Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tên đề tài : MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC TIẾT THỰC HÀNH MÔN SINH HỌC LỚP 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 20 trang )

Tên đề tài :
MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC TIẾT THỰC
HÀNH MÔN SINH HỌC LỚP 9
A-MỞ ĐẦU
Chương trình sinh học phổ thơng là những kiến thức đại cương về sinh học
và là một môn khoa học thực nghiệm. Trong quá trình giảng dạy, người thầy phải
đặt ra mục tiêu là giúp cho học sinh nắm được kiến thức cơ bản, hình thành được
phương pháp, kĩ năng, tạo thái độ và động cơ học tập đúng đắn để học sinh
chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới đáp ứng được xu thế phát triển của
thời đại.
Từ sinh học lớp 6 đến sinh học lớp 8, các em đã tìm hiểu những kiến thức
chủ yếu về sinh học cơ thể, thấy được tính đa dạng sinh học và lược sử tiến hóa
của sinh giới .
Đến với sinh học 9, các em sẽ tìm hiểu những lĩnh vực mới của sinh học ,
cụ thể là di truyền và biến dị, cơ thể và môi trường. Kiến thức mới khá trườu
tượng vì vậy để học sinh có thể lĩnh hội tốt kiến thức địi hỏi giáo viên phải có
dẫn chứng , minh họa giúp học sinh thấy hiểu rõ về di truyền và biến dị. Mối liên
hệ giữa con người và mơi trường,từ đó các em có ý thức bảo vệ môi trường .
Khơi dậy ở các em sự hứng thú, u thích bộ mơn sinh học, đặc biệt là qua các
giờ thực hành.
I/Lí do chọn đề tài :
- Chương trình sinh học lớp 9 gồm 70 tiết, trong đó có 13 tiết thực hành . Nhìn
chung các tiết thực hành mơn sinh học lớp 9 hiệu quả chưa cao vì một số lý do :
+ Một số tiết thực hành còn thnieeus thiết bị ( thiếu tiêu bản nhiễm sắc thể )
+ Một số thiết bị bị hỏng nên không đáp ứng được yêu cầu của tiết thực hành
( Mô hình ADN làm bằng chất liệu nhựa cứng , dễ gãy )
+ Một số tiết thực hành việc tìm mẫu vật khó, khơng chủ động...
+ Một số tiết thực hành như là “ Tìm hiểu tình hình mơi trường ở địa phương “
học sinh phải được đi thực tế mới có thể điều tra tình hình ơ nhiễm mơi trường
tại một địa điểm cụ thể nào đó ...
- Chính vì những lí lo nêu trên, tuỳ thuộc vào dạng bài thực hành mà tôi đã áp


dụng những biện pháp phù hợp ,cùng với những kinh nghiệm cũng như kĩ năng
thực hành của mình để tổ chức hướng dẫn cho học sinh thực hành, vì thế chất
lượng cuả các tiết thực hành nâng lên đáng kể.
II/Mục tiêu của đề tài :
Thông qua các tiết thực hành thực hiện các mục tiêu sau :
- Rèn cho học sinh kĩ năng thực hành như kĩ năng thu thập và xử lí thơng tin từ
sách giáo khoa để tìm hiểu cách tính tỉ lệ % , xác suất , cách xử lí số liệu, kĩ năng
hợp tác , ứng xử , lắng nghe…
1


- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình đối chiếu kiến thức đã học để nhận
dạng NST ở kì nào của quá trình phân chia tế bào .
- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích mơ hình ADN, củng cố kiến thức về cấu trúc
phân tử ADN .
- Rèn kĩ năng thu thập dữ liệu( tranh ảnh , mẫu vật , thơng tin…) và xử lí thông
tin . Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học
- Giúp cho học sinh bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học, gắn lí
thuyết với thực hành, phát huy tính chủ động, sáng tạo khám phá tri thức của học
sinh, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
III/ Thời gian thực hiện đề tài :
Thực hiện trong các tiết sau :( Theo phân phối chương trình )
Tiết 6 : Thực hành – Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại.
Tiết 14 : Thực hành - Quan sát hình thái nhiễm sắc thể – Bài tập
Tiết 20 : Thực hành – Quan sát và lắp ráp ADN
Tiết 28 : Thực hành Nhận biết một vài dạng đột biến – Quan sát thường biến
IV/Quá trình thực hiện đề tài :
* Thực trạng trước khi thực hiện đề tài :
- Học sinh còn hạn chế kĩ năng:
+Thu thập và xử lí thơng tin từ sách giáo khoa, từ báo chí , từ các trang mạng …

