Tải bản đầy đủ (.pdf) (300 trang)

Chính sách xã hội đối với nữ công nhân trong các doanh nghiệp may mặc vừa và nhỏ tại thành phố hồ chí minh trường hợp công ty may lega và công ty may xuất khẩu sh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 300 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
………………………………..

NGUYỄN THỊ THU TRANG

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NỮ CƠNG NHÂN TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP MAY MẶC VỪA VÀ NHỎ TẠI TP.HCM
(Trường hợp Công ty May Lega và Công ty May Xuất khẩu S&H)
Chuyên ngành : Xã hội học
Mã số

: 60 31 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS BÙI THẾ CƯỜNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2008


MỤC LỤC
PHẦN DẪN NHẬP ....................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................ 2
3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 9
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 10
5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn .................................................................... 10
5.1 Ý nghĩa lý luận ................................................................................................10
5.2 Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................11


6. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 11
6.1 Phương pháp luận chung .................................................................................11
6.2.1 Thu thập thông tin.....................................................................................12
6.2.2 Phương pháp chọn mẫu ............................................................................12
6.2.3 Phương pháp xử lý thông tin ....................................................................13
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................. 15
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài ................................................................... 15
1.1.1 Các khái niệm liên quan đến công ty ...........................................................15
1.1.1.1 Công ty...................................................................................................15
1.1.1.2 Công ty tư nhân......................................................................................16
1.1.1.3 Công ty nhà nước...................................................................................16
1.1.1.4 Công ty vừa và nhỏ................................................................................16
1.1.1.5 Công nhân ..............................................................................................17
1.1.2 Các khái niệm liên quan đến chính sách xã hội ...........................................17
1.1.2.1 Chính sách .............................................................................................17
1.1.2.2 Chính sách xã hội...................................................................................18
1.1.2.3 Chính sách xã hội ở cơng ty...................................................................19
1.1.2.4 Quản lý công ty......................................................................................20
1.1.3 Những khái niệm cụ thể trong chính sách xã hội của cơng ty đối với công
nhân .......................................................................................................................20
1.1.3.1 Tiền lương..............................................................................................20
1.1.3.2 Điều kiện làm việc .................................................................................21


1.1.3.3 Khái niệm Bệnh nghề nghiệp ................................................................21
1.1.3.4 Đào tạo...................................................................................................21
1.1.3.5 Đời sống văn hóa – xã hội .....................................................................22
1.2 Các quan điểm lý thuyết.....................................................................................22
1.2.1 Quan điểm xung đột .....................................................................................22
1.2.2 Quan điểm lựa chọn hợp lý ..........................................................................23

1.2.3 Quan điểm giới .............................................................................................24
1.2.4 Quan điểm hành động xã hội của Weber .....................................................25
1.2.5 Trách nhiệm xã hội công ty..........................................................................26
1.2.6 Sự tham gia vào quản lý công ty của công nhân:.........................................29
1.3 Những câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 30
1.4 Khung phân tích .................................................................................................. 31
1.5 Các giả thuyết nghiên cứu................................................................................... 31
PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 33
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CĨ LIÊN
QUAN ĐẾN CƠNG TY ........................................................................................... 33
2.1 Chính sách về tiền lương, thưởng của cơng ty đối với cơng nhân...................... 33
2.2 Chính sách về điều kiện lao động ....................................................................... 34
2.2.1 An toàn lao động, vệ sinh lao động ..............................................................34
2.2.2 Thời gian lao động và thời giờ nghỉ ngơi.....................................................35
2.3 Chính sách về Bảo hiểm xã hội .......................................................................36
2.4 Chính sách đối với lao động nữ.......................................................................37
2.5 Chính sách về nhà ở.........................................................................................38
2.6 Chính sách sức khỏe........................................................................................39
2.7 Chính sách về đào tạo nghề .............................................................................40
2.8 Các chế độ phúc lợi tập thể của công ty đối với công nhân............................41
2.9 Sự tham gia vào quản lý công ty của cơng nhân .............................................41
CHƯƠNG 3: THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CỦA HAI CÔNG TY ĐỐI
VỚI NỮ CÔNG ........................................................................................................ 42
3.1 Đặc điểm của công ty Lega và công ty TNHH may xuất khẩu S&H ................. 42
3.1.1 Công ty Lega ................................................................................................42
3.1.1.1. Giới thiệu ..............................................................................................42


3.1.1.2 Quy mô thị trường và lao động..............................................................42
3.1.1.3 Mục tiêu và phương thức hoạt động .....................................................43

3.1.2 Công ty TNHH May xuất khẩu S&H...........................................................44
3.1.2.1 Giới thiệu ...............................................................................................44
3.1.2.2 Quy mô thị trường và lao động..............................................................44
3.1.2.3 Phương thức hoạt động..........................................................................44
3.2 Đặc điểm xã hội cơ bản của mẫu nghiên cứu 45
3.2.1 Tuổi và trình độ học vấn...............................................................................45
3.2.2 Thời gian làm việc và tay nghề ....................................................................45
3.2.3 Nơi cư trú và hoàn cảnh kinh tế gia đình .....................................................45
3.2.4 Tình trạng hơn nhân .....................................................................................46
3.3 Thực hiện chính sách xã hội của hai cơng ty đối với nữ cơng nhân ................... 47
3.3.1 Chính sách tiền lương...................................................................................47
3.3.2 Chính sách về điều kiện lao động.................................................................56
3.3.2.1 An toàn lao động và vệ sinh lao động ...................................................56
3.3.2.2 Thời gian lao động và thời giờ nghỉ ngơi ..............................................62
3.3.3 Chính sách bảo hiểm xã hội .........................................................................66
3.3.4 Chính sách nhà ở ..........................................................................................69
3.3.5 Chính sách đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân .................................71
3.3.6 Chính sách về sức khỏe ................................................................................74
3.3.7 Chính sách về phúc lợi xã hội ......................................................................78
3.3.9 Sự tham gia vào quản lý công ty của người lao động ..................................85
3.4 Các yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách xã hội của công ty đối với
công nhân .................................................................................................................. 88
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
- Khung phân tích
- Hệ thống các văn bản chính sách liên quan đến doanh nghiệp
- Bản hướng dẫn phỏng vấn sâu
- Nhật ký quan sát tham dự



