền dân chủ XHCN ở nước ta tốt hơn trực tiếp vào các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn nưa cần phải làm tốt những yêu cầu hoá, xã hội…và biểu quyết theo đa số. nào? - Ví dụ:.... b. Dân chủ gián tiếp. Để học sinh nắm được nội dung những hình thức cơ bản của dân chủ giáo viên chia lớp làm hai nhóm lớp vào giao nội dung thảo luận. Nhóm 1: Thế nào là dân chủ trực tiếp? hãy nêu ví dụ về những hình thức dân chủ trực tiếp mà em biết? Nhóm 2: Thế nào là dân chủ gián tiếp? hãy nêu ví dụ về những hình. - Khái niệm: SGK - Nôị dung: thể hiện quyền làm chủ và tham gia quản lý nhà nước thông qua những người, cơ quan đại diện. - Ví dụ: c. Mối quan hệ dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. - Đều là hình thức của chế độ dân chủ và có.
<span class='text_page_counter'>(99)</span> Hoạt động của giáo viên và học. Nội dung kiến thức cần đạt. sinh thức dân chủ gián tiếp mà em biết? ? Em hãy cho biết hai hình thức. quan hệ mật thiết với nhau. - Hạn chế:. dân chủ này có mối quan hệ với nhau + Dân chủ trực tiếp: Đây là hình thức dân chủ không? Vì sao?. mang tính quần chúng rộng rãi những lại phụ. ? Em hãy chỉ ra hạn chế của hai thuộc vào trình độ nhận thức của người dân hình thức dân chủ này? Giải pháp + Dân chủ gián tiếp: Nguyện vọng của nhân khắc phục? dân không được phản ánh trực tiếp; phụ thuộc vào năng lực người đại diện. Vì vậy, phải kết hợp hai hình thức này để phát huy tối đa hiệu quả nền dân chủ XHCN. 4. Củng cố. - Giáo viên hệ thống lại kiến thức cơ bản của toàn bài - Giáo viên cho học sinh lài các bài tập sau: + Em hãy nêu những ví thể hiện dân chủ và thể hiện không dân chủ mà em biết? + Là một học sinh, em phải làm gì để góp phần thực hiện nếp sống dân chủ? 5. Dặn dò, nhắc nhở. Về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp Chuẩn bị các câu hỏi sau: + Tình hình dân số nước ta + Hậu quả, nguyên nhân của vấn đề gia tăng dân số + Tình hình việc làm ở nước ta hiện nay + Giải pháp của việc gia tăng dân số và giải quyết việt làm.
<span class='text_page_counter'>(100)</span> Giáo án số: 24. Ngày soạn: 31 – 01 - 2012 Tuần thứ: 25. Lớp. 11B11. 11B12. 11B13. 11B14. 11B15. dạy Ngày dạy Sĩ số Bài 11 : CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM. I. Mục tiêu bài học. Học xong bài này h ọc sinh cần phải nắm được 1. Về kiến thức Nêu được tình hình dân số, việc làm và mục tiêu, phương hướng cơ bản của Đảng và Nhà nước ta để giải quyết vấn đề dân số và việc làm. 2. Về kĩ năng Biết đánh giá việc thực hiện chính sách dân số và giải quyết việc làm của gia đình, của cộng đồng dân cư. 3. Về thái độ Tin tưởng và chấp hành chính sách dân và giải quyết việc làm của Đảng và Nhà nước. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK và SGV GDCD 11, Sách bài tập GDCD 11 - Những nội dung có liên quan đến bài học III. Tiến trình dạy học..
<span class='text_page_counter'>(101)</span> 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Hãy chỉ ra sự giống và khác nhau giữa dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp? 3. Dạy bài mới Dân số và giải quyết việc làm là một vấn đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Vậy tình hình dân số và giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay ra sao. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những mục tiêu và phương hướng gì cho vấn đề dân số và giải quyết việc làm?. Hoạt động của giáo viên và học sinh Giáo viên nhận xét những nét cơ bản về tình hình dân số ở nước ta để học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt 1. Chính sách dân số. a. Tình hình dân số nước ta. nắm được mục tiêu, phương hướng thực hiện chính sách dân số ở nước ta.. (Đọc thêm). Với vốn hiểu biết của bản thân và kiến thức có liên quan, cho học sinh nhận xét về tình hình dân số ở nước ta hiện nay thông qua các số liệu giáo viên đưa ra. Từ đó học sinh năm được mục tiêu, phương. Nă. 19. 19. 19. 19. 20. 200. m. 30. 50. 80. 99. 06. 9. Tri. 17, 23, 53, 76,. 84. 85. 4. 8. - Mục tiêu. + Ổn định quy mô, cơ cấu và phân bố dân. Sơ đồ tốc độ tăng dân số. 2. thực hiện chính sách dân số.. + Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số. hướng của chính sách dân số. ệu. b. Mục tiêu và phương hướng cơ bản để. số hợp lí + Nâng cao chất lượng dân số. - Phương hướng. 3. + Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí Mật độ dân số ( người/km2) Năm. + Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền. 197 198 199 200 TG 9. 9. 9. 0. Ngườ 159 195 231 242. 44. giáo dục.
<span class='text_page_counter'>(102)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt + Nâng cao sự hiểu biết của người dân. i/km2. + Nhà nước đầu tư đúng mức và tranh thủ Phân bố dân số. mọi nguồn lực để thực hiện công tác xã hội. Vùng. Dân số. Diện tích. Đồng. 75 %. 30 %. bằng Miền. hóa dân số 2. Chính sách giải quyết việc làm. a. Tình hình việc làm ở nước ta hiện nay.. 25 %. 70 %. núi Dân số nước ta đứng thứ 3 ở ĐNA và thứ 13 thế giới ? Mục tiêu cơ bản để thực hiện chính sách dân số ở nước ta? ? Phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số ở nước ta? ? Vì sao nói kết quả giảm sinh ở nước ta chưa thực vững chắc? - Giảm sinh ở nước ta chưa vững chắc vì: + Tư tưởng chủ quan của lãnh đạo + Tính tự nguyện của CB và ND chưa. - Thiếu việc làm (ở cả nông thôn và thành thị); thu nhập thấp - Dân số trong độ tuổi lao động ngày càng tăng - Chất lượng nguồn nhân lực thấp - Lao động từ NT lên TT ngày càng tăng - Sinh viên tốt nghiệp có việc làm ít b. Mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm. - Mục tiêu + Giải quyết việc làm (ở cả TT và NT) ( năm 2012 = 1,7 triệu lao động) + Phát triển nguồn nhân lực + Mở rộng thị trường lao động. cao + Tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn tồn. + Tăng lao động đã qua đào tạo nghề - Phương hướng. tại. + Những người có điều kiện sinh con thứ + Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ 3 để có con trai. + Khuyến khích làm giàu hợp pháp, tự do. ? Tác động của vấn đề dân số đối với hành nghề đời sống xã hội? (hậu quả của việc gia + Đẩy mạnh xuất khẩu lao động (năm 2012 tăng dân số nhanh). = 9 vạn). - Hậu quả của việc tăng dân số nhanh. + Sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
<span class='text_page_counter'>(103)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. KT suy giảm; NSLĐ thấp; việc làm 3. Trách nhiệm của công dân đối với thiếu; mức sống thấp; sức ép về LTTP, chính sách dân số và giải quyết việc làm. GD, YT, nhà ở; ô nhiễm môi trường;. - Chấp hành chính sách dân số và việc. TNXH tăng.... làm; pháp luật về dân số và pháp luật lao. ? Em có nhận xét gì về tình hình việc làm ở nước ta hiện nay?. động - Động viện mọi người cùng thực hiện và. ? Tại sao tình trạng thiếu việc làm ở. tham gia vào chính sách đó. nnước ta là vấn đề bức xúc ở cả TT và - Bản thân có ý chí vươn lên trong học tập NT?. và trong cuộc sống. ? Từ tình hình việc làm ở nước ta hiện nay Đảng và Nhà nước có mục tiêu gì để giải quyết việc làm? ? Từ tình hình việc làm ở nước ta hiện nay Đảng và Nhà nước có phương hướng gì để giải quyết việc làm? Cho học sinh tìm hiểu nội dung và trách nhiệm của công dân và bản thân (liên hệ với thực tế địa phương) 4. Củng cố. - Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của bài - Cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK (2 đến 6) 5. Dặn dò nhắc nhở. Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK, học bài cũ và chuẩn bị bài 12. Giáo án số: 25. Ngày soạn: 08 – 02 - 2012 Tuần thứ: 26. Lớp. 11B11. 11B12. 11B13. 11B14. 11B15.