Các thông tin thu thập chưa sát với yêu cầu của tiết thực hành .
+ Quan sát và phân tích kênh hình , đối chiếu với lý thuyết đã học để khắc sâu
kiến thức .
+ Kĩ năng làm việc theo nhóm , ứng xử , lắng nghe , quản lý thời gian thảo luận
nhóm , trình bày nội dung thảo luận trước tập thể …
- Một số ít học sinh chưa có động cơ học tập đúng đắn , thiếu nghiêm túc trong
hoạt động nhóm gây khó khăn trong việc thực hiện các yêu cầu của tiết thực
hành .
*Biên pháp thực hiện:
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu kĩ lý thuyết đã học về lai một cặp tính trạng và
giải thích kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen , qua sơ đồ này
giáo viên yêu cầu học sinh xác định số giao tử ở F 1 tạo ra từ cặp gen Aa và tỉ lệ
kiểu gen ở F2 . Hướng dẫn học sinh cách xác định xác suất của một và hai sự kiện
đồng thời xảy ra thông qua việc gieo đồng kim loại . Vận dụng xác suất để hiểu
được tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các kiểu gen trong lai một cặp tính trạng .
- Hướng dẫn thật cụ thể , chi tiết để rèn cho học sinh kĩ năng quan sát , phân tích
tranh ảnh , nhận dạng được NST ở các kì của quá trình nguyên phân .(ví dụ : các
NSY tập trung ở giữa tế bào thành hàng thì tế bào đó ở kì giữa .Nếu các NST
phân thành hai nhóm về hai hướng cực tế bào thì tế bào đang ở kì sau …) .Thơng
qua đó rèn cho học sinh kĩ năng vẽ hình đã quan sát được .
2


-Thơng qua quan sát mơ hình ADN đã được lắp ráp hoàn chỉnh giáo viên rèn
cho học sinh kĩ năng quan sát và phân tích mơ hình ADN , qua đó củng cố kiến
thức về cấu trúc phân tử ADN. Trên thực tế mơ hình ADN hầu hết đã bị hỏng
khơng cịn đủ thiết bị phân cho các nhóm để lắp ráp.Để khắc phục hiện trạng đó ,
giáo viên có thể sử dụng máy chiếu mơ hình ADN hỗ trợ để giúp học sinh nắm
được nguyên tắc lắp ráp mô hình ADN.(Lắp 1 mạch hồn chỉnh trước từ chân đế
lên hay ngược lại, sau đó tìm và lắp các đoạn có chiều cong song song tương ứng

có mang nucleotit với trật tự theo NTBS .Sau đó lắp đến mạch thứ hai .
-Để thực hiện tốt yêu cầu tiết thực hành về biến dị giáo viên cần hệ thống lại
những nội dung chính trong chương qua sơ đồ sau để học sinh có thể phân biệt
rõ hơn:

Biến di

Biến dị khơng di truyền

Thường biến

Biến dị di truyền

Biến dị tổ hợp
Gen
Đột biến
NST

Cấu trúc

Số lượng
Hướng dẫn học sinh cách thu thập hình ảnh , mẫu vật cho phù hợp với yêu cầu
của tiết thực hành .Thu thập hình ảnh minh họa và mẫu vật theo nhóm , mỗi
nhóm đảm nhiệm một nội dung cụ thể . Tập trung hình ảnh và mẫu vật theo
nhóm , giáo viên hướng dẫn học sinh cách quan sát , phân tích nhận biết :
+ Đột biến hình thái ở thực vật ( xẩy ra ở lá , thân , bông lúa , bạch tạng ở lông
chuột , ở người …).
+Đột biến cấu trúc NST ( mất đoạn).
+ Nhận biết thường biết qua tranh ảnh , mẫu vật (thường biến ở lúa , mầm khoai
lang do tác động của ánh sáng . Cây rau dừa nước có khúc thân thay đổi ở các