1

PHẦN DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Từ khi tiến hành cơng cuộc đổi mới, nhất là từ khi có Luật Cơng ty tư nhân
(có hiệu lực từ ngày 01/4/1991), Hiến pháp năm 1992 và Nghị định
90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ quy định về việc trợ giúp
phát triển các cơng ty vừa và nhỏ, kinh tế tư nhân nói chung, cơng ty tư nhân
nói riêng, phát triển rộng khắp trong cả nước, góp phần quan trọng vào sự
phát triển kinh tế chung của đất nước.
Trong những năm qua, ngành may mặc là một trong những ngành công
nghiệp mũi nhọn, đóng góp rất lớn cho những thành tựu chung của nền kinh
tế nước nhà. Các cơng ty may mặc có quy mô vừa và nhỏ cũng chiếm số
lượng khá lớn, góp phần giải quyết việc làm cho nguồn lao động dư thừa, cải
thiện đời sống nhân dân, đóng góp vào ngân sách nhà nước, thúc đẩy phân
công lao động xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Để đạt được thành tựu đó, phụ nữ đã có một vai trị hết sức quan trọng.
Phụ nữ tham gia hầu hết các ngành kinh tế - xã hội, ngoài những ngành nghề
nặng nhọc, độc hại nhà nước cấm sử dụng lao động nữ, các ngành còn lại phụ
nữ chiếm tỷ lệ khá cao. Dệt may là một trong những ngành có tỷ lệ lao động
nữ rất lớn (ngành dệt 74%, ngành may 89%) {9}. Với sự đóng góp của phụ
nữ, ngành dệt may nước ta đã tạo ra một khối lượng sản phẩm to lớn, không
những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà cịn xuất khẩu sang nước
ngồi. Những thành tựu đó đã làm cho ngành dệt may có thế đứng vững trên
thị trường thế giới và thu được ngoại tệ rất lớn cho sự phát triển của đất nước.
Mặc dù lao động nữ có những đóng góp quan trọng như vậy đối với nền
công nghiệp nước nhà, nhưng hiện nay, vẫn còn nhiều vấn đề đáng lo ngại
liên quan đến lực lượng lao động to lớn này. Trước hết là vấn đề thu nhập,
phần lớn các nữ lao động ngành may mặc làm việc trong môi trường độc hại



2

do bụi vải và tiếng ồn nhưng thu nhập thấp và không ổn định. Do thu nhập
thấp nên các chị vui vẻ chấp nhận tăng ca, thậm chí nài nỉ để được tăng ca, vì
vậy thay vì “giả vờ ốm” để nghỉ làm như thời bao cấp thì họ lại “giả vờ khỏe”
để được đi làm.
Bên cạnh đó, các cơng ty vừa và nhỏ do hạn chế về quy mô cơng ty nên
điều kiện nhà xưởng chật chội, nóng bức, điều kiện vệ sinh khơng đảm bảo,
máy móc cũ kỹ, lạc hậu. Môi trường làm việc khắc nghiệt cộng với thời gian
làm việc quá nhiều đã tác động rất lớn đến sức khỏe, tinh thần và đời sống
tình cảm của các nữ cơng nhân.
Ngồi ra, do những lỏng lẻo trong cơ chế quản lý của nhà nước nên nhiều
công ty vừa và nhỏ chưa thực hiện các điều kiện xã hội cho công nhân như
không mua bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội, không ký hợp đồng lao động,
khơng có trợ cấp trong thời kỳ nghỉ thai sản hay nghỉ việc, buộc làm việc tăng
ca nhưng khơng có bồi dưỡng thêm… điều này có tác động rất lớn đến đời
sống của các nữ công nhân.
Vấn đề công nhân là vấn đề thời sự có tính cấp bách đã được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Hiện chúng ta có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về
vấn đề cơng nhân, tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này chủ yếu đi tìm hiểu
về thực trạng đời sống vật chất, tinh thần của cơng nhân nói chung, cịn ít đề
tài đi tìm hiểu vấn đề chính sách xã hội của cơng ty đối với cơng nhân theo
giới và các loại hình công ty nhất là công ty vừa và nhỏ. Do đó tác giả chọn
đề tài “Chính sách xã hội đối với nữ công nhân trong các công ty may
mặc vừa và nhỏ tại TP.HCM” để làm luận văn cao học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Phần lớn cơng trình tập trung vào nghiên cứu định lượng chỉ một số ít cơng
trình có kết hợp với nghiên cứu định tính. Những cơng trình này tập trung vào

một số nội dung như sau:


3

™ Về vấn đề tiền lương
Trong nghiên cứu “Công nhân công nghiệp trong các công ty liên doanh ở
nước ta thời kỳ đổi mới” (2003) của Bùi Thị Thanh Hà. Đề tài tập trung
nghiên cứu đội ngũ công nhân công nghiệp trong các công ty liên doanh thuộc
các ngành công nghiệp: dệt may, giày da, công nghiệp thực phẩm trong q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nội dung nghiên cứu của đề tài khá rộng
không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu các điều kiện lao động của cơng nhân mà
cịn tìm hiểu các vấn đề về điều kiện lao động, sức khỏe, các quan hệ xã hội
của công nhân trong các công ty liên doanh cũng như các hoạt động, quan hệ
ngồi cơng ty.
Về vấn đề thu nhập của công nhân, kết quả nghiên cứu cho biết thu nhập của
công nhân trong các công ty liên doanh chủ yếu là lương trong cơng ty được
tính theo tháng. Ngồi ra tiền thưởng được tính theo năm, các phụ cấp khác
tính trên cơ sở ngày làm việc.
Tác giả cịn cho biết thêm rằng, ở các công ty liên doanh, định mức lao động
rất cao và do vậy thì lương của cơng nhân mà tính theo định mức tương ứng
thì cũng cao. Nhưng thực tế, công nhân trong công ty liên doanh thường được
trả lương theo sản phẩm. Việc trả lương theo sản phẩm có lợi đối với người sử
dụng lao động, họ dựa vào chỗ yếu của người Việt Nam là thể lực kém nên
khơng thể theo định mức. Hình thức trả lương trên thực tế chỉ làm lợi cho
người sử dụng lao động.
Trong đề tài này, thông qua cách tiếp cận về giới cho thấy có sự khác nhau về
lương giữa nam và nữ công nhân, cụ thể lương cao nhất của nữ là 682.000
đồng/người/tháng, chỉ bằng 88% so với lương của nam cơng nhân. Tính theo
tổng thu nhập thì cao nhất của nữ là 941.300 đồng/tháng, bằng 88,6% so với