<span class='text_page_counter'>(104)</span> dạy Ngày dạy Sĩ số Bài 12: CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. I. Mục tiêu bài học. Học xong bài này học sinh cần nắm được 1. Về kiến thức - Nêu mục tiêu, những phương hướng cơ bản nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường. - Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách TN&MT 2. Về kĩ năng - Biết tham gia và tuyên truyền chính sách tài nguyên và môi trường phù hợp với khả năng của bản thân. - Biết đánh giá thái độ của bản thân và của người khác trong việc thực hiện chính sách tài nguyên, môi trường. 3. Về thái độ - Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách tài nguyên và môi trường của Nhà nước. - Phản đối và đấu tranh với các hành vi gây hại cho tài nguyên và môi trường. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 11, máy chiếu, phiếu học tập - Sách bài tập tình huống GDCD 11 - Những nội dung có liên quan đến bài học III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Em hãy tình hình dân số ở nước ta hiện nay? 3. Học bài mới.
<span class='text_page_counter'>(105)</span> Vấn đề môi trường ở nước ta đã được đảm bảo hay chưa và tình hình khai thác tài nguyên như thế nào? Đảng và Nhà nước đã có những chính sách gì để bảo vệ tài nguyên, môi trường, cũng như khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hợp lí? Đó là nội dung của bài học hôm nay…. Để học sinh nắm được nội dung mục tiêu, 1. Tình hình tài nguyên, môi phương. hướng. cơ. bản. của. chính. sách trường ở nước ta hiện nay.. TN&BVMT thì giáo viên nêu khái quát tình hình. (Đọc thêm). TN&MT ở nước ta. - TNTN đa dạng và phong phú + Khoáng sản phong phú (dầu mỏ, sắt, bô xít, thiếc, than…) + Đất đai mầu mỡ (phù sa, bazan…). 2. Mục tiêu, phương hướng cơ. + Khí hậu (nhiệt đới ẩm gió mùa). bản của chính sách tài nguyên và. + Rừng rộng, động vật, thực vật có nhiều loại. bảo vệ môi trường.. + Biển rộng có nhiều phong cảnh đẹp + Ánh sáng, nước, không khí dồi dào - Thực trạng về tài nguyên + Khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt. + Rừng bị tàn phá, nhiều động vật, thực vật có - Mục tiêu nguy cơ tuyệt chủng. + Chất lượng đất suy giảm, đất canh tác thu hẹp.. + Sử dụng hợp lý tài nguyên. - Thực trạng về môi trường + Ô nhiễm đất, nước, không khí, biển…. +. Làm tốt công tác bảo vệ môi. + Sự cố môi trường: Bão, lũ lụt, hạn hán…ngày trường càng tăng + Nhiều vấn đề về vệ sinh môi trường…. + Bảo tồn đa dạng sinh học. Từ những thực trạng về tài nguyên, môi trường nêu trên Đảng và Nhà nước ta đã có + Từng bước nâng cao chất lượng.
<span class='text_page_counter'>(106)</span> những mục tiêu và phương hướng gì? Giáo viên môi trường giúp học sinh nắm được nội dung đơn vị kiến thức này bắng việc sử dụng phương pháp vấn - Phương hướng đáp. Đối với phần này giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với đàm thoại để giúp học sinh hiểu đuwọc một số chính sách. + Tăng cường công tác quản lí của nhà nước.. quan trọng để bảo vệ môi trường. ? Theo em Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những mục tiêu gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường?. + Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường cho người dân.. - Học sinh trả lời - Giáo viên nhận xét và kết luận các mục tiêu lên màn hình máy chiếu.. + Coi trọng nghiên cứu KHCN, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực.. Vậy để thực hiện được các mục tiêu cơ bản của chính sách tài nguyên bà bảo vệ môi trường chúng ta phải có những phương hướng cơ bản. + Chủ động phong ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên.. nào. Giáo viên cho học sinh đọc phần phương. hướng, sau đó cho học sinh thảo luận nhóm theo + Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết các câu hỏi (phiếu học tập) sau đó chiếu từng kiệm tài nguyên. phương hướng lên màn hình máy chiếu theo nội dung câu hỏi thảo luận. Nhóm 1. + Áp dụng khoa học hiện đại vào khai thác.. ? Theo em, Nhà nước phải làm gì để thực hiện tốt các mục tiêu trên? Nhóm 2 ? Làm thế nào để nâng cao ý thức bảo vệ tài 3. Trách nhiệm của công dân đối nguyên môi trường cho toàn dân? Nhóm 3. với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường..
<span class='text_page_counter'>(107)</span> ? Để khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường có hiệu quả cần coi trọng điều gì? Nhóm 4. - Tin tưởng, ủng hộ chính sách và pháp luật của Nhà nước về tài. ? Cần có biện pháp nào để khắc phục tình nguyên, môi trường. trạng ô nhiễm môi trường, cần kiệt tài nguyên? - Học sinh tiến hành thảo luận nhóm theo câu hỏi - Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết quả - Các nhóm khác nhận xét, bổ xung (nếu có). - Tích cực tham gia vào các hoạt. - Giáo viên ghi ý kiến của học sinh lên bảng sau động bảo vệ tài nguyên, môi trường đó nhận xét, kết luận, kết hợp chiếu trên màn hình.. - Vận động mọi người cùng tham. Mỗi chúng ta đều có thể bảo vệ môi trường gia vào các hoạt động bảo vệ tài bằng việc làm thiết thực cụ thể hàng ngày phù nguyên, môi trường hợp với lứa tuổi. Để học sinh nắm được trách nhiệm đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường giáo viên đưa ra câu hỏi sau. ? Ở trường, ở lớp, ở nơi em sinh sống có những hành động tác động xấu đến tài nguyên, môi trường không? Đó là những hành động nào? Thái độ của em đối với hành động đó là gì? ? Công dân có trách nhiệm gì đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường? Giáo viên nhận xét và kết luận chiếu trách nhiệm của công dân lên màn hình máy chiếu. 4. Củng cố - Hệ thống lại kiến thức cơ bản của bài - Đưa ra câu hỏi sau: Các em cho biết khai thác rừng bừa bãi có nguyên nhân nào, dẫn đến hậu quả gì và biện pháp khắc phục như thế nào?.
<span class='text_page_counter'>(108)</span> Nguyên nhân. Hậu quả. Biện pháp khắc phục. - Ý thức của con người - Diện tích rừng giảm. - Tuyên truyền, giáo dục. kém. người dân - Ô nhiễm môi trường. - Phong tục tập quán - Pháp luật chưa nghiêm. - Tuyệt chủng động vật, thực - Tăng cường quản lý của nhà nước vật - Gây sói mòn, rửa trôi. - Một số nguyên nhân. - Khai thác tiết kiệm. - Mọi người cùng tham gia chống các hành vi phá rừng.. khác 5.Dặn dò nhắc nhở Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK phần cuối bài và ôn tập từ bài 8 đến bài 12 để tiết tới kiểm tra 1 tiết.
<span class='text_page_counter'>(109)</span> Giáo án số: 26. Ngày soạn: 16 – 02 - 2012 Tuần thứ: 27. Lớp. 11B11. 11B12. 11B13. 11B14. 11B15. dạy Ngày dạy Sĩ số KIỂM TRA Đ ỊNH K Ì. I. Mục tiêu kiểm tra. - Đánh giá được chất lượng học tập bộ môn của học sinh và thái độ của học sinh đối với bộ môn. - Đánh giá được kĩ năng, kĩ sảo làm bài của học sinh và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế địa phương. - Từ đó giáo viên có cái nhìn tổng quát và điều chỉnh (nếu có) phương pháp và kĩ năng truyền thụ kiến thức cho học sinh. II. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Nội dung kiểm tra.. ĐỀ SỐ 01 Câu hỏi/Mức độ. Nhận biết. Thông hiểu. Vận dụng.