môi trường khác nhau …)
+ Đột biến số lượng NST ( Hiện tượng đa bội thể ở một số lồi thực vật như bí
đỏ , dưa hấu , bắp sú …)
+ Phân biệt được thường biến với đột biến
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm , quản lý thời gian thảo luận , trình bày nhận xét ,
nội dung thảo luận nhóm trước tập thể .
- Giáo viên theo dõi hoạt động của các nhóm để có sự bổ sung, hướng dẫn, uốn
nắn kịp thời và hướng dẫn học sinh cách tường trình thực hiện yêu cầu của bài
thực hành.

3


B-NỘI DUNG
Tiết 6 : Thực hành- Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại.
Yêu cầu :
- Biết cách xác định của một và hai sự kiện đồng thời xảy ra thông qua việc gieo
các đồng kim loại .
- Biết vận dụng xác suất để hiểu được tỉ lệ các loại giao tử và tỉ lệ các kiểu gen
trong lai một cặp tính trạng .
- Rèn cho học sinh kĩ năng thực hành như kĩ năng thu thập và xử lí thơng tin từ
sách giáo khoa để tìm hiểu cách tính tỉ lệ % , xác suất , cách xử lí số liệu, kĩ năng
hợp tác , ứng xử , lắng nghe…
Chuẩn bị :
- Mỗi nhóm ( 6-8 học sinh ) chuẩn bị sẵn hai đồng kim loại ( nên lấy hai đồng
tiền khác nhau để dễ phân biệt )
- Sơ đồ giải thích kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen.

Nội dung : Cách tiến hành : HS tiến hành theo trình tự như SGK.
*Gieo một đồng kim loại, thống kê vào bảng .Giáo viên hướng dẫn học sinh cách

thống kê , điền kết quả vào bảng, giả sử kết quả như sau :
4


Số lần gieo
100 lần

S

N

Số lượng
51
49
%
51
49
*Gieo hai đồng kim loại, thống kê vào bảng. Giáo viên hướng dẫn học
sinh cách thống kê , điền kết quả vào bảng , giả sử kết quả như bảng sau :
Số lần gieo
SS
SN
NN
100 lần
Cộng

Cộng

Số lượng


26

50

24

%
26
50
24
*Để học sinh có vận dụng xác suất để hiểu được tỉ lệ giao tử và tỉ lệ kiểu
gen trong lai một cặp tính trạng, giáo viên cần thơng qua sơ đồ hình 2.5 để giúp
học sinh nắm lại tỉ lệ sinh giao tử ở F1 và tỉ lệ kiểu gen ở F2
Khả năng xuất hiện mỗi mặt kim loại là

1
, liên hệ với lai một cặp tính
2

trạng thấy cơ thể có kiểu gen Aa khi giảm phân cho hai loại giao tử A và a với
xác suất ngang nhau là 1A và 1a.
Với trường hợp hai đồng kim loại cũng được gieo một lần hoàn toàn độc
1
1
1
ss : sn : nn liên hệ với tỉ lệ kiểu gen trong thí
2
4
4
1

1
1
nghiệm của Menđen là AA : Aa : aa
2
4
4

lập với nhau : Xác suất

Liên hệ với việc xác định tỉ lệ các loại giao tử của F 1 có kiểu gen AaBb ta
1
1
1
1
được AB : Ab : aB : ab .
4
4
4
4

Tiết 14 : Thực hành- Quan sát hình thái nhiễm sắc thể - Bài tập .
Thực tế hiện nay ở các trường khơng có tiêu bản nhiễm sắc thể .Do vậy
giáo viên cần chủ động thay thế tiêu bản nhiễm sắc thể bằng các tranh ảnh chụp
NST( hành tây ) từ kính hiển vi quang học ,vẫn đảm bảo thực hiện được yêu cầu
cơ bản của tiết thực hành : Nhận dạng được nhiễm sắc thể ở các kì .
Yêu cầu :-Nhận dạng được nhiễm sắc thể ở các kì
-Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình đối chiếu kiến thức đã học để nhận
dạng NST ở kì nào của quá trình phân chia tế bào .
5