nam cơng nhân.
Hồng Đốp trong một bài viết trên Tạp chí Xã hội học số 1 (29)1990


4

“Những vấn đề cấp bách hiện nay trong chính sách xã hội đối với công
nhân Thủ đô” đã cho biết, trên thực tế mức lương công ty trả cho công nhân
là quá thấp và sở dĩ người lao động tồn tại được là do họ làm thêm nghề phụ.
Nếu chỉ tính riêng lương so với chi tiêu thì người lao động chỉ sống được 15
ngày trong một tháng. Nếu tính tổng thu nhập từ nhà nước so với chi tiêu thì
người lao động sẽ sống được 18 ngày. Với thực tế lương như vậy thì người
lao động mỗi tháng sẽ thiếu từ 10% đến 15% tổng thu nhập (kể cả làm thêm)
so với mức chi tiêu. Theo kết quả nghiên cứu, thì mỗi tháng phải bù thêm vào
sự thiếu hụt trên là từ 7% đến 10% bằng việc “rút tiền tiết kiệm do bán tài
sản”, “vay nợ tạm” hoặc “bán đồ dùng”… để sống. Nếu khơng sớm có một
chế độ lương hợp lý thì hàng tháng sẽ có khoảng 10% số người thiếu ăn.
Cơng trình nghiên cứu của TS.Phạm Đình Nghiệm về “Đời sống văn hóa
tinh thần của cơng nhân ở các khu chế xuất – khu công nghiệp TP.HCM”
(2006) cũng có đề cập đến vấn đề về tiền lương. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
tổng thu nhập bình quân (tính cả lương, tăng ca, …) của cơng nhân là
1.094.395 đồng/tháng. Thu nhập của nữ công nhân thấp hơn nam công nhân.
Nữ: 1.016 855; Nam: 1.250 643 đồng/tháng. Với mức thu nhập như trên, cơng
nhân có cuộc sống rất chật vật, hồn tồn khơng có tích lũy, tiết kiệm. Đó là
chưa kể công nhân phải gửi tiền về nhà giúp đỡ gia đình.
Ngồi ra, trong nghiên cứu về “Thu nhập của người lao động tại khu
cơng nghiệp Tân Bình” (2006) của Lê Công Đồng cũng chỉ rõ những bất
hợp lý trong vấn đề tiền lương cho công nhân. Nghịch lý thứ nhất là mức
nâng lương đối với người có lương cao với người có lương thấp gần bằng
nhau. Chính vì lẽ đó mà có 59/113 người ở các mức lương khác nhau đều cho

rằng mình khơng đủ sống (trong đó 10/13 người làm cơng ty trên 5 năm; có
18/17 người có tay nghề bậc 6 bậc 7 chỉ được hưởng lương từ 500.000 –
1.200.000 đồng). Có nghĩa là sự tăng lương trong các đơn vị tập thể vẫn còn


5

mang tính bình qn, khơng tính đến trình độ tay nghề cũng như thâm niên
lao động. Mức tăng lương như hiện nay vẫn không làm tăng đáng kể mức thu
nhập. Nhu cầu về vật chất của người lao động vẫn chưa được giải quyết một
cách cơ bản.
™ Về môi trường lao động và sức khỏe của công nhân
Trong nghiên cứu về “Nữ công nhân lao động ở Hà Nội: Sức khỏe –
Môi trường” (2003) của PGS. Lê Thị Nhâm Tuyết, Ths. Hoàng Bá Thịnh.
Cuộc nghiên cứu được tiến hành với các đối tượng là nữ công nhân trong
ngành vệ sinh môi trường, nữ công nhân ngành may. Với cách tiếp cận giới
kết quả nghiên cứu cho biết những công nhân nữ trực tiếp làm việc trong mơi
trường có hơi bụi hỗn hợp, bụi vơ cơ và bụi hữu cơ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn
rất nhiều lần so với những nhóm khác. Kết quả nghiên cứu cịn chỉ rõ, mơi
trường làm việc ơ nhiễm có tác động xấu đến sức khỏe sinh sản của nữ công
nhân đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Trong thời kỳ mang thai
người phụ nữ cần có bầu khơng khí trong lành, yên tĩnh, nguồn nước sạch cho
sinh hoạt và cần có nguồn thực phẩm đảm bảo vệ sinh. Như vậy, môi trường
làm việc không tốt không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ hiện nay
mà còn gây ảnh hưởng xấu đến nòi giống của dân tộc mai sau. Qua các phiếu
điều tra tìm hiểu về chức năng sinh lý, sinh sản của công nhân rải nhựa đường
cho thấy tỷ lệ kinh nguyệt không đều cao hơn so với nữ làm nông nghiệp và
các ngành khác. Tỷ lệ động thai ở nữ công nhân rải nhựa đường là 18,5%, sảy
thai là 16,9%.
Trong nghiên cứu “Cần những giải pháp đồng bộ nâng cao trình độ

chun mơn, chất lượng cuộc sống cho người lao động ở KCN, KCX”
(2006) của Trần Thị Kim Dung cũng đã cho biết, nhiều người lao động mắc
những bệnh nghề nghiệp: bụi phổi silic, nhiễm độc chì, điếc do tiếng ồn…
ảnh hưởng lâu dài đến đời sống sau này. Một số người do phải thường xuyên