<span class='text_page_counter'>(110)</span> nhận biết Câu 1: Em hãy nêu và Nêu được mục tiêu, Phân tích được mục phân tích mục tiêu, phương hướng cơ tiêu, phương hướng phương hướng cơ bản bản nhằm sử dụng cơ bản nhằm sử nhằm sử dụng hợp lý hợp lý tài nguyên dụng hợp lý tài tài nguyên và bảo vệ và môi trường. bảo. vệ. trường. 50% tổng số điểm = 5,0 điểm. môi nguyên và bảo vệ môi trường. = 2 điểm. = 3 điểm. Câu 2 : Tại sao nhà. Chứng minh được. nước ta mang tính. nhà nước ta mang. nhân dân rộng rãi và. tính nhân dân rộng. tính dân tộc sâu sắc. rãi và tính dân tộc sâu sắc. 20% tổng số điểm = 2 điểm. = 2 điểm. Câu 3: Các em cho biết khai thác rừng bừa bãi có nguyên. Vận. dụng. kiến. nhân nào, dẫn đến. thức để giải quyết. hậu quả gì và biện. nội dung câu hỏi. pháp khắc phục như thế nào 30% tổng số điểm = 3,0 điểm. = 3 điểm. Câu 1: Em hãy nêu và phân tích mục tiêu, phương hướng cơ bản nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ? ( 5 điểm). - Mục tiêu + Sử dụng hợp lý tài nguyên + Làm tốt công tác bảo vệ môi trường.
<span class='text_page_counter'>(111)</span> + Bảo tồn đa dạng sinh học + Từng bước nâng cao chất lượng môi trường - Phương hướng + Tăng cường công tác quản lí của nhà nước. + Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường cho người dân. + Coi trọng nghiên cứu KHCN, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực. + Chủ động phong ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên. + Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên. + Áp dụng khoa học hiện đại vào khai thác.. Câu 2: Tại sao nhà nước ta mang tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc ? (2 điểm). + Tính nhân dân: . Nhà nước của dân, do dân, vì dân . Nhân dân tham gia quản lý nhà nước . Thể hiện ý chí và nguyện vọng của ND . Là công cụ để ND thực hiện quyền làm chủ + Tính dân tộc: . Đoàn kết toàn dân tộc . Có những chính sách đúng, chăm lo lợi ích các dân tộc . Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Câu 3: Các em cho biết khai thác rừng bừa bãi có nguyên nhân nào, dẫn đến hậu quả gì và biện pháp khắc phục như thế nào? (3 điểm). Nguyên nhân. Hậu quả. - Ý thức của con người - Diện tích rừng giảm. Biện pháp khắc phục - Tuyên truyền, giáo dục.
<span class='text_page_counter'>(112)</span> kém. người dân - Ô nhiễm môi trường. - Khai thác tiết kiệm. - Phong tục tập quán. - Tuyệt chủng động vật, - Tăng cường quản lý của. - Pháp luật chưa nghiêm. thực vật. nhà nước. - Gây sói mòn, rửa trôi. - Mọi người cùng tham gia chống các hành vi phá. - Một số nguyên nhân khác. rừng.. ĐỀ SỐ 02 Câu hỏi/Mức độ nhận biết. Nhận biết. Thông hiểu. Vận dụng. Câu 1: Em hãy nêu và Nêu được mục tiêu, Phân tích được mục phân tích mục tiêu và phương hướng cơ tiêu, phương hướng phương hướng cơ bản bản để thực hiện cơ bản để thực hiện để thực hiện chính chính sách dân số ở chính sách dân số ở sách dân số ở nước ta. nước ta. 50% tổng số điểm. nước ta. = 2 điểm. = 5,0 điểm Câu 2 : Em hãy trình Trình. bày. = 3 điểm được. bày nguồn gốc ra đời nguồn gốc ra đời nhà nước 20% tổng số điểm = 2 điểm. nhà nước = 2 điểm. Câu 3: Các em cho biết khai thác rừng bừa bãi có nguyên. Vận. nhân nào, dẫn đến. thức để giải quyết. hậu quả gì và biện. nội dung câu hỏi. pháp khắc phục như thế nào. dụng. kiến.
<span class='text_page_counter'>(113)</span> 30% tổng số điểm = 3,0 điểm. = 3 điểm. Câu 1: Em hãy nêu và phân tích mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số ở nước ta? (5 điểm). - Mục tiêu + Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số + Ổn định quy mô, cơ cấu và phân bố dân số hợp lí + Nâng cao chất lượng dân số - Phương hướng + Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí + Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền giáo dục + Nâng cao sự hiểu biết của người dân + Nhà nước đầu tư đúng mức và tranh thủ mọi nguồn lực để thực hiện công tác xã hội hóa dân số. Câu 2: Em hãy trình bày nguồn gốc ra đời nhà nước? (2 điểm). - Nguồn gốc kinh tế: TLSX ngày càng phát triển => của cải dư thừa => những người có địa vị trong xã hội chiến đoạt => xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. - Nguồn gốc xã hội: Xã hội phân hóa giai cấp, người chiếm đoạt được TLSX và của cải => giàu lên và trở thành giai cấp bóc lột; còn những người bị tước đoạt TLSX và của cải thì nghèo đi => trở thành giai cấp bị bó lột. => Lợi ích của hai giai cấp này đối lập nhau => mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt đến mức không thể điều hòa được. => Lập ra một bộ máy trấn áp nhà nước. - Ở Việt Nam: + Trị thủy + Tự vệ. gọi là.
<span class='text_page_counter'>(114)</span> Câu 3: Các em cho biết khai thác rừng bừa bãi có nguyên nhân nào, dẫn đến hậu quả gì và biện pháp khắc phục như thế nào? (3 điểm). Nguyên nhân. Hậu quả. Biện pháp khắc phục. - Ý thức của con người - Diện tích rừng giảm. - Tuyên truyền, giáo dục. kém. người dân - Ô nhiễm môi trường. - Phong tục tập quán - Pháp luật chưa nghiêm. - Tuyệt chủng động vật, - Tăng cường quản lý của nhà nước thực vật - Gây sói mòn, rửa trôi. - Một số nguyên nhân khác. - Khai thác tiết kiệm. - Mọi người cùng tham gia chống các hành vi phá rừng.. 3. Dặn dò nhắc nhở.
<span class='text_page_counter'>(115)</span> Giáo án số: 27. Ngày soạn: 24 – 02 - 2012 Tuần thứ: 28. Lớp. 11B11. 11B12. 11B13. 11B14. 11B15. dạy Ngày dạy Sĩ số Bài 13: CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HOÁ (Tiết 1) I. Mục tiêu bài học. Học xong tiết 1 bài 13 này h ọc sinh cần nắm được 1. Về kiến thức Nêu được nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay. 2. Về kĩ năng.
<span class='text_page_counter'>(116)</span> Biết tham gia và tuyên truyền và thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo phù hợp với khả năng của bản thân. Biết đánh giá một số hiện tượng gần gũi trong cuộc sống liên quan đến chính sách giáo dục và đào tạo. 3. Về thái độ Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách giáo dục và đào tạo của Nhà nước. Có ý thức phê phán việc làm vi phạm chính sách giáo dục và đào tạo của nhà nước. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 11 - Sách bài tập tình huống GDCD 11 - Những nội dung có liên quan đến bài học III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Học bài mới Ngay sau khi giành độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Thật vậy muốn đưa dân tộc sánh vai với các nước thì phải nâng cao sự hiểu biết của mọi người, phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc, tiếp thu được những thành tựu tiên tiến của khoa học kĩ thuật… đó chỉ có thể là sự nghiệp giáo giáo dục và đào tạo…. Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. Giáo viên sử dụng phương pháp đàm 1. Chính sách Giáo dục và Đào tạo thoại kết hợp với phương pháp giảng giải. a. Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo. GD&ĐT có vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá * Khái niệm GD&ĐT văn minh nhân loại, là một trong những - Giáo dục: Chỉ sự bồi dưỡng, phát triển động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã con người toàn diện ở bậc mẫu giáo đến hội. phổ thông ? Em hiểu như thế nào là giáo dục? - Đào tạo: Chỉ sự bồi dưỡng, chuẩn bị ? Em hiểu như thế nào là đào tạo?.