-Vận dụng lý thuyết về NST để làm một số bài tập
Chuẩn bị :
-Tranh vẽ những diễn biến của nhiễm sắc thể ở các kì của nguyên phân
Kì đầu

Kì giữa

Kì sau

Kì cuối

-Tranh vẽ NST hành tây ở các thời kì chụp dưới kính hiển vi quang học
-Bài tập liên quan đến nhiễm sắc thể và nguyên phân.
Nội dung :
- Giáo viên treo tranh vẽ những diễn biến của NST ở các kì của nguyên phân
Giúp học sinh nhớ lại được hình thái của nhiễm sắc thể ở các kì nguyên phân
- Học sinh làm việc theo nhóm ( 6-8 em), mỗi nhóm có một tranh vẽ ảnh chụp
NST hành tây ở các thời kì của nguyên phân ( tranh câm ).Trao đổi trong nhóm
để nhận ra được NST ở các kì và điền rõ chú thích ơ để trống vào dưới bức tranh:

- u cầu HS chú thích
a) Kì trung gian

a)………………d)……………….......
b)……………....e)................................
được
c) …………… f)……………..............

6



b) Kì đầu
c) Kì giữa
d) kì sau
e) kì cuối
f) Hai tế bào con.
- Bài tập : Xác định số NST, số cromatit, số tâm động của tế bào qua các kì trong nguyên phân
.
Các kì nguyên phân

Số NST đơn

Số NST kép

Số cromatit

Số tâm động

Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối

0
0
2.2n
2n

2n kép

2n kép
0
0

4n
4n
0
0

2n
2n
4n
2n

Tiết 20 : Thực hành : Quan sát và lắp ráp ADN.
Xuất phát từ thực tế mơ hình ADN cấp về trường làm bằng chất liệu nhựa
cứng, các mấu nối mỏng dễ gãy.Hầu hết các mơ hình ADN đã bị hư hỏng .
Không đáp ứng được một trong các yêu cầu của tiết thực hành là rèn được thao
tác lắp ráp mơ hình ADN.Nên giáo viên có thể sử dụng phần trình chiếu để hỗ
trợ giúp học sinh vẫn có thể nắm được ngun cách lắp ráp mơ hình ADN .
u cầu :- Củng cố kiến thức về cấu trúc phân tử ADN.
-Rèn được kĩ năng quan sát và phân tích mơ hình ADN
- Biết được ngun tắc lắp ráp mơ hình ADN
- Rèn được kĩ năng hợp tác , giao tiếp trong nhóm .Kĩ năng thu thập và xử lí
thơng tin khi quan sát mơ hình ADN .Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận
trách nhiệm được phân cơng .
Chuẩn bị :
- Máy chiếu hỗ trợ, bài soạn power Point có nội dung về cấu trúc , cơ chế tự sao ,
cơ chế tổng hợp ARNm cơ chế tổng hợp protein.
- Mơ hình phân tử ADN


Nội dung :
- Quan sát mơ hình cấu trúc khơng gian của phân tử ADN:
7


Học sinh làm việc theo nhóm. Quan sát mơ hình và chiếu mơ hình ADN .
Giáo viên hướng dẫn cách quan sát , chú ý đến những đặc điểm sau :
+Vị trí tương đối của hai mạch nucleotit ( Hai mạch song song xoắn đều)
+Đường kính vịng xoắn ( 20A 0 )
+Số cặp nucleotit trong mỗi vòng xoắn( 10 cặp) .
+Sự liên kết các nucleotit giữa hai mạch( Các nucleotit giữa hai mạch liên kết
nhau bằng liên kết hidro tạo thành từng cặp)
Qua đó củng cố kiến thức về cấu trúc không gian của phân tử ADN
- Lắp ráp mô hình cấu trúc khơng gian của phân tử ADN : Vì đa số mơ hình
ADN bị gãy các mấu nối , nên khơng thể cho các nhóm tiến hành tháo lắp được .
Giáo viên có thể sử dụng máy chiếu hỗ trợ để hướng dẫn học sinh biết được
nguyên tắc lắp ráp mơ hình ADN .
Lắp một mạch hồn chỉnh trước , đi từ chân đế lên hay từ trên đỉnh trục xuống .
Sau đó mới lắp mạch thứ hai giữa sao cho các nucleotit trên hai mạch liên kết
nhau theo nguyên tắc bổ sung ( A liên kết với T , G liên kết với X và ngược lại )
- Cho học sinh xem băng đĩa về quá trình tự sao của ADN . Cơ chế tổng hợp
ARN, cơ chế tổng hợp protein.
Tiết 28 : Thực hành nhận biết một vài dạng đột biến – Quan sát thường biến
.
Yêu cầu :
- Nhận biết được một số đột biến hình thái ở thực vật và phân biệt được thể
lưỡng bội và thể đa bội . Nhận biết được hiện tượng đột biến cấu trúc NST ( Mất
đoạn )
- Qua quan sát tranh ảnh và mẫu vật sống , nhận biết được một số thường biến