6

tiếp xúc với hóa chất độc hại, dẫn đến bị bệnh nghề nghiệp, sức khỏe suy
giảm nghiêm trọng, nhưng không được hưởng chính sách trợ cấp hay bồi
dưỡng. Rất nhiều người khác đang bào mịn sức khỏe vì điều kiện, mơi trường
lao động khơng an tồn.
Trong nghiên cứu “Cơng nhân công nghiệp trong các công ty liên doanh
ở nước ta thời kỳ đổi mới” (2003) của Bùi Thị Thanh Hà. Tác giả đã sử dụng
cách tiếp cận giới khi nghiên cứu về vấn đề sức khỏe của công nhân. Nghiên
cứu cho biết, đối với bệnh đau đầu thì nữ chiếm tỷ lệ (53%) cao hơn nam
(30%). Nữ công nhân đau lưng nhiều hơn nam, công nhân may đau lưng
nhiều hơn công nhân dệt. Kết quả nghiên cứu cho biết các loại bệnh thường
gặp chủ yếu của công nhân là đau lưng, đau đầu, căng mỏi cơ bắp, mắt và
bệnh hô hấp
™ Về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề
Mai Văn Hải trong một bài viết đăng trên tạp chí xã hội học số 1 (29),
1990 “Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng công nhân qua một cuộc khảo sát”. Trong
nghiên cứu này tác giả sử dụng lý thuyết hành động xã hội để giải thích vấn
đề đào tạo nghề của công ty đối với công nhân. Kết quả nghiên cứu cho biết
Giám đốc, đôi khi cả với cán bộ công đồn coi việc đào tạo, bồi dưỡng cơng
nhân chỉ là việc làm phi sản xuất, là gánh nặng kinh tế, chỉ có ý nghĩa phúc
lợi xã hội. Chính vì suy nghĩ thực dụng là tốn thêm chi phí sản xuất nên các
chủ công ty không quan tâm đến việc đào tạo cũng như bồi dưỡng nghề cho
công nhân. Kết quả nghiên cứu cũng cho chúng ta biết một kết quả khá bất

ngờ là không chỉ Giám đốc không quan tâm đến vấn đề đào tạo nghề mà ngay
cả chính bản thân những người cơng nhân cũng khơng có hứng thú trong việc
học nghề do đó cũng khơng nâng cao được tay nghề.
™ Về đời sống văn hóa tinh thần
Lê Thị Hồng Diệp trong nghiên cứu “Thực trạng đời sống văn hóa tinh


7

thần của công nhân ở các KCX – KCN hiện nay” (2006) cho biết, nhu cầu
hưởng thụ văn hóa của công nhân ở đây đơn giản và thiếu thốn. Phần đông
công nhân sau giờ lao động chỉ biết đến ngủ và làm việc nhà chỉ một số ít đến
các tụ điểm vui chơi, công viên (những công nhân thường là những người
đang yêu) vào những ngày nghỉ cuối tuần. Ngoài việc đi thăm bạn bè, người
thân thì việc giải trí chính của cơng nhân là xem ti vi, xem truyện và đi mua
sắm những thứ vật dụng cần thiết. Nhiều nữ công nhân cho rằng rất muốn
tham gia các hoạt động vui chơi giải trí như xem kịch, ca nhạc, hát Karaoke,
được đi chơi ở Đầm Sen, Suối Tiên… nhưng với đồng lương ít ỏi của họ thì
những mong muốn kia xem ra quá xa vời và phung phí.
Đối với nam cơng nhân, do cơng ty khơng có sân chơi lành mạnh để phục
hồi sức khỏe sau những giờ làm việc mỏi mệt nên họ chọn việc “ngồi đồng
nhậu nhẹt” để giảm stress.
Nguyễn Tất Thành trong nghiên cứu “Đời sống văn hóa tinh thần của
cơng nhân ở khu chế xuất – khu công nghiệp – phác thảo về thực trạng và
một số giải pháp” (2006) đã đưa ra những đặc điểm chung về đời sống tinh
thần của công nhân ở khu chế xuất – khu công nghiệp hiện nay như: đời sống
văn hóa tinh thần quá đơn giản, đến mức là ở tầng thấp của xã hội, những
hình thức giải trí chủ yếu: nghe đài, đọc báo, xem phim chiếu ở quán cà phê,
tổ chức nhậu nhẹt, đàn đúm, không có mục đích cụ thể, nam đến phịng nữ trị
chuyện hoặc nữ đến phòng nam, ở nhà nằm ngủ và khơng làm gì cả

Nguyễn Minh Hịa trong nghiên cứu “Vai trò của tổ chức trong việc
chăm lo đời sống văn hóa tinh thần của cơng nhân trong các khu cơng
nghiệp tập trung tại TP.HCM” (2006). Với phương pháp quan sát, khảo sát
cũng như qua báo chí tác giả cho rằng thực tế đời sống văn hóa – tinh thần
của cơng nhân công nghiệp ở TP.HCM rất thấp, đơn điệu và tẻ nhạt. Kết quả
nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có một nguyên


8

nhân chủ yếu cần được thảo luận sâu đó là hiện tượng người công nhân không
thuộc về một tổ chức nào, nhất là tổ chức chính thức, điều này rất chính xác
đối với cơng nhân làm việc trong các cơng ty nước ngồi. Tác giả đã đưa ra
bảng mơ tả thiết lập quan hệ công nhân với các tổ chức chính thức và phi
chính thức trong việc chăm lo đời sống văn hóa – tinh thần cho cơng nhân.
Nghiên cứu cũng cho biết, cơng nhân khơng có mối quan hệ với các tổ chức
chính thức như chính quyền thành phố, chủ cơng ty, chính quyền địa phương,
đồn thanh niên, hội phụ nữ địa phương. Các mối quan hệ với nhóm bạn
nghề, cơng đồn cơ sở có được thiết lập nhưng cịn yếu. Cơng nhân chỉ có
những mối quan hệ mạnh với hội đồng hương, dịch vụ tư nhân ( tín dụng tư
nhân chủ nhà trọ).
Trần Ngọc ANGIE trong bài viết tham dự Hội thảo quốc tế về Việt Nam
học lần thứ 2, “Điều kiện lao động nâng cao thông qua những quy tắc trách
nhiệm xã hội cơng nghiệp: Những nhìn nhận giúp cho Việt Nam từ hai
nước Đông Nam Á”. Bài viết này chú trọng đến những thách thức của hệ
thống sản xuất gia cơng tồn cầu, trình bày và đánh giá những xu hướng thế
giới trong việc hình thành các quy tắc trách nhiệm xã hội công nghiệp (đến từ
việc tiêu dùng có trách nhiệm). Qua đó, bài viết tóm tắt kinh nghiệm đối phó
của hai nước láng giềng, Thái Lan và Philippines, và rút tỉa kinh nghiêm cho
Việt Nam. Trong bài viết có đưa ra những khái niệm như khái niệm Trách