<span class='text_page_counter'>(117)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. Giáo dục và đào tạo có vai trò rất quan nghề trong các trường chuyên nghiệp và trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực trường nghề. con người. Cho nên Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và đầu * Nhiệm vụ của GD&ĐT tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát - Nâng cao dân trí triển. Vì dân trí thấp là tụt hậu và không thể ? Theo em GD&ĐT có nhiệm vụ gì? hội nhập vì vậy phải nâng cao dân trí. ? Theo em, tại sao chúng ta phải nâng - Đào tạo nhân lực cao dân trí? + Tạo ra đội ngũ lao động Vì: dân trí thấp tức là tụt hậu không thể + Tạo ra đội ngũ chuyên gia hội nhập với văn minh nhân loại. + Tạo ra đội ngũ nhà quản lý ? Theo em, tại sao chúng ta phải đào - Bôì dưỡng nhân tài tạo nhân lực? Đào tạo và bồi dưỡng nhân tài thì mới Vì: muốn kinh tế xã hội phát triển thì phải có khả năng thu hẹp khoảng cách với các tạo ra đội ngũ nguồn lao động có tay nước văn minh. nghề, các chuyên gia, các nhà quản lý * Vị trí của GD&ĐT: giỏi. ? Theo em, tại sao chúng ta phải bồi - Đảng và nhà nước ta coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu và coi đầu tư cho GD&ĐT dưỡng nhân tài? Vì:… ? Tại sao Đảng và Nhà nước ta lại xác định GD&ĐT là quốc sách hàng đầu? ? GD&ĐT có vai trò như thế nào? Giáo viên yêu cầu học sinh nêu tên các phương hướng cơ bản, sau đó đàm thoại,. là đầu tư cho sự phát triển vì: - Xây dựng XHCN con người được đặt ở vị trí trung tâm, là mục tiêu và động lực của sự phát triển. - Góp phần đào tạo, bồi dưỡng con người. giảng giải từng phương hướng cuối cùng - Học vấn của nhân dân được nâng cao từ đó nắm bắt và sử dụng được KHCN. kết luận. ? Theo em chúng ta phải làm gì để * Vai trò của G& ĐT: nâng cao hiệu quả và chất lượng + Giữ gìn, phát triển, truyền bá văn minh GD&ĐT?. nhân loại.
<span class='text_page_counter'>(118)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. Phải: đổi mới nội dung, phương pháp dạy + Là động lực thúc đẩy sự nghiệp CNHhọc, cơ chế quản lý, có chính sách đúng ĐH trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, + Là điều kiện phát huy nguồn nhân lực sử dụng nhân tài. b. Phương hướng cơ bản để phát triển ? TS nước ta phải tăng nhanh đào tạo Giáo dục và Đào tạo. nghề và mở rộng nhiều trường TCCN - Nâng cao chất lượng, hiệu quả GD & ĐT nghề? ( Số liệu trong 5 năm tới dạy nghề cho 7,5 đến 8 triệu lao động, tỉ lệ lao động qua đào tạo chiến trên 40%. ? Theo em tại sao phải xã hội hoá sự nghiệp giáo dục và đào tạo? Muốn nâng cao được trình độ dân trí và nguồn nhân lực thì phải có sự tham gia của nhà nước và nhân dân, đa dạng hoá các loại hình trường, hình thức giáo dục. ? Theo em tại sao phải hợp tác quốc tế. - Mở rộng quy mô giáo dục - Ưu tiên đầu tư cho GD & ĐT - Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục - Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục: huy động mọi nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia vào sự nghiệp giáp dục. - Tăng cường hợp tác quốc tế về GD&ĐT: vì để tiếp cận với giáo dục tiên tiến trên thế giới.. về giáo dục và đào tạo? Để tiếp cận các chuẩn mực giáo dục tiên tiến trên thế giới phù hợp với các yêu. - Liên hệ thực tiễn: + Cố gắng học tập tốt. cầu phát triển của Việt Nam tham gia đào + Tham gia lao động trong bất kì TPKT nào tạo nhân lực ở khu vực và trên thế giới. ? Trách nhiệm của học sinh ?. + Có tay nghề và lao động thành thạo + Có lối sống lành mạnh, tránh xa TNXH. 4. Củng cố - Hệ thống lại kiến thức cơ bản của tiết học - Học sinh trả lời câu hỏi ở cuối bài học 5.Dặn dò nhắc nhở.
<span class='text_page_counter'>(119)</span> Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Giáo án số: 28. Ngày soạn: 02 – 03 - 2012 Tuần thứ: 29. Lớp. 11B11. 11B12. 11B13. 11B14. 11B15. dạy Ngày dạy Sĩ số Bài 13: CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HOÁ (Tiết 2) I. Mục tiêu bài học. Học xong tiết 2 bài 13 này học sinh cần nắm được 1. Về kiến thức Nêu được nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để phát triển KH&CN ở nước ta hiện nay. 2. Về kĩ năng Biết tham gia và tuyên truyền và thực hiện chính sách khoa học và công nghệ phù hợp với khả năng của bản thân. Biết đánh giá một số hiện tượng gần gũi trong cuộc sống liên quan đến chính sách khoa học và công nghệ. 3. Về thái độ Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách khoa học và công nghệ của Nhà nước. Có ý thức phê phán việc làm vi phạm chính sách khoa học và công nghệ của nhà nước. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 11 - Sách bài tập tình huống GDCD 11 - Những nội dung có liên quan đến bài học III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp.
<span class='text_page_counter'>(120)</span> 2. Kiểm tra bài cũ Em hãy nêu nhiệm vụ của GD&ĐT, những phương hướng cơ bản để phát triển GD&ĐT? 3. Học bài mới Để đất nước phát triển và thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến ở khu vực và trên thế giới thì chúng phải có chính sách khoa học và công nghệ đúng đắn và phù hợp. Vậy nhiệm vụ và phương hướng cơ bản của chính sách khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay như thế nào… Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt 2. Chính sách Khoa học và công nghệ.. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc a. Nhiệm vụ của Khoa học và công nghệ. trong sách giáo khoa ‘phần a” để hiểu thế nào là khoa học và công nghệ. Sau đó * Khái niệm Khoa học và công nghệ. giáo viên tiến hành đàm thoại và giảng - Khoa học: là hệ thống tri thức được khái giải. quát và kiểm nghiệm trong thực tiễn. - Công nghệ: là tập hợp các phương tiện, ? Em hiểu như thế nào là khoa học?. giải pháp và cách thức tổ chức nhằm sử. ? Em hiểu như thế nào là công nghệ?. dụng các tri thức khoa học vào thực tiễn.. ? Vì sao Đảng và Nhà nước ta coi. => Công nghệ: do 4 yếu tố hợp thành:. Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng Con người, thiết bị, thông tin, quản lý. đầu?. * Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ.. Vì: có KHCN thì kinh tế mới phát - Giải đáp kịp thời những vấn đề do cuộc triển; nước ta có nền kinh tế thấp kém, sống đặt ra. KHCN chưa phát triển nên KHCN phải là then chột và quóc sách hàng đầu.. - Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng. ? Theo em khoa học công nghệ có và Nhà nước. nhiệm vụ như thế nào trong sự nghiệp - Đổi mới nâng cao trình độ công nghệ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước? trong nền kinh tể. ? Theo em Khoa học và công nghệ có. - Nâng cao trình độ quản lý, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ..
<span class='text_page_counter'>(121)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. vai trò gì đối với sự phát triển của đất * Vai trò của khoa học công nghệ. nước?. - Giúp đất nước giàu có - Kinh tế có sức cạnh tranh mạnh. Để học sinh nắm bắt được những - Đông lực thúc đẩy sự phát triển của đất phương hướng cơ bản của chính sách nước khoa học và công nghệ giáo viên chia lớp - Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng ra làm bốn nhóm và mỗi nhóm thực hiện đầu. một phương hướng. b. Phương hướng cơ bản để phát triển Nhóm 1 Khoa học và công nghệ. Theo em tại phải đổi mới cơ chế quản lý - Đổi mới cơ chế quản lý KH&CN: nhằm khoa học và công nghệ? khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong Nhóm 2 nghiên cứu khoa học Theo em thế nào là thị trường cho khoa - Tạo thị trường cho khoa học và công học và công nghệ? nghệ: là nơi diễn ra hoạt động giao dịch, Nhóm 3. mua bán công nghệ.. Theo em làm thế nào để xây dựng tiềm - Xây dựng tiềm lực khoa học và công lực khoa học và công nghệ? Nhóm 4. nghệ: + Tăng số lượng và chất lượng đội ngũ cán. Theo em chúng ta phải tập trung vào các bộ khoa học. nhiệm vụ trọng tâm nào?. + Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật. - Học sinh tiến hành thảo luận nhóm theo + Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên câu hỏi. cứu khoa học.. - Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận. - Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm: đẩy mạnh nghiên cứu các lĩnh vực khoa. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả - Các nhóm khác nhận xét, bổ xung (nếu có) - Giáo viên ghi ý kiến của học sinh lên bảng sau đó nhận xét, kết luận, kết hợp. học xã hội, ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triên nông nghiệp, CNTT, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới. - Liên hệ bản thân:.