phát sinh ở một số đối tượng thường gặp. Phân biệt được thường biến và đột biến
Qua quan sát tranh ảnh và mẫu vật sống rút ra được tính trạng chất lượng phụ
thuộc chủ yếu vào kểu gen , tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng môi
trường.
- Rèn kĩ năng thu thập dữ liệu( tranh ảnh , mẫu vật , thơng tin…) và xử lí thông
tin . Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học.
Chuẩn bị : Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thu thập mẫu vật ( tranh ảnh từ
báo chí , tạp chí , mạng ...)
1)Tranh ảnh :
a)Tranh ảnh minh họa đột biến :
- Đột biến hình thái :Đột biến gen làm mất màu khả năng tổng hợp diệp lục ở
cây mạ. Dột biến gen ở lúa làm cây lúa cứng nhiều bông hơn ở giống gốc.Hiện
tượng bạch tạng ở lông chuột , ở người .

8


9


Bạch tạng ở người
Bạch tạng ở chuột
- Đột biến số lượng NST: Đa bội thể ở hành tây. dâu tằm, dưa hấu, bí đỏ

10


Đa bội thể ở hành tây

Dưa hấu lưỡng bội và tam bội


Đa bội thể ở bí đỏ

Đa bội thể ở bắp sú

b)Tranh ảnh minh họa thường biến :
-Ảnh chụp hai mầm khoai tây tách một mầm đặt trong tối và một mầm đặt ngoài
sáng

-Ảnh chụp hai chậu mạ một chậu đặt trong tối và một chậu đặt ngoài sáng.

11


-

Bèo tây sống ở nơi ít nước
Bèo tây trơi nổi trên nước
-Ảnh chụp cây rau dừa nước mọc từ mô đất cao , bò xuống bờ nước rồi trải trên
mặt nước

2. Mẫu vật :
- Mầm khoai lang hoặc khoai tây mọc trong bóng tối và ngồi ánh sáng
12


- Cây mạ mọc trong bóng tối và ngồi sáng
- Thân cây dừa nước mọc từ mơ đất cao, bị xuống ven bờ và trải trên mặt nước
- Hai củ su hào của một giống nhưng được bón phân , tưới nước khác nhau.
Nội dung :

-Nhận biết một vài dạng đột biến : Học sinh tập trung hình ảnh và mẫu vật và
làm việc theo nhóm .Quan sát đặc điểm hình thái của dạng gốc và thể đột biến .
Quan sát bộ NST bình thường và bộ NST có biến đổi cấu trúc hoặc số lượng.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh ảnh giáo viên sưu tầm học sinh
nhận ra đột biến về hình thái NST, đột biến cấu trúc và đột biến về số lượng
Thảo luận nhóm và điền vào bảng 26.
Đối tượng quan sát

Mẫu quan sát

Kết quả
Dạng gốc

Đột biến hình thái

Dạng đột biến

Lơng chuột
(Màu sắc)
Người
(Màu sắc)
Lá lúa
(Màu sắc)
Thân ,bơng lúa
(Hình thái )