nhiệm xã hội của công ty (CSR- Corporate Social Reponsibility), Quy tắc về
trách nhiệm xã hội công nghiệp (COC – Codes of Conduct) và Tiêu chuẩn lao
động tăng cao (RLS – Ratcheting Labor Standards). Tác giả cũng có nêu rõ
10 tiêu chuẩn lao động của COC bao gồm: 1. Tuân theo các điều luật lao động
của nước sở tại, 2. Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp, 3. Quyền tự do tham gia
đoàn thể, 4. Quấy rối và lạm dụng, 5. Thương lượng tập thể, 6. Không phân
biệt đối xử trong công việc, 7. Mức lương tối thiểu và trợ cấp, 8. Lao động bắt


9

buộc, 9. Số giờ làm việc và 10. Lao động trẻ em. Những tiêu chuẩn này được
xây dựng dựa trên 5 quy ước then chốt của Tổ chức Lao động Quốc tế. Tìm
hiểu về vấn đề lao động của hai nước Thái Lan và Philippines tác giả đã rút ra
những vi phạm nghiêm trọng của công ty như bắt buộc công nhân làm tăng
giờ, vi phạm quy định quốc gia về hệ thống nhà vệ sinh, vi phạm các tiêu
chuẩn sức khỏe và an tồn vệ sinh lao động, khơng trả lương khi nghỉ đẻ,
quấy rối tình dục ở nữ giới…
Nhìn chung, các tác giả đã tìm hiểu rất nhiều vấn đề về đời sống vật chất
cũng như văn hóa tinh thần của công nhân, cho chúng ta thấy được bức tranh
tồn cảnh về đời sống của họ. Những cơng trình nghiên cứu cũng chỉ rõ thực
trạng về mức sống, về những đe dọa của môi trường lao động đến sức khỏe
của người công nhân trong các công ty. Tuy nhiên, phần lớn những cơng trình
này chỉ tập trung tìm hiểu về đời sống của công nhân ở các khu cơng nghiệp,
khu chế xuất chưa đi vào một loại hình cơng ty cụ thể nhất là loại hình cơng
ty vừa và nhỏ nơi mà hiện đang có nhiều bất cập về chính sách xã hội đối với
cơng nhân hiện nay. Cũng có ít đề tài nghiên cứu về khía cạnh giới. Với
những hạn chế về thời gian và kinh phí đề tài của tác giả sẽ đi sâu tìm hiểu về
chính sách xã hội của cơng ty vừa và nhỏ đối với các nữ cơng nhân hiện nay.
Qua đó, tìm hiểu tính thực tế và pháp lý của các chính sách mà công ty đã áp

dụng đối với các nữ công nhân.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, nước ta đã không
ngừng sửa đổi, bổ sung, ban hành những quy định mới về luật lao động nhằm
đem lại sự công bằng, đảm bảo cuộc sống cho người lao động. Tuy nhiên, vấn
đề đặt ra là các cơng ty có thực hiện đầy đủ các quy định này đối với người
lao động hay không vẫn đang là vấn đề cần phải nghiên cứu. Xuất phát từ vấn
đề trên, đề tài với mục tiêu tìm hiểu thực tế việc áp dụng các chính sách xã


10

hội của công ty đối với các nữ công nhân tại các cơng ty may mặc vừa và nhỏ,
từ đó, chúng ta có những khuyến nghị phù hợp nhằm đảm bảo quyền lợi chính
đáng cho các nữ lao động.
™ Mục đích nghiên cứu
− Nghiên cứu những chính sách cơ bản của nhà nước đối với công nhân và
công nhân nữ
− Tìm hiểu thực tế áp dụng các chính sách xã hội của công ty may mặc vừa
và nhỏ đối với nữ công nhân trong các lĩnh vực: tiền lương, điều kiện lao
động, sức khỏe, bảo hiểm xã hội, đào tạo nâng cao tay nghề, sự tham gia
vào quản lý, phúc lợi xã hội.
− Tìm hiểu tác động các chính sách xã hội của công ty đến đời sống kinh tế
- xã hội của các nữ công nhân.
− Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường sự hiểu biết của công nhân về
luật lao động, sự quản lý của nhà nước…
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
™ Đối tượng nghiên cứu
Chính sách xã hội đối với nữ công nhân trong các công ty may mặc vừa và
nhỏ tại TP.HCM.

™ Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại công ty Lega và công ty TNHH S&H .
™ Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là các nữ công nhân may trong độ tuổi từ
18-45 (bao gồm các nữ công nhân chưa lập gia đình và các cơng nhân đã lập
gia đình) làm việc trên 6 tháng tại công ty Lega và công ty TNHH S&H.
5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
5.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài vận dụng một số lý thuyết khác nhau để làm cơ sở lý luận và qua


11

những lý thuyết này chúng ta có thể làm phong phú hơn nữa hệ thống lý
thuyết trong nghiên cứu về chính sách xã hội. Ngồi ra, kết quả nghiên cứu
cũng giúp tác giả nâng cao kỹ năng nghiên cứu khoa học.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đây là cơ hội để chúng ta đi sâu tìm hiểu vấn đề về tính pháp lý và thực
tế áp dụng các chính sách xã hội của công ty vừa và nhỏ đối với nữ công nhân
ngành may mặc, một vấn đề mà nhà nước chưa quản lý chặt chẽ. Bên cạnh
đó, đề tài cũng đi sâu tìm hiểu các yếu tố tác động đến việc thực hiện các
chính sách xã hội của cơng ty, từ đó, chúng ta có những khuyến nghị giúp cho
những nhà làm chính sách, nhà quản lý có cơ sở để hồn thiện các chính sách
về lao động, việc làm cho cơng nhân, đồng thời cũng có những giải pháp thiết
thực đảm bảo tính pháp lý trong việc thực hiện các chính sách xã hội của cơng
ty đối với cơng nhân.
- Trên cơ sở tìm hiểu về hồn cảnh sống cũng như những nguyện vọng, tình
cảm của các nữ cơng nhân, tác giả sẽ đề xuất một số các giải pháp đối với
công ty để giúp công ty cải thiện những chính sách cho phù hợp với nguyện
vọng của cơng nhân tránh tình trạng bỏ việc đang diễn ra hàng loạt như hiện

nay.
- Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên cũng như
những người quan tâm đến vấn đề này.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp luận chung
Phương pháp duy vật biện chứng sẽ được tác giả sử dụng làm cơ sở lý luận
cho đề tài. Trong luận văn còn sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh,
tổng hợp, phương pháp diễn dịch – quy nạp để tìm hiểu vấn đề cần nghiên
cứu. Đề tài còn sử dụng các quan điểm lý thuyết lựa chọn hợp lý, hành động
xã hội, xung đột, quan điểm giới và trách nhiệm xã hội của công ty.