<span class='text_page_counter'>(122)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh chiếu trên màn hình.. Nội dung kiến thức cần đạt + Học sinh chủ động tiếp thu các tri thức. ? Em thích công nghệ nào nhất? và. KHCN trong cac môn học. phải thực hiện nguyện vọng đó như thế. + Tham gia các hoạt động thông qua thực. nào?. hành. ? Trách nhiệm của học sinh?. + Chuẩn bị vốn kiến thức => chuẩn bị cho nghề nghiệp và cuộc sống.. 4. Củng cố - Hệ thống lại kiến thức cơ bản của tiết học - Học sinh trả lời câu hỏi ở cuối bài học - Ước mơ của em thích vào ngành nghề nào? Trường nào? Em phải làm gì để thực hiện nguyện vọng của mình? 5.Dặn dò nhắc nhở Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Giáo án số: 29. Ngày soạn: 07 – 03 - 2012 Tuần thứ: 30. Lớp. 11B11. 11B12. 11B13. 11B14. 11B15. dạy Ngày dạy Sĩ số Bài 13: CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HOÁ (Tiết 3) I. Mục tiêu bài học. Học xong tiết 3 bài 13 này học sinh cần nắm được 1. Về kiến thức - Nêu được nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để để xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay..
<span class='text_page_counter'>(123)</span> - Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách GD&ĐT, KH&CN, văn hoá của nhà nước. 2. Về kĩ năng Biết tham gia và tuyên truyền và thực hiện chính sách văn hoá phù hợp với khả năng của bản thân. Biết đánh giá một số hiện tượng gần gũi trong cuộc sống liên quan đến chính sách văn hoá 3. Về thái độ Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách văn hóa của Nhà nước. Có ý thức phê phán việc làm vi phạm chính sách văn hoá của nhà nước. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 11 - Sách bài tập tình huống GDCD 11 - Những nội dung có liên quan đến bài học III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ Em hãy nêu nhiệm vụ và phương hướng cơ bản của chính sách KH&CN ở nước ta hiện nay? 3. Học bài mới Đại hội lần thứ X của Đảng đã xác định phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là nhiệm vụ lớn của Đảng, của toàn dân trong những năm tới. Vậy nhà nước đề ra những nhiệm vụ, phương hướng gì để xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. Hôm nay thầy và các em cùng đi tìm hiểu tiếp bài 13… Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. Giáo viên kết hợp phương pháp nêu vấn 3. Chính sách văn hoá. đề với giảng giải bằng cách nêu ra các câu a. Nhiệm vụ của văn hoá. hỏi để học sinh hiểu được nền văn hoá tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc và những biểu hiện của bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.. * Văn hoá là gì?.
<span class='text_page_counter'>(124)</span> ? Em hiểu văn hóa là gì?. - Văn hoá là những giá trị do con người. ? Theo em văn hoá có vai trò như thế sáng tạo ra. nào trong đời sống tinh thần của xã hội? ? Vì sao VH là nền tảng tinh thần của xã - Nghĩa rộng: văn hoá bao gồm những hội?. giá trị vật chất và giá trị tinh thần.. Vì: Văn hóa là một hệ thống các giá trị của dân tộc, từ đó tạo nên nền tảng tinh thần - Nghĩa hẹp: Văn hóa bao gồm các giá của xã hội, vượt qua khó khăn để tồn tại và trị tinh thần. không ngừng phát triển. ? Tại sao nói văn hoá vừa là mục tiêu * Vai trò của văn hoá. vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh - Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã tế xã hội? hội. Vì: + Văn hóa là mục tiêu phát triển: Mục tiêu xây dựng một xã hội Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” chính là mục tiêu văn hóa. + Văn hóa là động lực: Là cội nguồn của sự phát triển, Vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế, trong việc điều chỉnh lối. - Văn hoá vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. - Văn hoá khơi dậy tiềm năng, phát huy sức sáng tạo của con người, tạo ra sự phát triển hài hoà giữa giá trị vật chất và tinh thần.. sống, trong vấn đề bảo vệ môi trường ? Theo em, trong giai đoạn hiện nay văn hoá có nhiệm vụ gì? ? Theo em, em hiểu thế nào là nền văn. * Nhiệm vụ của văn hoá. Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.. hoá tiên tiến? ? Theo em, em hiểu thế nào là nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc? ? Em hãy nêu một số những biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam? Bản sắc dân tộc của văn hoá là tổng thể. - Tiên tiến: tinh thần yêu nước và tiến bộ theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HCM vì mục tiêu phát triển con người toàn diện..
<span class='text_page_counter'>(125)</span> những giá trị tinh hoa văn hoá vật chất và - Đậm đà bản sắc dân tộc: giá trị tinh tinh thần làm nên sắc thái riêng của một hoa văn hoá dân tộc Việt đó là: lòng yêu dân tộc.. nước, ý chí tự lực tự cường, ý thức cộng. Ví dụ: Một trong những truyền thống đồng, lòng nhân ái, sáng tạo, cần cù, tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là thành kính, giảm dị trong cuộc sống. tôn thờ Tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn tới những người đã sinh thành, dưỡng b. Phương hướng cơ bản để xây dựng dục cho mình. nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc Để học sinh nắm được các phương dân tộc. hướng cơ bản của văn hoá giáo viên cho - Làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin và tư học sinh nêu tên các phương hướng, sau đó tưởng HCM giữ vai trò chủ đạo trong đời tập trung giảng giải kĩ phương hướng 1,2,3. sống tinh thần của nhân dân. ? Tại sao phải làm cho chủ nghĩa Mác – - Kế thừa, phát huy những di sản và Lênin và tư tưởng HCM giữ vai trò chủ đạo truyền thống văn hoá của dân tộc. trong đời sống tinh thần của nhân dân?. - Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại:. Vì: CN MLN giúp ta nhận thức đúng về tiếp thu tư tưởng tiến bộ để làm giàu cho tự nhiên, xã hội và tư duy; TT HCM là sự trí tuệ, tâm hồn người Việt Nam. vận dụng sáng tạo CN MLN tạo nên giá trị - Nâng cao sự hiểu biết và mức hưởng tinh thần => góp phần vào công cuộc xây thụ văn hoá, phát huy tiềm năng sáng tạo dựng và bảo vệ tổ quốc. văn hoá của nhân dân.. ? Theo em tại sao phải tiếp thu tinh hoa 4. Trách nhiệm của công dân đối với văn hoá nhân loại? chính sách GD&ĐT, KH&CN, văn Vì: Tiếp thu tư tưởng tiến bộ để làm hoá. giàu cho trí tuệ, tâm hồn người Việt Nam - Tin tưởng, chấp hành chính sách của Phần này giáo viên hướng dẫn học sinh Đảng và nhà nước. thảo luận lớp và kết luận, xác định trách - Thường xuyên nâng cao trình độ học nhiệm cho học sinh với tư cách là công dân vấn. trẻ đối với các lĩnh vực trên. ? Em hãy nêu ví dụ về hoạt động giữ gìn bản sắc văn hóa ở địa phương em?. - Trau dồi đạo đức, chiếm lĩnh khoa học. - Có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh..
<span class='text_page_counter'>(126)</span> ? Em hãy nêu một số hành vi tiêu cực của học sinh trong học tập văn hóa? 4. Củng cố. Hệ thống lại kiến thức cơ bản của toàn bài học: Chính sách GD&ĐT, KH&CN, được coi là quốc sách hàng đầu, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội. Ba chính sách này có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau, thúc đẩy lẫn nhau nhằm xây dựng nguồn lực con người phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. 5.Dặn dò nhắc nhở. Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.. Giáo án số: 30. Ngày soạn: 15 – 03 - 2012 Tuần thứ: 31. Lớp. 11B11. 11B12. 11B13. 11B14. 11B15. dạy Ngày dạy Sĩ số Bài 14:. CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH. I. Mục tiêu bài học. Học xong bài 14 này học sinhcần nắm được 1. Về kiến thức - Nêu được vai trò nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh ở nước ta. (đọc thêm) - Nêu được những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường QP&AN ở nước ta hiện nay. - Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách QP và AN. 2. Về kĩ năng.