Đột biến NST

Dâu tằm
Hành tây

Bí đđỏ
Dưa hấu

13


-Quan sát thường biến : Học sinh tập trung tranh ảnh và mẫu vật theo nhóm .
Thảo luận nhóm nêu nhận xét :
+ Ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng
( Tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của môi trường , tính trạng chất lượng chịu
ảnh hưởng chủ yếu của kiểu gen)
+ Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến : Phân biệt về các phương diện :
Khái niệm , khả năng di truyền , sự biểu hiện trên kiểu hình , ý nghĩa .
* Kết quả thực hiện đề tài :
Kết quả thực hiện đề tài được đánh giá thông qua bài thu hoach . Tôi thống kê
kết quả bài thu hoạch ở hai lớp 95 ,910 .Đây là hai lớp có có tỉ lệ học sinh giỏi,
khá, trung bình, yếu là tương đương nhau .
( Lớp 95 là lớp tôi chọn để vận dụng biện pháp đã nêu trên)
Lớp
95

TS

G

K

Tb

SL


%

SL

%

SL

(41) 18

44

11

26,8 11

Y
%

SL

26,8 1

%
2,4

910 (41) 10
24,4 6
14,6 17

41,5 8
19,5
Như vậy qua các tiết thực hành có vận dụng các biện pháp nêu trên tôi nhận thấy
học sinh học tập rất hào hứng, sôi nổi tham gia vào hoạt động học tập ở nhóm
,chất lượng giờ thực hành được nâng lên một cách rõ rệt . Cụ thể : qua giờ thực
hành “Nhận biết một vài dang đột biến - Quan sát thường biến “ các em đã thực
hiện được các yêu cầu sau :
- Nhận biết được một số đột biến hình thái ở thực vật và phân biệt được thể
lưỡng bội và thể đa bội . Nhận biết được hiện tượng đột biến cấu trúc NST ( Mất
đoạn )
- Qua quan sát tranh ảnh và mẫu vật sống , nhận biết được một số thường biến
phát sinh ở một số đối tượng thường gặp. Phân biệt được thường biến và đột biến
. Qua quan sát tranh ảnh và mẫu vật sống rút ra được tính trạng chất lượng phụ
thuộc chủ yếu vào kểu gen , tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng môi
trường.
- Rèn kĩ năng thu thập dữ liệu( tranh ảnh , mẫu vật , thông tin…) và xử lí thơng
tin . Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học
14


C- KẾT LUẬN

15


Qua các tiết thực hành vận dụng các biện pháp
nêu trên ,tôi nhận thấy các em rất hào hứng sôi nổi
tham gia giờ thực hành ,với sự hướng cụ thể chi tiết
của giáo viên chất lượng của các giờ thực thành
được nâng lên rất nhiều

Học sinh có sự chuẩn bị chu đáo cho giờ thực hành ,nghiên cứu kó
bài , biết xử lý thông tin SGK. Biết cách xử lý số liệu thống kê nhanh và
chuẩn xác đồng thời liên hệ được với lý thuyết đã học để giải thích kết quả sinh
giao tử và tỉ lệ kiểu gen ở lai một cặp tính trạng .
Thơng qua bài thực hành “Quan sát hình thái NST “ rèn được ở học sinh kĩ
năng quan sát và phân tích kênh hình , đối chiếu với kiến thức đã học để nhận
dạng được nhiễm sắc thể ở các kì của quá trình nguyên phân .Đồng thời vận
dụng những kiến thức đã học về NST và nguyên phân để xác định số NST đơn ,
kép , số cromatit , số tâm động của tế bào ở các kì của nguyên phân.
Ở bài thực hành “Quan sát và lắp mơ hình ADN” , các mơ hình ADN đã bị
hỏng khơng đảm bảo u cầu để học sinh có thể tháo lăp được .Nhưng giáo viên
có thể sử dụng các máy chiếu hỗ trợ để hướng dẫn học sinh nắm ngun tắc lắp
mơ hình ADN.Đồng thời rèn cho học sinh kĩ năng phân tích mơ hình ADN qua
đó củng cố kiến thức về phân tử ADN (vị trí tương đối của 2 mạch nucleotit ,
đường kính vòng xoắn, số cặp nucleotit trong mỗi vòng xoắn, sự liên kết các
nucleotit giữa hai mạch …)
Ở bài thực hành : “ Nhận biết một vài dạng đột biến – quan sát thường
biến “ khi vận dụng các biện pháp nêu trên đã rèn cho học sinh kĩ năng thu thập
dữ liệu ( tranh ảnh , mẫu vật sống ,…).Đồng thời rèn cho học sinh kĩ năng quan
sát , phân tích tranh ảnh , mẫu vật , nhận biết được một số dạng dạng đột biến về
hình thái ở thực vật (thân ,lá lúa và bông lúa), ở động vật ( hiện tượng bạch tạng
ở chuột …) , ở người ( bạch tạng ở người. ..).Biết dược một số dạng đột biến cấu
trúc nhiễm sắc thể ( hiện tượng mất đoạn NST ở nhiễm sắc thể thứ 21 ở người
gây ung thư máu …) .Đột biến số lượng NST ( đa bội thể ) xảy ra ở nhiều loài
thực vật như hành tây , bí đỏ , dưa hấu , bắp sú …Nhận biết một số dạng thường
biến phát sinh ở một số đối tượng thường gặp , ví dụ như thường biến ở mầm
khoai tây, lúa do tác động của ánh sáng , thường biến ở thân rau dừa nước ở khi
mơi trường sống có thay đổi , thường biến ở cây bèo tây sống ở mơi trường ít
nước và nhiều nước …Qua đó học sinh biết được ảnh hưởng của mơi trường đến
tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng như thế nào ? Và phân biệt rõ sự