12

6.2 Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu cụ thể
6.2.1 Thu thập thơng tin
™ Thu thập phân tích nguồn tư liệu sẵn có
Trong giai đoạn bắt đầu nghiên cứu, chúng tơi sẽ thu thập các tài liệu
gồm các cơng trình nghiên cứu trước, các báo cáo tổng hợp về vấn đề môi
trường, sức khỏe của nữ công nhân, về đời sống vật chất, văn hóa tinh thần…
Các tài liệu này được tổng hợp và đúc kết thành từng nhóm ý để phục vụ cho
đề tài.
™ Thu thập thông tin định tính
Để hiểu được hồn cảnh sống, những nhu cầu, tình cảm cũng như đánh
giá của cơng nhân về các chính sách của công ty, tác giả tiến hành phương
pháp thu thập thơng tin định tính thơng qua cơng cụ phỏng vấn sâu. Cụ thể:
phỏng vấn 16 nữ công nhân theo mẫu đã chọn. Ngồi ra, để có cái nhìn tồn
diện và khách quan hơn từ nhiều phía tác giả cũng tiến hành phỏng vấn sâu
đối với gíam đốc và phụ trách cơng đồn của hai cơng ty.
™ Phương pháp quan sát tham dự

Phương pháp này tạo điều kiện cho tác giả trực tiếp tham gia làm việc
với các nữ công nhân. Thông qua việc cùng làm, cùng ăn, cùng ở tác giả hiểu
sâu sắc hơn điều kiện làm việc, các chế độ phúc lợi, hoàn cảnh sống cũng như
những tâm tư, tình cảm của các nữ cơng nhân ở hai công ty.
Tác giả trực tiếp làm việc với các nữ công nhân trong khoảng một tháng và
tiến hành ghi nhật ký khi đặt chân xuống thực địa. Nhật ký ghi lại tồn bộ
những gì mà tác giả đã trải nghiệm và sử dụng như cơ sở thực tế để phân tích
luận văn.
6.2.2 Phương pháp chọn mẫu
Đề tài có thể kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lượng nhưng do muốn tìm hiểu sâu về những chính sách xã hội cũng


13

như những tâm tư, nguyện vọng của công nhân về chính sách của cơng ty đối
với đời sống của họ nên tác giả chọn phương pháp nghiên cứu định tính. Tác
giả tiến hành phỏng vấn sâu 20 trường hợp, trong đó có 16 cơng nhân, 2 Giám
đốc, 2 cán bộ phụ trách cơng đồn.
Đề tài sử dụng cách chọn mẫu chỉ tiêu, tiêu chí chọn mẫu cụ thể là:
Đối với cơng ty, chúng tơi chọn mẫu theo tiêu chí loại hình cơng ty: Một
cơng ty tư nhân và một cơng ty nhà nước, trong đó, cơng ty nhà nước: 10
trường hợp (8 công nhân, 1 Giám đốc, 1 phụ trách cơng đồn), cơng ty tư
nhân: 10 trường hợp (8 cơng nhân, 1 Giám đốc, 1 phụ trách cơng đồn)
Đối với cơng nhân, chúng tơi chọn mẫu theo các tiêu chí như tình trạng
hơn nhân, tay nghề, nơi thường trú. Cụ thể như sau:
Tình trạng hơn nhân: Tơi chia nữ cơng nhân thành hai nhóm, nhóm
những người chưa có gia đình (8) (công ty nhà nước 4 và công ty tư nhân 4)
và nhóm những người đã lập gia đình (8) (công ty nhà nước 4 và công ty tư
nhân 4)

Tay nghề: 4 Nghề phụ (2 công ty nhà nước và 2 công ty tư nhân ), 4 Kỹ
thuật (2 công ty nhà nước 2 và công ty tư nhân 1), 8 thợ may (4 công ty nhà
nước và 4 công ty tư nhân)
Nơi thường trú: Tơi chia thành hai nhóm, nhóm những người nhập cư
(8) (Cơng ty nhà nước 4 và cơng ty tư nhân 4) và nhóm những người thường
trú ở TP.HCM (8) (công ty nhà nước 4 và công ty tư nhân 4)
Thời gian làm việc: Tôi chia làm hai nhóm, nhóm những người làm việc
từ 1-5 năm (8) và nhóm làm việc trên 5 năm (8).
Độ tuổi: Nhóm trong độ tuổi từ 18 - 30 (8), nhóm trong độ tuổi 30 –
45(8)
6.2.3 Phương pháp xử lý thông tin
Đối với những số liệu thống kê tác giả xem xét, so sánh đối chiếu và trong


14

một số trường hợp xử lý và phân tích nội dung với các báo cáo tình hình.
Đối với các thơng tin thu thập được từ các cuộc phỏng vấn sâu, tác giả sẽ
phân tích định tính liệt kê, phân loại và nhóm những thơng tin thu được dùng
để trích dẫn trong một số trường hợp cần thiết cho sự minh chứng trong báo
cáo. Đồng thời sử dụng phương pháp phân tích giới trong q trình nghiên
cứu và đưa ra những nhận định về chính sách xã hội đối với các nữ công nhân


15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1 Các khái niệm liên quan đến công ty
1.1.1.1 Công ty