<span class='text_page_counter'>(127)</span> Biết tham gia và tuyên truyền và thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh phù hợp với khả năng của bản thân. 3. Về thái độ Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách quốc phòng và an ninh của Nhà nước, sẵn sang tham gia giữ gìn trật tự, an ninh và bảo vệ tổ quốc. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 11 - Sách bài tập tình huống GDCD 11 - Những nội dung có liên quan đến bài học III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ Em hãy nêu nhiệm vụ và phương hướng cơ bản của chính sách Văn hoá ở nước ta hiện nay? 3. Học bài mới Bác hồ đã dạy: Các vua hùng đã có công dựng nước, “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Lịch sử đã chứng minh dựng nước phải gắn với giữ lấy nước, đó là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta. Xây dựng và bảo vệ tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của sự nghiệp cách mạng nước ta. Chính sách này sẽ giúp các hiểu được nội dung của nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc và phải làm như thế nào để tăng cường quốc phòng và an ninh. Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. Giáo viên giúp học sinh nắm được vai trò, 1. Vai trò và nhiệm vụ của Quốc nhiệm vụ của quốc phòng an ninh. Giáo viên phòng & An ninh. hướng dẫn học sinh đàm thoại theo những câu hỏi a. Vai trò của Quốc phòng và sau:. An ninh. (Đọc thêm). ? Vì sao trong tình hình hiện nay, chúng ta phải tăng cường quốc phòng và an ninh?. Học sinh cần nắm được: - Quốc phòng: giữ gìn và bảo vệ. ? Theo em, trong giai đoạn hiện nay quốc vững chắc độc lập, chủ quyền và phòng có vai trò gì?.
<span class='text_page_counter'>(128)</span> ? Theo em, quân đội nhân dân ta bao gồm toàn vẹn lãnh thổ. những lực lượng nào?. - An ninh: đảm bảo ổn định chính trị và TTATXH trên tất cả các. QĐND. lĩnh vực.. Chủ lực. B.phòng. Địa phương. DQTV. b. Nhiệm vụ của Quốc phòng và ? Theo em, trong giai đoạn hiện nay an ninh có An ninh. (Đọc thêm) Học sinh cần nắm được:. vai trò gì?. ? Theo em, công an nhân dân bao gồm có - Xây dựng nền quốc phòng toàn những lực lượng nào?. dân và an ninh nhân dân vững CAND. mạnh - Bảo vệ độc lập chủ quyền toàn ANND. CSND. vẹn lãnh thổ - Bảo vệ Đảng, nhà nước, chế độ. ? Vậy theo em quốc phòng và an ninh có những nhiệm vụ gì? ? Theo em nhiệm vụ QP-AN trong thời bình và thời chiến khác nhau như thế nào? Giáo viên chia lớp thành bốn nhóm và tiến hành thảo luận nhóm, mỗi nhóm tương ứng với một phương hướng, sau đó cử đại diện nhóm trình bày kết quả trước cả lớp. Nhóm 1 Vì sao phải phát huy sức mạnh tổng hợp khối. XHCN và nhân dân - Bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, Văn hoá, tư tưởng. - Duy trì TTATXH. - Giữ vững ổn định chính trị, ngăn ngừa đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu. * So sánh nhiệm vụ QP-AN - Thời chiến tranh: Đánh kẻ thù để giành độc lập tự do.. đại đoàn kết toàn d.tộc? Sức mạnh tổng hợp là như - Thời bình: Xây dựng XHCN, chống âm mưu của kẻ thù, giữ gìn thế nào? Vì: Đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu,. ANTT. nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng được xây dựng 2. Những phương hướng cơ bản.
<span class='text_page_counter'>(129)</span> trên cơ sở lấy lợi ích tối cao của đất nước và quyền nhằm tăng cường QP&AN. lợi cơ bản của nhân dân lao động làm nền tảng; kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, lợi - Phát huy sức mạnh tổng hợp của ích gia đình với lợi ích xã hội, lợi ích giai cấp với khối đại đoàn kết toàn dân tộc. lợi ích dân tộc.. - Kết hợp sức mạnh dân tộc với Nhóm 2. sức mạnh thời đại. Tại sao phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức + Sức mạnh dân tộc: truyền thống mạnh thời đại? yêu nước, nền văn hóa. Nhóm 3. + Sức mạnh thời đại: KHCN, sức. Tại sao phải kết hợp quốc phòng với an ninh ? mạnh của các lực lượng tiến bộ. hãy phân tích?. - Kết hợp quốc phòng với an ninh: Nhóm 4. kết hợp sức mạnh của thế trận. Tại sao phải kết hợp kinh tế với quốc phòng và quốc phòng và thế trận an ninh an ninh? kết hợp kinh tế với quốc phòng và an nhân dân ninh như thế nào?. - Kết hợp KTXH với QP&AN. Vì: chiến lược quốc phòng an ninh phải phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế, xây dựng gắn 3. Trách nhiệm của công dân với bảo vệ. Nếu kinh tế không phát triển thì sẽ đối với chính sách quốc phòng không tạo được nền tảng vững chắc để tăng cường và an ninh. quốc phòng và an ninh. Giúp học sinh nắm được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách quốc phòng và. - Trách nhiệm chung: SGK. an ninh của Nhà nước. Giáo viên nêu các câu hỏi theo từng trách nhiệm trong sách giáo khoa. từ đó cho học sinh liên hệ với chính trách nhiệm của bản thân. ? Vậy đối với mỗi bản thân các em các em cần có những trách nhiệm nào?. - Trách nhiệm của học sinh + Rèn luyện sức khoẻ, ra sức học tập + Có lối sống lành mạnh, không tham gia vào các tệ nạn xã hội. + Động viên mọi người tham gia nghĩa vụ quân sự..
<span class='text_page_counter'>(130)</span> 4. Củng cố. - Hệ thống lại kiến thức cơ bản của toàn bài học - Giáo viên gợi ý để học sinh tự liên hệ về tình hình thực hiện chính sách quốc phòng an ninh ở địa phương mình. 5.Dặn dò nhắc nhở. Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK, học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Giáo án số: 31. Ngày soạn: 24 – 03 - 2012 Tuần thứ: 32. Lớp. 11B11. 11B12. 11B13. 11B14. 11B15. dạy Ngày dạy Sĩ số Bài 15: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI I. Mục tiêu bài học. Học xong bài 15 này học sinh cần nắm được 1. Về kiến thức - Nêu được vai trò, nhiệm vụ, nguyên tắc, phương hướng của chính sách đối ngoại ở nước ta. - Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách đối ngoại. 2. Về kĩ năng - Biết tham gia và tuyên truyền chính sách đối ngoại phù hợp với khả năng của bản thân. - Biết quan hệ hữu nghị với người nước ngoài, tích cực học tập văn hoá, ngoại ngữ để có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu hợp tác, hội nhập quốc tế trong tương lai. 3. Về thái độ Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách đối ngoại của Nhà nước. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 11.
<span class='text_page_counter'>(131)</span> - Sách bài tập tình huống GDCD 11 - Những nội dung có liên quan đến bài học III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ Em hãy nêu những phương hướng cơ bản của chính sách quốc phòng và an ninh ở nước ta hiện nay? 3. Học bài mới Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá như hiện nay theo các em nước ta có phải hội nhâp và quan hệ đối ngoại không? Vậy chính sách đối ngoại ở nước ta hiện nay được thực hiện như thế nào?.... Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt 1. Vai trò và nhiệm vụ của chính sách. Để học sinh nắm được vai trò và nhiệm đối ngoại. vụ của chính sách đối ngoại giáo viên nêu a. Vai trò của chính sách đối ngoại. ra một số câu hỏi cho học sinh suy nghĩ, Năm 2007 Việt Nam quan hệ sau đó giảng giải và kết luận. + Quan hệ ngoại giao với 174 nước và ? Em hiểu như thế nào về quan niệm vùng lãnh thổ đối ngoại? + Quan hệ k.tế với 167 nức và vùng lãnh ? Tại sao thực hiện quan hệ đối ngoại thổ lại là một tất yếu khách quan? * Quan niệm về đối ngoại: ? Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện + Bao gồm quan hệ và các hoạt động của nay, theo em chính sách đối ngoại có vai một nước với một nước hoặc một số nước trò như thế nào? cũng như các tổ chức quốc tế. ? Em hãy nêu những nhiệm vụ cơ bản + Quan hệ đối ngoại là một tất yếu vì: sự của chính sách đối ngoại hiện nay? phân bố không đồng đều về TNTN, xu thế ? Để giữ vững hoà bình, ổn định và hợp quốc tế hoá, LLSX… tác phát triển, chúng ta phải làm gì? * Vai trò chính sách Đối ngoại ? Nêu những hoạt động của Đảng và.