khác nhua giữa thường biến và đột biến .
Đặc biệt là rèn cho học sinh kĩ năng làm việc theo nhóm , biết phân cơng
nhiệm vụ cụ thể trong nhóm sao cho phù hợp và hiệu quả .Rèn kĩ năng quản lý
thời gian thảo luận và kĩ năng trình bày kết quả thảo luận trước tập thể .
16


Thông qua cách tiến hành giờ thực hành như
trên,học sinh không những củng cố được kiến thức đđã
học ,đối chiếu giữa lí thuyết với thực tế,ở bài thực
hành nào các em cũng đều thực hiện được các yêu
cầu của bài,nên các em rất hào hứng,sôi nổi ham
tìm tòi khám phá ,sự hứng thú trong học tập giúp cho
các em lónh hội kiến thức chủ động,khắc sâu hơn
kiến thức đã học,nhớ lâu hơn kiến thức được hình
thành .Giúp các em tăng thêm lòng hứng thú,say mê
yêu thích môn học .

17


D-NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT :
- Để đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu của tiết thực hành thì trang thiết bị
phục vụ cho tiết thực hành cần được trang bị đầy đù , ví dụ như tiêu bản cố định
NST của một số loài thực vật , động vật ( giun đũa , hành , lúa nước …)
- Mơ hình ADN chưa đảm bảo chất lượng phục vụ cho giờ thực hành ( rèn
kí năng tháo lắp mơ hình ADN)
- Trang bị tiêu bản về bộ NST bình thường và bộ NST có hiện tượng mất
đoạn ở hành tây hoặc hành ta. Tiêu bản bộ NST lưỡng bội 2n , tam bội 3n , tứ bội
4n ở dưa hấu …

- Một số tiết thực hành về tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số
nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật .Thực hành về hệ sinh thái .Tìm hiểu mơi
trường ở địa phương cần được đi thực tế …mới đảm bảo thực hiện được yêu cầu
của tiết thực hành .

18


E- TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Sách giáo khoa : sinh học 9
(Nhà xuất bản giáo dục )
2) Sách giáo viên : sinh học 9
(Nhà xuất bản giáo dục )
3) Sinh học ( Tác giả:W.D.PHILIPS AND T.J.CHILTON)
(Nhà xuất bản giáo dục )
4) Tài liệu hướng dẫn sử dụng bộ dụng cụ thí nghiệm sinh học
( Bộ giáo dục và đào tạo công ty thiết bị giáo dục II)
5) Tài liệu hướng dẫn chuẩn kiến thức và kĩ năng.

19


F-Phụ lục :
A- Mở đầu ..........................................................trang 1
1.Lí do chọn đề tài
2.Mục tiêu đề tài
3.Thời gian thực hiện đề tài
4.Quá trình thực hiện đề tài
B- Nội dung ..................................................... Trang 4 -19
C- Kết luận ....................................................... Trang 20

D- Kiến nghị đề xuất ........................................ Trang 20
E- Tài liệu tham khảo ....................................... Trang 21

20



×