Hiện nay trên phương diện lý thuyết có khá nhiều định nghĩa thế nào là
một cơng ty, mỗi định nghĩa đều mang trong nó một nội dung nhất định với
một giá trị nhất định.
Xét theo quan điểm luật pháp: Cơng ty là tổ chức kinh tế có tư cách pháp
nhân, có con dấu, có tài sản, có quyền và nghĩa vụ dân sự hoạt động kinh tế
theo chế độ hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh
tế theo chế độ hạch tốn độc lập, tự chịu trách nhiệm về tồn bộ hoạt động
kinh tế trong phạm vi vốn đầu tư do công ty quản lý và chịu sự quản lý của
nhà nước bằng các loại luật và chính sách thuế.
Xét theo quan điểm chức năng: Công ty được định nghĩa như sau: “Công
ty là một đơn vị tổ chức sản xuất mà tại đó người ta kết hợp các yếu tố sản
xuất khác nhau do các nhân viên của công ty thực hiện nhằm bán ra trên thị
trường những sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ để nhận được khoản tiền chênh
lệch giữa giá bán sản phẩm với giá thành của sản phẩm ấy. (M.Fracois
Peroux)
Xét theo quan điểm phát triển thì “Công ty là một cộng đồng người sản
xuất ra những của cải. Nó sinh ra, phát triển, có những thất bại, có những
thành cơng, có lúc vượt qua những thời kỳ nguy kịch và ngược lại có lúc phải
ngừng sản xuất, đơi khi tiêu vong do gặp phải những khó khăn không vượt
qua được.” {10}
Xét theo quan điểm hệ thống thì cơng ty được các tác giả nói trên xem
rằng “Công ty bao gồm một tập hợp các bộ phận được tổ chức, có tác động


16

qua lại và theo đuổi cùng một mục tiêu. Các bộ phận tập hợp trong công ty
bao gồm 4 phân hệ sau: Sản xuất, thương mại, tổ chức, nhân sự.” {53}
Từ cách nhìn nhận trên có thể phát biểu về định nghĩa công ty như sau:
Công ty là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, quy tụ các phương tiện về tài

chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung
ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người
tiêu dung, thơng qua đó tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp
một cách hợp lý các mục tiêu xã hội.
Căn cứ vào quy mô các công ty được phân ra làm ba loại:
ƒ Công ty quy mô lớn
ƒ Công ty quy mô vừa
ƒ Công ty quy mô nhỏ
1.1.1.2 Công ty tư nhân
Theo hình thức này thì vốn đầu tư vào cơng ty do một người bỏ ra. Tồn
bộ tài sản của công ty thuộc quyền sở hữu của tư nhân. Người quản lý công ty
do chủ sở hữu đảm nhận hoặc có thể th mướn, tuy nhiên người chủ cơng ty
là người phải hoàn toàn chịu trách nhiệm toàn bộ các khoản nợ cũng như các
vi phạm trên các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước pháp
luật. {53}
1.1.1.3 Công ty nhà nước
Công ty nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn. Nhà nước,
người đại diện toàn dân – tổ chức thực hiện chức năng quản lý trên mọi mặt
hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ khi thành lập cho đến khi giải thể. Cơng
ty nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự trong
phạm vi số vốn do công ty quản lý. {53}
1.1.1.4 Công ty vừa và nhỏ
Theo nghị định số 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23 tháng 11 năm


17

2001 về trợ giúp phát triển công ty vừa và nhỏ, tại Điều 3 của Nghị định này
định nghĩa như sau:
Công ty vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký

kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký khơng q 10 tỷ đồng
hoặc số lao động trung bình hàng năm khơng quá 300 người.
Theo kết quả tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2002
do tổng cục thống kê thực hiện. Theo đó, các Cơng ty vừa và nhỏ được chia
thành 3 nhóm như sau:
ƒ

Cơng ty siêu nhỏ: Gồm không quá 9 nhân công

ƒ

Công ty nhỏ: Gồm không quá 49 nhân công

ƒ

Công ty vừa: Gồm không quá 299 nhân cơng

1.1.1.5 Cơng nhân
Theo từ điển tiếng việt thì công nhân là người lao động trong nền kinh tế,
làm công ăn lương.
Trong văn kiện hội nghị lần thứ sáu ban chấp hành trung ương khóa X đã
đưa ra khái niệm công nhân như sau: “Giai cấp công nhân Việt Nam là một
lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân
tay và trí óc, làm cơng hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh
và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất
cơng nghiệp.”
Trong luận văn này, khái niệm công nhân được tác giả hiểu là những
người lao động chân tay, làm công hưởng lương, họ trực tiếp tham gia vào lao
động sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp của nhà nước và tư nhân.
1.1.2 Các khái niệm liên quan đến chính sách xã hội

1.1.2.1 Chính sách
Hiện nay, trong các tài liệu khoa học, khái niệm chính sách được hiểu
theo nhiều nghĩa khác nhau.


18

Theo James Anderson: “Chính sách là một q trình hành động có mục
đích được theo đuổi bởi một hay nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn
đề mà họ quan tâm”. {14}
Chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay các nhà
quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của
mình. {17}
Từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm chính sách như sau:
“Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ.
Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lãnh vực
cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương pháp của chính sách tùy thuộc
tính chất của đường lối, nhiệm vụ kinh tế, chính trị, kinh tế, văn hóa…{28}
1.1.2.2 Chính sách xã hội
Theo Bùi Thế Cường thì chính sách xã hội là tập hợp các hoạt động
chính sách nhằm tác động đến ba cấp độ: phân bố các vị thế và vai trò xã hội
cho các nhóm xã hội; hình thành và phân bố các điều kiện sống (tập hợp các
yếu tố thỏa mãn nhu cầu phúc lợi của con người), cải thiện hồn cảnh sống
cho các nhóm yếu thế. Chính sách xã hội là một hướng giải pháp lịch sử, nảy
sinh trong q trình hình thành xã hội cơng nghiệp tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu
đầu thế kỷ 19. {4}
Theo Phạm Tất Dong: Chính sách xã hội là cơng cụ quan trọng của Đảng
và Nhà nước để thực hiện và điều chỉnh những vấn đề xã hội đang được đặt ra
đối với con người (con người ở đây được xét theo góc độ con người xã hội
chứ khơng phải là con người kinh tế hay con người kỹ thuật…) để thỏa mãn

hoặc phần nào đáp ứng các nhu cầu cuộc sống chính đáng của con người, phù
hợp với các đối tượng khác nhau, trong những trình độ kinh tế, văn hóa, xã
hội của các thời kỳ nhất định, nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã
hội…{21}