<span class='text_page_counter'>(132)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. Nhà nước ta mà em biết nhằm góp phần - Chủ động tạo ra các mối quan hệ quốc tế vào cuộc đấu tranh chung của thế giới vì thuận lợi. mục tiêu của thời đại?. - Góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước, nâng cao vị thế của nước. Giúp học sinh nêu được nguyên tắc ta. trong chính sách đối ngoại của Đảng và b. Nhiệm vụ của chính sách đối ngoại. Nhà nước. Giáo viên thực hiện theo - Giữ vững môi trường hoà bình => thực phương pháp nêu vấn đề. hiện thành công đổi mới đất nước. ? Trong chính sách đối ngoại, chúng ta - Đẩy mạnh phát triển kinh tế => CNH– phải tuân theo những nguyên tắc nào? Vì HĐH sao phải thực hiện các nguyên tắc đó?. - Xây dựng và bảo vệ tổ quốc.. Học sinh nêu được những phương - Góp phần vào cuộc đấu tranh chung của hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối nhân dân thế giới => vì một thế giới hòa ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Giáo viên bình, độc lập, dan chủ và tiến bộ. tổ chức cho học sinh thảo luận lớp theo 2. Nguyên tắc của chính sách đối ngoại. các câu hỏi sau: - Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn ? Theo em, tại sao chúng ta phải chủ lãnh thổ, không can thiệp vào công việc động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế? nội bộ của nhau. ? Yêu cầu trong việc chủ động và tích - Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng cực hội nhập kinh tế quốc tế như thế nào? có lợi. ? Việc quan hệ với các đảng có ý nghĩa 3. Phương hướng cơ bản để thực hiện như thế nào? chính sách đối ngoại. ? Tại sao phải phát triển đối ngoại nhân - Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế: dân? - Củng cố và tăng cường quan hệ với các ? Hoạt động kinh tế đối ngoại cụ thể là Đảng. gì? - Phát triển công tác đối ngoại nhân dân Giúp học sinh xác định đúng thái độ - Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh của mình đối với chính sách đối ngoại của chung vì quyền con người. Đảng và Nhà nước từ đó góp phần thực - Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại..
<span class='text_page_counter'>(133)</span> Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cần đạt. hiện tốt chính sách này. Giáo viên tổ chức 4. Trách nhiệm của công dân đối với cho học sinh thảo luận lớp các trach nhiệm chính sách đối ngoại. trong sách giáo khoa.. - Trách nhiệm chung: SGK. ? Với tư cách là một người học sinh các - Trách nhiệm của học sinh: em phải có trách nhiệm gì trong việc thực + Luôn quan tâm đến tình hình thế giới và hiện chính sách đối ngoại? vai trò của Việt Nam. + Tham gia vào các công việc có liên quan đến đối ngoại như:... + Hữu nghị, hợp tác, thân thiện, lịch sự với người nước ngoài. 4. Củng cố. - Hệ thống lại kiến thức cơ bản của toàn bài học. - Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi 1,2,3 trong sách giáo khoa. 5.Dặn dò nhắc nhở. Về nhà trả lời các câu hỏi còn lại trong sách giáo khoa.. Giáo án số: 32. Ngày soạn: 28 – 03 - 2012 Tuần thứ: 33. Lớp. 11B11. 11B12. 11B13. 11B14. dạy Ngày dạy Sĩ số THỰC HÀNH: NHỮNG NỘI DUNG ĐÃ HỌC. 11B15.
<span class='text_page_counter'>(134)</span> I. Mục tiêu bài học. Học xong tiết thực hành này học sinh cần nắm được 1. Về kiến thức. Học sinh nắm và vận dụng được những nội dung bài học có liên quan đến thực tế địa phương, làm một số bài tập thực hành. 2. Về kĩ năng. Biết vận dụng những kiến thức đã học đựơc và lý giải đựoc các hiện tưởng xảy ra ở địa phương. 3. Về thái độ. Tin tưởng đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Tin tưởng vào khả năng của bản thân trong việc thực hiện một số được một số chính sách của nàh nước. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV GDCD 11 -SGK tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD - Các SGK và kiến thức có liên quan đến chưng trình lớp 11 III. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Nội dung thực hành - Nhắc lại một cách khái quát nội dung chương trình học kì I và nêu cách vận dụng vào thực tế. - Định hướng cho học sinh nêu ra những câu hỏi thắc mắc có liên quan đến nội dung bài học -Cho học sinh làm một số bài tập tình huống trong sách bài tập tình huống GDCD mà giáo viên đã lựa chọn. Giáo viên đưa ra một số bài tập cho học sinh: Bài tập 1: Khi bàn về chức năng của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có người cho rằng cũng như mọi nhà nước nói chung, nhà nuwocs ta có chức năng chủ yếu và quan trọng nhất là “bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội” còn các chức.
<span class='text_page_counter'>(135)</span> năng khác là không quan trọng, vì nhà nước ta cũng như mọi nhà nước nói chung, ra đời là để duy trì sự thống trị giai cấp. ? Em có suy nghĩ gì về quan điểm này? ? Em hãy vận dụng kiến thức trong bài học để khẳng định cho quan điểm của mình? Bài tập 2: Trong lớp Hoa có một số bạn cho rằng chính sách dân số và giải quyết việc làm là công việc quan trọng, to lớn của quốc gia, học sinh không có trách nhiệm và cũng không thể làm được gì để thưc hiện chính sách này. ? Em có thể nói gì với các bạn có quan điểm như vậy? Bài tập 3: Hiện nay có người suy nghĩ rằng nước ta là một nước giàu có tài nguyên nên cần phải khai thác triệt để nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu hiện tại của đất nước. Thế hệ hiện tại chỉ cần lo cho mình, việc gì phải lo nghĩ cho thế hệ tương lai. ? Em có đồng ý với suy nghĩ trên không? Giải thích vì sao? Bài tập 4: ...Đã gọi nền văn hóa tiên tiến thì không thể nói là đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc được. Vì đã tiên tiến thì có nghĩa là phải mới, phải tiến thu văn hóa nhân loại có nghĩa gạt bỏ quá khứ. ? Ý kiến của em như thế nào về tình huống này? ? Em hiểu như thế nào là nền văn hóa tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc? Bài tập 5: Theo em hiểu, trong khi thực hiện chính sách đối ngoại, chúng ta không thể chủ động được mà phụ thuộc vào các nước, phải ngồi chờ các nước xem họ có muốn quan hệ, hợp với ta hay không. ? Theo em khi thực hiện quan hệ đối ngoại chúng ta có cần chủ động không? ? Chúng ta cần chủ động như thế nào? 4 Dặn dò nhắc nhở. Về nhà học bài cũ , tiết sau các em tìm hiểu về các chính sách thuế ở Việt Nam.
<span class='text_page_counter'>(136)</span> Giáo án số: 33. Ngày soạn: 06 – 04 - 2012 Tuần thứ: 34. Lớp. 11B11. 11B12. 11B13. 11B14. 11B15. dạy Ngày dạy Sĩ số THỰC HÀNH CÁC CHÍNH SÁCH THUẾ HIỆN HÀNH TẠI VIỆT NAM. I. Mục tiêu bài học. Học xong bài này học sinh cần nắm được: - Nhớ được tên gọi các luật thuế hiện hành tại Việt Nam. - Nêu được khái niệm, đối tượng nộp thuế của từng luật thuế. So sánh được những điểm giống và khác nhau giữa các luật thuế để hiểu rõ hơn về từng luật thuế. - Nâng cao ý thức chấp hành và tích cực tuyên truyền vận động gia đình và cộng đồng thực hiện tốt pháp luật thuế.. II. NỘI DUNG BÀI HỌC.
<span class='text_page_counter'>(137)</span> 1. Luật thuế giá trị gia tăng a. Khái niệm Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu (1), đánh vào khoản giá trị tăng thêm (2) của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. b. Đối tượng nộp thuế Bao gồm: Các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng. 2. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp a. Khái niệm: Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu (3), đánh vào thu nhập chịu thuế của các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ. b. Đối tượng nộp thuế - Các tổ chức được thành lập theo luật pháp Việt Nam thực hiện sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ( kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ); Các công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở thường trú tại Việt Nam thông qua cơ sở này công ty nước ngoài tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam . 3- Chính sách thuế môn bài a- Khái niệm: Thuế môn bài là một khoản thu có tính chất lệ phí, thu hàng năm vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế. b- Đối tượng nộp thuế môn bài: Bao gồm tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đều phải nộp thuế môn bài theo quy định. Cụ thể là: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, liên doanh, doanh nghiệp tư nhân, hộ cá nhân có đăng ký kinh doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác. 4- Luật thuế thu nhập cá nhân a- Khái niệm: Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập của từng cá nhân có thu nhập cao. b- Đối tượng nộp thuế.