19

Theo từ điển Xã hội học của G.Endruweit và G.Trommsdorff, thì chính
sách xã hội là tác động định hướng theo mục tiêu đến những hiện trạng cơ cấu
xã hội có vấn đề, trong đó trước hết là các cấp xét duyệt nhà nước và các tổ
chức tập đoàn là người thực hiện. Các mục tiêu quan trọng của chính sách xã
hội là: đền bù trong những trường hợp xảy ra tai nạn, trợ giúp và tư vấn trong
việc giải quyết hoàn cảnh cuộc sống vượt quá khả năng của cá nhân (dịch vụ
xã hội), chăm sóc trường hợp khơng có khả năng tự mình đảm bảo nhu cầu tối
thiểu để tồn tại; sự phân bố lại cả về thu nhập vật chất cũng như vị trí quyền
lực xã hội; điều hành các triển vọng tương lai qua các tổ chức đồn kết…{11}
Trong luận văn này, khái niệm chính sách xã hội được hiểu là sự tác
động của nhà nước vào việc phân phối và ổn định các hoàn cảnh sống cho con
người thuộc các nhóm xã hội khác nhau trong lĩnh vực thu nhập, việc làm,
sức khỏe, nhà ở và giáo dục trên cơ sở mở rộng, bình đẳng và công bằng xã
hội trong một bối cảnh lịch sử và cấu trúc xã hội nhất định.
1.1.2.3 Chính sách xã hội ở cơng ty
Theo Bùi Thế Cường thì khái niệm chính sách xã hội ở công ty được xác
định bao gồm các chính sách xã hội có liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội
của công nhân ở trong và ngồi cơng ty. Chẳng hạn như chính sách tiền
lương, nhà ở, điều kiện làm việc, học tập nâng cao trình độ chun mơn,
chính sách bảo hiểm xã hội. {5}
Trong đề tài này, chính sách xã hội ở cơng ty được hiểu là các chính sách
xã hội của nhà nước bắt buộc các công ty phải thực hiện đầy đủ đối với cơng

nhân như chính sách về tiền lương, thưởng; chính sách về bảo hiểm xã hội,
sức khỏe, các điều kiện làm việc, nhà ở, đào tạo – đào tạo lại cũng như tìm
hiểu thêm các chế độ phúc lợi xã hội tập thể của công ty đối với các nữ công
nhân.


20

1.1.2.4 Quản lý công ty
Theo Vũ Hào Quang, khái niệm quản lý nói chung là ta muốn đề cập tới
một chức năng nhằm nhằm bảo vệ và duy trì các cơ cấu xác định của một tổ
chức, đồng thời duy trì chế độ hoạt động thực hiện một chương trình và một
mục đích của hoạt động đã được ý thức hóa của một tập đồn người, của một
tổ chức xã hội hay của cá nhân nào đó.
Theo ơng, quản lý chính là sự tác động liên tục có tổ chức, có ý thức
hướng mục đích của chủ thể vào đối tượng nhằm đạt được hiệu quả tối ưu so
với yê cầu đặt ra. {29}
Trong đề tài này, tôi chỉ muốn tìm hiểu sự tham gia của người lao động
trong việc quản lý cơng ty. Cụ thể là tìm hiểu xem, trong cơng ty người lao
động có quyền tham gia và mức độ cũng như hình thức tham gia như thế nào
trong việc xây dựng cũng như thực hiện các chính sách có liên quan trực tiếp
đến quyền lợi của chính họ như chính sách về lương, thưởng, thời giờ làm
việc, nghỉ ngơi, điều kiện lao động…Đồng thời tìm hiểu xem cơng ty có tạo
điều kiện thuận lợi, có tơn trọng và thực hiện những yêu cầu của người lao
động khi họ khơng hài lịng về một chính sách nào đó liên quan đến lợi ích
của người lao động.
1.1.3 Những khái niệm cụ thể trong chính sách xã hội của cơng ty đối với
công nhân
1.1.3.1 Tiền lương
Theo Điều 55 của Bộ luật lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam có khái niệm tiền lương như sau:
Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao
động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc.
Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do
nhà nước quy định. {3}


21

1.1.3.2 Điều kiện làm việc
Theo Bùi Thị Thanh Hà thì điều kiện lao động của công nhân được hiểu
bao gồm cả điều kiện vật chất và điều kiện xã hội. Điều kiện vật chất là các
yếu tố môi trường lao động tự nhiên của công nhân như trang thiết bị, máy
móc và cơng nghệ, nhà xưởng, đất đai, an tồn vệ sinh mơi trường: tiếng ồn,
độ ẩm, khí độc, nhiệt độ… Điều kiện xã hội, gồm các yếu tố liên quan tới tình
trạng xã hội theo quy định của Bộ luật Lao động như: hợp đồng lao động, bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ bồi dưỡng làm thêm giờ, thêm ca… {9}
Theo Nguyễn Văn Quán thì điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tự
nhiên, xã hội, kinh tế, tổ chức, kỹ thuật được biểu hiện thông qua các công cụ
và phương tiện lao động, đối tượng lao động, q trình cơng nghệ, mơi trường
lao động và sự sắp xếp bố trí chúng trong khơng gian và thời gian, sự tác động
qua lại của chúng trong mối quan hệ với người lao động tại chỗ làm việc tạo
nên một điều kiện lao động nhất định cho con người trong quá trình lao động.
{19}
1.1.3.3 Khái niệm Bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của
nghề nghiệp, tác động tới người lao động. {19}
1.1.3.4 Đào tạo
Đào tạo là cung cấp kỹ năng, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, là huấn
luyện, rèn luyện để có nghề nghiệp, có hiểu biết.

Chính sách đào tạo, đào tạo lại cho công nhân ở đây được hiểu là việc
công ty tổ chức các lớp học nghề tại cơng ty hoặc có chính sách hỗ trợ công
nhân học nghề nhằm nâng cao tay nghề cho cơng nhân, nhanh chóng tiếp thu
làm chủ được cơng nghệ hiện đại.


×