<span class='text_page_counter'>(138)</span> Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, cá nhân không cư trú có thu nhập trong lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, đối tượng nộp thuế bao gồm: cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú (không phân biệt người Việt Nam, người nước ngoài) có thu nhập chịu thuế từ sản xuất kinh doanh ( bao gồm cả cá nhân kinh doanh, hộ cá thể ), thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản và một số khoản thu nhập khác (bản quyền, quyền thương mại, trúng thưởng, thừa kế, quà tặng…). 5- Pháp lệnh thuế nhà đất a- Khái niệm: Thuế nhà đất là loại thuế trực thu, thu vào đất ở, đất xây dựng công trình. b- Đối tượng nộp thuế: Là tổ chức, cá nhân sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình 6- Luật thuế tiêu thụ đặc biệt a-Khái niệm: Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu (3), đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo qui định của luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ. b- Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt: Là các tổ chức, cá nhân (gọi chung là cơ sở) có hoạt động sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. - Cơ sở sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá này ở khâu sản xuất. - Cơ sở nhập khẩu hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiệu thụ đặc biệt phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá này ở khâu nhập khẩu. - Cơ sở kinh doanh, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. 7- Pháp lệnh thuế Tài nguyên a-Khái niệm: Thuế tài nguyên là loại thuế trực thu, thu vào hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. b- Đối tượng nộp thuế tài nguyên.
<span class='text_page_counter'>(139)</span> Đối tượng nộp thuế tài nguyên bao gồm: Các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, không phân biệt ngành nghề, hình thức khai thác, có địa điểm cố định hay lưu động, hoạt động thường xuyên hay không thường xuyên, các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hay bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, có khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của nước Việt Nam. Tài nguyên thiên nhiên ở đây bao gồm: Tài nguyên khoáng sản kim loại đen, kim loại màu, khoáng sản không kim loại, gỗ, sản phẩm rừng tự nhiên khác, nước… 8- Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp a- Khái niệm: Thuế sử dụng đất nông nghiệp là loại thuế trực thu, thu vào hoạt động sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp. Đất để sản xuất nông nghiệp bao gồm: - Đất trồng trọt: Là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ. - Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Là đất đã có chủ sử dụng chuyên nuôi trồng thuỷ sản hoặc vừa nuôi trồng thuỷ sản vừa trồng trọt, nhưng về cơ bản không sử dụng vào các mục đích khác. - Đất rừng trồng: Là đất đã được trồng rừng và đã giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, chăm sóc và khai thác, không bao gồm đất đồi núi trọc. Trong trường hợp không sử dụng đất thuộc diện chịu thuế theo quy định thì chủ sử dụng đất vẫn phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp. b- Đối tượng nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp Bao gồm: Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp. Hiện nay thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, thuế sử dụng đất nông nghiệp được tạm miễn thuế cho người sử dụng đất đến hết năm 2010. 9 -Luật thuế xuất, nhập khẩu a- Khái niệm: Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một loại thuế gián thu, đánh vào hàng hóa được phép xuất, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. b- Đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu Đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu là tất cả các tổ chức, cá nhân được phép xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế..
<span class='text_page_counter'>(140)</span> Trường hợp xuất, nhập khẩu ủy thác, thì tổ chức nhận ủy thác chịu trách nhiệm nộp thuế XNK. 10 – Các chính sách thu khác Ngoài 9 CS, pháp luật thuế nêu trên trong thực tế chúng ta còn có các chính sách thu khác là: - Thu tiền thuê đất: Áp dụng cho các tổ chức, cá nhân thuê đất của NN để sản xuất kinh doanh. - Thu tiền sử dụng đất: Áp dụng trong trường hợp NN giao đất để ở, để sản xuất kinh doanh. - Thu phí lệ phí ( bao gồm cả lệ phí trước bạ): Áp dụng trong các trường hợp tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được uỷ quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong danh mục phí (4), lệ phí(5) ban hành kèm theo Pháp lệnh phí, lệ phí.. Giáo án số: 34. Ngày soạn: 12 – 04 - 2012 Tuần thứ: 35. Lớp dạy Ngày. 11B11. 11B12. 11B13. 11B14. 11B15.
<span class='text_page_counter'>(141)</span> dạy Sĩ số ÔN TẬP HỌC KÌ II I. Mục tiêu bài học. - Củng cố lại kiến thức cho học sinh từ đó giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức đã học. - Hướng dẫn học sinh ôn tập, học bài và vận dụng kiến thức một cách có hệ thống và có hiệu quả. - Học sinh định hướng được việc ôn tập cũng như cách làm bài của học sinh II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - SGK, SGV, TLHDGD GDCD 11 - Bài tập tình huống, SGK CNXHKH - Những tình huống học sinh có thể hỏi. III. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Nội dung ôn tập - Hệ thống hoá kiến thức trọng tâm, cơ bản của học kì II - Cho học sinh trao đổi những nội dung, những vấn đề đã học - Giáo viên trả lời những câu hỏi thắc mắc của học sinh - Đặt ra một số câu hỏi ở dạng kiểm tra - Định hướng cách làm bài kiểm tra cho học sinh 3. Dặn dò nhắc nhở. Về nhà ôn tập và tiết sau kiểm tra học kì II.
<span class='text_page_counter'>(142)</span> Giáo án số: 35. Ngày soạn: 18 – 04 - 2012 Tuần thứ: ….. Lớp. 11B11. 11B12. 11B13. 11B14. 11B15. dạy Ngày dạy Sĩ số KIỂM TRA HỌA KÌ II. I. Mục tiêu kiểm tra. - Đánh giá được chất lượng học tập bộ môn của học sinh và thái độ của học sinh đối với bộ môn. - Đánh giá được kĩ năng, kĩ sảo làm bài của học sinh và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế địa phương. - Từ đó giáo viên có cái nhìn tổng quát và điều chỉnh (nếu có) phương pháp và kĩ năng truyền thụ kiến thức cho học sinh trong những năm tiếp theo. II. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Nội dung đề kiểm tra..
<span class='text_page_counter'>(143)</span> Câu 1: Khoa học và công nghệ có vai trò gì? Em hãy nêu và phân tích các phương hướng cơ bản để phát triển Khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay? (5 điểm) - Vai trò của khoa học công nghệ. + Giúp đất nước giàu có + Kinh tế có sức cạnh tranh mạnh + Đông lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước + Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. - Phương hướng: + Đổi mới cơ chế quản lý KH&CN: nhằm khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học + Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ: là nơi diễn ra hoạt động giao dịch, mua bán công nghệ. + Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ: . Tăng số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học. . Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật . Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học. + Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm: đẩy mạnh nghiên cứu các lĩnh vực khoa học xã hội, ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triên nông nghiệp, CNTT, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới. Câu 2: Em hãy trình bày nhiệm vụ; vị trí; vai trò của Giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay? (3 điểm) * Nhiệm vụ của GD&ĐT - Nâng cao dân trí: Vì dân trí thấp là tụt hậu và không thể hội nhập vì vậy phải nâng cao dân trí. - Đào tạo nhân lực + Tạo ra đội ngũ lao động + Tạo ra đội ngũ chuyên gia + Tạo ra đội ngũ nhà quản lý.
<span class='text_page_counter'>(144)</span> - Bôì dưỡng nhân tài: Đào tạo và bồi dưỡng nhân tài thì mới có khả năng thu hẹp khoảng cách với các nước văn minh. * Vị trí của GD&ĐT: - Đảng và nhà nước ta coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu và coi đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư cho sự phát triển vì: - Xây dựng XHCN con người được đặt ở vị trí trung tâm, là mục tiêu và động lực của sự phát triển. - Góp phần đào tạo, bồi dưỡng con người - Học vấn của nhân dân được nâng cao từ đó nắm bắt và sử dụng được KHCN. * Vai trò của GD & ĐT: + Giữ gìn, phát triển, truyền bá văn minh nhân loại + Là động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH + Là điều kiện phát huy nguồn nhân lực Câu 3: Em hiểu như thế nào về nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc? (2 điểm) - Tiên tiến: tinh thần yêu nước và tiến bộ theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HCM vì mục tiêu phát triển con người toàn diện. - Đậm đà bản sắc dân tộc: giá trị tinh hoa văn hoá dân tộc Việt đó là: lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, sáng tạo, cần cù, giảm dị trong cuộc sống..
<span class='text_page_counter'>(145)</span>